Tải bản đầy đủ (.docx) (90 trang)

tiểu luận nghiệp vụ hải quan quy trình thủ tục hải quan nhập khẩu bộ máy phát điện kohler của công ty cổ phần xây lắp và thương mại trường lộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.08 MB, 90 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu thế quốc tế hoá ngày nay đã thúc đẩy hoạt động
kinh doanh quốc tế diễn ra mạnh mẽ. Xuất khẩu và nhập khẩu
là hai hoạt động quan trọng của thương mại quốc tế,nếu thương
mại quốc tế là sự trao đổi mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ
nhằm mục tiêu lợi nhuận giữa các thương nhân có trụ sở kinh
doanh tại các quốc gia khác nhau và nói rằng xuất khẩu là một
hình thức tất yếu của các công ty kinh doanh quốc tế khi xâm
nhập thị trường quốc tế thì nhập khẩu cũng đóng vai trò không
kém phần quan trọng bởi vì xuất khẩu của nước này sẽ là nhập
khẩu của nước kia và ngược lại, nó là một mặt không thể tách
rời của nghiệp vụ ngoại thương.
Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, xuất nhập khẩu
hải quan ngày càng được hoàn thiện, góp phần thúc đẩy hoạt
động thương mại, kinh tế đối ngoại phát triển, đặc biệt giữ vững
sự ổn định thị trường nội địa, tạo điều kiện cho sản xuất, kinh tế
quốc gia phát triển bền vững.
Kinh tế đối ngoại phát triển thì vai trò của thủ tục hải quan
càng quan trọng, nó không chỉ giới hạn trong lĩnh vực quản lý
hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa mà còn là một trong những
công cụ của Nhà nước để bảo vệ lợi ích chủ quyền kinh tế, an
ninh quốc gia; bảo hộ, thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển;
bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng và tạo nguồn thu ngân sách
nhà nước. Ở Việt Nam, cùng với sự phát triển kinh tế trong
những năm gần đây thì vai trò của thủ tục hải quan ngày càng
được chú trọng và đảm nhiệm trọng trách hết sức quan trọng
trong hệ thống quản lý kinh tế của đất nước.
Vì vậy, với mong muốn tìm hiểu quy trình thủ tục hải quan
đối với hàng hóa nhập khẩu, nhóm chúng em quyết định lựa



chọn đề tài “Quy trình thủ tục hải quan nhập khẩu bộ máy
phát điện Kohler của Công ty Cổ phần Xây lắp và Thương
mại Trường Lộc”.
Với vốn hiểu biết có hạn của chúng em, bài Tiểu luận chắc
chắn sẽ còn những phần thiếu sót. Vì vậy, chúng em kính mong
cô có thể góp ý để bài tiểu luận của chúng em được hoàn thiện
hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn cô!
I. KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU VÀ CHÍNH SÁCH
MẶT HÀNG
1.1. Giới thiệu công ty nhập khẩu và công ty xuất khẩu
1.1.1

Thông tin người mua:

Công ty Cổ phần xây lắp và thương mại Trường Lộc
- Tên giao dịch: TRUONG LOC.,JSC
- Loại hình hoạt động: Công ty Cổ Phần
- Mã số thuế: 0101396301
- Địa chỉ: Tổ 33, Phường Đại Kim, Quận Hoàng Mai, Thành
phố Hà Nội
- Ngày cấp giấy phép: 20/08/2003
- Điện thoại: +84 438581154
Fax: +84 4385593292
Công ty Cổ phần xây lắp và thương mại Trường Lộc là nhà
sản xuất, lắp ráp và phân phối máy phát điện hàng đầu Việt
Nam với thương hiệu TL-Power. Với sự phát triển mạnh mẽ, vượt
trội về quy mô, chất lượng dịch vụ, cũng như mở rộng thị
trường, ngành nghề kinh doanh. Hiện nay Trường Lộc cung cấp
đầy đủ các chủng loại sản phẩm và dịch vụ về máy phát điện,

máy nén khí, xe nâng hàng, xe cẩu các loại. Bên cạnh đó Trường

2


Lộc cũng đã bước đầu thâm nhập vào ngành xây dựng đường
bộ, bất động sản.
1.1.2

Thông tin người bán:

- Kohler Singapore PTE LTD
- Địa chỉ: 7 Jurong Pier, Singapore 619159
- Điện thoại: (65) 6264 6422
- Fax: (65) 62646455
Kohler là một trong những công ty tiên phong sản xuất
máy phát điện có tầm cỡ quốc tế trong hơn 75 năm qua. Từ sự
phát triển loạt máy phát điện tự động đầu tiên, ngày nay Kohler
tiếp tục áp dụng các thành tựu mới nhất của công nghệ máy
tính vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm. Vì vậy, Kohler
không những duy trì được các thành tích đã có mà ngày càng
nâng cao uy tín trên thị trường thế giới.
1.2. Loại hình nhập khẩu
Căn cứ vào Bảng mã loại hình Ban hành kèm theo Công
văn số 2765/TCHQ-GSQL ngày 1/4/2015 của Tổng cục Hải quan
1.2.1 A11 - Nhập kinh doanh tiêu dùng (Hàng hóa làm
thủ tục tại Chi cục hải quan cửa khẩu)
Sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu hàng
hóa để tiêu dùng, hàng kinh doanh thương mại đơn thuần theo
quy định tại Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Danh mục

hàng hóa phải làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập; hàng
hóa là nguyên liệu đầu vào cho hoạt động sản xuất hoặc hàng
nhập khẩu đầu tư miễn thuế, đầu tư nộp thuế do doanh nghiệp
lựa chọn làm thủ tục tại cửa khẩu nhập; trừ nhập hàng tiêu
dùng để làm nguyên liệu đầu vào cho hoạt động sản xuất hàng
hóa. Bao gồm: hoạt động nhập khẩu từ nước ngoài, từ khu phi
thuế quan vào nội địa.
3


1.2.2 Phân loại A11 và các loại hình nhập khẩu khác
 A12 - Nhập kinh doanh sản xuất (hàng hóa làm thủ tục
tại Chi cục Hải quan khác Chi cục Hải quan cửa
khẩu)
Sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu hàng
hóa để tiêu dùng, hàng kinh doanh thương mại đơn thuần; nhập
kinh doanh nguyên liệu đầu vào cho hoạt động sản xuất (trừ
GC, SXXK, DNCX và doanh nghiệp trong khu phi thuế quan);
hàng nhập khẩu đầu tư miễn thuế, đầu tư nộp thuế làm thủ tục
tại Chi cục Hải quan khác Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập;
doanh nghiệp nội địa nhập kinh doanh hàng hóa từ khu phi thuế
quan, DNCX hoặc nhập kinh doanh tại chỗ.
Lưu ý: Trường hợp nhập theo quyền nhập khẩu của doanh
nghiệp đầu tư nước ngoài sử dụng mã A41
 A21 - Chuyển tiêu thụ nội địa từ nguồn tạm nhập
Sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp chuyển tiêu thụ
nội địa có nguồn gốc từ tạm nhập khẩu. Trường hợp chuyển tiêu
thụ nội địa từ các nguồn khác sử dụng mã A42.
 A31 - Nhập khẩu hàng xuất khẩu bị trả lại
Sử dụng trong trường hợp hàng xuất khẩu bị trả lại gồm trả

lại để sửa chữa, tái chế, tiêu thụ nội địa, tiêu hủy hoặc tái xuất
sang nước thứ ba của các loại hình xuất kinh doanh, xuất sản
phẩm gia công, xuất sản phẩm sản xuất xuất khẩu, xuất sản
phẩm của DNCX.
Lưu ý: Trường hợp nhập khẩu để tái chế, tái xuất sang nước thứ
3, cơ quan Hải quan tổ chức theo dõi để xử lý theo quy định
hoặc thực hiện theo chế độ tạm.
 A41 - Nhập kinh doanh của doanh nghiệp đầu tư nước
ngoài
4


Sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài (bao gồm DNCX) thực hiện nhập khẩu hàng hóa
theo quyền nhập khẩu để bán trực tiếp tại Việt Nam (không qua
sản xuất).
 A42 - Chuyển tiêu thụ nội địa khác
Sử dụng trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu thuộc đối
tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế, hàng hóa
được ân hạn thuế hoặc áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt sau
đó thay đổi đối tượng không chịu thuế hoặc mục đích miễn
thuế, xét miễn thuế, áp dụng thuế suất ưu đãi, ưu đãi đặc biệt,
hoặc không được ân hạn. Trừ trường hợp hàng hóa chuyển tiêu
thụ nội địa từ nguồn tạm nhập sử dụng mã A21
 E11 - Nhập nguyên liệu của DNCX từ nước ngoài
Sử dụng trong trường hợp nhập nguyên liệu, vật tư từ nước
ngoài để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu của DNCX.
 E13 - Nhập tạo tài sản cố định của DNCX
Sử dụng trong trường hợp nhập khẩu tạo tài sản cố định
của DNCX (bao gồm cả nhập từ nước ngoài, từ nội địa hoặc từ

DNCX khác).
 E15 - Nhập nguyên liệu của DNCX từ nội địa
Sử dụng trong trường hợp DNCX nhập khẩu nguyên liệu,
vật tư để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu từ nội địa.
 E21 - Nhập nguyên liệu để gia công cho thương nhân
nước ngoài
Sử dụng trong trường hợp nhập khẩu nguyên liệu để gia
công cho thương nhân nước ngoài. Nguyên liệu thực hiện hợp
đồng gia công có thể nhập theo chỉ định của thương nhân nước
ngoài hoặc tự cung ứng từ nguồn nhập khẩu; sử dụng cả trong
trường hợp doanh nghiệp nội địa nhận gia công cho DNCX.
5


 E23 - Nhập nguyên liệu gia công từ hợp đồng khác
chuyển sang
Sử dụng trong trường hợp nhận nguyên liệu, vật tư từ hợp
đồng gia công khác chuyển sang theo thủ tục XNK tại chỗ.
 E31 - Nhập nguyên liệu sản xuất xuất khẩu
Sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu nguyên
liệu, vật tư để sản xuất hàng xuất khẩu. Nguyên liệu, vật tư có
thể nhập khẩu từ khu phi thuế quan, DNCX hoặc nhập tại chỗ
theo chỉ định của thương nhân nước ngoài
 E33 - Nhập nguyên liệu vào kho bảo thuế
Sử dụng trong trường hợp nhập nguyên liệu, vật tư đưa
vào kho bảo thuế để sản xuất hàng xuất khẩu.
 E41 - Nhập sản phẩm thuê gia công ở nước ngoài
Sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp Việt Nam nhập lại
sản phẩm sau khi đưa nguyên liệu, vật tư thuê nước ngoài gia
công (bao gồm trường hợp doanh nghiệp nội địa nhận lại sản

phẩm thuê DNCX gia công)
 G11 - Tạm nhập hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất
Sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu hàng
hóa theo loại hình kinh doanh tạm nhập tái xuất
 G12 - Tạm nhập máy móc, thiết bị phục vụ dự
án có thời hạn
Sử dụng trong trường hợp:
- Doanh nghiệp thuê mượn máy móc, thiết bị, phương tiện
thi công, khuôn mẫu từ nước ngoài hoặc từ các khu phi thuế
quan đưa vào Việt Nam để sản xuất, thi công công trình, thực
hiện dự án, thử nghiệm;
- Tạm nhập tái xuất để bảo hành, sửa chữa;

6


- Tạm nhập tàu biển, máy bay nước ngoài để sửa chữa, bảo
dưỡng tại Việt Nam.
 G13 -Tạm nhập miễn thuế
Sử dụng trong trường hợp:
- Nhập khẩu máy móc thiết bị do bên thuê gia công cung
cấp phục vụ hợp đồng gia công; máy móc từ hợp đồng khác
chuyển sang;
- Tạm nhập hàng hóa miễn thuế gồm: hàng tham dự
hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm; máy móc dụng cụ nghề
nghiệp phục vụ hội nghị, hội thảo, nghiên cứu khoa học và phát
triển sản phẩm, thi đấu thể thao, biểu diễn văn hóa, biểu diễn
văn nghệ, khám chữa bệnh.
 G14 - Tạm nhập khác
Sử dụng trong các trường hợp tạm nhập kệ, giá, thùng,

lọ ... theo phương tiện chứa hàng hóa theo phương thức quay
vòng.
 G51 - Tái nhập hàng đã tạm xuất
Sử dụng trong trường hợp nhập khẩu hàng hóa đã tạm
xuất (xuất theo chế độ tạm) bao gồm trường hợp hàng hóa đã
tạm xuất của những cá nhân được nhà nước Việt Nam cho miễn
thuế; trường hợp hàng hóa đã tạm xuất là dụng cụ, nghề
nghiệp, phương tiện làm việc tạm xuất có thời hạn của cơ quan,
tổ chức, của người xuất cảnh; trường hợp hàng hóa đã tạm xuất
phương tiện chứa hàng hóa theo phương thức quay vòng
khác (kệ, giá, thùng, lọ...)
Lưu ý: Người khai hải quan thực hiện khai theo hướng dẫn tại
Phụ lục II Thông tư số 38/2015/TT-BTC .
 C11 - Hàng gửi kho ngoại quan

7


Sử dụng trong trường hợp hàng hóa từ nước ngoài gửi kho
ngoại quan
 C21 - Hàng đưa vào khu phi thuế quan thuộc khu kinh
tế cửa khẩu
Sử dụng trong trường hợp nhập khẩu hàng hóa từ nước
ngoài
 H11 - Hàng nhập khẩu khác
Hàng hóa là quà biếu, quà tặng của tổ chức, cá nhân ở Việt
Nam gửi cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài; hàng hóa của cơ
quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế tại Việt Nam và những
người làm việc tại các cơ quan, tổ chức này; hàng hóa viện trợ
nhân đạo, viện trợ không hoàn lại; hàng hóa là hàng mẫu không

thanh toán; hàng hóa là hành lý cá nhân của người nhập cảnh
gửi theo vận đơn, hàng hóa mang theo người nhập cảnh vượt
tiêu chuẩn miễn thuế (bao gồm hàng hóa mua bán, trao đổi của
cư dân biên giới vượt định mức miễn thuế).
 Như vậy, việc lựa chọn loại hình A11 là phù hợp vì Trường
Lộc nhập khẩu mặt hàng máy phát điện để kinh doanh
thương mại đơn thuần, không phải để làm nguyên liệu đầu
vào cho hoạt động sản xuất hàng hóa hay vì các mục đích
khác.
1.3. Mặt hàng nhập khẩu và chính sách mặt hàng
1.3.1 Mặt hàng nhập khẩu:
Máy phát điện 1600REOZM Kohler
o Kohler cung cấp toàn bộ hệ
thống máy phát điện và các
phụ kiện.
o Máy và các bộ phận được kiểm tra mẫu khi xuất xưởng và
trong quá trình sản xuất.
8


o Máy phát điện đạt tiêu chuẩn ISO 8528-5, các yêu cầu của
lớp G3 đối với đặc tính chuyển tiếp.
o Bảo hành một năm cho toàn bộ hệ thống và các bộ
phận cấu thành. Có thể kéo dài thời gian bảo hành lên
2 năm, 5 năm hoặc 10 năm .
 Các đặc tính của đầu phát:
o Đầu phát điện kích từ bằng nam châm vĩnh cửu cung
cấp công suất ngắn mạch cao.
o Đầu phát từ trường quay không chổi than có khả năng
kết nối lại trên dải công suất rộng.

o Sự tăng nhiệt độ và khởi động mô tơ đạt các tiêu
chuẩn NEMA MG1, IEEE, và ANSI.
o Dòng ngắn mạch được duy trì liên tục lớn hơn 300%
dòng định mức trong thời gian lên đến 10 giây
o Cấu trúc tự thông gió và chống rò rỉ.
o Dạng sóng điện áp cao lấy từ cuộn dây được đặt lệch
nhau 120 độ của stator.
o Sự điều chỉnh điện áp volt/hertz, bán dẫn kỹ thuật số
không vượt quá ±0.25% giá trị trung bình ở tải không
đổi - không tải đến đầy tải.
 Các đặc tính khác:
o Bộ điều khiển có thể áp dụng cho tất cả các ứng dụng.
o Việc ngắt mực chất lỏng làm nguội thấp giúp không để
cho động cơ quá nóng.
o Máy phát điện được gắn trực tiếp vào bệ.
o Bộ điều khiển đồng bộ điện tử điều chỉnh tần số chính
xác.
 Công suất liên tục: 1200-1368kW (1500-1710 kVa)
 Công suất dự phòng: 1308-1480 kW (1635-1850 kVa)
9


 Hertz: 50 Hz
 Loại đầu phát: 4 cực, từ trường quay.
 Nhà sản xuất động cơ: Mitsubishi
 Model động cơ: D1600 65.4A50
 Số lượng và hình dạng xy lanh: 16-V
 Công suất tối đa tại vòng quay định mức: 1701 kWm (2280
BHP)
1.3.2 Chính sách đối với hàng hóa

- Hàng hóa nhập khẩu đều không thuộc Danh mục hàng hóa
cấm nhập khẩu vào Việt Nam theo giấy phép nhập khẩu
hiệu lực từ ngày 20/2/2014 ban hành theo Phụ lục II Nghị
định 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ Việt
Nam.
- Hàng hóa nhập khẩu đều không thuộc hàng hóa bị hạn
ngạch nhập khẩu.
- Hàng hóa nhập khẩu đều không thuộc trường hợp cấm
nhập khẩu hay nhập khẩu có điều kiện theo quy định tại
Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018 của Chính phủ
quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại
thương. Do đó, công ty có thể nhập khẩu như hàng hóa
thông thường.
1.3.3 Áp mã cho mặt hàng
Tên hàng hóa: Tổ máy phát điện chạy dầu diesel, model
1600REOZM, công xuất liên tục 1685KVA, 3 pha, 400V, máy
không có vỏ chống ồn, không có tự động chuyển nguồn, hàng
mới 100%
Căn cứ Thông tư số 65/2017/TT-BTC về danh mục hàng hóa
xuất nhập khẩu Việt Nam và Biểu thuế Xuất nhập khẩu 2019;
10


tuân thủ 6 quy tắc phân loại mã hàng hóa, chủ yếu dựa vào Quy
tắc 1: “Tiêu đề của các phần, chương, các phân chương chỉ có
tính hướng dẫn. Việc phân loại phải được xác định theo nội dung
của từng nhóm và chủ giải của các phần, chương và phân
chương”, quy trình xác định mã HS cho mặt hàng diễn ra như
sau:
Bước 1: Xác định hàng hóa thuộc phần XVI và nghiên cứu

phần chú giải
Dựa vào tên hàng, định nghĩa và đặc điểm của hàng hóa,
lô hàng trên thuộc Phần XVI: “MÁY VÀ CÁC TRANG THIẾT BỊ CƠ
KHÍ; THIẾT BỊ ĐIỆN; CÁC BỘ PHẬN CỦA CHÚNG; THIẾT BỊ GHI VÀ
TÁI TẠO ÂM THANH, THIẾT BỊ GHI VÀ TÁI TẠO HÌNH ẢNH, ÂM
THANH TRUYỀN HÌNH VÀ CÁC BỘ PHẬN VÀ PHỤ KIỆN CỦA CÁC
THIẾT BỊ TRÊN”.
Đọc thông tin chú giải, sản phẩm không nằm trong nhóm
loại trừ của phần XVI. Theo chú giải 5 thì khái niệm "máy" có
nghĩa là bất kỳ máy, máy móc, thiết bị, bộ dụng cụ hoặc dụng
cụ đã nêu ra trong các nhóm của chương 84 hoặc 85 nên do đó
“Máy phát điện” được thỏa mãn.
Bước 2: Xác định hàng hóa thuộc chương 85
Phần XVI gồm có 2 chương từ chương 84 đến chương 85:
- Chương 84. Lò phản ứng hạt nhân; nồi hơi đun sưởi; máy
công cụ, trang thiết bị cơ khí; phụ tùng của các loại máy
trên
- Chương 85. Máy móc, thiết bị điện và các bộ phận của
chúng; máy ghi và sao âm thanh, hình ảnh truyền hình;
phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của các loại máy trên.

11


Dựa vào tên chương, ta có thể thấy sản phẩm có khả năng
thuộc Chương 85. Sau khi đọc chú giải của chương này, ta thấy
hàng hóa thỏa mãn các điều kiện được nêu trong chú giải.
Bước 3: Xác định hàng hóa thuộc nhóm 85.02
Tên của nhóm 85.02 là “Tổ máy phát điện và máy biến đổi
điện quay; Tổ máy phát điện với động cơ đốt trong kiểu piston

cháy do nén (động cơ diesel hoặc bán diesel). Như vậy, có thể
thấy mặt hàng “Tổ máy phát điện chạy dầu diesel” thuộc nhóm
85.02 dựa theo những mô tả nêu trên.
Bước 4: Xác định hàng hóa thuộc phân nhóm 85021390
Đọc mô tả các phân nhóm của nhóm 85.02:

Dựa trên mô tả của các phân nhóm có trong nhóm 85.02,
có thể xác định được hàng hóa thuộc phân nhóm có công suất
12


trên 375 kVA và có công suất liên tục không quá 12,000 kVA vì
theo mô tả ở trên, mặt hàng có công suất liên tục 1,685 kVA. Do
vậy, mã HS áp dụng cho mặt hàng “Tổ máy phát điện Kohler”
của công ty Cổ phần Xây lắp và Thương mại Trường Lộc đã nhập
khẩu là 85021390 - Loại khác.
1.4. Chính sách thuế đối với mặt hàng
1.4.1 Trị giá hải quan
Trị giá hải quan là giá trị thực tế mà người mua (Công ty Cổ
phần Xây lắp và Thương Mại Trường Lộc) phải trả cho người bán
(KOHLER SINGAPORE PTE LTD) tính đến cửa khẩu nhập khẩu
đầu tiên – Tức là cảng đích danh ghi trên B/L – Cảng Hải Phòng.
Theo Khoản 1 Điều 6 Thông tư 39/2015/TT-BTC, trị giá hải
quan của lô hàng sẽ được xác định theo phương pháp trị giá
giao dịch, tức là giá thực tế đã thanh toán cho lô hàng sau khi
đã được điều chỉnh. Áp dụng phương pháp này để tính trị giá hải
quan của lô hàng vì thỏa mãn đủ các điều kiện theo Khoản 3
Điều 6 Thông tư 39/2015/TT-BTC, cụ thể:
a) Người mua không bị hạn chế quyền định đoạt hoặc sử dụng
hàng hóa sau khi nhập khẩu, trừ các hạn chế dưới đây:

a.1) Hạn chế do pháp luật Việt Nam quy định như: Các quy định
về việc hàng hóa nhập khẩu phải dán nhãn mác bằng tiếng
Việt, hàng hóa nhập khẩu có điều kiện, hoặc hàng hóa nhập
khẩu phải chịu một hình thức kiểm tra trước khi được thông
quan;
a.2) Hạn chế về nơi tiêu thụ hàng hóa;
a.3) Hạn chế khác không ảnh hưởng đến trị giá của hàng hóa.
Những hạn chế này là một hoặc nhiều yếu tố có liên quan trực
tiếp hay gián tiếp đến hàng hóa nhập khẩu, nhưng không làm
tăng hoặc giảm giá thực thanh toán cho hàng hóa đó.
13


b) Giá cả hoặc việc bán hàng không phụ thuộc vào những điều
kiện hay các khoản thanh toán mà vì chúng không xác định
được trị giá của hàng hóa cần xác định trị giá hải quan;
c) Sau khi bán lại, chuyển nhượng hoặc sử dụng hàng hóa nhập
khẩu, trừ khoản phải cộng quy định tại điểm e khoản 2 Điều 13
Thông tư này, người mua không phải trả thêm bất kỳ khoản tiền
nào từ số tiền thu được do việc định đoạt hàng hóa nhập khẩu
mang lại;
d) Người mua và người bán không có mối quan hệ đặc biệt hoặc
nếu có thì mối quan hệ đặc biệt đó không ảnh hưởng đến trị giá
giao dịch theo quy định tại Điều 7 Thông tư này.
Theo Điều 6 khoản 2, giá thực tế đã/sẽ thanh toán cho
hàng hóa nhập khẩu là tổng số tiền mà người mua đã/sẽ thanh
toán cho người bán để mua hàng hóa nhập khẩu. Hợp đồng này
được mua bán theo điều kiện CIF cảng Hải Phòng nên giá trị của
lô hàng chính bằng giá trị ghi trên hóa đơn thương mại.
Trị giá tính thuế = Giá trên hóa đơn + Các khoản

điều chỉnh + Các khoản người mua phải trả nhưng chưa
tính vào giá mua.
Giá mua trên hóa đơn thương mại là 158.311 USD, trong
đó giá trị của máy móc nhập khẩu là 156.000 USD, chi phí vận
chuyển đến cảng Hải Phòng theo phương thức vận tải CIP
Incoterm 2000 là 2.311 USD (chi phí cấu thành giá trên ghi trên
hóa đơn được thể hiện trong hợp đồng). Tỉ giá tính thuế là
23.145 VNĐ/USD (được xác định tại thời điểm tính trị giá hải
quan). Vậy, trị giá hải quan của lô hàng khi quy đổi về Việt Nam
Đồng là 3.664.108.095 VNĐ.

14


Người mua và người bán không có bất kì các khoản trả
trước nào, ứng trước hay đặt cọc nào nên không phát sinh các
khoản tiền người mua phải trả nhưng chưa tính vào giá mua ghi
trên hóa đơn thương mại.
Đối với các khoản điều chỉnh cộng hoặc trừ theo quy định,
không có bất kì các khoản điều chỉnh cộng nào. Lý do là vì:
Căn cứ quy định tại điểm g, khoản 2 điều 13 Thông tư số
39/2015/TT- BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài Chính, chi phí vận
tải và các chi phí có liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa
đến cửa khẩu nhập đầu tiên là khoản phải cộng vào trị giá tính
thuế (trừ chi phí bốc, dỡ, xếp hàng từ phương tiện vận tải xuống
cửa khẩu nhập đầu tiên). Theo đó, phí CIC/EIS, D/O, vệ sinh
container liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa nhập khẩu
và đáp ứng các điều kiện cộng thì được xem xét là khoản điều
chỉnh cộng khi xác định trị giá tính thuế đối với hàng hóa nhập
khẩu.

Tuy nhiên, sau khi nhận được nhiều phản ánh của các
doanh nghiệp xuất nhập khẩu, ngày 20/06/2018, Tổng cục hải
quan có công văn số 3581/TCHQ-TXNK gửi các Cục hải quan
tỉnh, thành phố về việc chi phí vận tải và các chi phí có liên
quan đến việc vận chuyển: “Các chi phí vận tải và các chi phí có
15


liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa trả cho những hoạt
động phát sinh sau khi hàng hóa nhập khẩu đến cửa khẩu nhập
đầu tiên, hoặc các chi phí phát sinh đến cửa khẩu nhập đầu tiên
nhưng không đáp ứng đồng thời các điều kiện quy định tại
khoản 1 Điều 13 Thông tư số 39/2015/TT-BTC thì không phải
cộng vào trị giá hải quan.”
Do bộ chứng từ của nhóm từ tháng 8 năm 2019 nên không
phải cộng Phí D/O - Phí lệnh giao hàng, Phí đại lý, Phí trội hàng
nhập, phí xếp dỡ, phí chứng từ và phí vệ sinh container vào trị
giá tính thuế.
=> Kết luận: Trị giá hải quan của lô hàng theo phương pháp trị
giá giao dịch = 3.664.108.095 VNĐ
1.4.2 Thuế phải nộp
- Mã HS của hàng hóa: 8502.13.90
- Mô tả hàng hóa: Tổ máy phát điện chạy dầu diesel, model
1600REOZM, công xuất liên tục 1685KVA, 3 pha, 400V, máy
không có vỏ chống ồn, không có tự động chuyển nguồn, hàng
mới 100%.
 Thuế nhập khẩu:
- Thuế nhập khẩu là một loại thuế mà một quốc gia hay vùng
lãnh thổ đánh vào hàng hóa có nguồn gốc từ nước ngoài trong
quá trình nhập khẩu. Khi phương tiện vận tải (tàu thủy, máy

bay, phương tiện vận tải đường bộ hay đường sắt) đến cửa khẩu
biên giới (cảng hàng không quốc tế, cảng sông quốc tế hay
cảng biển quốc tế, cửa khẩu biên giới bộ) thì các công chức hải
quan sẽ tiến hành kiểm tra hàng hóa so với khai báo trong tờ
khai hải quan đồng thời tính số thuế nhập khẩu phải thu theo
các công thức tính thuế nhập khẩu đã quy định trước.

16


- Thuế suất đối với hàng hoá nhập khẩu được quy định cụ thể
cho từng mặt hàng, gồm thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc
biệt và thuế suất thông thường.
- Thuế nhập khẩu đối với Tổ máy phát điện (mã HS: 8502.13.90)
được áp dụng như sau: Hàng hóa có xuất xứ từ Singapore, có
Giấy chứng nhận xuất xứ được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền,
vì vậy hàng hóa thuộc nhóm hàng hóa được hưởng thuế suất
0% căn cứ theo BIỂU THUẾ NHẬP KHẨU ƯU ĐÃI ĐẶC BIỆT CỦA
VIỆT NAM ĐỂ THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA
ASEAN GIAI ĐOẠN 2018-2022 (Ban hành kèm theo Nghị định số
156/2017/NĐ-CP ngày 27/12/2017 của Chính phủ). Theo khoản
3, điều 5 Luật thuế xuất nhập khẩu, do công ty nhập khẩu được

hưởng thuế ưu đãi và thuế ưu đãi đặc biệt nên không áp dụng
thuế thông thường với lô hàng.
 Thuế giá trị gia tăng:

17



Căn cứ theo Luật Thuế giá trị gia tăng thì Thuế giá trị gia
tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ
phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
Về đối tượng chịu thuế: Hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản
xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam là đối tượng chịu thuế
giá trị gia tăng, trừ các đối tượng quy định tại Điều 5 của Luật
này.
Theo thông tư số 129/2008/TT-BTC: Hướng dẫn thi hành
một số điều của luật thuế giá trị gia tăng và hướng dẫn thi hành
nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2008 của
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
của luật thuế giá trị gia tăng, mặt hàng nhập khẩu của doanh
nghiệp không thuộc nhóm mặt hàng được quy định tại mục II,
phần A và Điểm 1, 2 của mục II, phần B của thông tư này. Vì
vậy, mức thuế giá trị gia tăng áp dụng cho mặt hàng này là
10%.
 Thuế tiêu thụ đặc biệt:
Đây là một loại thuế gián thu, đánh vào một số hàng hóa, dịch
vụ thuộc đối tượng chịu thuế theo qui định của luật thuế tiêu
thụ đặc biệt. Thuế được cấu thành trong giá cả hàng hóa, dịch
vụ và do người tiêu dùng chịu khi mua hàng hóa, sử dụng dịch
vụ. Máy phát điện không nằm trong danh sách các mặt hàng
phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
 Thuế bảo vệ môi trường:
Thuế bảo vệ môi trường là loại thuế gián thu, thu vào sản phẩm,
hàng hóa khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường. Theo
Điều 1 Thông tư 152/2011/TT-BTC thì máy phát điện không nằm
trong danh sách chịu thuế bảo vệ môi trường.

18



=> Kết luận: Doanh nghiệp chỉ cần đóng thuế giá trị gia
tăng

10%

cho



hàng

tương

ứng

với:

10%

x

3.664.108.095VNĐ = 366.410.810 VNĐ
1.5. Khái quát giao dịch
- Người gửi hàng: Công ty TNHH KOHLER SINGAPORE PTE số 7
đường JURONG PIER, SINGAPORE 619159
- Người nhận hàng (Không thể chuyển nhượng trừ khi gửi hàng
theo lệnh)
theo lệnh của Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát

triển Việt Nam chi nhánh Thanh Xuân
- Tên tàu chuyên chở/ Số hiệu: UNI PRUDENT V.0123-303N
- Nơi người chuyên chở nhận hàng: Bãi container cảng
Singapore
- Cảng xếp hàng: Cảng Singapore
- Cảng dỡ hàng: Cảng Hải Phòng, Việt Nam
- Nơi người chuyên chở trả hàng: Bãi container cảng Hải Phòng,
Việt Nam
- Số kiện hàng: 1 skid
- Hình thức hải quan: Khai hải quan điện tử

19


CHƯƠNG II. THÔNG QUAN LÔ HÀNG
Khái quát quy trình hải quan điện tử (VNACCS) hàng
nhập khẩu
Sơ đồ tổng quan quy trình khai báo và khai sửa đổi bổ
sung trong thông quan đối với hàng hóa nhập khẩu:

(1) Khai thông tin nhập khẩu (IDA)
(2) Nghiệp vụ gọi thông tin khai nhập khẩu (IDB)
(3) Đăng ký tờ khai nhập khẩu (IDC)
(4) Gọi thông tin đã khai báo nhập khẩu chính thưc (IDD)
(5) Sửa đổi thông tin khai báo nhập khẩu (IDA01)
(6) Khai báo sửa đổi tờ khai nhập khẩu (IDE)
(7)Tham chiếu tờ khai nhập khẩu (IID)
2.1.1 Khai thông tin nhập khẩu (IDA)
Nghiệp vụ IDA được sử dụng để khai các thông tin nhập
khẩu trước khi đăng ký tờ khai nhập khẩu. Khi người khai hải

quan nhập đủ các thông tin trên màn hình IDA (gồm 133 chỉ
tiêu) và gửi đến hệ thống VNACCS, hệ thống sẽ kiểm tra điều
kiện đăng ký tờ khai, tự động cấp số cho bản khai thông tin
nhập khẩu và gửi phản hồi cho người khai hải quan tại màn hình
thông tin đăng ký tờ khai nhập khẩu IDC. Hệ thống tự động xuất
ra các chỉ tiêu liên quan đến thuế suất, tên tương ứng với các
mã nhập vào (tên nước nhập khẩu tương ứng với mã nước, tên
đơn vị nhập khẩu tương ứng với mã số doanh nghiệp…), tự động
tính toán các chỉ tiêu liên quan đến trị giá, thuế …
20


Các thông tin khai báo đã được đăng ký trên hệ thống có
thể được sửa chữa cho đến khi tờ khai nhập khẩu đã được đăng
ký, hệ thống không hạn chế số lần sửa trên màn hình nhập liệu
IDA.
Thông tin khai hàng hóa nhập khẩu IDA được lưu trên hệ
thống VNACCS tối đa là 07 ngày, quá 07 ngày mà người khai hải
quan không có bất kỳ thao tác nào tới màn hình IDC hoặc bản
IDA đã được cấp số thì hệ thống sẽ tự động xoá. Trường hợp
người khai hải quan có thao tác gọi ra bản IDA hoặc IDC thì bản
IDA, IDC được lưu trên hệ thống tối đa là 07 ngày kể từ ngày có
thao tác gọi ra.

21


22



Màn hình nhập liệu khi khai thông tin nhập khẩu IDA
23


Sau khi điền đầy đủ các thông tin khai báo nhập khẩu tại
màn hình IDA và ấn gửi đi, hệ thống sẽ phản hồi các thông tin
sau:
- Nếu nhập thông tin bị lỗi: Hệ thống sẽ báo lỗi tham
chiếu chi tiết tại “Danh sách mã kết quả xử lý lỗi”. Trong trường
hợp xảy ra lỗi ngoài danh sách trên, hệ thống báo lỗi theo mã
“00000-0000-0000”.
- Nếu nhập thông tin chính xác: Hệ thống xuất trả “Bản
xác nhận nội dung tờ khai nhập khẩu” (màn hình “Thông tin
đăng ký tờ khai nhập khẩu IDC”) có giao diện như sau:

24


25


×