Tải bản đầy đủ (.docx) (64 trang)

tiểu luận tài chính công những nhân tố ảnh hưởng đến việc xác định trần nợ công ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 64 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do lựa chọn đề tài
Nhìn lại sự nỗ lực phát triển nền kinh tế nước Việt Nam ta 5 năm trước thì năm
2016 bức tranh kinh tế của nước ta diễn biến khá tích cực, mở ra nhiều cơ hội phát
triển bền vững những năm tới. Với sự ra đời của Hiến Pháp 2013, hoàn thành thể chế
kinh tế và ban hành nhiều bộ luật cùng đạo luật nhằm cải cách thể chế là một trong 3
chiến lược được thực hiện tốt trong suốt 5 năm qua. Với tinh thần “chủ động và tích
cực” hội nhập, nước ta đã ký kết hàng chục Hiệp định thương mại tự do (FTA), chính
thức thực hiện theo lộ trình những cam kết của khu vực Cộng đồng Kinh tế ASEAN
(AEC) từ đầu năm 2016. Trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bao gồm quan hệ ngoại
thương, tín dụng và đầu tư tiếp tục phát triển tích cực, vị thế kinh tế của nước ta ngày
càng được nâng cao trên thị trường khu vực và thế giới.
Đối với bất kỳ nền kinh tế nào, muốn tăng trường và phát triển được thì không
thể bỏ qua vấn đề vay nợ khu vực công để phát triển kinh tế - xã hội. Nợ công là một
phần quan trọng không thể thiếu trong tài chính mỗi quốc gia. Từ những nước nghèo
nhát ở châu Phi đến những quốc gia đang phát triển như Việt Nam, Cambodia hay
những cường quốc giàu có với dự trữ tài chính hang đầu thế giới như Mỹ, Nhật, EU
đều phải đi vay để phục vụ cho các hu cầu chỉ của chính phủ nằhm các mục đích khác
nhau. Nói cách khác, nợ công là hệ quả của việc Nhà nước tiến hành vay vốn và Nhà
nước phải có trách nhiẹm hoàn trả. Nợ công không xấu nếu một quốc gia có khả nảng
thanh toán nó. Tuy nhiên, không phải lúc nào nợ công cao cũng sẽ ngay lập tức mang
lại những kết cục bi đát. Thực tế trên thới giới cho thấy những cuộc khủng hoảng nợ
công chỉ là diễn ra khi chính phủ quốc gia đó không thể trả nợ đúng hạn, cả nợ gốc và
lãi, nên phải tuyên bố phá sản hoặc cầu cứu sự trợ giúp quốc tế.
Nợ công ảnh hưởng và phản ánh rất lớn đến sức khoẻ và khả năng tài chính của
một nền kinh tế. Chính vì vậy, việc xác định trần nợ công an toàn cho một quốc gia trở
nên vô cùng cần thiết đối với các nhà đầu tư vũng như chính bản thân chính phủ của

1



một quốc gia. Tuy nhiên, hiện nay trên thế giới chưa có tiểu chuẩn chung về mức
ngưỡng an toàn đối với các chỉ tiêu về nợ công để áp dụng cho tất cả các nước. Xét về
phía Việt Nam, dù tỷ lệ nợ công so với GDP của Việt Nam vẫn nằm trong giới hạn an
toàn (65% GDP) nhưng tốc độ tăngnợ hiện nay, đặc biệt là nợ nước ngoài đang là vấn
đề cần hết sức lưu tâm. Với bối cảnh kinh tế toàn cầu suy thoái và những cơ hội, thách
thức đặt ra trong quá trình tăngtrưởng, việc nghiên cứu những tác động ảnh hưởng tới
việc xác định ngưỡng nợ công trở nên vô cùng cần thiết trong việc hoạch định đường
hướng phát triển cũng như hạn chế các hoạt động của chính phủ nhằm đảm bảo mức nợ
công an toàn ở Việt Nam. Đó cũng là lý do của việc lựa chọn đề tài nghiên cứu
“Những nhân tố ảnh hưởng đến việc xác định trần nợ công ở Việt Nam” nhằm giải
quyết những mặt hạn chế còn tồn tại đồng thời điều chỉnh các chính sách để nâng cao
công tác quản lý tài chính nói chung và ngưỡng nợ công nói riêng.
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Mục đích
Hệ thống hoá cơ sở lý luận về nợ công, trần nợ công. Trên cơ sở phân tích thực
trạng nợ công và những tác nhân ảnh hướng tới quy trinh xác định ngưỡng nợ công của
Việt Nam hiện nay, tiểu luận đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm góp phần hoàn
thiện quy trình xác định ngưỡng nợ công an toàn trong thời gian tới.
Nhiệm vụ
Thứ nhất, hệ thống hoá cơ sở lý luận về nợ công, trần nợ công và xác định các
nhân tố ảnh hưởng tới việc xác định trần nợ công.
Thứ hai, phân tích thực trạng nợ công, công tác xây dựng ngưỡng nợ công an
toàn ở Việt Nam dựa trên số liệu thu thập thực tế, trình bày mặt lợi và hại trong việc
“nới” trần nợ công thêm thông qua phân tích bằng chứng từ các quốc gia trên thế giới
và tự rút ra những hạn chế Việt Nam còn đang gặp phải.

2


Cuối cùng, tiểu luận đưa ra một số kiến nghị nhằm cải thiện những thiếu sót

trong việc hình thành những nhân tố ảnh hướng tới quy trình xây dựng ngưỡng nợ công
ở Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục đích nghiên cứu của đề tài, tác giả vận dựng các phương pháp
phổ biến trong nghiên cứu kinh tế như: phương pháp chuyên gia, so sánh, các phương
pháp định tính nhằm luận giải những vấn đề nghiên cứu. Đặc biệt đề tài kết hợp các
phương pháp mô hình định lượng thông qua hàm hồi quy, các công cụ đồ thị, biểu đồ
để chứng minh luận cứ của đề tài.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Tiểu luận tập trung nghiên cứu về những nhân tố ảnh
hưởng tới việc xác định trần nợ công
Phạm vi nghiên cứu: Tiểu luận tập trung nghiên cứu về trần nợ công và thực
tragj nới rộng ngưỡng nợ công ở Việt Nam
Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Nêu được những thiếu sót mà bộ máy chính phủ Việt Nam còn chưa thực sự chú
tập về các nhân tố xác định ngưỡng nợ công an toàn. Từ đó có thể khắc phục tình trạng
đi xuống bằng các kiến nghị nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội.
Kết cấu của tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu nội dung
của tiểu luận gồm 3 chương:
Chương I: Tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý thuyết về trần nợ công và các nhân tố
ảnh hưởng tới việc xác định trần nợ công.
Chương II: Tình hình trần nợ công thế giới và nghiên cứu những nhân tố tác
động tới việc xác định trần nợ công ở Việt Nam.
Chương III: Một số gợi ý chính sách và kiến nghị giải pháp cho việc xác định
trần nợ công.

3



CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TRẦN NỢ
CÔNG VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI VIỆC XÁC ĐỊNH TRẦN NỢ
CÔNG
Tổng quan nghiên cứu trong nước và nước ngoài:
Trần nợ công là một chỉ số ngày càng trở thành một thành phần cần xác định
cấp thiết với các nhà hoạch định chính sách của các quốc gia nhưng vấn đề này mới chỉ
được thảo luận và nghiên cứu ở nước ta trong vài năm gần đây khi mà thông tin về nợ
công được công bố. Theo báo Thời báo Tài chính Việt Nam 1, Luật Quản lý nợ công
(bản sửa đổi) đã quy định them những nội dung mới liên quan tới “ngưỡng cảnh báo nợ
công” quy định tại điều 21, Luật Quản lý Nợ công (sửa đổi). Ông Trương Hùng Long,
Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại của Bộ Tài chính cho biết đây là
khái niệm mới được bổ sung vào bộ luật để cảnh báo mức nợ công tiến gần đến mức
trần và theo đó thực hiện các biện pháp để xử lý, kiếm soát. Qua đó ta có thể thấy trần
nợ công đang trở thành một vấn đề vô cùng nóng hổi trong giới tài chính trong nền
kinh tế ở Việt Nam. Hiện nay trên thế giới có khá nhiều các công trình nghiên cứu về
nợ công không chỉ về lý luận mà cả nghiên cứu thực nghiệm dựa trên bằng chứng và
kinh nghiệm quốc tế. Song, những công trình nghiên cứu sâu về trần nợ công chưa có
nhiều bởi tính phức tạp và chưa thật sự rõ ràng. Theo TS. Benedict Bingham, đại diện
thường trú IMF tại Việt Nam thì “Ngưỡng nợ công là thông số hữu ích nhưng chỉ nhìn
vào cái ngưỡng đó là chưa đủ”. Sau đây là tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước có
liên quan đến đề tài.
Tổng quan tình hình nghiên cứu nước ngoài:
1 Hoàng Yến/ Thời báo Tài chính Việt Nam. (2017). Nợ công có thêm “ngưỡng” cảnh báo
trước khi chạm trần. Truy cập ngày 14/12/2017, từ
/>
4


Trên thế giới đã có khá nhiều công trình nghiên cứu lý thuyết và mô hình thực
nghiệm liên quan đến trần nợ công và các tác nhân ảnh hưởng tới nợ công. Có thể kể

đến một vài công trình tiêu biểu như:
Debt Limit: History and Recent increases (Trần nợ: Lịch sử hình thành và Sự
nới nợ công gần đây) của tác giả D. Andrew Austin (2010, DIANE Publishing). Trong
cuốn tài liệu này đã chỉ rõ lịch sử hình thành của trần nợ công tại Mỹ trong những năm
2000, tình hình gia tăngsự “nới” trần nợ. Qua đó chỉ ra những mối bận tâm của các nhà
kinh tế về hệ quả của việc liên tiếp nới trần nợ công và kiến nghị phần nào hạn chế tình
trạng ấy.
State Debt Limits: How many are enough? (Trần nợ công: Bao nhiêu là đủ?) của
các tác giả Dwight V.Denison, Merl Hackbart và Micheal Moody 2. Trong tờ tạp chí
này, các tác giả đã tập trung vào việc sử dụng trần nợ như một công cụ để điều chỉnh
nợ công và đưa ra lời giải thích cho lý do vì sao một quốc gia lại cân nhắc nới trần nợ
công. Tờ tạp chí này đã trả lời những câu hỏi sau: (1) Ở trường hợp nào thì một quốc
giá nên cân nhắc về việc nới trần nợ công?; (2) Nếu nới thêm trần nợ công, nhân tố nào
nên được tính toán khi xác định chúng?
The future of public debt: prospectives and implication (Tương lai của nợ công:
toàn cảnh và một số gợi ý) của các tác giả Stephen F Cecchett, M.S Mohanty và
Fabrizio Zampolli (2010, Mumbai, Ấn Độ). Bài viết phân tích thực trạng cán cân ngân
sách, vay nợ của chính phủ và nợ công ở một số quốc gia; tình hình ngưỡng nợ côn, dư
báo tương lai của nợ công và nguy cơ khủng hoảng nợ công ở các nước phát triển như
Mỹ, Đức, Anh, Pháp,… Một số gợi ý về chính sách được để xuất nhằm kiểm soát nợ
công bằng việc xác định ngưỡng nợ công và ngăn chặn khủng hoảng nợ công.
Các nghiên cứu trên đã cung cấp hệ thống cơ sở lú luận khá chuẩn mực và toàn
diện về trần nợ công cũng như xác định rõ các nhân tố ảnh hưởng trong quá trình xác
2 Dwight V, Denison & Merl Hackbart & Micheal Moody (2006). State Debt Limits: How
many are enough. Public Budgeting & Finance. Vol 26 Issue 4. P. 22-39

5


định ngưỡng nợ công, Đây là cơ sở quan trọng, tạo điều kiện để xây dựng các chính

sách, các quyết định quản lý ngưỡng nợ công phù hợp với bối cảnh của Việt Nam trong
quá trình hội nhập quốc tế và toàn cầu hoá.
Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam khó có một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách hệ thống
và toàn diện về việc xác định các nhân tố ảnh hưởng tới quy trình xác định trần nợ
công, dự báo cách điều tiết các nhân tố ấy và đề xuất các biện pháp khắc phục khi nợ
công chạm trần hoặc quá trần. Tuy nhiên vẫn có thể kết đến một vài công trình nghiên
cứu và tài liệu có liên quan như sau:
Luận án tiến sĩ “Tác động của nợ công và lạm phát lên tăng trưởng kinh tế ở các
nước đang phát triển” của tác gỉa Nguyễn Văn Bổn bảo vệ năm 2016 tại trường Đại
học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh đã thông qua phát hiện những lỗ hổng nghiên cứu hiện
nay đề đánh giá tác động của nợ công và lạm phát lên tăng trưởng kinh tế ở các nước
đang phát triển trong giai đoạn 1990 – 2014. Từ nghiên cứu này, tác giả đã xác định
được một trong những yếu tố quan trọng tác động tới việc xác định ngưỡng nợ công
chính là mức độ lạm phát.
Cuốn sách “Nợ công và tính bền vững ở Việt Nam: Quá khứ, hiện tại và tương
lai” đã thực hiện việc tổng hợp xem xét nguyên nhân, hậu quả và phản ứng chính sách
của Chính phủ các nước trên thế giới trước các cuộc khủng hoảng nợ công điển hình.
Tiếp đó, nghiên cứu sẽ tập trung phân tích thực trạng và những tác động tiêu cực của
thâm hụt tài khoá và nợ công tăng nhanh đối với các biến số vĩ mô quan trọng như tăng
trưởng kinh tế, lạm phát, lãi suất, tỉ giá, thâm hụt thương maik, v.v… Cuối cùng,
nghiên cứu thực hiện việc đánh giá rủi ro và tính bền vững của nợ công Việt Nam hiện
nay theo nhiều góc cạnh lien quan đến khả năng thanh toán, bất ổn vĩ mô,…
Cho đến nay, chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách toàn
diện về vấn đề này. Các đề tài trước chỉ dừng lại nghiên cứu ở từng khía cạnh, biến số
kinh tế vĩ mô tác động đến nợ công… Nhưng với tình hình nợ công đang gia tăng, việc

6



xác định trần nợ công trở thành vấn đề cấp thiết đối với các chính sách quản lý an toàn
nợ công ngày nay. Chính vì vậy. đề tài “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc
xác định trần nợ công” được phát triển nhằm bổ sung cho các phần nghiên cứu trước
cũng như cung cấp cho mọi người một cách nhìn nhận khác về trần nợ công của Việt
Nam.
Cơ sở lý thuyết và khung phân tích của trần nợ công
Cơ sở lý thuyết của nợ công
Việc định nghĩa nợ công cũng như xác định ngưỡng an toàn cho nó không chỉ là
mối quan tâm ở Việt Nam mà còn là chủ đề nóng hổi của nhiều Quốc gia, các cơ quan
quản lý nhà nước trên thế giới.
Theo sổ tay hệ thống báo cáo nợ của Ngân hàng Thế giới (World Bank): “Nợ
công là toàn bộ những khoản nợ của Chính phủ và những khoản nợ được Chính phủ
bảo lãnh”
Theo quan điểm của Quỹ Tiền tệ Quốc tế: “Nợ công được bao gồm nợ của khu
vực tài chính công và nợ khu vực tài chính công”
Theo bộ Luật quản lý nợ công, nợ công được phân định rõ ràng như sau:
Nợ Chính phủ: là khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước, nước ngoài,
đươc kí kết, phát hành nhân danh Nhà nước, nhân danh Chính phủ hoặc các khoản vay
khác do Bộ Tài chính ký kết, phát hành, uỷ quyền phát hành theo quy định của pháp
luật. Nợ chính phủ không bao gồm khoản nợ do Ngân hang Nhà nước Việt Nam phát
hành nhằm thực hiện chính sách tiền tệ trong từng thời kì.
Nợ Chính phủ bảo lãnh: Là khoản nợ của Doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tín
dụng vay trong nước, nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh.
Nợ chính quyền địa phương: Là khoản nợ do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh) ký kết, phát
hành hoặc uỷ quyền phát hành.
Thực trang nợ công ở Việt Nam

7



Theo Tạp chí Tài chính3, nợ công đã và đang trở thành nguồn lực quan trọng
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở nhiều nước như: Mỹ, Singapore, Trung Quốc,… với
điểm chung là Chính phủ sử dụng nợ công với tỷ trọng khá cao. Ở Việt Nam, những
năm qua, nợ công đã góp phần quan trọng vào sự phát triển KT-XH nước ta song cùng
với đó tác giả cũng chỉ ra được những hạn chế kèm theo và chúng được thể hiện ở các
mặt sau:
Về quy mô nợ công, trong giai đoạn 2011 – 2015, quy mô huy động từ vay nợ
đạt bình quân 14% GDP, chiếm khoảng 44% vốn đầu tư toàn xã hội, với tốc độ tăng
bình quân 19%/năm. Về tỷ lệ nợ công trên GDP, nếu năm 2001 là 36,5% thì đến năm
2015 là 61,3% GDP và năm 2016 đã là 64,75% GDP 4. Qua đó, ta có thể thấy nợ công
trong năm 2012 – 2016 đã tănglên bình quân là 22%/năm và nhanh gấp hơn 3,5 % lần
tốc độ tăngtrưởng GDP bình quân cùng kỳ là 5,9%/năm. Đáng lo ngại ở đây là tốc độ
tăng trưởng của nợ công quá lớn, chưa có dấu hiệu dung lại, dẫn đến năm 2016, tỷ lệ
nợ công/GDP đã đạt sát với ngưỡng cho phép của Quốc Hội.
Về cơ cấu nợ công, trong giai đoạn này, vay nợ Chính phủ chiếm bình quân
76% gấp 3,1 lần so với 5 năm trước, bảo lãnh Chính phủ chiếm 19%, gấp 2,2 lần và
vay của chính quyền địa phương chiếm 4,2%. Có thể nói, vay nợ Chính phủ ngày càng
mang tính chi phối trong nợ công.

3 TS. Trần Ngọc Hoàng/Đại học Lạc Hồng. (2017). Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nợ
công Việt Nam. Truy cập ngày 05/08/2017, từ />4 Theo Bản tin Nợ công số 4 (2016) – Bộ Tài Chính

8


Bảng 1: Gánh nặng nợ công Việt Nam giai đoạn 2010 – 2015
Năm
1. Dư nợ công (1.000
tỷ đồng)

2. Nợ công/GDP (%)

2010

2011

2012

2013

2014

2015

889

1.093

1.279

1.528

1.826

2.608

56,3

54,9


50,8

54,5

58

62,2

Theo nhiều chuyên gia, quy mô nợ công thực tế có thể cao hốn với mức công bố
do cách thức xác định nợ cong của Việt Nam và một số tổ chức quốc tế có sự khác biệt.
Cụ thể, nợ công theo tiêu chuẩn Việt Nam dựa trên nguyên tắc: Trách nhiệm thanh toán
thuộc về chủ thể đi vay; còn nợ công theo tiêu chuẩn Việt Nam cộng với nợ của: Ngân
hang Nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước, tổ chức bảo hiểm xã hội và an sinh xã hội
và một số địa phương.
Theo thông lệ quốc tế, ngưỡng nợ công tối ưu (nhằm đảm bảo nợ công là động
lực giúp tăng trưởng kinh tế) thông thường cho các nước phát triển là 90%, các nước
đang phát triển có nền tảng tốt là 60% và có nền tảng kém là 30-40%. Vì vậy, mức
ngưỡng nợ công/GDP được Quốc Hội đề ra là 65% là phù hợp với thông lệ quốc tế; và
việc vượt ngưỡng tối ưu có thể tiềm ẩn rủi ro.
Nếu chỉ số nợ công/GDP của một quốc gia thể hiện quy mô nợ công so với quy
mô của nền kinh tế thì chỉ số nợ công trên bình quân đầu người thể hiện trung bình mỗi
người dân của quốc gia này đang gánh bao nhiêu nợ (Biểu đồ 2).
Biểu đồ 2: Nợ công bình quân đầu người của Việt Nam giai đoạn 2006–2015

9


Nguồn: Economist Intelligence Unit, Vietdata tổng hợp
Về tình hình sử dụng nợ công, nợ công của Việt Nam đã góp phần quan trọng
vào việc hình thành mới, nâng cấp, mở rộng đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng; nhiều

công trình quan trọng, thiết yếu được đưa vào sử dụng, tạo diện mạo mới cho đất nước,
tạo hiệu ứng lan toả tích cực trong đầu tư phát triển của các thành phần kinh tế.
Tuy nhiên, giai đoạn 2012 – 2016, khoản vốn vay này được dùng để bù đắp bội
chi NSNN chiếm tỷ trọng chủ yếu 53%. Khoản được sử dụng cho đầu tư các dự án
trọng điểm về giao thong, nông nghiệp, y tế, giáo dục và bố trí vốn đối ứng ODA
chiếm tỷ trọng khiêm tốn 17%. Khoản còn lại 30%, phần lớn được dung cho vay lại,
tập trung vào các ngành, các lĩnh vực cơ sở hạ tầng có khả năng thu hồi vốn như: điện,
dầu khí, hàng không, đường cao tốc, cấp nước,… số còn lại được dung để đảo nợ vay.
Qua đó cho thấy, hiệu quả sử dụng nợ công là khá thấp và khả năng trả nợ là khó vì chủ
yếu nợ công tập trung cho việc bù đắp bội chi NSNN (với những công trình không thể
thu hồi vốn) và đảo nợ là các hoạt động không tạo ra giá trị mới.
Cơ sở lý thuyết của trần nợ công
Khái niệm trần nợ công

10


Trần nợ công là giới hạn một chính phủ áp dụng lên khả năng nợ công mà quốc
gia đó có thể gánh trong một thời gian nhất định5.
Ngoài ra, khi nghe thấy cụm từ “trần nợ” người ta dễ dàng hình dung về chính
sách thắt lung buộc bụng hà khắc và những khuôn khổ cứng nhắc áp đặt lên chi tiêu
của chính phủ. Giờ đây, trần nợ là trở thành “vũ khí” chính trị được nhiều quốc gia coi
là công cụ hữu hiệu nhất trong cuộc chiến về ngân sách và cả những cuộc chiến về quy
mô và phạm vi hoạt động của chính phủ.
Mỹ có lẽ là đất nước điển hình trong việc áp dụng trần nợ công như một công cụ
tối ưu trong việc vay thêm và huy động vốn hiệu quả. Tuy nhiên, trong khoảng tháng
5/2017 vừa qua, những người tham gia thị trường chứng khoán đang lo lắng về việc
trao đổi Tín phiếu có ngày đáo hạn vào đầu tháng 10/2017 – thời điểm mà chính phủ
không còn có khả năng sử dụng biện pháp quen thuộc trên nữa để vay them tiền.
Mặc dù Quốc Hội đã nới trần nợ công liên tục trong những năm qua, biểu đồ

dưới đây của Ngân hang Deautsche Bank cho thấy dự đoán của các nhà đầu tư về vấn
đề này: họ không thực sự lạc quan về thực trạng đang diễn ra trên thị trường này.

5 Kimberly Amdadeo (2018). U.S. Debt Ceiling: Current Status and Looming Crisis. Truy
cập ngày 02/01/2018, từ />
11


Nguồn: US Treasury. Bloomberg Finance LP, DB Global Market Research
Những quan điểm về trần nợ công
Theo tờ báo “National Tax Association” 6, cho dù việc có nên hay không đặt
ngưỡng nợ công luôn là câu hỏi cần phải cân nhắc bởi rất nhiều nhà nghiên cứu và
những cuộc điều tra thì câu trả lời vẫn luôn gây tranh cãi. Có nhà kinh tế học đã phản
đối giả thiết rằng trần nợ công gây áp lực lên nghĩa vụ trả nợ của chính phủ (liên quan
tới thu nhập và dân số). Tuy nhiên, ông có kết luận rằng trần nợ gây ra sự thay thế
nghĩa vụ trả nợ không hoàn trả của Chính phủ. Ngược lại, một nghiên cứu tên là ACIR
cho thấy rằng những nghĩa vụ trả nợ nói chung thường thấp khi liên quan tới thu nhập
bình quân đầu người ở mỗi địa phương với những ngưỡng hành chính lên nợ công hơn
là ở những nơi không có hạn chế kể trên đấy. Cùng với quan điểm đó, một nhà nghiên
6 Thomas F.Pogue (1970). The Effect of Debt Limits: Some new evidence. National Tax
Journal, Vol.23, No.1, pp. 36-49

12


cứu khác tên Ratchford phát hiện ra rằng trong suốt thời kì 1942 đến 1956 nợ công ở
North Cảolina tăng ít nhanh chóng khi liên quan tới thu nhập và dân số hơn là ở Mỹ
nói chung. Ông kết luận rằng trần nợ công có thể hạn chế được việc sử dụng nợ bởi
“North Carolina thường là bang duy nhất có khả năng kiểm soát việc vay mượn hiệu
quả”. Dựa vào những tranh cãi này, những nghiên cứu trước đã có những hạn chế để

làm đòn bẩy cho những nỗ lực nghiên cứu ngày nay.
Quan điểm kích thích:
Chang & Chiang (2010) cho rằng nợ công tạo điều kiện thuận lợi hoặc quyết
định tới tăng trưởng kinh tế tùy theo mức độ nợ công. Eisner (1992) cho rằng mở rộng
nợ công thúc đẩy phát triển kinh tế. IMF (2007) cho rằng trong điều kiện nền kinh tế
hoạt động dưới mức tiềm năng, một sự gia tăng tổng cầu từ mở rộng chi tiêu công sẽ
thúc đẩy đầu tư khu vực tư nhân.
Quan điểm chèn lấn:
Một số nhà nghiên cứu khác lại cho rằng nợ công chèn ép khu vực tư nhân.
Theo quan điểm này, nợ công và thâm hụt càng cao càng làm giảm tăng trưởng do gia
tăng lãi suất và gây chèn lấn khu vực tư nhân. Nợ công cao gây ra hiệu ứng nghịch tới
ổn định kinh tế vĩ mô, không khuyến khích các dòng chảy vốn và gia tăng động cơ cho
các nhà chính trị đương quyền. Điều này được thấy rõ trong nghiên cứu của Hameed &
cộng sự (2008) sử dụng số liệu giai đoạn 1970-2003 ở Pakistan. Thông qua phân tích
hàm sản xuất, các tác giả phát hiện gánh nặng nợ công gây ra hiệu ứng nghịch đến hiệu
suất tăng trưởng kinh tế cả trong ngắn hạn và dài hạn
Quan điểm trung lập:
Trường phái Ricardo (Barro, 1989) cho rằng, thâm hụt và nợ công không có tác
động đến tăng trưởng kinh tế bởi vì sự giảm đi thu nhập và tiêu dùng trong tương lai sẽ
bù lại sự gia tăng chi tiêu trong hiện tại của chính phủ.
Cách tính trần nợ công

13


Trên thế giới hiện nay chưa có chuẩn mực chung về ngưỡng an toàn đối với các
chỉ tiêu về nợ công để áp dụng cho tất cả các nước. Việc xác định ngưỡng và trần nợ
công của từng nước thường được dựa trên cơ sở đánh giá thực trạng nợ, tình hình kinh
tế vĩ mô, chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ, nhu cầu về vốn đầu tư phát triển, hệ
số tín nhiệm của quốc gia và tham khảo các khuyến nghị của Quỹ tiền tệ Quốc tế

(IMF) và Ngân hàng Thế giới (WorldBank) về ngưỡng an toàn nợ nước ngoài theo
phân loại chất lượng khuôn khổ thể chế và chính sách.
Ngưỡng nợ công và trần nợ công cũng được xác định khác nhau tùy thuộc vào
điều kiện của mỗi nước. Ngưỡng nợ công là điểm mà tại đó bất kỳ tổng nợ của chính
phủ thấp hơn giá trị này sẽ có hiệu ứng tích cực trong khi cao hơn sẽ gây ra hiệu ứng
tiêu cực, còn trần nợ công không được đề cập đến như là một mức nợ tối ưu, mà được
đề cập như là mức nợ thận trọng và bền vững dưới đường cong biểu diễn sự tăng
trưởng giả định của một quốc gia. Vì vậy, các nước xác định trần nợ công (mức nợ) mà
tại đó đảm bảo: tính bền vững của chính sách tài khóa ; giảm tính dễ bị tổn thương bởi
khủng hoảng; tối ưu hóa tăng trưởng bằng cách giảm rủi ro; và tạo khoảng cách cho
các khoản nợ bất ngờ lớn. Trần nợ công được xác định dựa trên các kịch bản kinh tế
cũng như các định hướng chính sách của chính phủ trong trung và dài hạn.
Các nghiên cứu và thực nghiệm trước đây:
Trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về lý thuyết và thực nghiệm
về ngưỡng nợ công, trần nợ công đối với các nước phát triển, các nền kinh tế mới nổi
và các nước đang phát triển. Ngoài các tổ chức IMF, WB, OECD, nhiều nhà nghiên
cứu khác đã thực hiện các nghiên cứu thực nghiệm về ngưỡng nợ công và trần nợ công
như: Presbitero (2010) tiến hành nghiên cứu quan hệ giữa nợ công và tăng trưởng ở các
quốc gia đang phát triển trong giai đoạn 1990-2007. Kết quả cho thấy nợ công đạt mức
ngưỡng là 90% GDP, nghĩa là khi nợ công lớn hơn 90% GDP thì nợ công tác động tiêu
cực tới tăng trưởng kinh tế

14


Reinhart & Rogoff (2010) nghiên cứu quan hệ giữa nợ công và tăng trưởng của
44 quốc gia trong vòng 2 thế kỷ cho thấy: Ngưỡng nợ công đối với các nước phát triển
là 90% GDP thì tăng trưởng 2%. Caner & cộng sự (2010) sử dụng số liệu 101 quốc gia
bao gồm các nước phát triển (26) và đang phát triển (75) cho thấy ngưỡng nợ công lần
lượt là 77% và 64%. Chang & Chiang (2010) sử dụng mô hình hồi quy ngưỡng để tính

toán ngưỡng nợ công cho các nước OECD. Kết quả cho thấy giá trị ngưỡng của các
nước này là 66,64% GDP. Ở Việt Nam, nghiên cứu của Sử Đình Thành (2012) sử dụng
số liệu trong giai đoạn 1990-2010 để tính toán ngưỡng nợ công cho Việt Nam dựa trên
mô hình ngưỡng của Hansen.
Mô hình nghiên cứu Thực nghiệm về xác định ngưỡng nợ công và trần nợ công ở
Việt Nam
Mô hình thực nghiệm: Nghiên cứu của Chang & Chiang (2010)
Dựa vào mô hình nghiên cứu của Chang & Chiang (2010) Threshold Effect of
Debt_to_GDP Ratio on GDP per Capita with Panel Threshold Regression Model: The
Case of OECD Countries. Mô hình kinh tế lượng nghiên cứu ngưỡng nợ công ở Việt
Nam được thiết lập gồm biến phụ thuộc là tăng trưởng kinh tế (GDP), biến độc lập là
nợ công/GDP, các biến kiểm soát gồm lạm phát và độ mở thương mại.
Phương pháp xác định ngưỡng nợ công được dựa trên nghiên cứu sử dụng mô
hình hồi quy ngưỡng của Chang & Chiang (2010) được sử dụng để xác định ngưỡng
nợ công cho Việt Nam có dạng:
GDP = f(DEBT, OPEN, CPI) (1)
Trong đó:




GDP là tăng trưởng sản phẩm quốc nội;
DEBP là tỷ số nợ công/GDP;
OPEN là độ mở của nền kinh tế được tính toán bằng tỷ số của tổng mức lưu



chuyển thương mại chia cho GDP;
CPI chỉ số giá tiêu dùng; Trong mô hình này, DEBT và OPEN được gọi là các
biến kiểm soát của mô hình.


15


Mô hình (1) được viết lại như sau:
GDPt = α1 + α2DEBTt + α3OPENt + α4CPIt + ut (2)
Các biến được giải thích ở trên, ut là nhiễu của mô hình.
Giả sử λ là ngưỡng nợ công, nếu nợ công nhỏ hơn λ thì nợ công có tác động tích
cực tới tăng trưởng kinh tế và ngược lại, nếu nợ công lớn hơn λ thì sẽ có ảnh hưởng
tiêu cực tới tăng trưởng kinh tế.
Mô hình (2) được viết lại như sau:
GDPt= α11+ α21DEBTt+ α31OPENt+ α41CPIt+ u1t (3) nếu DEBTt ≤ λ
GDPt= α12+ α22DEBTt+ α32OPENt+ α42CPIt+ u2t (4) nếu DEBTt> λ
Ở đây, nếu DEBTt ≤ λ xảy ra thì α21 sẽ dương, nghĩa là có ảnh hưởng tích cực
tới tăng trưởng kinh tế và nếu DEBT > λ xảy ra thì α22 sẽ âm, nghĩa là có ảnh hưởng
tiêu cực tới tăng trưởng kinh tế.
Theo phương pháp Caner (2010), mô hình (3) và (4) được viết lại như sau:
GDPT= α11I(DEBT≤λ)+α12I(DEBT>λ) + α21DEBTTI(DEBT≤λ) +
α22DEBTTI(DEBT>λ)+α31OPENT I(DEBT≤λ)+α32OPENT I(DEBT>λ)
+α41CPITI(DEBT≤λ) +α42CPII(DEBT>λ) + eT (5)
Chang & Chiang (2010) cho rằng sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất
(OLS) là thích hợp cho việc ước lượng ngưỡng. Mô hình (5) được ước lượng bẳng
phương pháp OLS để tính ngưỡng λ dựa trên tổng bình phương sai số (ε) là bé nhất.
Dựa vào mô hình trên ta cũng thấy được sự ảnh hưởng của 3 yếu tố: Tỷ lên nợ
công/GDP, lạm phát và độ mở thương mại lên việc xác định ngưỡng nợ công và trần nợ
công. Ba yếu tố trên cũng có mối quan hệ ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng kinh tế
(%GDP), khi tỷ lệ nợ công đạt tới mức độ nhất định sẽ vượt qua ngưỡng mà ảnh hưởng
của nó tới tăng trưởng GDP chuyển từ ảnh hưởng dương sang ảnh hưởng âm, tức ảnh
hưởng tích cực sang tiêu cực, đó chính là ngưỡng nợ công.
Mô hình thực nghiệm: Ngưỡng nợ công nghiên cứu thực nghiệm ở Việt Nam của

Sử Đình Thành.

16


Để có cái nhìn rõ hơn ta phân tích mô hình thực nghiệm của Sử Đình Thành về
cách xác định ngưỡng nợ công và trần nợ công của Việt Nam
Dựa vào nghiên cứu của Tsangyao Chang (2010) và Caner (2010). Tác giả sử
dụng mô hình hồi quy ngưỡng trong kinh tế lượng xác định mối quan hệ phi tuyến giữa
ba yếu tố nợ công/GDP, lạm phát, độ mở thương mại tới sự tăng trưởng kinh tế (GDP)
từ đó xác định ngưỡng nợ công và trần nợ công cho Việt Nam.
Trong mô hình, Sử Đình Thành thu thập dữ liệu hàng năm về tăng trưởng kinh
tế (GDP%), nợ công/GDP (X%), độ mở thương mại/GDP (Z%) và tỷ lệ lạm phát (Inf
%). Ông khai thác nguồn dữ liệu từ IMF, ngân hàng phát triển châu Á (ABD), tổng cục
thống kê. Bảng 1 miêu tả các ước lượng trong mô hình theo thời gian.
Bảng 1: Dữ liệu trong mô hình nghiên cứu của Sử Đình Thành
Năm
1990
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002

2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011

GDP%
5,09
5,81
8,69
8,08
8,83
9,53
9,34
8,15
5,76
4,76
6,79
6,89
7,08
7,34
7,79
8,44
8,23
8,46
6,31

5,32
6,7
5,8

X%
450,64
350,74
229,3
174,6
153,5
111,1
94,4
76,1
79,3
75,8
41,7
39,9
40,8
44,3
43,4
42,2
39,5
38
43,9
49
56,6
58,7

17


Z%
54,1
54,3
50,8
49,4
57,1
61,4
70,1
73,1
72,4
77,1
91,5
90,5
98,3
108,4
121,5
127,2
135,3
151,3
151,7
126,1
152,55
170

INF%
67,1
67,5
17,5
5,2
14,4

12,7
4,5
3,6
9,19
0,1
-0,6
0-8
4
3
9,4
8,4
6,7
12,6
25
6,88
11,75
18,58


Kết quả kiểm định mô hình:
Bảng 2: Ước lượng mô hình ngưỡng nợ công.
(Biến phụ thuộc là GDP)
Các biến
C
X
DZ
INF

Hồi quy tuyến tính
Hệ số

Giá trị P
6,857976 0,0000
0,010107 0.1048
0,040924 0,1913
-0,056631 0,0891
R2=0,2; RSS=29

Ngưỡng λ ≤ 75,8
Hệ số
Giá trị P
8,201051 0,0000
0,037642 0,0087
0,041896 0,1429
0,008667 0,8458
R2=0,39; RSS=22

Ngưỡng λ > 75,8
Hệ số
Giá trị P
6,880463 0,0000
-0,014168 0,0191
0,1911697 0,0447
-0,088020 0,0222
R2=0,44; RSS=20

Bảng 3: Hiệu ứng biến ngưỡng (λ)
Biến
C
X
Biến ngưỡng λ

DZ
INF
R2

Hệ số
8,026250
-0,086122
2,737220
0,040223
-0,010031
0,492461

Lỗi tiêu chuẩn
0,385657
0,029555
1,526103
0,025670
0,042550

Giá trị t
20,81188
-2,913967
1,793601
1,566933
-0,235745

Giá trị P
0,0000
0,0101
0,0918

0,1367
0,8166

Kết quả ở bảng 2 cho thấy, với mô hình hồi quy tuyến tính, quan hệ giữa nợ
công và tăng trưởng kinh tế là không có ý nghĩa thống kê ở mức 10%. Trong mô hình
ngưỡng, nợ công tác động dương lên tăng trưởng kinh tế có ý nghĩa thông kê 1%. Nợ
công được xác định ở mức ngưỡng 75,8%. Vượt qua mức này tác động của nợ công
đến tăng trưởng kinh tế là âm. Bảng 3 cho thấy hiệu ứng ngưỡng trong mô hình có ý
nghĩa thông kê ở mức 10%
Theo kết quả nghiên cứu của Sử Đình Thành (2012) ngưỡng nợ công của Việt
Nam trong giai đoạn từ 1990-2011 được xác định ở mức 75,8%. Ở dưới mức 75,8% nợ
công có tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế - tác động dương, vượt qua mức
ngưỡng này tác động của nợ công tới tăng trưởng kinh tế là âm. Kết quả nghiên cứu
này tương đối thống nhất với các nghiên cứu trước đây của Reinhart & Rogoffof

18


(2010), Caner & ctg (2010), Chang & Chiang (2010) với đề xuất ngưỡng nợ trong giới
hạn 64% - 77% cho các quốc gia đang phát triển.

19


CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH TRẦN NỢ CÔNG THẾ GIỚI VÀ NGHIÊN
CỨU NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI VIỆC XÁC ĐỊNH TRẦN NỢ CÔNG
Ở VIỆT NAM.
Khủng hoảng nợ trên thế giới và bài học cho Việt Nam
Khủng hoảng nợ tại các nền kinh tế mới nổi thập kỷ 1980 và 1990
Khủng hoảng nợ châu Mỹ Latin 1980

Khủng hoảng nợ của châu Mỹ Latin manh nha từ những năm 1970 và diễn ra
vào những năm 1980. Trong giai đoạn đó, các nước Mỹ Latin, điển hình như Brazil,
Argentina và Mexico đã vay nợ nước ngoài quy mô lớn, với mục tiêu phát triển các
ngành công nghiệp trong nước và cải thiện cơ sở hạ tầng. Đồng thời, trong giai đoạn
này, các nước xuất khẩu dầu mỏ cũng thu về một khoản lớn nhờ giá dầu mỏ tăng
nhanh, sau đó, sử dụng khoản tiền này để đầu tư vào các ngân hàng trên thế giới. Cũng
bởi vậy, Mỹ Latin được các tổ chức tài chính cho vay với những điều khoản dễ dãi.
Biểu đồ 1. Tình hình nợ công của Châu Mỹ Latinh trong những năm 1970 và
1980

20


Tuy nhiên, đến đầu những năm 1980, các nước Mỹ Latin bắt đầu gặp khó khăn
trong việc trả những khoản nợ này. Từ giữa năm 1975-1982, các khoản nợ công của
các nước Mỹ Latin đối với các tổ chức tài chính và ngân hàng thế giới tăng với tỉ lệ
gộp hàng năm lên đến trên 20%, khiến tổng nợ vay lên đến hơn 315 tỉ USD năm 1983.
Cùng thời điểm trên, do lạm phát cao, Mỹ đã phải đưa ra chính sách thắt chặt, dẫn đến
lãi suất tăng cao vào năm 1979. Đồng thời, lãi suất cũng tăng mạnh ở Châu Âu khiến
Mỹ và châu Âu trở nên hấp dẫn hơn châu Mỹ Latin với đầu tư quốc tế. Bên cạnh đó,
kinh tế thế giới suy thoái những năm 1979, 1980 cũng tác động tiêu cực đến tăng
trưởng xuất khẩu của Mỹ Latin và đến tăng trưởng của các nước này.
Như vậy, các quốc gia châu Mỹ Latin đã không còn có khả năng duy trì tăng
trưởng kinh tế và khả năng trả nợ vay nước ngoài. Rủi ro nợ công này đã kéo dài trong
nhiều năm và khủng hoảng nợ bùng phát khi thị trường tài chính thế giới nhận thấy các
nước này khó có thể trả được các khoản nợ.
Đứng trước tình hình này, các nước châu Mỹ Latin đều nhận sự hỗ trợ của các tổ
chức tài chính lớn như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hay Ngân hàng Thế giới (World
Bank) để có thể duy trì trả nợ. Tuy nhiên, đổi lại, các nước này đều phải thực thi chính
sách điều chỉnh cơ cấu của IMF như cắt giảm ngân sách để giảm thâm hụt, duy trì tăng

trưởng tín dụng thấp và chính sách tiền tệ thắt chặt để giảm chi tiêu trong nước và lạm
phát, phá giá đồng nội tệ để tăng cường xuất khẩu,… Còn với WB, họ tập trung thay
đổi trong dài hạn và sâu rộng hơn. Điều này khiến nền kinh tế nước châu Mỹ Latin
kém phát triển, thu nhập bình quân đầu người giảm mạnh, nghèo đói và sự bất bình
đẳng xã hội càng gia tăng.
Khủng hoảng nợ Đông Á những cuối năm 1990
Trong những năm 1980 và đầu những năm 1990, các nước Đông Á đã có một
thời kỳ phát triển tốt với các dòng vốn nước ngoài quy mô lớn tập trung chảy vào và
lượng xuất khẩu tăng cao. Tuy nhiên, thất bại trong việc thực thi giám sát tài chính

21


quốc gia, hậu quả của quá trình tự do hoá tài chính, đã dẫn đến khủng hoảng nợ tư
nhân.
Hình ảnh. Một số quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề từ khủng hoảng nợ công
trong khu vực Đông Á

22


Tăng trưởng kinh tế nhanh cùng với mức lãi suất cao ở các Đông Á đã hấp dẫn
những nhà đầu tư quốc tế tìm đến khu vực này. Năm 1996, Indonesia đã thu hút được
xấp xỉ 18 tỉ USD dòng vốn đầu tư tư nhân, Malaysia là 16 tỉ và Thái Lan là 13 tỉ ngay
trước khủng hoảng. Tuy nhiên, vấn đề ở chỗ sự bùng nổ tín dụng bởi các nguồn vốn từ
nước ngoài lại được sử dụng thiếu kiểm soát, và phần lớn đổ vào thị trường bất động
sản và chứng khoán. Ở một số nước như Thái Lan, rủi ro này còn gia tăng bởi chính
sách tỉ giá neo theo USD khiến các tổ chức tài chính ngân hàng và các công ty ưa thích
vay nợ bằng ngoại tệ kỳ hạn ngắn cho những quyết định đầu tư thiếu thận trọng.
Khủng hoảng tài chính Đông Á chính thức bắt đầu từ tháng 7/1997 với sự sụp

đổ của đồng bath Thái do các dòng vốn đồng loạt rút mạnh khỏi quốc gia này. Tại thời
điểm đó, Thái Lan đã có gánh nặng nợ nước ngoài lớn khiến quốc gia này lâm vào tình
trạng vỡ nợ, phá sản trước khi đồng bath sụp đổ. Hiệu ứng đó lan toả sang các đồng
tiền khác trong khu vực, dẫn đến sự phá sản của nhiều tập đoàn lớn, đặc biệt là bất
động sản.
Cuộc khủng hoảng sau đó đã lan sang các nước Đông Á bao gồm Indonesia,
Hàn Quốc, Thái Lan, Hồng Kông, Malaysia, Philippines. Cuộc khủng hoảng tài chính
đã chuyển sang suy thoái nền kinh tế thực sự nghiêm trọng tại các nước. Đồng tiền các
quốc gia bị phá giá, lạm phát gia tăng, các tổ chức tài chính ngân hàng, các tập đoàn và
công ty phá sản, nợ xấu gia tăng, tăng trưởng kinh tế suy giảm và thất nghiệp gia tăng,
thể hiện ở GDP của Indonesia giảm tới 15% trong vòng một năm, Thái Lan và
Malaysia cũng giảm xấp xỉ 10% GDP, trong khi GDP của Hàn Quốc và Hồng Kông
giảm lần lượt 3,8% và 2% trong quý đầu của năm 1998.
IMF đã phải khởi động chương trình cứu trợ trị giá 36 tỉ USD vào cuối năm
1997 và đầu 1998 để ổn định đồng tiền của các nước bị tác động mạnh nhất bởi khủng
hoảng là Hàn Quốc, Thái Lan và Indonesia, là một phần của toàn bộ các gói cứu giúp
trị giá 100 tỉ USD, nhưng đổi lại, các nước phải thực hiện những cải cách về cơ cấu và

23


thực thi các chính sách cần thiết để lấy lại niềm tin của cộng đồng quốc tế và chuẩn bị
cho sự hồi phục kinh tế.
Bài học cho Việt Nam
Từ những căn cứ trên, ta có thể thấỷ hai cuộc khủng hoảng ở châu Mỹ Latin và
Đông Á đều xuất phát từ nguyên nhân vay nợ nước ngoài quá mức. Vấn đề của châu
Mỹ Latin là vay nợ nước ngoài quá lớn của chính phủ nhằm mục tiêu phát triển kinh tế,
nhưng áp lực kinh tế từ Mỹ và châu Âu đã tạo nên gánh nặng nợ cho châu Mỹ Latin.
Còn đối với Đông Á, nguồn gốc khủng hoảng là do nên kinh tế có tỉ trọng tín dụng
nước ngoài lớn với sự kiểm soát lỏng lẻo.

Từ đó, ta có thể rút ra bài học cho Việt Nam về vấn đề nợ công như sau:
Thứ nhất, vay nợ chính phủ cần thận trọng, sử dụng hiệu quả và hạn chế tối đa
tham nhũng, cũng như cần cẩn trọng với mức thâm hụt ngân sách cho chi tiêu. Mặc dù
phần lớn vay nợ chính phủ hiện nay của Việt Nam chủ yếu là từ hỗ trợ phát triển chính
thức ODA của các nước tài trợ với lãi suất ưu đãi và chủ yếu là dài hạn, nhưng khả
năng nhận được những ưu đãi này sẽ không thể kéo dài khi Việt Nam đã lọt vào nhóm
nước có thu nhập trung bình trên thế giới, trong khi đó, hiện tại Việt Nam đối diện với
khá nhiều rủi ro đối với các khoản nợ vay chính phủ như rủi ro tăng trưởng dài hạn, rủi
ro tỉ giá,...
Thứ hai, để kiểm soát có hiệu quả vay nợ nước ngoài, cần mở cửa tài khoản vốn
phù hợp và song song với quá trình nâng cao khả năng của khu vực tài chính - ngân
hàng trong nước, đồng thời cần xây dựng một cơ chế giám sát tài chính vĩ mô cũng như
vi mô để kiểm soát có hiệu quả tín dụng của các công ty tư nhân cũng như vay nợ tư
nhân có bảo lãnh của Chính phủ.
Thứ ba, cần củng cố về cơ cấu và cấu trúc nền kinh tế, đặc biệt chú ý một số
biểu hiện như: (i) hệ thống ngân hàng, tài chính thiếu cơ chế giám sát hiệu quả; (ii) khu
vực tập đoàn, công ty tư nhân thiếu minh mạch, không tách bạch giữa sở hữu và quản
lý, v.v..., (iii) mối quan hệ không minh bạch và có vấn đề giữa Chính phủ và những tập

24


đoàn lớn, v.v... Vì thế, tái cấu trúc và tái cơ cấu kinh tế, đặc biệt là khu vực tài chính
ngân hàng là một đòi hỏi khách quan và rất quan trọng để có thể chống chọi với những
khủng hoảng tương tự.
Thứ tư, nếu duy trì chế độ tỉ giá hối đoái cố định và neo giữ theo USD thì nền
kinh tế cần phải chuẩn bị cho những tình huống xấu nhất - đó là bên cạnh thực thi
chính sách kinh tế vĩ mô lành mạnh, đáng tin cậy và thận trọng thì cần phải có được
một hệ thống ngân hàng mạnh khỏe và dự trữ ngoại hối đủ lớn để chống đỡ được các
cuộc đầu cơ tiền tệ. Tuy nhiên, rất ít các nước có thể duy trì được chế độ tỉ giá cố định

một khi khủng hoảng đã xảy ra.
Khủng hoảng nợ công châu Âu
Khủng hoảng nợ công tại châu Âu
Cuộc khủng hoảng nợ công ở khu vực đồng euro bắt đầu khi những thành viên
của Liên minh Châu Âu (EU) không thể tự ứng phó với vấn đề mất cân bằng tài khóa
trong nước. Những dấu hiệu đầu tiên của cuộc khủng hoảng nợ công đã bắt đầu từ năm
2009. Đến tháng 11, sau khủng hoảng nợ ở Dubai, tình trạng nợ công ở các nước châu
Âu bắt đầu có chuyển biến không tốt. Dấu hiệu khủng hoảng bắt đầu rõ hơn sau khi Hy
Lạp thừa nhận (vào tháng 12/2009) tổng dư nợ lên tới 300 tỉ euro (tương đương 113%
GDP).
Đến năm 2010, diễn biến nợ công của EU càng nghiêm trọng. Vào tháng 1, EU
chỉ ra những sai lệch trong quy trình hạch toán nợ công ở Hy Lạp. Thâm hụt ngân sách
của Hy Lạp năm 2009 được điều chỉnh lên 12,9% (thay vì 3,9% như công bố trước đó),
cao hơn bốn lần so với mức cho phép của EU. EU cũng bác bỏ khả năng Hy Lạp sẽ rời
khỏi khu vực đồng euro. Khi đó, đồng euro tiếp tục sụt giảm so với các đồng tiền chủ
chốt.

25


×