Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Rất thành công và thành công là cả một sự khác biệt lớn (Phần 3)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (227.24 KB, 5 trang )

Rất thành công và thành công là cả một sự
khác biệt lớn (Phần 3)

Đây là phần ba của chùm bài viết về các đặc tính của những con người “rất
thành công”. Trong phần trước chúng ta đã bàn đến những giá trị giúp họ đạt được
những mục đích mà người thường cho là không tưởng. Đó là: “Làm chủ thời gian”; “
Thế giới là hai màu đen trắng”; “Lôi cuốn quần chúng”; “Thích mạo hiểm”.
Động năng lớn
Những người “rất thành công” thường chứa trong mình nguồn năng lượng dồi
dào, có cảm giác như họ là một động cơ vĩnh cửu. Họ có thể làm việc liên tục 15-20
giờ liền, họ bay từ Kamchatka đến Moskva, sau đó lại lập tức bay sang Mỹ để thực
hiện một vụ đàm phán, từ đây lại lên đường đi nghỉ cuối tuần ở một vùng núi nào đó
để trượt tuyết... Họ sống với cường độ rất cao, đôi khi làm những người tháp tùng
không thể chịu nổi cả về mặt thể lực lẫn sự căng thẳng về thần kinh.
Năng lực sáng tạo vô tận
Những nhân vật của chúng ta còn có một khả năng đáng kinh ngạc nữa: thực
hiện xuất sắc những dự án, tạo dựng thành công những doanh nghiệp ngay cả khi
không có các kiến thức chuyên ngành hoặc hiểu biết về đặc điểm kinh doanh trong
những lĩnh vực và công việc mới. Sau khi
ý tưởng xuất hiện, họ lập tức phác thảo kế
hoạch và sẵn sàng hành động.
Những người này thường không mảy may do dự khi phải đứng ra lãnh đạo một
tập thể, doanh nghiệp hay điều khiển những dòng chảy tài chính lớn. Họ có khả năng
xây dựng những điều vĩ đại và vĩnh cửu hơn chính con người mình. Tổ chức, xây
dựng, phát triển là những từ chủ đạo để mô tả cuộc sống của những nhân vật của
chúng ta. Hơn nữa, tầm vóc doanh nghiệp do họ lãnh đạo có thể ngày một lớn mạnh
đến mức đẩy họ vào con đường hoạt động chính trị.
Trách nhiệm cao và có hệ thống luân l ý đạo đức riêng
Những người “rất thành công” đặc biệt có trách nhiệm trước những lời nói,
công việc của mình và trước những người đã đặt niềm tin vào họ. Để có thể giải quyết
một khối lượng công việc to lớn và lãnh đạo một tập thể đông đảo, họ cần phải tuân


thủ tuyệt đối theo những quy tắc về luân l
ý và đạo đức do mình đặt ra. Do có quá
nhiều số phận con người, đôi khi có thể số phận của cả một quốc gia phụ thuộc vào,
nên việc hình thành cả một hệ thống các nguyên tắc luân l
ý, các giá trị bên trong và
những ranh giới đạo đức không thể vượt qua là rất cần thiết đối với họ. Và việc tuân
thủ những nguyên tắc này đã giúp họ luôn ngẩng cao đầu và dũng cảm vượt mọi trở
ngại trong công việc.
Việc xây dựng một quan hệ đôi bên cùng có lợi trong thương trường ngày nay
quan trọng hơn nhiều so với việc “vứt bỏ” hoặc “sử dụng miễn phí” một ai đó. Thế
giới kinh doanh rất “chật hẹp”, tất cả những doanh nhân có tên tuổi phần lớn đều biết
rất rõ về nhau, vì vậy danh tiếng chiếm vai trò rất quan trọng. Đối với họ, uy tín có giá
trị rất lớn, mọi người có thể sẵn sàng k
ý hợp đồng với nhau chỉ vì một câu nói.
Suy nghĩ rõ ràng, quyết định độc đáo
Họ có khả năng thu nhận nhiều thông tin nhất ở “đầu vào” mà không bị cản trở
bởi một “bộ lọc” hay “rào chắn” nào cả. Trên cơ sở những thông tin nhận được họ
phân tích và kết nối chúng trong một mối quan hệ không theo một tiêu chuẩn, quy định
có sẵn. Nhiều phương án ở “đầu vào”, không bị giới hạn bởi nhân sinh quan bên trong,
cách giải quyết độc đáo ở “đầu ra” là quy trình thường thấy trong việc xử l
ý thông tin
ở những con người “rất thành công” này.
Những người bình thường sau khi đưa ra quyết định thường có khuynh hướng
thay đổi chúng liên tục, còn đối với các nhân vật của chúng ta: khi còn chưa hình
thành quyết định họ sẵn sàng tranh luận cởi mở, nhưng khi đã quyết, thì họ không bàn
luận nữa, dồn tất cả sức lực để đạt được mục đích của mình. Và sau đó toàn bộ suy
nghĩ của họ hướng tới một dự án mới hay một mục đích tiếp theo.
Họ có khả năng đáng kinh ngạc là đưa ra những quyết định độc nhất vô nhị.
Trong ngành tâm l
ý học, có rất nhiều nghiên cứu về khả năng này của con người.

Tuy nhiên, trong các trường dạy kinh doanh, sáng tạo là điều không thể học được. Có
những người được đào tạo rất bài bản nhưng thường lại bất lực trước các bài toán kinh
doanh. Và ngược lại, có những người luôn hành động ngược với những điều được nói
đến trong các quyển sách giáo khoa về nghệ thuật quản trị tập đoàn hoặc lãnh đạo
trong điều kiện nguy cấp, nhưng họ lại thành công một cách rực rỡ.
Có lẽ, khẳng định “không có công thức chung khi đã ở đỉnh cao” là luôn luôn
đúng. Và trên thực tế, những quyết định độc đáo, có một không hai thường đối nghịch
với những công thức đã có.
Không phải ngẫu nhiên, mà những người đặc biệt thành công như Bill Gates lại
thường không có bằng đại học. Không ít các trường hợp, đại diện của giới “thượng
lưu” trên thương trường lại là một trí thức “nửa mùa”. Rất nhiều người trong số họ bắt
đầu kinh doanh từ khi còn đang học năm thứ hai, thứ ba đại học. Đối với họ, thương
trường có sức hấp dẫn hơn nhiều so với những tấm bằng đại học.
Tiền bạc chỉ là phương tiện để đạt được mục đích
Những con người này có cách nhìn nhận về tiền bạc rất thực tế. Chúng ta
thường thông qua tiền bạc để thể hiện bản thân mình, nên có một câu thành ngữ “hãy
nói cho tôi biết cách bạn sử dụng tiền bạc như thế nào, tôi sẽ cho bạn biết bạn là con
người như thế nào”. Tiền bạc ở trong tay những doanh nhân luôn “làm việc”, và điều
này cũng phản ánh trung thực con người họ. Những doanh nhân này luôn có định
Đối với họ tiền là phương tiện chứ không phải mục đích. Chúng được nhìn
nhận như những khả năng để giải quyết các mục tiêu trong kinh doanh. Ngày hôm
nay, họ đưa ra những quyết định trị giá 50 triệu đô-la, ngày mai đã có thể là $500 triệu
đô-la. Tiền bạc nâng họ lên một tầm cao mới, đưa doanh nghiệp của các doanh nhân
này bước vào một giai đoạn phát triển mới, hoặc mở rộng môi trường ảnh hưởng cũng
như những lĩnh vực kinh doanh của họ.
Trong phần tiếp theo chúng ta sẽ kết thúc câu chuyện về những người doanh
nhân “rất thành công” này.
(Còn nữa)

×