Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

tiểu luận tài chính công nghiên cứu ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách nhà nước đến cán cân thanh toán ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (577.11 KB, 36 trang )

LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT, THỰC
TRẠNG THÂM HỤT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU.............................................................................................................................. 4
1.1. Tổng quan nghiên cứu................................................................................................. 4
1.2. Cơ sở lý thuyết................................................................................................................ 7
1.2.1. Ngân sách Nhà nước........................................................................................... 7
1.2.2. Thực trạng thâm hụt ngân sách nhà nước tại Việt Nam................11
1.3. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................ 15
1.4. Mô hình nghiên cứu................................................................................................... 15
CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN............................................................. 18
2.1. Kết quả nghiên cứu.................................................................................................... 18
2.1.1. Mô tả thống kê dữ liệu.................................................................................... 18
2.1.2. Mô tả tương quan giữa các biến................................................................ 18
2.1.3. Kết quả ước lượng và một số kiểm định mô hình............................ 19
2.2. Thảo luận kết quả nghiên cứu.............................................................................. 23
2.2.1.Biến thâm hụt ngân sách................................................................................. 23
2.2.2. Biến lạm phát....................................................................................................... 25
CHƯƠNG 3: KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP XỬ LÝ THÂM HỤT NGÂN
SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ KẾT LUẬN............................................................................ 27
3.1. Phát hành tiền:.............................................................................................................. 27
3.2. Vay nợ............................................................................................................................... 28
3.3. Tăng thuế:....................................................................................................................... 30
3.4. Cắt giảm chi tiêu......................................................................................................... 31
3.5. Bán vốn nhà nước:..................................................................................................... 33
3.6. Các giải pháp khác:.................................................................................................... 33
KẾT LUẬN........................................................................................................................................ 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................................... 35


LỜI MỞ ĐẦU


Tính cấp thiết của đề tài
Các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng luôn phải đối mặt
với các bất ổn trong kinh tế vĩ mô. Một trong những vấn đề mà Nhà nước phải đặc
biệt quan tâm, bởi nó không chỉ tác động tới nền kinh tế mà còn có tầm ảnh hưởng
sâu rộng hơn tới các lĩnh vực khác như xã hội, chính trị, văn hóa phải kể đến đó là
thâm hụt ngân sách sách nhà nước.
Bởi khi thâm hụt ngân sách xảy ra cũng đồng nghĩa với việc tồn tại chênh
lệch lớn giữa Thu và Chi ngân sách. Thu không đủ mà những khoản Chi cần Ngân
sách hỗ trợ cũng vẫn tồn đọng. Tiêu biểu là các khoản an sinh xã hôi, y tế, giáo dục
– những khoản không thể thiếu trong phục vụ cuộc sống. Bởi vậy, Thâm hụt ngân
sách Thực sự là vấn đề “nhức nhối”. Không chỉ đối với các nhà kinh tế học mà còn
với các nhà chính trị.
Từ đó, mà ngày càng nhiều các nghiên cứu về thâm hụt ngân sách cũng như
mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách với sự tăng trưởng kinh tế được thực hiện . Về
cơ bản, thâm hụt NSNN tác động lên nền kinh tế vĩ mô trên nhiều phương diện khác
nhau, kể cả trực tiếp và gián tiếp. Thâm hụt NSNN có thể tác động đến các biến số
kinh tế như: tăng trưởng kinh tế, lạm phát, lãi suất, tỷ giá và thâm hụt cán cân thanh
toán. Trong đó, mối liên hệ giữa thâm hụt ngân sách và tăng trưởng kinh tế đã được
nghiên cứu phổ biến trên cả phương diện lý thuyết và thực tế. Kết quả thu được từ
các nghiên cứu cho thấy rằng thâm hụt ngân sách có ảnh hưởng nhất định đến tốc
độ tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, ở các quốc gia với điều kiện kinh tế, xã hội khác
nhau thì sự ảnh hưởng này cũng có khác biệt giữa các nước.
Cho tới thời điểm hiện tại, Việt Nam vẫn nằm trong nhóm các nước đang phát
triển. Đặc biệt, tình trạng thâm hụt ngân sách của Việt Nam đã và đang kéo dài hơn
15 năm và tạo ra những tác động không hề nhỏ lên nền kinh tế. Hiện trạng này đã được
quan tâm và chú ý rất nhiều bởi các cơ quan cấp cao và liên tục được đưa ra bàn

bạc tại Quốc hội. Kể từ năm 1986, khi Việt Nam chính thức áp dụng chính sách nền
kinh tế mở cửa, kinh tế Việt Nam đã có nhiều biến động lớn theo cả hai chiều hướng
tích cực và tiêu cực.


1


Theo số liệu được tổng hợp từ Ngân hàng phát triển châu Á ADB và trang
tradingeconomic, tình trạng ngân sách của Việt Nam trong những thập kỉ vừa qua
liên tục thâm hụt và tỷ lệ thâm hụt ngân sách trên GDP luôn ở trên mức 4%, mức
thâm hụt thuộc diện cao nhất trong khu vực. Tương ứng mỗi mức tỷ trọng khác
nhau của thâm hụt ngân sách trên GDP thì tốc độ tăng trưởng kinh tế lại có sự khác
nhau. Ngoài những tác động trực tiếp lên nền kinh tế thì thâm hụt ngân sách cũng có
thể tác động gián tiếp đến GDP thông qua một số yếu tố vĩ mô khác như nợ công,
lạm phát, lãi suất,…
Từ thực trạng trên, có thể thấy rằng nền kinh tế Việt Nam có nhiều biến động
và bị chi phối bởi thâm hụt ngân sách Nhà nước cũng như một số yếu tố khác. Và
việc nghiên cứu để tìm ra những hướng đi giúp kiểm soát hiệu quả hơn cán cân
ngân sách là điều cấp bách và cần thiết. Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu
chuyên sâu để có cái nhìn khách quan cũng như hỗ trợ cho việc hoạch định chính
sách của Chính phủ được thực hiện. Các bài viết đã có mới chỉ dừng lại ở một khía
cạnh nhất định như nghiên cứu mô hình định lượng để tìm ra mối quan hệ các biến,
hoặc dựa vào phân tích chủ quan từ những dữ liệu trong quá khứ, mà chưa có một
bài nghiên cứu nào kết hợp hai phương pháp nghiên cứu này. Thêm nữa, một số bài
nghiên cứu định lượng trước đây tại Việt Nam mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá tác
động trực tiếp của thâm hụt ngân sách đến cán cân thanh toán mà chưa xét đến các
hiệu ứng dẫn truyền gián tiếp khác.
Nhận thức được điều ấy, chúng tôi đã chọn đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng
của thâm hụt ngân sách nhà nước đến cán cân thanh toán ở Việt Nam” làm đề tài
nghiên cứu. Bài nghiên cứu sẽ phân tích mối quan hệ cán cân thanh toán Việt Nam
với các biến số vĩ mô và sẽ tập trung đánh giá ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách
Nhà nước và đưa ra các khuyến nghị xây dựng kế hoạch ngân sách hiệu quả
Mục tiêu nghiên cứu

Bài nghiên cứu được thực hiện dựa trên hai mục tiêu chính
+ Làm rõ mức độ ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách Nhà nước đến Cán cân
Thanh toán tại Việt Nam

2


+

Đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm xử lý vấn đề thâm hụt ngân sách Nhà

nước.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu trong đề tài này là cán cân thanh toán và sự thâm hụt ngân
sách Nhà nước tại Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu trên ba vấn đề chính:
-

Tổng quan về thực trạng cán cân ngân sách qua các nghiên cứu trên thế giới và Việt
Nam, sự tác động của thâm hụt ngân sách đến nền kinh tế

-

Mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách với các biến số vĩ mô và tác động đến cán cân
thanh toán tại Việt Nam

-

Khuyến nghị đưa ra nhằm xử lý vấn đề thâm hụt ngân sách, nâng cao hiệu quả sử
dụng ngân sách, thúc đẩy kinh tế phát triển

Cấu trúc bài nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu và kết luận, bài viết được kết cấu thành ba chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu

Chương 2: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương 3: Kết luận và kiến nghị giải pháp xử lý thâm hụt ngân sách Nhà
nước

3


CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT, THỰC
TRẠNG THÂM HỤT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU

1.1. Tổng quan nghiên cứu
Quan điểm của một số trường phái kinh tế
Thâm hụt ngân sách là một trong những vẫn đề “nhức nhối” nhất trong nền
kinh tế. Vì thế mà các nhà kinh tế học đến từ nhiều trường phái khác nhau đã vào
cuộc nghiên cứu từ đó đưa ra các quan điểm cũng như các lý thuyết về ảnh hưởng
của thâm hụt ngân sách lên các biến số vĩ mô, trong đó có cán cân thanh toán. Dưới
đây là một số các lý thuyết tiêu biểu:
Trường phái cổ điển
Theo quan điểm của trường phái cổ điển, tổng số thu ngân sách phải bằng
tổng số chi, ngân sách hằng năm phải cân bằng, không để xảy ra thâm hụt hay thặng
dư ngân sách. Nếu trường hợp tổng chi lớn hơn tổng thu – bội chi ngân sách, Chính
phủ phải tài trợ cho khoản thâm hụt này bằng cách đi vay, gây ra sự gia tăng lạm
phát, mất giá đồng nội tệ và thế hệ tương lai phải gánh chịu khoản vay đó khiến cho
thâm hụt sẽ càng trở nên tồi tệ hơn.
Ngược lại, khi tổng thu lớn hơn tổng chi, tức thặng dư ngân sách cho thấy

khoản tiền Nhà nước thu về chưa được sử dụng hiệu quả, gây lãng phí nguồn lực.
Việc này sẽ dần dần dẫn tới Nhà nước phải hứng chịu áp lực từ sự bất bình của công
chúng.
b. Trường phái tân cổ điển
Khác với qan điểm của trường phái cổ điển, trường phái tân cổ điển lại cho
rằng mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và tăng trưởng kinh tế là ngược chiều
nhau. Thâm hụt sẽ tác động tiêu cực đến hệ thống thuế trong tương lai bởi trong
hiện tại, người tiêu dùng sẽ chi tiêu nhiều hơn và làm giảm tiết kiệm quốc gia. Từ
đó làm giảm đầu tư trong khu vực tư nhân. Cũng theo quan điểm của trường phái
này, nếu thâm hụt ngân sách được tài trợ bằng các khoản vay trong nước sẽ làm lãi
suất tăng lên, dẫn đến đầu tư tư nhân giảm, lạm phát tăng và làm giảm hiệu quả sản
xuất trong nền kinh tế.

4


c. Trường phái Keynesian
Lý thuyết cổ điển của Keynes về thâm hụt Ngân sách Nhà nước (NSNN) chỉ ra
rằng trong nền kinh tế tư nhân, chính phủ có thể can thiệp và gia tăng chi tiêu nhằm bù
đắp cho sự sụt giảm trong chi tiêu khu vực tư nhân và hộ gia đình. Trọng tâm của
trường phái tư tưởng này là can thiệp của chính phủ có thể làm ổn định nền kinh tế.

Ý tưởng chính của lý thuyết Keynes, là sự khẳng định rằng tổng cầu được đo
bằng tổng chi tiêu của các hộ gia đình, các doanh nghiệp và chính phủ và đó là động
lực quan trọng nhất trong nền kinh tế. Ông đồng thời lập luận rằng việc thiếu hụt cầu có
thể dẫn đến hiện tượng thất nghiệp cao kéo dài. Sản lượng hàng hoá và dịch vụ của nền
kinh tế là tổng của bốn thành phần: tiêu dùng, đầu tư, mua sắm của chính phủ, và xuất
khẩu ròng. Trong thời kỳ suy thoái, thường có nhiều yếu tố làm suy yếu cầu do chi tiêu
giảm xuống. Vì vậy, ông đưa ra nhận định rằng các thị trường tự do không có cơ chế tự
cân bằng dẫn đến việc làm đầy đủ và ủng hộ cho sự can thiệp của chính phủ thông qua

các chính sách công nhằm đạt được việc làm và ổn định giá cả.

Về chính sách ngân sách, Keynes nêu nên quan điểm rằng chính phủ nên
tuân theo chính sách ngân sách phù hợp với chính sách ổn định xã hội mà ông nêu
trên. Ông cho rằng ngân sách đầu tư chính là công cụ cần thiết để ứng phó với bất
ổn trong đầu tư khu vực tư. Ông đưa ra một số ý chính trong khuyến nghị về chính
sách ngân sách và ổn định:
Thứ nhất, trong trường hợp thiếu hụt đầu tư tư nhân, đầu tư xã hội là cần
thiết để duy trì việc làm đầy đủ. Hơn nữa, do những biến động trong đầu tư tư nhân
có thể xảy ra, kế hoạch đầu tư của khu vực công nên đối nghịch chu kỳ kinh tế.
Thứ hai, không nên đối nghịch chu kỳ kinh tế bằng cách thay đổi thu nhập
thông qua thuế và chi tiêu nhằm duy trì việc làm đầy đủ.
Thứ ba, đầu tư công nên xuất phát từ dự án có hoàn trả, hay thực hiện vì lợi
ích công cộng thay vì lợi ích tư nhân

5


Thứ tư, việc vay mượn của công chúng để tài trợ cho đầu tư công nên để
chính phủ trung ương thực hiện là tốt nhất. Điều này sẽ giảm chi phí tín dụng cho
các đơn vị chính quyền địa phương.
d. Lý thuyết về thâm hụt ngân sách của Ricardo
Không giống như những quan điểm nói trên, Ricardo cho rằng thâm hụt ngân
sách không gây ra ảnh hưởng nào đến kinh tế vĩ mô trong cả ngắn hạn và dài hạn, ảnh
hưởng của thuế và thâm hụt ngân sách đối với người tiêu dùng là như nhau. Điều này
được lý giải bởi sự thâm hụt ngân sách do giảm thuế ở thời điểm hiện tại sẽ phải trả giá
bằng việc tăng thuế trong tương lai, bao gồm cả trả lãi cho các khoản vay.

Trong hiện tại, người tiêu dùng sẽ tiết kiểm một khoản cần thiết để chi trả
trong tương lai, hoặc quyết định tiêu dùng của họ không chỉ phụ thuộc vào thu nhập

hiện tại mà còn phụ thuộc vào thu nhập kỳ vọng. Ngoài ra, thu nhập khả dụng của
người dân tăng lên khi giảm thuế, họ cũng ý thức được vấn đề giảm thuế sẽ dẫn đến
sự tăng thuế trong tương lai. Do đó họ sẽ tiết kiệm nhiều hơn. Vì thế, khi tiết kiệm
của Nhà nước giảm xuống khi thâm hụt ngân sách thì tiết kiệm tư nhân lại tăng lên,
tổng tiết kiệm của nền kinh tế sẽ không đổi. Vì thế mà thâm hụt ngân sách sẽ không
ảnh hưởng tới tiết kiệm, đầu tư, tăng trưởng, lạm phát,…
e. Lý thuyết về ngân sách cố ý thiếu hụt
Cân bằng ngân sách phải được giải quyết tùy thuộc vào thực trạng nền kinh
tế và những ảnh hưởng của chính sách thu, chi công. Chấp nhận thâm hụt có thể gây
ra hậu quả lạm phát lên nền kinh tế, nhưng được đổi lại bằng sự thúc đẩy kinh tế đi
lên, lấy nguồn thu năm sau bù đắp cho thâm hụt của những năm trước. Tuy nhiên sự
thiếu hụt chỉ mang tính chất tạm thời và trong tương lai, chính phủ vẫn hướng đến
mục tiêu ngân sách thăng bằng
f. Lý thuyết ngân sách chu kỳ
Theo đó, sự cân bằng của ngân sách nhà nước không nên dùy trì trong khuôn
khổ một năm mà sẽ duy trì trong khuôn khổ một chu kỳ, điều này sẽ giúp nhà nước
thực hiện các chính sách phù hợp trong từng điều kiện kinh tế . Trong giai đoạn thịnh
vượng, nhà nước nên tạo lập một quỹ dự trữ nhằm tài trợ cho những giai đoạn suy thoái
về sau. Ngược lại ở giai đoạn nền kinh tế suy thoái, nhà nước đứng ra tài trợ

6


bằng thâm hụt ngân sách sẽ thúc đẩy nền kinh tế đi lên, tài trợ cho những chương
trình kinh tế lớn và sẽ được bù đắp bởi thặng dư ngân sách trong tương lai.

1.2. Cơ sở lý thuyết
1.2.1. Ngân sách Nhà nước
a. Khái niệm:
-


Luật Ngân sách Nhà nước của Việt Nam đã được Quốc hội Việt Nam thông qua

ngày 16/12/2002 định nghĩa:
“Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước trong dự
toán đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong
một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước.”
- Theo định nghĩa của IMF:
Ngân sách nhà nước là một khâu của hệ thống tài chính quốc gia, nó phản ánh
quan hệ tài chính phát sinh gắn liền với quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ tiền
tệ tập trung của Nhà nước và khi Nhà nước tham gia phân phối các nguồn tài chính
quốc gia nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nước, trên cơ sở luật định.

b. Đặc điểm của ngân sách nhà nước
Trước hết, Ngân sách nhà nước là một bộ luật tài chính đặc biệt, bởi lẽ trong
Ngân sách nhà nước vừa, các chủ thể của nó được thiết lập dựa vào hệ thống các pháp
luật có liên quan như hiến pháp, các luật thuế,… nhưng mặt khác, bản thân Ngân sách
nhà nước cũng là một bộ luật do Quốc hội quyết định và thông qua hằng năm, mang
tính chất áp đặt và bắt buộc các chủ thể kinh tế – xã hội có liên quan phải tuân thủ.

Thứ hai, Ngân sách nhà nước gắn chặt với sở hữu Nhà nước và luôn chứa
đựng lợi ích chung, lợi ích công cộng. Nhà nước là chủ thể duy nhất có quyền quyết
định đến các khoản thu – chi của Ngân sách nhà nước vừa và hoạt động thu – chi
này nhằm mục tiêu giúp Nhà nước giải quyết các quan hệ lợi ích trong xã hội khi
Nhà nước tham gia phân phối các nguồn tài chính quốc gia giữa Nhà nước với các
tổ chức kinh tế – xã hội, các tầng lớp dân cư…
Thứ ba, Ngân sách nhà nước vừa là một bản dự toán thu chi. Các cơ quan, đơn
vị có trách nhiệm lập NSNN và đề ra các thông số quan trọng có liên quan đến chính
sách mà Chính phủ phải thực hiện trong năm tài khóa tiếp theo. Thu, chi Ngân sách


7


nhà nước vừa là cơ sở để thực hiện các chính sách của Chính phủ. Chính sách nào
mà không được dự kiến trong Ngân sách nhà nước vừa thì sẽ không được thực hiện.
Thứ tư, Ngân sách nhà nước là một bộ phận chủ yếu của hệ thống tài chính quốc
gia. Bao gồm: tài chính nhà nước, tài chính doanh nghiệp, trung gian tài chính và tài
chính cá nhân hoặc hộ gia đình. Trong đó tài chính nhà nước tác động đến hoạt động và
sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế – xã hội. Huy động và tập trung một bộ phận
nguồn lực tài chính từ các định chế tài chính khác chủ yếu qua thuế và các khoản thu
mang tính chất thuế. Trên cơ sở nguồn lực huy động được, Chính phủ sử dụng quỹ
ngân sách để tiến hành cấp phát kinh phí, tài trợ vốn cho các tổ chức kinh tế, các đơn vị
thuộc khu vực công nhằm thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội.

Quyền quyết định các khoản thu – chi của ngân sách được dự toán, được thảo
luận và phê chuẩn bởi cơ quan pháp quyền, quyền quyết định là của toàn dân được
thực hiện thông qua Quốc hội. Ngân sách nhà nước vừa được giới hạn thời gian sử
dụng, được quy định nội dung thu – chi, được kiểm soát bởi hệ thống thể chế, báo
chí và nhân dân.
c. Hoạt động thu - chi của Ngân sách
Để hiểu rõ nguồn gốc của thâm hụt ngân sách, cần phải hiểu nguồn thu và chi
của Ngân sách Nhà nước đề có thể đánh giá hiệu quả. Một số hoạt động thu, chi của
NSNN bao gồm:


Hoạt động thu NSNN gồm:
Thu thuế:
Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc cho nhà nước do luật định đối với các

pháp nhân và thể nhân nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước.



Thu từ hoạt động kinh tế của nhà nước:

Khoản thu này gồm thu lợi tức từ vốn góp của nhà nước vào các cơ sở kinh tế. Mặt
khác, tiền thu hồi vốn của nhà nước tại các cơ sở kinh tế cũng là một nguồn thu của
NSNN, được thu bằng các hình thức như thu từ bán tài sản của nhà nước đã cho các
chủ thể trong xã hội thuê trước đây, thu từ sử dụng vốn của nguồn NSNN, thu từ bán
lại các cơ sở kinh tế của nhà nước cho các thành phần kinh tế, thu từ

8


cho thuê hoặc bán tài nguyên thiên nhiên hay thu từ lệ phí và phí.



Vay nợ của chính phủ:

Chính phủ vay nợ cả trong nước và nước ngoài để bù đắp vào Ngân sách Nhà nước.
Vay nợ trong nước gồm các khoản vay từ tầng lớp dân cư, các doanh nghiệp trong
nước được thực hiện dưới hình thức phát hành các công cụ nợ của chính phủ như tín
phiếu kho bạc, trái phiếu chính phủ,... Vay nợ nước ngoài được thực hiện thông qua
các khoản viện trợ có hoàn lại (vốn ODA), vay nợ của chính phủ các nước, các tổ
chức quốc tế và các công ty.
Hoạt động chi NSNN gồm:
- Chi thường xuyên: các khoản chi thường xuyên mang tính chất là các khoản chi
tiêu dùng xã hội nhằm đảm bảo cho bộ máy nhà nước tồn tại và hoạt động
- Chi sự nghiệp: chi sự nghiệp kinh tế (nông nghiệp, thủy lợi, lâm nghiệp....), chi cho sự
nghiệp văn hóa xã hội ( khoa học, công nghệ, giáo dục và đào tạo, y tế, văn hóa,...)


-Chi quản lí nhà nước: khoản chi nhằm đảm bảo sự hoạt động của hệ thống các cơ
quan quản lí nhà nước từ trung ương đến địa phương.
- Chi cho quốc phòng, an ninh, nhằm đảm bảo trật tự an toàn xã
hội -Chi đầu tư phát triển: góp phần làm cho tăng trưởng kinh tế.
-Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội.
-Chi đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp nhà nước.
-Chi góp vốn cổ phần, góp vốn liên
doanh -Chi dự trữ nhà nước
-Trả nợ trong nước và nước ngoài
c. Thâm hụt ngân sách nhà nước
Thâm hụt ngân sách, hay bội chi ngân sách, là chênh lệch giữa số thu và số chi
trong một năm ngân sách. Nói một cách khái quát hơn, thâm hụt ngân sách là hiện

9


tượng chênh lệch cung, cầu về nguồn lực tài chính của Nhà nước, cụ thể là cung
không đủ cầu. Hai thành phần chính của thâm hụt ngân sách là chi ngân sách và thu
ngân sách.
Thâm hụt NSNN được chia thành 2 loại: thâm hụt cơ cấu và thâm hụt chu kì.
- Thâm hụt cơ cấu: là các khoản thâm hụt được quyết định bởi những chính
sách tùy biến của chính phủ như quy định thuế suất, trợ cấp bảo hiểm xã hội hay
quy mô chi tiêu cho giáo dục, quốc phòng,….
-

Thâm hụt chu kì: là các khoản thâm hụt gây ra bởi tình trạng của chu kì

kinh tế, nghĩa là mức độ cao hay thấp của sản lượng và thu nhập quốc dân. VD: khi
nền kinh tế suy thoái, tỉ lệ thất nghiệp tăng sẽ dẫn đến thu ngân sách từ thuế giảm

xuống trong khi chi ngân sách cho trợ cấp thất nghiệp tăng lên.
Hàm ngân sách có dạng đơn giản như sau: B = G – T. Trong đó:
B là cán cân ngân sách
T là thu ngân sách
G là chi tiêu ngân sách
Theo đó, có 3 trường hợp có thể xảy ra đối với ngân sách nhà nước:
-

B > 0: Chi vượt thu, là trường hợp bội chi ngân sách hay thâm hụt ngân sách

-

B < 0: Thu vượt chi, là trường hợp bội thu ngân sách hay thặng dư ngân sách

-

B = 0: Thu bằng chi, còn gọi là cân bằng ngân sách
d. Nguyên nhân thâm hụt ngân sách
- Diễn biến bất thường của chu kỳ kinh doanh:
Khủng hoảng làm cho nguồn thu của nhà nước giảm xuống, nhưng nhu cầu chi

lại tăng lên để giải quyết những khó khăn nảy sinh về kinh tế và xã hội. Từ đó làm
cho mức thâm hụt ngân sách nhà nước tăng lên. Ở giai đoạn kinh tế phồn thịnh, thu
của nhà nước sẽ tăng lên, trong khi chi không phải tăng tương ứng. Điều đó làm
giảm mức thâm hụt ngân sách nhà nước. Mức thâm hụt do tác động của chu kỳ kinh
doanh gây ra được gọi là bội chi chu kỳ
- Tác động của chính sách cơ cấu thu chi của nhà nước:
Khi nhà nước thực hiện chính sách đẩy mạnh đầu tư, kích thích tiêu dùng sẽ làm
tăng mức thâm hụt ngân sách nhà nước. Ngược lại, thực hiện chính sách giảm đầu tư


10


và tiêu dùng của nhà nước thì mức bội chi ngân sách nhà nước sẽ giảm bớt. Vì vậy,
thâm hụt NSNN có thể do Nhà nước chủ động sử dụng thâm hụt NSNN như một
công cụ sắc bén của chính sách tài khóa.
Ngoài hai nguyên nhân chính nêu trên, vẫn tồn đọng những nguyên nhân vĩ mô
gây thâm hụt NSNN tại Việt Nam:
Trước tiên, nguyên nhân chính phải kể đến Thất thu thuế nhà nước.Thuế là
nguồn thu chính và bền vững nhất cho ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, do hệ thống
pháp luật ta còn nhiều bất cập, sự quản lí chưa chặt chẽ đã tạo kẻ hở cho các cá
nhân, tổ chức lợi dụng để trốn thuế hoặc sử dụng thuế cho mục đích cá nhân. Bên
cạnh đó, việc giãn thuế, giảm thuế và miễn thuế cho các doanh nghiệp là cách để hỗ
trợ doanh nghiệp có thêm nguồn vốn đầu tư và mở rộng sản xuất. Tuy nhiên, việc
miễn thuế, giảm thuế hoặc chậm thu làm ảnh hưởng tới các khoản chi ngân sách
khác trong ngắn hạn và gây thâm hụt ngân sách nhà nước.
Thứ hai, Đầu tư công kém hiệu quả cũng là một nguyên nhân chính dẫn đến
thâm hụt ngân sách. Vốn đầu tư đổ vào Việt Nam với số lượng khá lớn trong các
năm gần đây, tuy nhiên việc sử dụng vốn đầu tư công ở các địa phương kém hiệu
quả và dàn trải, đồng thời không có định hướng phù hợp trong quá trình chọn lựa dự
án đầu tư.
Thứ ba, quy mô chi tiêu của chính phủ đang rất lớn. Tăng chi tiêu của chính phủ
có tác động ngắn hạn nhằm giúp nền kinh tế tăng trưởng tạm thời nhưng lại tạo ra
lạm phát và rủi ro tài chính về lâu dài do sự thiếu hiệu quả và thiếu cơ chế giám sát
hệ thống chi tiêu công. Đồng thời, sự thiếu hụt ngân sách trong những năm qua còn
được sử dụng như một công cụ trong chính sách tài khóa để kích thích sự tăng
trưởng kinh tế.
1.2.2. Thực trạng thâm hụt ngân sách nhà nước tại Việt Nam
Thâm hụt (hay bội chi) ngân sách tại Việt Nam là vấn đề xảy ra liên tục trong
các năm vừa qua, nó kéo theo một loạt các hậu quả đó là: tăng nợ công, tăng lãi

suất, tác động tiêu cực tới tỷ giá, bất ổn kinh tế vĩ mô và gây áp lực trở lại đối với
ngân sách nhà nước khiến Việt Nam đi vào một vòng luẩn quẩn với gánh nặng nợ
ngày càng tăng.

11


Trong 10 năm, từ 2009 tới nay, không năm nào ngân sách nhà nước ta được
thặng dư (trừ năm 2008 của giai đoạn trước), ngân sách nhà nước liên tục thâm hụt,
với tỷ lệ thâm hụt so với GDP là khá lớn, xung quanh mức 4%, thuộc diện cao trong
khu vực.
Mức thâm hụt ngân sách nước ta trong 10 năm qua như sau:

Nguồn dữ liệu: />Với mức thâm hụt theo giá trị tuyệt đối như sau:

12


Nguồn dữ liệu: />Ta thấy được rằng, thâm hụt ngân sách của Việt Nam rất cao, đặc biệt trong
năm 2015 khi thâm hụt ngân sách nhà nước lên tới 5% so với GDP, đây là ngưỡng
rất dễ khủng hoảng nợ công và khủng hoảng cán cân thương mại. Điều tích cực là
mặc dù về giá trị tuyệt đối, thâm hụt Ngân sách Nhà nước của Việt Nam có xu
hướng tăng, nhưng trong 3 năm trở lại đây, tỷ lệ của nó so với GDP lại giảm. Đây là
điều tích cực, thể hiện rằng đã dần quản lý và sử dụng Ngân sách Nhà nước ngày
càng tốt và hiệu quả hơn.
Tổng thu nhập và chi tiêu của ngân sách nhà nước được thống kê:

Chi tiêu ngân sách nhà nước. Đơn vi: tỷ đồng
Nguồn dữ liệu: />
13



Thu nhập của ngân sách nhà nước. Đơn vị: tỷ đồng
Nguồn dữ liệu: />Thu NSNN trong 10 năm từ 2009-2019 duy trì ở mức 780.000 tỷ đồng. Cao đỉnh
điểm 1.300.000 là tỷ đồng năm 2017. Và mức thấp nhất là 300.000 tỷ đồng năm
2009. Tuy nhiên mức thu NSNN thấp nhất từ trước tới nay có lẽ phải kể đến khoản
19 tỷ đồng năm 1985.
Cùng với đó, nợ công nước ta tăng lên hàng năm:

Nợ công Việt Nam từ 2009 đến 2019 (đơn vị: tỷ % lệ với GDP)
Nguồn dữ liệu: />
14


Nợ công Việt Nam với mức trung bình là 46,94 % từ năm 2009 tới 2019. Thởi
điểm nợ công cao nhất là năm 2017 với 61.50%. Mức thấp nhất trong 20 năm qua
phải kể đến năm 2009 với mức nợ công là 45.2% (tuy nhiên so với mức kỉ lục là
31,40% năm 2000 thì giảm chưa đáng kể)

1.3. Phương pháp nghiên cứu
Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu là: nghiên cứu định lượng nhằm tìm
ra mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và một vài biến số vĩ mô khác đến cán cân
thanh toán tại Việt Nam, đưa ra phân tích và đánh giá khách quan hơn.

1.4. Mô hình nghiên cứu
Theo Tổng cục Thống kê, kinh tế Việt Nam những năm đầu giải phỏng tăng
trưởng thấp và thực chất không có phát triển. Cho đến khi sau quyết định cải cách
và mở cửa từ năm 1986, kinh tế dần phục hồi và có những bước phát triển nhất
định. Nền kinh tế thị trường định hướng xuất khẩu được Quốc hội phê duyệt, đẩy
mạnh phát triển các ngành sản xuất, chế biến, chế tạo, dịch vụ, chuyển dịch từ lao

động thủ công sang các lĩnh vực đòi hỏi vốn và công nghệ. Ngoài ra, Việt Nam là
quốc gia thu hút một lượng lớn vốn FDI từ khắp nơi trên thế giới vào phát triển
công nghiệp đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tập trung vào các
doanh nghiệp vừa và nhỏ với nguồn vốn chính từ tín dụng ngân hang.
Sau khi đã tham khảo các công trình đi trước và các mô hình được ứng dụng,
phân tích, kết hợp điều chỉnh với các điều kiện kinh tế vốn có tại Việt Nam, chúng
tôi quyết định sử dụng mô hình hồi quy mẫu, ứng dụng phương pháp bình phương
tối thiểu OLS để tìm ra mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và thâm hụt ngân sách,
theo mô hình sau:
Định dạng mô hình:
Ŷ=ββ̂1 +ββ̂2BD+ββ̂3INF+ββ̂4DC+ββ̂5FDI+ββ̂6GI+ε
Trong đó:
Biến phụ thuộc:
GDP: mức độ tăng trưởng GDP hàng năm (%)

1
5


Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm theo giá thị trường dựa trên đồng nội tệ.
GDP được tính toán mà không khấu trừ khấu hao tài sản cố định hoặc để cạn kiệt và
suy thoái tài nguyên thiên nhiên.
Biến độc lập:
BD: thâm hụt ngân sách chính phủ (% trên GDP)
Thu ngân sách và chi ngân sách được tính theo cách tính của IMF.
INF: mức lạm phát hàng năm (%)
DC: tín dụng nội địa khu vực tư nhân (% trên GDP)
Tín dụng nội địa cung cấp cho các doanh nghiệp khu vực tư nhân, chẳng hạn
như thông qua các khoản vay, mua chứng vốn, tín dụng thương mại và bao thanh
toán các khoản phải thu,...

FDI: vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (% trên GDP)
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là dòng vốn đầu tư ròng để thu được lợi ích quản
lý lâu dài (từ 10% trở lên cổ phiếu có quyền biểu quyết) trong một doanh nghiệp
hoạt động trong một nền kinh tế không phải là nhà đầu tư. Đây là tổng vốn cổ phần,
tái đầu tư thu nhập, vốn dài hạn khác, và vốn ngắn hạn như thể hiện trong cán cân
thanh toán.
GI: tổng chi đầu tư (% trên GDP)
Dữ liệu tổng chi đầu tư quốc nội và khoản thanh toán trên đầu tư nước ngoài
ròng được xây dựng từ khoản tiết kiệm quốc gia. Số tiền mà chính phủ đầu tư không
tính đến bất kỳ khoản khấu hao nào.
Hệ số:
β 1β̂ làhê s ̣ ốchăṇ hay còn goịlàhê s ̣ ốtư d ̣ o.
β 2β̂ là hệ số hồi quy riêng phần ứng với biến độc lập thâm hụt cán cân ngân sách

BD.
β 3β̂ là hệ số hồi quy riêng phần ứng với biến độc lập lạm phát INF.
β 4β̂ là hệ số hồi quy riêng phần ứng với biến độc lập tín dụng nội địa khu vực tư

DC.
β 5β̂ là hệ số hồi quy riêng phần ứng với biến độc lập vốn đầu tư trực tiếp từ
nước ngoài FDI.

16


β

6β̂ là hệ số hồi quy riêng phần ứng với biến độc lập tổng chi đầu tư

GI. ε là nhiễu của mô hình

Phương pháp thu thập dữ liệu
Các biến được lấy dữ liệu từ The World Bank data ()
và Trading Economics ().

17


CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

2.1. Kết quả nghiên cứu
2.1.1. Mô tả thống kê dữ liệu
Từ bảng dữ liệu, mô tả thống kê dữ liệu được thể hiện sau đây:

2.1.2. Mô tả tương quan giữa các biến
Sử dụng phần mềm Stata, ma trận tương quan giữa các biến được thể hiện sau
đây:

Nhận xét tương quan cùng chiều, ngược chiều:
GDP và BD tương quan âm cho thấy quan hệ tương quan ngược chiều giữa GDP
và BD. Tăng thâm hụt cán cân ngân sách thì tốc độ tăng trưởng giảm.
GDP và INF tương quan âm cho thấy quan hệ tương quan ngược chiều giữa
GDP và INF. Lạm phát tăng thì GDP giảm.
GDP và DC tương quan dương cho thấy quan hệ tương quan cùng chiều giữa
GDP và DC. Tín dụng nội địa khu vực tăng thì GDP tăng.
GDP và FDI tương quan dương cho thấy quan hệ tương quan cùng chiều giữa
GDP và FDI, nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài tăng thì GDP tăng.

18



GDP và GI tương quan dương cho thấy quan hệ tương quan cùng chiều giữa
GDP và GI, tổng chi đầu tư tăng thì GDP tăng.
2.1.3. Kết quả ước lượng và một số kiểm định mô hình
-

Kết quả ước lượng:

Model 1: OLS, using observations 2000-2016 (T=17)
Dependent variable: GDP

Ta có mô hình hồi quy mẫu:
Y==̂β1=̂ +β2=̂BD+β=̂3INF+β4=̂DC+β5=̂FDI+β6=̂GI+ε
Trước hết, chúng ta thành lập được một bảng số liệu như sau:
Tên biến

Hệ số hồi quy

Thống kê t

P-value

Khoảng tin cậy

Hệ số tự do

62.50756

4.40

0.001


[31.25035; 93.76476]

BD

-1.037373

-0.60

0.564

[-4.872323; 2.797578]

INF

0.334116

0.71

0.495

[-0.7085894; 1.376821]

DC

0.1557668

0.72

0.487


[-0.320592; 0.6231256]

FDI

-15.464

-8.47

0.000

[-19.48336; -11.44463]

GI

17.81236

9.51

0.000

[13.68981; 21.93491]

19


̂

Ý nghĩa hệ số hồi quy:


nghĩa là khi tất cả các biến khác bằng 0 thì tăng trưởng GDP β1 = 62.50756

bằng 62.50756%
̂

nghĩa là cán cân ngân sách cứ thâm hụt thêm 1% thì tăng trưởng β2 = −1.037373

GDP giảm 1.037373%
̂

nghĩa là lạm phát cứ tăng thêm 1% thì tăng trưởng GDP tăng β4 = 0.1557668

đi 0.1557668%
̂

nghĩa là tín dụng khu vực tư cứ tăng thêm 1% thì tăng trưởng β6 = 17.81236

GDP tăng 17.81236%
Trong bảng tương quan của mô hình, INF và GDP có tương quan âm nhưng kết
quả hồi quy lại cho hệ số hồi quy dương có thể là do ảnh hưởng của các biến
khác khiến cho dấu của hệ số hồi quy của INF khác với dấu của tương quan.
̂

nghĩa là vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài cứ tăng thêm 1% thì β3 = 0.334116

tăng trưởng GDP tăng 0.0833467 %

Trong bảng tương quan của mô hình, FDI và GDP có tương quan dương nhưng
kết quả hồi quy lại cho hệ số hồi quy âm có thể là do ảnh hưởng của các biến
khác khiến cho dấu của hệ số hồi quy của GI khác với dấu của tương quan.

̂

nghĩa là tổng chi đầu tư cứ tăng thêm 1% thì tăng trưởng GDP β5 = −15.464

giảm 15.464%
- Kiểm định hệ số hồi quy:
Để kiểm định ý nghĩa thống kê của các biến độc lập ta xem xét hệ số hồi quy của
các biến độc lập có khác 0 hay không. Sử dụng cặp giả thiết:
{

Ho: βi = 0

Ta có bảng sau :
P-value
BD

0.001

INF

0.564

DC

0.495

FDI

0.487


GI

0.000

20


Với mức ý nghĩa ∝= 5% các biến BD, GI có ý nghĩa thống kê tức có ảnh hưởng đến GDP.

Các biến INF, DC, FDI không có ý nghĩa thống kê hay không có ảnh hưởng lên
GDP.
-

Kiểm định sự phù hợp của mô hình:

Cặp giả thuyết kiểm định:
0:2= 3=

2
2
2
2
2
1: 2 + 3 + 4 + 5 + 6

≠0

4= 5= 6=0

Với mức ý nghĩa α = 0.05, ta có P-value(F(5,11)) = 0.0000< 0.05 nên bác bỏ H0

Như vậy mô hình là phù hợp.
-

Kiểm định bỏ sót biến:

* Kiểm định Ramsey RESET
Xét cặp giả thuyết: {Ho: Mô hình không bỏ sót biến

H1: Mô hình bỏ sót biến Chạy trên phần mềm Stata, ta được kết quả sau

21


Test statistic: F = 166.24,
with p-value = P(F(2,9) > 166.24)=0.000
Với p-value = 0.000 < 0.05 bác bỏ H0
Như vậy với mức ý nghĩa 5%, mô hình bỏ sót biến.
-

Kiểm định phương sai sai số thay đổi:

Kiểm định White’s Test:
Xét cặp giả thuyết {Ho: βi = 0 (phương sai sai số đồng nhất)

H1: βi ≠ 0 (phương sai sai số thay đổi)

Test statistic: TR^2 = 3.69,
p-value = P(Chi2) > 3.69) = 0.0547
Với p-value = 0.0547 < 0.05 bác bỏ H0
Như vậy, mô hình có phương sai sai số không đổi.

-

Kiểm định đa cộng tuyến:

Xét thừa số tăng phương sai VIF
Nếu VIF > 10 thì có đa cộng tuyến . Ta có

22


Ta có VIF của các biến <10 nên mô hình không mắc đa cộng tuyến

2.2. Thảo luận kết quả nghiên cứu
Từ kết quả hồi quy cho thấy biến độc lập thâm hụt ngân sách (BD), biến lạm
phát (INF) có ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế (GDP). Từ kết quả hồi
quy nhóm xin rút ra một số kết luận đáng chú ý:
2.2.1.Biến thâm hụt ngân sách
Theo kết quả của mô hình hồi quy, thâm hụt ngân sách có quan hệ ngược
chiều với tốc độ tăng trưởng kinh tế với mức ý nghĩa thống kê 5%. Kết quả này có
tính tương đồng với một số nghiên cứu trước đây như nghiên cứu “Thâm hụt ngân
sách, nợ công và rủi ro vĩ mô ở Việt Nam” của Phạm Thế Anh, nghiên cứu “Tác
động của thâm hụt ngân sách đến tăng trưởng kinh tế: Bằng chứng ở các nước Đông
Nam Á” của Phạm Lê Trúc Quỳnh và Đặng Văn Cường đã chỉ ra rằng thâm hụt
ngân sách có tác động tiêu cực đến GDP, tuy nhiên cũng có một số ý kiến trái chiều
như nghiên cứu của Bose, Haque và Osborne (2007) lại tìm ra sự biến động cùng
chiều của thâm hụt ngân sách và tăng trưởng kinh tế. Sự khác biệt này xảy ra bởi
mô hình áp dụng cũng như vùng dữ liệu của 2 bài nghiên cứu khác nhau.
Tuy nhiên, điều này cũng hợp lý với thực trạng ở các nước Đông Nam Á và
Việt Nam nhưng có thể khẳng định tăng trưởng GDP của Việt Nam nhạy cảm với
thâm hụt ngân sách hơn các nước Đông Nam Á do hệ số hồi quy beta của biến thâm

hụt ngân sách trong mô hình hồi quy của tác giả Đặng Văn Cường chỉ là -0.154 với
độ tin cậy 99%. Tác động tiêu cực này cũng có thể được giải thích là do các khoản
thu thì không tang thậm chí là giảm bởi một số lí do khách quan như các hiệp định
thương mại tự do, miễn giảm thuế xuất nhập khẩu nhưng chi tiêu chính phủ lại tăng
lên gây thâm hụt ngân sách và lạm phát tang làm giảm mức độ tăng trưởng kinh tế.
Hơn nữa, lạm phát lại làm cho đồng VND mất giá, trong khi không tăng xuất khẩu
được ngay thì lại phải chịu chi phí nhập khẩu cao hơn làm giảm tăng trưởng.
Ngoài ra việc chính phủ chi tiêu vào đầu tư công quá mức sẽ gây ra hiện tượng
chèn lấn đầu tư tư nhân do lại suất tăng, các dự án đầu tư lại không mấy hiệu quả do
công tác quản lí thu chi kém thiếu minh bạch, tham nhũng,... dẫn đến đầu tư mà không
hiệu quả. Việc chỉ định thầu tại các công trình, dự án lớn, trọng điểm quốc gia cũng

23


làm giảm tính cạnh tranh, đội chi phí công trình lên, trong khi giám sát là không hiệu
quả khiến cho dự án bị chậm tiến độ, không hiệu quả vừa gây ảnh hưởng đến đầu tư tư
nhân mà dòng vốn lại không được sử dụng hiệu quả. Ví dụ: từ sau năm 2008, thâm hụt
ngân sách của Việt Nam tăng đột biến trong khi tăng trưởng GDP lại có xu hướng giảm.
Điều này phù hợp với hệ số beta âm của biến thâm hụt ngân sách mà nhóm đã
̂

hồi quy được β = −0.486297.

2

Năm 2008 lại là năm xảy ra khủng hoảng kinh tế thế giới, sự sụt giảm của
của tăng trưởng GDP một phần cũng là do tác động của cuộc khủng hoảng này, tuy
nhiên, nhóm lại chưa thể đưa tác động này vào mô hình do khó có thể tiền tệ hóa
được ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế này. Việc chỉ để tác động

của khủng hoảng ở phần nhiễu cũng ít nhiều gây ra tính không chính xác khi hồi
quy mô hình vì tác động của khủng hoảng kinh tế đến GDP có thể là rất lớn.

So sánh GDP và BD
8
7
6
5
4
3
2
1
0
-1
GDP

BD

Nguồn: Tự tổng hợp
Giai đoạn năm 2010-2012 Chính phủ nỗ lực trong việc tăng thu ngân sách,
giảm bội chi, giảm nợ công. Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ được ban hành
nhằm thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt và chính sách tài khóa cắt giảm chi tiêu
công nhằm giảm bội chi và kiềm chế lạm phát. Nhờ đó, tình hình bội chi NSNN đã
giảm chỉ còn 5,8% GDP năm 2010, 4,9% GDP năm 2011 và 4,8% GDP năm 2012.

24


×