Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

tiểu luận kinh tế phát triển tác động của hivaids đối với tăng trưởng kinh tế nigeria

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.56 KB, 19 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
HIV/AIDS là một đại dịch nguy hiểm, nó không chỉ là mối hiểm họa đối với
tính mạng, sức khỏe con người, tương lai nòi giống của các quốc gia, các dân tộc
trên toàn cầu mà còn có các tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế, văn hóa, trật
tự và an toàn xã hội, đe dọa sự phát triển bền vững của đất nước.
Kể từ sau lần đầu tiên phát hiện vào đầu những năm 1980, HIV / AIDS đã trở
thành một đại dịch trên quy mô toàn cầu. Cho đến nay, không một quốc gia, một tổ
chức thế giới nào có thể làm ngơ trước những ảnh hưởng to lớn mà HIV/AIDS đã
và đang tạo ra.
Nigeria, quốc gia đông dân nhất châu Phi với ước tính dân số khoảng 180 triệu
người vào năm 2015, có nền kinh tế khá phát triển với ngành khai thác và chế biến
dầu mỏ mạnh mẽ. Tuy nhiên, theo số liệu UNITAD năm 2015, chênh lệch giữa GNI
và HDI của quốc gia này là 42, một khoảng cách khá lớn. Sau khi tìm hiểu , chúng
em được biết đất nước này đã và đang chịu sự lan truyền nhanh chóng của tai họa
HIV / AIDS, thậm chí có tỷ lệ nhiễm cao nhất ở khu vực Tây Phi và tỷ lệ cao thứ ba
của thế giới với 1,5% tỷ lệ dân số. Có thể nói, việc gia tăng số người mắc bệnh chắc
chắn là một trong những nguyên nhân hàng đầu ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của
nền kinh tế Nigeria. Vì vậy, nhóm em xin chọn đề tài là “TÁC ĐỘNG CỦA
HIV/AIDS ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ NIGERIA”.Mục tiêu của tiểu
luận này là đánh giá tác động của HIV / AIDS đối với sự tăng trưởng kinh tế và phát
triển xã hội ở Nigeria, cụ thể là xem xét các tác động của đại dịch qua số lượng và
chất lượng lao động, cũng như thế hệ tương lai của Nigeria. Và cuối cùng, dựa trên
những phát hiện, đề xuất chính sách phù hợp đến cơ quan chức năng nhằm khắc
phục và đẩy lùi hiệu quả căn bệnh thế kỉ này. Tiểu luận còn rất nhiều thiếu sót vì
vậy chúng em rất mong nhận được những lời góp ý, chỉnh sửa để hoàn thiện sâu sắc
hơn nữa .

1


A. TỔNG QUAN:


I.

HIV-AIDS:

1. Khái niệm, phân loại, triệu chứng và con đường lây nhiễm HIV-AIDS:
1.1. Khái niệm:
Dưới sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, HIV/AIDS được hiểu như sau:
HIV (Human immunodeficiency virus) là một loại vi rút gây ra hội chứng suy
giảm miễn dịch mắc phải ở người. HIV phá huỷ các tế bào của hệ miễn dịch, gây
tổn thương hệ thống miễn dịch của cơ thể và làm cho cơ thể không còn khả năng
chống lại các tác nhân gây bệnh như các virus, vi khuẩn và nấm gây bệnh dẫn đến
chết người.
AIDS là giai đoạn cuối cùng của quá trình nhiễm HIV được thể hiện bởi các
bệnh nhiễm trùng cơ hội, ung thư và các bệnh liên quan đến rối loạn miễn dịch dẫn
đến tử vong. Thời gian từ khi nhiễm HIV đến biến chuyển thành bệnh AIDS tùy
thuộc vào hành vi và đáp ứng miễn dịch của từng người nhưng tựu chung lại trong
khoảng thời gian trung bình là 5 năm. Ở giai đoạn AIDS, từ khi người bệnh phát
bệnh đến khi tử vong chỉ khoảng vài tháng và lâu nhất cũng chỉ khoảng 2 năm.
1.2. Phân loại:
Mỗi lần HIV tự nhân đôi (bằng cách lây nhiễm một tế bào mới), những thay
đổi nhỏ hoặc đột biến có thể xảy ra. Điều này có nghĩa có nhiều hình thức khác
nhau của HIV, bao gồm cả trong cơ thể của một người độc thân sống chung với
HIV.
Có hai loại HIV chính là HIV loại 1 và loại 2. Trên thế giới, virus chủ yếu là
HIV-1, và thường khi người ta nói về HIV mà không xác định loại virus họ đang đề
cập đến HIV-1.
HIV-2 thì ít phổ biến hơn HIV-1 và tập trung ở Tây Phi, nhưng đã được bắt
gặp ở các nước khác. Nó ít truyền nhiễm và tiến triển chậm hơn so với HIV-1. Hiện
nay, các loại thuốc kháng virus thường được sử dụng để chống lại HIV-2, tuy nhiên,
phương pháp điều trị tối ưu vẫn chưa được tìm ra.

1.3. Triệu chứng:
Có 4 giai đoạn nhiễm HIV:

2


- Giai đoạn sơ nhiễm: Hầu hết người bị nhiễm HIV đều không có biểu hiện
lâm sàng của thời kỳ này. Chỉ có khoảng 20% có một số có các biểu hiện giống
cúm.
- Giai đoạn nhiễm HIV không triệu chứng: Người nhiễm không có bất kỳ dấu
hiệu nào trên lâm sàng dù xét nghiệm máu dương tính với HIV.
- Giai đoạn cận AIDS: Hội chứng hạch to toàn thân và kéo dài.
- Giai đoạn AIDS: Bắt đầu mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội từ bên ngoài do
HIV đã đi đến giai đoạn cuối cùng là AIDS.
1.4. Các con đường lây nhiễm HIV – AIDS:
Bệnh nhân AIDS và người nhiễm HIV là nguồn truyền nhiễm duy nhất của
nhiễm HIV. Không có ổ chứa nhiễm trùng ở động vật. Tất cả mọi người điều có khả
năng cảm nhiễm HIV. Có 3 con đường lây nhiễm HIV chính:
- Tình dục.
- Đường máu.
- Từ mẹ sang con.
2. Biện pháp phòng tránh cơ bản:
2.1. Phòng nhiễm HIV/AIDS lây qua đường tình dục:
- Sống lành mạnh, chung thuỷ một vợ một chồng và cả hai người đều chưa bị
nhiễm HIV. Không quan hệ tình dục bừa bãi.
- Trong trường hợp quan hệ tình dục với một đối tượng chưa rõ có bị nhiễm
HIV không, cần phải thực hiện tình dục an toàn để bảo vệ cho bản thân bằng cách
sử dụng bao cao su đúng cách.
- Phát hiện sớm và chữa trị kịp thời các bệnh lây truyền qua đường tình dục
cũng giúp giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS vì những tổn thương do nhiễm

trùng lây truyền qua đường tình dục sẽ là cửa vào lý tưởng cho HIV.
2.2. Phòng nhiễm HIV/AIDS lây qua đường máu:
- Không tiêm chích ma túy.
- Chỉ truyền máu và các chế phẩm máu khi thật cần thiết, và chỉ nhận máu và
các chế phẩm máu đã xét nghiệm HIV.
- Chỉ sử dụng bơm kim tiêm vô trùng. Không dùng chung bơm kim tiêm. Sử
dụng dụng cụ đã tiệt trùng khi phẫu thuật, xăm, xỏ lỗ, châm cứu...

3


- Tránh tiếp xúc trực tiếp với các dịch cơ thể của người nhiễm HIV.
- Dùng riêng đồ dùng cá nhân: dao cạo, bàn chải răng, bấm móng tay,...
2.3. Phòng nhiễm HIV/AIDS lây truyền từ mẹ sang con:
- Người phụ nữ bị nhiễm HIV thì không nên có thai vì tỷ lệ lây truyền HIV
sang con là 30%, nếu đã có thai thì không nên sinh con.
- Trường hợp muốn sinh con, cần đến cơ sở y tế để được tư vấn về cách phòng
lây nhiễm HIV cho con.
- Sau khi đẻ nếu có điều kiện thì nên cho trẻ dùng sữa bò thay thế sữa mẹ.
II.

Tăng trưởng kinh tế:
Tăng trưởng kinh tế là một trong những vấn đề cốt lõi của lý luận về phát triển

kinh tế. Việc nghiên cứu tăng trưởng kinh tế ngày càng có hệ thống và hoàn thiện
hơn. Chúng ta cùng thừa nhận rằng, tăng trưởng không đồng nghĩa với phát triển,
tuy nhiên tăng trưởng lại là điều kiện cần, điều kiện tiên quyết cho phát triển. Nhận
thức đúng đắn về tăng trưởng kinh tế và ứng dụng có hiệu quả những kinh nghiệm
về nghiên cứu, hoạch định chính sách tăng trưởng kinh tế là rất quan trọng. Mục
tiêu hàng đầu của tất cả các nước trên thế giới là tăng trưởng và phát triển kinh tế,

nó là thước đo chủ yếu về sự tiến bộ trong mỗi giai đoạn của từng quốc gia. Điều
này càng có ý nghĩa quan trọng đối với các nước đang phát triển trong quá trình
theo đuổi mục tiêu tiến kịp và hội nhập với các nước phát triển. Chính vì vậy, vấn
đề nhận thức đúng đắn về tăng trưởng kinh tế và sử dụng có hiệu quả những kinh
nghiệm về nghiên cứu, hoạch định chính sách tăng trưởng kinh tế là rất quan trọng
và cần thiết.
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập cả về quy mô lẫn tốc độ của nền
kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm) của một quốc gia
(hoặc địa phương). Tăng trưởng kinh tế có thể biểu thị bằng số tuyệt đối (quy mô
tăng trưởng) hoặc số tương đối (tỷ lệ tăng trưởng). Quy mô tăng trưởng phản ánh sự
gia tăng nhiều hay ít, còn tốc độ tăng trưởng được sử dụng với ý nghĩa so sánh
tương đối và phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm giữa các thời kỳ.
Thu nhập được thể hiện dưới dạng hiện vật (sản lượng) hoặc giá trị (các chỉ
tiêu GDP, GNI)

4


Tăng trưởng kinh tế được tính bằng % thay đổi trong GDP thực bình quân đầu
người.
Tăng trưởng kinh tế phản ánh sự thay đổi về lượng của nền kinh tế, là điều
kiện để nâng cao mức sống vật chất của quốc gia và thực hiện mục tiêu khác của
phát triển.
Sự tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào hai quá trình: sự tích luỹ tài sản (như
vốn, lao động, và đất đai) và đầu tư những tài sản này một cách có năng suất hơn.
Tiết kiệm và đầu tư là trọng tâm, nhưng đầu tư phải hiệu quả thì mới đẩy mạnh tăng
trưởng. Chính sách chính phủ, thể chế, sự ổn định chính trị và kinh tế, đặc điểm địa
lý, nguồn tài nguyên thiên nhiên, và trình độ y tế và giáo dục, tất cả đều đóng vai trò
nhất định ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.
III. Vài nét về Nigeria:

1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên:
Nigeria nằm ở tây Phi trên Vịnh Guinea và có tổng diện tích 923,768 km 2, là
quốc gia lớn thứ 32 trên thế giới. Nó có chung 4,047 km đường biên giới với Besnin
(773 km), Niger (1,497 km), Tchad (87 km), Cameroon (1,690 km), và có một
đường bờ biển ít nhất 853 km. Điểm cao nhất Nigeria là Chappal Waddi với độ cao
2,419 m. Các sông chính là Niger và Benue hội tụ rồi đổ vào đồng bằng sông Niger,
một trong những đồng bằng lớn nhất thế giới và tạo nên một vùng rừng ngập mặn
Trung Phi rộng lớn.
Nigeria có một cảnh quan đa dạng. Vùng phía nam xa xôi có khí hậu rừng
mưa nhiệt đới, nơi lượng mưa hàng năm là 60-80 inch (1,524 đến 2,032 mm). Về
phía đông nam là khu vực đồi Obudu. Vùng đồng bằng ven biển xuất hiện ở cả hai
phía tây nam và đông nam. Phần phía nam phần lớn là đầm lầy ngập mặn có cây
đước, sú, vẹt che phủ. Phía Bắc của vùng này là đầm lầy nước ngọt chứa thảm thực
vật đa dạng của cả nước ngọt và nước mặn.
2.

Điều kiện kinh tế - xã hội:

2.1. Kinh tế:
Nigeria có nền kinh tế thị trường đang nổi và đang tiến nhanh tới nhóm các
nước có thu nhập trung bình. Hiện nay, thị trường chứng khoán Nigeria đã xếp thứ
hai châu lục. Năm 2015, GDP đã xếp thứ 23 và GNI xếp thứ 23 trên thế giới. Ngoài
5


ra, Nigeria là nước bạn hàng thương mại chính của Hoa Kỳ ở khu vực cận Sahara,
và cung cấp 1/5 (11%) lượng dầu nhập khẩu của Hoa Kỳ. Nó cũng đứng thứ 7 trong
số các nước có thặng dư thương mại với Hoa Kỳ. Đồng thời Nigeria cũng là nước
xếp thứ 50 trong các nước nhập khẩu từ Mỹ và thứ 14 trong các nước xuất khẩu tới
Mỹ. Ngược lại, Hoa Kỳ lại cũng là nước đầu tư lớn nhất tại Nigeria. Các dự án đầu

tư tập trung chủ yếu ở 4 khu vực chính: Lagos, Kaduna, Port Harcourt, và Abuja.
Các nơi khác chỉ phát triển cầm chừng.
Nigeria là nước đứng thứ 12 về sản xuất dầu, thứ 8 về xuất khẩu dầu và là
nước có trữ lượng dầu thô xếp thứ 10 trên thế giới. Năm 1971, Nigeria gia nhập tổ
chức cartel OPEC. Dầu mỏ đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế, chiếm
40% GDP và 80% thu nhập của Chính phủ. Tuy nhiên, sự bất ổn trong mấy năm
gần đây ở các khu vực khai thác dầu đã ảnh hưởng đến ngành công nghiệp dầu,
khiến nó không thể hoạt động hết 100% công suất..
Nhìn chung GNI của Nigeria thất thường, có xu hướng ổn định trong 5 năm
trở lại đây. GNI/ người thuộc mức thấp của thế giới. Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá
thấp, có xu hướng giảm. Lạm phát cao, dao động 8-12%, có xu hướng giảm.
2.2. Xã hội:
Về dân số, năm 2015 ở Nigeria là 182,115,683 người trong đó lượng người
trong độ tuổi lao động chiếm 53.274%. Từ 2 đồ thị trên cho thấy tuy là nước có tỉ lệ
sinh đẻ gia tăng cao nhưng tỉ lệ dân số trong độ tuổi lao động chỉ chập chững ở mức
53.274%.

6


Về giáo dục, sau thời kỳ bùng nổ dầu mỏ vào năm 1970, giáo dục đại học
được mở rộng tới mọi vùng và được chính quyền cung cấp miễn phí. Thế nhưng tỷ
lệ học sinh trung học chỉ là 29% (32% nam sinh và 27% nữ sinh). Hệ thống giáo
dục bị cho là không hợp lý do cơ sở vật chất xuống cấp, 68% dân số biết chữ và tỷ
lệ cao hơn ở nam giới (75.7%).
Về y tế, Nigeria gần đây đã tái cơ cấu hệ thống chăm sóc sức khỏe toàn dân
sau khi Sáng kiến Bamako phát triển và giúp người dân dễ tiếp cận với thuốc men
và các dịch vụ y tế công cộng bằng việc hỗ trợ chi phí cho người dùng. Điều này đã
nâng cao chất lượng y tế và giảm đáng kể chi phí. Tuy nhiên, hệ thống y tế Nigeria
vẫn phải đối mặt với vấn đề thiếu bác sĩ do tình trạng "chảy máu chất xám”tới các

nước phát triển như Bắc Mỹ và châu Âu. Thu hút nguồn bác sĩ này trở về làm việc
trong nước được chính quyền đưa vào các mục tiêu hàng đầu cần phải làm.
Về thực trạng HIV/AIDS, số người nhiễm HIV ở Nigeria chiếm 9% số người
nhiễm HIV trên toàn cầu. Mặc dù tỉ lệ mắc bệnh HIV của người trưởng thành tại đất
nước này khá nhỏ (3.1% trong năm 2015), số dân của nó đồng nghĩa với việc có
khoảng 3.5 triệu người đang sống chung với HIV tại Nigeria trong năm 2015.
Năm 2015, khoảng 180,000 người chết bởi những căn bệnh liên quan đến
AIDS, chiếm khoảng 16% số người chết bởi những căn bệnh liên quan đến AIDS
trên toàn cầu. Đây là hậu quả của việc chỉ khoảng 20% số người mắc HIV tại
Nigeria đang được điều trị.
Trong 190,000 phụ nữ mang thai có HIV, chỉ 27% được nhận điều trị để tránh
lây nhiễm sang con của mình. Hậu quả là năm 2015, tại Nigeria có 260,000 trẻ em
đang sống với HIV trong đó có 41,000 ca mới nhiễm bệnh, chiếm 22% trên toàn
cầu. Cùng lúc đó, khoảng 2 triệu trẻ em tại đất nước này trở thành trẻ mồ côi vì căn
bệnh này. Rất nhiều trong số chúng đang phải tự chăm sóc cho anh chị em của mình
hoặc được ông bà nuôi nấng.

7


B. TÁC ĐỘNG CỦA HIV/ AIDS TỚI TĂNG TRƯỞNG KINH
TẾ TẠI NIGERIA:
I.

Đối với lực lượng lao động:
Theo UNAIDS, tại Nigeria có đến 3,200,000 người từ 15 tuổi trở lên nhiễm

dương tính với HIV/AIDS trong năm 2015. Số người này hoặc phải giảm thời gian
làm việc hoặc không tham gia vào lực lượng lao động nữa.
Bên cạnh đó, những người lao động tại Nigeria sẽ phải hy sinh một phần thời

gian làm việc để chăm sóc những người thân bị nhiễm bệnh đó.
Hai yếu tố trên kết hợp làm giảm năng suất lao động của lực lượng lao động
tại Nigeria. Trong dài hạn, điều này có ảnh hưởng nhất định đến tốc độ tăng trưởng
của nền kinh tế.
II.

Đối với chi tiêu chính phủ:
Có thể thấy, sự hoành hành của căn bệnh HIV/AIDS đã góp phần làm thâm

hụt ngân sách chính phủ.
Cụ thể, HIV/AIDS làm suy yếu nghiêm trọng dân số chịu thuế, dẫn đến giảm
thu nhập thuế. Nói cách khác, nguồn thu của chính phủ giảm.
Cùng lúc đó, HIV/AIDS làm tăng gánh nặng chi tiêu của chính phủ. Với
3,500,000 người dương tính với HIV trong năm 2015, chính phủ Nigeria phải chi
trả những khoản tiền lớn để đầu tư vào cơ sở vật chất – hạ tầng y tế, đội ngũ nhân
viên y tế để chăm sóc người bệnh AIDS, đào tạo nhân lực để thay thế người lao
động bị ốm, và chăm sóc cho trẻ mồ côi do AIDS.
Những chi phí khổng lồ này dẫn đến thâm hụt ngân sách chính phủ Nigeria.
Về lâu dài, tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước này sẽ chịu ảnh hưởng.
III. Đối với thế hệ lao động tương lai:
1.

Về số lượng:
Năm 2015, theo UNAIDS tại Nigeria có 260,000 trẻ em độ tuổi từ 0-14 nhiễm

dương tính với HIV/AIDS. Con số này sẽ tiếp tục tăng lên do 1,900,000 phụ nữ từ
15 tuổi trở lên tại nước này nhiễm dương tính với HIV/AIDS, nếu không nhận được
điều trị phù hợp, có khả năng cao sẽ tiếp tục sinh ra những đứa trẻ mang căn bệnh
này. Dự kiến trong tương lai, sẽ có một sự thiệu hụt lớn về lao động với Nigeria.


8


2.

Về chất lượng:
Không chỉ sụt giảm về số lượng, đáng cảnh báo hơn, nguồn lực lao động

tương lai còn có nguy cơ trở nên yếu kém hơn.
Ngoài những suy giảm về mặt sức khỏe do bị lây truyền từ bố mẹ hoặc do ảnh
hưởng bởi môi trưởng sống đầy những người nhiễm bệnh, một thực trạng đáng
buồn ở Nigeria là: trong năm 2015, có đến 1,8 triệu trẻ em độ tuổi từ 0-17 mồ côi
do HIV/AIDS. Những trẻ em này thường ở với ông, bà đã lớn tuổi, đi lang thang
hoặc ở trong các cơ sở xã hội, chúng thiếu thốn tình thương cha mẹ, thiếu thốn sự
giáo dục đúng cách, thiếu thốn cơm ăn, áo mặc dẫn đến sự phát sinh và gia tăng tỉ lệ
tội phạm đáng kể.
Ngoài ra, thực trạng đầu tư vào các cơ sở giáo dục, dạy nghề, đào tạo nhân
lực, phát triển con người ở Nigeria cũng đình trệ, thiếu định hướng.
Từ những tác động trên, dự kiến tốc độ tăng trưởng kinh tế của Nigeria trong
tương lai sẽ có sự sụt giảm đáng lo ngại, rơi vào khoảng 0.5-2.6% mỗi năm.

9


C. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP:
I.

Đẩy mạnh tuyên truyền trong xã hội:
Như đã nói, Nigeria là nơi cư trú của 9% số người mắc bệnh HIV trên toàn


cầu. Điều đó có nghĩa HIV đang trở thành căn bệnh phổ biến của xã hội. Tuy nhiên
chỉ 20% số người mắc HIV tại Nigeria đang được điều trị; 24% người trẻ tuổi ở
Nigeria biết những cách hiệu quả để phòng tránh HIV lây qua đường tình dục; chỉ
27% phụ nữ mang thai được nhận điều trị để tránh lây nhiễm sang con của mình, có
thể nói Nigeria làm chưa tốt công tác phổ biến kiến thức phòng chống HIV tới
người dân.
Và để khắc phục tình trạng này, Nigeria cần đẩy mạnh hơn nữa việc tuyên
truyền kiến thức về HIV/AIDS và cách phòng tránh trong xã hội. Nigeria cần tận
dụng tối đa mạng lưới phương tiện thông tin đại chúng hiện có để nâng cao hiểu
biết của người dân về căn bệnh này. Đồng thời tại mỗi địa phương, khu vực dân cư,
cần tuyên truyền trực tiếp thông qua các buổi nói chuyện hoặc các chuyến đi thực tế
được thực hiện bởi cơ quan nhà nước, đặc biệt là các cơ sở y tế, giúp cho mỗi người
dân đều ý thức được tầm quan trọng của việc phòng tránh căn bệnh này đối với cá
nhân và xã hội.
Tại các khu vực xa xôi như các hoang mạc phía bắc hoặc các vùng đầm lầy,
thung lũng, nơi có phần bị cô lập, cần tận dụng các nguồn lực sẵn có, đặc biệt là các
cán bộ y tế của vùng để giáo dục cho người dân các kiến thức cơ bản về biện pháp
phòng tránh HIV - AIDS, đồng thời Nigeria cần hỗ trợ tối đa cho những cơ sở y tế ở
đây để bù đắp cho sự khó khăn về địa lý và mạng lưới thông tin.
II.

Tăng cường phòng chống các tệ nạn xã hội:
Các tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm đang đóng góp một phần lớn số ca

nhiễm HIV mới mỗi năm. Và thực tế, tệ nạn xã hội cũng là một vấn đề cần được
giải quyết quyết liệt hơn nữa. Nigeria cần có các biện pháp mạnh tay hơn trong việc
phòng chống tệ nạn. Bên cạnh công tác tuyên truyền, an ninh của xã hội cần nâng
cao hơn, kiên quyết phòng chống các hoạt động buôn bán, tàng trữ trái phép ma túy;
ngăn chặn các đường dây buôn bán mại dâm; có chế tài xử lí nghiêm các trường
hợp vi phạm, tách biệt các đối tượng nguy hiểm khỏi xã hội. Huy động các nguồn


10


lực hỗ trợ cơ sở tiếp tục duy trì và mở rộng hoạt động các mô hình phòng, chống ma
túy trong thanh thiếu niên có hiệu quả tại cộng đồng.
Mặt khác, cần tuyên truyền, vận động ủng hộ và chăm sóc những người đã
từng phạm tội và gia đình của họ, đồng thời tạo điều kiện cho mọi người dân tham
gia vào các hoạt động phòng, chống tội phạm, góp phần làm giảm kỳ thị và phân
biệt đối xử đối với người đã từng mắc lỗi; đề ra các biện pháp nhằm tạo điều kiện
về vốn và việc làm giúp đỡ những đối tượng hoàn lương. Tăng cường các biện pháp
quản lý, có biện pháp kịp thời hỗ trợ, giúp họ tránh sa ngã và kiên quyết không để
họ tái phạm tội.
III. Cải thiện an sinh xã hội:
An sinh xã hội thể hiện quyền cơ bản của con người và là công cụ để xây dựng
một xã hội hài hòa, văn minh, đảm bảo sự đoàn kết, chia sẻ và tương trợ cộng đồng
đối với các rủi ro trong đời sống, do vậy nó có tác dụng thúc đẩy bình đẳng và công
bằng xã hội. Bên cạnh đó, hệ thống an sinh xã hội thông qua tác động tích cực của
các chính sách chăm sóc sức khỏe, an toàn thu nhập và các dịch vụ xã hội, sẽ nâng
cao năng suất lao động, hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu lao động nói riêng và toàn bộ quá
trình phát triển kinh tế nói chung.
Để đảm bảo phát triển bền vững, Nigeria cần có định hướng và chính sách
phát triển chiến lược an sinh xã hội phù hợp như:
-

Rà soát, sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách hỗ trợ cho người nhiễm HIV
thuộc đối tượng chính sách xã hội, chú trọng các chính sách hỗ trợ, chăm
sóc trẻ em nhiễm HIV và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS như xây dựng các
trung tâm bảo trợ người già và trẻ em
-


Xây dựng chế độ, chính sách khuyến khích, huy động sự tham gia vào
công tác phòng, chống HIV/AIDS của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân
trong và ngoài nước, trong đó chú trọng vào các nội dung: tiếp nhận, sử
dụng lao động là người nhiễm HIV và người dễ bị lây nhiễm HIV, thành
lập các cơ sở tư nhân và từ thiện về chăm sóc người bệnh AIDS, phát triển
các trung tâm, các cơ sở hỗ trợ xã hội, pháp lý cho người nhiễm HIV.

-

Chống kỳ thị, phân biệt đối xử và bảo đảm quyền bình đẳng giới đối với
người nhiễm HIV/AIDS khi tiếp cận các dịch vụ xã hội.
11


-

Đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ vật chất, tinh thần cho người nhiễm
HIV/AIDS và gia đình họ để người nhiễm HIV/AIDS ổn định cuộc sống,
hoà nhập và được chăm sóc tại gia đình và cộng đồng.

-

Mở rộng chính sách chăm sóc, điều trị cho phụ nữ có thai nhiễm
HIV/AIDS để tránh lây nhiễm sang con.

-

Tăng cường cơ hội có việc làm, bảo đảm thu nhập tối thiểu và giảm nghèo
bền vững cho người lao động hoặc hộ gia đình có người thân nhiễm

HIV/AIDS thông qua hỗ trợ cá nhân và hộ gia đình phát triển sản xuất, hỗ
trợ tín dụng, giải quyết việc làm và kết nối thông tin thị trường lao động.

-

Tăng cường tiếp cận của người dân đến hệ thống dịch vụ xã hội cơ bản như
giáo dục, y tế, thông tin.

Hệ thống an sinh xã hội cần có các cơ chế, chính sách, giải pháp ở nhiều cấp
độ khác nhau nhằm bảo vệ cho mọi thành viên trong xã hội không bị rơi vào tình
trạng bần cùng hoá bởi tác động tiêu cực của các loại rủi ro.
IV. Nâng cao hiệu quả y tế, giảm chi phí chăm sóc điều trị:
Bảo đảm tính sẵn có, tính dễ tiếp cận với thuốc kháng vi rút HIV; đồng thời
khuyến khích việc sử dụng y học cổ truyền nhằm nâng cao thể trạng và tăng cường
hệ miễn dịch cho người nhiễm HIV.
Nâng cao chất lượng và mở rộng hệ thống xét nghiệm phục vụ cho công tác
chẩn đoán và điều trị HIV/AIDS.
Ứng dụng các mô hình điều trị mới cho người nhiễm HIV và các biện pháp
nhằm giảm chi phí điều trị và tăng hiệu quả của điều trị bằng thuốc kháng vi rút
HIV.
Mở rộng phạm vi cung cấp, bảo đảm tính liên tục và dễ tiếp cận của dịch vụ
điều trị bằng thuốc kháng vi rút HIV, điều trị nhiễm trùng cơ hội, điều trị lao cho
người nhiễm HIV, điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con thông qua việc
đưa công tác điều trị về tuyến y tế cơ sở, lồng ghép với các chương trình y tế khác.
Kết nối giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ điều trị, chăm sóc ở cộng đồng với
hệ thống cơ sở y tế trong và ngoài công lập để tạo thành chuỗi dịch vụ liên tục, có
chất lượng bảo đảm thực hiện các gói dịch vụ dự phòng, điều trị, chăm sóc toàn

12



diện; thực hiện việc kết hợp điều trị thực thể với hỗ trợ tâm lý cho người nhiễm
HIV.
Lo lắng lớn nhất của những người nhiễm HIV/AIDS là tiếp cận các dịch vụ
chăm sóc sức khỏe và thuốc men. Chi phí chăm sóc, điều trị cơ bản, các liệu pháp
điều trị dự phòng các bệnh nhiễm trùng cơ hội, liệu pháp điều trị thuốn ARV,...rất
lớn. Vì chi phí điều trị lớn đặt gánh nặng lên các hộ gia đình nên một số người
không được hưởng hoàn toàn các liệu pháp điều trị dẫn đến tình trạng kháng thuốc,
phản tác dụng. Vì vậy, nếu nhà nước không thể hỗ trợ chi phí thì có thể:
-

Hỗ trợ trong việc đàm phán với các công ty dược phẩm có liên quan giảm
giá thuốc.

-

Tăng cường năng lực của các nhà sản xuất trong nước và có chính sách hỗ
trợ, ưu đãi cho việc sản xuất thuốc, thiết bị nhằm bảo đảm tính chủ động
trong việc đáp ứng đủ nhu cầu trong nước và tiến tới xuất khẩu

-

Tổ chức điều trị tại các Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã
hội, trại giam, trại tạm giam, trường giáo dưỡng; củng cố, phát triển hệ
thống chăm sóc tại cộng đồng của người nhiễm HIV, các tổ chức tôn giáo,
tổ chức xã hội và các tổ chức khác.

V.

Giảm kì thị và phân biệt đối xử:

Mức độ người bị nhiễm HIV/AIDS có thể có được từ cơ chế hỗ trợ của cộng

đồng bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi sự kì thị. Sự kì thị gây ảnh hưởng đến quyết định
tìm sự giúp đỡ từ bên ngoài của người nhiễm HIV/AIDS cũng như nhận thức của
những người khác trong cộng đồng về việc trợ giúp cho họ. Mức độ kì thị và xa
lánh những người bị HIV/AIDS quyết định liệu có sự hỗ trợ từ cộng đồng không và
chắc chắn ảnh hưởng tới gánh nặng của những gia đình có người nhiễm bệnh. Họ sẽ
tốn kém nhiều thời gian và tiền bạc cho việc chăm sóc người thân bị bệnh của họ,
điều này gây ra những tác động đáng kể cho nền kinh tế.
Giảm kì thị và phân biệt đối xử là một trong những bước quan trọng để giảm
thiểu tác động của HIV/AIDS đối với nền kinh tế. Khi kì thị và phân biệt đối xử
giảm đi, càng nhiều người nhiễm HIV/AIDS sẽ đi xét nghiệm và đến với những
dịch vụ y tế, nhân viên y tế sẽ tự nguyện và có thể đương đầu với HIV/AIDS do đó
chăm sóc, hỗ trợ và điều trị sẽ có chất lượng tốt hơn. Họ sẽ thấy dễ dàng hơn khi
13


tiếp cận với những kênh hỗ trợ không chính thức và các nhà lãnh đạo sẽ gặp ít khó
khăn hơn trong đấu tranh cho các quyền của người nhiễm HIV/AIDS và các cơ chế
hỗ trợ chính thức.
Mức độ kì thị và phân biệt đối xử của xã hội Nigeria sẽ phần nào quyết định
liệu các nỗ lực của Chính phủ, các đối tác phát triển trong nước và quốc tế và các tổ
chức khác nhằm giảm sự lây lan của HIV/AIDS và làm giảm nhẹ các tác động của
dịch bệnh đối với nền kinh tế Nigeria có bền vững và thành công hay không.

14


VI. Sử dụng hiệu quả các nguồn viện trợ quốc tế:
Viện trợ quốc tế là nguồn lực quan trọng cho sự phát triển của các quốc gia

đang phát triển và chậm phát triển như Nigeria. Hiện nay vẫn còn những ý kiến
đánh giá cũng như các tác động trái chiều của nguồn viện trợ này với các quốc gia
nhận viện trợ. Những người ủng hộ xem viện trợ là thành phần quan trọng trong
cuộc chiến chống đói nghèo và đẩy mạnh tăng trưởng ở các quốc gia này, tuy nhiên
những người chỉ trích lại cho rằng viện trợ là một công cụ chính trị làm méo mó các
động cơ khuyến khích, tạo sự ỷ lại và ít có tác động đến tăng trưởng và giảm đói
nghèo.
Đối với quốc gia kém phát triển đang phải đối mặt với những tác động tiêu
cực của HIV/AIDS lên nền kinh tế, các nguồn viện trợ quốc tế đã góp phần quan
trọng vào việc giảm áp lực đối với tài chính của nhà nước và sự phát triển kinh tế.
Những người bị bệnh có cơ hội được chăm sóc, điều trị với phương pháp tiên tiến
hơn, hiệu quả hơn và chi phí thấp hơn.
Tuy nhiên những tác động của nguồn viện trợ để giải quyết đại dịch
HIV/AIDS này lại thể hiện trên cả mặt tích cực và tiêu cực. Nguyên nhân của
những tác động này hoặc xuất phát từ phía nhà tài trợ (quy trình cung cấp viện trợ)
hoặc từ phía nước nhận viện trợ ( năng lực tiếp nhận và sử dụng viện trợ) hoặc sự
phối kết hợp nhằm sử dụng nguồn vốn viện trợ của hai bên. Vì vậy Nigeria cần sử
dụng một cách có hiệu quả nguồn viện trợ để giảm nhẹ tác động của HIV/AIDS và
phát triển kinh tế bền vững.
VII. Nhận thức HIV/AIDS là nguyên nhân dẫn đến nghèo đói, từ đó đưa vào
chiến lược xóa đói giảm nghèo:
Đói nghèo tất sẽ đi liền với bệnh tật. Tình trạng bệnh tật ở các quốc gia Châu
Phi nói chung và ở Nigeria nói riêng đang diễn ra hết sức phức tạp và rất cần sự
viện trợ của Liên hợp quốc và các nước. Nghèo đói và bệnh tật có mối tương quan
lẫn nhau, nghèo đói sinh ra bệnh tật, bệnh tật lại sinh ra nghèo đói. Nigeria thuộc
nhóm các nước nghèo có mức sống thấp. Tỉ lệ nhiễm HIV ở quốc gia này ở mức
khá cao. Ở cấp độ gia đình, HIV/AIDS ảnh hưởng phần lớn qua gia tăng rất đáng kể
các nhu cầu chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe. Vì là một gánh nặng đặc biệt lớn cho
15



các hộ gia đình Nigeria, chúng ta cần thiết phải nhấn mạnh đến các hậu quả của gia
tăng chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe. Bằng cách chỉ ra các chi phí chăm sóc sức
khỏe không phải do hệ thống y tế chi trả mà là do các hộ gia đình chi trả, nghiên
cứu đã chỉ ra một các trực diện mối liên quan giữa hộ gia đình và đáp ứng của
ngành y tế đối với HIV/AIDS.
Vì các hậu quả gây ra nghèo đói do HIV/AIDS ảnh hưởng đến chi tiêu và thu
nhập, các cơ chế hỗ trợ không chính thức cần được bổ sung bằng các cơ chế hỗ trợ
chính thức. Chiến lược Toàn diện về Giảm nghèo và Tăng trưởng của Nigeria thừa
nhận là không thể cho tất cả các nhóm quần thể trong xã hội tiếp cận được với chăm
sóc sức khỏe. Các chi phí mà người dân phải trả và các yếu tố rào cản khác thường
ngăn cản người nghèo đói sử dụng các dịch vụ y tế sẵn có. Các cơ chế được quy
định để hỗ trợ các chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe của các hộ gia đình nghèo đói
như là thẻ chăm sóc sức khỏe và quỹ chăm sóc sức khỏe tuyến địa phương cho
người nghèo đói tại Quyết định số 139 của Tổng thống Nigeria “Khám chữa bệnh
cho người nghèo”vào năm 2005 cần chính thức mở rộng cho những hộ gia đình có
người nhiễm HIV/AIDS đang kề cận với đường chuẩn nghèo đói vào cơ chế hỗ trợ
chính thức cần được đưa ra. Hơn nữa, loại bỏ các yếu tố cản trở như các chi phí cho
đi lại và chi phí cơ hội trực tiếp liên quan đến các giai đoạn bệnh cần sự chăm sóc y
tế nên được xem xét.
Trong khi không phải là không có vấn đề, các cơ chế này tạo ra một sự hỗ trợ
hứa hẹn.Phải đảm bảo các cơ chế hoạt động hiệu quả và tất cả các hộ gia đình có đủ
tiêu chuẩn xem xét thực sự được hưởng lợi một cách kịp thời.Sự chậm trễ trong
đánh giá hỗ trợ xã hội có thể làm cho các hộ gia đình mới gần đây bị rơi vào nghèo
đói không được hưởng lợi vào lúc mà họ rất cần. Đối với những hộ gia đình có
người nhiễm HIV/AIDS vẫn chưa được xếp vào nghèo đói và vì vậy về mặt pháp lý
không được xét hưởng các hỗ trợ xã hội nhưng tuy vậy đang có nguy cơ trở thành
nghèo đói. Cách hỗ trợ cho chi phí thuốc men cũng như cho chi phí điều trị nằm
viện cần được đưa ra.
Một khuyến nghị khác rất quan trọng là đảm bảo HIV/AIDS được đưa vào hệ

thống an sinh xã hội. Hiện tại các hưởng lợi về chăm sóc y tế thường không bao

16


gồm việc chăm sóc và điều trị HIV/AIDS. Điều này cần được giải quyết khẩn cấp
để đưa Nigeria dần thoát khỏi cảnh nghèo đói.
VIII. Giáo dục cho trẻ em - thế hệ lao động tương lai:
Với việc thế hệ lao động hiện tại đang phải vất vả chống chọi lại với đại dịch
HIV/AIDS, dự kiến trong tương lai, sẽ có một sự thiếu hụt lớn về lao động đối với
Nigeria. Vì thế ngay từ thời điểm hiện tại, Nigeria cần gắn công tác phòng chống
ma tuý và các tệ nạn xã hội với công tác giáo dục đạo đức, giáo dục giới tính, sức
khoẻ sinh sản và kỹ năng sống cho học sinh, bởi đây chính là thế hệ lao động và xây
dựng đất nước trong tương lai.
Ngành giáo dục cần lồng ghép giáo dục phòng, chống ma tuý và các tệ nạn xã
hội trong nội dung các môn học tích hợp có liên quan cũng là một trong các giải
pháp nâng cao chất lượng dạy và học hằng năm của nhà trường. Tổ chức các hoạt
động giáo dục ngoại khóa về phòng, chống tội phạm như: bảng tin, thi tìm hiểu kiến
thức, các tiểu phẩm văn nghệ, toạ đàm, tư vấn... Tổ chức tốt các cuộc thi về sáng
kiến truyền thông thay đổi hành vi trong phòng, chống tội phạm, ma tuý và
HIV/AIDS hàng năm.
Bên cạnh đó, Nigeria có một tỷ lệ lớn trẻ em nhiễm HIV và sống trong các gia
đình có người nhiễm HIV, trẻ em mồ côi bởi căn bệnh này, điều này ảnh hưởng
không nhỏ đến sự phát triển và hoà nhập cộng đồng của chúng. Nhà nước và xã hội
cần có sự quan tâm đến đối tượng này bằng cách khuyến khích và hỗ trợ trẻ em đến
trường, được nhận sự giáo dục bình đẳng.
Ngoài ra, cần thắt chặt mối quan hệ nhà trường, gia đình và chính quyền đoàn
thể địa phương để quản lý chặt chẽ các đối tượng nghiện hút, buôn bán ma tuý
không để các đối tượng này lôi kéo, dụ dỗ học sinh.


17


KẾT LUẬN
HIV/AIDS là đại dịch toàn cầu, không chỉ hoành hành riêng ở Nigeria. Dù chỉ
là một trong rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kinh tế nước này, song đây lại là căn
nguyên mối đe dọa đến sự phát triển bền vững trong tương lai mà Nigeria đang
hướng tới. Công cuộc đấu tranh để đẩy lùi đại dịch HIV/AIDS tại Nigeria đang
được tiến hành tích cực, tuy nhiên còn cần khá nhiều thời gian để có thể làm giảm
ảnh hưởng của nó hướng đến xóa bỏ hoàn toàn HIV/AIDS ra khỏi cuộc sống. Điều
đó có nghĩa gánh nặng kinh tế cho Nigeria do HIV/AIDS gây ra sẽ còn tiếp tục tồn
tại trong thời gian dài tới.
Làm sao cho nền kinh tế không chỉ phát triển mà còn phải phát triển một cách
bền vững, tránh được những rủi ro có thể xảy ra và đảm bảo hiệu quả cao nhất cho
quá trình phát triển của đất nước. Phát triển kinh tế và đại dịch HIV/AIDS có sự liên
quan chặt chẽ do đó chú trọng phòng chống, đẩy lùi HIV/AIDS chính là bảo đảm
một tương lai vững chắc của phát triển kinh tế Nigeria.
Do trình độ và thời gian nghiên cứu hạn chế nên bài tiểu luận vẫn còn nhiều
thiếu sót, nhóm chúng em mong cô thông cảm và góp ý. Chúng em xin chân thành
cảm ơn!

18


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. />2. />3. />4. />l.C3.A2y_truy.E1.BB.81n
5. Nigeria Economic Outlook November 15, 2016
6. Nigeria Economy Data />7. UNAIDS (Nigeria|UNAIDS, 2015) (Nigeria|UNAIDS, 2015)
8. />9. />
19




×