Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

QUẢN lý rủi RO tỷ GIÁ hối đoái tại các NGÂN HÀNG THƯƠNG mại VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (253.15 KB, 33 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÀI TẬP NHĨM
̉
MƠN QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG - QUAN TRI ̣ RỦI RO TÀI CHÍNH

QUẢN LÝ RỦI RO TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TẠI CÁC
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

Giáo viên hướng dẫn:

Học viên thực hiện:
Trần Thị Kiều Nga

2611062

Đặng Lê Xuân Phương

2611074

Phan Thị Thiện

2611092

Nguyễn Thanh Xuân

2611115

Nguyễn Thị Yến


PGS. TS TRẦN HUY HOÀ NG

MSSV

2611116

Lớp: Cao học TCNH-K18
Tỷ lệ tham gia 100%

Cần Thơ, tháng
9/2012

1


MỤC LỤC
Chương 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN
1.1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu...................................................................4
1.2. Mục tiêu nghiên cứu..........................................................................................5
1.2.1. Mục tiêu chung...............................................................................................5
1.2.2.Mục tiêu cụ thể................................................................................................5
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.....................................................................5
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................5
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu........................................................................................5
1.4. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................5
Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THỊ TRƯỜNG HỐI ĐOÁI VÀ RỦI RO
TỶ GIÁ Ở CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
2.1. Thị trường hối đoái............................................................................................6
2.1.1. Khái niệm........................................................................................................6
2.1.2. Chức năng của thị trường hối đoái.................................................................6

2.1.3. Phân loại thị trường hối đoái..........................................................................6
2.1.4. Các thành viên tham gia thị trường ngoại hối.................................................6
2.2. Tỷ giá hối đoái...................................................................................................10
2.2.1. Khái niệm tỷ giá hối đoái................................................................................10
2.2.2. Cơ chế tỷ giá hối đoái.....................................................................................10
2.2.3. Vai trò của tỷ giá trong nền kinh tế................................................................10
2.3. Rủi ro tỷ giá tại các ngân hàng thương mại.......................................................11
2.3.1. Khái niệm rủi ro hối đoái................................................................................11
2.3.2. Quản lý rủi ro hối đoái....................................................................................11
2.3.3. Các trạng thái rủi ro hối đoái ở các ngân hàng thương mại............................12
2.4. Các loại rủi ro tỷ giá hối đoái tại các ngân hàng thương mại............................13
2.4.1. Rủi ro tỷ giá và rủi ro tỷ lệ Swap....................................................................13
2.4.2. Rủi ro trạng thái..............................................................................................13
2.4.3. Rủi ro trong việc thực hiện giao dịch ngoại tệ................................................14
2.4.4. Rủi ro trong thanh tốn và tín dụng................................................................14
2.4.5. Rủi ro chủ quyền.............................................................................................15
Chương 3: RỦI RO TỶ GIÁ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT
NAM MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KINH NGHIỆM PHÒNG NGỪA

2


3.1. Những vấn đề cơ bản về rủi ro tỷ giá...............................................................16
3.1.1. Bối cảnh kinh tế Việt Nam và thế giới...........................................................16
3.1.2. Các chính sách tỷ giá hối đối ở Việt Nam qua các thời kỳ...........................21
3.2. Đánh giá thực trạng rủi ro tỷ giá của các NHTMVN........................................21
3.2.1. Thực trạng rủi ro tỷ giá của các NHTMVN....................................................21
3.2.2. Nguyên nhân gây ra rủi ro..............................................................................22
3.3. Một số giải pháp và kinh nghiệm nhằm hạn chế rủi ro tỷ giá...........................24
3.3.1. Giải pháp về công nghệ..................................................................................24

3.3.2. Giải pháp về tổ chức và nhân sự.....................................................................25
3.3.3. Giải pháp về kỹ thuật kinh doanh...................................................................25
3.3.4. Công cụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá tại Việt Nam..................................................28
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................34

Chương 1
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN
1.1.

Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu

3


Trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới, Việt Nam đang đối đầu với
những khó khăn và thách thức mới thì hệ thống ngân hàng trở thành một trong những
ngành kinh tế quan trọng tạo động lực phát triển mạnh mẽ nhất trong nền kinh tế
quốc dân. Hệ thống ngân hàng luôn là chiếc cầu nối quan trọng nhất cho mọi hoạt
động kinh tế với bên ngoài. Chính hệ thống ngân hàng là bộ phận tham gia sâu rộng
nhất vào hoạt động tài chính quốc tế và sự hoà nhập này ngày càng ở mức độ cao
hơn, sâu hơn. Hoạt động tài chính quốc tế và các nghiệp vụ liên quan tới ngoại hối do
vậy ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong hoạt động kinh doanh của NHTM.
Điều đáng lưu ý ở đây là những hoạt động liên quan tới ngoại hối, bản thân nó
đã tiềm ẩn vô số những rủi ro cho bất kỳ ai tham gia. Từ lâu, các nhà quản trị ngân
hàng đã nhận định rằng quản trị rủi ro ngoại hối là một trong những nghiệp vụ phức
tạp nhất trong quản trị ngân hàng. Cùng với tỉ trọng ngày càng cao trong hoạt động
kinh doanh của các NHTM , rủi ro ngoại hối cũng ngày càng có ảnh hưởng lớn hơn.
Rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng có phản ứng dây chuyền, lây lan và
ngày càng có biểu hiện phức tạp. Sự sụp đổ của ngân hàng có ảnh hưởng tiêu cực đến
tồn bộ đời sống- kinh tế- chính trị và xã hội của một nước. Ngày nay, trên thế giới,

khoa học về quản trị rủi ro tỷ giá hối đối trong kinh doanh ngân hàng đã đạt được
trình độ tiên tiến và hiện đại, nhưng ở nước ta vấn đề này đang ở trong giai đoạn phôi
thai cùng với sự đổi mới của đất nước. Xuất phát từ thực trạng trên, nhóm em chọn
đề tài “Quản lý rủi ro tỷ giá hối đoái tại các ngân hàng thương mại Việt Nam”
để cũng cố kiến thức đã học, đánh giá quản lý các loại rủi ro ngoại hối trong kinh
doanh của các NHTM Việt Nam và đưa ra những biện pháp phòng ngừa cụ thể cần
thiết cả về mặt thực tiễn cũng như về mặt lý luận.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung: Phân tích thực trạng quản lý rủi ro tỷ giá hối đoái tại các
ngân hàng thương mại Việt Nam. Từ đó đưa ra một số giải pháp phịng ngừa rủi ro tỷ
gía, giúp các nhà quản trị hoạch định chiến lược.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể

4


- Đánh giá được tầm quan trọng của từng loại rủi ro từ đó có thể so sánh và
đưa ra những chiến lược phịng ngừa thích hợp.
- Hiểu được các kỹ thuật phịng ngừa rủi ro hối đối trong các NHTM và
phương pháp áp dụng các kỹ thuật này trong thực tiễn kinh doanh của NHTM
- Có được cái nhìn khái quát đối với xu hướng vận hành của nền tài chính
quốc tế.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các loại rủi ro phát sinh giao dịch ngoại hối
tại các NHTM Việt Nam và các kỹ thuật phòng ngừa rủi ro hối đoái.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Quản trị rủi ro ngoại hối là mảng lớn trong các lý thuyết tài chính quốc tế.
Trong điều kiện cho phép, đề tài khơng đề cập đến tồn bộ vấn đề này mà chỉ tập

trung vào nghiên cứu các rủi ro tỷ giá hối đoái thường gặp trong kinh doanh của
NHTM Việt Nam.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục đích nghiên cứu đã đặt ra, đề tài áp dụng phương pháp phân
tích- tổng hợp dựa trên kết quả khảo sát hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại các NHTM
Việt Nam và áp dụng các lý thuyết tài chính quốc tế, tỷ giá, các loại rủi ro thường gặp
trong hoạt động kinh doanh ngoại hối. Nêu ra được các tình huống và nguyên nhân
phát sinh của từng loại rủi ro. So sánh đánh giá được tầm quan trọng từng loại rủi ro.
Đưa ra được các giải pháp phòng ngừa rủi ro từ các giải pháp ở tầm vĩ mô cho đến
các kỹ thuật phịng ngừa rủi ro mang tính thực dụng cho các ngân hàng thương mại.

Chương 2
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THỊ TRƯỜNG HỐI ĐOÁI VÀ
RỦI RO TỶ GIÁ Ở CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
2.1. Thị trường hối đoái
2.1.1. Khái niệm

5


Thị trường hối đoái là thị trường mua bán trao đổi mà chủ yếu là ngoại tệ và
các phương tiện thanh toán quốc tế ghi bằng ngoại tệ. Sự xuất hiện của thị trường hối
đoái bắt đầu từ hoạt động thương mại.
Trong q trình bn bán trao đổi giữa các nước xuất hiện nhu cầu thanh toán
bằng ngoại tệ. Người xuất khẩu thu ngoại tệ do đó cần đổi ngoại tệ ra bản tệ để thanh
tốn chi phí sản xuất. Trong khi đó người nhập khẩu muốn đổi bản tệ thành ngoại tệ
để thanh tốn chi phí nhập khẩu. Các nước đều thấy rằng sự tồn tại của thị trường hối
đối có ý nghĩa quan trọng trong phát triển thương mại cũng như tài chính quốc tế.
Ngày nay thị trường hối đối trở thành trung tâm tài chính quốc tế.
2.1.2. Chức năng của thị trường hối đoái

Thị trường hối đoái có một số chức năng cơ bản sau:
- Hình thành tỷ giá hối đoái: Là nơi diễn ra mọi giao dịch ngoại tệ, là nơi tỷ
giá hối đoái được thành lập.
- Cung cấp dịch vụ để đảm bảo thực hiện các hoạt động thanh toán quốc tế
bằng ngoại tệ.
- Tạo điều kiện cho nhà nước tiếp cận vốn đầu tư, vốn vay, tài trợ hay khi có
nhu cầu đổi ngoại tệ ra bản tệ.
- Thơng qua thị trường hối đối ngân hàng trung ương thực thi một số chính
sách tiền tệ.
2.1.3. Phân loại thị trường hối đoái
- Căn cứ vào cách tổ chức và quản lý thị trường
* Thị trường hối đoái tập trung
Thị trường hối đoái tập trung là thị trường có tổ chức có địa điểm nhất định, có các
thành viên nhất định, có các giao dịch hối đoái hàng ngày. Thị trường tập trung được
tổ chức ở các nước theo hệ thống hối đoái châu âu như Pháp, Đức, Ý. Việc mua bán
trao đổi ngoại hối trên thị trường này diễn ra chủ yếu ở các trung tâm giao dịch ngoại
hối, hay sở giao dịch ngoại hối.
* Thị trường hối đoái phi tập trung
Thị trường hối đoái phi tập trung là thị trường hối đối mang tính biểu tượng, có tổ
chức nhưng khơng có địa điểm nhất định. Mọi giao dịch ngoại hối đều được thực

6


hiện thong qua điện thoại, máy tính. Các thành viên của thị trường không gặp trực
tiếp để giao dịch.
- Căn cứ vào nhiệm vụ mua bán trên thị trường
* Giao dịch giao ngay: Giao dịch diễn ra trong vòng hai ngày, kể từ khi ký
kết hợp đồng.
+ Tỷ giá giao ngay: là tỷ giá được xác định và có giá trị tại thời điểm giao dịch

+ Chi phí giao dịch: các NH khơng thu phí giao dịch, mà sử dụng chênh lệch tỷ
giá bán- mua để trang trải chi phí. Trong đó: chênh lệch = ( tỷ giá bán – tỷ giá
mua)/ tỷ giá bán
* Nghiệp vụ giao dịch có kỳ hạn: Nghiệp vụ mua bán ngoại tệ mà việc giao
nhận được thực hiện sau một thời gian nhất định theo tỷ giá thỏa thuận lúc ký kết hợp
đồng.
Ví dụ: Bên A ký hợp đồng hôm nay để mua 100USD thời hạn thanh toán 3 tháng với
giá 1USD = 21000 thì sau ba tháng, bên A nhận được 2100000 mà khơng quan tâm
tới tỷ giá giao ngay lúc đó là bao nhiêu.
* Nghiệp vụ hoán đổi: Là nghiệp vụ phối hợp giữa hai nghiệp vụ trên. Việc
mua bán ngoại tệ xảy ra đồng thời ở cả hai thời điểm khác nhau, bán một đồng tiền ở
thời điểm hiện tại và mua lại chính đồng tiền đó vào một thời điểm khác trong tương
lai.
VD: Ngân hàng A nhận được 1 số tiền là 1 triệu USD vào ngày hôm nay và cần số
tiền này sau 4 tháng. Họ muốn đầu tư vào euro trong thời gian chờ đợi. bán USD ra
mua EUR và sau 4 tháng or bán USD lấy EUR trên thị trường giao ngay và mua USD
trên thị trường kỳ hạn 4 tháng
* Nghiệp vụ kinh doanh chênh lệch tỷ giá: Dựa vào mức chênh lệch tỷ giá
của các thị trường ngoại hối để thu lợi nhuận thông qua mua hoặc bán.
* Nghiệp vụ ngoại hối giao sau: Tiến hành thỏa thuận mua bán một lượng
ngoại tệ đã biết theo tỷ giá cố định tại thời điểm hợp đồng có hiệu lực và chuyển giao
ngoại tệ được thực hiện vào một ngày trong tương lại được xác định bởi các sở giao
dịch.
* Nghiệp vụ giao dịch ngoại hối quyền chọn: Thực hiện trên cơ sở quyền
chọn mua hoặc quyền chọn bán. Giá trị của quyền chọn tùy thuộc vào tỷ giá thực

7


hiện, mức chênh lệch lãi suất, thời hạn hợp đồng và thông số biến động tỷ giá mong

đợi.
2.1.4. Các thành viên tham gia thị trường ngoại hối
* Các ngân hàng trung ương
Các ngân hàng trung ương tạo thành một nhóm riêng biệt trong số các thành
phần tham gia vào thị trường ngoại hối. Chức năng của họ là phát hành tiền, quản lý
nền kinh tế và đảm bảo sự ổn định của đồng tiền quốc gia, qua đó đảm bảo sự tăng
trưởng ổn định của nền kinh tế.
Bên cạnh đó, một trong những chức năng quan trọng khác của một ngân hàng
trung ương trong một nền kinh tế thị trường là đảm bảo ổn định giá cả và kiểm soát
lạm phát. Trên đây là những lý do giải thích vì sao hành động của một ngân hàng
trung ương của bất kỳ quốc gia nào cũng đều thu hút sự chú ý của những người tham
gia vào thị trường ngoại hối. Ngân hàng trung ương tác động tới thị trường ngoại hối
theo hai cách, trực tiếp thông qua việc can thiệp vào đồng tiền hoặc gián tiếp thông
qua xác định lãi suất cơ bản. Ngân hàng trung ương có thể theo đuổi chính sách làm
tăng hoặc làm giảm giá trị của đồng tiền quốc gia, tùy thuộc vào thực trạng của nền
kinh tế và các yêu cầu về quản lý; đồng thời, có thể hành động độc lập hoặc hợp tác
với các ngân hàng trung ương khác trong khi điều hành chính sách hối đối hoặc tiến
hành can thiệp trực tiếp vào đồng tiền của quốc gia mình. Việc kinh doanh ngoại tệ
của các ngân hàng trung ương cung cấp ngoại tệ cho khu vực kinh tế nhà nước hoặc
giúp thực hiện các giao dịch đặc thù của bộ máy chính phủ.

* Các ngân hàng thương mại
Thực tế, việc xử lý tất cả các giao dịch ngoại hối đều được thực hiện bởi các
ngân hàng thương mại. Điều này giải thích lý do vì sao ta gọi thị trường ngoại hối là
thị trường tiền tệ liên ngân hàng. Các thành phần tham gia vào thị trường đều tương
tác với nhau thông qua ngân hàng theo cách này hay cách khác. Phần lớn các tổ chức
thanh tốn bù trừ đều là chính các ngân hàng hoặc chi nhánh của chúng. Các ngân
hàng quốc tế như Citibank, Barclays Bank, Deutsche Bank, Union Bank of
Switzerland và nhiều cái tên khác nữa xử lý các giao dịch trị giá hàng trăm triệu đô-la


8


mỗi ngày. Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng thực hiện các giao dịch ngoại hối vì lợi
nhuận của chính mình. Các nhân viên thuộc bộ phận chuyên trách của ngân hàng theo
dõi các xu hướng của thị trường, đưa ra dự báo và quản lý trạng thái ngoại tệ của
ngân hàng mình. Dù các ngân hàng đều có chính sách quản lý rủi ro rất chặt chẽ, họ
vẫn tham gia vào các hoạt động đầu cơ ngoại tệ
* Các nhà môi giới
Chức năng của các nhà môi giới là cung cấp cho khách hàng của họ cơ hội
giao dịch trên thị trường Ngoại hối, ví dụ như đảm bảo việc thực hiện lệnh nhanh
chóng và chính xác một cặp tiền tệ nào đó theo giá thị trường. Một cơng ty môi giới
không giao dịch để thu lợi nhuận trực tiếp cho mình bởi nó chỉ là đơn vị trung gian,
không chịu các rủi ro về thay đổi tỷ giá. Nó tìm kiếm lợi nhuận nhờ chênh lệch giữa
giá mua và giá bán . Hiện nay trên thị trường có rất nhiều công ty môi giới, việc cạnh
tranh giữa họ với nhau góp phần làm tăng chất lượng dịch vụ cung cấp cho các nhà
đầu.
* Các nhà đầu tư cá nhân
Các nhà đầu tư vừa và nhỏ không thể trực tiếp tham gia thị trường Ngoại hối
mặc dù trên thực tế họ có thể dùng địn bẩy với tỷ lệ rất cao (1:50, 1:100 hoặc hơn
nữa). Tất cả hoạt động của họ đều được thực hiện thông qua các ngân hàng và các
nhà môi giới, những tổ chức này lại là khách hàng của các tổ chức thanh toán bù trừ.
Các nhà đầu tư cá nhân luôn phải giao dịch thơng qua trung gian.

2.2. Tỷ giá hối đối
2.2.1. Khái niệm tỷ giá hối đoái : Tỷ giá hối đoái giữa 2 đồng tiền là chính là giá cả
của đồng tiền này tính bằng một đơn vị đồng tiền kia. Tỷ giá hối đối được hình
thành trên cơ sở cung cầu ngoại tệ trên thị trường có sự điều tiết của Nhà nước và do
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác định và cơng bố, từ đó các ngân hàng thương
mại sẽ quyết định tỷ giá của mình.

VD: Tỷ giá giữa USD và VND , viết là USD/VND, chính là số lượng VND cần thiết
để mua 1 USD .
2.2.2. Cơ chế tỷ giá hối đoái

9


- Cơ chế tỷ giá hối đoái là cách thức một đất nước quản lý đồng tiền của mình liên
quan đến các đồng tiền nước ngoài và quản lý thị trường ngoại hối.
- Các loại cơ chế tỷ giá hối đối thơng dụng:
• Tỷ giá thả nổi hồn tồn
• Tỷ giá thả nổi có điều tiết
• Neo tỷ gía với biên độ điều chỉnh
• Neo trong biên độ
• Neo cố định một đồng tiền với một rổ đồng tiền
• Neo cứng theo một đồng tiền mạnh
• Dollar hóa hồn tồn
2.2.3. Vai trò của tỷ giá trong nền kinh tế
Tỷ giá hối đối là một cơng cụ kinh tế vĩ mơ chủ yếu để điều tiết cán cân
thương mại quốc tế theo mục tiêu đã định trước của nhà nước .Nó ra đời từ hoạt động
thương mại quốc tế và quay trở lại tác động thúc đẩy hoạt động ngoại thương phát
triển.
Bởi vì tỷ giá hối đối có tác động rất lớn đến xuất nhập khẩu hàng hoá và
vốn, giá cả hàng hố trong nước , do đó nó có tác động không nhỏ đến nền kinh tế
quốc dân của một nước. Khi tỷ giá giảm, tức giá trị đồng nội tệ giảm nên giá cả hàng
hố xuất khẩu tính bằng tiền nước ngồi giảm, sức cạnh tranh của hàng hố đó trên
thị trường thế giới sẽ tăng lên có tác dụng đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá .
Đồng thời với việc tỷ giá giảm làm cho giá hàng hoá nhập khẩu tăng lên dẫn
đến hạn chế nhập khẩu. Ngược lại khi tỷ giá tăng, nghĩa là giá trị đồng nội tệ tăng thì
có tác động giảm xuất khẩu và tăng nhập khẩu hàng hố.

Tỷ giá thay đổi cũng có tác động điều tiết việc di chuyển vốn từ quốc gia này sang
quốc gia khác. Việc di chuyển tư bản trên thế giới nhằm mục đích kiếm lời nhuận và
tránh rủi ro. Do đó, nếu tỷ giá giảm trong trường hợp người ta dự đốn tỷ giá khơng
tiếp tục giảm nữa thì tư bản nhập khẩu sẽ gia tăng và tư bản xuất khẩu sẽ giảm .
Ngoài các nhân tố khác ,vật giá trong một quốc gia còn chịu sự tác động
của tỷ giá hối đoái . Khi tỷ giá giảm ,giá tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng nhập
khẩu tăng lên kéo theo giá cả các mặt hàng trong nước có liên quan cũng tăng theo.
Đồng thời do tác động giảm nhập khẩu nên cầu về các hàng hoá nhập khẩu cũng sẽ

10


gia tăng, điều đó làm cho giá cả chung trong nền kinh tế cũng gia tăng. Ngược lại, khi
tỷ giá tăng sẽ có tác động làm cho mức giá chung giảm. Các nước có nền kinh tế thị
trường theo đuổi hệ thống tỷ giá linh hoạt, trong đó tỷ giá được quyết định bởi sự tác
động giữa cung và cầu ngoại tệ trên thị trường nhằm đáp ứng cho nhu cầu giao dịch
ngoại tệ phục vụ cho phát triển kinh tế-xã hội.
2.3. Rủi ro tỷ giá tại các ngân hàng thương mại
2.3.1. Khái niệm rủi ro hối đoái
Rủi ro tỷ giá hối đoái là các loại rủi ro xuất hiện trong kinh doanh ngoaị hối,
chủ yếu do sự thay đổi của tỷ giá, rủi ro ngoại hối còn xảy ra đối với các loại ngoại tệ
dự trử và giá trị tài sản tính bằng ngoại tệ.
Rủi ro hối đối có nguyên nhân là do sự thay đổi của các biến cố có liên quan và ảnh
hưởng đến ngoại hối như tỷ gía hối đối, trạng thái hối đối, thời gian giao dịch. Tuy
nhiên rủi ro này có thể tận dụng để kiếm lời qua kinh doanh chênh lệch giá. Các
thành viên của thị trường luôn phải đối mặt với rủi ro này, đăc biệt là các NHTM
tham gia vào tài mại chính và thương mại quốc tế.
2.3.2. Quản lý rủi ro hối đoái
Vấn đề quản lý rủi ro hối đoái là mối quan tâm lớn của mọi người khi tham
gia vào thị trường ngoại hối. Quản lý rủi ro bao gồm phân tích và kiểm sốt rủi ro.

Trong đó phân tích rủi ro chiếm vị trí quan trọng, bắng cách sử dụng các công cụ
kinh tế thống kê xác suất để phân tích dự đốn, lượng hóa một cách có hệ thống mức
độ mức độ rủi ro bao nhiêu gắn liền với dự án vốn, từ đó tính được chi phí bù đắp để
có cơ sở đi đến quyết định tốt nhất. Kiểm soát rủi ro là dựa trên kết quả phân tích
đưa ra biện pháp cơng cụ nhằm hạn chế và bù đắp rủi ro.
2.3.3. Các trạng thái rủi ro hối đoái ở các ngân hàng thương mại
Khi thực hiện một giao dịch mua hay bán ngoại tệ hoặc khi có luồng ln
chuyển vốn bằng ngoại tệ thì người tham gia ln ở trong trạng thái hối đối.
Trạng thái hối đoái thực: Là chênh lệch giữa các nguồn vào và nguồn ra của một
ngoại tệ trong những ngày giá trị có liên quan, thường là ngày giao dịch.
Ví dụ: Trang thái ngoại hối ở các ngân hàng thương mại (+ biễu diễn nguồn vào, biểu diễn nguồn ra)
Bảng: Trạng thái ngoại hối của ngân hàng thương mại
Đơn vị tính: USD
Nguồn vốn vào
Số tiền
Nhận tiền gửi của khách + 1.000

Nguồn vốn ra
Khách hàng rút tiền

hang

11

Số tiền
-1.100


Thu nợ cho vay
+5.000

Mua ngoại tệ
+100.000
Tổng vốn
106.000
Trạng thái ngoại hối
• Trạng thái dư thừa ngoại tệ: Là

Gửi vốn
-5.000
Bán ngoại tệ
-101.000
Tổng vốn ra
107.100
- 1.100
việc một ngoại tệ có nguồn vào nhiều hơn

nguồn ra, xuất hiện khi mua vào nhiều hơn bán ra ngoại tệ, gọi là trạng thái
dương.
• Trạng thái đoản: Một ngoại tệ có nguồn ra lớn hơn nguồn vào gọi là trạng thái
âm. Trong ví dụ trên các nhà kinh doanh đang trong trạng thái đoản.
• Trạng thái mở: Là trạng thái chưa được cân bằng hay bù đắp bằng các nghiệp
vụ của thị trường hối đối.
• Trạng thái Swap: Là trạng thái nảy sinh khi thực hiện giao dịch kỳ hạn Swap
do kỳ hạn của các giao dịch đối ứng trong nghiệp vụ Swap không giống nhau.
2.4. Các loại rủi ro tỷ giá hối đoái tại các ngân hàng thương mại
2.4.1. Rủi ro tỷ giá và rủi ro tỷ lệ Swap
Rủi ro tỷ giá là rủi ro đặc trưng trong kinh doanh ngoại hối, do sự biến động
về tỷ giá. Tỷ giá hối đối ln biến động cả trong trạng thái thả nổi và cố định.
Trong hệ thống thả nổi, tỷ giá phụ thuộc chủ yếu vào quan hệ cung cầu ngoại tệ luôn
thay đổi do dư thừa hay thiếu hụt cán cân thanh toán quốc tế, thu nhập quốc dân, lãi

suất thay đổi.
Trong hệ thống cố định tỷ giá vẫn biến động trong biên độ cho phép. Tỷ giá
còn phụ thuộc vào mục tiêu phát triển của nhà nước.
Rủi ro tỷ giá nảy sinh từ khối chênh lệch giữa tài sản nợ và tài sản có bằng
ngoại tệ hoặc giữa việc mua và bán ngoại tệ. Khi duy trì trạng thái hối đối thực của
một đồng tiền nhất định, sự biến động nhỏ của tỷ giá dẫn đến những rủi ro lớn đặc
biệt kinh doanh ngoại tệ.
Ví dụ: Khi mua một khoản ngoại tệ 100.000USD, tỷ giá 22000VND/USD, khi
bán nếu tỷ giá cịn 20.000VND/USD thì bị thiệt 20 triệu VND. Ngược lại khi bán
23.000VND/USD thì trong tương lai gần có thể bán cao hơn. Như vậy trạng thái
ngoại hối trường hay đoản đều chứa đựng những rủi ro.
Khi thực thiện nghiệp vụ Swap: Rủi ro do biến động lãi suất làm cho tỷ giá
Swap thay đổi. Rủi ro tỷ lệ Swap cũng xuất hiện trong các giao dịch giao sau như
giao dịch quyền chọn, giao dịch tương lai do biến động của lãi suất. Vì vậy cơng việc
quản lý rủi ro ngoại hối tập trung chủ yêú vào tỷ gía hối đối.
2.4.2. Rủi ro trạng thái

12


Trạng thái hối đối có thể làm phát sinh rủi ro do giao dịch quá hạn mức cho
phép như dư mua trong trạng thái trường và dư bán trong trạng thái đoản. Khi trong
trạng thái hối đối cịn có rủi ro tỷ giá, rủi ro thanh khoản. Rủi ro trạng thái thường
hay gặp và dễ nhận biết. Với trạng thái trường sẽ có tổn thất khi tỷ giá và có lợi khi tỷ
giá giảm, với trạng thái đoản sẽ có tổn thất khi tỷ giá giảm và có lợi khi tỷ gía tăng.
Rủi ro trạng thái có liên quan mật thiết với rủi ro tỷ giá. Mức độ rủi ro tỷ giá
phụ thuộc vào sự thay đổi của tỷ giá do đó việc quản lý rủi ro địi hỏi nhiều cơng cụ
của thị trường hối đối và thị trường tiền tệ.
2.4.3. Rủi ro trong việc thực hiện giao dịch ngoại tệ
Trong khi thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh trên thị trường ngoại hối, các

thành viên của thị trường có thể gặp những rủi ro do những sai sót và nhầm lẫn về
mặt kỷ thuật. Rủi ro này do các nguyên nhân sau:
- Nguyên nhân khách quan
Do tác động của các yếu tố bên ngoài lực hiện làm cho việc thực hiện giao
dịch bị sai lệch so với dự kiến của các bên.
Ví dụ: Việc thanh tốn có thể bị trì trệ hoặc sai sót do máy tính, ngơn ngữ sử
dụng trong giao dịch có thể khơng chính xác làm sai lệch thông tin, đặc biệt là thông
tin về tỷ giá do cách yết gía khác nhau giữa các nước.
- Nguyên nhân chủ quan
Rủi ro có thể do khuyết điểm thiếu sót của những người tham gia giao dịch
- Thực hiện giao dịch thiếu chính xác
- Chuyển giao các giao dịch sai
- Sai sót trong nhận và giao chứng từ
- Thực hiện các giao dịch không được phép
Những rủi ro này là rủi ro kỷ thuật và phải được chú trọng khi hoạt động trong
thị trường ngoại hối, tránh tổn thất lớn cho ngân hàng.
2.4.4. Rủi ro trong thanh toán và tín dụng
Rủi ro thanh tốn và tín dụng xảy ra khi một bên giao dịch không thực hiện
theo đúng thỏa thuận ghi trong hợp đồng, gây tổn thất cho bên kia. Tổn thất này phụ
thuộc vào chênh lệch giữa tỷ giá thị trường và tỷ giá đã thỏa thuận trong hợp đồng
thực hiện.
Ví dụ: Một hợp đồng bán 1.000.000 USD theo tỷ gía 15.500VND/USD đã
được ký kết. Ngân hàng đã mua 1.000.000USD với tỷ giá 15.000VND/USD. Trước
ngày giá trị hợp đồng người mua phá sản, ngân hàng lỗ 500VND/USD cho thực hiện
giao dịch này.
2.4.5. Rủi ro chủ quyền

13



Rủi ro chủ quyền xảy ra khi việc chuyển đổi một đồng tiền sang một đồng tiền
khác bị cấm đoán do quy định của nhà nước. Rủi ro chủ quyền có ảnh hưởng lớn đối
với các khoản cho vay bằng ngoại tệ. Ngày nay xu hướng quốc tế hóa khuyến khích
kinh doanh ngoại hối trong quy định, rủi ro chủ quyền khó xảy ra.

Chương 3
RỦI RO TỶ GIÁ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KINH NGHIỆM PHỊNG NGỪA
Trong mơi trường tồn cầu hố nền kinh tế, đặc biệt là hội nhập trong lĩnh vực
tài chính - ngân hàng, kinh doanh ngoại tệ là nghiệp vụ quan trọng trong hoạt động
của các ngân hàng thương mại (NHTM) nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng và
nâng cao khả năng sinh lời cho ngân hàng (NH). Việc tham gia các giao dịch ngoại
hối ngày càng gia tăng đã đặt các NHTM trước nguy cơ rủi ro tỷ giá do sự biến động
của tỷ giá và do các ngân hàng thường xuyên không cân bằng về trạng thái ngoại tệ.
Lịch sử đã ghi lại khơng ít dấu ấn về sự đổ vỡ ngân hàng như: Sự phá sản của
ngân hàng Herstatt năm 1974, sự sụp đổ của tập đoàn Barings hay gần đây nhất là

14


cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Đơng Nam Á, trong đó rủi ro tỷ giá là một trong
những nguyên nhân cơ bản. Vậy rủi ro tỷ giá mà các ngân hàng thương mại Việt
Nam (NHTMVN) đang đối mặt là gì và làm thế nào để hạn chế được rủi ro này?
3.1. Những vấn đề cơ bản về rủi ro tỷ giá
3.1.1. Bối cảnh kinh tế Việt Nam và thế giới
 Thế giới
- Thứ nhất, cuộc khủng hoảng 2007-2009 cho thẩy khả năng dự báo và can
thiệp tỷ giá của các quốc gia cực kỳ khó khăn. Khi cuộc khủng hoảng bắt đầu manh
nha từ tháng 08/2007, hàng loạt các tổ chức tài chính lớn trên thế giới bắt đầu quá
trình bán tháo tài sản rủi ro và dịch chuyển dịng vốn vào các tài sản an tồn. Một

điều cần nhấn mạnh là tổng giá trị ngoại tệ giao dịch trên thị trường ngoại hối quốc tế
danh nghĩa lớn hơn gấp hàng chục lần lượng ngoại tệ thực tế. Điều này làm cho việc
dự báo tỷ giá trở nên ít có tác dụng trong dài hạn.
- Thứ hai, đồng USD có xu hướng mất dần vị thế độc tơn của đồng tiền dự trữ
quốc tế. Tuy nhiên, thế giới chưa rõ vai trò của các đồng tiền lớn như Euro, Yên
Nhật, SDR, vàng và các đồng tiền mạnh khác trong vị trí này như thế nào.
- Thứ ba, cơ chế tỷ giá cố định của Trung Quốc ngày càng bị Mỹ và các nước
phương Tây chỉ trích và gây sức ép chuyển đổi sang cơ chế tỷ giá linh hoạt hơn
 Việt Nam
- Vấn đề nan giải nhất với kinh tế Việt Nam trong nhiều năm trở lại nay là
nút thắt tỷ giá, vốn liên quan trực tiếp tới tình trạng thâm hụt thương mại.
- Chênh lệch cán cân xuất - nhập khẩu của Việt Nam trong năm 2010 là âm
12,5 tỷ USD, trong đó thâm hụt với Trung Quốc là 13 tỷ USD. Chính thâm hụt mậu
dịch nặng nề với nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đã khiến Việt Nam phải chịu sức ép
lớn về tỷ giá, do chính sách đối với đồng tiền của 2 nước trái ngược nhau
- Tỷ giá hối đoái (TGHĐ) là một trong những chính sách kinh tế vĩ mơ quan
trọng của mỗi quốc gia. Diễn biến của TGHĐ giữa USD với Euro, giữa USD/JPY
cũng như sự biến động tỷ giá giữa USD/VND trong thời gian qua cho thấy, tỷ giá
luôn là vấn đề thời sự, rất nhạy cảm. Ở Việt Nam, TGHĐ không chỉ tác động đến
xuất nhập khẩu, cán cân thương mại, nợ quốc gia, thu hút đầu tư trực tiếp, gián tiếp,
mà cịn ảnh hưởng khơng nhỏ đến niềm tin của dân chúng. Khi TGHĐ biến động
theo chiều hướng không thuận, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã thực hiện
nhiều giải pháp như: nới rộng biên độ +/-5% (3/2009); hạ biên độ xuống +/- 3%

15


(2/2010), đồng thời với việc điều chỉnh tăng tỷ giá liên ngân hàng 3,36% ; 4/2010
NHNN yêu cầu các Tổng cơng ty, Tập đồn có thu ngoại tệ phải bán cho ngân hàng
và kiểm kiểm soát chặt chẽ các giao dịch mua bán ngoại tệ tại các địa điểm mua bán

ngoại tệ. Gần đây nhất vào ngày 18/8/2010, NHNN đã điều chỉnh tăng tỷ giá liên
ngân hàng lên hơn 2% (từ 18.544VND/USD lên 18.932 VND/USD) và giữa nguyên
biên độ. Với những giải pháp này, thị trường ngoại tệ, thị trường vàng đã từng bước
bình ổn, tỷ giá chính thức so với tỷ giá trên thị trường tự do được thu hẹp, từng bước
lành mạnh hóa các giao dịch vốn trong xã hội.
- Trong thời gian tới, TGHĐ biến động theo hướng nào, quả thật khơng dễ dự
đốn. Sự biến động của tỷ giá sẽ khó lường, bởi nhiều nhân tố tác động như: nhập
siêu cịn lớn khơng chỉ trong ngắn hạn mà cả trong trung hạn; thâm hụt ngân sách vẫn
ở mức cao (trên dưới 6%/GDP); giá vàng trong nước và thế giới luôn tăng mạnh (do
khủng hoảng chi tiêu công tại một số quốc gia Châu Âu, châu Mỹ); nhu cầu ngoại tệ
nói chung, USD nói riêng vào những tháng cuối năm sẽ tăng cao do khách hàng vay
vốn đến hạn trả nợ ngân hàng; do nhu cầu chuyển lợi nhuận về nước của các nhà đầu
tư nước ngoài; do kinh tế ngầm vẫn phát triển rất mạnh, khó có khả năng ngăn chặn,
nên đơla hóa nền kinh tế cịn ở mức cao; do thực hiện chính sách đồng tiền mạnh/ hay
yếu của một số quốc gia trong khu vực…
Như vậy sẽ có vài vấn đề đặt ra đối với TGHĐ:
Một là, có thể điều chỉnh TGHĐ theo quan hệ cung cầu ngoại tệ trong bối
cảnh một số nước Châu Âu đang rơi vào cuộc khủng hoảng nợ công, còn Trung quốc
lại nâng giá đồng nhân dân tệ?
Trong bối cảnh khủng hoảng nợ công từ một số nước Châu Âu đang có chiều
hướng lan rộng.Trong 7 tháng đầu năm 2010, Euro đã giảm giá 15,7% so với USD,
giảm 8,5% so với đồng GBP và thậm chí giảm 20% so với đồng JPY. Trung quốc
nâng giá Nhân dân tệ, ít nhiều tác động đến quan hệ ngoại thương giữa hai nuớc, tuy
không lớn.
Tỷ giá USD/EUR từ tháng 7/2009 đến tháng 7/2010

16


Như vậy TGHĐ sẽ phải điều chỉnh thế nào và khi nào để không gây ra những

cú sốc và không tạo kỳ vọng mất giá đồng Việt Nam. TGHĐ là giá cả đối ngoại của
đồng tiền, theo tín hiệu thị trường tỷ giá lúc lên, lúc xuống phải được xem là việc
bình thường của nền kinh tế. Cịn khi tỷ giá diễn biến theo chiều hướng bất lợi, thì
bất cứ Quốc gia nào cũng cần can thiệp tỷ giá. Điểm khác nhau ở chỗ: thời điểm can
thiệp; công cụ can thiệp, mức độ can thiệp và sự giám sát của quá trình can thiệp.
Kinh nghiệm của nhiều Quốc gia trong điều hành chính sách tỷ giá cho thấy, việc
chọn thời điểm điều chỉnh với “liều lượng” hợp lý là yếu tố quan trọng, thậm chí
quyết định cho việc ổn định tỷ giá và khắc phục áp lực cộng hưởng lên tỷ giá và thị
trường. Với kinh nghiệm này, khi tỷ giá đang dần ở thế ổn định, NHTW sẽ chủ động
(tính tốn một cách cụ thể) điều chỉnh tăng/giảm nếu dự báo trong thời gian tới là cần
thiết, không nên để diễn biến tỷ giá ở mức “nóng” mới điều chỉnh, bởi điều chỉnh
thời điểm này dễ gây hiệu ứng bất ổn từ tỷ giá sang các chỉ tiêu vĩ mơ khác.
Hai là, Để khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, thì xử lý TGHĐ có
phải là biện pháp hữu hiệu?
Ở Việt Nam, một số cơng trình nghiên cứu ii đã cho rằng: các đợt phá giá tiền
vừa qua, khơng có tác dụng cải thiện cán cân thương mại”, vì thế nếu cứ coi TGHĐ
là một trong những rào cản cho xuất khẩu, để “lập luận” cần phải giảm giá VND, để
cải thiện cán cân thương mại của Việt Nam sẽ là chưa ổn? Do cơ cấu mặt hàng xuất
khẩu của Việt Nam có nhiều bất cập, 70 -80% đầu vào của mặt hàng xuất khẩu là
nhập khẩu, trong khi xuất khẩu lại lệ thuộc vào biến động trên thị trường quốc tế về
điều kiện thương mại cũng như biến động giá cả.

17


Ở khía cạnh nhập khẩu, TGHĐ có thực sự hạn hạn chế nhập khẩu, để thơng qua
đó hạn chế nhập siêu? Điều này cũng không hẳn như vậy.

Do xuất khẩu nhiều,


nhưng hầu hết ở dạng thô, giá trị gia tăng trên từng đơn vị xuất khẩu không cao, trong
khi nhập siêu rất lớn, chủ yếu từ Trung Quốc (chiếm đến 80-90%/tổng kim ngạch
nhập khẩu).
Như vậy sự phụ thuộc của giá cả trong nước vào giá cả thị trường quốc tế khá
lớn. Do đó, các ý kiến cho rằng cần xử lý tỷ giá theo hướng tăng để khuyến khích
xuất khẩu, chủ động nhập khẩu là trực tiếp hoặc gián tiếp thu hẹp vai trò của tỷ giá,
trong khi TGHĐ còn liên quan đến hàng loạt vấn đề như cán cân thanh toán, nợ quốc
gia, thị trường tiền tệ, thị trường chứng khoán và bất động sản. Chỉ xét riêng mối
quan hệ giữa tỷ giá với nợ quốc gia cũng cho thấy cần rất thận trọng trong việc nâng
hay giảm giá của tiền đồng. Nợ quốc gia của Việt Nam chủ yếu là nợ nước ngoài
(khoảng 40% GDP), nếu giảm giá tiền tệ thì ảnh hưởng khơng nhỏ đến nợ quốc gia.
Với cơ cấu nợ công của Việt Nam nghiêng về nợ nước ngồi, thì khi tỷ giá điều
chỉnh tăng lên, sẽ dẫn đến rủi ro nợ công do lãi suất biến động theo xu hướng tăng.
Như vậy sẽ dẫn đến chênh lệch lãi suất quá lớn giữa thị trường trong nước và thị
trường quốc tế, sẽ làm gia tăng mức độ đơla hóa và tiếp tục tạo áp lực lên TGHĐ. Vì
vậy, khi cần điều chỉnh tỷ giá khơng chỉ đặt nó trong mối quan hệ với xuất, nhập
khẩu, mà cịn phải xem nó trong mối quan hệ với đầu tư, lãi suất và vay nợ nước
ngoài v.v… trong chiến lược chung là nâng cao uy tín và vị thế của VND, hướng đến
một đồng tiền tự do chuyển đổi trong khu vực.
Ba là, có khắc phục được yếu tố kỳ vọng VND mất giá?
Khi người dân và doanh nghiệp luôn kỳ vọng VND mất giá, sẽ làm giảm
niềm tin của người dân vào điều hành chính sách tài chính – tiền tệ của Chính phủ,
NHNN, tiếp tục gây ra những bất ổn trên thị trường. Điều này đã và đang xảy ra
trong dân chúng. Khi tỷ giá trên thị trường tự do biến động tăng, người dân nghĩ ngay
đến việc NHNN sẽ điều chỉnh tỷ giá theo hướng VND giảm giá. Khi giảm giá VND
thì giá một số hàng hóa dịch vụ tăng, lãi suất cho vay và huy động cũng bị đẩy lên
cao, các giao dịch ngắn hạn trở lên phổ biến hơn lúc nào hết (gửi tiền cũng chỉ chấp
nhận kỳ hạn ngắn từ tuần, đến tháng; nếu có gửi kỳ hạn 6 tháng hay 1 năm thì các
NHTM lại phải áp dụng theo kiểu “rút ra trước hạn ở thời điểm nào sẽ được hưởng


18


lãi suất ở kỳ hạn đó”. Nếu vẫn cứ tiếp cách hành xử này, VND luôn đặt trong xu thế
điều chỉnh giảm. Điều này là rất bất ổn trong trung hạn.
Vậy có khắc phục được vấn đề này khơng? Theo chúng tơi có thể khắc phục
được bằng cách trong ngắn hạn cần chấp nhận một tỷ lệ tăng trưởng thấp hơn hiện tại
(trên dưới 5%), duy trì một tỷ lệ lạm phát thấp (trên dưới 6%), đồng thời với nó là
dùng các biện pháp để nâng giá tiền đồng, tạo một sự thay đổi từ nhận thức của
người dân. Việc làm này sẽ tạo yếu tố tâm lý rất quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh
niềm tin của người dân bị suy giảm về sự không ổn định sức mua của tiền đồng, họ
có tiền nhàn rỗi sẽ nhanh chóng chuyển sang vàng và ngoại tệ nắm giữ v.
Khi VND lên giá, có thể sẽ làm tăng thêm tình trạng nhập siêu, xuất khẩu có
thể giảm đi. Nhưng như đã phân tích trên, yếu tố tỷ giá có tác động đến xuất nhập
khẩu nhưng không hẳn là yếu tố quyết định. Vì vậy hướng đến sự ổn định tỷ giá
trong trung hạn, rất cần thiết có cách nhìn mới về vấn đề này.
3.1.2. Các chính sách tỷ giá hối đối ở Việt Nam qua các thời kỳ
Việt Nam đã có nhiều điều chỉnh trong cơ chế tỷ giá kể từ khi đất nước chấm
dứt cơ chế tập trung quan liêu bao cấp năm 1989. Tuy nhiên, xét về bản chất các thay
đổi này đều xoay quanh chế độ neo tỷ giá. Ở Việt Nam, đồng USD gần như được
mặc định là đổng tiền neo tỷ giá. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (NHNN) công bố tỷ
giá VND/USD. Căn cứ vào tỷ giá quốc tế giữa USD và các đồng tiền ngoại tệ khác,
các ngân hàng thương mại sẽ xác lập tỷ giá giữa các ngoại tệ đó với VND.
3.2. Đánh giá thực trạng rủi ro tỷ giá của các NHTMVN
3.2.1. Thực trạng rủi ro tỷ giá của các NHTMVN
- Tỷ giá VND/USD biến động thường xuyên là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến
rủi ro tỷ giá đối với các NHTMVN.
Tỷ giá VND/USD biến động thường xuyên qua các năm theo chiều hướng
đồng Việt Nam có giá trị sụt giảm so với các đồng tiền nước ngoài. Qua theo dõi cho
thấy: Trong suốt một quãng thời gian khá dài, tỷ giá VND/USD chỉ biến động tăng

một chiều với một biên độ hẹp, thêm vào đó thị trường ngoại hối Việt Nam ln rơi
vào tình trạng khan hiếm ngoại tệ. Các doanh nghiệp nhập khẩu chỉ muốn tìm mọi
cách kí hợp đồng kì hạn mua ngoại tệ để đảm bảo thanh toán hợp đồng xuất nhập
khẩu. Sự biến động tỷ giá trong giai đoạn 2000-2004 được thể hiện:

19


Mức dao động năm 2000 biến động + 490 đồng (3,5%), năm 2001 biến động
+ 550 đồng (3,8%), năm 2002 biến động +321 đồng (2,13%), năm 2003 biến động
+265 đồng (1,72%), năm 2004 là năm Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tỷ giá biến
động liên tục nhằm hạn chế tình trạng găm giữ ngoại tệ của các NH nhưng mức độ
biến động cũng không vượt quá 140 đồng (+ 0,89%). Như vậy, tỷ giá VND/USD có
biến động nhưng khơng nhiều trong giai đoạn 2000-2004 và mức biến động cao nhất
đạt ở mức 3,8%. Nguyên nhân chủ yếu do cán cân vốn thặng dư, lượng kiều hối khá
dồi dào hơn nữa do USD mất giá so với EURO và một số đồng tiền khác, lãi suất
USD vẫn duy trì ở mức thấp đáng kể so với lãi suất VND dẫn đến nhu cầu USD
khơng tăng. Ta có thể thấy rõ hơn điều này qua đồ thị biến động của tỷ giá trong một
số năm gần đây như sau:
- Những biến động này đã gây rủi ro cho các NHTMVN. Rủi ro ở đây phụ
thuộc vào trạng thái ngoại tệ mà NH đang duy trì. Rủi ro tỷ giá là rủi ro tiềm tàng đối
với các NHTMVN. Rủi ro này thể hiện qua:
- Trong hai năm 2003, 2004, 4 NHTM Nhà nước hàng đầu đều có trạng thái
ngoại hối mở tuy nhiên về cơ bản vẫn nằm trong giới hạn quy định của NHNN
(khơng vượt q 30% vốn tự có). Tuy nhiên, vị thế của các NH không hề giống nhau,
một số NH có vị thế trường về ngoại tệ và một số NH có vị thế đoản về ngoại tệ.
Điều đó có nghĩa là dù tỷ giá có biến động theo chiều hướng nào đều gây bất lợi cho
các ngân hàng. Nếu tỷ giá tăng thì những NH có vị thế đoản ngoại tệ bị thiệt hại và
ngược lại nếu tỷ giá giảm thì những NH có vị thế trường về ngoại tệ sẽ bị thiệt hại.
- Hầu như doanh số mua vào thấp hơn doanh số bán ra cũng do các NHTM

thường duy trì trạng thái ngoại tệ tạm thời là đoản, do đó, phải đối mặt với rủi ro khi
tỷ giá tăng. Điều này cũng cho thấy thị trường ngoại hối Việt Nam phát triển theo
hướng một chiều, luôn ở tình trạng cầu lớn hơn cung.
Thực tế Việt Nam cho thấy sự thay đổi mặt bằng lãi suất có ảnh hưởng rất lớn
đến tỷ giá giữa VND và USD. Từ năm 2000 trở đi, đồng USD liên tục tăng giá so với
VND, điều này thúc đẩy tâm lý muốn găm giữ ngoại tệ, các NHTM sẽ có nhận định
là duy trì trạng thái ngoại hối trường rịng sẽ có lợi. Tuy nhiên do chênh lệch lãi suất
VND và USD quá lớn dẫn đến người nắm giữ USD lại có thu nhập thấp hơn người
nắm giữ VND. Điều đó có nghĩa là nếu ngân hàng huy động USD với lãi suất thấp và

20


bán ngoại tệ trên thị trường để cho vay với lãi suất cao, duy trì vị thế đoản ngoại tệ
khơng những bị thiệt hại mà cịn có lợi mặc dù USD có tăng giá.
3.2.2. Nguyên nhân gây ra rủi ro
- Kiến thức về nghiệp vụ chuyên môn để vận hành giao dịch và đo lường rủi
ro quá yếu kém, kĩ năng xử lí dữ liệu bằng điện tốn chưa cao, chưa có những bộ
phận nghiên cứu dự đốn sự thay đổi tỷ giá trên thị trường. Hiện nay dù có tham gia
vào một số nghiệp vụ phái sinh nhưng hầu như các NHTMVN chỉ chú ý đến việc
mua bán ngoại tệ nhằm mục đích thanh tốn, cho vay ngoại tệ mà quên đi yếu tố bảo
hiểm tỷ giá nên trong kinh doanh tiền tệ NH đóng vai trị chủ yếu là trung gian giao
dịch hơn là nhà tạo lập thị trường. Cũng chính vì tư tưởng trên nên NH rất yếu về
phân tích tỷ giá mà đặc biệt là rất yếu về phân tích kĩ thuật. Hầu như rất ít NH sử
dụng phân tích kỹ thuật như một cơng cụ hỗ trợ thêm cho phân tích cơ bản trong
phân tích tỷ giá. Đó cũng là lý do vì sao mà ít NH mạnh về kinh doanh đầu cơ mà
chủ yếu các NH chỉ kinh doanh cho khách hàng. Thật sự thì cho dù NH kinh doanh
với NH hay kinh doanh đầu cơ cho chính họ thì việc phân tích tốt sự biến động tỷ giá
cũng như dự báo được sự biến động tỷ giá sẽ giúp cho NH quản lý rủi ro tỷ giá một
cách hiệu quả.

Một điểm bất lợi của các NHTMVN so với NH ở những nước phát triển như:
Singapore, Hong Kong là tại VN chưa có hệ thống EBS (Electronic Brokerage
System) nên giá mà các NH được cung cấp bởi Reuters hay các hãng tin khác cũng
chỉ là tỷ giá tham khảo chứ chưa phải là tỷ giá giao dịch thật sự trên thị trường. Bởi
lẽ chỉ có thơng qua EBS các nhân viên kinh doanh ngoại tệ (dealer) mới có thể thấy
được các luồng tiền dịch chuyển trên thị trường, thứ hai, thông qua EBS các
NHTMVN có thể thấy được lệnh trên thị trường bán/ mua ở mức giá nào, từ đó có
thể biết được đâu là vùng cản (resistance), đâu là vùng nâng đỡ (support)và các lệnh
ngăn lỗ (stop loss order –SL ODA) được đặt ở đâu.
Hơn nữa, các NHTM nên đầu tư cho bộ phận phân tích và dự báo tỷ giá. Việc
phân tích và dự báo tỷ giá của các NHTM cũng chỉ mới mang tính ngắn hạn và cũng
chỉ dừng lại ở việc phân tích cơ bản và rất ít dealer giỏi phân tích kĩ thuật, cịn hầu
như khơng ai tại VN sử dụng mơ hình phân tích hồi quy để dự báo tỷ giá trong dài
hạn. Thường thì các dealer tại hầu hết các NHTMVN đều giao dịch trong ngày là

21


chính nên họ cần phải đẩy mạnh khả năng phân tích kĩ thuật để tìm ra đâu là vùng
cản, vùng nâng đỡ của thị trường và phối hợp với phân tích cơ bản và phân tích thơng
tin trên thị trường nhằm đưa ra các quyết định chuẩn xác về mua/bán một đồng tiền
nào đó vào một thời điểm nhất định.
- Các qui định pháp lí về cách xác định trạng thái ngoại hối chưa hoàn thiện
gây rủi ro tỷ giá:
Mặc dù NHNN đã thay đổi phương pháp xác định trạng thái ngoại tệ theo QĐ
1081/2002/QĐ -NHNN cho phù hợp với tình hình thực tiễn Việt Nam, tuy nhiên,
việc tính tốn trạng thái ngoại tệ cuối tháng được tính trên cơ sở số dư tại thời điểm
cuối ngày làm việc cuối cùng chỉ xét đến trạng thái ngoại tệ được hình thành do các
giao dịch mua bán ngoại tệ của NH mà chưa tính đến thu và chi phí trả lãi phát sinh
từ các Tài sản Có và Tài sản Nợ sinh lời. Nếu các khoản thu và chi này cộng dồn sẽ

ảnh hưởng đến giá trị giữa trạng thái ngoại tệ thực tế và trạng thái ngoại tệ báo cáo
gây rủi ro lớn.
- Cơ chế tỷ giá hiện nay chưa phản ánh được quy luật cung cầu trên thị
trường. Mặc dù thời gian qua NHNN đã xoá bỏ sự áp đặt chủ quan, duy ý chí trong
việc thiết lập tỷ giá, khoảng cách giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá thị trường “chợ
đen” dần dần được thu hẹp. Tuy nhiên, diễn biến tỷ giá trong những năm qua còn
nhiều phức tạp. Từ tháng 2/1999, tỷ giá đã được xác định trên cơ sở tỷ giá bình quân
của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng; nhưng, trong thực tế, NHNN vẫn chưa thực
hiện triệt để nguyên tắc này. Cơ chế điều hành tỷ giá còn quy định biên độ mua bán
làm cho việc yết giá của các NHTM bị cứng nhắc, chưa phản ảnh đúng cung cầu
ngoại tệ trên thị trường.
3.3. Một số giải pháp và kinh nghiệm nhằm hạn chế rủi ro tỷ giá tại các
NHTMVN
3.3.1. Giải pháp về cơng nghệ
Cơng nghệ là chìa khố để nâng cao hiệu quả của hoạt động kinh doanh ngoại tệ và
hạn chế rủi ro, vì vậy:
- Cần trang bị thêm hệ thống EBS nếu được sự cho phép của NHNN để hệ
thống thơng tin được tồn diện hơn. Đây là hệ thống giao dịch khớp lệnh tự động
cung cấp cho các nhà kinh doanh một mức tỷ giá thực đang giao dịch trên thị trường

22


mà các nhà kinh doanh chỉ cần nạp lệnh vào hệ thống này và nếu có NH nào đó yết
giá khớp với lệnh trên thì lệnh đó sẽ được thực hiện.
- Tạo lập được những nền tảng cần thiết để phát triển các dịch vụ và hoạt động
giao dịch cầu nối (BTRS - Bridge Trading Room System) tận dụng dữ liệu thị trường
để phục vụ cho các giao dịch KDNT hằng ngày.
- Chú trọng đầu tư các trang thiết bị hiện đại cho bộ phận phân tích và dự báo.
3.3.2. Giải pháp về tổ chức và nhân sự

Nên xây dựng phịng Kinh doanh ngoại tệ theo mơ hình đạt tiêu chuẩn quốc tế
bao gồm các bộ phận sau:
- Bộ phận kinh doanh trực tiếp: Bao gồm các nhà kinh doanh tiền tệ là
những người ra các quyết định mua bán một đồng tiền nào đó. Thơng thường trong
bộ phận gồm hai nhóm nhân viên kinh doanh chính: các nhà kinh doanh phụ trách
khách hàng (dealer) và những nhà kinh doanh ngoại hối chịu trách nhiệm hoàn toàn
về mọi vị thế hối đối của ngân hàng (trader). Dealer có một số nhiệm vụ sau: 1/
Trực tiếp kinh doanh với khách hàng và yết giá khi cần thiết; 2/ Marketing cho bộ
phận kinh doanh tiền tệ của ngân hàng tức là hỗ trợ cho khách hàng những thông tin
cần thiết về khả năng đồng tiền đó sẽ tăng hay mất giá; 3/ Tư vấn trong giao dịch
mua bán tiền tệ cho khách hàng của mình. Trader có nhiệm vụ: 1/ Trả lời các câu hỏi
về yết giá của các dealer; 2/ Kinh doanh đầu cơ bằng cách mua thấp bán cao; 3/ Theo
dõi các lệnh mua bán của khách hàng.
- Bộ phận kế toán điều vốn: Là bộ phận chịu trách nhiệm về việc thanh toán
cho NH đối tác cho mỗi giao dịch đã được thực hiện tại bộ phận kinh doanh. Họ cũng
chịu trách nhiệm về việc theo dõi hạn mức tín dụng, hạch tốn các bút tốn cần thiết.
- Bộ phận trung gian là bộ phận hoàn toàn chịu trách nhiệm theo dõi hạn
mức tín dụng, hạn mức giao dịch, theo dõi lãi lỗ trong kinh doanh tiền tệ, chịu trách
nhiệm phối hợp với hai bộ phận kiểm tra nội bộ và kiểm toán để theo dõi và quản lý
rủi ro trong kinh doanh ngoại hối.
3.3.3. Giải pháp về kỹ thuật kinh doanh
- Duy trì sự cân xứng về trạng thái ngoại hối giữa tài sản Có và tài sản Nợ
+ Thứ nhất, đối với các khoản cho vay bằng ngoại tệ NH nên sử dụng một
nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ tương ứng. Khi số dư tiền gửi ngoại tệ tại NHTM

23


tăng lên do khách hàng gửi nhiều ngoại tệ vào NH, NH chủ động tìm kiếm khách
hàng có nhu cầu vay ngoại tệ, mở rộng cho vay ngoại tệ hoặc mua các giấy tờ có giá

phát hành bằng ngoại tệ tương ứng với phần tiền gửi ngoại tệ tăng thêm tại NH.
Ngược lại, khi khách hàng rút tiền gửi bằng ngoại tệ ra nhiều làm giảm số dư tiền gửi
ngoại tệ, NH nên hạn chế cho vay, tích cực thu hồi các khoản vay quá hạn.
+ Thứ hai, NH nên tham gia các giao dịch về ngoại tệ sao cho tổng các giá trị
hợp đồng mua vào một ngoại tệ nào đó bằng tổng giá trị các hợp đồng bán ra của
ngoại tệ đó. Tuy nhiên, việc duy trì sự cân xứng các khoản mục trong Bảng cân đối
tài sản một cách tuyệt đối là hết sức khó khăn và các NHTM khơng thể chủ động
được vì điều này phụ thuộc vào nhu cầu vay, gửi của khách hàng.
+ Thứ ba, NH khơng nên duy trì trạng thái mở của một đồng tiền ở mức độ
lớn để tránh những tổn thất lớn khi tỷ giá biến động. Bởi lẽ, theo QĐ 1081/2002/QĐNHNN, tổng trạng thái ngoại hối mở ở mức 30% vốn tự có của NH, trong đó khơng
phân biệt đồng USD (trước đây quy định đồng USD không vượt +/-15% VTC). Thực
ra việc quy định cũng xuất phát từ thực tế giao dịch trong NH xuất phát từ đồng USD
nhiều, giải quyết được nhu cầu căng thẳng trong NH. Tuy nhiên, đứng ở góc độ quản
lý rủi ro khơng nên lạm dụng điều này quá sẽ gây rủi ro tỷ giá.
- Xây dựng tỉ giá các loại ngoại tệ so với VND một cách linh hoạt, đảm
bảo tính cạnh tranh lành mạnh và lợi nhuận, tăng trưởng nguồn vốn và có ngoại tệ
đáp ứng nhu cầu nhập khẩu của khách hàng.
- Đa dạng hoá hoạt động kinh doanh ngoại tệ
Đa dạng hoá lại là một kiểu chiến lược kinh doanh khác bằng cách giữ nhiều
tài sản mang tính rủi ro thay vì tập trung vào một hay một vài loại tài sản nhất định.
Lựa chọn danh mục đầu tư bên cạnh việc tính tốn mức lợi nhuận cao nhất phải tính
tốn đến tổng mức rủi ro của danh mục. Chiến lược này cần phải được thiết kế và chú
trọng vào 3 phương diện: Loại hình nghiệp vụ; Loại ngoại tệ, Thị trường và các giải
pháp tương ứng sau:
+ Giải pháp thứ nhất là phải đa dạng hoá các loại ngoại tệ trong kinh
doanh
Ở nước ta hiện nay, đồng tiền dùng trong giao dịch ngoại thương chủ yếu là
USD, do vậy trong hoạt động của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng như của các

24



NH đều lựa chọn đồng tiền này. Trong điều kiện đa phương hóa và đa dạng hóa các
mặt hoạt động kinh tế đối ngoại, các đồng tiền của các quốc gia khác như GBP, JPY,
EUR, AUD... ngày càng được sử dụng nhiều trong thanh toán quốc tế và dự trữ ngoại
tệ ở các nước thì việc sử dụng chủ yếu một loại ngoại tệ như hiện nay đã ảnh hưởng
đến sự mở rộng giao lưu kinh tế hàng hoá với nhiều nước trên thế giới.
Do vậy, khi tỷ giá của USD thay đổi thì hoạt động kinh doanh ngoại tệ bị ảnh
hưởng nặng nề, hiệu quả kinh doanh ngoại tệ hầu như bị phụ thuộc vào sự tăng, giảm
của tỷ giá. Hơn nữa, việc kinh doanh nhiều loại ngoại tệ khác ngoài USD cũng là một
phương pháp tăng lợi nhuận trong kinh doanh ngoại tệ do chênh lệch giữa giá bán ra,
mua vào các loại ngoại tệ này lớn hơn nhiều so với USD.
+ Giải pháp thứ hai là đa dạng hố loại hình nghiệp vụ kinh doanh
Hiện nay, hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các NHTM chủ yếu mới thực
hiện nghiệp vụ giao ngay, còn các nghiệp vụ khác như mua bán có kỳ hạn, Swap
quyền chọn thì mới được triển khai với số lượng khiêm tốn và chỉ giới hạn ở một số
NH. Vì vậy, hoạt động kinh doanh ngoại tệ mang tính đơn giản, chưa có sự kết hợp
chặt chẽ với thị trường tiền tệ và hoạt động dự trữ, đầu cơ còn dừng ở mức độ nhất
định.
Căn cứ vào tình hình thực tế thực hiện các loại hình kinh doanh ngoại tệ hiện
nay, trước mắt, các NHTMVN nên đẩy nhanh việc kí thoả thuận ISDA với các đối
tác nước ngoài để thực hiện các giao dịch Option trên thị trường quốc tế. Xúc tiến
việc thực hiện nghiệp vụ Option ở trong nước và xây dựng mối quan hệ về mặt
nghiệp vụ chặt chẽ với nước ngoài là một việc làm hết sức cần thiết mang tính chất
quyết định để thực hiện thành cơng và phát triển nghiệp vụ này. Sau khi kí thoả ước
ISDA thì các NHTMVN nên thực hiện ngay nghiệp vụ Swap lãi suất cho các khoản
tiền lớn để phòng ngừa rủi ro (ví dụ khoản vay 275 triệu USD thời hạn 10 năm của
Bộ Tài chính) bởi vì với xu hướng biến động lãi suất như hiện nay nếu không triển
khai ngay nghiệp vụ này thì các NH có khả năng đối mặt với rủi ro rất lớn về lãi suất,
nếu lãi suất quốc tế tăng mỗi năm 1% thì NHTMVN sẽ mất 2,75 triệu USD mỗi năm

và ngược lại nếu lãi suất trên thị trường quốc tế giảm thì sẽ được hưởng lợi một
khoản tương ứng.

25


×