Tải bản đầy đủ (.docx) (66 trang)

Thiết kế và kiểm tra bao bì thực phẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.55 MB, 66 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM
KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM


BÁO CÁO
THỰC HÀNH THIẾT KẾ VÀ KIỂM TRA BAO
BÌ THỰC PHẨM
NHÓM 1
GVHD: HOÀNG THỊ TRÚC QUỲNH

TP.HỒ CHÍ MINH, THÁNG 8 NĂM 2020


Thực hành thiết kế & KT bao bì thực phẩm

GVHD: Hoàng Thị Túc Quỳnh

MỤC LỤC

MỤC LỤC..................................................................................................................... i
MỤC LỤC HÌNH ẢNH..............................................................................................iii
BÀI 1: KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG BAO BÌ GHÉP NHIỀU LỚP.......................1
1.1

Giới thiệu bao bì nhiều lớp.............................................................................1

1.2

Kiểm tra chất lượng hộp/ túi sữa UHT............................................................1


1.2.1

Kiểm tra cảm quan..........................................................................................1

1.2.2

Kiểm tra các chỉ tiêu hóa lí.............................................................................2

1.2.3 Kiểm tra các đường hàn của bao bì.................................................................3
BÀI 2: THAM QUAN CÔNG TY TNHH KINH DOANH THỰC PHẨM NĂM
SAO............................................................................................................................... 7
2.1 Giới thiệu chung.....................................................................................................7
2.1.1 Lịch sử thành lập và phát triển.........................................................................7
2.1.2 Địa điểm xây dựng...........................................................................................7
2.1.3 Sơ đồ bố trí mặt bằng nhà máy.........................................................................7
2.1.4 Sơ đồ bố trí nhân sự.........................................................................................8
2.1.5 Tình hình sản xuất và kinh doanh:...................................................................8
2.1.6 An toàn lao động và phòng cháy chữa cháy:...................................................9
2.1.7 Xử lý phế thải và vệ sinh công nghiệp..........................................................10
2.2 Sơ đồ quy trình công nghệ chung.........................................................................11
2.3 Kiểm tra bao bì.....................................................................................................17
2.3.1 Kiểm tra chất lượng bao bì carton..................................................................17
2.3.2 Kiểm tra chất lượng bao bì kim loại..............................................................22
2.3.3 Kiểm tra chất lượng bao bì thủy tinh..............................................................31
2.3.3 Kiểm tra chất lượng bao bì nhựa...................................................................37
BÀI 3: THAM QUAN SIÊU THỊ..............................................................................43
3.1 Giới thiệu cơ sở....................................................................................................43
3.2 Giới thiệu sản phẩm mì ăn liền Hảo Hảo..............................................................43
3.3 Bao bì sản phẩm...................................................................................................44
3.4 Nhãn hiệu sản phẩm.............................................................................................46

3.5 Thương hiệu, logo sản phẩm................................................................................46
3.6 Hình ảnh của sản phẩm........................................................................................47
NHÓM 1

1


Thực hành thiết kế & KT bao bì thực phẩm

GVHD: Hoàng Thị Túc Quỳnh

3.6.1 Mì ly Handy Hảo Hảo hương vị tôm chua cay...............................................47
3.6.2 Mì ly Handy Hảo Hảo hương vị thịt bằm bí đỏ..............................................48
3.6.3 Mì Hảo Hảo hương vị sườn heo tỏi phi..........................................................48
3.6.4 Mì Hảo Hảo hương vị gà vàng.......................................................................49
3.6.5 Mì Hảo Hảo hương vị sa tế hành tím.............................................................50
3.6.6 Mì Hào Hảo tôm chua cay.............................................................................51
3.6.7 Mì xào Hảo Hảo hương vị xào tôm hành.......................................................52
3.6.8 Mì Hảo Hảo hương vị tôm xào chua ngọt......................................................52
BÀI 4: THIẾT KẾ BAO BÌ VÀ THIẾT KẾ NHÃN THEO CÁ NHÂN................54
4.1

Thiết kế bao bì..............................................................................................54

4.2

Thiết kế nhãn................................................................................................58

NHÓM 1


2


Thực hành thiết kế & KT bao bì thực phẩm

GVHD: Hoàng Thị Túc Quỳnh

MỤC LỤC HÌNH Ả
Hình 1. 1: Đo pH của 3 loại sữa....................................................................................2
Hình 1. 2:Brix sữa bịch Vinamilk...................................................................................3
Hình 1. 3: Brix sữa hộp Dutch Lady..............................................................................3
Hình 1. 4: Kiểm tra đường hàn ngang...........................................................................4
Hình 1. 5: Bơm dung dịch màu vào đường hàn strip.....................................................4
Hình 1. 6: Kiểm tra mối hàn strip..................................................................................5
Hình 1. 7: Kiểm tra độ kín bao bì..................................................................................6
Y
Hình 2. 1: Sơ đồ bố trí mặt bằng nhà máy.....................................................................8
Hình 2. 2: Sơ đồ tổ chức và bố trí nhân sự....................................................................8
Hình 2. 3: Sơ đồ quy trình công nghệ..........................................................................12
Hình 2. 4: Một số loại khay ở công ty Năm Sao...........................................................19
Hình 2. 5: Thùng được nhập và lưu kho ở công ty Năm Sao.......................................20
Hình 2. 6: Một số loại mẫu thùng nước giải khát ở công ty Năm Sao.........................20
Hình 2. 7: Một số loại mẫu tem dán ở công ty Năm Sao..............................................21
Hình 2. 8: Bao bì nước yến sào....................................................................................22
Hình 2. 9: Sơ đồ quy trình chế tạo thân lon 3 mảnh....................................................24
Hình 2. 10: sơ đồ quy trình chế tạo nắp hoặc đáy lon ba mảnh..................................25
Hình 2. 11: Sơ đồ quy trình chế tạo lon 2 mảnh...........................................................26
Hình 2. 12: Thông số tiêu chuẩn kiểm tra mí ghép......................................................27
Hình 2. 13: Kiểm tra Seam thick của lon.....................................................................27
Hình 2. 14: Kiểm tra Seam length của lon...................................................................28

Hình 2. 15: Kiểm tra End Hook của lon......................................................................28
Hình 2. 16: Kiểm tra Body Hook của lon.....................................................................29
Hình 2. 17: Kiểm tra Seam thick của lon.....................................................................29
Hình 2. 18: Kiểm tra Seam length của lon...................................................................30
Hình 2. 19: Kiểm tra End Hook của lon......................................................................30
Hình 2. 20: Kiểm tra Body Hook của lon.....................................................................31
Hình 2. 21: Quy trình công nghệ chế tạo thủy tinh......................................................33

NHÓM 1

3


Thực hành thiết kế & KT bao bì thực phẩm

GVHD: Hoàng Thị Túc Quỳnh

Hình 2. 22: Các dạng chai thủy tinh............................................................................35
Hình 2. 23: Nắp phén và nắp bom...............................................................................36
Hình 2. 24: Chai thủy tinh đứng có nắp vặn và chai đứng có nắp thiếc......................37
Hình 2. 25: Các loại bao bì nhựa................................................................................41
Hình 2. 26: Cổ chai bị biến dạng và nắp chai bị lỗi....................................................41
Hình 2. 27: Đáy chai lõm.............................................................................................42

Hình 3. 1: Logo Acecook.............................................................................................46
Hình 3. 2: Mì ly Handy Hảo Hảo hương vị tôm chua cay............................................47
Hình 3. 3: Mì ly Handy Hảo Hảo hương vị thịt bằm bí đỏ...........................................48
Hình 3. 4: Mì Hảo Hảo hương vị sườn heo tỏi phi......................................................48
Hình 3. 5: Mì Hảo Hảo hương vị gà vàng...................................................................49
Hình 3. 6: Mì Hảo Hảo hương vị sa tế hành tím..........................................................50

Hình 3. 7: Mì Hào Hảo tôm chua cay..........................................................................51
Hình 3. 8: Mì xào Hảo Hảo hương vị xào tôm hành....................................................52
Hình 3. 9: Mì Hảo Hảo hương vị tôm xào chua ngọt...................................................52

Hình 4. 1: Bao bì của Hậu...........................................................................................54
Hình 4. 2: Bảng vẽ của Hậu.........................................................................................54
Hình 4. 3: Bao bì của Liên...........................................................................................55
Hình 4. 4: Bảng vẽ của Liên........................................................................................55
Hình 4. 5: Bao Bì của Tuyền........................................................................................56
Hình 4. 6: Bảng vẽ của Tuyền......................................................................................56
Hình 4. 7: Bao bì của Thương.....................................................................................57
Hình 4. 8: Bảng vẽ của Thương...................................................................................57
Hình 4. 9: Nhãn trà đào mật ong.................................................................................58
Hình 4. 10: Nhãn trà xanh hương sen..........................................................................58
Hình 4. 11: Nhãn trà dâu mật ong...............................................................................59
Hình 4. 12: Nhãn trà đen mật ong...............................................................................59

NHÓM 1

4


Thực hành thiết kế & KT bao bì thực phẩm

GVHD: Hoàng Thị Túc Quỳnh

BÀI 1: KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG BAO BÌ GHÉP NHIỀU LỚP
1.1 Giới thiệu bao bì nhiều lớp
Sản phẩm bao bì chưa đựng thực phẩm, mỹ phẩm đã chế biến, mỹ phẩm
hoặc dược phẩm được yêu cầu đảm bảo độ kín, chống bất kỳ sự xâm nhập nào

từ môi trường ngoài vào môi trường bên trong chứa đựng thực phẩm và cũng
chống thấm bất kỳ thành phần nào từ thực phẩm ra môi trường. Đồng thời còn
có nhứng yêu cầu khác như có độ bền cơ kéo, độ bền chống va đập, trong suốt,
sáng bóng và một số tính chất khác như kháng dầu, dung môi, chống tĩnh điện,
bền thời tiết, dễ in ấn và có thể thanh trùng, tiệt trùng. Thực tế không có loại
vật liệu nào có thể đồng thời đáp ứng mọi tính chất cần thiết, vì thế cần thiết
kết hợp nhiều loại vật liệu bổ sung ưu điểm che lấp hoàn toàn khuyết điểm. Do
đó màng ghép nhiều lớp được chế tạo và nhanh chóng chiếm ưu thế trong
ngành bao bì thực phẩm. Màng nhiều lớp có thể được chế tạo theo 2 phương
pháp:
-

Nhiều màng được chế tạo trên những thiết bị riêng, ghép lại với nhau

bằng phương pháp ép dán nhiệt khi các màng là những polyme có cấu trúc cơ
bản tương tự nhau.
-

Dùng chất kết dính là các PE đồng trùng hợp để kết dính các loại vật

liệu với nhau, tổng lượng chất kết dính của các lớp rất nhỏ, khoảng 15 ÷ 20%
khối lượng các loại màng chính, có thể có chiều dày rất nhỏ khoảng 3μm.
Đa số các màng ghép có dùng chất kết dính đều có ghép lá nhôm để ngăn
cản ánh sáng thấy được hay tia tử ngoại; hoặc ghép lớp giấy kraft có tính dễ
xếp nếp, tăng độ dày, tính cứng vững của bao bì.
Ghép lớp LDPE trong cùng để tạo khả năng hàn dán nhiệt tốt, dễ dàng.
Thông thường ,màng OPP được ghép ngoài cùng của các bao bì dạng túi
nhằm mục đích bao bì có thể xé, mở dễ dàng, in ấn tốt, tạo độ bóng cho bề mặt
bao bì.
1.2


Kiểm tra chất lượng hộp/ túi sữa UHT
1.2.1 Kiểm tra cảm quan
-

NHÓM 1

Màu:
1


Thực hành thiết kế & KT bao bì thực phẩm

GVHD: Hoàng Thị Túc Quỳnh

 Sữa hộp tiệt trùng có đường Dutch Lady và sữa bịch tiệt trùng
Vinamilk: màu trắng đục hơi vàng nhạt, đặc trưng sữa tươi
 Sữa hộp tiệt trùng Vinamilk vị socola: Màu nâu nhẹ
-

Mùi: đặc trưng sữa tươi tự nhiên, không có mùi vị lạ. Sữa hộp tiệt

trùng Vinamilk vị socola có mùi socola nhẹ.
-

Vị: ngọt, béo

1.2.2 Kiểm tra các chỉ tiêu hóa lí
-


Sữa hộp tiệt trùng Dutch Lady có đường, sữa hộp tiệt trùng Vinamilk

vị socola và sữa bịch tiệt trùng Vinamilk có đường khi đo được đều có pH =
7.2

Hình 1. 1: Đo pH của 3 loại sữa

Nhận xét:
NHÓM 1

2


Thực hành thiết kế & KT bao bì thực phẩm

GVHD: Hoàng Thị Túc Quỳnh

Sữa tiệt trùng thường có pH từ 6.5 - 6.8 mới là sản phẩm sữa đạt chuẩn.
Sản phẩm sữa mà nhóm chọn để đo có pH = 7.2 > 6.5 - 6.8. Nguyên nhân có
thể do ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài và nhiệt độ môi trường làm ảnh
hưởng đến độ pH của sữa.
- Sữa hộp Dutch Lady có đường Brix =17˚; Sữa bịch Vinamilk có đường
đo được Brix = 16˚

Hình 1. 3: Brix sữa hộp Dutch Lady

1.2.3

Hình 1. 2:Brix sữa bịch Vinamilk


Kiểm tra các đường hàn của bao bì

Bao bì Tetrapak - Bao bì giấy:
-

Kiểm tra mối hàn gấp nắp:
 Các mối hàn kín, không bung
 Diện tích hàn ở mỗi mép gấp là 0,5 cm2

-

Kiểm tra đường hàn ngang (TS)
+ Gỡ bung 4 góc hộp sữa, cắt đổ bỏ sữa trong hộp và cắt rời vùng
giấy không có đường hàn TS.

+ Cắt tối đa 1mm mỗi bên mép, vuông góc đường TS.
+ Đưa mối hàn vào kìm căng, cẩn thận kéo mối hàn từ 1 đầu của TS
cho đến TS strip của mối hàn LS thì ngừng. Sau đó bắt đầu từ đầu bên kia
của đường TS.
+ Mối hàn TS được kéo căng và tách ra từ phía trong của mối hàn.

NHÓM 1

3


Thực hành thiết kế & KT bao bì thực phẩm

GVHD: Hoàng Thị Túc Quỳnh


+ Đánh giá mối hàn:
Mối hàn kéo ra vẫn còn nguyên vẹn, sự tách xảy ra ở lớp giấy  mối hàn tốt.

Hình 1. 4: Kiểm tra đường hàn ngang

-

Kiểm tra đường hàn strip SA, LS:

+ Đường hàn strip được xem như thêm lớp polymer trên bao bì.
+ Đường hàn phẳng, không nhăn, không gấp, bề rộng strip SA và LS
bằng nhau.
+ Dùng ống tiêm bơm dung dịch màu từ 1 đầu của đường hàn nhóm thấy:
đường màu chạy thẳng, có bề rộng ≤ 1mm và không bị xì ra dọc theo đường
hàn
=> đường hàn tốt.

Hình 1. 5: Bơm dung dịch màu vào đường hàn strip
NHÓM 1

4


Thực hành thiết kế & KT bao bì thực phẩm

GVHD: Hoàng Thị Túc Quỳnh

+ Dùng kéo cắt dọc đường strip giữa SA và LS.
+ Dùng kéo cắt chéo 1 đầu bao bì đến mép SA/LS dừng lại.
+ Dùng tay kéo nhẹ strip của SA/LSchéo 1 góc 45˚ so với cạnh dọc bao bì

=> Strip từ từ được kéo căng và tách rời khỏi lớp bao bì.
+ Đánh giá mối hàn: Khi tách rời strip, cả 2 lớp PE trong của bao bì
tách ra cùng với lớp strip để bày ra lớp nhôm trắng sáng và dính theo những
lớp giấy trên mặt lưng strip => Mối hàn tốt.

Hình 1. 6: Kiểm tra mối hàn strip

-

Kiểm tra độ kín của bao bì:
+ Nếu có sự rò rỉ bên trong bao bì hay có sự tổn thương đến lớp PE bên
trong, dựa vào sự đo điện ta sẽ phát hiện ra.

+ Kéo cắt đôi hộp sữa chừa lại mặt có đường strip. Đổ hết sữa ra.
+ Dùng nước rửa và lau khô đường cắt và bên trong 2 nửa hộp bao bì.
+ Rót dung dịch NaCl vào 2 nửa hộp ở mức vừa phải, tránh nhiểu giọt
xuống đường cắt.
+ Đặt 2 nửa hộp vào thau có chứa dung dịch NaCl, dùng tay giữ cho chúng
không bị ngã, mức nước bên ngoài hộp khoảng 2 – 3 cm. Lau khô đường cắt
trước khi đo điện.
+ Đặt 1 cực của ampe kế vào dung dịch NaCl trong hộp và cực còn lại vào
dung dịch NaCl bên ngoài hộp (thau chứa).

NHÓM 1

5

Hình 1. 7: Kiểm tra độ kín bao bì



Thực hành thiết kế & KT bao bì thực phẩm

GVHD: Hoàng Thị Túc Quỳnh

Nhận xét:
Sau quá trình đo ta nhận đo được 7A  Màng PE bên trong bị tổn
thương
Kết quả có thể sai số do trong quá trình thực hiện đã để 2 nửa hộp trong dung dịch
muối quá lâu làm cho hộp bị ẩm nước và do dung dịch có thể chưa đạt được độ sạch.
-

NHÓM 1

6


Thực hành thiết kế & KT bao bì thực phẩm

GVHD: Hoàng Thị Túc Quỳnh

BÀI 2: THAM QUAN CÔNG TY TNHH KINH DOANH THỰC PHẨM
NĂM SAO
2.1 Giới thiệu chung
2.1.1 Lịch sử thành lập và phát triển
Công ty TNHH Kinh doanh Thực phẩm Năm Sao ( Tiền thân là Công ty
Cổ phần Kinh doanh thực phẩm Năm Sao) được thành lập đăng ký lần đầu từ
ngày 15/05/2015 theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp - MSSDN:
0313255711, đăng ký thay đổi lần thứ 2 ngày 25/08/2016 do Sở Kế Hoạch Đầu
Tư TPHCM cấp với loại hình hoạt động là sản xuất, kinh doanh nước uống
đóng chai, lon.

Công ty TNHH Kinh doanh Thực phẩm Năm Sao do ông Trần Đỗ Khanh làm chủ.
Công ty TNHH Kinh doanh Thực phẩm Năm Sao đi vào hoạt động vào
năm 2015 cho đến nay.
Thời gian hoạt động của công ty 7h00 - 17h00.
Loại hình kinh doanh: 100% vốn tư
nhân.
Email: thucphamnam
2.1.2 Địa điểm xây dựng
Công ty tọa lạc tại địa chỉ 36B Nguyễn Văn Bứa, Ấp 4, Xã Xuân Thới
Sơn, Huyện Hóc Môn, Thành Phố Hồ Chí Minh.
2.1.3 Sơ đồ bố trí mặt bằng nhà máy
Công ty gồm có các hạng mục công trình: khu vực sản xuất, khu vực
thành phẩm, khu đóng gói, khu lò hơi, văn phòng,….

NHÓM 1

7


Thực hành thiết kế & KT bao bì thực phẩm

GVHD: Hoàng Thị Túc Quỳnh

Hình 2. 1: Sơ đồ bố trí mặt bằng nhà máy

2.1.4 Sơ đồ bố trí nhân sự
Hội đồng quản trị

Ban kiểm soát


Ban giám đốc

Phòng kế hoạch kỹ
thuật

Phòng tài chính – kế
toán

Kho

Bộ phận sản xuất

Phòng tổ chức hành
chính

Bộ phận đóng gói

Hình 2. 2: Sơ đồ tổ chức và bố trí nhân sự

2.1.5 Tình hình sản xuất và kinh doanh:
Lon: 5150000 lít.
Pet: 2350000 lít.
Thủy

tinh:

1560000

lít.


Tổng: 9060000 lít.
NHÓM 1

8


Thực hành thiết kế & KT bao bì thực phẩm

GVHD: Hoàng Thị Túc Quỳnh

2.1.6 An toàn lao động và phòng cháy chữa cháy:
An toàn lao động:
-

Các tủ điện, cầu dao điện phải luôn đóng kín.

-

Khi mở cầu dao và các nút điều khiển phải đảm bảo cách điện thật tốt (mang giày
khô, găng tay khô,...)

-

Khi có hư hỏng về điện, phải báo cho tổ điện sửa chữa không được tùy tiện tháo
gỡ, sửa chữa.

-

Mọi việc sửa chữa hoặc vệ sinh trên thiết bị đều phải ngắt và treo biển báo an
toàn.


-

Khi sửa chữa phải sử dụng dụng cụ an toàn, khi làm việc trên cao phải có dây
thắt lưng an toàn.

-

Tuyệt đối không được đưa tay hoặc chạm vào máy li tâm, dây trần,...lúc máy
đang chạy.

-

Phải sử dụng trang bị bảo hộ lao động trong giờ làm việc, khi tiếp xúc với hóa
chất phải dùng mắt kính và bao tay.

-

Trước khi cho máy chạy, phải báo cho những người xung quanh máy biết và
kiểm tra toàn bộ dây chuyền để đảm bảo an toàn.

-

Khi dùng nước nóng phải mở van nước trước, van hơi sau. Khi tắt phải khóa
van hơi trước, van nước sau.

-

Tuyệt đối không được đùa giỡn trong phân xưởng.


-

Luôn giữ vệ sinh phân xưởng và vệ sinh cầu thang. Khi lên xuống phải cẩn
thận, phải giữu khô các khu vực gần tủ điện.

An toàn thiết bị
-

Không được cho người lạ và người không nhiệm vụ vào xưởng. Cần tuyệt đối
chấp hành chế độ giao, nhận ca.

-

Nghiêm chỉnh chấp hành quy trình công nghệ và quy trình thao tác, không được
tùy tiện sửa đổi làm hư hại thiết bị và sản phẩm. Trường hợp do yêu cầu sản xuất
phải tháo gỡ các thiết bị, dụng cụ chuyển nó đi nơi khác phải ghi, báo rõ ràng.

-

Đối với máy nén khí: không được nạp quá áp lực quy định, phải kiểm tra định kỳ
các van an toàn.

NHÓM 1

9


Thực hành thiết kế & KT bao bì thực phẩm
-


GVHD: Hoàng Thị Túc Quỳnh

Thường xuyên kiểm tra các thiết bị đặt trên cao, nếu thấy không an toàn phải báo
ngay cho các ngành giải quyết.

-

Kiểm tra và phát hiện các chỗ xì hơi của đường ống và có trách nhiệm giải quyết.
Không được cho nước văng vào các tủ điện, và vào các động cơ điện, các thiết bị
điện.

-

Khi máy móc thiết bị có dấu hiệu bất thường, phải báo ngay với người có trách
nhiệm, không được tùy tiện ngưng máy hoặc sửa chữa khi chưa có lệnh. Trường
hợp bị sự cố phải nhanh chóng xử lý và báo ngay cho người có trách nhiệm.

-

Giờ chạy máy công nhân phải bám máy, không được ngủ và làm việc riêng.

-

Mọi mất mát hoặc hư hỏng tài sản của phân xưởng đều phải lập biên bản và báo
với cấp trên, nếu không có lý do chính đáng đều phải bồi thường.

Phòng cháy chữa cháy
-

Phòng cháy chữa cháy là trách nhiệm của mọi cá nhân và tổ chức để đảm bảo

sự an toàn tài sản cũng như tính mạng của tất cả mọi người trong công ty.
Công ty luôn đẩy mạnh công tác chuẩn bị phòng cháy và chữa cháy thông qua
những buổi tập huấn cũng như phổ biến cho toàn thể công nhân viên hiểu rõ
về những nội quy phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật.

-

Các khu vực dễ xảy ra cháy nổ như: kho xăng dầu, khu bao bì,...nên cần phải
có quy định rõ như: cấm hút thuốc, sử dụng hệ thống điện cần cẩn thận không
để xảy ra hiện tượng chập điện. Dán các khẩu hiệu, tiêu lệnh chữa cháy, bố trí
các bình chữa cháy hợp lý...
2.1.7 Xử lý phế thải và vệ sinh công nghiệp
Hệ thống thoát nước:

-

Nước thải từ các phân xưởng được tập trung vào một hệ thống đường ống và
dẫn vào bồn chứa.

-

Tại bồn chứa nước được quạt gió làm nguội từ 40-50℃ xuống 20-30℃ . Sau
đó để một thời gian để lắng cặn.

-

Nước sau khi để lắng có thể thải ra hệ thống nước thải của khu công nghiệp.

Hệ thống xử lý nước thải
-


Hệ thống nằm ở phía sau khu vực sản xuất, có 2 bể chứa 30 m3 nước gồm có 3

NHÓM 1

10


Thực hành thiết kế & KT bao bì thực phẩm

GVHD: Hoàng Thị Túc Quỳnh

giai đoạn:
+ Hệ thống lắng: để yên một thời gian nhằm mục đích lắng cặn. Các chất
bẩn do có trọng lượng riêng lớn hơn nước nên sẽ lắng xuống dưới đáy bể.
+ Hệ thống lọc thô: nhằm loại tạp chất sơ bộ. Để loại bỏ những chất rắn lơ
lửng có kích thước rất nhỏ ra khỏi dòng nước thải. Vật liệu lọc thường dùng
là cát, sỏi, đá.
+ Hệ thống xử lý vi sinh vật: nhằm làm trong sạch nước. Trong bể có trang
bị hệ thống phân phối khí cung cấp oxy cho vi sinh vật hoạt động và duy trì
bùn ở trạng thái lơ lửng. Các vi sinh vật hiếu khí sẽ dùng các chất bẩn trong
nước thải làm nguồn thức ăn để sinh trưởng. Các vi sinh vật này sẽ phân hủy
các chất hữu cơ thành các chất vô cơ cuối cùng là CO2 và H2O.
-

Nước sau hệ thống xử lý đạt QCVN 40:2011, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
nước thải công nghiệp. Nước thải ra môi trường đạt loại A.
Vệ sinh thiết bị sản xuất

-


Vệ sinh sàn nhà: sử dụng nước để vệ sinh.

-

Vệ sinh thiết bị: chủ yếu sử dụng hơi nước cung cấp từ lò hơi để vệ
sinh.

-

Một số thiết bị khác: sử dụng nước và sút để vệ sinh thiết bị.
Xử lí phế thải

-

Nhờ hợp đồng với các đơn vị liên quan ở bên ngoài vào thu gom, xử lý cả rác
công nghiệp và rác nguy hiểm.
2.2 Sơ đồ quy trình công nghệ chung

NHÓM 1

11


Thực hành thiết kế & KT bao bì thực phẩm
Đường RE,
Syrup 55%

Nước RO


GVHD: Hoàng Thị Túc Quỳnh

Phụ gia

Nấu đường
(90-95 oC,10’)

Nước RO

2. Hòa tan

Nha đam

Hương liệu
Chỉnh pH

4.Rửa

5.Để ráo

1.Dịch đường
(90 ± 2 ℃)
3.Phối trộn
6.Phối trộn nha
đam
7. Nấu nha đam
(90 ± 2 oC, 5’)

8. Phối hương
(90 ± 2 oC- 10’)


9.Bơm lên bồn
chứa
Chai, nắp

10a.Khử trùng

10b.Chiết rót
(85±2 ℃)

11.Làm nguội
(nhiệt độ SP < 30

Nhãn

12.Bảo
13.Tạo
treoôn
+ co
(>
24
nhãn giờ, đk
thường)
14.Co lốc + đóng Thành phẩm
thùng

Màng co lốc, thùng

NHÓM 1


Hình 2. 3: Sơ đồ quy trình công nghệ

12


Thực hành thiết kế & KT bao bì thực phẩm

GVHD: Hoàng Thị Túc Quỳnh

Thuyết minh quy trình sản xuất:
1. Dịch đường
Nấu đường tạo syrup 55% từ đường RE, nước RO.
-

Mục đích: đồng nhất dịch, chuẩn bị cho các công đoạn sau.

-

Chuẩn bị: đồng nhất dịch syrup để thuận tiện cho quá trình phối trộn tiếp theo.
Dưới tác động của nhiệt mà đường hòa tan vào hỗn hợp một cách tốt nhất.
Đồng thời các vi sinh vật lẫn trong nước đường( nếu có) sẽ bị tiêu diệt, có tác
dụng giải khát chống mệt mỏi nhanh hơn.

-

Các biến đổi trong quá trình nấu syrup:
+ Biến đổi vật lý: Nhiệt độ tăng, tăng áp lực thẩm thấu, tăng độ nhớt, sự
thay đổi khối lượng riêng, tỉ trọng.
+ Biến đổi hóa học:
 Tăng hàm lượng chất khô.

 Phản ứng thủy phân đường saccharose với xúc tác acid và nhiệt độ tạo
thành hỗn hợp đường glucose và fructose( tỉ lệ mol 1:1).
 Sự chuyển hóa đường thành syrup được thực hiện qua phản ứng sau:
to
C12H22O11 + H2O → C6H12O6 + C6H12O6
+ Biến đổi về mặt cảm quan:
 Sự thay đổi màu sắc do phản ứng caramel hóa đường tạo các hợp
chất sậm màu.
 Sự có mặt của acid trong nước đường cùng tác dụng của nhiệt độ,
nước là các tác nhân chuyển hóa đường saccharose thành đường
nghịch đảo làm tăng vị ngọt, độ ổn định của sản phẩm cũng tốt hơn.
Thiết bị thực hiện: nồi hơi nước.
-

Yêu cầu :
+ Thao tác tính toán và định lượng, cân đúng lượng đường, acid, nước

dùng để nấu. Đường sau khi nấu phải đảm bảo không lẫn tạp chất, phải
trong suốt, không bị chuyển màu hay caramel hóa đường.
NHÓM 1

13


Thực hành thiết kế & KT bao bì thực phẩm

GVHD: Hoàng Thị Túc Quỳnh

+ Thời gian và nhiệt độ nấu phải đảm bảo đúng và đủ (Nấu đường ở
nhiệt độ 90- 95℃ trong 10 phút). Đo chính xác nồng độ chất khô và hàm

lượng acid của dung dịch theo yêu cầu của sản phẩm. Và đặt biệt nồng độ
chất khô trong dung dịch nước đường.
2. Hòa tan
-

Mục đích: Hòa tan phụ gia với nước RO tạo thành dịch chuẩn bị cho quá trình
phối trộn với syrup 55% .

-

Các biến đổi nguyên liệu: thay đổi trạng thái và đồng nhất dung dịch.

-

Thiết bị thực hiện: nồi hòa tan phụ gia.

-

Yêu cầu: dung dịch phải được hòa tan hoàn tàn.

3. Phối trộn
-

Mục đích chuẩn bị: Trộn dịch đường, dịch phụ gia với nhau đồng nhất để chuẩn
bị đưa vào quá trình tiếp theo của quy trình.

-

Các biến đổi nguyên liệu: quá trình thường không tạo ra biến đổi nào đáng kể.


-

Thiết bị thực hiện: Thiết bị khuấy trộn có cánh khuấy mái chèo.

-

Yêu cầu: Hòa tan hoàn toàn, không còn chất rắn lơ lửng.

4. Rửa nguyên liệu: bằng nước RO
-

Cách tiến hành: Rửa bằng phương pháp thủ công, rửa từ 2-3 lần, thời gian

rửa không được kéo dài.
-

Mục đích:
+ Loại các tạp chất – là một trong những mối nguy ảnh hưởng đến nguyên liệu.
+ Loại các tạp chất giúp kiểm soát vi sinh vật, các thành phần hóa học của
nguyên liệu, từ đó kiểm soát kiểm soát được các phản ứng sinh hóa trong
nguyên liệu, hạn chế đến mức thấp nhất các tác động xấu đến hiệu quả sản
xuất cũng như chất lượng sản phẩm.

-

Các biến đổi nguyên liệu:
+ Vật lý: Hiện tượng tổn thương cơ học đối với bề mặt nguyên liệu. Khi tổn
thương xảy ra, thời gian bảo quản đối với nguyên liệu sẽ giảm đi. Do đó,
nguyên liệu sau khi làm sạch nên đưa vào quy trình sản xuất ngay, hạn chế


NHÓM 1

14


Thực hành thiết kế & KT bao bì thực phẩm

GVHD: Hoàng Thị Túc Quỳnh

hiện tượng tái nhiễm.
+ Sinh học: loại bỏ bớt vi sinh vật ế các biến đổi do tổn thương cơ học trong
quá trình rửa gây ra..
-

Thiết bị thực hiện: thau/ chậu rửa nguyên liệu.

-

Yêu cầu:
+ Nước rửa phải có phẩm chất tốt, đạt tiêu chuẩn nước theo quy định hiện hành.
+ Nguyên liệu sau khi rửa phải sạch, không bị dập nát.
+ Nguyên liệu phải ít bị tổn hao chất dinh dưỡng càng tốt.
+ Thiết bị rửa phải đảm bảo sạch.

5. Để ráo nguyên liệu sau khi rửa
-

Mục đích: Giảm đi tối đa lượng nước rửa.

-


Các biến đổi nguyên liệu: biến đổi không nhiều.

-

Yêu cầu: Nguyên liệu sau khi để ráo phải khô ráo, không còn nước rửa bám

vào.
6. Phối trộn nha đam
 Mục đích: Tạo sự đồng nhất hỗn hợp chuẩn bị cho quá trình nấu.
7. Nấu nha đam
 Mục đích: Tiêu diệt vi sinh vật, làm bớt mùi hăng, làm chín nha đam, tăng
chỉ tiêu cảm quan.
+ Vật lý: Nhiệt độ tăng, nước bốc hơi một phần, dẫn đến nồng độ dung dịch tăng, độ
nhớt và tỷ trong dung dịch cũng tăng, còn thể tích và khối lượng dung dịch sẽ
giảm.
+ Hóa học: Biến đổi thành phần có trong nguyên liệu ban đầu.
-

Thiết bị thực hiện: Nồi nấu có cánh khuấy.

-

Yêu cầu: Được thực hiện ở nhiệt độ là 90 ± 2 ℃ trong 5 phút, để nha đam
không bị mềm, nát.

8. Phối hương
-

Mục đích: Tạo hương vị cho sản phẩm, tăng tính cảm quan, trong quá trình

phối hương còn điều chỉnh pH.

NHÓM 1

15


Thực hành thiết kế & KT bao bì thực phẩm
-

GVHD: Hoàng Thị Túc Quỳnh

Dụng cụ: Thùng Inox đổ vào bồn nấu nha đam với khối lượng thể tích xác
định (tùy mẻ).
-

Yêu cầu:
+ Sử dụng hương liệu có nguồn gốc rõ ràng, còn hạn sử dụng.
+ Được thực hiện ở nhiệt độ là 90 ± 2 ℃ trong 10 phút, để sản phẩm có
hương vị bền vững, ổn định.

9. Bơm lên bồn chứa
-

Mục đích: chuẩn bị cho quá trình chiết rót, được ổn định nhiệt .

-

Các biến đổi: không xảy ra.


-

Thiết bị thực hiện: Bồn gia nhiệt .

-

Thiết bị có dạng hình trụ, đáy cầu, được chế tạo bằng thép không rỉ. Xung
quanh phần thân dưới và đáy thiết bị có lớp vỏ áo dùng để gia nhiệt bằng
hơi. Bên trong thiết bị có cánh khuấy để đảo trộn nguyên liệu, cánh khuấy
được truyền động bởi motor đặt trên nắp thiết bị.

10. Chiết rót – đóng chai
Khử trùng:
-

Nắp được nhập về, trước khi vào dây chuyền đóng chai luôn được ngâm với
dung dịch khử trùng pha sẵn ( Hydrogen peroxide and peroxyacetic acid
mixture, stabilized, marine pollutant-UN 3149) với tỷ lệ nước là 0,2%.
Ngâm 1-2 phút, để ráo nước.

-

Chiết rót:

+ Thiết bị thực hiện: Thiết bị chiết rót và đóng nắp.
11. Làm nguội
-

Mục đích: Thay đổi nhiệt độ đột ngột để ổn định cấu trúc sản phẩm.tạo


-

Yêu cầu: Nước làm nguội phải đảm bảo tiêu chuẩn nước sản xuất, sử dụng hệ
thống thiết bị làm lạnh để giảm thời gian làm nguội.

-

Tiến hành: Sau khi thanh trùng, sản phẩm được chuyển qua đường hầm làm
nguội (≤ 300℃) với vận tốc băng chuyền được cài đặt sẵn, ra khỏi hầm thi sản
phẩm được chuyển vào kho lưu trữ theo dõi.
12. Bảo ôn
NHÓM 1

16


Thực hành thiết kế & KT bao bì thực phẩm
-

GVHD: Hoàng Thị Túc Quỳnh

Mục đích: nhằm theo dõi kiểm tra các biến đổi của sản phẩm để đảm bảo chất
lượng, giai đoạn bảo ôn sẽ giúp sản phẩm được ổn định và cân bằng mùi vị hơn.
Sau giai đoạn này sản phẩm sẽ được đóng thùng và lưu kho để sẵn sàng chuẩn bị
phân phối ra thị trường tiêu thụ.

-

Yêu cầu: phải thường xuyên theo dõi kiểm tra sản phẩm để loại bỏ những sản
phẩm có dấu hiệu hư hỏng. Thời gian bảo ôn sản phẩm phải trên 7 ngày.


-

Tiến hành: thường xuyên kiểm tra sản phẩm, cũng như trước khi xuất kho
phải dùng bàn soi quan sát cảm quan sản phẩm bên trong và ghi chép lại.

13. Tạo treo + co nhãn
-

Mục đích: Xác định, nhận biết sản phẩm. Cung cấp các thông tin của sản
phẩm đến khách hàng.

-

Yêu cầu: Nhãn sau khi co phải đều, đẹp, không bị méo.

-

Tiến hành: Chai sau khi được lồng nhãn sẽ được đi qua khu vực co nhãn theo
dây chuyền. Quan sát cảm quan nhãn sau khi co. Nếu nhãn bị méo, co không
sát, không đều thì tiến hành loại ra và co lại.

14. Co lốc + đóng thùng
-

Qui cách: 6 thùng/lốc; 4 lốc/thùng.

-

Mục đích: thuận tiện cho quá trình vận chuyển.


-

Yêu cầu: lốc sau khi co không bị méo, màng co đều. Thùng carton sạch, có
đầy đủ các thông tin công ty.

-

Tiến hành: 6 chai sẽ được lồng vào lốc. Sau đó lốc sẽ đi qua khu vực co lốc
theo băng chuyền. Quan sát cảm quan lốc sau khi co, nếu bị méo, không đều
thì tiến hành loại ra và co lại.
2.3 Kiểm tra bao bì

2.3.1 Kiểm tra chất lượng bao bì carton
2.3.1.1 Giới thiệu
Với tiến bộ khoa học kĩ thuật hiện nay, bao bì carton gợn sóng có thể có hầu hết các
tính chất cơ học cần thiết như: chịu sự đè nén, va chạm, áp lực trong các điều kiện môi
trường có độ ẩm cao, do tạo nên các lớp sóng, tăng cường các lớp giấy bìa thành 3,5

NHÓM 1

17


Thực hành thiết kế & KT bao bì thực phẩm

GVHD: Hoàng Thị Túc Quỳnh

hoặc 7 lớp. Ngoài ra, có thể tăng cường độ bền cơ học của các thùng chứa bằng cách
gia cường góc, các bề mặt đạt độ ma sát thích hợp.

Giấy bìa gợn sóng thực hiện chức năng đặc biệt quan trọng đó là vật liệu tạo nên bao
bì ngoài hình khối chữ nhật để chứa đựng một lượng lớn đơn vị bán lẻ, giúp thuận tiện
trong phân phối vận chuyển, lưu kho và kiểm tra quản lý. Quá trình cải tiến các
nguyên liệu tạo nên giấy bìa gợn sóng là một trong những bước tiến lớn nhất của thế kỉ
20.Nó được sản xuất trên máy có tốc độ 50-200m/phút, khổ rộng hơn 2m và có thể
được 3,5,7 lớp. Những đặc tính về cường lực của nó tùy thuộc vào loại giấy được
dùng, biên độ gợn sóng và chất lượng của keo. Các gợn sóng có hình vòng cung nhằm
mục đích tăng khả năng chịu lực lên cao nhất.
Tùy thuộc vào loại hàng hóa và cách sắp xếp hàng hóa mà có yêu cầu cường lực khác
nhau.


Loại gợn sóng A : Có bước sóng dài và chiều cao sóng cao có đặc tính chịu lực
va chạm tốt nhất.Giấy bìa gợn sóng loại A sẽ được dùng để đóng gói các loại



hàng hóa có thể bị ảnh hưởng bởi va chạm cơ học.
Loại gợn sóng B : Có bước sóng ngắn và chiều cao bước sóng thấp cũng có khả
năng chịu được va chạm cơ học nhưng đặc biệt có khả năng chịu tải trọng nặng
so với loại gợn sóng A, do đó giấy bìa gợn sóng kiểu B chủ yếu được dùng để



đóng gói các hàng hóa có tải trọng cao như đồ hộp.
Loại gợn sóng C: Kết hợp những đặc tính của loại A và loại B nên có khả năng



chịu được tải trọng và va chạm.

Loại gợn sóng D : Có bước sóng ngắn chiều cao bước sóng rất thất nên có khả
năng chịu tải trọng cũng như va chạm đều rất kém vì thế chỉ được dùng làm bao
bì thương mại bao gói các loại hàng hóa có trọng lượng nhỏ và ít chịu tác động
cơ học.

Dựa vào những đặc tính của loại gợn sóng để xác định phương cách tạo thùng chứa
hình khối chữ nhật bằng giấy bìa gợn sóng, có khả năng chịu tác động và chịu tải trọng
tốt nhất.

NHÓM 1

18


Thực hành thiết kế & KT bao bì thực phẩm

GVHD: Hoàng Thị Túc Quỳnh

Thông thường, người ta dùng carton để đóng bao bì vận chuyển hàng hóa. Các thùng
hàng hóa được xếp thành kiện hay khối chữ nhật trên pallet gỗ tránh không để trực tiếp
trên nền kho.
Ghi nhãn bao bì ngoài : Bao bì gợn sóng cũng được ghi nhãn nhưng yêu cầu đơn giản
hơn so với trường hợp ghi nhãn cho hàng hóa đơn vị bán lẻ, thông thường có thể ghi:









Thương hiệu
Tên sản phẩm
Địa chỉ nhà sản xuất, nơi đóng gói bao bì, quốc gia sản xuất.
Hạn sử dụng
Số lượng hoặc trọng lượng
MSMV
Các kí hiệu, dấu hiệu phân hàng thực phẩm như dấu hiệu hàng hóa.

2.3.1.2 Bao bì thùng carton
a) Khay
*Khay được phân thành 2 loại: Khay dạng gấp và khay dạng dán.
Mỗi loại khay sẽ phù hợp cho từng loại lon khác nhau (30
lon/khay). Sau khi xếp lon vào khay sẽ được đóng màng co. Sử dụng
khay sẽ tiết kiệm được giấy và giá thành rẻ.
Khay  tùy loại khay và lon ta thiết kế theo  gấp nếp  kiểm tra
từng chi tiết, đo kích thước khay nào dùng loại lon kích thước phù
hợp với khay đó (khay 24 lon).
*Nhiệm vụ của QC bao bì:
 Kiểm tra thiết kế có giống với thiết kế công ty đã đưa ra hay không?
 Kiểm tra vật liệu, kích thước của khay.
 Kiểm tra từng chi tiết trên khay: màu sắc, nét chữ,... nếu bị lỗi thì sẽ phản hồi
và trả về nhà cung cấp.
 Kiểm tra vệ sinh trên khay: có dơ, bẩn không?

NHÓM 1

19



Thực hành thiết kế & KT bao bì thực phẩm

GVHD: Hoàng Thị Túc Quỳnh

Hình 2. 4: Một số loại khay ở công ty Năm Sao

NHÓM 1

20


×