Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Tỷ giá hối đoái thực và cán cân thương mại trường hơp nghiên cứu của Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1010.27 KB, 56 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
---------------

HỒ BÁ TÌNH

TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI THỰC VÀ CÁN CÂN THƢƠNG MẠI
– TRƢỜNG HỢP NGHIÊN CỨU CỦA VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP.Hồ Chí Minh, năm 2010


2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------------CHƢƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT

HỒ BÁ TÌNH

TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI THỰC VÀ CÁN CÂN THƢƠNG MẠI –
TRƢỜNG HỢP NGHIÊN CỨU CỦA VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành
Mã số

: Chính sách công


: 60.31.14

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. ĐINH CÔNG KHẢI

TP. Hồ Chí Minh, năm 2010


3

LỜI CẢM ƠN
Trƣớc tiên, tôi vô cùng biết ơn thầy Đinh Công Khải, thầy hƣớng dẫn khoa học,
ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn tôi trong quá trình làm đề tài này. Những đóng góp có
giá trị và những lời động viên chân tình của thầy đã giúp tôi vƣợt qua đƣợc giai
đoạn khó khăn trong quá trình thực hiện nghiên cứu.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Châu Văn Thành. Những lời
động viên quý giá của thầy đã làm tôi tự tin hơn, quyết tâm hơn trong công tác học
tập và nghiên cứu của mình.
Tôi xin cảm ơn Chƣơng trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright đã cấp học bổng cho tôi
hoàn thành khóa học thạc sĩ Chính sách công tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt
Nam. Cảm ơn thầy Nguyễn Xuân Thành - Giám đốc chƣơng trình Chính sách
công, Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh - Giám đốc nghiên cứu, thầy Jonathan R. Pincus Giám đốc đào tạo và các thầy cô giảng dạy tại Chƣơng trình Giảng dạy Kinh tế
Fulbright. Với sự nhiệt tình giảng dạy và động viên của các thầy cô đã đem đến
cho tôi những tri thức vô cùng quý giá, động lực to lớn trong suốt quá trình học
tập tại trƣờng.
Tôi cũng vô cùng biết ơn Công ty Cổ phần Tài Việt (Vietstock), nơi tôi đang làm
việc đã giúp đỡ tôi, tạo điều kiện giúp đỡ tôi về thời gian, vật chất, tinh thần trong
quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn này.
Lời cảm ơn chân thành của tôi xin gởi đến cha mẹ tôi, ngƣời thân trong gia đình,
các bạn lớp học MPP1, F13 cùng bạn bè, đồng nghiệp, những ngƣời luôn động

viên tinh thần, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.


4

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và
số liệu sử dụng trong luận văn đều đƣợc dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất
trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan
điểm của Trƣờng Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh hay Chƣơng trình giảng
dạy kinh tế Fulbright.
Tp. HCM, ngày 26 tháng 05 năm 2010
Tác giả

Hồ Bá Tình


5

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................................... 3
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................. 4
MỤC LỤC

5

DANH MỤC VIẾT TẮT ...................................................................................................... 7
MỤC LỤC HÌNH VẼ ĐỒ THỊ ............................................................................................. 8
Tóm tắt đề tài 1
MỞ ĐẦU


2

CHƢƠNG 1: LÝ THUYẾT VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ CÁN
CÂN THƢƠNG MẠI, TỔNG KẾT MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN
CỨU LIÊN QUAN ......................................................................................... 6
1.1.

1.2

1.3

Tỷ giá hối đoái danh nghĩa và tỷ giá hối đoái thực ............................................... 6
1.1.1

Khái niệm tỷ giá hối đoái ......................................................................... 6

1.1.2

Tỷ giá hối đoái danh nghĩa....................................................................... 6

1.1.3

Tỷ giá hối đoái thực.................................................................................. 7

1.1.4

Cơ chế tỷ giá hối đoái .............................................................................. 9

Cán cân thƣơng mại ............................................................................................ 10

1.2.1

Khái niệm về cán cân thương mại .......................................................... 10

1.2.2

Các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại ..................................... 11

Cơ chế tác động của tỷ giá lên cán cân thƣơng mại............................................ 12
1.3.1

Hiệu ứng tác động tỷ giá lên cán cân thương mại ................................. 12

1.3.2

Hệ số co giãn xuất nhập khẩu và điều kiện Marshall-Lerner ................ 13

1.4

Một số mặt hạn chế trong việc sử dụng REER để đo lƣờng tác động của tỷ giá 14

1.5

Tóm lƣợc các nghiên cứu về mối quan hệ giữa tỷ giá và cán cân thƣơng mại ... 15
1.5.1

Những công trình ủng hộ điều kiện Marshall – Lerner.......................... 16

1.5.2


Một số công trình cho thấy không có quan hệ rõ ràng giữa cán cân
thương mại và tỷ giá hối đoái thực......................................................... 16

1.5.3

Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái thực và phát triển kinh tế .................. 17

1.5.4

Ảnh hưởng của tỷ giá đối với thương mại một số quốc gia ................... 18

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH, DIỄN BIẾN TỶ GIÁ VÀ TÁC ĐỘNG
TỶ GIÁ THỰC ĐẾN CÁN CÂN THƢƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM....... 20
2.1

Sự biến động và chính sách tỷ giá trong thời gian qua ....................................... 20

2.2

Tình hình thƣơng mại của Việt Nam .................................................................. 21


6

2.3

Mô hình hồi quy đề xuất liên quan đến tỷ giá và xuất nhập khẩu ...................... 22

2.4


Tính tỷ giá hối đoái thực ..................................................................................... 24

2.5

2.4.1

Nguồn số liệu và một số cách tính .......................................................... 24

2.4.2

Tính tỷ giá thực song phương với đối tác thương mại chủ yếu (BRER). 25

2.4.3

Tính tỷ giá hối đoái thực đa phương (Multilateral Real Exchange Rate)27

Quan hệ giữa tỷ giá hối đoái thực và thƣơng mại ............................................... 28
2.5.1

Tỷ giá hối đoái thực đa phương theo năm.............................................. 28

2.5.2

Mối quan hệ giữa thương mại và tỷ giá bằng các mô hình hồi quy ....... 30

2.5.3

Quan hệ tỷ giá hối đoái thực đa phương và cán cân thương mại tính
theo quý .................................................................................................. 31


2.5.4

Kết luận Chương 2 ................................................................................. 35

CHƢƠNG 4: KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH TRONG CÔNG TÁC ĐIỀU HÀNH TỶ
GIÁ VÀ CẢI THIỆN CÁN CÂN THƢƠNG MẠI ..................................... 37
4.1

Sử dụng MRER tham chiếu trong việc điều hành tỷ giá danh nghĩa trên thị
trƣờng ................................................................................................................. 37

4.2

Điều hành tỷ giá trong ngắn hạn tuân theo các quy luật của thị trƣờng ............. 37

4.3

Thận trọng trong việc chủ động phá giá mạnh nội tệ để thúc đẩy xuất khẩu ..... 38

4.4

Lựa chọn cơ chế điều hành tỷ giá phù hợp với xu thế phát triển kinh tế ............ 38

Kết luận và hƣớng đề xuất nghiên cứu tiếp theo ................................................................ 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................. 41
PHỤ LỤC

43



7

DANH MỤC VIẾT TẮT
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

Từ
ADB
BRER
CPI
EU
FDI
FED
FPI
GDP
GNI
I
IMF
MRER


Tiếng Việt
Ngân hàng phát triển châu Á
Tỷ giá hối đoái thực song pƣơng
Chỉ số giá tiêu dùng
Liên minh châu Âu
Vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
Cục dự trữ Liên Bang Mỹ
Vốn đầu tƣ gián tiếp
Tổng sản phẩm quốc nội
Tổng thu nhập quốc dân
Đầu tƣ
Quỹ tiền tệ quốc tế
Tỷ giá thực đa phƣơng

13
14
15

NER
Tỷ giá giá danh nghĩa
MLC
Điều kiện Marshall – Lerner
NHNN Ngân hàng nhà nƣớc

16
17
18
19
20


REER
S
SDR
TB
TCTK

21
22

THTW Ngân hàng trung ƣơng
WB
Ngân hàng thế giới

Tỷ giá thực hiệu dụng
Tiết kiệm
Quyền rút vốn đặc biệt
Cán cân thƣơng mại
Tổng cục thống kê

Tiếng Anh
Asian Development Bank
Bilateral Real Exchange Rate
Consumer Price Index
European Union
Foreign Direct Investment
Federal Reserve System
Foreign Portfolio Investment
Gross Domestic Product
Gross National Income

Investment
International Monetary Fund
Multilateral Real Echange
Rate
Nominal Exchange Rate
Marshall – Lerner Condition
SBV (The state bank of
Vietnam)
Real Effective Exchange Rate
Savings
Special Drawing Rights
Trade balance
GSO (General Statistics
Office)
Central Bank
World Bank


8

MỤC LỤC HÌNH VẼ ĐỒ THỊ
Nội dung
Hình 1.1: Đƣờng cong J quan hệ giữa phá giá và cán cân thƣơng mại
theo thời gian
Hình 2.1: Tỷ giá hối đoái thực song phƣơng của Việt Nam và các đối
tác thƣơng mại có tỷ giá hối đoái thực nhỏ hơn 1
Hình 2.2: Tỷ giá hối đoái thực song phƣơng của Việt Nam và các đối
tác thƣơng mại có tỷ giá hối đoái thực lớn hơn 1
Hình 2.3: Tỷ giá hối đoái thực đa phƣơng mốc năm 1995 và 2000
Hình 2.4: Quan hệ giữa tỷ giá hối đoái thực và thay đổi cán cân thƣơng

mại của Việt Nam
Hình phụ lục 2.5: Quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và tỷ lệ xuất khẩu/nhập
khẩu (theo năm)
Hình phụ lục 2.6: Quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và tỷ lệ xuất khẩu/nhập
khẩu (theo năm)
Phụ lục hình 2.7: Quan hệ giữa tỷ giá và tỷ lệ xuất khẩu/nhập khẩu dữ
liệu theo quý
Phụ lục hình 2.8: Xuất nhập khẩu và cán cân thƣơng mại của Việt Nam
1990 đến 2009
Bảng 2.1: Biến phụ thuộc B và các hệ số ƣớc lƣợng trong phƣơng trình
hồi quy (2.7)
Bảng 2.2: Biến phụ thuộc B và các hệ số ƣớc lƣợng trong phƣơng trình
hồi quy (2.7)
Bảng 2.3: Kết quả hồi quy cán cân thƣơng mại và tỷ giá hối đoái thực
song phƣơng
Bảng phụ lục 2.4: Tỷ giá hối đoái thực song phƣơng giữa Việt Nam và
các đối tác thƣơng mại
Bảng phụ lục 2.5: Tỷ giá hối đoái thực đa phƣơng tỷ lệ xuất khẩu/nhập
khẩu, tăng trƣởng GDP Việt Nam, tăng trƣởng GDP trung bình của các
đối tác thƣơng mại
Bảng phụ lục 2.6: Kết quả hồi quy bằng Eview mối quan hệ giữa tỷ giá
hối đoái thực và cán cân thƣơng mại
Bảng phụ lục 2.7: Kết quả hồi quy bằng Eview mối quan hệ giữa tỷ giá
hối đoái thực và cán cân thƣơng mại theo quý

Trang
13
26
26
28

29
45
45
45
46
30
32
33
43
43
44
44


1

Tóm tắt đề tài
Đề tài trình bày cơ sở lý thuyết của tỷ giá, chính sách điều hành tỷ giá, những tác
động của tỷ giá hối đoái thực đến cán cân thƣơng mại. Kết quả tính toán cho thấy
hiện tại VND đang đƣợc định giá cao. Phân tích mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái
thực và cán cân thƣơng mại cho thấy điều kiện Marshall-Lerner đƣợc đáp ứng. Tức
là việc định giá cao của đồng tiền trong thời gian qua góp phần làm tăng thâm hụt
thƣơng mại ở Việt Nam.
Tính toán tỷ giá hối đoái thực đa phƣơng với năm 2000 hoặc 1992 làm năm gốc
đều cho thấy đến nay tiền đồng vẫn đang đƣợc định giá cao. Xét tỷ giá hối đoái
thực song phƣơng thì đồng nội tệ đƣợc định giá cao hơn so với 5 đối tác thƣơng
mại khác. Cụ thể tiền đồng đƣợc định giá thấp hơn đồng Euro, Đô la Úc, Nhân Dân
tệ Trung Quốc và Baht Thái Lan và đƣợc định giá cao hơn các đồng tiền còn lại của
nhóm các quốc gia nghiên cứu nhƣ Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Nhật
Bản, Đài Loan, Anh.

Nghiên cứu quan hệ giữa tỷ giá hối đoái thực song phƣơng và cán cân thƣơng mại
của Việt Nam và 7 đối tác thƣơng mại thì có 4 trƣờng hợp là Hoa Kỳ, Trung Quốc,
Đài Loan và Singapore điều kiện Marshall-Lerner đƣợc đáp ứng, còn lại 3 nền kinh
tế là Nhật Bản, Pháp và Đức điều kiện này không đƣợc đáp ứng. Nhƣ vậy, cán cân
thƣơng mại không chỉ bị ảnh hƣởng bởi tỷ giá mà còn một số yếu tố khác nhƣ dòng
vốn đầu tƣ, điều kiện quan hệ thƣơng mại giữa 2 quốc gia, …
Từ kết quả nghiên cứu trên tác giả khuyến nghị, trong dài hạn Việt Nam nên sử
dụng tỷ giá hối đoái thực làm tỷ giá tham chiếu để phục vụ công tác điều hành tỷ
giá trên thị trƣờng, trong ngắn hạn cần điều hành tỷ giá thông qua các tín hiệu trên
thị trƣờng. NHNN can thiệp vào tỷ giá trên thị trƣờng bằng cách mua bán ngoại tệ
qua thị trƣờng liên ngân hàng. Biện pháp để cải thiện cán cân thƣơng mại không
những bằng chính sách tỷ giá mà cần phải đặc biệt quan tâm đến cải thiện chất
lƣợng hàng xuất khẩu kèm theo là một chiến lƣợc phát triển công nghiệp phù hợp.


2

MỞ ĐẦU
1. Vấn đề nghiên cứu và bối cảnh chính sách
Tỷ giá hối đoái luôn là một trong những vấn đề vĩ mô quan trọng của kinh tế Việt
Nam. Áp dụng cơ chế chính sách tỷ giá hối đoái linh hoạt có kiểm soát và neo theo
đồng USD đƣợc xem là một chính sách phù hợp với tình hình kinh tế Việt Nam
hiện tại. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng chính sách này cũng tồn tại nhiều bất
cập. Điều này đƣợc thể hiện qua việc chênh lệnh khá lớn giữa tỷ giá chính thức và
phi chính thức trong suốt thời gian qua.
Biến động của tỷ giá trên thị trƣờng diễn ra khá phức tạp. Chẳng hạn, năm 2009,
tiền đồng liên tục mất giá mặc dù Ngân hàng Nhà nƣớc (NHNN) thực hiện nhiều
biện pháp để duy trì tỷ giá hối đoái trong vòng kiểm soát. Ngoài ra, NHNN còn
phải bán ra hơn 7 tỷ USD1. Tuy nhiên, tính đến cuối năm 2009, tỷ giá vẫn tăng hơn
2.000 VND/USD. Nguyên nhân của tình trạng này là do những bất ổn vĩ mô trong

nƣớc và tình trạng thâm hụt thƣơng mại lớn kéo dài trong nhiều năm. Thâm hụt
thƣơng mại tăng lên một cách mạnh mẽ từ năm 2007, từ con số 3 tỷ USD năm 2006
đã tăng lên lần lƣợt là 9,5 tỷ USD năm 2007, 18,3 tỷ USD năm 2008 và 13,3 tỷ
USD năm 20092.
Có ý kiến cho rằng, NHNN nên điều hành tỷ giá một cách linh hoạt hơn, giảm giá
tiền đồng (VND) để hỗ trợ xuất khẩu, giảm thâm hụt thƣơng mại. Tuy nhiên, việc
giảm giá đồng tiền cũng ảnh hƣởng đến một loạt các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô khác
nhƣ lạm phát, tăng gánh nặng nợ nƣớc ngoài và sự ổn định của nền kinh tế.
Trƣớc tình hình đó, để có một chính sách tỷ giá phù hợp nhằm phục vụ các mục
tiêu phát triển kinh tế cần có những nghiên cứu khoa học về ảnh hƣởng của tỷ giá
đến phát triển kinh tế. Do vậy, nghiên cứu này nhằm phân tích mối quan hệ giữa tỷ
giá hối đoái thực song phƣơng và thâm hụt thƣơng mại của Việt Nam. Kết quả cho
1

Tác giả tổng hợp trên mạng theo báo cáo của IMF và NHNN

2

Nguồn tổng cục thống kê


3

thấy, có một quan hệ khá rõ ràng giữa tỷ giá hối đoái thực đa phƣơng và cán cân
thƣơng mại. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng lại chỉ ra đối với một số đối tác thƣơng
mại tỷ giá hối đoái thực song phƣơng lại không có một mối quan hệ rõ ràng.
Câu hỏi nghiên cứu:
1) Tỷ giá hối đoái thực có quan hệ nhƣ thế nào đến cán cân thƣơng mại của
Việt Nam?
2) Những giải pháp và chính sách hữu hiệu nào nhằm góp phần cải thiện cán

cân thƣơng mại, bình ổn kinh tế vĩ mô và góp phần vào tăng trƣởng kinh tế?
2. Tính cấp thiết và mục tiêu của đề tài
Trong thời gian qua có nhiều tranh cãi xung quanh vấn đề chính sách tỷ giá của
Việt Nam. Một số ý kiến cho rằng, Việt Nam cần phá giá đồng tiền để giảm bớt
thâm hụt về cán cân thƣơng mại, ý kiến khác lại muốn giữ giá của đồng tiền để cho
nền kinh tế ổn định. Nhiều nghiên cứu tại một số nền kinh tế chỉ ra giảm giá đồng
nội tệ cải thiện cán cân thƣơng mại. Tuy nhiên, ở một số nền kinh tế khác nghiên
cứu lại cho thấy không có mối quan hệ đáng tin cậy giữa tỷ giá hối đoái và cán cân
thƣơng mại.
Hiện tại, tỷ giá bình quân liên ngân hàng đƣợc sử dụng làm tỷ giá tham chiếu cho
các giao dịch trên thị trƣờng. Tuy vậy, tỷ giá này thƣờng đƣợc ấn định bởi NHNN.
Mặt khác không ít nhận định cho rằng, chính sách tỷ giá của NHNN cảm tính và
thiếu những cơ sở khoa học rõ ràng. Do đó, việc nghiên cứu tỷ giá hối đoái thực và
đánh giá lại những tác động của nó đối với hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam
để có những chính sách điều hành tỷ giá phù hợp là một vấn đề cần thiết. Từ kết
quả nghiên cứu này, tác giả đề xuất những giải pháp chính sách nhằm hoàn thiện cơ
chế tỷ giá để phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế của đất nƣớc.
3. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu trong đề tài này là tỷ giá thực đa phƣơng và song phƣơng
giữa Việt Nam với một số đối tác thƣơng mại, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt


4

Nam. Ngoài ra, đề tài cũng đề cập đến các khái niệm có liên quan nhƣ tỷ giá danh
nghĩa, CPI, tăng trƣởng GDP, các dòng vốn đầu tƣ.
4. Phạm vi nghiên cứu
Trong đề tài này, tác giả giới hạn phạm vi nghiên cứu ở một số quốc gia là đối tác
thƣơng mại lớn của Việt Nam nhƣ Singapore, Malaysia, Thái Lan, Đài Loan, Trung
Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, Đức, Pháp, Anh, Mỹ. Các quốc gia này là

những đối tác thƣơng mại hàng đầu của Việt Nam. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu
của các quốc gia này chiếm 73 đến 76% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong 5
năm gần đây. Khoảng thời gian dữ liệu đƣợc sử dụng là theo năm (từ năm 1992 đến
năm 2009) và theo quý (từ năm 1999 đến 2009).
5. Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn số liệu
Trong bài nghiên cứu, tác giả đã sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu kết hợp định
tính và định lƣợng với nhau nhƣ mô tả thống kê, phân tích định lƣợng bằng các mô
hình hồi quy. Nguồn dữ liệu đƣợc tham khảo từ Tổng cục thống kê (GSO), Quỹ
Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển châu Á
(ADB), Bộ lao động Mỹ, Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED), …
Tỷ giá thực đa phƣơng của VND đƣợc tính theo tỷ trọng thƣơng mại của 12 đối tác
thƣơng mại lớn nhất của Việt Nam. Ngoài ra, tác giả cũng tính tỷ giá hối đoái thực
song phƣơng với từng đối tác thƣơng mại. Căn cứ trên kết quả tính đƣợc để chạy
các mô hình hồi quy tìm ra mối liên hệ giữa tỷ giá và cán cân thƣơng mại. Các hình
vẽ và bảng biểu cũng đƣợc sử dụng để minh họa cho kết quả thu đƣợc.
6. Kết cấu của luận văn
Luận văn chia làm 3 chương

Chƣơng 1: Lý thuyết về mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thƣơng mại,
tổng kết một số công trình nghiên cứu liên quan
Chƣơng 2: Thực trạng chính sách điều hành, diễn biến tỷ giá và phân tích tác động
tỷ giá thực đến cán cân thƣơng mại Việt Nam


5

Chƣơng 3: Khuyến nghị chính sách trong công tác điều hành tỷ giá và biện pháp để
cải thiện cán cân thƣơng mại



6

CHƢƠNG 1: LÝ THUYẾT VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
VÀ CÁN CÂN THƢƠNG MẠI, TỔNG KẾT MỘT SỐ CÔNG TRÌNH
NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
Nội dung của Chƣơng 1 trình bày về một số khái niệm liên quan đến tỷ giá, cơ chế
tỷ giá và những cơ sở lý thuyết về mối quan hệ giữa tỷ giá và cán cân thƣơng mại.
Thông qua cơ sở lý thuyết này để làm rõ hơn cho những lập luận và giải thích kết
quả thu đƣợc ở chƣơng 2. Ngoài ra, tại chƣơng này, tác giả cũng tổng kết một số
công trình nghiên cứu thực tế liên quan đến quan hệ giữa tỷ giá và cán cân thƣơng
mại; giữa chính sách tỷ giá và phát triển kinh tế.
1.1. Tỷ giá hối đoái danh nghĩa và tỷ giá hối đoái thực
1.1.1 Khái niệm tỷ giá hối đoái
Hiện nay, có nhiều khái niệm khác nhau về tỷ giá hối đoái. Samuelson đƣa ra khái
niệm tỷ giá hối đoái là tỷ giá để đổi tiền nƣớc này lấy tiền một nƣớc khác.
Christopher Pass và Bryan Lowes lại định nghĩa tỷ giá hối đoái là giá của một loại
ngoại tệ đƣợc biểu hiện qua một tiền tệ khác3.
Các khái niệm về tỷ giá của các tác giả trên đƣa ra đều phản ánh một khía cạnh
khác nhau của tỷ giá hối đoái danh nghĩa. Chung quy lại, các khái niệm trên có
điểm chung là tỷ giá hối đoái là giá đơn vị tiền tệ nƣớc này thể hiện bằng đơn vị
tiền tệ nƣớc khác. Tỷ giá hối đoái tại một thời điểm một mặt phản ánh sức mua của
đồng nội tệ, mặt khác nó thể hiện quan hệ cung cầu ngoại hối.
1.1.2 Tỷ giá hối đoái danh nghĩa
Tỷ giá danh nghĩa là tỷ giá giao dịch hàng ngày giữa đồng tiền này so với đồng tiền
khác trên thị trƣờng ngoại hối. Tỷ giá danh nghĩa phụ thuộc vào cung cầu trên thị
trƣờng hoặc đơn thuần là quy định bắt buộc của những cơ quan quản lý.
Tỷ giá hối đoái danh nghĩa song phƣơng là giá cả của một đồng tiền so với một
3

Lê Quốc Lý (2004) “Quản lý ngoại hối và điều hành tỷ giá hối đoái ở Việt Nam” – Nhà xuất bản thống kê



7

đồng tiền khác mà chƣa đề cập đến chênh lệch lạm phát giữa hai nƣớc.
Tỷ giá danh nghĩa đa phƣơng (NEER–Nominal Effective Exchange Rate) là một
chỉ số đƣợc tính bằng cách chọn ra một rổ ngoại tệ có tính đại diện rồi tính tỷ giá
trung bình theo tỷ giá danh nghĩa của các đồng tiền trong rổ tiền tệ.
1.1.3 Tỷ giá hối đoái thực
Tỷ giá hối đoái thực là tỷ giá danh nghĩa đƣợc điều chỉnh chênh lệch lạm phát giá
trong nƣớc và ngoài nƣớc. Tỷ giá hối đoái thực phản ánh sức cạnh tranh trong
thƣơng mại quốc tế của quốc gia đó.
 Tỷ giá thực song phương (BRER)
Tỷ giá thực song phƣơng (BRER) là tỷ giá danh nghĩa đã đƣợc điều chỉnh theo tỷ lệ
chênh lệch lạm phát giữa hai nƣớc, nó là chỉ số thể hiện sức mua của đồng nội tệ so
với đồng ngoại tệ.
BRER  Er 

E.P f
Ph

(1.1)

Trong đó:
 E: Tỷ giá danh nghĩa tính bằng số đơn vị nội tệ trên một đơn vị ngoại tệ.
 Ph: Mức giá trong nước (thường đo bằng CPI trong nước)
 Pf: Mức giá nước ngoài (thường đo bằng CPI nước ngoài)
Tỷ giá thực song phương ở trạng thái động
Trên đây chúng ta vừa xem xét tỷ giá hối đoái thực tĩnh, nhƣng tỷ giá này chỉ có ý
nghĩa về mặt lý thuyết vì thực tế rất khó xác định rổ hàng hóa và năm gốc. Vì vậy,

thông thƣờng chúng ta sẽ sử dụng tỷ giá ở trạng thái động để tính toán tỷ giá thực
từ thời kỳ này sang thời kỳ khác thông qua điều chỉnh tỷ giá danh nghĩa với chênh
lệch lạm phát giữa hai quốc gia có đồng tiền đem so sánh.
Công thức tính tỷ giá thực tại thời điểm t:


8

CPI 0ft
REER =E  E
CPI 0ht
t
0r

t
0

(1.2)

Trong đó:


E ft = Et/E0 là chỉ số tỷ giá danh nghĩa thời điểm t so với thời điểm 0

(Et và E0 là tỷ giá hối đoái danh nghĩa thời điểm t và thời kỳ gốc)


E0rt là chỉ số tỷ giá thực thời điểm t so với thời điểm 0
ft


 CPI0 là chỉ số giá tiêu dùng ở nước ngoài thời điểm t
ht

 CPI0 là chỉ số giá tiêu dùng ở trong nước thời điểm t
Tỷ giá thực đa phương ( MRER)
Tỷ giá thực đa phƣơng là một chỉ số phản ánh mức độ cạnh tranh về giá cả của
quốc gia và là cơ sở để đánh giá đồng nội tệ bị định giá cao hay thấp hơn so với rổ
ngoại tệ của những nền kinh tế đƣợc chọn để tính.
Cách tính tỷ giá thực đa phương

Tỷ giá hối đoái thực song phƣơng đƣợc tính bằng cách điều chỉnh tỷ giá theo chênh
lệch lạm phát quốc nội so với lạm phát của các đối tác thƣơng mại. Trọng số trong
tính toán chính là tỷ trọng thƣơng mại của các quốc gia có quan hệ ngoại thƣơng
với Việt Nam.
n

Công thức : MRER t =E tr   E ij w j
j=1

CPI 0jft
CPI 0ht

(1.3)

Trong đó:
 MRER ( Ert ) là tỷ giá hiệu dụng thực (năm gốc BRER0 =1)


E ij Tỷ giá danh nghĩa của ngoại tệ thứ j, tại thời kỳ t=i so với thời kỳ


gốc, E ij = eij / e0j ( eij tỷ giá danh nghĩa của ngoại tệ thứ j ở năm thứ i)


w j tỷ trọng thương mại của nước thứ j trông tổng cán cân thương mại


9

của nhóm nước chọn làm rổ để tính tỷ giá hối đoái thực.


CPI 0jt là chỉ số giá tiêu dùng ở nền kinh tế j tại thời điểm t
ht

 CPI0 là chỉ số giá tiêu dùng ở trong nước thời điểm t
 J (số nền kinh tế,) i số năm
 Mối quan hệ giữa tỷ giá thực và tỷ ngang bằng sức mua
Tỷ giá thực (Er) có giá trị bằng 1 gọi là tỷ giá có ngang bằng sức mua. Thông
thƣờng tỷ giá danh nghĩa đƣợc giao dịch trên thị trƣờng ngoại hối thƣờng lệch khỏi
ngang giá sức mua. Nhƣ vậy, khi tỷ giá danh nghĩa tăng hoặc giảm không hoàn
toàn phản ánh sự gia tăng hay giảm sức cạnh tranh về giá hàng hóa của một quốc
gia. Về mặt lý thuyết, ngƣời ta thƣờng sử dụng tỷ giá ngang bằng sức mua làm cơ
sở để hình thành tỷ giá giao dịch trên thị trƣờng.
 Nếu Er = 1, đồng tiền trong nƣớc và đồng ngoại tệ có ngang bằng sức mua;
 Nếu Er >1, đồng nội tệ đƣợc định giá thấp. Khi đồng nội tệ định giá thấp, về
lý thuyết sẽ khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu;
 Nếu Er <1, đồng nội tệ đƣợc định giá cao, giá hàng hóa trong nƣớc sẽ cao
hơn giá hàng hóa ở nƣớc ngoài. Do đó, ngƣợc với trƣờng hợp trên, đồng nội
tệ định giá cao sẽ hạn chế xuất khẩu và tăng nhập khẩu.
1.1.4 Cơ chế tỷ giá hối đoái

Cơ chế tỷ giá hối đoái là cách thức một nền kinh tế quản lý đồng tiền, xác định giá
trị đồng tiền của mình thông qua ngoại tệ khác. Chính phủ và NHTW quản lý tỷ giá
bằng những quy định pháp luật và điều tiết thông qua thị trƣờng ngoại hối. Cơ chế
tỷ giá đƣợc chia qua 3 hình thức thông dụng nhƣ sau.
Tỷ giá hối đoái cố định: kiểu chế độ tỷ giá trong đó giá trị của một đồng tiền đƣợc
gắn với giá trị của một đồng tiền khác hay với một rổ tiền tệ, hay với một thƣớc đo
giá trị khác (vàng, quyền rút vốn đặc biệt-SDR). Đồng tiền sử dụng chế độ tỷ giá
hối đoái cố định gọi là đồng tiền cố định. Chính phủ dùng các biện pháp hành chính


10

hoặc ngoại tệ dự trữ để can thiệp giữ tỷ giá cố định.
Cơ chế tỷ giá thả nổi (cơ chế tỷ giá linh hoạt): Cơ chế trong đó tỷ giá do các lực thị
trƣờng quyết định mà không hoặc rất ít có sự can thiệp của chính phủ. Trong cơ chế
tỷ giá thả nổi, tỷ giá tự do thay đổi theo cung cầu ngoại tệ, chính phủ không can
thiệp trực tiếp vào thị trƣờng ngoại hối. Trên thực tế chính phủ có thể can thiệp
thông qua các công cụ lãi suất và mua bán dự trữ ngoại tệ hay vàng. Tỷ giá này
thƣờng đƣợc các nền kinh tế có thị trƣờng tài chính phát triển.
Cơ chế tỷ giá thả nổi có điều tiết: Cơ chế tỷ giá hối đoái hỗn hợp giữa thả nổi và cố
định. Trong cơ chế thả nổi có quản lý, NHTW sẽ công bố một mức tỷ giá nào đó và
thƣờng xuyên điều chỉnh theo những thay đổi trong cán cân thanh toán, dự trữ
ngoại hối quốc gia và tín hiệu trên thị trƣờng chợ đen. Ngoài ra, tỷ giá cũng sẽ đƣợc
điều chỉnh theo quan điểm của NHTW nhằm phục vụ cho các mục tiêu đã đƣợc
định trƣớc. Đây là cơ chế tỷ giá thƣờng đƣợc các nền kinh tế đang phát triển áp
dụng.
1.2 Cán cân thƣơng mại
1.2.1 Khái niệm về cán cân thương mại
Cán cân thƣơng mại là chênh lệnh giữa giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của một
quốc gia trong một thời kỳ nhất định.

TB = X – M

(4)

TB là cán cân thương mại, X giá trị xuất khẩu, M giá trị nhập khẩu.
Cán cân thƣơng mại thặng dƣ (xuất khẩu ròng ) khi (X – M) > 0. Ngƣợc lại, cán
cân thƣơng mại thâm hụt (nhập khẩu ròng) khi (X-M) < 0. TB còn thể hiện chênh
lệch giữa tiết kiệm trong nƣớc và đầu tƣ trong nƣớc.
Cán cân thƣơng mại là một thành phần chủ yếu trong cán cân vãng lai (bao gồm
cán cân thƣơng mại, cán cân dịch vụ và chuyển nhƣợng đơn phƣơng). Sự thặng dƣ
hay thâm hụt tài khoản vãng lai có quan hệ chặt chẽ với thâm hụt hay thặng dƣ cán
cân thƣơng mại.


11

Khi mức thâm hụt tài khoản vãng lai lớn, một quốc gia sẽ phải tìm nguồn tài trợ
cho mức thâm hụt này, có thể là vay mƣợn nƣớc ngoài để bù đắp làm tăng thêm số
nợ ròng nƣớc ngoài. Hoặc quốc gia đó cũng có thể bù đắp thâm hụt tài khoản vãng
lai bằng cách sử dụng của cải nƣớc ngoài đã đƣợc tích lũy từ các năm trƣớc. Một
nƣớc có tài khoản vãng lai thâm hụt là nƣớc nhập khẩu tiêu dùng hiện tại và phải
xuất khẩu tiêu dùng trong tƣơng lai. Quốc gia có thặng dƣ tài khoản vãng lai là
nƣớc xuất khẩu tiêu dùng hiện tại và nhập khẩu tiêu dùng trong tƣơng lai.
1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại
Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái
Theo quy luật cung cầu, khi một hàng hóa rẻ đi thì sản lƣợng tiêu thụ cũng tăng lên
và ngƣợc lại. Nhƣ vậy, khi đồng tiền trong nƣớc tăng hoặc giảm giá sẽ ảnh hƣởng
đến giá cả hàng hóa nhập khẩu và xuất khẩu và làm thay đổi cung cầu về hàng hóa
này.
Đồng nội tệ tăng giá làm giá hàng hóa trong nƣớc trở nên đắt tƣơng đối so với hàng

nƣớc ngoài, gây bất lợi cho hoạt động xuất khẩu, ngƣợc lại hàng nhập khẩu đƣợc
lợi. Đồng nội tệ giảm giá thì quá trình xảy ra ngƣợc lại. Mức độ ảnh hƣởng của tỷ
giá đến cán cân thƣơng phụ thuộc và độ co giãn của khối lƣợng của hàng hóa xuất
nhập khẩu theo giá.
Ảnh hưởng của thu nhập
GDP (hay GNI) của một nƣớc tăng lên làm gia tăng mức tiêu thụ hàng hóa. Vì vậy,
GDP tăng đã làm nhập khẩu có xu hƣớng tăng. Sự gia tăng của nhập khẩu khi GDP
tăng phụ thuộc xu hƣớng nhập khẩu biên. Tuy nhiên, cán cân thƣơng mại chƣa thể
xác định tăng hay giảm vì nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác.
Các chính sách quốc gia
Các chính sách thuế, bảo hộ hàng hóa trong nƣớc cũng ảnh hƣởng mạnh đến cán
cân thƣơng mại. Những rào cản này hạn chế nhập khẩu một số mặt hàng để cải
thiện cán cân thƣơng mại. Các chính sách liên quan đến phát triển kinh tế và xuất


12

nhập khẩu khác cũng sẽ ảnh hƣởng mạnh đến cán cân thƣơng mại. Ngoài ra, cán
cân thƣơng mại còn phụ thuộc vào chiến lƣợc phát triển công nghiệp của quốc gia
đó.
Ảnh hưởng của dòng vốn
Cán cân thƣơng mại là một trong những yếu tố của tài sản quốc gia. Quan hệ giữa
cán cân thƣơng mại và tài sản quốc gia đƣợc thể hiện qua công thức4.
GDP = C+I + G + (X-M)  X-M = GDP – I – C – G

(5)

X- M = TB = S - I + (T-G)

(6)


Qua công thức (5) ta thấy, thâm hụt thƣơng mại chính là chênh lệch giữa tổng sản
phẩm quốc nội (GDP) với đầu tƣ và tiêu dùng trong nƣớc. Công thức (6) cho thấy
đƣợc bản chất của thâm hụt thƣơng mại là chênh lệch giữa tiết kiệm (S) và đầu tƣ
(I) và thâm hụt ngân sách của Chính phủ.
Chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tƣ (S-I) đƣợc bù đắp bởi các dòng vốn đầu tƣ
nƣớc ngoài nhƣ FDI, ODA, FPI và các dòng vốn vay thƣơng mại khác. Nhƣ vậy có
thể thấy cán cân thƣơng mại có quan hệ rất chặt chẽ đến dòng vốn nƣớc ngoài ròng
đổ vào một quốc gia.
1.3 Cơ chế tác động của tỷ giá lên cán cân thƣơng mại
1.3.1 Hiệu ứng tác động tỷ giá lên cán cân thương mại
Phá giá đồng nội tệ sẽ gây nên hiệu ứng về giá và lƣợng đối với quá trình ngoại
thƣơng. Khi tỷ giá tăng, giá xuất khẩu giảm tƣơng đối khi tính bằng ngoại tệ, hàng
hóa xuất khẩu rẻ hơn cho nên có tính cạnh tranh hơn, khối lƣợng xuất khẩu sẽ tăng
lên, dẫn đến kim ngạch xuất khẩu tăng (tính theo ngoại tệ). Ngƣợc lại, hàng nhập
khẩu sẽ đắt hơn một cách tƣơng đối, khiến tiêu thụ hàng nhập khẩu giảm, kim
ngạch nhập khẩu giảm. Cán cân thƣơng mại đƣợc cải thiện. Khi đồng tiền trong

Gregory Mankiw (2001) “Kinh kế vĩ mô”, do các giảng viên đại học kinh tế Quốc Dân dịch từ nguyên bản
- nhà xuất bản Thống Kê
4


13

nƣớc đƣợc định giá cao thì quá trình ngƣợc lại với quá trình ở trên.
Tuy nhiên, lập luận trên phù hợp trong dài hạn, còn trong ngắn hạn do những yếu tố
sản xuất tƣơng đối cứng nhắc nên các doanh nghiệp trong nƣớc chƣa huy động đủ
nguồn lực để đáp ứng sự tăng lên của xuất khẩu. Đối với hàng nhập khẩu, do ngƣời
tiêu dùng chƣa thay đổi thói quen tiêu dùng ngay lập tức, ngoài ra mặt hàng thay

thế cũng chƣa đáp ứng ngay đƣợc nên hàng nhập khẩu chƣa thể giảm ngay.
Đƣờng cong J là một đƣờng mô tả hiện tƣợng cán cân vãng lai bị xấu đi trong ngắn
hạn và chỉ cải thiện trong dài hạn. Theo kết quả nghiên cứu của Krugman (1991),
ngƣời đã tìm ra hiệu ứng đƣờng cong J khi phân tích cuộc phá giá đô la Mỹ trong
thời gian 1985 – 1987. Ban đầu cán cân vãng lai xấu đi, sau đó khoảng hai năm thì
cán cân vãng lai đã đƣợc cải thiện.

TB

Đƣờng cán cân thƣơng mại

0
Thời gian

Hình 1: Hiệu ứng đƣờng cong chữ J khi phá giá đồng nội tệ

1.3.2 Hệ số co giãn xuất nhập khẩu và điều kiện Marshall-Lerner
Phƣơng pháp hệ số co giãn do hai tác giả Alfred Marshall và Abba Lerner áp dụng
lần đầu và đƣợc Joan Robinson (1973), Fritz Machlup (1955) mở rộng. Phƣơng
pháp này dựa trên một số giả thiết nhƣ cung và cầu hàng hóa có hệ số co giãn hoàn


14

hảo, nghĩa là ứng với mỗi mức giá nhất định thì nhu cầu hàng hóa xuất nhập khẩu
luôn đƣợc thỏa mãn. Nội dung của phƣơng pháp này chủ yếu phân tích những tác
động của phá giá lên cán cân vãng lai.
Cán cân thương mại
TB = PX – Er Pf M


(7)

TB là cán cán thương mại; P là mức giá trong nước; X khối lượng hàng hóa nội
địa xuất khẩu; Er là tỷ giá danh nghĩa; Pf là mức giá hàng nhập khẩu và M là khối
lượng hàng nhập khẩu.
Hệ số co giãn xuất khẩu: thể hiện % thay đổi của xuất khẩu khi tỷ giá thay đổi 1%
x 

dX .Er
dEr . X

Hệ số co giãn nhập khẩu: thể hiện % thay đổi của nhập khẩu khi tỷ giá thay đổi 1%
m 

dM .Er
dEr .M

Điều kiện Marshall-Lerner phát biểu rằng: để cho việc phá giá tiền tệ cải thiện
đƣợc cán cân thanh toán, thì giá trị tuyệt đối của tổng hai độ co giãn theo giá cả của
xuất khẩu và độ co giãn theo giá cả của nhập khẩu phải lớn hơn 1, (|ɛx + ɛm| >1).
Theo khảo sát thực nghiệm của Goldstein và Kahn (1985) thì tổng hệ số co giãn
trong dài hạn (dài hơn hai năm) luôn lớn hơn 1, trong khi trong ngắn hạn (dƣới 6
tháng) nó có xu hƣớng tiến gần đến 1. Nhìn chung, đa số các nhà nghiên cứu đều
cho rằng hệ số co giãn xuất khẩu và hệ số co giãn nhập khẩu trong ngắn hạn nhỏ
hơn trong dài hạn. Đây gọi là hiệu ứng tuyến J trong mối quan hệ giữa giảm giá
đồng nội tệ và cán cân thƣơng mại. Một vài thực nghiệm ở các quốc gia khác lại
thấy, sau khi hiệu ứng đƣờng cong J hình thành, tình trạng thâm hụt thƣơng mại lại
xuất hiện trở lại. Trong trƣờng hợp này ngƣời ta gọi là hiệu ứng tuyến S.
1.4 Một số mặt hạn chế trong việc sử dụng REER để đo lƣờng tác động của tỷ
giá



15

Trong giới hạn của đề tài nghiên cứu, tác giả chỉ đánh giá mối liên hệ giữa tỷ giá
hối đoái thực và thƣơng mại. Thực tế có nhiều nguyên nhân ảnh hƣởng đến cán cân
thƣơng mại, chẳng hạn nhƣ dòng vốn đầu tƣ, chính sách thƣơng mại, sức cạnh
tranh của nền kinh tế, sự biến động của nền kinh tế trong ngắn hạn.
Việc chọn năm cơ sở để tính REER cũng là một vấn đề cần xem xét. Về mặt lý
thuyết, thì năm kinh tế ở trạng thái cân bằng tức là những chỉ tiêu kinh tế vĩ mô ít
biến động và đạt trạng thái cân bằng trong nền kinh tế. Ở Việt Nam, năm gốc
thƣờng đƣợc chọn là năm 1992, năm 2000 để tính tỷ giá hối đoái thực. Bởi vì, trong
2 năm này, tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam và thế giới ổn định hơn so với các
năm còn lại.
Một điểm đáng lƣu ý khác là việc chọn các đối tác thƣơng mại và tỷ trọng trong
việc tính REER đa phƣơng. Trong bài nghiên cứu, tác giả đã chọn nhóm đối tác
thƣơng mại chiếm từ 70 đến 76% kim ngạch thƣơng mại của Việt Nam, tỷ trọng
này đƣợc xem là đáng tin cậy.
Kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển nhanh, tuy nhiên kèm theo đó là
sự thiếu ổn định. Sự thay đổi trong kim ngạch xuất khẩu là do rất nhiều yếu tố tác
động. Trong đó có yếu tố của dòng vốn đầu tƣ và những chính sách khác của chính
phủ. Ngoài ra, sự thay đổi trong xuất nhập khẩu của Việt Nam và các đối tác
thƣơng mại khá thất thƣờng. Đáng lƣu ý là trƣờng hợp của Trung Quốc, cán cân
thƣơng mại giữa Việt Nam và Trung Quốc ngày càng bị thâm hụt cao. Tỷ trọng
hàng nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm tỷ trọng lớn và tăng với tốc độ rất nhanh,
trong khi đó xuất khẩu chiếm tỷ trọng thấp và gần nhƣ không đƣợc cải thiện.
Nhƣ vậy, ngoài vấn đề tỷ giá còn do rất nhiều nguyên nhân khác dẫn đến thâm hụt
thƣơng mại giữa Việt Nam và một số quốc gia khác. Thêm vào đó, kinh tế Việt
Nam mới hòa nhập vào nền kinh tế thế giới do vậy sự thay đổi mạnh trong thƣơng
mại là một điều tất yếu của giai đoạn đầu mở cửa.

1.5 Tóm lƣợc các nghiên cứu về mối quan hệ giữa tỷ giá và cán cân thƣơng
mại


16

Trên đây, chúng ta vừa xem xét khuôn khổ lý thuyết mối quan hệ giữa tỷ giá và cán
cân thƣơng mại. Trƣớc khi đi vào những nghiên cứu số liệu thực tế của Việt Nam,
tác giả điểm lại kết quả của một số công trình nghiên cứu và kinh nghiệm của các
quốc gia trên thế giới về mối quan hệ giữa cán cân thƣơng mại và tỷ giá hối đoái.
1.5.1 Những công trình ủng hộ điều kiện Marshall – Lerner
Những công trình tiêu biểu đầu tiên phải kể đến là nghiên cứu của một số tác giả từ
trƣớc những năm 50 của thập kỷ trƣớc. Phƣơng pháp tiếp cận hệ số co giãn đƣợc
các tác giả Bickerdike, Robinson và Metztele (MRM, 1920, 1947, 1948) nghiên
cứu. Sau đó, Marshall – Lerner phát triển thành điều kiện Marshall – Lerner
(Marshall – Lerner Condition – MLC). Theo MLC, cán cân thƣơng mại đƣợc cải
thiện khi và chỉ khi tổng hệ số co giãn lƣợng xuất nhập khẩu đối với sự thay đổi về
giá lớn hơn 1.
Hernan Rincon (1999) xem xét mối quan hệ giữa cán cân thƣơng mại và tỷ giá hối
đoái để kiểm tra MLC ở Colombia. Kết quả thực nghiệm từ nghiên cứu này cung
cấp bằng chứng thuyết phục về sự tồn tại điều kiện Marshall –Lerner.
Shirvani và Wilbratte (1997), Akbostanci's (2002) và Liu, Fan và Shek (2006) cũng
cho thấy điều kiện Marshall-Lerner tồn tại trong kết quả nghiên cứu của họ.
Shirvani và Wilbratte xem xét mối quan hệ giữa cán cân thƣơng mại và tỷ giá hối
đoái thực giữa Mỹ và các nƣớc G7 (Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Anh và Hoa
Kỳ). Còn Akbostanci's (2002) nghiên cứu vấn đề này ở Thổ Nhĩ Kỳ và Liu, Fan và
Shek (2006) tại Hồng Kông. Những công trình nghiên cứu tƣơng tự của Onafowora
(2003) về mối quan hệ tỷ giá hối đoái thực và cán thƣơng mại giữa ba nƣớc
ASEAN là Thái Lan, Malaysia và Indonesia trong thƣơng mại song phƣơng của họ
với Hoa Kỳ và Nhật Bản. Kết quả từ các nghiên cứu này cũng phù hợp với điều

kiện Marshall –Lerner
1.5.2 Một số công trình cho thấy không có quan hệ rõ ràng giữa cán cân
thương mại và tỷ giá hối đoái thực


17

Bên cạnh những công trình nghiên cứu chứng minh MLC tồn tại, thì số công trình
nghiên cứu khác lại chỉ ra điều kiện Marshall –Lerner không tồn tại hoặc tồn tại ở
dạng yếu. Cụ thể, nghiên cứu của Rose (1991) cho thấy điều kiện Marshall-Lerner
không tồn tại trong 5 nƣớc OECD với nhau (Anh, Canada, Đức, Nhật Bản, và Hoa
Kỳ). Kết quả nghiên cứu đó cũng cho thấy mối quan hệ giữa các cán cân thƣơng
mại và tỷ giá hối đoái không đáng kể. Do đó, phá giá nội tệ không ngụ ý rằng có
thể cải thiện cán cân thƣơng mại trong thời gian dài. Nghiên cứu của Hatemi và
Irandoust (2005) ở Thụy Điển cho thấy điều kiện Marshall-Lerner cũng không
đƣợc đáp ứng. Wilson và Kua (2001) kiểm tra trƣờng hợp mối quan hệ giữa
Singapore và Hoa Kỳ. Kết quả của họ chỉ ra tỷ giá không có tác động đáng kể vào
sự cân bằng thƣơng mại song phƣơng giữa hai nền kinh tế này.
Đối với hiệu ứng đƣờng cong J trong cán cân thƣơng mại, Ahmad và Yang (2004)
kiểm nghiệm giả thuyết đƣờng cong J qua việc nghiên cứu quan hệ thƣơng mại
song phƣơng của Trung Quốc với các nƣớc trong nhóm G-7. Hai tác giả cũng
không tìm thấy bằng chứng về hiệu ứng đƣờng cong J. Một nghiên cứu đáng chú ý
khác, Moffett (1989) kiểm tra bằng chứng thực nghiệm cho giá cả thƣơng mại (giá
xuất khẩu và nhập khẩu) và số lƣợng (số lƣợng xuất khẩu và nhập khẩu) của Hoa
Kỳ vào giai đoạn 1967 - 1987 để xác định khả năng tồn tại đƣờng cong J. Kết quả
nghiên cứu này chỉ ra rằng, đồng đô la mất giá dẫn đến số lƣợng nhập khẩu giảm,
nhƣng đồng thời lƣợng xuất khẩu cũng giảm.
1.5.3 Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái thực và phát triển kinh tế
Cottani, Cavallo và Khan (1990) đã nghiên cứu ảnh hƣởng của việc ấn định sai tỷ
giá hối đoái và sự phát triển kinh tế của 24 quốc gia đang phát triển trong khoảng

thời gian từ năm 1960 đến 1983. Họ nhận thấy rằng, việc ấn định sai tỷ giá hối đoái
có quan hệ mạnh với mức tăng trƣởng thấp của GDP trên đầu ngƣời. Ngoài ra, ấn
định sai tỷ giá có quan hệ với năng suất thấp, tăng trƣởng xuất khẩu thấp và tăng
trƣởng nông nghiệp thấp.
Nghiên cứu về tăng trƣởng tại 12 quốc gia trong giai đoạn từ năm 1965 đến 1985


×