Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA CÁC HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.13 MB, 117 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
-------------

ĐINH THỊ LAM DUNG

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA CÁC
HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ
CẦN THƠ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
-------------

ĐINH THỊ LAM DUNG

ĐÁNH GIÁ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ
GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÁC HTX
NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TP. CẦN THƠ

Chuyên ngành: Chính sách công
Mã số: 60340402

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ



Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS NGUYỄN VĂN SĨ

TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả

Đinh Thị Lam Dung


MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề ..................................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................................... 2
a. Mục tiêu tổng quát ............................................................................................. 2
b. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 2
3. Câu hỏi nghiên cứu ...................................................................................................... 2
4. Cách tiếp cận đề tài ...................................................................................................... 3
5. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu ................................................................................... 3
6. Lược khảo tài liệu ......................................................................................................... 3

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Một số lý luận về HTX .............................................................................................. 5
1.1.1. Khái niệm HTX ........................................................................................... 5
1.1.2. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của HTX ................................................ 7
1.1.3. Vị trí, vai trò của HTX trong nền kinh tế quốc dân .................................... 7
1.2. Một số cơ sở thực tiễn về HTX ................................................................................. 9
1.2.1. Sự cần thiết khách quan phát triển mô hình kinh tế HTX .......................... 9
1.2.2. Tình hình phát triển ở thế giới .................................................................... 11
1.3. Lý thuyết và hiệu quả hoạt động ............................................................................... 18
1.3.1. Khái niệm .................................................................................................... 18
1.3.2. Bản chất ....................................................................................................... 18
1.3.3. Các khía cạnh phân tích hiệu quả ............................................................... 18
1.4. Mô hình ma trận SWOT ............................................................................................ 20
1.5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................... 21
1.5.1. Phương pháp thu thập số liệu ...................................................................... 21
1.5.2. Phương pháp phân tích ................................................................................ 21
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT – KINH DOANH CỦA CÁC HTX NÔNG
NGHIỆP THÀNH PHỐ CẦN THƠ

i


2.1. Tổng quan về kinh tế HTX của cả nước và vùng đồng bằng sông Cửu Long ........... 22
2.1.1. Tình hình kinh tế HTX của cả nước ............................................................ 22
2.1.2. Tình hình HTX của vùng ĐBSCL ............................................................... 23
2.2. Thực trạng hoạt động sản xuất – kinh doanh của các HTX nông nghiệp thành
phố Cần Thơ ..................................................................................................................... 25
2.2.1. Một số tình hình cơ bản của TP. Cần Thơ .................................................. 25

2.2.2. Tình hình hoạt động của kinh tế HTX TP. Cần Thơ .................................. 30
2.2.3. Thực trạng sản xuất – kinh doanh của các HTX nông nghiệp
TP. Cần Thơ ............................................................................................... 36
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất .......................................... 49
2.3.1. Các hợp tác xã điển hình .............................................................................. 49
2.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất ........................... 57
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH
DOANH CỦA CÁC HTX NN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
3.1. Mục tiêu việc nâng cao hiệu quả của các HTX ......................................................... 69
3.2. Một số giải pháp chung nâng cao hiệu quả của các HTX ......................................... 69
3.2.1. Giải pháp về quản lý thành phố Cần Thơ .................................................... 72
3.2.2. Giải pháp về sản xuất .................................................................................. 74
3.2.3. Các giải pháp khác ...................................................................................... 75
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận ........................................................................................................................ 82
2. Một số kiến nghị ........................................................................................................... 83
a. Về bản thân nông hộ sản xuất ........................................................................... 83
b. Đối với HTX ...................................................................................................... 83
c. Đối với các ban, ngành của địa phương ............................................................ 84
d. Đối với Nhà nước, ban ngành Trung ương ....................................................... 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

ii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Số lượng HTX phân theo ngành của ĐBSCL .......................................... 23
Bảng 2.2: Số hiệu HTX nông nghiệp ở các địa phương vùng ĐBSCL .................... 24
Bảng 2.3: Các đơn vị hành chính của thành phố Cần Thơ năm 2013....................... 26

Bảng 2.4: Dân số trung bình phân theo giới tính và phân theo thành thị, nông thôn27
Bảng 2.5: Cơ cấu phân chia theo khu vực kinh tế ................................................... 28
Bảng 2.6: Một số chỉ tiêu kinh tế của thành phố ...................................................... 29
Bảng 2.7: Giá trị sản phẩm của nông lâm thủy sản của thành phố qua 3 năm 2011 –
2013 ........................................................................................................................... 29
Bảng 2.8: Tình hình HTX thời điểm 30 tháng 12 năm 2013 .................................... 30
Bảng 2.9: Tình hình phát triển HTX trong các ngành từ năm 2009 – 2013 ............. 31
Bảng 2.10: Tình hình giải thể HTX trong các ngành, lĩnh vực từ năm 2009 – 201332
Bảng 2.11: Tình hình vốn điều lệ của HTX trong các ngành, lĩnh vực .................... 33
Bảng 2.12: Tình hình xã viên trong các ngành, lĩnh vực .......................................... 33
Bảng 2.13: Tình hình lao động trong các ngành, lĩnh vực ....................................... 34
Bảng 2.14: Giá trị sản xuất, tổng sản phẩm, tỷ lệ GDP của kinh tế tập thể theo giá
hiện hành và giá so sánh ........................................................................................... 35
Bảng 2.15: Số lượng, tỷ lệ phân bổ các HTX NN theo từng quận, huyện của thành
phố năm 2009 ........................................................................................................... 36
Bảng 2.16: Số lượng HTX NN thành lập từ năm 2009 – 2013 theo từng quận, huyện
của thành phố ........................................................................................................... 36
Bảng 2.17: Số lượng HTX NN giải thể từ năm 2009 – 2013 ................................... 37
Bảng 2.18: Phân loại HTX nông nghiệp năm 2013 .................................................. 38
Bảng 2.19: Phân loại hiện trạng hoạt động của HTX năm 2013 ............................. 39
Bảng 2.20: Vốn bình quân của 1 HTX theo phân loại năm 2013 ............................ 39
Bảng 2.21: Nguồn vốn hoạt động của 1 HTX .......................................................... 40
Bảng 2.22: Hình thức vay vốn của các HTX ........................................................... 41
Bảng 2.23: Một số chỉ tiêu tính bình quân thể hiện quy mô hoạt động của 1 HTX
điển hình .................................................................................................................... 41

iii


Bảng 2.24: So sánh sự thay đổi quy mô của 1 HTX ................................................ 42

Bảng 2.25: Độ tuổi của chủ nhiệm HTX nông nghiệp.............................................. 43
Bảng 2.26: Cơ cấu trình độ VH, chuyên môn của cán bộ quản lý và chuyên môn của
HTX NN .................................................................................................................... 44
Bảng 2.27: Nghiệp vụ chuyên môn của cán bộ quản lý HTX .................................. 45
Bảng 2.28: Các dịch vụ HTX tham gia ..................................................................... 47
Bảng 2.29: Hiệu quả hoạt động của các HTX NN từ năm 2011 – 2013 .................. 48
Bảng 2.30: Hiệu quả hoạt động bình quân của 1 HTX NN theo phân loại năm 201348

iv


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
-

ĐBSCL:

Đồng bằng sông Cửu Long

-

AFTA:

ASEAN Free Trade Area

-

WTO:

World Trade Organization


-

SWOT:

Strength – Weakness – Opportunity – Threat

-

VCA:

Vietnam cooperative Alliance

-

LM:

Liên minh

-

HTX:

Hợp tác xã

-

LH:

Liên hiệp


-

TPCT:

Thành phố Cần Thơ

-

NN:

Nông nghiệp

-

XD:

Xây dựng

-

VT:

Vận tải

-

TM – DV:

Thương mại dịch vụ


-

CN – TTCN:

Công nghiệp tiểu thủ công nghiệp

-

TDND:

Quỹ tín dụng nhân dân

v


Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất của các hợp tác xã nông nghiệp tại TP. Cần Thơ

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Trên thế giới, hợp tác xã đã có lịch sử gần 200 năm phát triển liên tục. Lịch sử
ra đời và phát triển của phong trào hợp tác xã Quốc tế cho thấy, kinh tế hợp tác và hợp
tác xã là sản phẩm tất yếu của nền kinh tế hàng hóa. Sản xuất hàng hóa càng phát triển,
cạnh tranh ngày càng gay gắt thì những người lao động riêng lẻ, các hộ sản xuất cá thể,
các doanh nghiệp nhỏ và vừa càng có nhu cầu liên kết, hợp tác với nhau để tồn tại và
phát triển. Phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác xã là một biện pháp để giải quyết mâu
thuẫn của sự phát triển từ sản xuất nhỏ, manh mún, hiệu quả thấp lên sản xuất hàng
hóa lớn.
Ở nước ta, kinh tế hợp tác và hợp tác xã là hình thức kinh tế quan trọng để
người lao động, hộ xã viên tiếp nhận sự hỗ trợ của Nhà nước, liên kết với các doanh
nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, thực hiện liên minh công nông. Phát triển kinh tế

hợp tác và hợp tác xã là nhu cầu của nền kinh tế thị trường đinh hướng Xã Hội Chủ
Nghĩa. Vai trò vị trí của nền kinh tế hợp tác, hợp tác xã đã được các Nghị quyết của
Đảng khẳng định. Từ khi có chỉ thị 68 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa VIII)
và luật hợp tác xã 1996, 2003, hợp tác xã trong cả nước được khôi phục và phát triển
đáng kể cả về số lượng và chất lượng theo tinh thần đổi mới sau thời gian dài suy giảm
và tan rã của hợp tác xã kiểu cũ.
Tuy nhiên hợp tác xã vẫn còn nhiều mặt hạn chế, cần có những giải pháp phù
hợp, tích cực hơn để đưa hợp tác xã thoát khỏi trình trạng yếu kém, phát triển nhanh và
bền vững, phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế hàng hóa nhất là khi Việt Nam
gia nhập WTO, thực hiện AFTA mức độ cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường sẽ
ngày càng gay gắt hơn, nhu cầu phát triển kinh tế hợp tác và hợp tác xã sẽ ngày càng
trở nên cấp thiết đối với những người lao động riêng lẻ, hộ kinh doanh cá thể, các
doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Cùng với xu hướng chung của cả nước, kinh tế hợp tác, hợp tác xã của thành
phố Cần Thơ thời gian qua tuy có những bước phát triển, chuyển biến tích cực nhưng
tình hình phát triển của thành phần kinh tế này hiện nay vẫn còn không ít khó khăn và
yếu kém. Nhất là đối với các hợp tác xã nông nghiệp sự yếu kém càng bộc lộ rõ nhất.
1


Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất của các hợp tác xã nông nghiệp tại TP. Cần Thơ

Có nhiều nguyên nhân xuất phát từ nội tại hợp tác xã và từ môi trường bên ngoài dẫn
đến sự yếu kém này như quy mô nhỏ, vốn ít, cơ sở vật chất không đáp ứng yêu cầu,
năng lực quản lý, nhận thức về hợp tác xã và chính sách thiếu đồng bộ, chậm triển
khai…
Trước thực trạng trên, câu hỏi đặt ra là làm thế nào nâng cao hiệu quả sản xuất
– kinh doanh của thành phần kinh tế hợp tác, hợp tác xã nhằm góp phần vào sự phát
triển kinh tế - xã hội của thành phố, đồng thời tạo long tin của nhân dân vào sự lãnh
đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với lĩnh vực kinh tế hợp tác, hợp tác xã.

Để trả lời câu hỏi này, cần phải tìm hiểu, nghiên cứu một cách cụ thể và có cơ sở khoa
học các nguyên nhân hạn chế sự phát triển của kinh tế hợp tác, hợp tác xã. Từ đó đề
xuất các biện pháp hỗ trợ hiệu quả cho lĩnh vực này.
Với tính cấp thiết vừa nêu, người viết chọn đề tài “PHÂN TÍCH CÁC NHÂN
TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA CÁC HỢP
TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
a.Mục tiêu tổng quát
Phân tích đánh giá những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất
kinh doanh của các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
b.Mục tiêu cụ thể
(1)- Nghiên cứu thực trạng hoạt động sản xuất – kinh doanh của các hợp tác xã
nông nghiệp của thành phố trong thời gian qua;
(2)- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của các hợp tác xã nông nghiệp;
(3)- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của
các Hợp tác xã nông nghiệp trong tương lai.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu trên thì các câu hỏi cần đặt ra trong nghiên cứu là:
-

Mô hình hợp tác xã quan trọng như thế nào?

-

Hợp tác xã mang lại lợi ích gì cho người dân?

-

Những trở ngại nào làm cho hợp tác xã chưa thật sự hấp dẫn?


2


Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất của các hợp tác xã nông nghiệp tại TP. Cần Thơ

- Các giải pháp nào là cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh
của các hợp tác xã nông nghiệp?
4. Cách tiếp cận đề tài
-

Đề tài được tiếp cận dựa trên cơ sở lý luận khoa học về kinh tế hợp tác và hợp

tác xã; cập nhật thông tin từ các kết quả nghiên cứu trước về kinh tế tập thể, hợp tác
xã; thông tin về các hội thảo của hợp tác xã.
-

Quá trình thực hiện đề tài tiến hành lấy ý kiến đóng góp của đại diện các ban

ngành có liên quan và đại diện của các hợp tác xã nông nghiệp. Các nguồn số liệu
được kiểm định bằng các phương pháp thống kê thích hợp để kiểm tra tính đại diện
đáng tin cậy. Trên cơ sở đó, có kết luận, đề xuất giải pháp phù hợp.
5. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vấn đề hiệu quả sản xuất kinh doanh của các
hợp tác xã nông nghiệp mà nội dung mà đề tài hướng đến là phân tích nhằm tìm ra các
nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất – kinh doanh của các hợp tác xã.
Địa bàn nghiên cứu chủ yếu tập trung ở huyện, quận có số lượng Hợp tác xã
nông nghiệp cao như: Phong Điền, Ô Môn, Vĩnh Thạnh, Thốt Nốt, Thới Lai và Bình
Thủy. Số liệu thu thập và phân tích thuộc giai đoạn 2009 – 2013.
6. Lược khảo tài liệu

Vấn đề này thời gian qua đã có nhiều cuộc hội thảo, đề tài nghiên cứu cấp trung
ương, cấp tỉnh, thành phố. Trong đó thực trạng hoạt động hợp tác xã nông nghiệp được
đặc biệt chú trọng. hợp tác xã Cần Thơ là một bộ phận của thành phần kinh tế hợp tác,
hợp tác xã cả nước nên nội dung đề tài bên cạnh những đặc điểm riêng có của Cần Thơ
không thể tách rời đặc điểm và xu thế chung của kinh tế hợp tác, hợp tác xã cả nước.
Một số đề tài nghiên cứu hợp tác xã cụ thể:
-

Khoa kinh tế - Trường đại học Quốc gia Hà Nội. Đề tài nghiên cứu “Kinh tế

hợp tác, hợp tác xã: Thực trạng và giải pháp”. Bằng phương pháp điểu tra, khảo sát,
phân tích tổng hợp tình hình kinh tế hợp tác, hợp tác xã giai đoạn 2000 – 2003, nội
dung và kết quả nghiên cứu cho thấy:
+ Hệ thống những vấn đề lý luận chung về kinh tế hợp tác, hợp tác xã;
+ Làm rõ tính tất yếu khách quan hình thành kinh tế hợp tác, hợp tác xã, bản chất, vai trò và những
nguyên tắc hoạt động của hợp tác xã, những tiền đề thực hiện kinh tế hợp tác, hợp tác xã;
3


Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất của các hợp tác xã nông nghiệp tại TP. Cần Thơ

+ Đánh giá những ưu điểm và tồn tại của kinh tế hợp tác, hợp tác xã đồng thời đưa ra các quan
điểm cùng giải pháp cơ bản để phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác xã ở Việt Nam đến 2014.
-

Tô Thiện Hiền, trường đại học An Giang. Đề tài “Thực trạng và giải pháp phát

triển hợp tác xã nông nghiệp ở An Giang”. Với phương pháp điều tra, khảo sát, phân
tích, đề tài xác định hình thức tổ chức của hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh An
Giang, từ khâu vận động nông dân cho hiểu ý nghĩa hợp tác xã kiểu mới đến các quy

trình thành lập, đào tạo hợp tác xã, hoạt động sản xuất, tín dụng và tiêu thụ sản phẩm;
rút ra những bất cập, những tồn tại và những điểm mạnh của phong trào hợp tác xã ở
An Giang từ đó đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả của các hợp tác xã
nông nghiệp An Giang để đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
-

TS. Nguyễn Đức Thịnh, Viện Kinh tế Việt Nam. Đề tài “Kinh tế trang trại, kinh

tế hợp tác xã - Thực trạng và định hướng phát triển” năm 2007. Nội dung đề tài nghiên
cứu các vấn đề: Tình hình phát triển, các loại hình sản xuất kinh doanh, kết quả hoạt
động… và những khó khăn của kinh tế trang trại; Quá trình thực hiện chuyển đổi, giải
thể, thành lập mới hợp tác xã theo luật hợp tác xã mới; Những mô hình hoạt động chủ
yếu của hợp tác xã nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay và hiệu quả của chúng. Những
thuận lợi và khó khăn đối với nền nông nghiệp trong quá trình thực thi những điều
khoản cam kết hội nhập kinh tế thế giới và định hướng, giải pháp phát triển kinh tế
trang trại và kinh tế hợp tác trong nông nghiệp khi Việt Nam gia nhập WTO.
- TS. Bùi Văn Trịnh chủ nhiệm đề tài, Khoa Kinh tế - Trường Đại học Cần Thơ.
Đề tài “Điều tra thực trạng và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm củng cố và
phát triển nhân rộng các tổ chức phù hợp với nguyện vọng của các thành viên cộng
đồng tỉnh Hậu Giang” năm 2009. Đề tài sử dụng các phương pháp thống kê mô tả,
đánh giá nông thôn tham dự (PRA) và ma trận SWOT nhằm nghiên cứu thực trạng
hoạt động hoạt động của hộ, kinh tế hợp tác và hợp tác xã tỉnh Hậu Giang, phân tích
các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thành lập và hiệu quả kinh tế - xã hội của các tổ
chức hợp tác và hợp tác xã; nghiên cứu nhu cầu, nguyện vọng hợp tác của các thành
viên trong cộng đồng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của họ trên địa
bàn; đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm củng vố và phát triển, nhân rộng các tổ
chức hợp tác hoạt động phù hợp với nguyện vọng của các thành viên cộng đồng tham
gia.
4



Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất của các hợp tác xã nông nghiệp tại TP. Cần Thơ

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Một số lý luận về hợp tác xã
1.1.1. Khái niệm hợp tác xã
Khái niệm hợp tác xã là nội dung quan trọng, vì nó xác định rõ bản chất của
hợp tác xã và là căn cứ để xác định rõ toàn bộ nội dung pháp lý của pháp luật về hợp
tác xã. Có nhiều khái niệm về hợp tác xã, nhưng về ở góc độ đề tài này chỉ tập trung
khái niệm được Tổ chức lao động quốc tế (ILO) và Liên minh hợp tác xã quốc tế
(ICA) đúc kết thành những nội dung chủ yếu mang tính phổ biến trên thế giới và khái
niệm hợp tác xã theo luật hợp tác xã năm 2003 của Việt Nam phù hợp với tình hình
đặc điểm của Việt Nam.
Bản chất của hợp tác xã được Tổ chức lao động quốc tế (ILO) và Liên minh
hợp tác xã quốc tế (ICA) khuyến cáo trên cở tổng kết kinh nghiệm của các nước trên
thế giới về phát triển hợp tác xã, cụ thể như sau: “Hợp tác xã là hiệp hội hoặc là tổ
chức tự chủ của các cá nhân liên kết với nhau một cách tự nguyện nhằm đáp ứng các
nhu cầu và nguyện vọng chung về kinh tế, xã hội và văn hóa thông qua một doanh
nghiệp chung được sở hữu chung và được kiểm soát một cách dân chủ”.
Theo khái niệm trên, hợp tác xã là một tổ chức kép, bao gồm hai tổ chức: Trước
hết là hiệp hội hay tổ chức; thứ hai là hoạt động thông qua một doanh nghiệp chung,
với mô hình cơ bản là “đồng sở hữu, đồng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã”
và mô hình biển thể là “đồng sở hữu, đồng thời là người lao động trong hợp tác xã”.
Căn cứ vào đặc điểm phát triển kinh tế- xã hội, văn hóa của Việt Nam và trên
cơ sở kế thừa các nội dung quy định hợp tác xã như sau:
“Hợp tác xã là một tổ chức kinh tế tập thể do các cá nhân, hộ gia đình, pháp
nhân (sau đây gọi chung là xã viên) có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp
sức lập ra theo quy định của Luật này để phát huy sức mạnh tập thể của từng xã viên

tham gia hợp tác xã, cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất,
kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần phát triển kinh tế - xã
hội của đất nước.
5


Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất của các hợp tác xã nông nghiệp tại TP. Cần Thơ

Hợp tác xã hoạt động như một loại hình doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân,
tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn Điều lệ, vốn
tích lũy và các nguồn vốn khác của hợp tác xã theo quy định của pháp luật”.
Khái niệm về hợp tác xã trên đây cho thấy hợp tác xã có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, hợp tác xã là một tổ chức kinh tế, được thành lập để tiến hành các
hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ. Là tổ chức kinh tế, hợp tác xã có vốn hoạt
động, có Điều lệ tổ chức và hoạt động riêng, có tên gọi, biểu tượng riêng (nếu có),
được tự chủ và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất – kinh doanh, về tài
chính, phải hạch toán và hoạt động có hiệu quả để tồn tại và phát triển bền vững, đáp
ứng yêu cầu của xã viên, được bình đẳng như các loại hình doanh nghiệp khác.
Thứ hai, hợp tác xã là một tổ chức kinh tế mang tính xã hội cao. Mục tiêu của
hợp tác xã là phục vụ, không phải chỉ lợi nhuận. Sở dĩ thành viên gia nhập hợp tác xã
là vì họ cần được hợp tác xã phục vụ, cần hợp tác xã trợ giúp những việc mà họ không
thể tự làm hoặc làm không có hiệu quả, nhờ tham gia hợp tác xã mà các thành viên
khắc phục được những nhược điểm và hạn chế của mình. Như vậy, hợp tác xã là một
tổ chức kinh tế mang tính cộng đồng và xã hội sâu sắc, trong đó các thành viên tham
gia hợp tác xã được bình đẳng trong quản lý hợp tác xã – mỗi người một phiếu bầu,
cùng có quyền lợi, nghĩa vụ trong phát triển hợp tác xã.
Thứ ba, đối tượng tham gia hợp tác xã bao gồm tất cả các cá nhân, hộ gia đình
và pháp nhân.
Thứ tư, khi tham gia hợp tác xã, xã viên hợp tác xã bắt buộc phải góp vốn, còn
việc góp sức là tùy thuộc vào từng loại hình hợp tác xã, vào yêu cầu của hợp tác xã và

nguyện vọng của xã viên, không bắt buộc xã viên phải góp sức.
Thứ năm, việc thành lập hợp tác xã dựa trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện. Xuất
phát từ như cầu, lợi ích chung, các thành viên liên kết lại với nhau để phát huy sức
mạnh tập thể của từng thành viên, cùng giúp đỡ lẫn nhau thực hiện có hiệu quả các
hoạt động sản xuất kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của thành viên,
góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Thứ sáu, hợp tác xã là tổ chức kinh tế có chế độ trách nhiệm hữu hạn. Nghĩa là,
khi hợp tác xã tuyên bố phá sản và toàn bộ tài sản của hợp tác xã được đưa ra phát mại
để thanh toán các khoản nợ, thì hợp tác xã chỉ chịu trách nhiệm trả nợ trong giới hạn
vốn Điều lệ, vốn tích lũy và các nguồn vốn khác của hợp tác xã tại thời điểm tuyên bố
6


Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất của các hợp tác xã nông nghiệp tại TP. Cần Thơ

phá sản. Xã viên cũng chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ trong phạm vi góp vốn
của mình.
1.1.2. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hợp tác xã
Điểu 5 Luật hợp tác xã năm 2003 quy định 4 nguyên tắc tổ chức và hoạt động
của hợp tác xã như sau:
+ Tự nguyện: Mọi cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân có đủ điều kiện theo quy
định của Luật hợp tác xã, tán thành điều lệ hợp tác xã đều có quyên gia nhập hợp tác
xã; xã viên có quyền ra hợp tác xã theo quy định của điều lệ hợp tác xã;
+ Dân chủ, bình đẳng và công khai: Xã viên có quyền tham gia quản lý, kiểm
tra, giám sát hợp tác xã và có quyền ngang nhau trong biểu quyết, thực hiện công khai
phương hướng sản xuất kinh doanh, tài chính, phân phối và những vấn đề khác quy
định trong Điều lệ hợp tác xã;
+ Tự chủ, tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi: hợp tác xã tự chủ và tự chịu trách
nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh; tự quyết định về phân phối thu nhập;
Sau khi thực hiện xong nghĩa vụ nộp thuế và trang trải các khoản lỗ của hợp tác xã, lãi

được trích một phần vào các quỹ của hợp tác xã, một phần chia theo vốn góp và công
sức đóng góp của xã viên, phần còn lại chia lại cho xã viên theo mức độ sử dụng dịch
vụ của hợp tác xã;
+Hợp tác và phát triển cộng đồng: Xã viên phải có ý thức phát huy tinh thần
xây dựng tập thể và hợp tác với nhau trong hợp tác xã, trong cộng đồng xã hội; hợp tác
giữa các hợp tác xã trong nước và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
1.1.3. Vị trí, vai trò của hợp tác xã trong nền kinh tế quốc dân
Trong lịch sử phát triển kinh tế - xã hội ở nhiều nước, sự phát triển của kinh tế
hợp tác xã đã chứng minh một chân lý là: Kinh tế hợp tác xã không phải là khu vực
chính để tạo ra nhiều lợi nhuận và tăng trưởng kinh tế mà là khu vực có vai trò, vị trí
quan trọng trong giải quyết việc làm, đảm bảo đời sống cho đông đảo người lao động,
nhất là ở các nước đang phát triển, tạo sự ổn định về chính trị xã hội, góp phần thúc
đẩy tăng trưởng và phát triển của mỗi quốc gia. Vì vậy, ở nhiều nước Chính phủ rất
quan tâm và có chính sách ưu đãi, nâng đỡ khu vực kinh tế hợp tác xã, coi sự phát
triển của kinh tế hợp tác xã là một tất yếu khách quan.
Ở Việt Nam, phát triển kinh tế hợp tác và Hợp tác xã là nhu cầu thực tế khách
quan, đáp ứng đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; là tất yếu
7


Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất của các hợp tác xã nông nghiệp tại TP. Cần Thơ

của nền kinh tế hàng hóa, xét cả về mặt lý luận và thực tiễn. Phát triển kinh tế hợp tác
và hợp tác xã xuất phát từ chính nhu cầu phát triển của kinh tế hộ, nhất là khi đi vào
sản xuất hàng hóa. Nhu cầu hợp tác thực tế không chỉ phát sinh từ phía sản xuất, mà
còn phát sinh từ phía các nhà chế biến, tiêu thụ.
Trong giai đoạn thống nhất đất nước, cả nước đi lên Chủ nghĩa xã hội với vai
trò là tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã có vai trò quan trọng trong cuộc vận động cải
tạo xã hội chủ nghĩa đối với thành phần kinh tế tư nhân, tiểu chủ để tiến lên xây dựng
Chủ nghĩa xã hội trong cả nước; là thành phần quan trọng góp phần xây dựng nền kinh

tế xã hội chủ nghĩa. Trong giai đoạn phát triển nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN, kinh tế hợp tác, hợp tác xã vẫn là chỗ dựa cho hộ sản xuất, người lao động
riêng lẻ, các doanh nghiệp nhỏ và vừa tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường
cạnh tranh ngày càng gay gắt.
Tuy gặp nhiều khó khăn trong bước chuyển mình sang cơ chế mới, nhưng các
hợp tác xã đã từng bước phát huy vai trò không thể thiếu của mình trong phát triển
kinh tế - xã hội nông thôn nước ta.
Vị thế của hợp tác xã về mặt kinh tế mặc dù còn yếu nhưng đã có vai trò quan
trọng trong hỗ trợ một phần cho kinh tế hộ phát triển, giải quyết việc làm, tăng thu
nhập cho xã viên, góp phần xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất theo định hướng
XHCN ở nông thôn. Sự tồn tại của hợp tác xã vẫn đảm bảo giữ được ổn định ruộng đát
trong khu vực nông nghiệp sau khoán hộ và triển khai Luật đất đai, góp phần quan
trọng ổn định tình hình chính trị - xã hội nông thôn.
Hợp tác xã đã nâng dần năng lực cạnh tranh của mình trong việc cung ứng vật
tư và tiêu thụ một phần sản phẩm, bảo vệ lợi ích kinh tế hộ nông dân.
Hợp tác xã là hình thức tổ chức, mà thông qua đó có thể tiếp nhận hiệu quả sự
trợ giúp của Nhà nước đối với kinh tế hộ và người lao động riêng lẻ; là mô hình thích
hợp để chuyển giao có hiệu quả các tiển bộ khoa học – công nghệ và tiêu thụ sản phẩm
cho họ nông dân…
Nhiều hợp tác xã có đóng góp quan trọng trong xây dựng và phát triển các công
trình kết cấu hạ tầng, phúc lợi công cộng như đường giao thông, hệ thống đường điện,
kênh mương thủy lợi, trường học, trạm y tế, nhà trẻ; góp phần giải quyết nhiều vấn đề
xã hội, đề cao tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau trong đời sống, giúp đỡ các gia
đình khó khăn, xây dựng và phát triển cộng đồng.
8


Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất của các hợp tác xã nông nghiệp tại TP. Cần Thơ

Kinh tế hợp tác mà nòng cốt là hợp tác xã là thành phần kinh tế quan trọng cùng với

kinh tế nhà nước ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế thị trường
định hướng XHCN.
1.2. Một số cơ sở thực tiễn về hợp tác xã
1.2.1. Sự cần thiết khách quan phát triển mô hình kinh tế hợp tác xã
Ngay sau khi đất nước được tuyên bố độc lập, ngày 11 tháng 4 năm 1946 Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã viết “Nông dân ta giàu thì nước ta giàu. Nông dân muốn giàu,
nông nghiệp muốn phồn thịnh thì cần phải có hợp tác xã” để kêu gọi điền chủ, phú
nông tham gia lập nên hợp tác xã để phát triển sản xuất, góp phần kháng chiến kiến
quốc [ />Trong nhiều tác phẩm nghiên cứu của mình, C.Mác và Ph.Ăng-ghen đã trả lời
vấn đề về quan hệ giai cấp vô sản đối với nông dân sau thắng lợi Cách mạng Xã Hội
Chủ Nghĩa. Giai cấp vô sản chiến thắng phải hết sức kiên quyết đứng về phía tiểu
nông, áp dụng những biện pháp nhằm làm cho việc chuyển từ sở hữu tư nhân về ruộng
đất sang sở hữu tập thể được dễ dàng. Sau khi nghiên cứu những cơ sở lý luận của chế
độ hợp tác xã xã hội chủ nghĩa, C.Mác và Ph.Ăng-ghen đã đề nghị sử dụng chế độ hợp
tác xã, coi đó là một hình thức trung gian để thu hút tiểu nông đi vào sử dụng chung
ruộng đất. Hợp tác xã nông nghiệp – đó là sự hợp nhất các nông hộ vào những tập thể
để cùng nhau sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, trang bị máy móc và các công cụ nông
nghiệp khác.
Lê Nin đã nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác xã qua câu “Khi nhân dân lao
động đã vào hợp tác xã với mức độ nhất định, thì chủ nghĩ xã hội tự nó sẽ được thực
hiện” [Diệp Thanh Tùng – tr 13, LVThS].
Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX tại Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng: “Phát triển nền kinh tế nhiều hình thức sở hữu,
nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế nhà
nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế
quốc dân” Lồng ghép nội dung phát triển kinh tế tập thể thực hiện chính sách hỗ trợ
phát triển KT – XH vùng. Sau Hội nghị tổng kết thực hiện Nghị quyết TW5 (Khóa
IX), Ban bí thư ra chỉ thị số 20-CT/TW ngày 02/01/2008 về tăng cường lãnh đạo thực
hiện nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (Khóa IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển và
nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể đã yêu cầu: “Các cấp, các ngành, các địa phương

9


Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất của các hợp tác xã nông nghiệp tại TP. Cần Thơ

trong hoạch định chính sách, xây dựng và triển khai các chương trình, chiến lược, kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phát triển vùng, ngàng, địa phương phải lồng ghép
nội dung, nhiệm vụ phát triển kinh tế tập thể và cân đối, bố trí các nguồn lực triển
khai. Kiện toàn cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế tập thể phù hợp với yêu cầu, điều
kiện thực tế của các cấp, ngành địa phương”.
Thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (Khóa IX), Nhà nước đã ban hành Luật
hợp tác xã năm 2003 và tiếp đến là các nghị định khẳng định địa vị pháp lý hợp tác xã.
Hiện nay, Bộ kế hoạch và Đầu tư đang chủ trì xây dựng chiến lược phát triển hợp tác
xã đến năm 2015 và tầm nhìn đến 2020; các cơ quan quản lý nhà nước đang tiếp tục
hoàn thiện, đưa chính sách khuyển khích hỗ trợ hợp tác xã để xã viên và người lao
động, người tiêu dùng trong hộ (gia đình và pháp nhân) xã viên được hưởng lợi.
Một số đặc trưng chung của mô hình Hợp tác xã nông nghiệp – nông thôn trong
điều kiện mới như sau:
-

Hợp tác xã là tổ chức kinh tế liên kết hợp tác của các chủ thể kinh tế tự chủ

(kinh tế hộ, kinh tế trang trại) đây là hạt nhân và là nền tảng cơ bản của hợp tác xã kiểu
mới được thiết lập.
- Hợp tác xã là tổ chức chủ yếu của những người nghèo tự nguyện thành lập vì
mục tiêu chung về kinh tế, xã hội và văn hóa trước sức ép của cạnh tranh kinh tế trên
thị trường, thể hiện sức mạnh đoàn kết của những người yếu trước kẻ mạnh.
- Hợp tác xã NN nói chung là loại hình tổ chức kinh tế hoạt động khó khăn và đặt
hiệu quả kinh tế thấp nhất.
-


Thành viên của hợp tác xã NN nói chung chủ yếu là nông dân, là lực lượng lao

động đông đảo trong xã hội.
Xuất phát từ những đặc trưng này, hợp tác xã NN nói chung đã trở thành một
hình thức tổ chức sản xuất tiêu biểu cho giai cấp nông dân, có ý nghĩa chính trị, kinh
tế, xã hội rất quan trọng trong quá trình phát triển mô hình kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay ở nước ta nói chung và ở thành phố Cần Thơ nói
riêng.
Lợi ích của kinh tế hợp tác
Kinh tế hợp tác có những lợi ích sau: Trên 70% dân số Việt Nam là nông dân và
gắn bó với sản xuất nông nghiệp là chính yếu. Thế nhưng, nông dân chúng ta còn
10


Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất của các hợp tác xã nông nghiệp tại TP. Cần Thơ

mang nặng tập quán sản xuất nhỏ lẻ, thiếu tính tập trung và tự giác trong việc hình
thành nhóm liên kết nên thường gặp nhiều rủi ro, thất bại. Do vậy, Nhà nước đã thành
lập kinh tế hợp tác đem lại nhiều lợi ích nông dân nhất là trong thời buổi hội nhập kinh
tế quốc tế:
Thứ nhất, giúp nông dân dễ dàng tiếp cận khoa học kỹ thuât, công nghệ tiên tiến
và chia sẻ trao đổi những kinh nghiệm lẫn nhau, cùng nâng cao tay nghề sản xuất.
Thứ hai, nhanh chóng nắm bắt các chính sách chủ trương Nhà nước và thuận
tiện được Nhà nước hỗ trợ, dễ dàng liên kết với các công ty và doanh nghiệp phát triển
dịch vụ phụ vụ nông nghiệp… nhất là được Ngân hàng cho vay tín chấp.
Thứ ba, sản phẩm làm ra hướng tới an toàn và đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu
theo VietGap; xét về lâu dài dễ dàng tiến đến xây dựng thương hiệu.
Thứ tư, không chỉ tránh khỏi nạn mua vật tư nông nghiệp và con giống kém
chất lượng mà còn giảm đáng kể tình trạng bị thương lái ép giá.

Thứ năm, giảm chi phí sản xuất tăng lợi nhuận, nâng cao đời sống vật chất và
tinh thân cho nông dân.
Thứ sáu, thắt chặt tình làng nghĩa xóm, nâng cao tinh thần đoàn kết, giảm tệ nạn
xã hội; góp phần thực hiện tốt công tác xã hội và công tác phúc lợi khác, xây dựng đời
sống văn hóa nông thôn lành mạnh; phát huy quyền dân chủ của nông dân.
Muốn phát huy tiềm năng, thế mạnh của nền kinh tế nông nghiệp nông thôn thì
nông dân phải tập hợp lại. chung vốn, chung sức làm ra sản phẩm phù hợp với tiêu
chuẩn quốc tế và có thương hiệu đàng hoàng… Như Bác Hồ đã nói một cách ngắn
gọn, dễ nhớ: “Nhóm lại làm giàu, chia nhau làm khó”. Vì vậy, việc tập trung nông dân
vào kinh tế hợp tác càng có ý nghĩa quan trọng trong phát triển tam nông.
1.2.2. Tình hình phát triển hợp tác xã ở thế giới
* Ở Châu Âu:
+ Tại Pháp: Hợp tác xã là những tổ chức đóng góp vai trò quan trọng trong
nhiều lĩnh vực kinh tế, trong việc chống lại những tác động tiêu cực của toàn cầu hóa,
chống lại phân hóa xã hội góp phần lưu giữ các giá trị văn hóa truyền thống. Trong
lĩnh vực nông nghiệp, trên toàn nước Pháp có 3.500 hợp tác xã với 400.000 xã viên
(chiếm 90% tổng số nông dân), doanh thu hàng năm đạt 77 tỷ Euro, tạo việc làm cho
hơn 150.000 lao động. Các hợp tác xã sản xuất hơn 95% sản phẩm rượu vang, 60%
nông sản và chiếm 40% trong hoạt động chế biến lương thực của nước Pháp. Ngoài
11


Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất của các hợp tác xã nông nghiệp tại TP. Cần Thơ

lĩnh vực nông nghiệp, ở Pháp hiện có 5 tổ chức hợp tác xã tín dụng với hơn 215.000
nhân viên và 14 triệu xã viên; 1.520 hợp tác xã của những người lao động ngành nghề;
165 hợp tác xã nghề cá; 800 hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp với 80.000 xã viên; 38
hợp tác xã thương mại (chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh siêu thị); 43 hợp
tác xã vận tải… Tổ hợp hợp tác xã tín dụng Credit Agricole của Pháp là một trong
những tổ chức tín dụng lớn nhất thế giới với tổng tài sản hơn 1.235 tỷ USD, doanh thu

trong năm 2004 đạt 32.9 tỷ USD.
+ Tại Anh: 4.370 hợp tác xã (chủ yếu tập trung lĩnh vực nông nghiệp, ngân
hàng, bảo hiểm, thương mại và nhà ở) thu hút khoảng 11 triệu xã viên (1/5 dân số). Tổ
hợp hợp tác xã UK (do hàng trăm hợp tác xã tiêu dùng hợp nhất lại) là một trong
những thương hiệu lớn nhất nước Anh trong lĩnh vực bán lẻ và là Hợp tác xã bán lẻ
lớn nhất trên thế giới với 4.500 siêu thị và cửa hàng trên khắp cả nước (bao gồm các
cửa hàng thực phẩm, dược phẩm, trung tâm lữ hành, nhà tang lễ), tổng doanh thu hơn
9 tỷ bảng anh, có 4,5 triệu xã viên và 87.500 nhân viên.
+ Tại Đức: Tính đến cuối năm 2005, trên toàn nước Đức có tổng cộng 5.279
hợp tác xã thu hút gần 20 triệu xã viên (khoảng ¼ dân số). Các hợp tác xã hoạt động
mạnh trong nhiều lĩnh vực, đáng chú ý nhất là các Hợp tác xã tín dụng, ngân hàng, bảo
hiểm, nhà ở và tiêu dùng. Các hợp tác xã tín dụng hình thành trên mạng lưới ngân
hàng sâu rộng nhất và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Đứng đầu khối hợp
tác xã tín dụng là DZ (Deutsche Zentral Genossenschaftsbank) với tổng tài sản 482 tỷ
USD, hoạt động như một ngân hàng trung tâm của khoảng 1.500 hợp tác xã tín dụng
nông nghiệp và công nghiệp. Hiệp hội trung ương các ngân hàng hợp tác xã
Volksbanken và Raiffeisenbanken hiện thu hút khoảng 15,7 triệu xã viên và hơn 30
triệu khách hàng, trong đó các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa chiếm tỷ lệ đáng
kể.
+ Tại Thụy Điển: Phong trào hợp tác xã có ảnh hương sâu rộng và giữ vai trò
quan trọng trong đời sống xã hội, là nhân tố góp phần vào sự chuyển mình của Thụy
Điển từ một nước nông nghiệp thành một nước công nghiệp hóa giàu mạnh ngày nay.
Hợp tác xã hoạt động trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, đời sống của Thụy Điển: Sản
xuất, bảo hiểm. bán lẻ, nông nghiệp, lâm nghiệp, nhà ở, y tế, chăm sóc người già trẻ
em, văn hóa, giải trí… Trong đó công nghiệp, nông nghiệp, bán lẻ, nhà ở, bảo hiểm là
những lĩnh vực mà ở đó khu vực hợp tác xã đã và đang giữ vai trò chủ đạo. Hầu hết
12


Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất của các hợp tác xã nông nghiệp tại TP. Cần Thơ


hơn 300.000 nông dân Thụy Điển đều là xã viên của các hợp tác xã nông nghiệp và
đều được thực hiện các hoạt động mua sắm nguyên liệu đầu vào, tiêu thụ nông sản làm
ra thông qua Hợp tác xã. Các hợp tác xã nông nghiệp nắm giữ hầu hết thị trường ngũ
cốc, bơ, phô mát, trứng, sữa, thịt, len và chiếm 75% sản lượng nông nghiệp. Trong lĩnh
vực nhà ở, các hợp tác xã cũng giữ vai trò lớn nhất với 607.000 căn hộ, chiếm 17%
tổng số căn hộ các loại trên cả nước. Liên đoàn hợp tác xã bảo hiểm Folksam hiện
cung cấp hầu hết các loại hình bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm tài sản cho khoảng 70%
dân số Thụy Điển.
+ Tại Phần Lan: Số hộ gia đình có đại diện tham gia làm xã viên hợp tác xã
chiếm tỷ lệ ¾ tổng số hộ gia đình trên cả nước. Nếu tính theo đầu người, khoảng 24%
dân số Phần Lan là xã viên của một hay một vài hợp tác xã thuộc nhiều lĩnh vực khác
nhau như ngân hàng, bảo hiểm, nông nghiệp, bán lẻ, chế biến và tiêu thụ sữa, giết mổ
gia súc, điện – cơ khí – viễn thông (điện thoại)… Các hợp tác xã đóng vai trò đặc biệt
quan trọng đối với nền kinh tế nói chung và nông dân nói riêng bởi 96% sản lượng
sữa của cả nước được chế biến và tiêu thụ bởi hợp tác xã, ½ các khoản cho vay tín
dụng nông nghiệp do các hợp tác xã cung cấp, ¾ số thịt gia cầm, gia súc được cung
cấp ra thị trường bởi các hợp tác xã giết mổ gia súc. Tính trung bình, các hợp tác xã
chiếm 60% sản lượng nông sản của cả nước và cung cấp cho đại bộ phận nông dân
nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất và tiêu dùng.
*Ở Châu Mỹ:
+ Tại Hợp chủng quốc Hoa Kỳ: Tư tưởng hợp tác xã được du nhập bởi những
người Anh, người Hà Lan và phong trào hợp tác xã có bề dày lịch sử gần bằng lịch sử
hình thành và phát triển của quốc gia này. Tháng 10 năm 2005, nhân kỷ niệm tháng
hợp tác xã quốc gia, một điều tra về tác động kinh tế của hợp tác xã đã được tiến hành
trên toàn lãnh thổ nước Mỹ, tập trung vào 6 lĩnh vực kinh tế mà hợp tác xã đóng vai
trò then chốt là nông nghiệp, tín dụng, ngân hàng, dịch vụ điện, nhà ở và bán lẻ.
Theo kết quả điều tra, 6 lĩnh vực này hiện có 21.367 hợp tác xã, tập hợp hơn 127,5
triệu xã viên (chiếm 42% dân số), trực tiếp tạo việc làm cho trên 500.000 người dân
Mỹ với tổng số quỹ lương hàng năm là 15 tỷ USD, tổng doanh thu hàng năm đạt 211,9

tỷ USD; 3.140 hợp tác xã nông nghiệp với 2,8 triệu xã viên (đại bộ phận nông dân và
những chủ trang trại nuôi gia súc của nước Mỹ) tạo ra giá trị sản lượng thuần hàng
năm là 111 tỷ USD, giúp quốc gia này trở thành một trong những nước sản xuất nông
13


Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất của các hợp tác xã nông nghiệp tại TP. Cần Thơ

nghiệp hàng đầu thế giới; hệ thống tín dụng nông nghiệp (bao gồm 101 hợp tác xã tín
dụng nông nghiệp) có tổng tài sản khoảng 125 tỷ USD với tổng dư nợ là 96 tỷ USD;
9.346 hợp tác xã liên hiệp tín dụng có tổng tài sản 668 tỷ USD, thu hút hơn 86 triệu xã
viên nhờ mức lãi suất tiết kiệm cao hơn và lãi suất cho vay thấp hơn so với thị trường,
tổng dư nợ của các liên hiệp hợp tác xã tín dụng đạt 443,5 tỷ USD; 930 hợp tác xã dịch
vụ điện phục vụ cho khoảng 37 triệu người với mạng lưới đường dây điện bao phủ hơn
¾ lãnh thổ nước Mỹ; 350 hợp tác xã bán lẻ (dưới hình thức siêu thị, cửa hàng) có
doanh thu hàng năm đạt 33 tỷ USD; 7.500 hợp tác xã nhà ở cung cấp khoảng 1,5 triệu
căn hộ, hầu hết các hợp tác xã nhà ở tập trung ở các thành phố lớn như New York,
Washington, Chicago, Miami…, hợp tác xã nhà ở lớn nhất là Coop City ở New York
có tổng tài sản 3,1 tỷ USD, sở hữu 15.372 căn hộ.
+Tại Canada: Hiện nay trên toàn lãnh thổ Canada có khoảng 6.000 hợp tác xã,
thu hút 15 triệu xã viên (33% dân số), phát triển mạnh nhất là các hợp tác xã cung tiêu
nông nghiệp, hợp tác xã bán lẻ, hợp tác xã tín dụng, bảo hiểm và hợp tác xã của những
người lao động ngành nghề. Không chỉ là một lực lượng kinh tế quan trọng, khu vực
hợp tác xã ở Canada còn đóng vai trò không thể thay thế trong việc đương đầu với
những thách thức mà cộng đồng phải đối mặt như nạn thất nghiệp, phân hóa xã hội,
thiên tai, toàn cầu hóa…
Tập đoàn hợp tác xã tín dụng Desjardin là tổ chức tài chính lớn nhất xứ Quebee với
mạng lưới hơn 500 các hợp tác xã cơ sở và tổng tài sản 125 tỷ đô la Canada, thu hút
hơn 5,6 triệu xã viên (bằng 4/5 dân số vùng Quebee). Phong trào hợp tác xã Desjardin
đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các dịch vụ tài chính – ngân hàng cho xã

viên và các hoạt động phúc lợi, phát triển kinh tế - xã hội của cộng động.
+ Tại Braxin: Mặc dù không có truyền thống về hợp tác xã và phát triển hợp tác
xã muộn, nhưng đến nay cả nước có 7.500 hợp tác xã với 6,7 triệu xã viên, hoạt động
chủ yếu trong các lĩnh vực sản xuất, nông nghiệp, tiêu dùng, tín dụng, giáo dục, nhà ở,
khai thác mỏ, vận tải, y tế, du lịch, giải trí. Các hợp tác xã nông nghiệp đóng góp đến
40% GDP trong lĩnh vực nông nghiệp và là lực lượng giữ vai trò quan trọng trong xuất
khẩu nông sản (2006, các hợp tác xã nông nghiệp đã xuất khẩu 7,5 triệu tấn nông sản
sang 137 quốc gia). Hợp tác xã cũng phát triển mạnh trong lĩnh vực y tế với 369 hợp
tác xã cơ sở, 68 bệnh viện, và 3.500 giường bệnh. Hệ thống hợp tác xã y tế có quan hệ
điều trị và đào tạo với 3.700 bệnh viện trên thế giới, hàng năm điều trị nội trú cho 1,3
14


Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất của các hợp tác xã nông nghiệp tại TP. Cần Thơ

triệu lượt bệnh nhân, tư vấn và khám cho 46 triệu lượt người. Hợp tác xã y tế Unimed
hiện đang thu hút khoảng 1/3 dân số người đang hành nghề y tế trên cả nước tham gia
làm xã viên.
*Ở Châu Á:
+ Tại Nhật Bản: Là một trong những quốc gia có phong trào hợp tác xã phát
triển mạnh nhất trên thế giới, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, tiêu dùng và y tế.
Trên toàn Nhật Bản có 851 hợp tác xã nông nghiệp đa chức năng, tập hợp 9,6 triệu xã
viên, chiếm tỷ lệ 98% tổng số nông dân. Hệ thống tổ chức của các hợp tác xã nông
nghiệp bao gồm các hợp tác xã cơ sở, liên hiệp hợp tác xã cấp tỉnh và cấp Trung ương,
trong đó liên minh hợp tác xã nông nghiệp Nhật Bản là tổ chức cấp cao nhất mang tính
đại diện cho nông dân, cho phong trào hợp tác xã và triển khai các hoạt động chính trị,
tham gia xây dựng chính sách, pháp luật, hướng dẫn về tổ chức và quản lý, cung cấp
các hoạt động thông tin, đào tạo kiểm toán,… các liên hiệp là những tổ chức kinh tế
triển khai các hoạt động kinh doanh hỗ trợ các hợp tác xã cơ sở, hỗ trợ nông dân trong
sản xuất và đời sống.

Liên hiệp cung tiêu các hợp tác xã nông nghiệp Nhật Bản (JA Zennoh) là hợp tác xã
lớn nhất thế giới nếu xét theo doanh thu (58,898 tỷ USD trong năm 2004). JA Zennoh
phục vụ các hợp tác xã nông nghiệp cơ sở thông qua việc thu mua, chế biến và tiêu thụ
nông sản, mua và phân phối nguyên vật liệu, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất nông
nghiệp, các mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống xã viên. Zennoh có tổng cộng 12.557
cán bộ nhân viên, 249 công ty, chi nhánh, cơ sở sản xuất, chế biến, phân phối và các
đơn vị trực thuộc phân bổ trên toàn lãnh thổ Nhật Bản.
Trong lĩnh vực tiêu dùng, hệ thống Hợp tác xã cũng giữ vai trò nổi bật với tổng doanh
thu hàng năm đạt 32 tỷ USD, thu hút 21 triệu xã viên (chiếm 17% dân số cả nước)
triển khai nhiều hoạt động đa dạng như bán lẻ, ý tế, bảo hiểm, nhà ở…
+ Tại Hàn Quốc: Phong trào hợp tác xã phát triển rất mạnh trong lĩnh vực nông
nghiệp, tín dụng và nghề cá. Luật hợp tác xã nông nghiệp của Hàn Quốc được ban
hành năm 1957, tạo cơ sở cho việc hình thành các hợp tác xã nông nghiệp từ năm 1958
để thực hiện nhiệm vụ cung cấp nguyên vật liệu, trang thiết bị đầu vào và tiêu thụ
nông sản cho nông dân. Hàn Quốc hiện ó 1.237 hợp tác xã sản xuất cây lương thực và
chăn nuôi gia súc, 88 hợp tác xã trồng cây ăn quả, hoa, rau, nhân sâm, thu hút 100%
nông dân Hàn Quốc tham gia là xã viên. Hiện nay, hệ thống hợp tác xã nông nghiệp có
15


Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất của các hợp tác xã nông nghiệp tại TP. Cần Thơ

2.197 cửa hàng bán lẻ, 5.041 văn phòng và các điểm giao dịch phục vụ ngân hàng và
bảo hiểm trên toàn quốc. Tính đến cuối năm 2004, Liên đoàn hợp tác xã nông nghiệp
Hàn Quốc có tổng tài sản trị giá 117 tỷ USD, 16 văn phòng cấp khu vực, 157 văn
phòng cấp tỉnh/ thành phố, 779 chi nhánh, 10 viện, trường đào tạo, 18 công ty trực
thuộc, 4 văn phòng đại diện ở nước ngoài và đội ngũ nhân viên gồm 11.723 người.
Trong lĩnh vực tín dụng, Liên đoàn hợp tác xã tín dụng cộng đồng cũng đóng vai trò là
một thể chế quan trọng trên thị trường tài chính Hàn Quốc với hơn 14 triệu xã viên,
tổng tài sản 14,1 tỷ USD và 1.650 văn phòng chi nhánh trên toàn quốc.

+ Tại Ấn Độ: Là một quốc gia có phong trào hợp tác xã phát triển lâu đời nhất ở
Châu Á và số lượng hợp tác xã, xã viên đông nhất thế giới với 545.354 hợp tác xã cơ
sở, thu hút 237 triệu xã viên. 100% số làng ở Ấn Độ đều có hợp tác xã, tập hợp hơn
7% số hộ gia đình tham gia làm xã viên. Hợp tác xã đóng vai trò quan trọng trong nền
kinh tế khi nắm giữ thị phần chi phối trong nhiều ngành như sản xuất và tiêu thụ cao
su (95%), tiêu thụ dầu (50%), sản xuất đường (59%), cung cấp tín dụng nông nghiệp
(46,15%), cung cấp phân bón (36,22%), sản xuất thức ăn gia súc (50%), sản xuất và
tiêu thụ bông (67,5%)… 92.000 hợp tác xã nhà ở cung cấp 2,5 triệu căn nhà.
Liên minh hợp tác xã quốc gia Ấn Độ thành lập năm 1928, hiện có 226 tổ chức thành
viên gồm 17 liên đoàn hợp tác xã chuyên ngành quốc gia (nông nghiệp, sản xuất và
tiêu thụ phân bón, sản xuất và tiêu thụ sữa, nhà ở, y tế, du lịch,…), 32 liên đoàn cấp
liên bang, 2.572 liên đoàn cấp huyện, 1 ngân hàng hợp tác xã, 19 trường đào tạo.
+ Tại Trung Quốc: Phong trào hợp tác xã có bề dày lịch sử và đã hình thành
nên một hệ thống kinh tế tập thể quy mô trong các ngành, lĩnh vực như hệ thống hợp
tác xã cung tiêu, hệ thống hợp tác xã tín dụng. hệ thồng hợp tác xã tiểu thủ công
nghiệp… tạo thành một bộ phận quan trọng của nền kinh tế và đóng vai trò chủ đạo
trong công cuộc phát triển nông nghiệp, nông thôn ở Trung Quốc.
Liên đoàn hợp tác xã cung tiêu toàn Trung Quốc là tổ chức hợp tác xã lớn nhất hiện
nay với mạng lưới gồm 31 liên minh cấp tỉnh, 336 liên minh cấp quận, 2.370 liên minh
cấp huyện, và 22.537 hợp tác xã cơ sở, thu hút hơn 180 triệu hộ xã viên và hộ nông
dân. Liên đoàn hiện có 16 tổ chức sự nghiệp, 2 viện nghiên cứu, 10 hiệp hội ngành
nghề, 16 tập đoàn, tổng công ty kinh doanh; là kênh phân phối hàng hóa chủ yếu ở khu
vực nông thôn và cung cấp nguyên vật liệu đầu vào phục vụ sản xuất cho nông dân.
16


Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất của các hợp tác xã nông nghiệp tại TP. Cần Thơ

Các hợp tác xã tín dụng nông thôn Trung Quốc cũng được coi là kênh cung cấp dịch
vụ tài chính chủ yếu cho các doanh nghiệp nhỏ và người dân nông thôn. Trên toàn

lãnh thổ Trung Quốc có 32.397 hợp tác xã tín dụng nông thôn với tổng số 628.000
nhân viên, chiếm 85% các khoản cho vay tín dụng nông nghiệp (khoảng 700 tỷ nhân
dân tệ). Hiện nay, Trung Quốc đang tiến hành một cuộc cải tổ trong toàn hệ thống hợp
tác xã tín dụng nông thôn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và chuyển hệ thống này
thành các ngân hàng hợp tác xã tín dụng nông nghiệp.
+ Tại Singapore: Hợp tác xã đã trở thành phong trào quần chúng lớn nhất với
hơn 50% dân sô, bao gồm nhiều thành phần xã hội như sinh viên, giáo viên, nhân viên
công sở, người tiêu dùng, lao động phổ thông, người nội trợ,… tham gia làm xã viên.
hợp tác xã có ở mọi nơi, trong mọi lĩnh vực và tham gia vào mọi họat động xã hội. Với
nhiều hình thức khác nhau, các hợp tác xã cung cấp hầu hết các dịch vụ thiết yếu trong
xã hội. Hợp tác xã lớn nhất Singapore là hợp tác xã bảo hiểm NTUC Income với tổng
tài sản gần 8,5 tỷ USD, cung cấp dịch vụ bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ cho hơn
1,8 triệu người.
*Ở Đông Âu:
Tại Nga, hệ thống hợp tác xã tiêu dùng có 14 triệu xã viên, đứng đầu là Tổng xã
Nga. Các hợp tác xã tiêu dùng hoạt động ở trên 100.000 khu vực dân cư (cả thành thị
và nông thôn) với số dân hơn 35 triệu người, trực tiếp tạo việc làm cho 500.000 lao
động. Ngoài việc triển khai các hoạt động truyền thống như cung cấp lương thực, thu
mua và chế biến nông sản, sản xuất và bán các mặt hàng tiêu dùng, các hệ thống tiêu
dùng còn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển cơ sở hạ tầng, cung cấp các dịch
vụ vui chơi giải trí, y tế giáo dục, đặc biệt ở khu vực nông thôn. Hợp tác xã là hệ thống
duy nhất có mặt và phục vụ những cộng đồng dân cư ở các khu vực xa xôi, hẻo lánh
với hơn 60.000 cửa hàng bán lẻ, trong đó hơn ½ nằm ở vùng sâu vùng xa và hoạt động
phi lợi nhuận. Nếu không có các cửa hàng hợp tác xã, các cộng đồng này sẽ không có
cơ hội tiếp cận các dịch vụ và các mặt hàng thiết yếu.
Hệ thống hợp tác xã tín dụng nông thôn cũng phát triển rất mạnh ở Nga. Theo ước tính
56% số nông gia trên toàn nước Nga là thành viên của 550 hợp tác xã tín dụng nông
thôn. Điểm ưu việt của hợp tác xã này là cung cấp các khoản tín dụng dài hạn với các
điều kiện ưu đãi cho các trang trại nhỏ và nông gia – những đối tượng không phải là
khách hàng đáng chú ý của các ngân hàng thương mại.

17


×