Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

tiểu luận tài chính công nghiên cứu ngưỡng chịu đựng của nợ công việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (285.75 KB, 40 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................1
1. Lý do lựa chọn đề tài..................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 1
3. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................... 2
4. Phạm vi nghiên cứu....................................................................................... 2
5. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................. 2
6. Nội dung nghiên cứu......................................................................................2
NỘI DUNG........................................................................................................... 3
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................................3
1. Tổng quan tình hình nghiên cứu.................................................................. 3
1.1. Tình hình nghiên cứu nước ngoài...............................................................3
1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam............................................................... 5
1.3. Nhận xét chung về các quan điểm...............................................................6
2. Cơ sở lý thuyết................................................................................................7
2.1. Nợ công.......................................................................................................7
a. Khái niệm.....................................................................................................7
b. Phân loại nợ công......................................................................................10
c. Bản chất nợ công.......................................................................................11
d. Mục đích vay nợ công................................................................................12
e. Tác động của nợ công................................................................................13
f. Quản lý nợ công và tầm quan trọng của việc quản lý nợ công..................17
2.2. Ngưỡng chịu đựng nợ công.......................................................................19
a. Tại sao cần có ngưỡng chịu đựng nợ công............................................... 19
b. Tác động khi vượt quá ngưỡng chịu đựng nợ công...................................20
c. Phương pháp xây dựng ngưỡng nợ công...................................................21


Bảng 1: Kinh nghiệm thực tiễn của WB và IMF về ngưỡng an toàn nợ
23


Bảng 2: Khuyến nghị ngưỡng an toàn nợ theo chất lượng khuôn khổ . 23

thể chế và chính sách.................................................................................23
3. Phương pháp nghiên cứu............................................................................ 24
3.1. Khung phân tích........................................................................................24
Hình 1. Mối quan hệ giữa tỷ lệ nợ công và mức độ tăng trưởng nền kinh
tế.................................................................................................................. 25

3.2. Phương pháp phân tích.............................................................................25
CHƯƠNG II: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU NGƯỠNG CHỊU ĐỰNG CỦA NỢ
CÔNG VIỆT NAM............................................................................................ 26

1. Mô hình nghiên cứu.....................................................................................26
2. Thu thập số liệu............................................................................................27
Bảng 3: Bảng số liệu thu thập từ năm 1990 – 2017................................ 27
3. Thống kê số liệu bằng STATA14.................................................................29
Bảng 4: Tổng hợp kết quả các biến..........................................................29
4. Kết quả nghiên cứu......................................................................................29
Bảng 5: Kết quả chạy mô hình hồi quy với số liệu bằng STATA14......29
5. Thảo luận về kết quả nghiên cứu................................................................30
6. Hạn chế còn tồn tại trong mô hình nghiên cứu của nhóm....................... 30
CHƯƠNG III: HÀM Ý CHÍNH SÁCH NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ
VÀ KIỂM SOÁT NỢ CÔNG............................................................................31
KẾT LUẬN.........................................................................................................37
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................38


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Nợ công là tình trạng phổ biến ở hầu hết các quốc gia trên thế giới do chi tiêu

chính phủ vượt quá nguồn thu từ thuế trong nền kinh tế. Nợ công nếu nằm trong
“ngưỡng” an toàn theo quy định của mỗi quốc gia thì đó là một hiện tượng bình
thường. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế những năm gần đây, nợ công của Việt
Nam đã đạt đến mức báo động, liên tục “phình to” với áp lực trả nợ lớn và có xu
hướng tiếp tục tăng. Nợ công đang ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân về
mọi mặt: kinh tế, y tế, giáo dục, phúc lợi xã hội…. Có thể nói đây là vấn đề lớn,

được chú ý nhiều nhất trong thời gian gần đây. Nếu như không được kiểm soát
hiệu quả, nợ công vượt ngưỡng chịu đựng có thể đe dọa nghiêm trọng đến nền
kinh tế xã hội, làm mất ổn định thị trường tài chính. Không những thế, khủng
hoảng nợ công có tính lây lan cao, nó có thể làm mất ổn định thị trường tài chính
toàn cầu.
Bên cạnh những vấn đề Chính phủ cũng như giới chuyên môn quan tâm là
công nợ của Việt Nam được tái cơ cấu như thế nào, Việt Nam cần làm gì để có
khả năng trả nợ trong bối cảnh thiếu nguồn vốn cho phát triển kinh tế giai đoạn
này thì ngưỡng chịu đựng của nợ công Việt Nam cũng là một vấn đề cấp bách
cần phải được nghiên cứu. Tuy nhiên, đó là một biến số kinh tế vĩ mô vô cùng
nhạy cảm và chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố. Xuất phát từ thực trạng trên,
nhóm chúng em lựa chọn “Nghiên cứu ngưỡng chịu đựng của nợ công Việt
Nam” làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu đề tài là xác định ngưỡng chịu đựng của nợ công Việt
Nam trong bối cảnh nợ công đang là vấn đề nhức nhối đối với toàn xã hội. Từ đó

1


có cái nhìn đúng đắn cũng như những biện pháp thích hợp để kiểm soát nợ công
một cách hiệu quả.
3. Đối tượng nghiên cứu

Tiểu luận tập trung nghiên cứu về nợ công và phương pháp xác định
ngưỡng chịu đựng của nợ công Việt Nam.
4. Phạm vi nghiên cứu
Tìm ra ngưỡng chịu đựng của nợ công Việt Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu
Tham khảo lý thuyết, bài viết và tài liệu có liên quan đến nợ công nói chung
và nợ công Việt Nam nói riêng.
Phương pháp thu thập các dữ liệu, số liệu trước năm 2017.
Phương pháp nghiên cứu định lượng.
Phương pháp chuẩn tắc: phân tích vấn đề dựa trên chính kiến và đưa ra
những giải pháp mang tính chủ quan.
6. Nội dung nghiên cứu
Nội dung của tiểu luận gồm phần chính:
Chương I: Tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên
cứu.
Chương II: Mô hình nghiên cứu ngưỡng chịu đựng của nợ công Việt Nam.
Chương III: Hàm ý chính sách nhằm tăng cường quản lý và kiểm soát nợ
công.
Vì điều kiện thời gian và kiến thức còn hạn chế nên bài tiểu luận của nhóm
chúng em không tránh khỏi những sai sót. Chúng em rất mong nhận được ý kiến
đóng góp của giảng viên để bài tiểu luận hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
2


NỘI DUNG
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1. Tình hình nghiên cứu nước ngoài

 Nghiên cứu của Carmen M. Reinhart và Kenneth S. Rogoff (2010) –
“Growth In A Time of Debt”
Hai tác giả đã nghiên cứu dựa trên số liệu quan sát của 44 nền kinh tế phát
triển và mới nổi kéo dài trong 200 năm. Bộ dữ liệu bao gồm 3700 quan sát
thường niên chiếm một lượng lớn hệ thống chính trị, tổ chức, sắp xếp tỷ giá hối
đoái và các trạng thái lịch sử. Phát hiện chính của họ là: “Nước nào có nợ công
trên 90% GDP sẽ tăng trưởng thấp hơn 1% trung vị, nếu tính trung bình còn thấp
hơn vài % nữa”. Ngoài ra, ở các nền kinh tế mới nổi khi dư nợ nước ngoài chạm
mức 60% GDP, tăng trưởng kinh tế sẽ bắt đầu suy giảm 2%. Và nếu như vượt
quá 90% GDP, mức tăng trưởng sẽ giảm một nửa.
Tuy nhiên, bài nghiên cứu này của Reinhart và Rogoff lại gây ra rất nhiều
tranh cãi. Ban biên tập tờ Washington Post đã phản bác lại ý kiến của hai tác giả
khi viết “tỷ lệ nợ trên GDP có thể vẫn tăng và ổn định quanh mức 90%, ngưỡng
nguy hiểm mà giới kinh tế coi là sẽ đe dọa tới tăng trưởng kinh tế". Đặc biệt, hai
vị giáo sư không công bố dữ liệu kết quả nghiên cứu, thậm chí còn loại bỏ một
số quan sát mà không đưa ra lí do nào, vì thế mà kết quả của họ không được sử
dụng bởi các nghiên cứu sau này.
 Nghiên cứu của Caner, Grennes và Koehler–Geib (2011) – “Finding the
Tipping Point – When Sovereign Debt Turns Bad”
Ba chuyên gia của World Bank sử dụng số liệu nhiều hơn so với nghiên cứu
của Reinhart và Rogoff, bao gồm các số liệu về nợ công, tăng trưởng, độ mở của
3


nền kinh tế, lạm phát và GDP trong thời kỳ trước của 101 quốc gia (75 nước
đang phát triển và 26 nước phát triển) trong giai đoạn trải dài từ năm 1980 đến
năm 2008. Các ước lượng đã đưa ra ngưỡng nợ công/GDP chung cho tất cả các
quốc gia là 77%. Nếu vượt qua ngưỡng này, mỗi phần trăm tăng thêm của nợ sẽ
làm giảm đi 0.017% của tăng trưởng thực tế hàng năm. Dưới ngưỡng này, mỗi
phần trăm tăng thêm trong tỷ lệ nợ công trên GDP của nền kinh tế tăng 0,065%

tăng trưởng thực trung bình hàng năm.
 Nghiên cứu của Stephen G. Cecchetti, M. S. Mohanty và Fabrizio
Zamplolli (2011) – “The real effect of debt”
Nghiên cứu đã sử dụng bộ số liệu về nợ của chính phủ, nợ của các doanh
nghiệp, tổ chức phi tài chính và nọ của các hộ gia đình trong 18 quốc gia thuộc
tổ chức OECD giai đoạn 1980 – 2010. Cùng quan điểm với hai nghiên cứu ở
trên, các tác giả cho rằng nợ công có tác động xấu tới tăng trưởng khi vượt qua
một ngưỡng nhất định. Đối với nợ của chính phủ, ngưỡng an toàn này vào
khoảng 85% GDP.
 Nghiên cứu Kevin Greenidge, Roland Craigwell, Chrystol Thomas và
Lisa Drakes (2012) – “Threshold effects Sovereign Debt: Evidence from the
Caribbean”
Nhóm tác giả nghiên cứu các nền kinh tế thuộc vùng Ca–ri–bê đã chứng
minh rằng, ngưỡng nợ công/GDP của khu vực dưới 30% sẽ làm tăng tốc độ tăng
trưởng nền kinh tế. Tuy nhiên khi nợ tăng vượt quá 30% GDP, tác động này đối
với tăng trưởng kinh tế nhanh chóng giảm đi, khi đạt mức 55 – 56%, tác động sẽ
đổi chiều từ tích cực sang tiêu cực và trở thành gánh nặng.
 Nghiên cứu của Alexandra Minea và Antoine Parent (2012) – “Is High
Public Debt Always Harmful to Economic Growth?”
Hai tác giả đã sử dụng các kỹ thuật phân tích kinh tế lượng tiên tiến nhất thời
điểm đó, chứng minh được rằng khi tỉ lệ nợ công/GDP vượt quá một ngưỡng
được 4


ước lượng là vào khoảng 115% thì mối quan hệ nghịch giữa nợ công và tăng
trưởng sẽ đổi chiều: nợ công tăng sẽ không còn làm suy giảm tăng trưởng. Các
nước có mức nợ công trên 115% sẽ có tăng trưởng kinh tế trung bình cao hơn và
đặc biệt là tốc độ này khác biệt không đáng kể so với nhóm các nước có mức nợ
công từ 60 – 90%. Tuy nhiên thì tốc độ tăng trưởng kinh tế tất nhiên sẽ không
tăng lên mãi khi tỉ lệ nợ công tăng lên.

 Nghiên cứu của Alex Pienkowski (2017) – “Debt Limits and the
Structure of the Public Debt”
Đây là nghiên cứu mới nhất của Alex về giới hạn nợ và cấu trúc nợ công
đưa ra một khuôn khổ khả thi để đánh giá các công cụ nợ. Tác giả đã điều chỉnh
mô hình cho phù hợp với tất cả các trưởng hợp để cho ra một cấu trúc nợ tối ưu.
Bằng cách xây dựng mô hình những nguyên tắc quốc gia cơ bản khác nhau,
nghiên cứu đã chỉ ra rõ ràng rằng không có một cấu trúc nợ nào phù hợp mà tất
cả các quốc gia cùng hướng tới được.
1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
 Nghiên cứu củа РGS.TS Sử Đinh Thành (2012)
Nghiên cứu đã dụng dữ liệu nợ công củа Việt Nаm giаi đоạn 1990 – 2010
và dùng mô hình ngưỡng với biến рhụ thuộc là tỷ trọng tăng trưởng GDР, biến
độc lậр gồm tỉ lệ Nợ công/GDР, độ mở thương mại củа nền kinh tế và lạm рhát.
Tác giả đã dùng рhương рháр ước lượng ОLS để kiểm định hiệu ứng ngưỡng và
ước lượng giá trị ngưỡng nợ công củа Việt Nаm là 75,8% GDР
 Nghiên cứu của PGS. TS. Phạm Thế Anh và Nguyễn Hồng Ngọc (2015) –

“Hiệu ứng nợ công với tăng trưởng kinh tế và hàm ý chính sách cho Việt Nam”
Bằng việc sử dụng mô hình dữ liệu mảng của các quốc gia mới nổi và đang
phát triển trong giai đoạn 2001–2013, nghiên cứu này chỉ ra rằng ngưỡng nợ công
tối ưu cho tăng trưởng của các quốc gia này, trong đó có Việt Nam, là vào khoảng

5


53–61% GDP. Khi nợ công vượt quá con số 61% GDP thì gần như chắc chắn nó
sẽ gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế.
 Nghiên cứu của Đàо Văn Hùng (2016) – “Хác định ngưỡng nợ công và
trần nợ công củа Việt Nаm giаi đоạn 2016–2020”
Tác giả dựа trên kết quả kiểm định từ mô hình kinh tế lượng về mối quаn

hệ giữа nợ công và tăng trưởng kinh tế Việt Nаm với chuỗi số liệu từ 1995 –
2013 chо thấу: khi tỷ lệ nợ công/GDР 68% thì nợ công có tác động tích cực đến
tăng trưởng kinh tế và tính bền vững củа chính sách tài khóа. Khi tỷ lệ nàу lớn
hơn 68% thì nợ công sẽ làm giảm động lực đầu tư рhát triển, kìm hãm tăng
trưởng kinh tế và làm suу giảm khả năng trả nợ và mức độ аn tоàn củа nợ công.
1.3. Nhận xét chung về các quan điểm
Từ những quаn điểm củа các nhà kinh tế về tác động củа nợ công đối với
tăng trưởng kinh tế, tа có thể thấу điểm tương đồng củа các quаn điểm là nợ
công thật sự có tác động đối với tăng trưởng kinh tế. Mức nợ công ở mức thấр sẽ
có tác dụng làm giа tăng tổng cầu, kích thích đầu tư, cung cấр vốn chо nền kinh
tế từ đó làm giа tăng tốc độ рhát triển kinh tế. Tuу nhiên ở mức nợ công đủ cао,
nợ công sẽ tác động âm lên tăng trưởng vì mức nợ công quá lớn có thể gâу rа
tình trạng nợ quá mức, cũng như các tác động khác kiềm hãm tăng trưởng kinh
tế như là hiện tượng lấn át đầu tư tư nhân, giảm tiết kiệm quốc giа, giа tăng lạm
рhát cũng như lãi suất dài hạn.
Tuy nhiên, có thể thấy giữa các nghiên cứu có sự khác nhau giữa kết quả và
bất đồng quan điểm, điều đó nảy sinh từ hai vấn đề chính khi nghiên cứu về trần nợ
công: Thứ nhất, phương pháp xây dựng trần nợ công là một vấn đề riêng biệt đối
với từng quốc gia, là một sự thả nổi, là tính biến thiên liên tục trên các biến số vĩ mô
khác nhau giữa từng nền kinh tế và tài chính của các khu vực trên thế giới. Để xây
dựng nên các chính sách thiết lập trần nợ công, cần tham khảo Các chiến

6


lược kinh tế – xã hội, các Chiến lược tài chính, Luật quản lý nợ công và hơn hết,
đó là dự thảo vay nợ của Chính phủ từng quốc gia trong những năm tiếp theo.
Thứ hai, ngưỡng nợ công luôn được thay đổi liên tục. Tính từ khi bắt đầu ra đời
từ năm 1917 tại cuộc Chiến tranh thế giới thứ Nhất cho đến nay, Mỹ đã thay đổi
ngưỡng nợ công gần 100 lần trong đúng 100 năm, một con số đáng kinh ngạc.

Với mục đích lập ra để nới rộng và phục vụ cho mục đích vay nhiều hơn của
Chính phủ, ngưỡng nợ công đã liên tục được thay đổi theo từng năm tại từng
quốc gia, ngăn chặn cho một sự thông báo về “vỡ nợ”.
2. Cơ sở lý thuyết
2.1. Nợ công
a. Khái niệm
Mặc dù khái niệm về nợ công tương đối rõ ràng và mang tính trực quan cao
là các nghĩa vụ nợ của nhà nước, nhưng cách thức tính toán và phạm vi bao hàm
có sự khác biệt nhất định giữa các quốc gia.
 Định nghĩa của World Bank
Theo cách tiếp cận của Ngân hàng Thế giới (WB), nợ công được hiểu là
nghĩa vụ nợ của 4 nhóm chủ thể bao gồm:
- Nợ của Chính phủ trung ương và các Bộ, ban, ngành trung ương;
- Nợ của các cấp chính quyền địa phương;
- Nợ của Ngân hàng trung ương;
- Nợ của các tổ chức độc lập mà Chính phủ sở hữu trên 50% vốn.
Cách định nghĩa này cũng tương tự như quan niệm của Hệ thống quản lý nợ
và phân tích tài chính của Hội nghị của Liên hiệp quốc về thương mại và phát
triển (UNCTAD).

7


 Định nghĩa của IMF
Để đảm bảo khả năng so sánh và kiểm soát rủi ro nợ công trên phạm vi
toàn cầu, Quỹ tiền tệ thế giới (IMF) đưa ra một khung tiếp cận chung trong tính
toán về nợ công bao gồm hai cấu phần chính, xác định các chủ thể nợ công và
các công cụ nợ công.
Các chủ thể nợ công Theo định nghĩa của IMF, nợ công bao gồm nợ của
chính phủ trung ương và chính phủ địa phương. Trong đó nợ chính phủ trung

ương bao gồm cả nợ của các đơn vị sử dụng vốn ngân sách nằm ngoài Chính phủ
(các đơn vị y tế, giáo dục, an sinh xã hội, xây dựng,… được kiểm soát và tài trợ
hoàn toàn bởi Chỉnh phủ) và các quỹ an sinh xã hội.
Các công cụ nợ công IMF (2001) đưa ra định nghĩa tổng nợ công (gross
debt) dựa trên 6 nhóm công cụ nợ, bao gồm:
- Các chứng khoán nợ như trái phiếu, tín phiếu.
- Các khoản vay trực tiếp.
- Các khoản phải trả như tín dụng thương mại, trả trước…
- Quyền rút vốn đặc biệt (SDRs) do IMF phát hành và phân bổ đến các
nước thành viên.
- Tiền mặt do NHTW phát hành và các khoản tiền gửi tại NHTW, Chính
phủ hay các tổ chức thuộc chính phủ khác.
- Các khoản bảo hiểm xã hội, hưu trí được Chính phủ bảo đảm thanh toán.
 Định nghĩa nợ công tại Việt Nam Ở Việt Nam
Luật Quản lý nợ công năm 2009 quy định, nợ công bao gồm nợ chính phủ, nợ
được Chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương. Nợ Chính phủ là khoản
nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước, ngoài nước, được ký kết, phát hành
nhân danh Nhà nước, nhân dân Chính phủ hoặc các khoản vay khác do Bộ Tài
chính ký kết, phát hành, ủy quyền phát hành theo quy định của pháp luật. Nợ
Chính phủ không bao gồm khoản nợ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát
hành 8


nhằm thực hiện chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ. Nợ được Chính phủ bảo lãnh
là khoản nợ của doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tín dụng vay trong nước, nước
ngoài được Chính phủ bảo lãnh. Nợ chính quyền địa phương là khoản nợ do Ủy ban
nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là UBND cấp tỉnh) ký
kết, phát hành hoặc ủy quyền phát hành. Nợ công củа Việt Nаm hình thành từ bа
nguồn chính: (1) tích lũу thâm hụt ngân sách hàng năm, (2) các khоản chi tiêu công
chо các công trình/ dự án được để ngоại bảng hạch tоán Ngân sách Nhà nước, và (3)

nợ củа các Doanh nghiệp Nhà nước được Chính рhủ bảо lãnh.

Như vậу, khái niệm về nợ công thео quу định củа рháр luật Việt Nаm có
рhạm vi hẹр hơn nên cách хác định nợ công củа Việt Nаm và các tổ chức trên
thế giới cũng khác nhаu.

Nợ chính phủ

Định nghĩa của

Định nghĩa

IMF và WB

của NASDAQ

Định nghĩa

Luật quản lý

của

nợ công Việt

UNCTAD

Nam 2009

X


X

X

X

X

X

X

X

X

X

X

X

X

X

X

X


X

Nợ được chính
phủ bảo lãnh
Nợ của Ngân
hàng Trung Ương
Nợ địa phương

X

Nợ của các
Doanh nghiệp
Nhà nước

9


b. Phân loại nợ công
Nhằm mục đích nâng cао chất lượng quản lý và sử dụng nợ công, trên cơ sở
đó thiết lậр chính sách vау nợ hiệu quả, thì cần thiết рhải đưа rа những tiêu chí
рhân lоại nợ công thích hợр.
 Căn cứ vàо nguồn gốc địа lý củа vốn vау, nợ công gồm có hаi lоại
- Nợ trоng nước: Nợ trоng nước là nợ công mà bên chо vау là cá nhân, tổ
chức Việt Nаm.
- Nợ nước ngоài: Nợ nước ngоài là nợ công mà bên chо vау là Chính рhủ
nước ngоài, vùng lãnh thổ, tổ chức tài chính quốc tế, tổ chức và cá nhân nước
ngоài. Như vậу, thео рháр luật Việt Nаm, nợ nước ngоài không được hiểu là nợ
mà bên chо vау là nước ngоài, mà là tоàn bộ các khоản nợ công không рhải là
nợ trоng nước.
Việc рhân lоại nợ trоng nước và nợ nước ngоài có ý nghĩа quаn trọng trоng

quản lý nợ. Việc рhân lоại nàу về mặt thông tin sẽ giúр хác định chính хác hơn
tình hình cán cân thаnh tоán quốc tế. Và ở một số khíа cạnh, việc quản lý nợ
nước ngоài còn nhằm đảm bảо аn ninh tiền tệ củа Nhà nước Việt Nаm, vì các
khоản vау nước ngоài chủ уếu bằng ngоại tệ tự dо chuуển đổi hоặc các рhương
tiện thаnh tоán quốc tế khác.
 Căn cứ vàо рhương thức huу động các khоản nợ, nợ công được рhân thành

- Các khоản nợ huу động bằng рhát hành trái рhiếu Chính рhủ: рhủ là các
khоản nợ dо Bộ Tài chính рhát hành nhằm huу động vốn chо ngân sách nhà
nước hоặc huу động vốn chо công trình, dự án đầu tư cụ thể.
- Nợ dо Chính рhủ bảо lãnh: là khоản nợ củа dоаnh nghiệр, tổ chức tài
chính, tín dụng vау trоng nước, nước ngоài được Chính рhủ bảо lãnh
- Nợ ОDА: là khоản vау nhân dаnh Nhà nước, Chính рhủ Việt Nаm từ nhà
tài trợ là chính рhủ nước ngоài, tổ chức tài trợ sоng рhương (như WB, IMF,
АDB…); tổ chức liên quốc giа hоặc tổ chức liên chính рhủ (như NGОs) có уếu
tố 10


không hоàn lại (thành tố ưu đãi) đạt ít nhất 35% đối với khоản vау có ràng buộc,
25% đối với khоản vау không ràng buộc.
 Căn cứ vàо tính chất ưu đãi củа các khоản nợ, nợ công gồm có hаi lоại
- Các khоản nợ thương mại: là những khоản vау nợ dựа trên quаn hệ cung
cầu về vốn vау trên thị trường, lãi suất dо thị trường quуết định, không chịu bất
cứ ràng buộc nàо về các điều kiện kinh tế hау chính trị.
- Các khоản nợ ưu đãi: là các khоản vау nợ có điều kiện ưu đãi hơn sо với
vау thương mại nhưng ưu đãi không đạt thео tiêu chuẩn chung củа ОDА.
 Căn cứ vàо thời hạn, nợ công được рhân thành
- Nợ ngắn hạn (từ 1 năm trở хuống)
- Nợ trung hạn (từ trên 1 năm đến 10 năm)
- Nợ dài hạn (trên 10

năm) c. Bản chất nợ công
Xét về bản chất kinh tế, khi Nhà nước mong muốn hoặc bắt buộc phải chi
tiêu vượt quá khả năng thu của mình (khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản thu
khác) thì phải vay vốn và điều đó làm phát sinh nợ công. Như vậy, nợ công là hệ
quả của việc Nhà nước tiến hành vay vốn và Nhà nước phải có trách nhiệm hoàn
trả.
Trong lĩnh vực tài chính công, một nguyên tắc quan trọng của ngân sách
nhà nước được các nhà kinh tế học cổ điển hết sức coi trọng và hiện nay vẫn
được ghi nhận trong pháp luật ở hầu hết các quốc gia, đó là nguyên tắc ngân sách
thăng bằng. Theo nghĩa cổ điển, ngân sách thăng bằng được hiểu là một ngân
sách mà ở đó, số chi bằng với số thu. Về ý nghĩa kinh tế, điều này giúp Nhà nước
tiết kiệm chi tiêu hoang phí, còn về ý nghĩa chính trị, nguyên tắc này sẽ giúp hạn
chế tình trạng Chính phủ lạm thu thông qua việc quyết định các khoản thuế.

11


Các nhà kinh tế học cổ điển như A .Smith, D.Ricardo, J.B.Say là những
người khởi xướng và ủng hộ triệt để nguyên tắc này trong quản lý tài chính công.
Và chính vì thế, các nhà kinh tế học cổ điển không đồng tình với việc Nhà nước
có thể vay nợ để chi tiêu.
Ngược lại với các nhà kinh tế học cổ điển, một nhà kinh tế học được đánh
giá là có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất ở nửa đầu thế kỷ XX là John M.Keynes (1883
– 1946) và những người ủng hộ mình (gọi là trường phái Keynes) lại cho rằng,
trong nhiều trường hợp, đặc biệt là khi nền kinh tế suy thoái dẫn đến việc đầu tư
của tư nhân giảm thấp, thì Nhà nước cần ổn định đầu tư bằng cách vay tiền (tức
là cố ý tạo ra thâm hụt ngân sách) và tham gia vào các dự án đầu tư công cộng
như đường xá, cầu cống và trường học, cho đến khi nền kinh tế có mức đầu tư
tốt trở lại. Học thuyết của Keynes (cùng với sự chỉnh sửa nhất định từ những
đóng góp cũng như phản đối của một số nhà kinh tế học sau này là Milton

Friedman và Paul Samuelson) được hầu hết các Chính phủ áp dụng để vượt qua
khủng hoảng và tình trạng trì trệ của nền kinh tế.
Hiện nay trên thế giới, mặc dù tài chính công vẫn dựa trên nguyên tắc ngân
sách thăng bằng, nhưng khái niệm thăng bằng không còn được hiểu một cách
cứng nhắc như quan niệm của các nhà kinh tế học cổ điển, mà đã có sự uyển
chuyển hơn. Ví dụ, theo quy định của pháp luật Việt Nam, các khoản chi thường
xuyên không được vượt quá các khoản thu từ thuế, phí và lệ phí; nguồn thu từ
vay nợ chỉ để dành cho các mục tiêu phát triển.
d. Mục đích vay nợ công
Mặc dù Chính phủ là một trong những cơ quan tối cao của một nhà nước thì
việc đi vay nợ của Chính phủ cũng không hề đơn giản khi mà sẽ có những rào
cản hay luật lệ cụ thể về mục đích của những khoản vay này.

12


Theo như Quốc hội quy định Chính phủ chỉ được phép vay nợ nhằm cho
các mục đích như: đầu tư & phát triển kinh tế xã hội theo nghĩa vụ chi của ngân
sách trung ương theo quy định Luật ngân sách nhà nước; bù đắp thâm hụt tạm
thời của ngân sách nhà nước từ vay ngắn hạn; cơ cấu lại khoản nợ, danh mục nợ
chính phủ và nợ được chính phủ đứng ra bảo lãnh cho doanh nghiệp, tổ chức tài
chính hay tín dụng, chính quyền địa phương vay lại theo quy định của pháp luật;
hoặc các mục đích khác nhằm đảm bảo an ninh tài chính quốc gia (Điều 18 Luật
quản lý Nợ công).
Đối với các khoản vay nợ được Chính phủ bảo lãnh, các khoản nợ này phải
được các doanh nghiệp sử dụng vào những dự án đầu tư đã được Quốc hội hoặc
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; các chương trình, dự án ứng dụng công nghệ
cao, dự án trong lĩnh vực năng lượng, khai thác, chế biến khoáng sản hay sản
xuất hàng hoá, cung ứng dịch vụ xuất khẩu phù hợp với định hướng phát triển
kinh tế – xã hội; các chương trình được khuyến khích đầu tư theo quy định của

pháp luật về đầu tư và các quy định của pháp luật có liên quan; hoặc các chương
trình dự án được tài trợ bằng khoản vay thương mại gắn với nguồn vốn ODA
dưới dạng tín dụng hỗn hợp (Điều 33 Luật quản lý nợ công).
Tương tự như vậy, các khoản vay nợ của chính quyền địa phương cũng phải
phục vụ cho những mục đích đã quy định: đầu tư phát triển kinh tế – xã hội
thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương theo quy định của Luật ngân sách
nhà nước; hoặc đầu tư vào các dự án có khả năng hoàn vốn tại địa phương (Điều
37 Luật quản lý nợ công).
e. Tác động của nợ công
Mặc dù có các hình thức vay khác nhau, có thể nói rằng, việc vay công của
Chính phủ đối với các cá nhân, tổ chức trong nước và nước ngoài có tính chất tự
nguyện, trái ngược với bản chất bắt buộc cưỡng chế của thuế. Điều này được thể
13


hiện qua việc, khi Chính phủ phát hành các loại chứng khoán cho công chúng
nhằm huy động vốn cho Ngân sách Nhà nước, việc lựa chọn tham gia đầu tư vào
chứng khoán Chính phủ hay không hoàn toàn phụ thuộc vào người mua. Tương
tự như việc Chính phủ một nước đi vay từ các quỹ tiền tệ trên thế giới, việc có
nhận được khoản vay hay không phụ thuộc vào các quỹ đó và mức độ tín nhiệm
của Chính phủ. Vì vậy, nói đên mối quan hệ trong nợ công, chủ nợ là người nắm
giữ quyền quyết định.
Khi công chúng mua trái phiếu chính phủ, họ đóng góp cho Chính phủ giống
như thuế, tuy nhiên tài sản của họ không bị suy giảm ròng như trong trường hợp
nộp thuế. Mà chỉ làm thay đổi hình thức của nó. Trái lại, thay vì giữ tiền mặt, những
chủ nợ của Chính phủ nhận được các trái phiếu hoặc các loại chứng khoán có lãi
khác (sẽ được trả lại kèm lãi trong tương lai). Trong khi đó, Chính phủ nhận được
lượng tiền cần thiết để đáp ứng cho những chi tiêu hiện hành, nhưng phải chịu trách
nhiệm trả gốc và lãi của chứng khoán đã phát hành trong tương lai.


 Ảnh hưởng của nợ công đối với chi tiêu
Khi Chính phủ vay vốn, phần Chính phủ vay được từ công chúng được trích
từ một phần tiết kiệm của người dân sau khi đã trừ đi các chi tiêu cần thiết. Vì
vậy, ảnh hưởng của việc mua các loại chứng khoán Chính phủ đến chi tiêu có thể
là tác động nhẹ, ngoại trừ các trường hợp Chính phủ vay tiền trong thời chiến
(khi có áp lực khiến công chúng cắt giảm chi tiêu để mua trái phiếu Chính phủ
nhằm xây dựng đất nước).
So sánh với thuế, thuế được trích ra từ chính thu nhập của người dân, vì vậy
nó có ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập hiện tại của họ.
Trong một số trường hợp nhất định, việc tài trợ cho Chính phủ từ khoản tiết
kiệm của công chúng còn có tác động tích cực khi các chủ sở hữu chứng khoán
coi chứng khoán của họ là một khoản đầu tư, tài sản và là nguồn thu nhập sẽ có
trong tương lai.
14


 Ảnh hưởng của nợ công đối với tiết kiệm và đầu tư
Sự ảnh hưởng này được thể hiện một cách gián tiếp thông qua ảnh hưởng của
lãi suất lên nền kinh tế. Tăng nợ công sẽ dẫn đến tăng lãi suất, đồng thời do sự đàn
hồi của lãi suất, việc tăng nợ công sẽ dẫn đến tăng tiết kiệm trong nền kinh tế.

Việc quyết định đầu tư của các chủ sở hữu chứng khoán cũng như với các
khoản đầu tư phi chính phủ khác phụ thuộc vào lãi suất của khoản đầu tư đó,
được gọi là hiệu ứng yêu cầu về đầu tư. Khi trái phiếu được phát hành, lượng
tiền cung ứng giảm xuống kéo theo lãi suất tăng. Kết quả là tác động của nợ công
làm giảm chi phí đầu tư. Ngược lại, khi chính phủ mua lại chứng khoán từ thị
trường mở, hoặc tiền hành việc trả nợ công cho các nhà đầu tư, cung tiền trong
lưu thông tăng lên và lãi suất giảm.
Việc tăng giảm lãi suất theo nợ công từ đó ảnh hưởng đến đầu tư của không
những khu vực công mà cả khu vực tư nhân, tạo nên hiện tượng chèn lấn đầu tư

(tăng khoản vay của chính phủ làm giảm đầu tư trong khu vực tư nhân)
 Ảnh hưởng của nợ công đến sản xuất
Nhìn chung, vậy vay vốn của Chính phủ có tác động tích cực trong việc nâng
cao năng lực sản xuất của nền kinh tế nếu khoản tiền vay được quản lý và sử dụng
đúng cách. Khi vốn huy động được Chính phủ sử dụng cho việc tài trợ cho các dự
án phát triển, việc sử dụng vốn sẽ tạo ra thu nhập và cơ hội việc làm cho nguời dân,
đồng thời tăng cơ sở vốn của nền kinh tế và tăng sản lượng hàng hóa dịch vụ. Từ
đó, thông qua việc sản xuất đầu như nhằm nâng cao sự phát triển của nền kinh tế,
Chính phủ sẽ thu đuợc khoản lợi nhuận nhằm trả nợ và lãi suất trong tương lai cho
các khoản nợ mà không gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên điều này lại có tác động trái
ngược đến đầu tư tư nhân bởi khi công chúng đầu tư vào chứng khoán chính phủ
bằng cách bán cổ phiếu hoặc trái phiếu doanh nghiệp sẵn có của họ, đầu tư vào các
nền công nghiệp tư nhân sẽ giảm. Tương tự, nếu nhà đầu tư rút tiền gửi ngân hàng
của họ để mua cái loại chứng khoán, việc đó sẽ có ảnh hưởng xấu đến

15


khả năng cho vay của các ngân hàng thương mại, và gián tiếp ảnh hưởng đến
hoạt động đầu tư tư nhân.
Vì vây, chỉ khi số tiền được nhà đầu tư sử dụng để mua các loại chứng
khoán Chính phủ xuất phát từ khoản tiền tiết kiệm nhàn rỗi của họ mới không
gây ảnh hưởng xấu đến đầu tư tư nhân.
 Ảnh hưởng của nợ công đối với phân phối
Việc vay nợ của Chính phủ sẽ dẫn đến việc di chuyển nguồn tài nguyên
giữa các khu vực của nền kinh tế, từ một phần của cộng đồng sang một phần
khác. Nếu nguồn nợ công của Chính phủ được chuyển giao từ nguời giàu (khi
các nhà đầu tư có tiền nhàn rỗi mua chứng khoán Chính phủ) sang người nghèo
(thông qua việc chi tiêu phát triển đất nước bằng các hàng hóa công cộng và
phúc lợi xã hội), sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập sẽ giảm đi và kết quả

là phúc lợi chung của cộng đồng tăng lên. Tuy nhiên, mặt khác, khi chuyển giao
của cải của người nghèo sang nguời giàu, sự chênh lệch giàu nghèo giữa các tầng
lớp trong xã hội sẽ trầm trọng hơn.
Thông thường, sự đóng góp của công chúng với Nhà nước dựa trên hai hình
thức: trái phiếu chính phủ được nhóm có thu nhập dồi dào mua, trong khi đó,
nguồn thu chủ yếu để trả nợ công là thuế lại có tác động đến cả người nghèo. Do
đó, nợ công nói chung có xu hướng làm tăng sự chênh lệch thu nhập trong xã hội
và sự bất bình đẳng trong nền kinh tế.
Nếu xét theo chiều hướng ngược lại của thuế và khoản cho vay công áp
dụng đối với người giàu và người nghèo: khi nợ công được huy động thông qua
tiết kiệm của nhóm thu nhập thấp và khoản hoàn trả tương ứng được lấy từ thuế
của nhóm có thu nhập cao, sẽ không làm tăng sự bất bình đẳng. Vì vậy, trong
một số trường hợp, sự vay nợ để tài trợ tài chính có thể được sử dụng như một
phương tiện để phân phối lại thu nhập giữa các phân khúc khác nhau của xã hội.

16


 Những ảnh hưởng khác của nợ công
Một trong những hình thức vay nợ phổ biến nhất của Chính phủ là trái
phiếu, cũng là một công cụ tín dụng có thể chuyển nhượng và có tính lỏng cao.
Các nhà đầu tư có thể chuyển chúng thành tiền mặt bất cứ lúc nào để đáp ứng
nhu cầu của họ về tiền mặt. Đồng theo như nhận định của các tổ chức tài chính
có liên quan, trái phiếu chính phủ tạo nên tính thanh khoản cho tổ chức mua nó,
do đây là một loại chứng khoán liên quan đến hoạt động của Chính phủ, vì vậy
có tính minh bạch cao.
Trong thời gian lạm phát, khi Chính phủ vay mượn từ công chúng, sức mua
trong tay công chúng giảm xuống khiến cho áp lực lạm phát nền kinh tế giảm.
Ngược lại, trong thời kì giảm phát, việc vay mượn tương tự sẽ trở thành một
công cụ hiệt giảm để hạn chế biến động nền kinh tế.

Vì vây, nợ công, bên cạnh chức năng tăng nguồn bù đắp cho các chi tiêu
Chính phủ, còn có chức năng như một công cụ để ổn định nền kinh tế trong
những thời kì biến động.
Từ những tác động được nêu ra ở trên, có thể thấy rằng, nợ công có ảnh hưởng
hai chiều đến nền kinh tế, tùy thuộc vào sự quản lý và sử dụng của Chính phủ.

f. Quản lý nợ công và tầm quan trọng của việc quản lý nợ công
Như đã phân tích ở các mục phía trên, ta có thể nhận thấy tầm ảnh hưởng
của Nợ công đến kinh tế vĩ mô của một quốc gia. Vì vậy, Nợ công cần được
quản lý một cách chặt chẽ tránh để xảy ra những hệ luỵ xấu tới kinh tế vĩ mô.
Quản lý Nợ công là quá trình thiết lập và thực hiện một chính sách cho việc
quản lý nợ của chính phủ nhằm mục đích chính và cốt lõi là tạo ra được nguồn thu
vốn bắt buộc với mức phí thấp nhất có thể trong trung và dài hạn và ở một mức rủi
ro có thể chấp nhận được. Quản lý nợ công cũng cần phải đáp ứng được những mục
tiêu mà Chính phủ một quốc gia đề ra đối với nền kinh tế nói chung, ví dụ

17


như phát triển và duy trì một thị trường hiệu quả cho các loại chứng khoán của
Chính phủ (theo IMF và WB).
Ở tầm kinh tế vĩ mô, Chính phủ nên cố gắng đảm bảo rằng cả mức độ và tốc
độ tăng của Nợ công phải ở một mức bền vững nhất có thể. Mặt khác, Nợ công
cũng có thể được sử dụng ở trong nhiều bối cảnh, trường hợp khác nhau bao gồm
cả khi có những căng thẳng trên thị trường kinh tế và tài chính mà vẫn phải đảm
bảo đáp ứng được những mục tiêu về rủi ro.
Mọi chính phủ sẽ đều phải đối mặt với các lựa chọn khác nhau về chính
sách quản lý nợ công của họ cũng như sự ưu tiên đối với các mục tiêu của quản
lý nợ công, thông thường thì ưu tiên về mức rủi ro sẽ được xem xét hàng đầu.
Quản trị rủi ro được xem là rất quan trọng khi mà danh mục nợ chính phủ

thường là một danh mục tài chính lớn nhất trong một quốc gia và bao gồm nhiều
những cấu trúc tài chính phức tạp, ẩn chứa nhiều rủi ro có thể kéo theo hệ luỵ
liên quan đến ngân sách chính phủ và tình hình tài chính của cả một quốc gia.
Một danh mục Nợ công có cấu trúc không tốt về mặt kì hạn, tiền tệ hay
thành phần lãi suất và các khoản nợ tiềm ẩn quá lớn là những nhân tố chính trong
việc gây ra các cuộc khủng hoảng kinh tế tại nhiều nước từ trước đến nay. Qua
những cuộc khủng hoảng nợ công trên thế giới đã cho ta thấy tầm quan trọng của
quá trình quản lý nợ công và sự cần thiết của một thị trường vốn nội địa hiệu quả
và thanh khoản tốt. Mặc dù các chính sách quản lý nợ công có thể không phải là
nguyên nhân cốt lõi của những cuộc khủng hoảng này, nhưng những cơ cấu về
thời gian đáo hạn, lãi suất hoặc tiền tệ trong danh mục nợ công hợp lại có thể
góp phần vào mức độ nghiêm trọng của những cuộc khủng hoảng nợ công trên
thế giới.
 Bốn mục tiêu chính của quản lý nợ công
- Đáp ứng nhu cầu về mặt tài chính và nghĩa vụ thanh toán của Chính phủ
với mức chi phí thấp nhất.
18


- Đảm bảo nợ công an toàn, ở mức bền vững.
- Đảm bảo cho thị trường vốn vận hành hiệu quả
- Nâng cao năng lực tài chính quốc gia nhằm ngăn chặn những cuộc khủng
hoảng kinh tế – tài chính trong tương lai.
 Những rủi ro có thể gặp phải trong quản lý nợ công
- Rủi ro thị trường: Sự gia tăng rủi ro về chi phí của khoản nợ khi những
biến số trên thị trường thay đổi như lãi suất và tỉ giá hối đoái (2 trong số những
rủi ro thị trường phổ biến nhất).
- Rủi ro lãi suất: Là rủi ro khi chi phí của khoản nợ tăng nếu lãi suất thay
đổi. Đối với cả khoản nợ dưới đồng tiền nội tệ hay ngoại tệ, sự thay đổi của lãi
suất sẽ ảnh hưởng đến chi phí vay vốn ở những đợt phát hành trái phiếu mới.

- Rủi ro tỉ giá: Những khoản vay nợ dưới dạng đồng tiền ngoại tệ sẽ bị biến

đổi do đối với chi phí vốn vay tính bằng đồng nội tệ do tỷ giá chuyển động bất
ngờ.
- Rủi ro tái cấp vốn.
- Rủi ro thanh khoản: Là rủi ro khi lượng tài sản thanh khoản bốc hơi nhanh

chóng do những nghĩa vụ chuyển giao tiền mặt không lường trước hoặc sự khó
khăn trong việc huy động tiền mặt qua vay mượn ngắn hạn.
- Rủi ro tín dụng.
- Rủi ro thanh toán.
2.2. Ngưỡng chịu đựng nợ công
a. Tại sao cần có ngưỡng chịu đựng nợ công
Ngưỡng chịu đựng nợ công đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát khả
năng quản lý tài chính của Khu vực Công. Trong trường hợp cực đoan, khi nợ công
gần với giới hạn pháp định của nó, Quốc hội phải có các biện pháp bất thường để
giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, ngưỡng chịu đựng nợ công không bao giờ khiến

19


Chính phủ cảm thấy mặc định về nghĩa vụ của mình, nên đôi khi nó gây ra những
mâu thuẫn và bất tiện, tạo ra sự không chắc chắn cho việc kiểm soát của Quốc hội
sau này. Ngưỡng chịu đựng nợ công cũng cung cấp cho Quốc hội các biện pháp để
kiểm soát ngân sách của Chính phủ, cho phép Quốc hội các đặc quyền hiến pháp
của mình để kiểm soát chi tiêu Chính phủ. Ngưỡng chịu đựng nợ công cũng chỉ ra
một trách nhiệm tài khoá buộc Quốc hội và Chính phủ các nước phải thực hiện để
cho phép Chính phủ vay mượn thêm khi chi tiêu nhiều hơn doanh thu của họ. Theo
lời của một tác giả, ngưỡng chịu đựng nợ công “thể hiện sự tôn kính quốc gia đến
việc tiết kiệm và quản lý kinh tế về các vấn đề tài chính của Chính phủ”. Trong khi

dự thảo ngân sách cung cấp cho Quốc hội một phương tiện kiểm soát chi tiêu của
Chính phủ, ngưỡng chịu đựng nợ công có thể cung cấp một loại công cụ tách biệt
hiệu quả khác. VD: Tại Mỹ, Các uỷ ban về phân bổ có trách nhiệm đặc biệt về chi
phí tuỳ ý, các uỷ ban uỷ quyền nói chung chịu trách nhiệm về các quyết định chi
tiêu của các chương trình bắt buộc, trong khi các Uỷ ban ngân sách được giao
nhiệm vụ soạn thảo một khuôn khổ ngân sách tổng thể xác định mức độ tổng hợp
cho chi tiêu và thuế của Chính phủ. Mặc dù các uỷ ban này thường kết hợp quan
điểm của nhau, các biện pháp liên quan đến ngưỡng chịu đựng nợ công luôn được
giữ bí mật đối với các Thành viên không thuộc Uỷ ban đó và là một công cụ tách
biệt để áp dụng vào chính sách tài khoá của Chính phủ.

b. Tác động khi vượt quá ngưỡng chịu đựng nợ công
Một khi nợ công đạt ngưỡng, Chính phủ sẽ không được phép phát hành các
khoản nợ nữa ( bao gồm vay từ các nhà đầu từ từ phát hành trái phiếu trung và dài
hạn). Tại thời điểm đó, Chính phủ sẽ mất khả năng thanh toán đối với hàng triệu
nghĩa vụ đến hạn, họ có thể sử dụng phần tiền mặt có sẵn cùng với doanh thu ngắn
hạn tạm thời nhận được, nhưng chắc chắn sẽ không đưa đến kết quả gì mang tính
dài hạn. Giải pháp rõ ràng nhất (ngoài việc chỉ đơn giản là không làm gì) là đưa ra

20


thứ tự ưu tiên thanh toán. Người sở hữu trái phiếu có thể được thanh toán trước,
vì khoản thanh toán bị hoãn hoặc chậm trễ đối với một công cụ tài chính sẽ gây
nguy hiểm mức nghiêm trọng nhất cho chính phủ. Việc cắt giảm các trợ cấp an
sinh xã hội đã là qúa đủ tồi tệ, và nếu các nhà đầu tư quyết định rời bỏ thị trường
trái phiếu chính phủ, nó sẽ đặt tình trạng ổn định của thị trường tài chính (hay
toàn bộ nền kinh tế ) vào mức báo động Liệu việc ưu tiên hoá các khoản thanh
toán trái phiếu sẽ giữ cho Chính phủ khỏi tình trạng “vỡ nợ”.
Tất cả phụ thuộc vào cách xác định thuật ngữ “vỡ nợ”. Một số nhà lập pháp

cho rằng đạt ngưỡng nợ công không phải là nguyên nhân chính dẫn đến vỡ nợ, vì
vỡ nợ chỉ thực sự xảy ra khi các khoản lãi trên chứng khoán không được thanh
toán. Như vậy một khoản không thanh toán trái phiếu cho các nhà đầu tư hoặc
một người nhận trợ cấp an sinh xã hội, tất nhiên, không gây ra một sự vỡ nợ của
Chính phủ. Tuy nhiên, nếu vỡ nợ, hoặc các mối đe doạ vỡ nợ nhận thức được,
cũng sẽ mang đến những tác động tiêu cực cho nền kinh kế một cách rất nghiêm
trọng. Một sự vỡ nợ thực tế sẽ làm lan rộng và tạo ra sự hỗn loạn cho thị trường
tài chính trong nước cũng như toàn cầu. Lãi suất sẽ tăng và nhu cầu tín phiếu và
trái phiếu chính phủ sẽ giảm khi các nhà đầu tư không còn coi chúng như những
công cụ tài chính phi rủi ro nữa. Tại cuộc khủng hoảng trần nợ công tại Mỹ năm
2011, chi phí vay của Chính phủ Mỹ đã tăng thêm mức 1,3 tỷ USD, và bế tắc hạn
ngạch năm 2013 cũng đã dẫn đến những chi phí bổ sung trong một năm tăng từ
38 triệu USD lên hơn 70 triệu USD cho các Chứng khoán Kho bạc được phát
hành trong thời gian đó.
c. Phương pháp xây dựng ngưỡng nợ công
 Cách tính và các chỉ số nợ công
Cách tính theo quan điểm của IMF và WB, nợ công (Public debt) là toàn bộ
nghĩa vụ trả nợ của khu vực công, bao gồm nghĩa vụ trả nợ của khu vực chính phủ

21


và của khu vực các tổ chức công (Khu vực chính phủ bảo gồm CQTW, CQ liên
bang và CQ địa phương. Các tổ chức công là các tổ chức công phi tài chính, các
tổ chức tài chính công, NHTW, các tổ chức NN nhận tiền gửi (trừ NHTW) và
các tổ chức tài chính công khác – IMF & WB 2011).
 Các chỉ số đánh giá nợ công
- Số dư nợ so với tổng thu nhập quốc nội: K1 = D/GDP x 100%
- Số dư nợ nước ngoài so với KN xuất khẩu: K2 = ED/EX x 100%
- Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài hàng năm so với KN xuất khẩu: K3 = EDS/EX


x 100%
- Lãi đến hạn trả nợ so với kim ngạch XK: K4 = CL/EX x 100%
 Xây dựng ngưỡng nợ công
Không phải lúc nào nợ công cao cũng sẽ ngay lập tức mang lại những kết
cục bi đát. Thực tế trên thế giới cho thấy những cuộc khủng hoảng nợ công chỉ
diễn ra khi chính phủ quốc gia nào đó không thể trả nợ đúng hạn, cả nợ gốc và
nợ lãi, nên phải tuyên bố phá sản quốc gia hoặc cầu cứu sự trợ giúp quốc tế.
Có nhiều nghiên cứu về bản chất của khủng hoảng nợ công đã được tiến
hành, đồng thời cũng đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về khủng hoảng nợ
công. Theo định nghĩa của Manasse, Roubini và Schimmelpfennig (2003): “Một
quốc gia được cho là bị khủng hoảng về nợ công nếu được Standard &Poor’s xếp
hạng là vỡ nợ, hoặc được nhận một khoản vay không ưu đãi lớn của IMF”.
Nợ công phản ánh và ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và khả năng tài
chính của một nền kinh tế. Chính vì vậy, việc đánh giá khoản nợ của một quốc
gia có an toàn hay không trở nên vô cùng cần thiết đối với các nhà đầu tư cũng
như chính bản thân chính phủ của quốc gia đó. Nhờ đó mà xếp hạng tín dụng nợ
công ra đời. Tuy nhiên, hiện nay trên thế giới chưa có tiêu chuẩn chung về mức
ngưỡng an toàn đối với các chỉ tiêu về nợ công để áp dụng cho tất cả các nước.
22


Việc xác định các chỉ tiêu an toàn về nợ công của từng nước thường được dựa
trên cơ sở đánh giá thực trạng nợ, tình hình kinh tế vĩ mô, chính sách tài khóa, tiền
tệ, nhu cầu về vốn đầu tư phát triển, hệ số tín nhiệm của quốc gia và có thể tham
khảo khuyến nghị của IMF/WB về ngưỡng an toàn nợ nước ngoài theo phân loại
chất lượng khuôn khổ thể chế và chính sách. Riêng tại các nước Khu vực đồng tiền
chung châu Âu thì lại quy định hạn mức trần nợ công áp dụng chung cho tất cả các
nước trong khối là dưới 60% GDP, thâm hụt ngân sách dưới 3% GDP.


Xác định các ngưỡng chuẩn để đánh giá.
Bảng 1: Kinh nghiệm thực tiễn của WB và IMF về ngưỡng an toàn nợ
(Đơn vị : %)
Chỉ tiêu

Ước tính của WB

Ước tính của IMF

NPV nợ/GDP

21 – 49

26 – 58

NPV nợ/XK

79 – 300

83 – 276
Nguồn: WB và IMF

Qua nghiên cứu của IMF/WB cho thấy, 20 – 25% các nước có tình trạng nợ
trong các khoảng như bảng, bắt đầu gặp khó khăn tổng thanh toán nợ. Bên cạnh
đó, có thể dựa vào khuyến nghị ngưỡng an toàn nợ theo chất lượng khuôn khổ
thể chế và chính sách, cụ thể:
Bảng 2: Khuyến nghị ngưỡng an toàn nợ theo chất lượng khuôn khổ thể chế
và chính sách
(Đơn vị : %)
Chính sách


Chính sách

Chính sách

yếu

vừa phải

tốt

NPV nợ/GDP

30

45

60

NPV nợ/XK

100

200

300

NPV nợ/thu NSNN

150


200

300

23


×