Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

tiểu luận kinh tế phát triển tác động của dân số đến tăng trưởng kinh tế việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (265.05 KB, 27 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Thành tựu kinh tế vĩ mô của một quốc gia thường được đánh giá theo những chỉ
tiêu chủ yếu như: ổn định, tăng trưởng, công bằng xã hội. Trong đó, tăng trưởng kinh tế
nhanh là vấn đề có ý nghĩa quyết định đối với mọi quốc gia trên con đường vượt lên khắc
phục sự lạc hậu, hướng tới giàu có, thịnh vượng. Hiện nay với xu hướng toàn cầu hóa và
sự hội nhập sâu rộng của nền kinh tế trên hầu hết các lĩnh vực, cuộc chạy đua phát triển
kinh tế và tạo ra những điều kiện để nền kinh tế tăng trưởng nhanh, bền vững đang trở
thành mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia trên thế giới.Tăng trưởng kinh tế trở thành
mục tiêu thường xuyên và hàng đầu của tất cả các nước trên thế giới nói chung và các
nước đang phát triển nói riêng trong đó Việt Nam cũng không ngoại lệ. Một trong những
cơ sở, nền tảng quan trọng nhất để thực hiện chiến lược đó là nguồn lực con người. Lịch
sử phát triển xã hội đã chứng minh rằng, trong mọi giai đoạn, con người là yếu tố đóng
vai trò quyết định sự phát triển theo chiều hướng tiến bộ của xã hội, là nguồn lực chủ yếu
về tất cả các lĩnh vực và là vốn quý của mỗi quốc gia. Mà dân số của quốc gia chính là
biểu hiện tiềm lực, phản ánh sức mạnh, là cơ sở để xem xét và phát triển nguồn nhân lực
của quốc gia đó.
Việt Nam nói riêng và các quốc gia trên thế giới nói chung đều hướng tới mục tiêu
cuối cùng của các quá trình kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường là nâng cao chất lượng
cuộc sống một cách bền vững, và phát triển con người.
Thấy được tầm quan trọng của dấn số với tăng trưởng kinh tế thì việc tìm hiểu tác
động của dân số đến tăng trưởng kinh tế là vô cùng cấp bách và cần thiết. Nhận thức được
vấn đề này bằng kiến thức của bộ môn kinh tế phát triển, nhóm chúng em quyết định lựa
chọn đề tài nghiên cứu “Tác động của dân số đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam”

2. Mục tiêu của tiểu luận
Nghiên cứu phân tích tác động của các yếu tố về dân số đến tăng trưởng kinh tế
của Việt Nam.

3. Nhiệm vụ của tiểu luận


Để thực hiện mục tiêu trên, tiểu luận cần giải quyết những nhiệm vụ là:

-

Giải thích khái niệm dân số, tăng trưởng kinh tế và mối quan hệ giữa


- Khái quát những đặc điểm cơ bản của dân số Việt Nam
- Tình hình kinh tế của Việt Nam trong những năm gần đây
- Tác động của dân số đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam
- Đưa ra một số dự báo xu hướng biến đổi dân số
- Đề xuất các kiến nghị về chính sách nhằm tận dụng tốt cơ hội dân số, đạt được
các mục tiêu kinh tế vĩ mô cũng như chuẩn bị tốt cho giai đoạn dân số già

4. Nội dung của tiểu luận
Kết cấu của bài tiểu luận gồm có 3 phần:

1. Cơ sở lí luận
2. Tác động của dân số đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam
3. Dự báo và giải pháp về vấn đề dân số trong thời gian tới
Vì thời gian hạn chế và kiến thức có hạn cho nên bài tiểu luận có thể còn nhiều thiếu
sót kính mong sự đóng góp ý kiến xây dựng của quý thầy cô và các bạn để nhóm có thể
hoàn thiện hơn sản phẩm của mình trong thời gian tới.
PHẦN NỘI DUNG

1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Dân số
1.1.1. Khái niệm
Dân số là tập hợp của những con người đang sống ở một vùng địa lý hoặc một
không gian nhất định, là nguồn lao động quý báu cho sự phát triển kinh tế - xã hội,

thường được đo bằng một cuộc điều tra dân số và biểu hiện bằng một tháp dân số.

1.1.2. Các yếu tố về dân số
- Thành phần dân số/cơ cấu dân số: là cấu tạo của một dân số được phân loại theo các đặc
tính chung như:
+ Thành phần theo giới tính (nam, nữ).
+ Thành phần theo tuổi.
+ Thành phần theo tình trạng gia đình (độc thân, có gia đình, góa…).
+ Thành phần theo số con.
+ Thành phần theo nơi sinh.


+ Thành phần theo nghề nghiệp.
+ Thành phần theo trình độ văn hóa.
+ Thành phần theo sinh hoạt kinh tế.

- Phân bố dân cư: là mật độ dân số trong một vùng. Mật độ là số đầu người, số dân trên
một diện tích (dặm vuông hoặc kilo mét vuông). Đây là một chỉ số cần thiết để nghiên
cứu các vấn đề kinh tế, canh nông, xã hội, y tế.

- Biến động dân số: Tình trạng dân số trong một vùng luôn thay đổi. Những thay đổi này
được thể hiện bằng mức độ tăng, giảm, hoặc thay đổi trong kích thước, sự phân bố và
thành phần theo thời gian. Sự thay đổi này tùy thuộc vào nhiều hiện tượng (sinh, tử, di cư,
nhập cư). Người ta phân biệt hai nhóm biến động: biến động tự nhiên (gồm có hiện tượng
sinh, tử, và gia tăng do sinh, tử) và biến động xã hội (gồm có hiện tượng cưới xin, di cư,
nhập cư).

- Cơ cấu dân số vàng: Cơ cấu dân số vàng, tức là số người trong độ tuổi lao động cao hơn
số người phụ thuộc, chỉ có thể kéo dài tối đa là 40 năm. Cơ cấu “dân số vàng” đồng nghĩa
với sự tập trung của một lực lượng lao động trẻ hùng hậu chưa từng có. Về lý thuyết, một

khi lực lượng này được tận dụng tối đa trí tuệ, sức lao động, sẽ tạo ra khối lượng của cải
vật chất khổng lồ, tạo ra giá trị tích luỹ lớn cho tương lai, đảm bảo an sinh xã hội khi đất
nước bước vào giai đoạn dân số già.

1.2. Tăng trưởng kinh tế
1.2.1. Khái niệm
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một khoảng thời
gian nhất định (thường là một năm).
Sự gia tăng được thể hiện ở quy mô và tốc độ. Quy mô tăng trưởng phản ánh sự
gia tăng nhiều hay ít, còn tốc độ tăng trưởng được sử dụng với ý nghĩa so sánh tương đối
và phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm giữa các thời kỳ. Thu nhập của nền kinh tế có
thể biểu hiện dưới dạng hiện vật hoặc giá trị. Thu nhập bằng giá trị phản ánh qua các chỉ
tiêu đo lường kết quả sản xuất và dịch vụ của nến kinh tế (theo mô hình hạch toán thu
nhập của hệ thống tài khoản quốc gia) và được tính cho toàn thể nền kinh tế hoặc tính
bình quân trên đầu người.

1.2.2. Chỉ tiêu đánh giá


- Tổng sản phẩm quốc nội (GDP):
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP – Gross Domestic Product) là tổng giá trị sản phẩm
vật chất và dịch vụ cuối cùng do kết quả hoạt động kinh tế trên phạm vi lãnh thổ của một
quốc gia tạo nên trong một thời kì nhất định.
Phương pháp đo lường tổng sản phẩm thu nhập trong nước:

 Thứ nhất, phương pháp sản xuất còn gọi là phương pháp giá trị gia tăng. Theo phương
pháp này GDP tổng hợp giá trị gia tăng của mọi doanh nghiệp trong nền kinh tế. Giá trị
gia tăng được tính bằng cách lấy giá trị tổng sản lượng trừ đi giá trị của tất cả các hàng




hoá và dịch vụ mua ngoài đã được sử dụng hết trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp.
Thứ hai, phương pháp thu nhập đo lường GDP trên cơ sở thu nhập tạo ra trong quá trình
sản xuất hàng hoá chứ không phải là giá trị của bản thân hàng hoá.
GDP= w + i + R +Pr +Te
Trong đó: w là thu nhập từ tiền công, tiền lương
i là tiền lãi nhận được từ cho doanh nghiệp vay tiền
R là thuê đất đai, tài sản
Pr là lợi nhuận
Te là thuế gián thu mà chính phủ nhận được

 Thứ ba, tiếp cận từ chi tiêu, sử dụng các thông tin từ luồng chi tiêu để mua hàng hoá và
dịch vụ cuối cùng.
GDP= C +I +G +X - M
Trong đó: C là các khoản chi tiêu của các hộ gia đình về hàng hoá và dịch vụ
I là tổng đầu tư của khu vực tư nhân
G là chi tiêu của chính phủ về hàng hoá và dịch vụ
X – M là xuất khẩu ròng

- Tổng thu nhập quốc dân (GNI)
Tổng thu nhập quốc dân (GNI – Gross National Income) đo lường tổng thu nhập từ
sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng do công dân của một nước tạo nên trong một
khoảng thời gian nhất định. Chỉ tiêu này bao gồm các khoản hình thành thu nhập và phân
phối lại thu nhập lần đầu có tính đến cả các khoản nhận từ nước ngoài về và chuyển ra
nước ngoài.


Như vây, GNI hình thành từ GDP tiếp cận theo góc độ thu nhập và được điều chỉnh
theo con số chênh lệch thu nhập nhân tố từ nước ngoài.
GNI= GDP + chênh lệch thu nhập nhân tố với nước ngoài

Chênh lệch thu
nhập nhân tố với

Thu nhập lợi tức
=

nước ngoài

nhân tố từ nươc
ngoài

Chi trả lợi tức
-

nhân tố ra
nước ngoài

1.3. Mối quan hệ giữa dân số và tăng trưởng kinh tế
- Lý thuyết chuyển dịch (transition theory): cho rằng công nghiệp hóa là nguyên nhân dẫn
tới sự sụt giảm tỷ lệ sinh sản. Sự phát triển kinh tế đầu tiên sẽ thúc đẩy mức tăng trưởng
phúc lợi trên đầu người, nhưng sự tăng trưởng này chỉ là tạm thời. Dần dần, mức độ tăng
dân số sẽ giảm dần khi nền kinh tế càng phát triển.

- Lý thuyết chính thống (orthodox theory) cho rằng tăng dân số làm trì trệ quá trình phát
triển. Vì vậy giảm tỷ lệ sinh sản sẽ là một phương pháp thúc đẩy sự thay đổi cơ cấu nền
kinh tế. Trong những năm 1950, tư tưởng này bao trùm trong nhóm các nhà kinh tế, chính
trị, và xã hội học nhấn mạnh rằng sự tăng trưởng dân số ở các nước kém phát triển sẽ làm
cản trở khả năng phát triển kinh tế của họ, và vì vậy phong trào kế hoạch hóa gia đình cần
phải được trở thành chiến lược phát triển kinh tế quốc gia. Tư tưởng này cho rằng, “nhà
đông con thì nghèo,” và ở cấp quốc gia, một nước đông dân với tốc độ tăng dân số cao sẽ

làm cản trở sự phát triển kinh tế.

- Lý thuyết đổi mới (revisionism theory) cho rằng tăng dân số là hiện tượng trung lập, và
có thể có lợi cho phát triển kinh tế, nhờ tính chất lợi suất không đổi theo quy mô và sự
tăng trưởng nhờ các yếu tố nội sinh. Quan điểm này cho rằng thúc đẩy tăng trưởng dân số
có thể xúc tác cho tăng trưởng kinh tế.

- Học Thuyết của Malthus
Nội dung cơ bản của học thuyết của Thomas R. Malthus được trình bày trong cuốn
sách "Những hiểu biết về quy luật dân số và tác động của nó đến nâng cao đời sống xã
hội" (1798). Theo Malthus, dân số thế giới cứ 25 năm lại tăng gấp đôi và tăng lên như vậy
từ thời kỳ này sang thời kỳ khác, theo cấp số nhân: 1, 2, 4, 8, 16, 32, 64, 128, 256. Trong


khi đó, dựa vào quy luật "độ màu mỡ của đất đai giảm dần" ông cho rằng của cải vật chất
chỉ tăng theo cấp số cộng: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9…
Vì thế nếu một quốc gia có 50 triệu dân và hiện có đủ lương thực cho 50 triệu
dân này, sau 25 năm nữa sẽ có 100 triệu dân và vẫn có thể đủ lương thực cho 100 triệu
dân. Nhưng sau 50 năm nữa, dân số sẽ là 200 triệu người và sản xuất lương thực chỉ có
thể tăng đủ cung cấp cho 150 triệu người mà thôi. Sau hai thế kỷ, dân số sẽ lớn hơn gần
30 lần khả năng cung cấp lương thực thực phẩm; sau ba thế kỷ, mối tương quan này là
315 lần và sau hai ngàn năm, sự chênh lệch này là vô cùng lớn, không thể tính được. Theo
cách tính toán và lập luận của Malthus như vậy, nạn thừa nhân khẩu, đói nghèo, dịch bệnh
và chiến tranh là các hậu quả tất yếu sẽ xảy ra. Mô hình của học thuyết Malthus rất đơn
giản và phản ánh đặc điểm lịch sử của quy luật dân số, nhưng sự suy luận của ông chưa
đúng với thực tế. Học thuyết này chưa tính đến khả năng phát triển của khoa học kỹ thuật
và quan niệm về gia đình hiện đại. Malthus đã cho rằng dân số cứ tăng lên mãi theo khả
năng sinh sản tự nhiên mà không quan tâm đến một thực tế là mức sinh chịu tác động
mạnh mẽ của nền kinh tế đương thời, của những quan điểm xã hội và nhu cầu cá nhân của
từng kiểu gia đình. Malthus đã cắt nghĩa không chính xác các hậu quả xã hội của biến

động dân số và đề ra phương pháp giải quyết không đúng. Thực tế, các yếu tố kinh tế - xã
hội hoàn toàn có khả năng tác động vào hiện tượng tái sản xuất dân số (mức sinh, mức
chết) để tạo ra sự tăng dân số hợp lý.
Mặc dù học thuyết Malthus không được sự ủng hộ vào thế kỷ 19, nhưng trong
những năm gần đây người ta lại quan tâm trở lại học thuyết này do sự tăng trưởng dân số
nhanh ở các nước đang phát triển, sự lãng phí tài nguyên thiên nhiên, xuống cấp môi
trường và mối quan tâm đến nguồn cung cấp lương thực.

2. TÁC ĐỘNG CỦA DÂN SỐ ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM
2.1. Dân số và tình hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam hiện nay
2.1.1. Đặc điểm cơ bản về dân số Việt Nam
- Quy mô dân số
Việt Nam là quốc gia có quy mô dân số lớn. Theo thống kê của tổ chức Liên Hợp
Quốc, tính đến 1/7/2017, dân số Việt Nam là 95.414.640 người, đứng thứ 3 ở Đông Nam


Á, sau Indonexia và Phillipin. Trên tổng số hơn 200 nước trên thế giới, dân số Việt Nam
xếp vị trí thứ 14, chiếm khoảng 1,27% tổng dân số thế giới.
Quy mô dân số lớn còn thể hiện ở mật độ dân số. Mật độ dân số trung bình của
Việt Nam là 308 người/km2. Trong khi đó theo các nhà khoa học tính toán thì mật độ dân
số thích hợp chỉ nên 35 – 40 người, thì ở Việt Nam gấp hơn 7 lần “Mật độ dân số tiêu
chuẩn”; gấp 2 lần mật độ dân số của Trung Quốc – nước đông dân nhất thế giới (147
người/km2 và gấp 5 lần mật độ dân số thế giới (58 người/km2).

- Phân bố dân cư
Mật độ dân số Việt Nam không đều ở các vùng: tập trung đông ở khu vực đồng
bằng và thưa thớt hơn ở khu vực miền núi. Mật độ dân số của vùng Đồng bằng sông Hồng
cao nhất nước (968 người/km2), tiếp theo là vùng Đông Nam Bộ (654 người/km2). Hai
vùng này tập trung tới 40% dân số cả nước nhưng chỉ chiếm 13,5% diện tích lãnh thổ.
Tây Nguyên là vùng có mật độ dân số thấp nhất cả nước (100 người/km 2). Sự phân bố

không đồng đều chủ yếu là do trình độ phát triển khác nhau giữa các vùng. Đồng bằng
sông Hồng và Đông Nam Bộ là hai vùng kinh tế phát triển nhất, tập trung nhiều khu công
nghiệp lớn, và thu hút hàng nghìn lao động từ các vùng khác đến, dẫn đến mật độ dân số
cao. Ngược lại, hai vùng Trung du miền núi phía Bắc và Tây Nguyên là hai khu vực miền
núi, kinh tế kém phát triển nên mật độ dân số thấp.
Tỷ trọng dân số thành thị, nông thôn là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong
sự phát triển của đất nước. Năm 2015, dân số thành thị chiếm 33,7%; dân số nông thôn
chiếm 66,3%. Dân số thành thị có xu hướng tăng nhanh và tập trung nhiều nhất ở Thủ đô
Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, các thành phố trực thuộc trung ương...

- Cơ cấu dân số
 Cơ cấu dân số theo giới tính
Theo tổng cục thống kê Việt Nam, tính đến ngày 31/12/2015, trong tổng dân số
năm 2015, dân số nam là 46,47 triệu người, chiếm 49,4%; dân số nữ là 47,5 triệu người,
chiếm 50,6%. Tương đương với tỷ lệ giới tính của Việt Nam là 97,8 nam/100 nữ.


Biểu đồ 1. Tỷ số giới tính của dân số Việt Nam giai đoạn 1960 – 2015
(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam)

 Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi

Biểu đồ 2. Tháp dân số Việt Nam theo nhóm tuổi năm 2015

Trong nhiều năm qua, mức sinh của Việt Nam đã giảm đáng kể và tuổi thọ trung
bình ngày càng tăng do thành công của công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân và sự phát
triển trong y học cũng như đời sống người dân được cải thiện đã làm thay đổi cơ cấu tuổi
dân số Việt Nam theo xu hướng già hóa.
Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy dân số Việt Nam năm 2015 tập trung nhiều nhất ở độ
tuổi lao động từ 15-50 tuổi. Trong đó, độ tuổi từ 20-24 và 25-29 chiếm nhiều nhất với lần

lượt số lượng dân số tập trung vào khoảng 4,6 triệu người và 4.5 triệu người. Tỉ lệ sinh
cao dẫn đến ở đáy tháp lượng dân số mới sinh tăng lên, dân số ở độ tuổi 0-4 đạt khoảng 4
triệu người.


Việt Nam đang ở thời kỳ cơ cấu dân số vàng với khoảng 63 triệu người trong độ
tuổi lao động - nền tảng cơ hội vàng cho Việt Nam có thể thực hiện thành công sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Có thể nói rằng đây là một thời kì thuận lợi để
phát triển kinh tế. Cơ cấu dân số vàng được các chuyên gia nhận định là cơ sở cho việc
làm tăng tốc độ phát triển của đất nước.

- Chất lượng dân số
Xét về chỉ số phát triển con người HDI (Human Development Index), theo Báo cáo
phát triển con người Việt Nam năm 2015 về tăng trưởng bao trùm và Báo cáo phát triển
con người toàn cầu năm 2015, chỉ số HDI của Việt Nam liên tục tăng trong 24 năm qua.
Năm 2014, Việt Nam được xếp thứ 116 trong số 188 nước; tức là ở thứ hạng trên của
nhóm các nước có mức phát triển con người trung bình.
Xét về chỉ số tuổi tho, tuổi thọ bình quân của Việt Nam ở mức cao so với các nước
có cùng mức thu nhập. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, tuổi thọ của người Việt
Nam trong những thập kỷ qua liên tục tăng, nếu năm 1960 tuổi đời của người Việt trung
bình chỉ đạt 40 năm (thế giới là 48 năm) thì đến nay tuổi thọ của người Việt đã tăng lên
73,2 (tỷ lệ người trên 65 tuổi chiếm gần 7% dân số) vượt tuổi thọ trung bình của thế giới
(trung bình thế giới là 69 tuổi). Trong đó, tuổi thọ trung bình của nam giới là 70,6 tuổi,
của nữ giới là 76 tuổi. Dự báo, đến năm 2050, tuổi thọ trung bình của người Việt sẽ tăng
lên 80,4 tuổi.
Xét về giáo dục,
Chênh lệch
Thành thị Nông thôn
4,2
2,7

5,5

Giới tính/vùng kinh tế - xã
hội

Tổng
số

Thành
thị

Nông
thôn

Toàn quốc
Nam
Nữ
Vùng kinh tế - xã hội
Trung du và miền núi phía
Bắc
Đồng bằng sông Hồng
Bắc Trung bộ và Duyên hải
miền Trung
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ

94,9
96,6
93,2


97,6
98,4
96,8

93,4
95,7
91,3

89,9

97,6

88,1

9,5

98,2
95,2

99,0
97,3

97,7
94,4

1,3
2,9

90,4
97,3


96,7
98,2

87,6
95,6

9,1
2,6


Đồng bằng sông Cửu Long

92,9

94,7

92,3

2,4

Bảng 1. Tỷ lệ biết chữ của dân số từ 15 tuổi trở lên chia theo giới tính, thành thị/ nông thôn
và vùng kinh tế - xã hội, 1/4/2015 (Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam)

Kết quả của cuộc điều tra cho thấy tỷ lệ biết chữ của dân số từ 15 tuổi trở lên của
cả nước là 94,9%. Tỷ lệ biết chữ của thành thị cao hơn nông thôn. Tuy nhiên, trong những
năm gần đây, nhờ chính sách phổ cập giáo dục tiểu học và xóa mù chữ, nên sự chênh lệch
về tỷ lệ biết chữ giữa khu vực thành thị và nông thôn là rất thấp - chỉ khoảng 4,2%
(97,6% ở khu vực thành thị và 93,4% ở khu vực nông thôn). Tỷ lệ biết chữ của nam cao
hơn nữ ở cả khu vực thành thị và khu vực nông thôn.

Đồng bằng sông Hồng là vùng có tỷ lệ biết chữ cao nhất (98,2%), trong khi vùng
Trung du và miền núi phía Bắc là thấp nhất (89,9%)
Đơn vị tính: Phần trăm

Tổng
số

Không
CMKT

Sơ cấp
nghề

Trung
cấp

Cao
đẳng

Đai học
trở lên

100,0
100,0

84,4
83,0

0,8
1,2


4,6
5,0

2,8
2,7

7,4
8,1

Nữ

100,0

85,6

0,5

4,1

2,9

6,8

Thành thị

100,0

73,2


1,2

6,4

3,9

15,3

Nông thôn

100,0

90,3

0,6

3,6

2,2

3,3

Trung du và miền núi
phía Bắc
Đồng bằng sông Hồng

100,0

84,3


1,2

6,2

3,0

5,3

100,0

78,1

1,4

6,5

3,8

10,2

Bắc Trung Bộ và DH
miền Trung
Tây Nguyên

100,0

84,2

0,8


5,0

3,2

6,7

100,0

87,6

0,6

3,8

2,3

5,6

Đông Nam Bộ

100,0

83,0

0,3

3,3

2,8


10,5

Đồng bằng sông Cửu
Long

100,0

92,3

0,3

2,1

1,3

4,0

Vùng kinh tế - xã hội
Toàn quốc
Nam

Các vùng kinh tế - xã hội

Bảng 2. : Tỷ trọng dân số từ 15 tuổi trở lên chia theo trình độ chuyên môn kỹ thuật đạt được,
giới tính, thành thị/nông thôn và vùng kinh tế - xã hội, 1/4/2015
(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam)

Trong Điều tra Biến động dân số năm 2015, trình độ chuyên môn kỹ thuật
(CMKT) được phân tổ theo 4 nhóm: Sơ cấp nghề, Trung cấp, Cao đẳng và Đại học trở



lên. Trong tổng dân số từ 15 tuổi trở lên, tỷ trọng của nhóm “Không CMKT” chiếm
84,4%, tăng 1,6 % so với Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ thời điểm 1/4/2014 (Điều tra
DSGK). Tuy nhiên, trình độ học vấn ở cấp cao nhất là đại học trở lên lại tăng so với Điều
tra DSGK 2014, 7,4% so với 6,9%.
Sự thay đổi này là tương tự ở hai nhóm nam và nữ. Tuy nhiên, khác biệt theo giới
và thành thị/nông thôn ở từng phân tổ về trình độ CMKT vẫn còn tồn tại và chưa có sự
thu hẹp đáng ghi nhận. Cụ thể là tỷ trọng của nhóm người được đào tạo từ cao đẳng trở
xuống ở khu vực thành thị vẫn cao gần gấp hai lần so vớ i khu vực nông thôn, trong khi ở
phân tổ về trình độ đại học trở lên, chênh lệch cao về tỷ trọng nhóm này giữa thành thị và
nông thôn vẫn còn rất cao, thành thị cao gấp gần 5 lần so với nông thôn (lần lượt là 15,3%
và 3,3%).
So sánh giữa các vùng kinh tế - xã hội, khác biệt về CMKT còn khá rõ, thể hiện rõ
nhất là giữa Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long. Ở t ất cả nhóm có trình
độ CMKT, Đồng bằng sông Cửu Long đều ở mức th ấp nhất (lần lượt là 0,3%; 2,1%;
1,3% và 4,0%). Đông Nam Bộ là vùng có tỷ lệ tốt nghiệp đại học trở lên cao nhất cả
nước, chiếm 10,5%, tuy nhiên, tỷ lệ này chỉ cao hơn đôi chút so với Đồng bằng sông
Hồng (10,2%).

2.1.2. Tình hình tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế là một trong những chỉ tiêu kinh tế vĩ mô cơ bản để đánh giá
thành tựu phát triển của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định. Trong 10 năm trở lại
đây (2007 – 2016), nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng bình quân là 6,29%.
Biểu đồ 3. Tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam giai đoạn 2006 – 2016
(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam)

Nếu như năm 1995, GDP bình quân đầu người của Việt Nam đạt 289 USD thì đến
năm 2015 con số này đã là 2.228 USD, cao gấp gần 8,5 lần so với năm 1995. GDP bình
quân đầu người đạt ở mức khả quan, bình quân là 1.600 USD đầu người, mức sống của
người dân đã được cải thiện. Cơ cấu kinh tế theo giá thực tế chuyển dịch theo hướng tích

cực, phù hợp với yêu cầu của sự phát triển.
GNI bình quân đầu người liên tục tăng qua các năm.


Biểu đồ 4. GNI bình quân đầu người giai đoạn 2001 – 2014
(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam)

Trong giai đoạn 2007-2016, Việt Nam luôn duy trì được mức tăng trưởng khá cao,
bình quân 6,29%/năm nhưng để đạt được mức tăng trưởng đó, tổng đầu tư cho phát triển
luôn ở mức cao (30,0% - 46,5%), cao hơn nhiều so với các nước khác. Điều này, chứng tỏ
hiệu quả và chất lượng tăng trưởng của Việt Nam còn thấp so với các nước trong khu vực.
Bên cạnh đó, năng suất lao động Việt Nam còn thấp, đóng góp vào tăng trưởng còn
hạn chế. Năm 2011, năng suất lao động bình quân của Việt Nam theo giá thực tế mới đạt
khoảng 2.400 USD/người, thấp hơn rất nhiều so với mức năng suất lao động năm 2005
của nhiều nước trong khu vực. Cụ thể, con số tương ứng lần lượt là Indonesia 2.650 USD,
Philipines 2.689 USD, Thái Lan 2.721 USD, Singapore 48.162 USD, Brunei 51.500 USD,
Nhật Bản 70.237 USD, Trung Quốc 2.869 USD, Hàn Quốc 33.237USD.
Trong công nghiệp, ngành khai thác, gia công vẫn chiếm tỷ trọng lớn, việc sử dụng
công nghệ tiên tiến, sản phẩm có hàm lượng công nghệ và chất xám cao còn rất thấp.
Nông nghiệp tuy đạt được nhiều thành tựu nhưng tỷ lệ hàng nông sản qua chế biến
còn thấp; đặc biệt nhiều loại giống cây trồng, vật nuôi còn phụ thuộc vào nhập khẩu đến
80% dẫn đến hạn chế sức cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam trên thị trường. Việc
đưa tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp còn chậm, chuỗi cung ứng sản
phẩm nông nghiệp còn nhiều bất cập…
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thời gian qua còn chậm, tỷ trọng các ngành nông, lâm,
ngư nghiệp; công nghiệp - xây dựng và dịch vụ trong GDP năm 2015 của Việt Nam ước
thực hiện tương ứng mới đạt 17,5%; 38,2% và 44,4%. So sánh với nhiều nước trong khu
vực thì cơ cấu kinh tế nước ta chuyển dịch còn chậm, nông, lâm và ngư nghiệp còn cao,
khu vực dịch vụ kém phát triển, chiếm tỷ trọng còn quá khiêm tốn.
Tóm lại, nền kinh tế Việt Nam có những bước phát triển đáng ghi nhận. Tuy nhiên,

chất lượng tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn này chưa được cải thiện nhiều, dẫn đến
hiệu quả thấp, tăng trưởng kinh tế phát triển thiếu bền vững, nhiều vấn đề xã hội, môi
trường chưa được giải quyết hiệu quả.

2.2. Tác động của dân số đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam
2.2.1. Quy mô và tốc độ gia tăng dân số với tăng trưởng kinh tế


Nguồn lao động nước ta hiện nay đông đảo và tăng nhanh. Số lượng lao động trẻ
tăng lên không ngừng. Đây là một lợi thế của nguồn lao động nước ta trong công cuộc
xây dựng đất nước, trong điều kiện đất nước có nguồn vốn đầu tư ít, trang bị kỹ thuật
thấp. Lực lượng thanh niên trẻ trong tổng số nguồn lao động là những người trẻ, khỏe,
nhanh nhạy, dễ nắm bắt kỹ thuật mới, công nghệ mới, đây là một lực lượng có vai trò
quan trọng trong việc đóng góp vào tăng trưởng kinh tế và công cuộc xây dựng đất nước.

- Quy mô và tốc độ gia tăng dân số
Quy mô dân số đông thì nguồn nhân lực cũng dồi dào. Nếu các điều kiện kĩ thuật,
công nghệ, vốn đầu tư đầy đủ thì tăng dân số, tăng nguồn nhân lực là điều kiện để nền
kinh tế phát triển.

Biểu đồ 5. Quy mô và tốc độ tăng dân số ở Việt Nam giai đoạn 2001-2015
(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam)

Dân số nước ta không ngừng tăng về quy mô mặc dù tốc độ tăng có xu hướng giảm
mạnh. Quy mô dân số tăng từ 78.62 triệu người năm 2001 lên 91.71 triệu người vào năm
2015, trong đó dân số trẻ em giảm cả về số lượng và tỷ trọng, dân số trong độ tuổi lao
động tăng. Lực lượng lao động gia tăng mạnh đúng vào thời kỳ Việt Nam mở cửa hội
nhập với kinh tế thế giới, tạo ra thế và lực mới, đóng góp tích cực cho tăng trưởng kinh tế
đất nước.



Năm
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014

Tốc độ tăng

Tốc độ tăng

Đóng góp của lao động vào

lao động (%)
2.61
3.0
2.77
2.76
2.73
2.66
2.13
1.53
1.09

gdp/người (%)

5.8
5.98
4.54
4.29
5.31
5.14
3.98
4.42
4.85

tăng trưởng kinh tế (%)
20.71
24.96
28.26
30.33
26.42
25.37
24.37
17.04
9.85

Bảng 3. Tác động của tăng lao động vào tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2006-2014
(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam)

Nhìn vào bảng số liệu, ta có thể thấy đóng góp của việc dân số tăng sẽ làm tăng lực
lượng lao động không nhỏ, đóng góp một lượng đáng kể cho nền kinh tế. Ví dụ như năm
2009, lao động đóng góp đến 30.33% vào GDP của cả nền kinh tế.
Bên cạnh đó, dân số cũng đóng vai trò là nguồn hình thành nên thị trường tiêu thụ
hàng hóa. Dân số đông trở thành thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn. Thị trường tiêu dùng
càng rộng, càng đa dạng phong phú sẽ là động lực kích thích sản xuất phát triển, điều kiện

cho sự tăng trưởng kinh tế nhanh.
Thế nhưng, dù Việt Nam đang trong thời kỳ cơ cấu dân số vàng với số người trong
độ tuổi lao động chiếm đến gần 70% thì Việt Nam đang có tốc độ tăng lực lượng lao động
chậm dần, bắt đầu có xu hướng của “già hóa dân số”. Xu hướng này cho thấy đóng góp
của tăng lao động ngày càng thấp trong GDP (giảm nhanh từ 20.71% năm 2006 xuống
còn 9.85% năm 2014).
Gia tăng dân số nhanh có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế theo chiều hướng
tiêu cực, làm kìm hãm sự tăng trưởng ở các nước đang phát triển:

 Dân số tăng nhanh, các chi phí tiêu dùng tăng hạn chế tích lũy và đầu tư, chậm


đổi mới kỹ thuật, hạn chế tăng năng suất lao động.
Số người bước vào độ tuổi lao động tăng nhanh, chi phí tạo việc làm và mua
sắm trang thiết bị không đáp ứng kịp đã hạn chế năng suất lao động xã hội.


 Tốc độ tăng nhanh còn ảnh hưởng đến điều kiện giáo dục và đào tạo, hạn chế
việc thúc đẩy tiến bộ khoa học- kỹ thuật – nhân tố giữ vai trò quan trọng trong
việc phát triển sản xuất

 Tăng dân số nhanh có tác động tiêu cực tới tăng trưởng thu nhập bình quân đầu
người. Tốc độ gia tăng dân số nhanh hơn tốc độ gia tăng thu nhập sẽ dẫn đến
tình trạng thu nhập bình quân đầu người giảm xuống, dẫn đến tăng trưởng kinh
tế giảm dần.
Dân số quá nhiều hoặc quá ít đều gây ảnh hưởng bất lợi đến quá trình phát triển
kinh tế. Tăng trưởng kinh tế và gia tăng dân số luôn phải biến đổi cùng nhịp và phải phát
triển cân đối hài hòa nhau.

2.2.2. Cơ cấu dân số với tăng trưởng kinh tế

- Ảnh hưởng của cơ cấu dân số theo tuổi
Việt Nam đang trong thời kỳ “cơ cấu dân số vàng” với dân số trong độ tuổi lao
động cao. Dân số trẻ sẽ là điều kiện tiềm năng cho phát triển kinh tế trong tương lai.Dân
số già sẽ khiến ngân sách quốc gia phải tăng chi tiêu nhiều hơn cho chăm sóc y tế, sức
khỏe, các chương trình bảo trợ xã hội và lương hưu… Điều đó ảnh hưởng đến việc tiết
kiệm, đầu tư cho phát triển kinh tế.

Đơn vị: %
Nhóm tuổi

2009

2010

2011

2012

2013

2014


15-19
20-24
25-29
30-34
35-39
40-44
45-49

50+

4.41
6.96
7.82
7.24
6.97
6.39
5.69
10.01

3.65
6.24
7.61
7.30
7.16
6.65
6.23
11.59

3.33
5.80
7.34
7.17
7.27
6.91
6.64
12.85

2.87

5.52
7.05
7.02
7.34
7.22
6.99
13.88

2.90
5.38
6.82
7.08
7.19
7.20
6.82
14.79

2.64
5.20
6.75
7.18
7.12
7.19
6.71
15.35

Bảng 4. Tỷ lệ lao động có việc làm chia theo nhóm tuổi trong năm 2009-2014
(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam)

Nghiên cứu sử dụng số liệu Điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam năm 2014 để

xây dựng cơ sở dữ liệu về tiêu dùng và thu nhập của mỗi một độ tuổi, kết quả cho thấy:

 Một người Việt Nam điển hình bắt đầu có thu nhập từ năm 14 tuổi, sau đó thu nhập bắt
đầu tăng nhanh trong độ tuổi từ 15 đến 63 và giảm nhanh vào độ tuổi 64 và bằng 0 vào độ
tuổi 90. Đồng thời, chi tiêu của một người Việt Nam điển hình tăng nhanh từ 0 đến 20
tuổi và bắt đầu có xu hướng tăng chậm lại, ổn định trong độ tuổi từ 21-45 và giảm dần



trong độ tuổi 46-90.
Độ tuổi tạo ra thu nhập lớn hơn chi tiêu là từ 22 đến 54 tuổi. Suy rộng ra thì nhóm dân số
thực sự đóng góp cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam chỉ là dân số trong độ tuổi từ 22-54



chứ không phải tất cả dân số trong độ tuổi lao động.
Trong khi độ tuổi tạo ra thu nhập nhỏ hơn chi tiêu là từ 0 đến 21 tuổi và từ 55 đến 90 tuổi.
Đây là nhóm có mức sản xuất không đủ để tiêu dùng và phần “thâm hụt” chính là gánh



nặng có thể ngăn trở tăng trưởng và phát triển.
Với cơ cấu tuổi dân số của Việt Nam vào năm 2014 thì dân số trong độ tuổi từ 22 đến 54
tạo ra thặng dư khoảng 862,9 nghìn tỷ đồng, trong khi dân số từ 0 đến 21 tuổi và từ 55
đến 90 tuổi tạo ra thâm hụt tương ứng khoảng 649,8 nghìn tỷ đồng và 243,7 nghìn tỷ
đồng. Tính chung cho cả nền kinh tế, thâm hụt vòng đời vào khoảng 30,6 nghìn tỷ đồng
năm 2014.
Năm
Tổng


dân

số

(triệu người)
Tốc độ tăng (%)

1989

1999

2009

2019

2029

2039

2049

64.4

76.4

85.8

94.9

101.5


105.3

106.2

-

1.71

1.16

1.02

0.67

0.36

0.09


DS 20-54 tuổi
Tốc độ tăng (%)
Đóng

góp

TTKT (%)

cho


25.82

34.54

45.45

50.98

51.82

51.83

47.48

-

2.91

2.75

1.15

0.16

0.00

(0.88)

-


1.20

1.58

0.09

(0.56)

(0.41)

(0.96)

Bảng 5. Tác động của biến đổi dân số đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam 1989-2049
(Nguồn: tổng cục thống kê Việt Nam)

Theo bảng số liệu: tỷ lệ tăng dân số ở nhóm tuổi lao động 22-54 luôn lớn hơn
không, thể hiện tác động tích cực của nhóm dân số này đến tăng trưởng kinh tế trong suốt
thời kỳ 1989-2039. Tác động tích cực này nhỏ dần và sau năm 2039, tác động này đến
tăng trưởng kinh tế có thể theo chiều âm.
Dân số trong độ tuổi lao động đóng vai trò quan trọng. Sự tăng giảm quy mô và tỷ
trọng dân số ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình tăng trưởng kinh tế nói riêng và phát triển
nói chung.

- Ảnh hưởng của cơ cấu dân số theo giới tính
Tính toán từ dữ liệu năm 2014 cho thấy thu nhập trung bình của lao động nữ
khoảng 24.9 triệu đồng (bằng 66.8% của nam). Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự
chênh lệch này có thể do lao động nữ có trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ thuật tay nghề
thấp hơn lao động nam. Theo số liệu năm 2014, trong tổng số người có trình độ tiến sĩ, nữ
giới chỉ chiếm 25%. Tương tự, trong tổng số người tốt nghiệp đại học, khoảng 60% nam
giới trong khi nữ giới chỉ chiếm 40%.


Biểu đồ 6. Thu nhập theo giới năm 2014 (Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam)

2.2.3. Phân bố dân cư và tăng trưởng kinh tế


Dân số nước ta tập trung đông chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông
Cửu Long, dân cư thưa thớt ở khu vực miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. Chính vì đặc
điểm này của dân số cũng gây ra sự chênh lệch lớn về thu nhập cũng như mức chi tiêu
giữa thành thị và nông thôn. Theo số liệu năm 2014, thu nhập trung bình từ lao động dân
cư nông thôn khoảng 21.2 triệu đồng (bằng 42% của khu vực thành thị). Ngoài ra, tỷ lệ
dân số có trình độ cao đẳng trở lên ở nông thôn chỉ đạt 5.4%, trong khi ở thành thị là
10%. Tình trạng việc làm ở khu vực nông thôn cũng thiếu bền vững hơn so với khu vực
thành thị; tỷ lệ tham gia bảo hiểm xã hội và tỷ lệ lao động có hợp đồng lao động ở nông
thôn là 11.1% và 14% trong khi ở thành thị tương ứng là 34% và 38.4%.

- Ảnh hưởng tích cực:
 Dân số vừa là lực lượng sản xuất và là lực lượng tiêu dùng. Vì vậy, quy mô, cơ cấu và sự
gia tăng của dân số liên quan mật thiết đến nền kinh tế và tới toàn bộ sự phát triển của



mỗi quốc gia.
Quy mô dân số lớn nên lực lượng lao động dồi dào. Việt Nam vừa có khả năng phát triển
toàn diện các ngành kinh tế, vừa có thể chuyên môn hóa lao động sâu sắc tạo điều kiện



nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy xã hội phát triển.
Lực lượng lao động nước ta vào loại trẻ giữa chuyển dịch và tạo ra tính năng động cao




trong hoạt động kinh tế.
- Ảnh hưởng tiêu cực:
Đối với các vùng đồng bằng và đô thị: Dân cư tập trung quá đông đã gây sức ép lớn đối
với việc giải quyết việc làm cho một lực lượng lao động đông đảo, ô nhiễm môi trường
gia tăng, tài nguyên cạn kiệt, việc giải quyết các nhu cầu phúc lợi xã hội… gặp nhiều khó



khăn.
Hà Nội là nơi tiếp nhận số lượng di cư lớn từ các địa phương. Sự tồn tại một lực lượng lao
động tự do lớn đã vượt quá trình độ quản lý và sức “cung” của thành phố làm nảy sinh
những vấn đề xã hội, cũng như những tác động không tích cực tới sự phát triển nền kinh
tế.
Kết quả điều tra mẫu về môi trường ở Hà Nội do Viện Quy hoạch thiết kế đô thị
thực hiện cho thấy: Bình quân diện tích về nhà ở chung cho người dân Hà Nội chỉ đạt
5m2/người trong đó 44,1% là những ngôi nhà thíếu ánh sáng hoặc không có ánh sáng. Số
gia đình sống 3-4 thế hệ cũng chiếm tới 36,8% .


 Đối với các vùng trung du,miền núi, các vùng nông thôn: Tài nguyên thiên nhiên phong


phú… nhưng dân cư thưa thớt dẫn đến thiếu nhân lực để khai thác.
Dân cư ở nông thôn cao hơn thành thị ảnh hưởng đến phân bố lực lượng lao động. Dễ
thấy lực lượng lao động tập trung phần lớn ở nông thôi, nơi chủ yếu sống dựa vào nông
nghiệp, trình độ dân trí thấp và công ăn việc làm với mức lương không cao. Việc tỉ lệ dân
cư ở nông thôn vẫn cao ảnh hưởng trực tiếp đến cơ cấu ngành của Việt Nam, khi nước

chúng ta đang hướng tới công nghiệp hóa-hiện đại hóa, thì một bộ phận lớn dân cư vẫn
còn phải sống phụ thuộc vào nghề làm nông
Như vậy việc phân bố dân cư chưa hợp lý không những dẫn đến việc khai thác tài
nguyên và sử dụng lao động chưa hợp lý mà còn làm gia tăng sự chênh lệch về kinh tế- xã
hội giữa các vùng miền.
Trong bối cảnh như vậy, việc thực hiện di chuyển dân cư một cách chính xác là
điều vô cùng cần thiết việc lựa chọn đúng thời điểm, đúng hướng sẽ giúp khai thác triệt để
tiềm năng về tài nguyên và nhân lực.

2.2.4. Chất lượng dân số và tăng trưởng kinh tế
Năng suất lao động là chỉ tiêu quan trọng nhất thể hiện tính chất và trình độ tiến bộ
của một tổ chức, một đơn vị sản xuất hay của một phương thức sản xuất. Năng suất lao
động được quyết định bởi nhiều nhân tố như mức độ thành thạo của người lao động, trình
độ phát triển khoa học và công nghệ, sự kết hợp xã hội của quá trình sản xuất, quy mô và
tính hiệu quả của các tư liệu sản xuất, các điều kiện tự nhiên. Năng suất lao động xã hội là
chỉ tiêu kinh tế vĩ mô đo hiệu quả sử dụng lao động của nền kinh tế.
Biến đổi cơ cấu tuổi dân số đã có những tác động mạnh mẽ tới tăng trưởng kinh tế
Việt Nam. Có thể thấy rõ điều này khi xem xét đóng góp của các nhóm dân số và đóng
góp của năng suất lao động đối với tăng trưởng GDP bình quân đầu người. Tăng năng
suất lao động là động lực chính tác động tới tăng trưởng kinh tế và nâng cao mức sống
của người dân thông qua chỉ tiêu tăng trưởng GDP và GDP/người.
Dư lợi dân số là trạng thái mức thu nhập lớn hơn mức tiêu dùng, là tình trạng mà
một nền kinh tế mong muốn. Năng suất lao động tăng lên có thể giúp kéo dài thời gian dư
lợi dân số.
Năm

NSLĐ (triệu đồng)

Tốc độ tăng NSLD (%)



2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
2015

40.27
41.41
42.47
43.99
45.53
46.92
48.72
51.08
54.38

4.22
2.81
2.57
3.59
3.49
3.06
3.84
4.84
6.45


Bảng 6. Năng suất lao động và tốc độ tăng NSLĐ của Việt Nam
(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam)

Giai đoạn 2011-2015, năng suất lao động của Việt Nam tăng dần đạt mức
4.84%/năm, cao hơn so với giai đoạn 2006-2010. Sau giai đoạn tăng trưởng chậm từ năm
2009-2012, năng suất lao động có dấu hiệu hồi phục nhanh chóng. Theo số liệu, năng suất
lao động năm 2015 tăng mạnh so với năm 2014, có tốc độ tăng cao nhất từ năm 2006 đến
nay. Điều này cho thấy sự phục hồi tăng trưởng nhanh của nền kinh tế cũng như sự cải
tiến của năng suất lao động.
Giai đoạn

Tốc độ tăng bình quân

Đóng góp của các yếu tố vào tăng

(%/năm)

trưởng (%)

DS 202009-2019
2019-2029
2029-2039
2039-2049

54
1.25
0.16
0
-0.88


DS

NSLD

DS 20-54

DS

NSLD

1.06
0.73
0.42
0.08

5.76
6.51
6.36
6.91

19.28
2.74
0.06
-14.73

-17.85
-12.19
-7.01
-1.35


98.57
109.45
106.95
116.08

Bảng 7. Đóng góp của các yếu tố cho tăng trưởng kinh tế
(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam)

Tính chung cho toàn bộ yếu tố dân số thì biến đổi dân số Việt Nam có tác động tích
cực đến tănng trưởng kinh tế cho đến năm 2019. Theo số liệu dự báo, sau đó, tăng trưởng
kinh tế hoàn toàn phụ thuộc vào năng suất lao động. Như vậy, trong dài hạn, năng suất lao
động là một trong những yếu tố quyết định tăng trưởng kinh tế.Tăng năng suất lao động
có ý nghĩa rất lớn, là nhân tố quan trọng để tăng thêm sản phẩm cho xã hội, là cơ sở để hạ
giá thành, góp phần nâng cao đời sống của người dân và tăng tích lũy để phát triển sản
xuất. Chỉ có phát triển nhờ vào tăng năng suất lao động mới tăng được khả năng cạnh


tranh của nền kinh tế, mới có điều kiện đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ và tăng
cường hội nhập quốc tế.
Dân số và phát triển kinh tế xã hội luôn có mối quan hệ biện chứng, hỗ trợ và thúc
đẩy lẫn nhau. Muốn tăng trưởng kinh tế thì yếu tố đầu tiên phải là con người và phải là
con người có sức khỏe và trí tuệ. Mục tiêu đó chỉ có thể đạt khi chất lượng dân số được
nâng cao, quy mô, tốc độ tăng trưởng, sự phân bố dân cư và nguồn nhân lực phù hợp với
đặc điểm kinh tế ở mỗi vùng địa phương. Đầu tư để cải thiện chất lượng dân số chính là
đầu tư cho nguồn nhân lực tiềm năng giúp tăng trưởng kinh tế.
Từ năm 2010, có sự thay đổi trong cách tính toán chỉ số HDI, chỉ số HDI có điều
chỉnh khía cạnh bất bình đẳng. Chỉ số này giảm các giá trị HDI quốc gia theo mức độ bất
bình đẳng trong ba trụ cột của HDI. Vì vậy, từ năm 2010, chỉ số HDI Việt Nam có sự thay
đổi so với những năm trước.


Năm

Chỉ số HDI

Xếp hạng

2010

0,572

113/169

2011

0,593

128/187

2012
(không có BC)

-

-

2013

0,617


127/186

2014

0,638

121/187

2015

0,666

116/188

Bảng 8. Chỉ số HDI Việt Nam từ 2010 đến 2015 (Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam)

3. DỰ BÁO VÀ GIẢI PHÁP VỀ VẤN ĐỀ DÂN SỐ TRONG THỜI GIAN TỚI
3.1. Dự báo về dân số Việt Nam
Từ những phân tích về tình hình dân số Việt Nam và các ảnh hưởng của dân số đến
tình hình phát triển kinh tế, chúng ta có thể dự đoán một số các vấn đề về dân số – phát
triển kinh tế trong thời gian tới như sau:
Dân số nước ta sẽ không ngừng tăng lên về quy mô nhưng tốc độ tăng sẽ có xu
hướng giảm mạnh. Theo dự báo, dân số Việt Nam vẫn tiếp tục tăng nhưng chậm lại.

Năm 2025, cả nước có 100 triệu dân và tiếp tục tăng chậm lên đến khoảng 110 triệu


vào giữa thế kỷ. Dân số đông là thị trường lớn hấp dẫn đầu tư nhưng cũng là thách
thức lớn về an ninh lương thực, năng lượng.
Dân số trẻ em sẽ tiếp tục giảm cả về số lượng và tỷ trọng, làm tốc độ tăng lực

lượng lao động trong khoảng thời gian sắp tới chậm dần, dân số Việt Nam bắt đầu có xu
hướng của “già hoá dân số”.
Nhưng không thể phủ nhận rằng, “dân số vàng” mang lại cả cơ hội nhờ lực lượng

dân số trong độ tuổi lao động nhưng cũng là thách thức về nâng cao chất lượng nguồn
lực, tạo việc làm có năng suất, thu nhập cao.
Lực lượng lao động sẽ vẫn tiếp tuc gia tăng, tạo ra thế và lực mới, phát huy khả
năng phát triển toàn diện các ngành kinh tế, chuyên môn hóa lao động sâu sắc tạo điều
kiện nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy xã hội phát triển.
Cơ cấu dân số theo giới tính sẽ tiếp tục có sự chênh lệch đáng kể giữa nam giới và
nữ giới trong lực lượng lao động, đặc biệt là lực lượng lao động chất lượng cao.

3.2. Giải pháp về vấn đề dân số trong thời gian tới
Dân số và phát triển kinh tế có mối quan hệ chặt chẽ. Tuy nhiên, trong từng giai
đoạn cụ thể, từng khía cạnh cụ thể, mối quan hệ này có những đặc điểm, yêu cầu nổi bật
cần tập trung giải quyết để kinh tế phát triển, song song với ổn định quy mô dân số, cơ
cấu hợp lý, chất lượng cao. Một số giải pháp, chính sách đề xuất để giải quyết các vấn đề
được dự báo về mối quan hệ dân số – kinh tế:

1. Tạo việc làm và tăng năng suất lao động cho nhóm dân số trong độ tuổi lao động là định
hướng quan trong nhất nhằm phát huy tác động tích cực của thay đổi cơ cấu tuổi dân số
tới tăng trưởng kinh tế.

- Nâng cao năng suất lao động xã hội thông qua tiếp tục đổi mới, nâng cao ch ất lượng
giáo dục - đào tạo theo chuẩn quốc tế; tuyên truyền, khuy ến khích, h ỗ tr ợ ng ười
dân chủ động tham gia vào quá trình đào tạo, nhất là trong nh ững ngành ngh ề, lĩnh

-

vực mà doanh nghiệp và người sử dụng lao động có nhu cầu;

Khuyến khích, hỗ trợ người dân (nhất là đối tượng thanh niên và sinh viên) kh ởi

-

nghiệp (tạo việc làm và tăng việc làm); và
Ban hành các chính sách bảo hiểm, bảo hộ ý tưởng sản xuất và kinh doanh, khuy ến
khích tinh thần chủ doanh nghiệp trong thanh niên và các chủ doanh nghiệp mới; và


khuyến khích, tuyên truyền nhằm thu hút lao động trẻ và lao động ngoài độ tu ổi (có
nhu cầu) tham gia tích cực hơn vào thị trường lao động.

2. Chính phủ cần thu hẹp chênh lệch, bất bình đẳng giữa dân số nam và dân số nữ cũng như
giữa dân cư ở khu vực thành thị và khu vực nông thôn trong tiếp cận các cơ hội giáo dục
- đào tạo, việc làm, tạo thu nhập và nâng cao mức sống bằng cách:

− Đẩy mạnh triển khai các chính sách khuyến khích, tạo đi ều ki ện thu ận l ợi và h ỗ tr ợ
nữ giới tiếp cận nhiều hơn, đa dạng hơn các cơ hội, loại hình giáo dục - đào t ạo (t ừ
trình độ sơ cấp đến trung cấp, cao đẳng, đại học và sau đại học);
− Khuyến khích doanh nghiệp và người sử dụng lao động ưu tiên, tạo đi ều ki ện
thuận lợi cho lao động nữ tiếp cận các công việc phù hợp, có thu nh ập th ỏa đáng,
bằng với thu nhập của nam giới đối với cùng một công vi ệc và gi ảm th ời gian làm
việc nhà (công việc không được trả lương); và
− Tiếp tục thực hiện tái cơ cấu kinh tế nhằm tăng tỷ trọng của những ngành, lĩnh v ực
có giá trị gia tăng cao và tiếp tục tái c ơ cấu lao đ ộng nhằm d ịch chuy ển lao đ ộng t ừ
khu vực nông - lâm - ngư nghiệp (khu vực có giá tr ị gia tăng và năng su ất t ương đ ối
thấp) sang khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ (khu vực có giá tr ị gia tăng và
năng suất cao).

3. Đào tạo nâng cao kỹ năng, chuyên môn cùng với các chính sách phân bố lao động hợp lý

cho các ngành, đặc biệt là các ngành có lợi thế so sánh, sẽ thúc đẩy tạo việc làm, tăng
năng suất lao động và tăng trưởng của ngành và từ đó tạo động lực tăng trưởng nền kinh
tế.

− Đào tạo nghề và hướng nghiệp cho lực lượng lao động trẻ vào những ngành, nghề có tính
cạnh tranh sẽ tạo việc làm bền vững ngay cả khi hội nhập và cạnh tranh quốc tế ngày càng
sâu, rộng.
− Tiếp tục thực hiện quyết liệt chính sách “tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn”;
− Nâng cao hiệu quả của các chương trình tạo việc làm và dạy nghề đối với lao động ở khu
vực nông thôn, đảm bảo đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp về trình độ, loại hình, ngành
nghề lao động góp phần toàn dụng lao động nông nghiệp, nông thôn và đồng thời gia tăng
thu nhập cho người dân; và
− Thực hiện tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân về vai trò của giáo dục - đào
tạo trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và cơ hội việc làm, thu nhập…; tạo


điều kiện để trẻ em nông thôn có nhiều cơ hội tiếp cận với các phương thức học tập hiện
đại và thu nhận tri thức và kỹ năng mới để có thể đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao
của thị trường lao động trong tương lai.


PHẦN KẾT LUẬN
Việc nghiên cứu, tổng hợp những lý luận cơ bản về dân số, tăng trưởng kinh tế
cùng với thực tiễn dân số đã, đang tác động đến tăng trưởng kinh tế là việc cần thiết để
giữ vững tăng trưởng cao và bền vững. Bài tiểu luận qua việc phân tích dân số và tác
động của dân số đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nanm, ta có thể kết luận:
Những đặc điểm cơ bản của dân số Việt Nam và những biến động dân số có tác
động, ảnh hưởng rõ rệt đến sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam. Có thể nói, dân số
đã tạo nhiều ảnh hưởng rất tích cực cho sự phát triển kinh tế cho Việt Nam.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, những vấn đề còn tồn tại của dân số cũng ảnh hưởng

không tốt đến tăng trưởng kinh tế, đây cũng là những thách thức đối với các nhà hoạch
định chính sách. Việc tăng dân số quá nhanh, những biến động thất thường về cơ cấu dân
số, hay các chính sách dân số không hiệu quả lại có tác động không tích cực đến tăng
trưởng kinh tế. Từ đó thấy rằng: một tốc độ gia tăng dân số chậm mới tạo điều kiện cho
sự tăng trưởng GDP và thu nhập bình quân đầu người diễn ra nhanh hơn, bền vững hơn,
đồng thời khi đất nước có những sự điều chỉnh và kiểm soát biến động dân số mạnh mẽ
và tốt hơn thì khả năng góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bên cạnh các yếu tố khác
càng được thể hiện rõ nét.
Quản lí tốt công tác dân số, tận dụng những cơ hội từ dân số cùng những chính
sách đúng đắn sẽ là yếu tố quan trọng hàng đầu thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng một cách
nhanh chóng.
Trên đây là bài tiểu luận nghiên cứu môn kinh tế phát triển của nhóm chúng em.
Nhóm hy vọng những kết quả trên sẽ có ý nghĩa đối với việc hoạch định chính sách tăng
trưởng kinh tế, cũng như phát huy hết lợi ích mà dân số đem lại vào việc tăng trưởng kinh
tế của Việt Nam trong thời gian tới.


×