Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Nghệ thuật xây dựng nhân vật của đạo diễn trong phim sống trong sợ hãi và những đứa con của làng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 93 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------------

HOÀNG CHU HIỂN

NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT CỦA ĐẠO
DIỄNTRONG PHIM
SỐNG TRONG SỢ HÃI VÀ NHỮNG ĐỨA CON CỦA LÀNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: Lịch sử và Lý luận phê bình
Điện ảnh-Truyền hình

Hà Nội – 2019

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌCKHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------------

HOÀNG CHU HIỂN

NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT CỦA ĐẠO
DIỄNTRONG PHIM
SỐNG TRONG SỢ HÃI VÀ NHỮNG ĐỨA CON CỦA LÀNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ



Chuyên ngành: Lịch sử và Lý luận phê bình
Điện ảnh-Truyền hình
Mã ngành: 60 21 02 31

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Vũ Ngọc Thanh

Hà Nội - 2019

2


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi dƣới sự hƣớng
dẫn khoa học của PGS.TS Vũ Ngọc Thanh.
Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, đảm bảo
tính khách quan, khoa học, dựa trên kết quả khảo sát thực tế. Các số liệu, trích
dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng.
Tác giả luận văn

Hoàng Chu Hiển

3


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới ngƣời hƣớng dẫn khoa học PGS.TS Vũ Ngọc Thanh đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn này.

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô giáo thuộc Khoa Văn học,
Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, đặc biệt là các thầy,
cô giáo trong Bộ môn Nghệ thuật học đã truyền đạt cho tôi những kiến thức
quý báu trong thời gian học tập tại trƣờng.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã nhiệt tình
động viên, tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày tháng

năm 2019

Tác giả luận văn

Hoàng Chu Hiển

4


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
GS.

:

Giáo sƣ

KHXH

:

Khoa học xã hội


NS

:

Nghệ sĩ

NSND

:

Nghệ sĩ Nhân dân

NSƢT

:

Nghệ sĩ Ƣu tú

Nxb

:

Nhà xuất bản

PGS.

:

Phó Giáo sƣ


Tp

:

Thành phố

tr.

:

Trang

TS.

:

Tiến sĩ

XHCN

:

Xã hội chủ nghĩa

5


MỤC LỤC
Contents
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 9

1. Lý do chọn đề tài ................................................................................. 9
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................ 11
3. Mục đích nghiên cứu......................................................................... 14
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu....................................................... 14
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................ 15
6. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................. 15
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn ............................................................. 16
8. Bố cục của luận văn .......................................................................... 16
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG PHIM
TRUYỆN ĐIỆN ẢNH .................................................................................... 17
1.1. Một số vấn đề về xây dựng nhân vật trong phim truyện điện ảnh
................................................................................................................. 17
1.1.1. Nhân vật điện ảnh ......................................................................... 17
1.1.2.

Phân loại nhân vật trong tác phẩm điện ảnh ............................ 18

1.1.3. Một số nguyên tắc, thủ pháp xây dựng nhân vật điện ảnh ........ 20
1.2. Vai trò của đạo diễn trong xây dựng nhân vật ....................... 24
1.2.1. Trong xử lý kịch bản ..................................................................... 24
1.2.2. Qua cách kể chuyện ...................................................................... 24
1.2.4. Với các thành phần sáng tác khác ................................................ 28

6


1.3. Sống trong sợ hãi và Những dứa con của làng trong dòng chảy
điện ảnh Việt Nam đƣơng đại .............................................................. 29
1.3.1. Phim Sống trong sợ hãi ................................................................. 29
1.3.2. Phim Những đứa con của làng.............................................................. 29

Tiêu kết chƣơng 1 .................................................................................. 32
Chƣơng 2: CÁCH XÂY DỰNG NHÂN VẬT CỦA ĐẠO DIỄN TRONG
HAI BỘ PHIM ................................................................................................ 33
2.1. Tóm tắt về hai đạo diễn và quan niệm về làm phim ................... 33
2.1.1. Tóm tắt về hai đạo diễn ................................................................. 33
2.1.2. Quan niệm của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên và Nguyễn Đức Việt
vềlàm phim và xây dựng nhân vật. .......................................................... 35
2.2. Cách xây dựng mối quan hệ tam giác, cảnh nóng và lời thoại .. 37
2.2.1. Xây dựng nhân vật trong mối quan hệ tam giác ........................... 37
2.2.2. Thể hiện “cảnh nóng” làm rõ tính cách, đời sống, mối quan hệ
của các nhân vật...................................................................................... 42
2.3. Khai thác mâu thuẫn, diễn biến tâm lý để làm đậm tính cách
nhân vật .................................................................................................. 46
2.3.1. Xây dựng, khai thác tâm lý nhân vật mang tính chung, tính riêng
và tính logic ............................................................................................. 46
Tiểu kết chƣơng 2 .................................................................................. 54
Chƣơng 3 : CÁCH CHỌN, SỬ DỤNG DIỄN VIÊN, KHÔNG GIAN, BỐI
CẢNH PHIM VÀ MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM .............................. 56
3.1. Cách chọn, sử dụng diễn viên ....................................................... 56
3.1.1. Đạo diễn với công tác diễn xuất ................................................... 56

7


3.1.2. Sử dụng dàn diễn viên phù hợp với các nhân vật ......................... 57
3.2. Chọn không gian, bối cảnh phim trong mối quan hệ với tính
cách nhân vật ......................................................................................... 72
3.2.1. Xây dựng nhân vật gắn với không gian,bối cảnh miền Trung...... 72
3.3. Một số hạn chế trong xây dựng nhân vật .................................... 76
3.3.1. Một số hạn chế trong thể hiện không gian, bối cảnh trong mối

quan hệ với tính cách nhân vật ............................................................... 76
3.4. Một số bài học kinh nghiệm .......................................................... 80
3.4.1. Xây dựng nhân vậtvới yếu tố văn hóa vùng, miền. ....................... 80
3.4.2. Sự đồng sáng tạo của đạo diễn với các thành phần làm phim. .... 81
3.5. Một số gợi mở, đề xuất về xây dựng nhân vật của đạo diễn ...... 83
3.5.1. Xây dựng nhân vật từ kịch bản phân cảnh. .................................. 83
Tiểu kết chƣơng 3 .................................................................................. 87
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 92

8


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Điện ảnh là nghệ thuật tổng hợp mang đậm chất tạo hình. Bất kỳ một
tác phẩm điện ảnh phim truyện nào cũng liên quan đến việc tạo hình và xây
dựng nhân vật, dù cảnh quay có ngắn hay dài hoặc câu chuyện phim nhƣ thế
nào.
Xây dựng nhân vật có vai trò quan trọng đối với phim truyện điện
ảnh.Trong quá trình sáng tác ngƣời đạo diễn phim tìm kiếm cách xây dựng
nhân vật cho bộ phim, sao cho các nhân vật đó không chỉ phù hợp với nội
dung của từng đoạn phim mà còn cả bộ phim. Xây dựng nhân vật trong phim
không chỉ cần phù hợp với các yếu tố nhƣ hình ảnh, âm thanh, hóa trang,
phục trang, đạo cụ của bộ phim, mà còn với văn hóa cũng nhƣ thói quen cảm
thụ nghệ thuật của ngƣời xem.
Đạo diễn là ngƣời chịu trách nhiệm của một bộ phim, từ tác phẩm nghệ
thuật thể hiện đến kỹ thuật thực hiện, từ ánh sáng đến bố cục khuôn hình. Vì
vậy, nhiệm vụ của ngƣời đạo diễn phải xây dựng nên những nhân vật trong
phim từ đó các diễn viên sẽ diễn xuất tạo ra nét riêng của mình. Trong quá

trình xử lý tạo hình xây dựng nhân vật trong phim truyện điện ảnh, cần sự
cảm nhận, thống nhất, kết hợp từ nội dung kịch bản đến khâu sử lý, cách thể
hiện một tác phẩm điện ảnh; từ biên kịch, đạo diễn đến ngƣời quay phim, họa
sỹ bối cảnh, diễn viên. Ngoài ra, đạo diễn còn có một vai trò đặc biệt quan
trọng và có ảnh hƣởng sâu sắc tới việc thành công hay thất bại của bộ phim,
khi kết hợp nghệ thuật và kỹ thuật xây dựng lên một nhân vật trong phim. Vì
vậy, ngƣời đạo diễn xây dựng nhân vật trong một phim điện ảnh rất quan
trọng, ảnh hƣởng tới sự thành bại của bộ phim.
9


“Nghệ thuật xây dựng nhân vật của đạo diễn trong phim Sống trong sợ
hãi và Những đứa con của làng” là một đề tài có tính mới, không trùng lặp
với các đề tài nghiên cứu về nhân vật nói chung và nhân vật trong phim
truyện điện ảnh Việt Nam nói riêng trƣớc đây. Hiện nay, chƣa có công trình
nào nghiên cứu một cách hệ thống, chuyên sâu về đề tài này. Đề tài này, theo
học viên, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn, phù hợp với với chuyên ngành học
viên đƣợc đào tạo là đạo diễn điện ảnh, hơn nữa cũng phù hợp với công việc
hiện tại của học viên là một đạo diễn.
Học viên nhận thấy sự khả thi khi nghiên cứu đề tài này, khi căn cứ vào
tài liệu tham khảo, các tác phẩm phim truyện điện ảnh Việt Nam đã đƣợc
xem, việc phỏng vấn các nhà quản lý điện ảnh, nhà nghiên cứu, sáng tác, nhà
làm phim, nhất là phỏng vấn trực tiếp các đạo diễn phim truyện điện ảnh liên
quan đến đề tài.
Học viên nhận thấy có sự am hiểu nhất định về đối tƣợng nghiên cứu.
Khi chọn lựa các tiêu chí của đối tƣợng nghiên cứu, nhận thấy hai bộ phim
Sống trong sợ hãi của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên và Những đứa con của làng
của đạo diễn Nguyễn Đức Việt có nhiều nét tƣơng đồng về đề tài, hệ thống
nhân vật, không gian văn hóa, tính vùng miền, cách xây dựng nhân vật... Từ
trƣớc đến nay, phim Việt Nam làm về chiến tranh thì nhiều, nói về nỗi oán

giận thời hậu chiến cũng không ít, nhƣng nói trực diện về sự hận thù nhƣ
trong Những đứa con của làng thì còn ít, đó là điều đầu tiên khiến bộ phim có
nét riêng khác hẳn các phim Việt Nam từ trƣớc đến nay. Cả hai phim thấm
đẫm cảm xúc về số phận con ngƣời thời hậu chiến, trong đó có về nỗ lực hóa
giải hận thù và hàn gắn vết thƣơng chiến tranh.
Luận văn này khi nghiên cứu thành công, học viên hy vọng sẽ đóng
góp phần mình dù nhỏ bé vào việc bổ sung các nghiên cứu lý luận về xây
dựng nhân vật trong phim truyện điện ảnh; là tài liệu tham khảo về đào tạo
10


điện ảnh; hỗ trợ ít nhiều về công việc, nghiệp vụ đạo diễn nói chung và xây
dựng nhân vật trong phim truyện điện ảnh Việt Nam nói riêng. Nói cách khác,
nghiên cứu về nghệ thuật xây dựng nhân vật trong phim truyện điện ảnh Việt
Nam của hai bộ phim Sống trong sợ hãi của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên và
Những đứa con của làng của đạo diễn Nguyễn Đức Việt sẽ góp phần nhất
định nhằm nâng cao công tác xây dựng nhân vật và nâng cao chất lƣợng của
phim truyện điện ảnh Việt Nam.
*Lý do chọn đạo diễn của hai phim Sống trong sợ hãi và Những đứa
con của làng:
Nội dung hai phim đều giàu chất liệu, hiện thực thời hậu chiến. Các đạo
diễn đều thể hiện góc nhìn nhân văn, cách xây dựng nhân vật có điểm chung
và về cuộc sống thời hậu chiến của con ngƣời miền Trung.Trong cả hai phim
đều có các nhân thuộc “phe thua cuộc” (trong Sống trong sợ hãi là Tải và
trong Những đứa con của làng là Đông) nên khi ra đời cũng vấp phải không
ít khó khăn bởi nhân vật chính là một cá nhân thuộc “phe thua cuộc”.
Hai đạo diễn đều thể hiện những tìm tòi, sang tạo riêng khi thể hiện một
đề tài chung. Thêm nữa, đề tài hai phim không có giá trị thƣơng mại. Dòng
phim chiến tranh của Việt Nam dƣờng nhƣ không nằm trong dòng chảy của
phim giải trí nhƣng hai phim đều có yếu tố giải trí, tình cảm lãng mạn.

Với những lý do trên, học viên chọn đề tài “Nghệ thuật xây dựng nhân
vật của đạo diễn trong phim Sống trong sợ hãi và Những đứa con của làng”
cho luận văn tốt nghiệp Cao học của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Khi chọn nghiên cứu đề tài nghệ thuật xây dựng nhân vật trong phim
Sống trong sợ hãi (đạo diễn Bùi Thạc Chuyên) và phim Những đứa con của
làng (đạo diễn Nguyễn Đức Việt), ngƣời viết đã nghiên cứu những bài viết
trên sách, các công trình nghiên cứu khoa học, có liên quan đến vấn đề, nhiều
11


vấn đề đã đƣợc đề cập, bàn luận, phân tích, kiến giải, nghiên cứu, là cơ sở để
tham khảo, đối chiếu, so sánh nhƣ:
Trong công trình Điện ảnh học-Lý luận và thực tiễn (NXB Chính trị
quốc gia - Sự thật, 2015), tại chƣơng II, phần IV, mục 5 - Vấn đề xây dựng
hình tƣợng nhân vật, tác giả Vũ Ngọc Thanh đã hệ thống việc xây dựng hình
tƣợng nhân vật và vấn đề thể hiện tính cách nhân vật chính trong một số phim
truyện Việt Nam.
Trong Ngôn ngữ Điện ảnh và Truyền hình, tác giả Bruno Toussaint
(Nguyễn Thị Hƣơng và Phạm Tố Uyên dịch, Hội Điện ảnh Việt Nam, 2007)
cho rằng nhân vật là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên
thành công cho tác phẩm nghệ thuật. Ở bất cứ bộ môn nghệ thuật nào, việc
xây dựng nhân vật luôn đƣợc xem trọng và cần sự sáng tạo của ngƣời nghệ sĩ.
Trong tác phẩm này, tác giả cũng đề xuất một số tiêu chuẩn cho phép bạn đọc
có những đánh giá đúng đắn theo sở thích và cá tính của mình.
Bên cạnh những công trình nghiên cứu, luận văn tốt nghiệp thạc sĩ cũng có nhiều
bài viết trên các báo, tạp chí của các tác giả đề cập đến vấn đề nhân vật:
Đạo diễn, NSND Đặng Nhật Minh đã có bài viết Một vài suy nghĩ về
nhân vật trong phim truyện (Thế giới điện ảnh, ngày 26/08/2008) đã bàn về

các nhân vật điển hình trong điện ảnh Trung Quốc, Liên Xô, Italia... và các
nhân vật trong phim truyện Việt Nam những năm trƣớc đây. Ông quan niệm:
“Nhân vật trên phim là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với một tác phẩm
điện ảnh. Chúng không phải đến từ một cõi hƣ vô bí hiểm nào mà đến từ cuộc
sống, kể cả nhân vật trong phim truyện lẫn tài liệu và tính cách của các nhân
vật đó phải luôn luôn đƣợc phát triển. Chúng không một chiều mà đa dạng
nhƣ bản thân đời sống. Có lẽ đó là bí quyết để đảm bảo thành công cho một
bộ phim”.

12


Trong bài viết Mạn đàm về nghề của nhân vật nữ trên phim Việt (Thế
giới Điện ảnh, ngày 8/3/2009), tác giả Bảo Châu cũng nhận định: “Lâu nay
khi xem phim Việt Nam, chúng ta thấy các nhân vật nữ trên phim rất đẹp, xuất
thân nghề nghiệp rất đa dạng nhƣ diễn viên, doanh nhân, ca sĩ, ngƣời mẫu...
Tuy nhiên dƣờng nhƣ sự khắc họa nghề nghiệp của mỗi nhân vật trong phim
còn mờ nhạt, chƣa tạo đƣợc ấn tƣợng với ngƣời xem...”.
Trong khi đó, trong bài Người đàn bà mộng du (hanoimoi.com.vn,
ngày 04/10/2003), tác giả Nguyễn Dƣơng cho rằng, chiến tranh đã qua gần
30 năm nhƣng tàn tích vẫn còn hiện hữu trên mảnh đất, đời ngƣời Việt Nam.
Những dằn vặt, ám ảnh, khắc khoải về cuộc chiến, về những mất mát vẫn theo
suốt cuộc đời những ngƣời đang sống. Và đó là một vết thƣơng mãi không
lành. Dựa theo truyện ngắn Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành của cố
nhà văn Nguyễn Minh Châu, tầm tƣ tƣởng của Nguyễn Minh Châu, sự kỹ tính
trong chọn bối cảnh, phục trang của đạo diễn Nguyễn Thanh Vân đƣợc thêm
bởi phong cách hai nhà văn đang nổi là biên kịch Nguyễn Quang Thiều, biên
tập Nguyễn Quang Lập. Họ cùng nhau đƣa chuyến tàu của ngƣời đàn bà
mộng du về đúng bến đỗ trong lòng khán giả.
Nhiều cuộc tọa đàm, hội thảo, luận văn và bài viết trên các tạp chí

chuyên ngành cũng chỉ mang tính khái quát, đề cập khá chung chung đến vấn đề
nhân vật trong nghệ thuật điện ảnh, không đi sâu nghiên cứu chuyên sâu, cụ thể
về nhân vật trong phim của một đạo diễn, tác giả cụ thể nào.
Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu của các nhà nghiên
cứu, lý luận phê bình nghệ thuật trong nƣớc và trên thế giới đề cập đến vấn đề
nhân vật trong văn học nghệ thuật, điện ảnh, sân khấu...với những góc nhìn đa
chiều nhƣng mới chỉ dừng lại ở một số bài báo hoặc những phân tích trên
từng tác phẩm cụ thể mà vẫn chƣa có công trình nghiên cứu khoa học nào
chuyên sâu, mang tính hệ thống về xây dựng nhân vật trong các bộ phim của
13


Sống trong sợ hãi và Những đứa con của làng của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên
và Nguyễn Đức Việt.
3. Mục đích nghiên cứu
Khảo sát xây dựng nhân vật của đạo diễn Nguyễn Đức Việt và Bùi Thạc
Chuyên trong phim Sống trong sợ hãi và Những đứa con của làng để nâng
cao công tác nghiệp vụ đạo diễn.
Phân tích nguyên nhân thành công về nghệ thuật xây dựng nhân vật
trong phim truyện Việt Nam của đạo diễn Nguyễn Đức Việt và Bùi Thạc
Chuyên nhằm liên hệ, rút ra bài học kinh nghiêm trong công tác đạo diễn
phim truyện điện ảnh Việt Nam hiện nay và trong tƣơng lai.
Qua kết quả nghiên cứu, ngƣời viết nhằm học hỏi, lĩnh hội cho bản
thân, cho nghề nghiệp của mình những kinh nghiệm sáng tạo từ hai đạo diễn
Nguyễn Đức Việt và Bùi Thạc Chuyên cũng nhƣ một số nhà đạo diễn và biên
kịch, diễn viên khác.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
Trong bất kỳ tác phẩm nghệ nào của điện ảnh thì công tác xây dựng
nhân vật của đạo diễn là không thể thiếu. Một đạo diễn không thể thiếu về
công tác xây nhân vật sao cho phù hợp cũng nhƣ thúc đẩy diễn viên sáng

tạo,sử lý giải pháp tạo hình cho một tác phẩm của điện ảnh.
Đối tƣợng nghiên cứu cụ thể: Xây dựng nhân vật trong phim Sống trong
sợ hãi và Những đứa con của làng. Sự thành công và hạn chế của 2 bộ phim
này.
Trong khuôn khổ của một luận văn cao học, ngƣời viết chỉ nghiên cứu về
xây dựng nhân vật chính trong phim. Với chuyên ngành đƣợc đào tạo khi còn
học đại học đạo diễn nên ngƣời viết đi sâu về nghiên cứu những vấn đề xây
dựng nhân vật của một số đạo diễn theo các tiêu chí nhất định liên quan đến
hai đạo diễn Nguyễn Đức Việt và Bùi Thạc Chuyên.
14


5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Khảo sát nghệ thuật xây dựng nhân vật trong phim của hai đạo diễn
Nguyễn Đức Việt và Bùi Thạc Chuyên trong phim Những đứa con của làng
và Sống trong sợ hãi.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục đích và các nhiệm vụ trên đây, luận văn sử dụng một
số phƣơng pháp trong quá trình nghiên cứu và thu thập thông tin nhƣ sau:
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận:
Tham khảo, tra cứu, đọc, phân tích, hệ thống hóa các tài liệu, các
nghiên cứu có liên quan đến nghệ thuật xây dựng nhân vật và nghệ thuật của
đạo diễn phim truyện và những vấn đề liên quan.
Sử dụng phƣơng pháp diễn giải - quy nạp; khái quát hóa, hệ thống hóa.
Phân tích, tổng hợp, so sánh những vấn đề lý thuyết đƣợc đề cập trong
luận văn và những công việc làm phim đƣợc thể hiện của hai đạo diễn
Nguyễn Đức Việt và Bùi Thạc Chuyên.
6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
Chủ yếu xem những bộ phim và 2 phim trên của đạo diễn Nguyễn
Đức Việt và Bùi Thạc Chuyên có liên quan đến những vấn đề đặt ra trong

luận văn.
Tìm và xem những bộ phim có liên quan đến những vấn đề đặt ra. Luận
văn khảo cứu những tƣ liệu về đạo diễn Bùi Thạc Chuyên và Nguyễn Đức
Việt, từ những phát hiện đầu tiên của các nhà phê bình về tiềm lực của đạo
diễn khi những bộ phim đầu tay ra đời, đến những bài viết gần đây nhất, có ý
nghĩa cập nhật nhất. Bao quát các bộ phim nằm trong danh mục khảo sát.
Khảo luận các tài liệu liên quan để so sánh đối chiếu trong nghiên cứu.

15


Phƣơng pháp so sánh: Đặt đạo diễn Bùi Thạc Chuyên và Nguyễn Đức
Việt và những bộ phim của họ trong mối liên hệ cùng thời với các tác giả
khác, từ đó kiến giải cách xây dựng nhân vật của hai đạo diễn này.
Các phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, đối chiếu: đƣợc sử dụng trong
việc xem xét, đánh giá, phân tích những vấn đề lý thuyết đƣợc đề cập trong
luận văn và cách xây dựng nhân vật trong phim truyện, đƣợc thể hiện trong
các bộ phim có liên quan. Từ đó rút ra những kết luận cần thiết cho việc
nghiên cứu đề tài.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Bƣớc đầu khảo sát, nhận định, đánh giá, tổng kết những tìm tòi, thành
công, đóng góp về nghệ thuật của hai đạo diễn Nguyễn Đức Việt và Bùi Thạc
Chuyên.
Qua đó góp phần nâng cao công tác đạo diễn nói riêng và nâng cao chất
lƣợng nghệ thuật của phim truyện điện ảnh Việt Nam nói chung, nhằm đáp
ứng nhu cầu thƣởng thức của đông đảo quần chúng khán giả.
Đồng thời, làm tài liệu tham khảo cho những ngƣời quan tâm, những
ngƣời làm phim, yêu thích điện ảnh và có thể đóng góp cho công tác đào tạo,
giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
8. Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn
nhằm cụ thể hóa nhiệm vụ nghiên cứu và đƣợc kết cấu thành 3 chƣơng.
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG
PHIM TRUYỆN ĐIỆN ẢNH
Chƣơng 2: CÁCH XÂY DỰNG NHÂN VẬT CỦA ĐẠO DIỄN TRONG
HAI BỘ PHIM
Chƣơng 3: CÁCH CHỌN, SỬ DỤNG DIỄN VIÊN, KHÔNG GIAN, BỐI
CẢNH PHIM VÀ MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
16


Chƣơng 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG NHÂN VẬT
TRONG PHIM TRUYỆN ĐIỆN ẢNH
1.1. Một số vấn đề về xây dựng nhân vật trong phim truyện điện
ảnh
1.1.1. Nhân vật điện ảnh
Có thể khẳng định nhân vật là yếu tố cơ bản nhất cấu thành lên một tác
phẩm nghệ thuật nói chung và trong tác phẩm điện ảnh nói riêng. Về nội
dung, đó chính là phƣơng tiện để nhà làm phim khái quát hiện thực một cách
hình tƣợng, gửi gắm chủ đề tƣ tƣởng của tác phẩm. Mỗi nhân vật nhƣ là một
công cụ để ngƣời nghệ sĩ khám phá, miêu tả đời sống. Nhân vật còn là hiện
thân cho những quan niệm về tính cách và những tƣ tƣởng chủ đề mà tác giả
muốn thể hiện, trong một thời đại lịch sử nhất định. Nhân vật, nhất là khi đã
trở thành hình tƣợng nghệ thuật, chính là chìa khóa để chúng ta đi vào thế giới
tƣ tƣởng nghệ thuật của tác phẩm.
Trong tác phẩm điện ảnh, nhân vật phải hành động. Nếu không có
hành động sẽ không có nhân vật điện ảnh và hẳn nhiên sẽ không có tác
phẩm điện ảnh. Nhân vật trong điện ảnh luôn hành động và biến đổi. Nếu
bản thân nhân vật không thay đổi thì môi trƣờng xung quanh anh ta sẽ thay

đổi, nếu nhân vật nỗ lực thay đổi cái gì đó giống nhƣ nhân vật nỗ lực để đạt
đƣợc mục đích đặt ra ở đầu phim. Chỉ có hành động, nhân vật mới chứng tỏ
cho khán giả thấy mình là ai, mình là con ngƣời nhƣ thế nào. Trong tác phẩm
điện ảnh, cần phải có những diễn biến dẫn tới hành động đó một cách logic.
Sự biến đổi suy nghĩ, tính cách của nhân vật cũng là một yếu tố rất quan trọng
đƣợc nhà biên kịch sử dụng để tạo nên nhân vật đa tính cách, nhằm hấp dẫn,
lôi cuốn khán giả.
17


Nhà biên kịch, nhà đạo diễn phải có sự tôn trọng đối với nhân vật của
mình. Trong tác phẩm, nhân vật cần phải đƣợc biến đổi và trƣởng thành một
cách rất tự nhiên theo quy luật của cuộc sống. Một điều nữa cũng cần phải
nhắc tới là mối quan hệ giữa nhân vật và khán giả. Ngồi trƣớc màn ảnh, khán
giả phải cảm nhận đƣợc nhân vật, phải có sự chia sẻ, cảm thông, vui, buồn
cùng nhân vật. Để có thể dẫn tới điều đó, nhà đạo diễn phải cho khán giả thấy
đƣợc một phần của chính mình ẩn sâu trong nhân vật trên màn ảnh.
Dù phim truyện điện ảnh là những câu chuyện phim đƣợc hƣ cấu
nhƣng cũng cần phải tuân thủ những nguyên tắc cơ bản. Việc tuân thủ các
nguyên tắc trong xây dựng nhân vật sẽ giúp ngƣời viết có đƣợc những nhân
vật điện ảnh sắc nét, sinh động và gẫn gũi. Đó cũng chính là lý do tạo nên
sự khác biệt giữa điện ảnh và văn học. Với một ngƣời viết văn, có thể
không cần phải tuân thủ bất cứ nguyên tắc nào, nhƣng với điện ảnh, nếu
ngƣời viết thả trôi cảm xúc của mình, sáng tác giống nhƣ một nhà văn thì
có thể xảy ra trƣờng hợp kịch bản thiếu mạch lạc, đánh đố đạo diễn trong
việc thể hiện và sáng tạo tác phẩm. Vì thế tuân thủ một số nguyên tắc nhất
1.1.2. Phân loại nhân vật trong tác phẩm điện ảnh
Để có thể nắm bắt đƣợc những đặc điểm của nhân vật, cần có những
khái niệm cơ bản về phân loại nhân vật. Xét về vai trò nhân vật trong tác
phẩm: có nhân vật chính, nhân vật phụ và nhân vật trung tâm.

Nhân vật chính phải là ngƣời xuất hiện trong suốt cả chiều dài của bộ
phim và là ngƣời tạo ra sự vận động, thúc đẩy mọi hành động của câu chuyện.
Nhiệm vụ của mỗi nhân vật chính cần phải đƣợc đặt trong một hoàn cảnh khó
khăn để anh ta có thể thể hiện đƣợc hết các phẩm chất vốn có của bản thân.
Nhân vật chính phải tự giải quyết lấy vấn đề của mình. Nhân vật phụ không thể
đóng thế nhân vật chính ở những điểm mấu chốt của câu chuyện, những cao

18


trào của bộ phim. Hay nói cách khác, nhà biên kịch không thể để nhân vật
chính và nhân vật phụ hành động một cách tuỳ tiện, lẫn lộn công việc của nhau.
Nhân vật chính là nhân vật đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện
tập trung đề tài, chủ đề và tƣ tƣởng của tác phẩm. Trong Sống trong sợ hãi
của Bùi Thạc Chuyên có nhiều nhân vật chính, nhƣ Tải, Ba Thuận, Năm
Đực… Trong Những đứa con của làng của Nguyễn Đức Việt là ông Thập,
Bè, Bƣới, Đông....
Trong phim Sống trong sợ hãi của Bùi Thạc Chuyên có các nhân vật
phụ nhƣ Hai Dân, ngƣời vợ bé của Tải, cô Uyên, bé Lành…Trong phim
Những đứa con của làng của Nguyễn Đức Việt là ông chủ tịch xã - con trai
ông xã trƣởng làm Việt gian ngày trƣớc, ông lý trƣởng...
Cũng xét từ góc độ nội dung tƣ tƣởng hay phẩm chất nhân vật, ta lại có
thể chia ra thành hai nhóm nhân vật chính là nhóm nhân vật đơn tính cách
(bao gồm các loại nhân vật chính diện - nhân vật tích cực - và nhân vật phản
diện - nhân vật tiêu cực) và nhóm nhân vật đa tính cách (nhân vật có sự biến
đổi từ tích cực sang tiêu cực hoặc ngƣợc lại).
Nhân vật đơn tính cách là loại nhân vật chỉ có tính cách đơn duy nhất
trong toàn bộ diễn biến của câu chuyện mà anh ta tham gia trong tác phẩm.
Nhân vật đa tính cách là nhân vật có sự biến đổi trong tâm lý, tình cảm. Ở đầu
phim, anh ta có thể là một ngƣời rất xấu xa, nhƣng sau đó, anh ta hoàn lƣơng

và trở thành ngƣời anh hùng, hoặc cũng có thể hoàn toàn ngƣợc lại. Điểm
mấu chốt tạo nên sự biến đổi trong tính cách của nhân vật là phải có một tác
nhân đủ mạnh nhƣ một cú sốc tình cảm (ví dụ nhƣ cha, mẹ, anh, chị em hay
con cái chết đi, hoặc đem lòng yêu một cô gái ngay từ cái nhìn đầu tiên...),
gặp vận may lớn rất bất ngờ (nhƣ trúng vé số độc đắc, nhặt đƣợc rất nhiều
tiền, phát hiện ra kho báu bí mật...) mới có thể tạo nên sự thay đổi đột ngột
làm biến đổi tâm tƣ, tình cảm của nhân vật. Trong nhóm nhân vật đa tính cách
19


này, cũng nhiều khi đó là sự hoà trộn giữa chính diện và phản diện trong cùng
một con ngƣời.
Nhìn chung, khi phân định loại hình nhân vật phải rất linh hoạt dựa trên
cơ sở khả năng phản ánh hiện thực của tác phẩm và ý đồ tƣ tƣởng của tác
giả.Từ khái niệm nhân vật tới khái niệm tính cách và tính cách điển hình là
những mức độ khác nhau về chất lƣợng tƣ tƣởng - nghệ thuật của sự thể hiện
con ngƣời trong tác phẩm.
1.1.3. Một số nguyên tắc, thủ pháp xây dựng nhân vật điện ảnh
Một nguyên tắc đƣợc coi là bất biến và thƣờng xuyên đƣợc nhắc đến
khi xây dựng nhân vật là: không có nhân vật sẽ không có hành động; không
có hành động sẽ không có xung đột; không có xung đột sẽ không có cốt
truyện; không có cốt truyện sẽ không có kịch bản. Để nhân vật đƣợc hành
động, phải xét đến những yếu tố nhƣ: Mục đích cuối cùng của nhân vật trong
chuyện này là gì? Động cơ thúc đẩy anh ta hƣớng tới mục đích đó? Vật cản
trên con đƣờng thực hiện mục đích? Làm thế nào để có thể vƣợt qua những
vật cản?
Một vấn đề cần nói tới trong việc xây dựng nhân vật điện ảnh là cần
phải phân biệt đƣợc thế nào là nhân vật và môtíp nhân vật để tìm ra đƣợc
những nhân vật ấn tƣợng. Nói đến môtíp nhân vật, phải nói đến môtíp cốt
truyện – đó là kiểu môtíp tiêu biểu cho các tác phẩm tự sự và kịch vốn chứa

nhiều hành động. Những bộ phim dựng theo môtíp cốt truyện thƣờng thấy
nhƣ vậy đã tạo nên những mô típ nhân vật quá quen thuộc, sáo mòn với cách
thể hiện tƣơng tự nhau. Vậy làm thế nào để nhân vật trong phim của mình trở
nên nổi bật so với những nhân vật khác. Đáp án duy nhất ở đây là cần phải tạo
cho nhân vật những cá tính riêng. Trong cái môtíp chung ấy, nhân vật phải là
một thực thể độc đáo, có phong cách sống, có hành động khác với những
ngƣời bình thƣờng. Thậm chí, nhà biên kịch giỏi là ngƣời biết tìm ra một
20


nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình nhƣng lại có những cá tính đối
lập hoàn toàn. Về vấn đề này, nhà biên kịch Richard Walter đã từng nhận
định: “Khán giả thích những nhân vật hơi khác mình một chút, thậm chí có
nhiều nét hấp dẫn để có thể mở rộng cốt truyện. Hãy cố gắng xây dựng nhân
vật một cách công phu để nhân vật này có khả năng ngay từ cái nhìn đầu tiên
đã chiếm đƣợc sự thú vị của khán giả” [Richard Walter, tr.25].
Để nhân vật đƣợc hành động và diễn viên có đất diễn, các nhà biên
kịch và đạo diễn phải đặt nhân vật chính của mình vào trong một hoàn cảnh
nhất định. Thông thƣờng, các nhà biên kịch trên thế giới đều tuân thủ theo
một quy luật chính là tạo cho nhân vật một tai họa ngay từ những phút khởi
đầu của bộ phim (thông thƣờng là từ phút đầu tiên đến phút thứ 10). Tai họa
này chính là điểm khởi đầu cho toàn bộ những hành động của nhân vật trong
suốt cả bộ phim. Lý giải cho cách làm này, các nhà biên kịch muốn lấy đƣợc
thiện cảm của khán giả dành cho nhân vật chính của phim ngay từ đầu. Xét
trên góc độ tâm lý khán giả, nhân vật sẽ đƣợc đồng cảm, chia sẻ nỗi đau khi
gặp phải những khởi đầu đầy bất trắc. Ngƣời xem sẽ tò mò muốn biết tai họa
đó là gì, liệu rằng nhân vật có vƣợt qua đƣợc nó hay không và cách mà nhân
vật chiến đấu để vƣơn lên số phận nhƣ thế nào... Việc tạo ra tai họa cho nhân
vật cũng là một yếu tố để xác định nhân vật trung tâm và điểm khởi đầu cho
hành trình của anh ta trong câu truyện, đồng thờinó cũng tạo ra nhu cầu hành

động cho nhân vật. Điều đó làm cho khán giả cảm thấy dƣờng nhƣ những suy
nghĩ, hành động của nhân vật là do tự thân anh ta chứ không phải là sự dẫn
dắt của nhà làm phim.
Bên cạnh yếu tố rủi ro và may mắn, nhân vật trong điện ảnh cần phải
gặp những vật cản thích hợp. Đó là những vật cản về địa hình – không
gian,vật cản thời gian là áp lực về thời gian đè nặng lên nhân vật, vật cản về
thời tiết, vật cản về tâm lý: những sự nhầm lẫn, hay quên, những kiêng kỵ,
21


những day dứt, những lo sợ, vật cản về sức khoẻ: sự kiệt sức mệt mỏi, vật cản
về tiền bạc, tài chính,… Ngoài ra còn một số vật cản khác nhƣ những bất ngờ
xuất hiện nhƣ bỗng dƣng một viên đạn lạc gây chết ngƣời, đột nhiên bị ngã,
gãy chân, bỗng mất tiền vì một kẻ lừa đảo mà bề ngoài tử tế...
Những yêu cầu đối với vật cản là vật cản phải hợp lý với không gian
của câu chuyện, phù hợp với thời điểm câu chuyện diễn ra, phù hợp với tính
cách nhân vật, phù hợp với bối cảnh thống nhất của tác phẩm. Các vật cản
phải đảm bảo độ tin cậy: khi chúng ta đặt ra các vật cản cũng có nghĩa là đặt
nhân vật trƣớc hàng loạt thử thách. Những khó khăn này tạo ra những xung
đột đầy kịch tính. Điều quan trọng không phải tạo ra cái gì mà phải làm sao
cho khán giả thấy nhân vật vƣợt qua cái này nhƣ thế nào. Và khi khán giả đã
sống cùng nhân vật, tham gia hoạt động cùng nhân vật thì họ sẽ có chung nhịp
đập với nhân vật. Để đến mức nhân vật gặp khó khăn hay nguy hiểm, khán
giả thấy thƣơng đau và muốn lao vào cứu giúp. Các vật cản phải hợp với nhân
vật. Tác dụng của vật cản trong phim truyện góp phần thúc đẩy nhân vật hành
động, đẩy xung đột ngày càng tăng, thúc đẩy câu chuyện vận động về phía
trƣớc, làm tăng nhịp điệu, tiết tấu của câu chuyện cho hấp dẫn hơn và khám
phá tính cách nhân vật một cách tự nhiên, rõ ràng và thú vị.
Nhà biên kịch Đoàn Minh Tuấn trong cuốn Những vấn đề lý luận kịch
bản phim (Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, Trƣờng Đại học Sân khấu - Điện

ảnh Hà Nội, 2008) đã chỉ ra quan điểm và những nguyên tắc nhất định trong
việc xây dựng một số mẫu hình nhân vật nhƣ: “… xây dựng nhân vật hành
động và xây dựng nhân vật trong sự biến đổi” và chỉ ra khá chi tiết khi dẫn
chứng một bảng câu hỏi kiểm tra lý lịch nhân vật, nhân vật điện ảnh đƣợc xây
dựng nên sẽ sinh động khi trả lời đƣợc càng nhiều những câu hỏi trong bảng
kiểm tra lý lịch nhân vật của nhà biên kịch Zajos Agri: Mô tả thời niên thiếu
của nhân vật về những phƣơng diện: mối quan hệ với cha mẹ; mối quan hệ
22


với anh chị em ruột; mối quan hệ với những người quan trọng khác thời
niên thiếu; lối sống; giáo dục; hoạt động; nơi nhân vật lớn lên; Mô tả quan
hệ hiện tại của nhân vật với: cha mẹ, anh chị em ruột, những ngƣời quan
trọng khác; Mô tả cuộc sống của nhân vật: tình trạng hôn nhân, các vƣớng
mắc trong tiểu sử…; Những đặc điểm chính về cá nhân của nhân vật (bi
quan, lạc quan, hƣớng nội, hƣớng ngoại); Nhân vật tự hào về cái gì, xấu hổ
về cái gì? [Đoàn Minh Tuấn, sđd, tr. 12].
Bảng mô tả lý lịch nhân vật trên cho ta một con ngƣời trong thực tế,
có tốt, có xấu, có các mối quan hệ, có quan điểm sống rõ ràng. Nếu trả lời
đƣợc càng nhiều câu hỏi trên thì nhân vật đƣợc xây dựng sẽ càng gần gũi
với đời sống và dễ nhận đƣợc thiện cảm của ngƣời xem.
Mỗi dạng nhân vật có những chức năng và nhiệm vụ khác nhau. Đối
với nhân vật chính, đó sẽ là ngƣời chi phối toàn bộ câu chuyện, thúc đẩy
câu chuyện phát triển, giải quyết những mâu thuẫn bên trong và bên ngoài
có liên quan đến câu chuyện phim. Nhân vật phụ, những nhân vật chức
năng là những nhân vật bên cạnh nhân vật chính, hành động của anh ta có
ảnh hƣởng trực tiếp đến nhân vật chính và mục đích của nhân vật chính,
đôi khi cản trở hành động của nhân vật chính. Những nhân vật chức năng
khác trong phim sẽ ít nhiều tham gia vào câu chuyện, vào hành trình của
nhân vật chính, có thể cản trở hoặc hỗ trợ nhân vật chính vƣợt qua mọi vật

cản để đạt đƣợc mục đích.
Mỗi thành tố, chi tiết hoặc mỗi nhân vật trong phim đều phải đƣợc
tính toán một cách kỹ lƣỡng, trƣớc mỗi hành động của nhân vật, nhân vật
đó phải có những lý do cụ thể và thuyết phục. Mỗi nhân vật phụ, hoặc nhân
vật chức năng đƣợc thêm vào cũng cần đƣợc đảm bảo những nguyên tắc cơ
bản, thuyết phục. Nếu một bộ phim có quá nhiều nhân vật phụ dù có tác
động đến mục đích của nhân vật chính nhƣng nếu không đƣợc cân nhắc kĩ
23


lƣỡng thì bản thân nhân vật phụ đó sẽ làm hại nhân vật chính khiến cho
chỉnh thể phim trở nên rối rắm, khó theo dõi.
Tuân thủ nguyên tắc chung trong việc xây dựng nhân vật có thể
chƣa cho ta một bộ phim hay nhƣng chắc chắn sẽ có một bộ phim mạch
lạc và dễ xem.
1.2. Vai trò của đạo diễn trong xây dựng nhân vật
1.2.1. Trong xử lý kịch bản
Đạo diễn là ngƣời chuyển ngữ ngôn từ trong kịch bản bằng chất liệu
chính là hình ảnh động và âm thanh, nhƣng câu chuyện phải là của chính nhân
vật, bởi tự thân mỗi nhân vật đều đã có một đời sống riêng, một lối suy nghĩ,
hành động riêng.
Nghệ thuật luôn là sự kế tục, đồng thời cũng là con đƣờng đầy mâu
thuẫn, khó khăn để phủ định chính mình. Hơn lúc nào hết điện ảnh Việt Nam
cần có những phong cách riêng, diện mạo riêng. Trong xử lý nghệ thuật mỗi
đạo diễn cần là chính mình “Phim càng giống với đạo diễn sẽ càng mang tính
riêng biệt và đạo diễn càng đam mê thì khán giả cũng sẽ đam mê, đồng cảm
với đạo diễn”. Những độc đáo trong cách thể hiện, trong phong cách tạo hình
sẽ tìm kiếm đƣợc từ cội nguồn văn hóa dân tộc Việt Nam, từ đặc tính dân tộc
thể hiện qua các loại hình văn học nghệ thuật đã tồn tại hàng trăm năm trên
đất nƣớc này, cũng nhƣ sự vận dụng có sáng tạo những kinh nghiệm của các

bậc thầy điện ảnh thế giới.
1.2.2. Qua cách kể chuyện
Một bộ phim hay một cuốn tiểu thuyết hấp dẫn ngoài những yếu tố
mang tính chất đặc thù của thể loại, còn có một yếu tố tiên quyết đó là cách
thức mà nhà văn, đạo diễn kể lại câu chuyện đó. Khi chúng ta thƣởng thức
một tác phẩm điện ảnh hay một tác phẩm văn học, dù muốn hay không muốn
chúng ta đều sẽ bị cuốn hút vào “trận đồ” kể chuyện của chính tác giả. Có một
24


xu hƣớng trong công chúng thƣởng thức cũng nhƣ phê bình nghệ thuật, ngƣời
ta không còn chú trọng tuyệt đối đến vấn đề tác giả đó, đạo diễn đó kể nội
dung gì mà còn quan tâm hơn hết đến việc tác phẩm đó đƣợc kể lại nhƣ thế
nào. Rõ ràng vấn đề về nghệ thuật kể chuyện không chỉ có vai trò quan trọng
với tác phẩm văn học mà còn quan trọng đặc biệt với tác phẩm điện ảnh, vì
một tác phẩm văn học hay một tác phẩm điện ảnh suy cho cùng cũng là việc
kể lại một câu chuyện. Đó là lý do giải thích tại sao cùng một chủ đề đề tài,
cùng một câu chuyện những chúng ta thấy nó xuất hiện dƣới nhiều thể loại
khác nhau: truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch, hay phim...Cùng một cốt truyện
Hamlet nhƣng bằng khả năng sáng tạo không mệt mỏi đã đƣợc không biết bao
đạo diễn, diễn viên kể đi kể lại nhiều lần mà không nhàm chán...
Ngƣời kể trong phim khác với ngƣời kể chuyện trong kịch vì ngƣời kể
chuyện trong kịch chính là bản thân nhân vật đang diễn trên sân khấu, còn
ngƣời kể chuyện trong phim có thể là đạo diễn và cũng có thể là máy quay
camera. Nhƣng nhìn chung thƣờng là đạo diễn vì đây là ngƣời có quyền lực
thƣợng đế trong việc chỉ đạo quay phim, đồng thời là ngƣời tham gia vào việc
viết kịch bản, tuyển diễn viên, phân cảnh quay... Tùy vào từng thể loại phim
khác nhau, hoặc những phong cách đạo diễn của các đạo diễn khác nhau thì
mỗi tác giả sẽ mang tới những hƣơng vị khác nhau cho bộ phim.
Với vai trò của mình ngƣời đạo diễn vừa là tổng chỉ huy của cả một

đoàn làm phim, vừa là một ngƣời chịu trách nhiệm chính đến sự thành hay bại
của tác phẩm đó.
Cách kể chuyện hay còn có thể gọi là cách dẫn dắt khán giả đi theo mê
trận mà ngƣời đạo diễn bày ra, sẽ khiến cho khán giả có thể nhớ đến bộ phim
hay không. Một cách kể chuyện gọn gàng, rõ ý chắc chắn sẽ đem đến hiệu
quả hơn hẳn một cách kể chuyện dài dòng và vòng vo. Thế nhƣng rõ ý chƣa
đủ, điều đó mới chỉ tạo nên sự rõ ràng mạch lạc cho nội dung tác phẩm chứ
25


×