Tải bản đầy đủ (.pdf) (161 trang)

Bằng chứng về tác động của lợi nhhuận kế toán đến tỷ suất sinh lời cổ phiếu và các nhân tố tác động đến mối quan hệ này trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.83 MB, 161 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

TẠ THỊ ĐÔNG PHƯƠNG

BẰNG CHỨNG VỀ TÁC ĐỘNG CỦA LỢI NHUẬN KẾ TOÁN
ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỜI CỔ PHIẾU VÀ CÁC NHÂN TỐ
TÁC ĐỘNG ĐẾN MỐI QUAN HỆ NÀY TRÊN THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kế toán
Mã số:

60340301

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN VĂN THẢO

Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2015


TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu “Bằng chứng về tác động của lợi nhuận kế
toán đến tỷ suất sinh lời cổ phiếu và các nhân tố tác động đến mối quan hệ này trên
thị trường chứng khoán Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu và kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong
bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác nào khác.
Tất cả những phần kế thừa, tham khảo cũng như tham chiếu đều được trích


dẫn đầy đủ và ghi nguồn cụ thể trong danh mục các tài liệu tham khảo.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2015
Học viên thực hiện Luận văn

Tạ Thị Đông Phương


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN .....................................................................................1
1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI .......................................................................1
1.2. TỔNG QUAN CÁC ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN .................2
1.2.1.

Công trình nghiên cứu của Easton và Harris (1991) ..................................3

1.2.2.

Công trình nghiên cứu của Collins và Kothari (1989). ..............................3

1.2.3.

Công trình nghiên cứu của Freeman (1987) ..............................................4


1.2.4.

Các công trình nghiên cứu khác .................................................................4

1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU VÀ Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU ........................7
1.3.1.

Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................7

1.3.2.

Ý nghĩa của nghiên cứu đề tài ....................................................................8

1.4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ....................9
1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................9
1.6. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN ...........................................................11
1.7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN ........................................................................11
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .................13
2.1. NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG VỐN TRONG KẾ TOÁN........................13
2.1.1.

Định nghĩa ................................................................................................13

2.1.2.

Nội dung ...................................................................................................13

2.1.3.

Giả thiết về thị trường hiệu quả ...............................................................14


2.2. LỢI NHUẬN KẾ TOÁN (ACCOUNTING EARNINGS) ..........................15
2.2.1.

Khái niệm .................................................................................................15

2.2.2.

Lãi trên cổ phiếu .......................................................................................16


2.3. TỶ SUẤT SINH LỜI CỔ PHIẾU (STOCK RETURNS) .......................... 20
2.3.1.

Thị trường chứng khoán .......................................................................... 20

2.3.2.

Tỷ suất sinh lời cổ phiếu ......................................................................... 22

2.4. MỐI LIÊN HỆ GIỮA LỢI NHUẬN KẾ TOÁN VÀ TỶ SUẤT SINH LỜI
CỔ PHIẾU .............................................................................................................. 23
2.4.1.

Mô hình thị trường .................................................................................. 24

2.4.2.

Mô hình Easton và Harris (1991) ............................................................ 27


2.5. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN MỐI LIÊN HỆ GIỮA LỢI NHUẬN
KẾ TOÁN VÀ TỶ SUẤT SINH LỜI CỔ PHIẾU ............................................... 29
2.5.1.

Định nghĩa ERC ...................................................................................... 30

2.5.2.

Quy mô công ty ....................................................................................... 32

2.5.3.

Tỷ lệ nợ.................................................................................................... 33

2.5.4.

Tỷ số M/B ................................................................................................ 34

2.6. CÁC GIẢ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ................................ 34
2.6.1.

Các giả thuyết kỳ vọng ............................................................................ 35

2.6.2.

Mô hình nghiên cứu ................................................................................ 36

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................. 38
3.1. MÔ HÌNH ĐỊNH LƯỢNG VÀ CÁC BIẾN NGHIÊN CỨU ..................... 38
3.2. CÁC BIẾN NGHIÊN CỨU........................................................................... 39

3.2.1.

Biến phụ thuộc......................................................................................... 39

3.2.2.

Biến độc lập ............................................................................................. 39

3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 42
3.3.1.

Chọn mẫu ................................................................................................ 43

3.3.2.

Phương pháp thu thập số liệu .................................................................. 43

3.3.3.

Xử lý số liệu ............................................................................................ 44

3.3.4.

Phương pháp phân tích dữ liệu ................................................................ 44

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................. 48
4.1. KẾT QUẢ THỐNG KÊ MÔ TẢ .................................................................. 48
4.2. KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU .................. 53



4.2.1.

Phân tích tương quan ................................................................................54

4.2.2.

Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến .......................................................55

4.2.3.

Giả định phương sai phần dư không đổi ..................................................56

4.2.4.

Giả định về phân phối chuẩn của phần dư ...............................................58

4.2.5.

Giả định về tính độc lập của phần dư .......................................................58

4.3. KIỂM ĐỊNH VỀ ĐỘ PHÙ HỢP CỦA MÔ HÌNH VÀ KẾT QUẢ HỒI
QUY TOÀN MẪU ...................................................................................................59
4.3.1.

Kiểm định độ phù hợp của mô hình .........................................................59

4.3.2.

Ý nghĩa của hệ số hồi quy ........................................................................60


4.4. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỜI
CỔ PHIẾU – LỢI NHUẬN KẾ TOÁN .................................................................63
4.4.1.

Mục tiêu....................................................................................................63

4.4.2.

Kết quả hồi quy cho công ty theo Quy mô ..............................................63

4.4.3.

Kết quả hồi quy cho công ty theo tỷ lệ nợ ...............................................65

4.4.4.

Kết quả hồi quy cho công ty theo tỷ số M/B ...........................................66

4.4. TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................67
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........69
5.1. KẾT LUẬN .....................................................................................................69
5.1.1.

Tóm tắt nội dung nghiên cứu ...................................................................69

5.1.2.

Tóm tắt kết quả nghiên cứu và thảo luận .................................................70

5.2. MỘT SỐ GỢI Ý .............................................................................................73

5.3. HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT HƯỚNG NGHIÊN CỨU
TIẾP THEO .............................................................................................................78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC VIẾT TẮT

BCTC :

Báo cáo tài chính

CMR

:

Các nghiên cứu kế toán liên quan đến thị trường vốn

EH

:

Easton và Harris

EPS

:

Thu nhập trên mổi cổ phiếu


GDCK :

Giao dịch chứng khoán

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

:

HASTC :

Sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội

HOSE :

Sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh

OLS

Mô hình hồi quy tuyến tính thông thường

:

TTCK :

Thị trường chứng khoán

UBCKNN


:

Ủy ban chứng khoán nhà nước


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1. Đo lường các biến trong mô hình nghiên cứu .........................................41
Bảng 3.2. Tổng hợp các mô hình định lượng trong luận văn ...................................41
Bảng 4.1. Thống kê mô tả các biến quan sát toàn mẫu .............................................49
Bảng 4.2. Kết quả kiểm định trung bình hai đám đông ............................................51
Bảng 4.3. Hệ số tương quan giữa các biến phụ thuộc và biến giải thích ..................55
Bảng 4.4. Kiểm định đa cộng tuyến ..........................................................................55
Bảng 4.5. Kết quả kiểm định phương sai thay đổi ....................................................57
Bảng 4.6. Kết quả kiểm định Durbin-Watson ...........................................................59
Bảng 4.7. Tổng hợp hệ số R2 toàn mẫu ....................................................................60
Bảng 4.8. Trọng số hồi quy .......................................................................................61
Bảng 4.9. Tổng hợp các phương trình hồi quy .........................................................62
Bảng 4.10. Tổng hợp kết quả hồi quy theo quy mô ..................................................63
Bảng 4.11. Tổng hợp kết quả hồi quy theo Tỷ lệ nợ.................................................65
Bảng 4.12. Tổng hợp kết quả hồi quy theo Tỷ số M/B .............................................66


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 2-1. Mối quan hệ giữa rủi ro – tỷ suất sinh lời ................................................ 23
Hình 2-2. Mối quan hệ giữa tỷ suất sinh lời cổ phiếu-thông tin lợi nhuận công bố 26
Hình 2-3. Các nhân tố tác động ERC ....................................................................... 32
Hình 2-4. Mô hình nghiên cứu ................................................................................. 36
Hình 3-1. Quy trình nghiên cứu ............................................................................... 42

Hình 4-1. Thông tin các công ty niêm yết ................................................................ 48
Hình 4-2. Dữ liệu mẫu thu thập................................................................................ 49
Hình 4-3. Ma trận đồ thị biến phụ thuộc – biến giải thích. ...................................... 54
Hình 4-4. Đồ thị phần dư đối với giá trị phù hợp..................................................... 56
Hình 4-5. Biểu đồ tần suất của phần dư chuẩn hóa .................................................. 58
Hình 4-6. Biểu đồ tần số P-P .................................................................................... 58


1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
Phần mở đầu trình bày tổng quan về nghiên cứu, bao gồm: sự cần thiết của đề
tài; mục tiêu nghiên cứu; đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu; ý nghĩa
và đóng góp mới của luận văn.
1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Vai trò của thông tin kế toán trên thị trường chứng khoán (TTCK) là một trong
những vấn đề nghiên cứu được quan tâm trong lĩnh vực nghiên cứu kế toán thực
chứng. Bắt đầu từ công trình nghiên cứu đầu tiên của Ball và Brown (1968), những
nghiên cứu thực chứng với mục đích kiểm định những sản phẩm của kế toán trên thị
trường vốn như các báo cáo tài chính (BCTC) đã và đang được thực hiện cho đến
tận hôm nay. Các công trình nghiên cứu này là nhằm tìm ra bằng chứng và mở rộng
những hiểu biết về tính hữu ích và tính đáng tin cậy của những con số kế toán trong
việc phản ánh giá trị vốn chủ sở hữu. Theo Barth và các cộng sự (2001), những số
liệu kế toán sẽ có tính hữu ích khi nó có tương quan mạnh với giá cổ phiếu và khi
nó phản ánh được những thông tin hữu ích cho nhà đầu tư sử dụng để định giá giá
trị doanh nghiệp và là thước đo đáng tin cậy cho giá chứng khoán. Trong các công
trình nghiên cứu lý thuyết kế toán thực chứng, dòng nghiên cứu về ảnh hưởng của
báo cáo tài chính công bố trên giá cổ phiếu đã đóng góp cho lý thuyết kế toán qua
rất nhiều công trình nghiên cứu được thực hiện tại Hoa Kỳ, và nhiều nước khác trên
thế giới và ở tại Việt Nam. Tuy nhiên, một dòng nghiên cứu khác, những nghiên

cứu về mối quan hệ giữa tỷ suất sinh lời cổ phiếu và các thông tin kế toán lại chưa
được thực hiện tại thị trường chứng khoán Việt Nam dù tại Hoa Kỳ, những công
trình nghiên cứu đầu tiên đã được thực hiện bởi những tác giả như Kormendi và
Lipe (1987); Lipe (1990); Easton và Harris (1991); Freeman và Tse (1992); Lipe và
các cộng sự (1998)… Trong những năm gần đây, kinh tế thế giới và Việt Nam gặp
rất nhiều khó khăn do cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008. Đến thời điểm
này, tình hình kinh tế vẫn chưa thực sự khởi sắc. Việt Nam và nhiều quốc gia khác
vẫn đang phải đối mặt với tình trạng thất nghiệp gia tăng, lạm phát, tỷ giá hối


2

đoái…từ đó ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Việt Nam. Dù mới hình thành,
trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm nhưng đến 2013, mức vốn hoá thị trường của
Việt Nam đã đạt khoảng 964 nghìn tỉ đồng, tương đương mức 31% GDP, nhà đầu
tư nước ngoài tăng 55% (theo Điều này cho thấy, nhà đầu tư
cả trong và ngoài nước vẫn tìm đến chứng khoán như một kênh đầu tư tài chính
quan trọng. Vì vậy, nghiên cứu về mối liên hệ giữa tỷ suất sinh lời cổ phiếu và lợi
nhuận kế toán của doanh nghiệp có thể cung cấp cho người sử dụng báo cáo tài
chính, chủ yếu là nhà đầu tư, có những hiểu biết tốt hơn về tính hữu ích của thông
tin kế toán nói chung cũng như con số lợi nhuận doanh nghiệp nói riêng.
Vì tầm quan trọng của thông tin kế toán trong trên TTCK, luận văn đã lấy tính
hiệu quả của thông tin kế toán làm đề tài cơ sở cho việc nghiên cứu. Từ đó, luận văn
sẽ đi tìm câu trả lời cho vấn đề: Giữa những thông tin lợi nhuận kế toán trên BCTC
và tỷ suất sinh lời cổ phiếu có thực sự tồn tại mối tương quan tại thị trường chứng
khoán Việt Nam hay không? Thông tin lợi nhuận kế toán có tác động như thế nào
đến tỷ suất sinh lời cổ phiếu tại Việt Nam và mô hình lý thuyết của mối liên hệ này
phù hợp với tình hình Việt Nam là gì? Và còn có những nhân tố nào khác có tác
động đến mối liên hệ này hay không?
Xuất phát từ những bối cảnh nghiên cứu và các vấn đề nêu trên, trong khuôn

khổ luận văn thạc sỹ chuyên ngành Kế toán, luận văn này tập trung tìm ra những
bằng chứng thực nghiệm để có: “BẰNG CHỨNG VỀ TÁC ĐỘNG CỦA LỢI
NHUẬN KẾ TOÁN ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỜI CỔ PHIẾU VÀ CÁC NHÂN
TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN MỐI QUAN HỆ NÀY TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG
KHOÁN VIỆT NAM”.
1.2. TỔNG QUAN CÁC ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
Tác động của thông tin lợi nhuận kế toán trên BCTC đối với tỷ suất sinh lời cổ
phiếu ở các nước phát triển và đang phát triển được nhiều nhà nghiên cứu trong lĩnh
vực kế toán quan tâm. Lịch sử nghiên cứu lý thuyết kế toán đã không ngừng thực
hiện các công trình nghiên cứu về chủ đề này theo sự thay đổi thời gian và tại


3

những vị trí địa lý khác nhau, những hệ thống kế toán khác nhau,...Các công trình
này đều cho thấy bằng chứng về tác động của lợi nhuận kế toán đối với tỷ suất sinh
lời cổ phiếu. Tuy nhiên, các mô hình nghiên cứu định lượng được sử dụng trong các
công trình nghiên cứu về chủ đề này có sự khác biệt đáng kể tùy thuộc vào khía
cạnh tiếp cận của tác giả. Luận văn xin giới thiệu một số công trình của các tác giả
sau đây:
1.2.1. Công trình nghiên cứu của Easton và Harris (1991)
Công trình nghiên cứu của Easton và Harris (1991) “Earnings as an
explanatory variable for returns” đã xây dựng và kiểm định mối quan hệ giữa lợi
nhuận kế toán hiện hành chia cho giá cổ phiếu đầu kỳ và tỷ suất sinh lời cổ phiếu.
Các tác giả đã dùng phương pháp nghiên cứu định tính thông qua việc lấy mẫu tất
cả công ty niên yết tại Hoa Kỳ trong khoảng thời gian từ 1969–1986. Kết quả cho
thấy cả hai biến lợi nhuận kế toán là lợi nhuận kế toán hiện hành và sự biến động lợi
nhuận kế toán so với kỳ trước đều có ý nghĩa trong việc giải thích tỷ suất sinh lời cổ
phiếu tại Hoa Kỳ. Công trình đã xây dựng mô hình lý thuyết về mối quan hệ giữa
lợi nhuận kế toán EPS và tỷ suất sinh lời cổ phiếu, gọi tắt là mô hình EH (1991) và

đã cung cấp bằng chứng thực nghiệm về sự tác động thuận chiều thông tin lợi nhuận
kế toán đối với tỷ suất sinh lời cổ phiếu. Mặc dù công trình này thừa nhận kết quả
nghiên cứu của Banz (1981) là tỷ suất sinh lời cổ phiếu có bị tác động bởi quy mô
doanh nghiệp, trong khuôn khổ nghiên cứu của công trình này, các tác giả không
kiểm định tác động của nhân tố quy mô doanh nghiệp đến mối quan hệ giữa lợi
nhuận kế toán và tỷ suất sinh lời cổ phiếu.
1.2.2. Công trình nghiên cứu của Collins và Kothari (1989).
Công trình nghiên cứu của Collins và Kothari (1989) “An analysis of
intertemporal and cross-sectional determinants of earnings response coefficients”
kiểm định các nhân tố có tác động đến mối quan hệ giữa tỷ suất sinh lời cổ phiếu và
lợi nhuận kế toán. Công trình được thực hiện dựa trên bộ mẫu gồm những doanh
nghiệp được niêm yết trên Sàn chứng khoán New York (NYSE) trong 15 năm từ


4

năm 1968-1982. Mô hình được các tác giả sử dụng để phân tích mối quan hệ Tỷ
suất sinh lời cổ phiếu – Lợi nhuận kế toán trong công trình nghiên cứu là Mô hình
chiết khấu dòng cổ tức (Dividend Discount Model-DDM). Ba nhân tố được kiểm
định trong công trình là lãi suất (interest rates), sự tồn lưu lợi nhuận (persistence)
hoặc là sự tăng trưởng (growth) và rủi ro (risk). Các tác giả đã sử dụng lợi tức trái
phiếu dài hạn là biến đại diện cho nhân tố lãi suất; hệ số beta của cổ phiếu làm biến
đại diện cho nhân tố rủi ro; tỷ số M/B là biến đại diện cho nhân tố sự tăng trưởng.
Kết quả nghiên cứu cho thấy sự tăng trưởng hoặc sự tồn lưu lợi nhuận có tác động
thuận chiều lên mối quan hệ giữa Tỷ suất sinh lời cổ phiếu – Lợi nhuận kế toán
trong khi rủi ro và lãi suất có tác động ngược chiều lên mối quan hệ này.
1.2.3. Công trình nghiên cứu của Freeman (1987)
Công trình nghiên cứu của Freeman (1989) “The association between
accounting earnings and security returns for large and small firms” đã kiểm định
tác động của nhân tố quy mô lên mối quan hệ giữa Lợi nhuận cổ phiếu và Tỷ suất

sinh lời kế toán. Bộ mẫu nghiên cứu của công trình là 2263 quan sát, bao gồm các
công ty niêm yết trên NYSE từ năm 1966-1982. Kết quả nghiên cứu đã chứng minh
được sự khác biệt về tác động của thông tin lợi nhuận kế toán giữa những doanh
nghiệp có quy mô lớn và quy mô nhỏ. Hai giả thuyết đã được xây dựng và chấp
nhận trong công trình nghiên cứu như sau:
 Giá cổ phiếu của công ty có quy mô lớn bị ảnh hưởng với Lợi nhuận kế
toán sớm hơn giá cổ phiếu của những công ty có quy mô nhỏ; và
 Tỷ suất sinh lời bất thường (Abnormal returns) của cổ phiếu bị tác động bởi
“thông tin có lợi” và “thông tin bất lợi” (tức là con số lợi nhuận kế toán được công
bố) theo hướng ngược chiều với Quy mô doanh nghiệp.
1.2.4. Các công trình nghiên cứu khác
a. Các nghiên cứu ngoài nước


5

Công trình nghiên cứu của Ball và Brown công bố trên tạp chí Journal of
Accounting Research năm 1968 “An empirical evaluation of accounting income
numbers” đánh giá tính hữu ích của thông tin lợi nhuận đến quyết định của nhà đầu
tư thông qua việc kiểm định tác động con số EPS hàng năm có tương quan với tỷ
suất sinh lời bất thường của cổ phiếu hay không. Nghiên cứu đã chọn 261 công ty
trên Sàn chứng khoán New York (NYSE) trong khoảng thời gian từ 1957-1965. Kết
quả cho thấy: lợi nhuận kế toán EPS (Earning per share) có tác động thuận chiều
đến tỷ suất sinh lời cổ phiếu.
Công trình nghiên cứu của Lipe và các cộng sự (1998) “Do nonlinearity, firmspecific coefficients, and losses represent distinct factors in the relation between
stock returns and accounting earnings?” đăng trên tạp chí Journal of Accounting
and Economics số 25. Kết quả nghiên cứu cho thấy giữa lợi nhuận kế toán và tỷ
suất sinh lời cổ phiếu có mối quan hệ phi tuyến tính; đồng thời; những nhân tố đặc
trưng doanh nghiệp có ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa thị trường chứng khoán và
thông tin BCTC.

Nghiên cứu của Chen. và các cộng sự năm 1999 của Hồng Kông “Is
Accounting Information Value Relevant in the Emerging Chinese Stock Market?”.
Nghiên cứu thực hiện trên bộ mẫu là thị trường chứng khoán Trung Quốc trong
khoảng thời gian từ năm 1991–1997 đã cung cấp những bằng chứng thực nghiệm về
mối quan hệ giữa thông tin kế toán và tỷ suất sinh lời cổ phiếu đối với nhà đầu tư
Trung Quốc.
b. Các nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu của Nguyễn Việt Dũng năm 2010 “Mối liên hệ giữa thông tin báo
cáo tài chính và giá cổ phiếu: vận dụng linh hoạt lý thuyết hiện đại vào trường hợp
Việt Nam”, tạp chí Tài chính–tiền tệ, trang 18–31. Nội dung bài báo kiểm chứng
mối liên hệ giữa thông tin báo cáo tài chính và giá cổ phiếu trên thị trường chứng
khoán Việt Nam. Sử dụng mô hình nghiên cứu chính là mô hình Ohlson (1995) kết
hợp với mẫu khảo sát là 135 công ty trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ


6

Chí Minh từ năm 2003-2007, kết luận của nghiên cứu là thông tin BCTC giải thích
tốt nhất giá cổ phiếu được điều chỉnh cho biến động giá trong 3 tháng tương lai.
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thục Đoan thực hiện năm 2011, “Ảnh hưởng của
thông tin kế toán và các chỉ số tài chính đến giá cổ phiếu trên thị trường chứng
khoán Việt Nam”. Nội dung bài báo là nghiên cứu thực nghiệm các nhân tố tác động
đến giá chứng khoán gồm: giá trị sổ sách, thu nhập trên cổ phiếu thường (EPS), tỷ
suất sinh lợi vốn chủ sở hữu (ROE) và hệ số đòn bẩy tài chính. Kết quả nghiên cứu
cho thấy ở sàn chứng khoán Hồ Chí Minh, chỉ có hai biến là EPS và ROE là tác
động cùng chiều và có ý nghĩa lên giá cổ phiếu.
 Các vấn đề tiếp tục nghiên cứu:
Từ kết quả các công trình nghiên cứu đã được thực hiện có liên quan đến đề
tài của luận văn đã cho thấy những bằng chứng về sự tác động của lợi nhuận kế toán
đến tỷ suất sinh lời cổ phiếu. Tuy nhiên đa phần các nghiên cứu đã được thực hiện

từ rất sớm tại các thị trường chứng khoán của những nước đã phát triển và mới
được quan tâm gần đây tại các thị trường chứng khoán của những nước đang phát
triển. Về hình thức cũng như tính chất giữa hai nhóm thị trường này đã tồn tại
những khác biệt nhất định, do đó việc nghiên cứu lập lại ở từng trường hợp riêng là
từng thị trường hoặc từng khu vực vẫn còn nhiều ý nghĩa khoa học.
Mặt khác, các nghiên cứu được thực hiện trong nước hiện nay chỉ tập trung
xem xét mối quan hệ giữa lợi nhuận kế toán và giá cổ phiếu dựa theo mô hình định
lượng của Ohlson (1995) như trong các nghiên cứu của Nguyễn Việt Dũng (2010),
Nguyễn Thị Thục Đoan (2011). Như vậy, về mối quan hệ giữa tỷ suất sinh lời cổ
phiếu và lợi nhuận kế toán, tại Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu thực nghiệm
cũng như là việc ứng dụng những mô hình nghiên cứu khác ngoài mô hình Ohlson
(1995). Mặt khác, các nghiên cứu trong nước chưa xem xét đến tác động của những
nhân tố khác thuộc về đặc trưng doanh nghiệp lên mối quan hệ Tỷ suất sinh lời cổ
phiếu – Lợi nhuận kế toán như những nghiên cứu đã được thực hiện tại thị trường
chứng khoán Hoa Kỳ.


7

Tóm lại, các công trình nghiên cứu trên thế giới đã xây dựng các mô hình lý
thuyết và cung cấp các bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ Tỷ suất sinh lời cổ
phiếu – Lợi nhuận kế toán để không ngừng khẳng định và nâng cao tính hữu ích của
các thông tin kế toán trên báo cáo tài chính đối với nhà đầu tư. Tuy nhiên, các kết
quả từ những công trình nghiên cứu trên thế giới đã công bố thì thường dựa theo
những mô hình lý thuyết khác nhau do những ưu và khuyết điểm của mô hình, sự
thuận lợi của việc thu thập mẫu dữ liệu thực nghiệm hay do giới hạn về thực hành
kế toán,…Tuy nhiên qua việc tổng hợp các nghiên cứu đã trình bày, các kết quả
nghiên cứu cho thấy rằng có bằng chứng về mối quan hệ giữa tỷ suất sinh lời cổ
phiếu và lợi nhuận kế toán, đồng thời, mối quan hệ này chịu sự tác động của những
nhân tố đặc trưng doanh nghiệp như quy mô, tỷ số M/B…, và cuối cùng là mối

quan hệ Tỷ suất sinh lời cổ phiếu – Lợi nhuận kế toán có thể được kiểm định thông
qua mô hình EH (1991) hay mô hình Ohlson (1995) hay những biến thể khác… Vì
thế, luận văn đã xây dựng mô hình lý thuyết ban đầu dựa trên nghiên cứu của
Easton và Harris (1991) kết hợp với việc đưa vào 3 nhân tố đặc trưng doanh nghiệp
có tác động lên Tỷ suất sinh lời cổ phiếu – Lợi nhuận kế toán là quy mô, tỷ lệ nợ và
tỷ số M/B nhằm thực hiện nghiên cứu định lượng để tìm ra mô hình phù hợp với
điều kiện thị trường chứng khoán Việt Nam.
1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU VÀ Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU
1.3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu hướng đến mục tiêu chính là lặp lại nghiên cứu của
nghiên cứu của Easton và Harris (1991) về tác động của lợi nhuận kế toán đến tỷ
suất sinh lời cổ phiếu và các nhân tố đặc trưng doanh nghiệp có tác động đến mối
quan hệ này để đưa ra các bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa lợi nhuận
kế toán đến tỷ suất sinh lời cổ phiếu và các nhân tố có liên quan đến mối quan hệ
này trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ 2009-2013.
Từ đó, luận văn được thực hiện nhằm hướng đến 3 mục tiêu cụ thể như sau:


8

1. Làm rõ các khái niệm về nghiên cứu thị trường vốn trong kế toán, lợi nhuận
kế toán, tỷ suất sinh lời cổ phiếu và mối quan hệ giữa lợi nhuận kế toán và tỷ suất
sinh lời cổ phiếu.
2. Kiểm định tác động của lợi nhuận kế toán đến tỷ suất sinh lời cổ phiếu tại
thị trường chứng khoán Việt Nam từ năm 2009–2013 dựa trên mô hình của Easton
và Harris (1991).
3. Xác định và kiểm định các đặc trưng doanh nghiệp có tác động đến mối
quan hệ của lợi nhuận kế toán và tỷ suất sinh lời cổ phiếu tại thị trường chứng
khoán Việt Nam từ năm 2009–2013.
Để thực hiện được các mục tiêu trên, đề tài cần trả lời cho các câu hỏi nghiên

cứu sau:
1. Có hay không sự tác động của lợi nhuận kế toán đến tỷ suất sinh lời cổ
phiếu và nếu có thì sự tác động này như thế nào?
2. Có hay không sự tác động của các nhân tố đặc trưng doanh nghiệp đến mối
quan hệ của lợi nhuận kế toán đến tỷ suất sinh lời cổ phiếu và nếu có thì sự tác động
này như thế nào?
1.3.2.

Ý nghĩa của nghiên cứu đề tài

Kết quả nghiên cứu của luận văn có những ý nghĩa chính như sau:
Thứ nhất, luận văn đã hệ thống hóa lý thuyết về mối quan hệ giữa thông tin lợi
nhuận kế toán và tỷ suất sinh lời cổ phiếu, cách tiếp cận để xây dựng mô hình lý
thuyết về tác động của lợi nhuận kế toán đối với tỷ suất sinh lời cổ phiếu.
Thứ hai, cung cấp bằng chứng thực nghiệm thông qua việc lặp lại nghiên cứu
thực nghiệm của Easton và Harris (1991) để mô tả mối quan hệ giữa lợi nhuận kế
toán và tỷ suất sinh lời cổ phiếu tại Việt Nam đồng thời xác định và kiểm định tác
động của ba nhân tố đặc trưng doanh nghiệp có tác động lên mối liên hệ giữa Tỷ
suất sinh lời cổ phiếu – Lợi nhuận kế toán. Kết quả nghiên cứu kỳ vọng sẽ tìm ra
được một mô hình phù hợp nhất trong việc phân tích mối quan hệ này trong với
điều kiện dữ liệu nghiên cứu phù hợp với tình hình thị trường Việt Nam nhằm đóng


9

góp một phần lý thuyết có giá trị để hoàn thiện khung phân tích tính hữu ích của các
biến kế toán đối với tỷ suất sinh lời cổ phiếu ở Việt Nam. Nó góp phần là tài liệu
tham khảo cho các phân tích tiếp theo về đề tài tác động của thông tin kế toán lên tỷ
suất sinh lời cổ phiếu có liên quan trong thời gian tới ở Việt Nam.
1.4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Kế thừa và chọn lọc nghiên cứu đã được thực hiện trước đây, luận văn kiểm
định mối tương quan giữa thông tin lợi nhuận kế toán trên BCTC và tỷ suất sinh lời
cổ phiếu tại Việt Nam nhằm phản ánh những diễn biến của lợi nhuận kế toán và của
tỷ suất sinh lời cổ phiếu cũng như những tác động của các đặc trưng từng doanh
nghiệp lên diễn biến của Tỷ suất sinh lời cổ phiếu – Lợi nhuận kế toán. Luận văn sử
dụng và kiểm định mô hình nghiên cứu chính là mô hình EH (1991), không có sự
phân biệt giữa các ngành nghề kinh doanh. Do giới hạn số trang luận văn, luận văn
này tập trung nghiên cứu tác động của biến số lợi nhuận kế toán thông qua hai biến
đại diện là biến lợi nhuận kế toán hiện hành và biến Sự biến động lợi nhuận kế toán
so với kỳ trước lên Tỷ suất sinh lợi của cổ phiếu. Ba nhân tố được xác định trong
luận văn là Quy mô, Tỷ lệ nợ, Tỷ số M/B theo đề xuất cùa các tác giả: Freeman
(1987), Collins và Kothari (1989) có tác động đến mối quan hệ này. Do đó:
 Phạm vi thực hiện nghiên cứu: Sàn giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh
và Sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội.
 Đối tượng nghiên cứu: Tỷ suất sinh lời cổ phiếu, Lợi nhuận kế toán hiện
hành, Sự biến động Lợi nhuận kế toán so với kỳ trước, quy mô doanh nghiệp, tỷ lệ
nợ, mức tăng trưởng.
 Thời gian thực hiện nghiên cứu: Từ 01/01/2009 đến 31/12/2013.
1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Dựa trên nghiên cứu chính là nghiên cứu của EH, luận văn được thực hiện
thành hai giai đoạn, bao gồm: (1) Nghiên cứu sơ bộ định tính nhằm xây dựng và
hoàn thiện khung lý thuyết về mối quan hệ giữa Tỷ suất sinh lời cổ phiếu – Lợi
nhuận kế toán. (2) Nghiên cứu chính thức bằng phương pháp định lượng nhằm thu


10

thập, phân tích dữ liệu, ước lượng kiểm định các mô hình. Luận văn sử dụng mô
hình kinh tế lượng để khảo sát sự tác động của lợi nhuận kế toán, trên cơ sở phân
tích và tổng hợp các kết quả nghiên cứu của các nghiên cứu định tính và định lượng

đã thực hiện ở nhiều nước trên thế giới.
Luận văn được thực hiện theo phương pháp nghiên cứu thực nghiệm và điều
tra chọn mẫu. Trong đó, cụ thể như sau:
 Phương pháp tổng hợp sử dụng nhằm kế thừa lý luận về mối quan hệ giữa
Tỷ suất sinh lời cổ phiếu – Lợi nhuận kế toán đang được nghiên cứu tại các nước, từ
đó hình thành cơ sở lý thuyết cho đề tài luận văn.
 Phương pháp thống kê chọn mẫu nhằm thu thập số liệu về tỷ suất sinh lời
cổ phiếu, lợi nhuận kế toán, các chỉ tiêu về tổng nợ, tổng tài sản dùng cho việc thực
hiện hồi quy các mô hình nghiên cứu được sử dụng trong bài luận văn.
 Phương pháp diễn dịch và quy nạp: được sử dụng chủ yếu trong chương 2
của luận văn. Luận văn sử dụng phương pháp diễn dịch để đặt ra giả thuyết nghiên
cứu về tính hữu ích của thông tin kế toán tại thị trường chứng khoán Việt Nam, sau
đó thu thập và phân tích các số liệu liên quan để kiểm định lại giả thuyết đã nêu,
đưa ra kết luận về mối quan hệ giữa lợi nhuận kế toán và tỷ suất sinh lời cổ phiếu.
 Phương pháp thu thập dữ liệu: luận văn sử dụng những thông tin trên
BCTC công bố của các công ty niêm yết trên Sàn Chứng khoán Việt Nam gồm: Lãi
trên cổ phiếu (EPS), Tổng nợ, Tổng Tài sản, Giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu, Giá
trị thị trường trên mỗi cổ phiếu; giá đóng cửa cổ phiếu từng ngày. Dữ liệu luận văn
là dữ liệu thứ cấp dạng bảng được thu thập từ báo cáo tài chính của các doanh
nghiệp niêm yết trong giai đoạn 2009-2013 theo trang www.cophieu68.vn. Dữ liệu
cho phân tích được trình bày chi tiết ở chương 3-Phương pháp nghiên cứu.
 Phương pháp xử lý số liệu: luận văn sử dụng phần mềm Stata 13.0 để thống
kê mô tả, phân tích dữ liệu bảng (panel data), kiểm định T-test, hồi quy đa biến
nhằm trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu.


11

1.6. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
Đóng góp mới của luận văn này so với các nghiên cứu khác là:

 Về mặt khoa học: (1) Luận văn xem xét tính hiệu quả của thông tin trên
BCTC tại các công ty niêm yết thông qua ứng dụng nghiên cứu của Easton và
Harris (1991) để thực hiện kiểm định tác động của thông tin Lợi nhuận kế toán đến
Tỷ suất sinh lời cổ phiếu tại thị trường chứng khoán Việt Nam. (2) Luận văn bổ
sung thêm nhân tố liên quan đến đặc trưng doanh nghiệp như Quy mô, tỷ lệ nợ, tỷ
số M/B để làm rõ tính đặc thù trong mối quan hệ giữa lợi nhuận kế toán và tỷ suất
sinh lời cổ phiếu tại Việt Nam.
 Về mặt thực tiễn: Luận văn đề cập đến vấn đề phổ biến trên thị trường
chứng khoán Việt Nam nên kết quả có thể dùng làm thông tin tham khảo cho các
nhà đầu tư sử dụng thông tin kế toán hiệu quả. Đồng thời gợi ý những chính sách có
liên quan đến việc tạo lập tính pháp lý cho việc xác định độ tin cậy về chỉ tiêu lợi
nhuận và một số chỉ tiêu khác khi công bố BCTC.
1.7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Luận văn được thiết kế thành 05 chương, cụ thể như sau:
Chương 1. Tổng quan các đề tài nghiên cứu có liên quan
Chương 2. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
Chương 3. Phương pháp nghiên cứu
Chương 4. Kết quả nghiên cứu
Chương 5. Kết luận và thảo luận kết quả nghiên cứu

Tóm tắt chương 1
Chương 1 đã trình bày những công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
của luận văn. Các nghiên cứu đã được thực hiện đã có thấy bằng chứng về tác động
của lợi nhuận kế toán đến tỷ suất sinh lời cổ phiếu tại nhiều thị trường chứng khoán


12

trên thế giới. Tuy nhiên, những nghiên cứu về đề tài này vẫn chưa được nhiều sự
quan tâm tại thị trường chứng khoán Việt Nam. Hơn nữa, các nghiên cứu trong

nước khi thực hiện thường sử dụng mô hình Ohlson để đo lường sự tác động. Vì vậy
luận văn đã sử dụng một mô hình khác là mô hình Easton và Harris để xem xét tác
động của lợi nhuận kế toán đến tỷ suất sinh lời cổ phiếu tại thị trường chứng khoán
Việt Nam.


13

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN
CỨU
Chương 2 trình bày những nội dung cơ bản của các lý thuyết có liên quan làm
cơ sở nền tảng cho luận văn này. Nhiều thuật ngữ, khái niệm, mô hình ở chương
này được sử dụng cho các chương khác. Chương này cũng trình bày mô hình
nghiên cứu của luận văn và các giả thuyết kỳ vọng trong mô hình nghiên cứu.
2.1. NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG VỐN TRONG KẾ TOÁN
2.1.1. Định nghĩa
Các nghiên cứu kế toán liên quan đến thị trường vốn (Capital markets research
in accounting) gọi tắt là CMR là những nghiên cứu khám phá vai trò của kế toán và
các thông tin tài chính trong thị trường vốn thông qua việc kiểm định lại mối quan
hệ giữa thông tin tài chính và giá cổ phiếu (Deegan và Unerman, 2006). Các nghiên
cứu này cố gắng xác định tác động của việc công bố thông tin kế toán đến tỷ suất
sinh lời của cổ phiếu và dựa vào những phản ứng của nhà đầu tư thực tế được quan
sát và thống kê từ các giao dịch trong thị trường vốn. Do đó, khi không có sự biến
động giá chứng khoán thì có nghĩa là nhà đầu tư không phản ứng với thông tin đó.
2.1.2. Nội dung
Những điểm chính của các nghiên cứu CMR này bao gồm:
 Đối tượng quan tâm của những nghiên cứu chỉ là các nhà đầu tư. Nói cách
khác, các nghiên cứu này đánh giá tác động tổng hợp của những thông tin báo cáo
tài chính đối với nhà đầu tư.
 Các dạng nghiên cứu: gồm 2 dạng chính là: nghiên cứu sự kiện (event

studies) và nghiên cứu liên kết (Association Studies). Sự phân biệt này dựa theo yếu
tố thời gian. Những nghiên cứu liên kết đánh giá tác động của những thước đo kế
toán lên lợi nhuận thu được từ chứng khoán trong 1 khoảng thời gian khá dài
(thường là 5 năm trở lên) còn nghiên cứu sự kiện thì thời gian quan sát chỉ trong
vòng 1 năm, hoặc 1 tháng…


14

 Những giả định của những nghiên cứu CMR, bao gồm:
Mối quan hệ giữa lợi nhuận kế toán và lợi nhuận thu được từ cổ phiếu dựa trên
3 giả thiết về thông tin lợi nhuận kế toán và thông tin tỷ suất sinh lời cổ phiếu. Nội
dung 3 giả định này như sau:
- Giả định 1: Lợi nhuận kế toán (thông tin về lợi nhuận kế toán trên các
BCTC) cung cấp thông tin cho cổ đông về khả năng sinh lợi hiện tại và kỳ vọng
trong tương lai của doanh nghiệp.
- Giả định 2: Khả năng sinh lợi hiện tại và kỳ vọng trong tương lai của doanh
nghiệp cung cấp cho nhà đầu tư thông tin về cổ tức hiện tại và kỳ vọng trong tương
lai của doanh nghiệp đó.
- Giả định 3: Giá cổ phiếu bằng giá trị hiện tại của cổ tức kỳ vọng trong
tương lai của cổ đông.
Từ ba giả thiết trên, giả định rằng thông tin mới về lợi nhuận của doanh
nghiệp sẽ làm thay đổi kỳ vọng về cổ tức được chia của nhà đầu tư khi giá trị doanh
nghiệp thay đổi. Nhằm kiểm định thực nghiệm 3 giả thiết này, các nhà nghiên cứu
kế toán thực chứng liên quan thị trường vốn sẽ kiểm tra sự tương tác của những con
số kế toán với giá cổ phiếu.
 Giả định về thị trường hiệu quả. Các nghiên cứu kế toán trong thị trường
vốn dựa trên giả định thị trường hiệu quả dạng trung bình.
2.1.3. Giả thiết về thị trường hiệu quả
Giả thiết về thị trường hiệu quả (Efficient Markets Hypothesis–viết tắt là

EMH) theo định nghĩa của Fama và các cộng sự (1969) là thị trường điều chỉnh
nhanh chóng đối với thông tin mới hay nói cách khác, giá cả sẽ phản ánh đầy đủ các
thông tin hiện có. Theo đó Fama và các cộng sự (1969) đã chia thị trường thành ba
dạng thị trường hiệu quả:
 Dạng yếu (weak form) khi giá chứng khoán tại một thời điểm cụ thể phản
ánh đầy đủ thông tin về giá trong quá khứ. Điều này có nghĩa là không thể kiếm


15

được lợi nhuận kinh tế từ việc sử dụng bất kỳ mô hình dự đoán nào về giá để mua
bán cổ phiếu.
 Dạng trung bình (semi strong form) khi giá chứng khoán phản ánh đầy đủ
thông tin được công bố ngoài thông tin về giá trong quá khứ. Lúc này, kể cả các
phân tích về tình hình kinh tế, tài chính… dựa trên các thông tin được công bố cũng
không thể giúp mang lại lợi nhuận kinh tế thông qua mua bán cổ phiếu.
 Dạng mạnh (strong form) khi giá chứng khoán đã phản ánh tất cả thông tin,
bao gồm cả các thông tin không được công bố, thí dụ như thông tin nội bộ và cá
nhân từ các nhà quản lý, chuyên gia phân tích…
Trong ba dạng thị trường hiệu quả thì dạng trung bình có liên quan đến kế
toán vì các thông tin kế toán khi được công bố là một phần của tập hợp các thông
tin công bố công khai.
2.2. LỢI NHUẬN KẾ TOÁN (ACCOUNTING EARNINGS)
2.2.1. Khái niệm
Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 01- Chuẩn mực chung (ban hành và
công bố theo Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002 của Bộ trưởng Bộ
Tài chính): Lợi nhuận là thước đo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Các yếu tố liên quan trực tiếp đến việc xác định lợi nhuận là doanh thu, thu nhập
khác và chi phí.
Lợi nhuận kế toán được phản ánh trên bảng cân đối kế toán và trên bảng báo

cáo kết quả kinh doanh.
a. Trên bảng cân đối kế toán, lợi nhuận kế toán là:
 Lợi nhuận giữ lại là lợi nhuận sau thuế giữ lại để tích luỹ bổ sung vốn.
 Lợi nhuận chưa phân phối. Lợi nhuận chưa phân phối là lợi nhuận sau thuế
chưa chia cho chủ sở hữu hoặc chưa trích lập các quỹ
b. Trên bảng báo cáo kết quả kinh doanh, lợi nhuận kế toán là


16

 Tổng lợi nhuận trước thuế. Chỉ tiêu này phản ánh tổng số lợi nhuận thực
hiện trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp trước khi trừ thuế thu nhập doanh nghiệp từ
hoạt động kinh doanh, hoạt động khác phát sinh trong kỳ báo cáo
 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp. Chỉ tiêu này phản ánh tổng số
lợi nhuận thuần từ các hoạt động của doanh nghiệp sau khi trừ thuế thu nhập doanh
nghiệp phải nộp phát sinh trong kỳ báo cáo.
 Lãi cơ bản trên cổ phiếu. Chỉ tiêu này được áp dụng cho công ty cổ phần,
phản ánh mức lãi tính cho một cổ phiếu thường đang lưu hành. Chỉ tiêu này được
trình bày cụ thể trong chuẩn mực kế toán Việt Nam số 30-Lãi trên cổ phiếu. Đối với
các doanh nghiệp niêm yết thì chỉ tiêu Lãi trên cổ phiếu đồng nhất với thu nhập trên
cổ phiếu (Earning per share – EPS). Do đó, lãi cơ bản trên cổ phiếu chính là thu
nhập cơ bản trên cổ phiếu (EPS cơ bản), và lãi điều chỉnh trên cổ phiếu cũng chính
là thu nhập điều chỉnh trên cổ phiếu (EPS điều chỉnh).
Những khoản mục này là những số liệu tính toán nằm ở dòng cuối cùng nên
còn được gọi bằng tên tiếng Anh là "the bottom line". Phần cuối của báo cáo kết
quả hoạt động kinh doanh có một khoản mục là Lãi cơ bản trên cổ phiếu, đây là chỉ
tiêu được áp dụng cho công ty cổ phần, phản ánh mức lãi tính cho một cổ phiếu
thường đang lưu hành hay còn gọi là thu nhập trên mỗi cổ phần (Earning per share EPS). EPS là một trong các giá trị được xem có ảnh hưởng mạnh đến giá thị trường
của cổ phiếu đối với các nhà đầu tư (Nguyễn Thị Thục Đoan, 2011). Nhà đầu tư
thường quan tâm đến Lãi trên cổ phiếu (EPS) vì con số này thông báo cho các cổ

đông và các nhà đầu tư biết lợi nhuận của mỗi cổ phiếu là bao nhiêu và giúp thiết
lập một cơ sở chung cho việc đánh giá hệ số giá trên thu nhập P/E và định giá cổ
phiếu của một công ty này so với một công ty khác.
2.2.2. Lãi trên cổ phiếu
Nhằm so sánh hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp niêm yết và của
doanh nghiệp qua từng năm, Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 30 (VAS 30) và
hướng dẫn tại Thông tư số 21/2006/TT-BTC của Bộ Tài chính đã được ban hành


17

quy định và hướng dẫn các nguyên tắc, phương pháp kế toán trong việc xác định và
trình bày lãi trên cổ phiếu. Bên cạnh đó, theo yêu cầu của Ủy ban chứng khoán, các
công ty niêm yết cũng thực việc theo các văn bản hướng dẫn tính EPS cơ bản và
điều chỉnh của UBCK.
a. Định nghĩa: Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 30- Lãi trên cổ phiếu:
Lãi cơ bản trên cổ phiếu: Được tính bằng cách chia lợi nhuận hoặc lỗ phân bổ
cho cổ đông sở hữu cổ phiếu phổ thông của công ty mẹ (tử số) cho số lượng bình
quân gia quyền của số cổ phiếu phổ thông đang lưu hành trong kỳ (mẫu số).
Lãi cơ bản
trên cổ
=
phiếu

Lợi nhuận (lỗ) phân bổ cho cổ đông sở hữu cổ phiếu phổ thông

Số bình quân gia quyền của cổ phiếu đang lưu hành trong kỳ

Trong đó:
Lợi nhuận hoặc lỗ để tính lãi cơ bản trên cổ phiếu: là các khoản lợi nhuận hoặc

lỗ sau thuế phân bổ cho công ty mẹ sau khi được điều chỉnh bởi cổ tức của cổ phiếu
ưu đãi, những khoản chênh lệch phát sinh do thanh toán cổ phiếu ưu đãi và những
tác động tương tự của cổ phiếu ưu đãi đã được phân loại vào vốn chủ sở hữu.
Số lượng cổ phiếu phổ thông được sử dụng để tính lãi cơ bản trên cổ phiếu là
số bình quân gia quyền của cổ phiếu phổ thông đang lưu hành trong kỳ.
Doanh nghiệp phải tính lãi cơ bản trên cổ phiếu theo các khoản lợi nhuận hoặc
lỗ phân bổ cho cổ đông sở hữu cổ phiếu phổ thông của công ty mẹ. Lãi cơ bản trên
cổ phiếu cung cấp số liệu đánh giá lợi ích từ kết quả hoạt động của doanh nghiệp
trong kỳ báo cáo mà mỗi cổ phiếu phổ thông của công ty mẹ mang lại.
b. Cách tính EPS
Theo Quy ước của Sở Giao dịch chứng khoán Tp. HCM (HOSE) thì đối với
những công ty niêm yết cổ phiếu phổ thông, HOSE sẽ sử dụng số liệu tổng cộng
của 4 BCTC quý liên tiếp gần nhất để tính chỉ số EPS cơ bản, tiếp theo sẽ tính EPS


×