Tải bản đầy đủ (.pdf) (251 trang)

Hoàn thiện hoạt động các khu công nghiệp tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.12 MB, 251 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

PHẠM VĂN SƠN KHANH

HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CÁC KHU CÔNG
NGHIỆP TẠI VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM
PHÍA NAM ĐẾN NĂM 2010

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

TP.Hồ Chí Minh, năm 2006


MỤC LỤC
Trang
* MỞ ĐẦU................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC KHU CÔNG
NGHIỆP TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM. ........................... 5
1.1. Khái niệm về Khu công nghiệp........................................................... 5
1.1.1. Nguồn gốc về sự hình thành Khu công nghiệp. ................................. 5
1.1.2. Khái niệm về KCX trên Thế giới........................................................ 6
1.1.3. Khái niệm về KCN ở Việt Nam ......................................................... 12
1.2. Vai trò của KCN trong phát triển vùng kinh tế ............................... 14
1.2.1. Khái niệm về vùng kinh tế.................................................................. 14
1.2.2. Lợi thế so sánh của vùng KTTĐPN. .................................................. 16
1.2.3. Vai trò KCN trong phát triển kinh tế vùng......................................... 18
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển các KCN ở Việt Nam ..... 23
1.3.1. Đường lối, chủ trương phát triển các KCN của Đảng và Nhà nước .. 23
1.3.2. Quy hoạch phát triển các KCN.......................................................... 25
1.3.3. Cơ chế hành chánh trong phát triển các KCN .................................... 27


1.3.4. Lựa chọn vị trí địa lý trong phát triển các KCN ................................. 28
1.3.5. Đất đai - đền bù - giải phóng mặt bằng ............................................. 29
1.3.6. Phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật trong KCN...................................... 30
1.3.7. Các chính sách hấp dẫn đầu tư vào KCN ........................................... 31
1.3.8. Chuyển giao công nghệ và bảo vệ môi trường trong phát triển các
KCN .............................................................................................................. 33
1.3.9. Nguồn nhân lực trong phát triển các KCN ......................................... 34
1.3.10. Phát triển cơ sở hạ tầng xã hội cho công nhân KCN........................ 35
1.3.11. Công tác vận động xúc tiến đầu tư vào KCN ................................... 36

1


1.4. Bài học kinh nghiệm về các Khu công nghiệp ở một số nước Châu Á
và việc vận dụng kinh nghiệm trong xây dựng KCN vùng KTTĐPN... 36
1.4.1. Tổng quan về KCN ở một số nước Châu Á ....................................... 36
- Trung Quốc................................................................................... 37
- Hàn Quốc...................................................................................... 37
- Vùng lãnh thổ Đài Loan ............................................................... 38
- Thái Lan........................................................................................ 38
- Malaysia ....................................................................................... 40
1.4.2. Bài học kinh nghiệm từ hoạt động của các KCN ở một số nước
Châu Á: ......................................................................................................... 41
+ Bài học 1: Hoàn thiện môi trường Pháp lý................................................ 41
+ Bài học 2: Xác định đúng mục đích xây dựng các KCN. ......................... 41
+ Bài học 3: Công tác quy hoạch phát triển KCN. ....................................... 42
+ Bài học 4: Lựa chọn vị trí đúng đối với KCN ........................................... 42
+ Bài học 5: Đơn giản thủ tục hành chính, thưc hiện cơ chế “ Một cửa” .... 42
+ Bài học 6: Có chính sách hấp dẫn đầu tư vào các KCN ........................... 43
+ Bài học 7: Đa dạng hoá các loại hình KCN .............................................. 45

+ Bài học 8: Quản lý Nhà nước đối với KCN .............................................. 45
+ Bài học 9: Nâng cao hàm lượng công nghệ cao trong hoạt động của KCN ..47
+ Bài học 10: Phát triển KCN kết hợp với vấn đề bảo vệ môi trường . ....... 47
+Bài học 11: Bài học không thành công (xét ví dụ về KCN Batann
tại Philippines). ............................................................................................. 47
1.4.3 Vận dụng kinh nghiệm xây dựng KCN các nước Châu Á áp dụng
vào Việt Nam và vùng KTTĐPN ................................................................. 49
1.4.3.1. Vai trò quản lý Nhà nước................................................................. 49
1.4.3.2. Đa dạng hoá các loại hình KCN. ..................................................... 49
1.4.3.3. Xây dựng KCN gắn với việc hình thành các đô thị hiện đại........... 50
2


1.4.3.4. Ban hành Luật KCN. ....................................................................... 50
* Tóm tắt chương 1. .................................................................................... 51
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG
CỦA CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TẠI VÙNG KTTĐPN ........... 53
2.1. Điều kiện phát triển các KCN tại vùng KTTĐPN............................ 53
2.1.1. Điều kiện tự nhiên............................................................................... 53
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội. .................................................................. 54
2.1.3. Quá trình hình thành các KCN tại vùng KTTĐPN. .......................... 59
2.2. Phân tích thực trạng hoạt động của các KCN tại vùng KTTĐPN
(Giai đoạn 2001 đến tháng 09/2005).......................................................... 61
2.2.1. Phân tích kết quả hoạt động các KCN từng địa phương trong
vùng KTTĐPN.............................................................................................. 61
2.2.2. Phân tích kết quả hoạt động KCN tại vùng KTTĐPN......................101
2.2.2.1. Số lượng quy mô các KCN tại vùng KTTĐPN. ............................101
2.2.2.2. Đầu tư xây dựng hạ tầng các KCN.................................................102
2.2.2.3. Tình hình thu hút đầu tư và diện tích lấp đầy tại các KCN
vùng KTTĐPN............................................................................................107

2.2.2.4. Kết quả kinh doanh các doanh nghiệp KCN tại vùng KTTĐPN ....
....................................................................................................................... 108
2.3. Đánh giá những thành tựu và tồn tại trong hoạt động của các KCN
vùng KTTĐPN .................................................................................... 113
2.3.1. Những thành tựu ................................................................................. 114
2.3.2. Những tồn tại ...................................................................................... 117
2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại .......................................................... 117
* Tóm tắt chương 2.. ................................................................................... 118
3


CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CÁC KCN
TẠI VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM ĐẾN NĂM 2010......121
3.1. Cơ sở xây dựng giải pháp .................................................................. 121
3.1.1. Định hướng phát triển các KCN vùng KTTĐPN đến năm 2010. ...... 12
3.1.2. Mục tiêu hoàn thiện hoạt động các KCN vùng KTTĐPN
đến năm 2010........................................................................................ 122
3.1.2.1. Mục tiêu chung ................................................................................ 123
3.1.2.2. Các mục tiêu cụ thể.......................................................................... 123
3.2. Quan điểm xây dựng giải pháp hoàn thiện hoạt động các KCN tại
vùng KTTĐPN đến năm 2010 ............................................................ 125
3.2.1. Quan điểm 1: Nâng cao hiệu quả hoạt động của các KCN tại
vùng KTTĐPN.............................................................................................. 126
3.2.2. Quan điểm 2: Bảo đảm tính bền vững trong hoạt động của các KCN tại
vùng KTTĐPN.............................................................................................. 127
3.2.3. Quan điểm 3: Tăng cường sự liên kết hoạt động giữa các KCN tại vùng
KTTĐPN....................................................................................................... 127
3.2.4. Quan điểm 4: Hoàn thiện cơ chế, chính sách để khuyến khích đầu tư vào
các KCN tại vùng KTTĐPN......................................................................... 128
3.3. Giải pháp hoàn thiện hoạt động các KCN tại vùng KTTĐPN

đến năm 2010............................................................................................... 128
3.3.1. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các KCN tại vùng
KTTĐPN....................................................................................................... 129
3.3.2. Nhóm giải pháp bảo đảm tính bền vững trong hoạt động của các KCN tại
vùng KTTĐPN.............................................................................................. 137
3.3.3. Nhóm giải pháp tăng cường liên kết giữa các KCN tại vùng KTTĐPN.
....................................................................................................................... 146
4


3.3.4. Nhóm giải pháp hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích đấu tư vào
các KCN tại vùng KTTĐPN......................................................................... 152
3.4. Tổ chức thực hiện giải pháp hoàn thiện hoạt động các KCN
vùng KTTĐPN đến năm 2010 ................................................................... 163
3.4.1. Sự hình thành tổ chức điều phối hoạt động phát triển KT-XH của vùng
KTTĐPN....................................................................................................... 163
3.4.2. Thường xuyên kiểm tra đánh giá kết quả xây dựng các KCN vùng
KTTĐPN....................................................................................................... 164
3.4.3. Phát động phong trào thi đua giữa các KCN trong vùng, phổ biến các
kinh nghiệm thành công và thất bại trong xây dựng KCN của các nước ở
Châu Á .......................................................................................................... 164
3.5. Kiến nghị............................................................................................... 165
* Tóm tắt chương 3. .................................................................................... 171
* KẾT LUẬN CHUNG............................................................................... 173
* TÀI LIỆU THAM KHẢO
* CÁC PHỤ LỤC

5



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
AFTA - Asean Free Trade Agreement: Khu vực mậu dịch tự do Châu Á.
BQL: Ban Quản lý.
CNH, HĐH: Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá.
ĐBSCL: Đồng bằng Sông Cửu Long.
ĐTNN: Đầu tư nước ngoài.
EL - Exclusive List: Danh mục loại trừ vĩnh viễn.
EU - European Union: Liên hiệp Châu Âu.
IEAT - Industrial Estate Agency Thailand: Cục Khu công nghiệp Thái Lan.
ILO - International Labor Organization: Tổ chức Lao động Quốc tế.
IL - Inclusion List: Danh mục cắt giảm thuế.
JETRO - Japan External Trade Research Organization: Tổ chức xúc tiến thương
mại đầu tư Nhật Bản.
KCN: Khu công nghiệp.
KCNC: Khu công nghệ cao.
KCX: Khu chế xuất.
KT – XH: Kinh tế - Xã hội.
ODA - Official Development Assitance: Nguồn vốn vay hỗ trợ phát triển.
TFL - Temporary Exclusive List: Danh mục loại trừ tạm thời.
Thuế GTGT: Thuế Giá trị gia tăng.
TT.XTTM-ĐT: Trung Tâm Xúc tiến Thương mại - Đầu tư.
UBND Tỉnh: Uỷ Ban Nhân Dân Tỉnh.
UNIDO - United Nation Industrial Development Organization: Cơ quan nghiên
cứu phát triển công nghiệp thuộc Liên Hiệp Quốc.
Vùng KTTĐPN: Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam.
WTO - World Trade Organization: Tổ chức Thương mại Thế giới.
XNK: Xuất nhập khẩu.

6



DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1: Các thuật ngữ về Khu công nghiệp. ....................................................8
Bảng 2.1: Sản lượng cây công nghiệp dài ngày của vùng KTTĐPN................55
Bảng 2.2: Tình hình thực hiện quy hoạch các KCN Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.61
Bảng 2.3: Tình hình đầu tư tại các KCN Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. .................62
Bảng 2.4: Vốn đầu tư theo ngành các KCN Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. ............63
Bảng 2.5: Diện tích lấp đầy các KCN Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. .....................64
Bảng 2.6: Tình hình xuất khẩu của các doanh nghiệp KCN Tỉnh Bà Rịa Vũng
Tàu. .................................................................................................................64
Bảng 2.7: Tình hình lao động của các doanh nghiệp KCN Tỉnh Bà Rịa – Vũng
Tàu. .................................................................................................................65
Bảng 2.8: Tình hình nộp ngân sách của các doanh nghiệp KCN Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. ..........................................................................................................66
Bảng 2.9: Tình hình thực hiện quy hoạch các KCN Tỉnh Bình Dương............67
Bảng 2.10: Tình hình thực hiện vốn đầu tư trong các KCN tỉnh Bình Dương. 69
Bảng 2.11: Vốn đầu tư nước ngoài thực hiện bình quân trong KCN MBIZ.....70
Bảng 2.12: Đầu tư nước ngoài theo quốc gia – vùng lãnh thổ tại KCN VSIP.71
Bảng 2.13: Đầu tư nước ngoài theo quốc gia – vùng lãnh thổ tại KCN MBIZ.72
Bảng 2.14: Tình hình thu hút đầu tư vào các KCN Bình Dương – Phân tích
theo ngành nghề . ...............................................................................................73
Bảng 2.15: Cơ cấu ngành đầu tư của VSIP ......................................................74
Bảng 2.16: Tình hình cho thuê đất các KCN Bình Dương. ..............................74
Bảng 2.17: Tình hình xuất khẩu của các KCN tỉnh Bình Dương. ....................75
Bảng 2.18: Tình hình xuất khẩu của các KCN so với toàn tỉnh Bình Dương...76

7


Bảng 2.19: Tình hình lao động tại các KCN Tỉnh Bình Dương........................76

Bảng 2.20: Tình hình nộp ngân sách các KCN Tỉnh Bình Dương....................77
Bảng 2.21: Số lượng và quy mô các KCN Tỉnh Đồng Nai. .............................79
Bảng 2.22: Cơ cấu quốc gia theo vốn đầu tư các KCN Tỉnh Đồng Nai............81
Bảng 2.23: Vốn bình quân đầu tư vào các KCN Tỉnh Đồng Nai qua từng
giai đoạn.............................................................................................................85
Bảng 2.24: Tình hình cho thuê đất tại các KCN Tỉnh Đồng Nai. .....................85
Bảng 2.25: Tình hình xuất khẩu của các KCN Tỉnh Đồng Nai.........................86
Bảng 2.26: Tình hình lao động của các doanh nghiệp KCN Tỉnh Đồng Nai....87
Bảng 2.27: Tình hình nộp ngân sách các KCN Tỉnh Đồng Nai. .......................87
Bảng 2.28: Tình hình thực hiện quy hoạch các KCN Tp. Hồ Chí Minh...........88
Bảng 2.29: Tình hình thu hút vốn đầu tư mới và vốn điều chỉnh KCN Hepza. 89
Bảng 2.30: Tình hình đầu tư tại KCX – KCN Tp. Hồ Chí Minh. .....................90
Bảng 2.31: Tình hình cho thuê đất của các KCN Hepza...................................91
Bảng 2.32: Chỉ tiêu kế hoạch phát triển ngành thương mại Tp HCM. .............92
Bảng 2.33: Giá trị xuất khẩu của các KCN tại Tp HCM...................................92
Bảng 2.34: So sánh xuất khẩu của các KCN và xuất khẩu toàn thành phố.......93
Bảng 2.35: Tình hình lao động tại các KCN Hepza. .........................................93
Bảng 2.36:Lao động tại các KCX và KCN của TP. Hồ Chí Minh ...................94
Bảng 2.37: Tình hình nộp ngân sách các KCX - KCN Tp. Hồ Chí Minh.........94
Bảng 2.38: Tình hình thực hiện quy hoạch các KCN tỉnh Long An.................95
Bảng 2.39: Cơ cấu quốc gia theo vốn đầu tư Tỉnh Long An.............................96
Bảng 2.40: Diện tích lấp đầy các KCN Tỉnh Long An......................................96
Bảng 2.41: Tình hình xuất khẩu của các doanh nghiệp KCN Tỉnh Long An. ..97
Bảng 2.42: Tình hình nộp ngân sách của các KCN Tỉnh Long An...................98
Bảng 2.43: Tình hình thu hút đầu tư vào KCN Trảng Bàng. ............................98
Bảng 2.44: Diện tích lấp đầy KCN Trảng Bàng Tây Ninh. ..............................99
8


Bảng 2.45: Tình hình xuất khẩu KCN Trảng Bàng Tây Ninh...........................99

Bảng 2.46: Số lượng và quy mô các KCN vùng KTTĐPN.............................100
Bảng 2.47: Đầu tư cơ sở hạ tầng các KCN liên doanh với nước ngoài trong
vùng KTTĐPN.................................................................................................103
Bảng 2.48: Đầu tư cơ sở hạ tầng KCN vùng KTTĐPN do nhà đầu tư trong nước
thực hiện...........................................................................................................103
Bảng 2.49: Tổng hợp đầu tư cơ sở hạ tầng KCN vùng KTTĐPN do nhà đầu tư
trong nước thực hiện. .......................................................................................105
Bảng 2.50: Tổng hợp số lượng giá trị vốn đầu tư trong các KCN vùng
KTTĐPN..........................................................................................................106
Bảng 2.51: Diện tích lấp đầy các KCN vùng KTTĐPN..................................107
Bảng 2.52: Tình hình xuất khẩu của các doanh nghiệp Khu công nghiệp vùng
KTTĐPN..........................................................................................................109
Bảng 2.53: Tình hình xuất khẩu các KCN 03 tỉnh thành thuộc vùng KTTĐPN. .
..........................................................................................................................110
Bảng 2.54: Tình hình lao động của các doanh nghiệp KCN vùng KTTĐPN. 111
Bảng 2.55: Tình hình nộp ngân sách các KCN vùng KTTĐPN. ...................112
Bảng 2.56: Kết quả hoạt động KCN vùng KTTĐPN so với các khu công
nghiệp trong cả nước. ......................................................................................113

9


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu.
Mô hình KCN là mô hình kinh tế mới ở Việt Nam nhằm: Thu hút đầu tư
trong và ngoài nước, đặc biệt chú trọng thu hút đầu tư nước ngoài, giải quyết
việc làm cho người lao động, phát triển công nghiệp theo hướng chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, tiếp thu công nghệ mới và quản lý tiên tiến.
Theo quyết định số 519/TTg, ngày 06/08/1996, Thủ tướng Chính phủ
quyết định phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển các KCN thời kỳ 1996 –

2010. Đến tháng 09 năm 2005, vùng KTTĐPN có 43 KCN, KCX/75 chiếm
57,33 % tổng số KCN đang hoạt động của cả nước, cả nước có 05 KCX thì
vùng KTTĐPN có 4 khu. Diện tích đất có thể cho thuê các KCN khu vực này
chiếm đến 65,10% các KCN của cả nước. Về chất lượng phát triển các KCN ở
đây so với KCN cả nước có nhiều điểm nổi trội hơn: Tính đến tháng 09 năm
2005, diện tích lấp đầy các KCN (51,51%), thu hút dự án đầu tư trong, ngoài
nước là 2.239 dự án, thu hút vốn đầu tư 14,47 tỷ USD, thực hiện 8,91 tỷ USD,
đạt 61,63%, giải quyết việc làm cho 530.424 lao động (chiếm 75,77% lao động
trong các KCN cả nước).
Khu vực vùng KTTĐPN đã đề xuất và thí điểm áp dụng thành công
nhiều mô hình quản lý kinh tế và kinh doanh KCN như: mô hình quản lý Nhà
nước theo cơ chế “Một cửa, tại chỗ”, mô hình thực hiện “Chế độ tự đảm bảo
kinh phí hoạt động của Ban Quản lý các KCX và KCN”, mô hình “Hải quan
hiện đại, thí điểm phương pháp quản lý rủi ro”, mô hình “Cổ phần hoá KCN có
vốn đầu tư nước ngoài”.
Kết quả đạt được trong xây dựng KCN vùng KTTĐPN: về số lượng phát
triển KCN và về chỉ tiêu quản lý kinh doanh KCN là nổi bật. Do đó, việc đánh
10


giá mô hình hoạt động các KCN trong vùng có ý nghĩa rút ra những đánh giá,
tìm ra những giải pháp phù hợp để hoàn thiện hoạt động các KCN vùng
KTTĐPN đến năm 2010, hình thành KCN kiểu mẫu trong xây dựng KCN cả
nước.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng: Nghiên cứu sự hình thành và hoạt động của các KCN, các
doanh nghiệp KCN đang hoạt động trong vùng KTTĐPN.
- Phạm vi: Nghiên cứu kết quả hoạt động các KCN ở 6 địa phương: Bà
Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương , Đồng Nai, Tp. HCM, Long An và Tây Ninh giai
đoạn 2001- 2005 (trừ tỉnh Bình Phước chỉ mới xây dựng quy hoạch phát triển

KCN) trong vùng KTTĐPN.
3. Mục đích nghiên cứu.
- Những vấn đề lý luận chung về xây dựng KCN.
- Tìm hiểu một số kinh nghiệm của một số nước khu vực Châu Á trong
việc xây dựng KCN.
- Đánh giá thực trạng phát triển KCN tại vùng KTTĐPN thời gian qua.
- Xác định những tồn tại cản trở sự phát triển, nâng cao hiệu quả của KCN.
- Đề xuất những giải pháp hoàn thiện hoạt động các KCN tại vùng
KTTĐPN đến năm 2010.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận án là: Phương
pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, nghiên cứu mô hình lý thuyết và thực
tiễn trong phát triển các KCN trên Thế giới và ở Việt Nam, phương pháp thống
kê, phân tích hệ thống, phân tích tương quan, đánh giá so sánh,..
Vân dụng các đường lối, chính sách phát triển KCN của Đảng và Nhà
nước trong phân tích nghiên cứu.

11


Sử dụng các tài liệu tổng kết hoạt động các KCN của tổ chức UNIDO
(Cơ quan phát triển công nghiệp của Liên Hiệp Quốc), và cơ quan WEPZA (Tổ
chức KCX Thế giới). Tham khảo các tham luận về đề tài “Lý luận và thực tiễn
phát triển các KCN ở Việt Nam” do các Bộ, ngành liên quan tổ chức trong năm
2003 - 2004 tại Tp.HCM, Thanh Hoá, Đồng Nai. Các nội dung trên đây là cơ sở
lý luận để phân tích kết quả hoạt động KCN vùng KTTĐPN và đánh giá những
thành tựu, đặc biệt những tồn tại trong xây dựng KCN giai đoạn 2001 – 2005 để
đề ra những giải pháp hoàn thiện hoạt động KCN trong vùng KTTĐPN đến
năm 2010.
5. Những đóng góp của luận án.

Vùng kinh tế trọng điểm và mô hình KCN là những khái niệm còn mới
mẻ đối với nền kinh tế nước ta, tác giả tiến hành phân tích đánh giá thực trạng,
từ đó đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động các KCN vùng KTTĐPN
đến năm 2010.
Đóng góp của Chương 1: Cơ sở lý luận về các KCN trên thế giới và ở
Việt Nam.
Phân tích nguồn gốc sự hình thành, mục tiêu thành lập các KCN trên thế
giới; những kinh nghiệm về phát triển các KCN ở Châu Á và việc vận dụng
những kinh nghiệm này trong xây dựng KCN ở Việt Nam và vùng KTTĐPN.
Nghiên cứu phân tích, hệ thống hóa các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của
các KCN.
Đóng góp của Chương 2: Phân tích thực trạng các KCN vùng KTTĐPN
(giai đoạn 2001 – 2005).
Sự hình thành các KCN tại vùng KTTĐPN dựa vào các điều kiện tự
nhiên và điều kiện KT – XH, những thuận lợi và khó khăn trong quá trình hình
thành và hoạt động của các KCN.

12


Phân tích thực trạng các KCN vùng KTTĐPN giai đoạn 2001 – 2005;
đánh giá những thành tựu, tồn tại trong quá trình xây dựng KCN, làm rõ nguyên
nhân những tồn tại là cơ sở đề xuất giải pháp hoàn thiện hoạt động các KCN
vùng KTTĐPN đến năm 2010.
Đóng góp của Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hoạt động các KCN
vùng KTTĐPN đến năm 2010.
Trên cơ sở xác định những tồn tại qua phân tích kết quả hoạt động KCN
giai đoạn 2001 – 2005 vạch ra mục tiêu, định hướng, đề xuất những giải pháp
hỗ trợ và khai thác KCN để hoàn thiện hoạt động các KCN vùng KTTĐPN đến
năm 2010.

Để tạo điều kiện thực hiện những giải pháp, phần cuối là những kiến nghị
đối với các Bộ ngành, TW và UBND Tỉnh, Thành phố của địa phương trong
vùng.
6. Kết cấu của luận án.
- Mở đầu.
- Chương 1: Cơ sở lý luận về các KCN trên thế giới và ở Việt Nam.
- Chương 2: Phân tích thực trạng các KCN vùng KTTĐPN giai đoạn
2001 - 2005.
- Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hoạt động các KCN vùng KTTĐPN
đến năm 2010.
- Kết luận.
- Các công trình công bố của tác giả.
- Tài liệu tham khảo.
- Các phụ lục.

13


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP
TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM.
1.1. KHÁI NIỆM VỀ KHU CÔNG NGHIỆP.
1.1.1. Nguồn gốc về sự hình thành Khu công nghiệp.
KCN hiện đại ngày nay bắt nguồn từ lâu đời, dạng phổ biến và cổ điển
nhất của nó là Cảng tự do (Free Port) tức là Cảng mà tại đó áp dụng Quy chế
ngoại quan, theo đó hàng hóa từ nước ngoài vào và từ Cảng đi ra, được vận
chuyển một cách tự do mà không phải chịu thuế quan. Chỉ khi nào hàng hóa
vào nội địa mới phải chịu thuế quan. Cảng tự do xuất hiện ở Châu Âu từ thời
Trung Cổ. Thế kỷ 16 xuất hiện các Cảng tự do như Leghoan và Genoa ở Ý. Ở
Thế kỷ thứ 18 là các Cảng tự do Marseille, Bayonne, Durick. Đầu Thế kỷ 20

nổi lên các Cảng tự do Copenhagen, Danzij, Hamburg. Cũng trong thời kỳ này,
Cảng tự do đã lan truyền từ Âu sang Á, nổi lên là Hồng Kông và Singapore. Ở
Mỹ, năm 1934 đã có Bộ Luật về Khu thương mại nước ngoài (Foreign Trade
Zone Act) quy định việc thành lập Cảng tự do tại Mỹ với các Cảng tự do đầu
tiên như Stapleton, NewYork,…
Các Cảng tự do đã đóng vai trò quan trọng thúc đẩy nền ngoại thương
của các nước, hình thành các đô thị sầm uất cùng với các Trung tâm thương
mại, dịch vụ, đầu mối giao thông quốc tế như đã thấy qua vị trí và vai trò của
các cảng lớn trên Thế giới như New York, Hồng Kông, Singapore,… Khái
niệm Cảng tự do đã được mở rộng, vận dụng thành loại hình mới là KCN,
KCX, khu xưởng ngoại quan (Bonded Warehouse), theo đó khu này không chỉ
giới hạn ở tính chất ngoại quan mà còn bao gồm cả hoạt động sản xuất, chế biến
hàng xuất khẩu.

1


Trên bình diện thế giới, có thể nói KCN hiện đại của thế giới là KCX
Shannon (Cộng Hoà Ireland) ra đời vào năm 1959. Từ năm 1962 trở đi khái
niệm về KCX đã được chấp nhận và thực hiện ở PuetoRico (1962), Đài Loan
(1966), Ấn Độ, Hàn Quốc, Singapore, Malaysia và Philippines (cho đến nửa
đầu của thập niên 1970), tất cả đều là thế hệ đầu tiên của KCX ở Châu Á.
Sự thành công của KCX ở Châu Á đã kích thích nhiều quốc gia lần lượt
đến với mô hình này: Trung Quốc, Srilanka, Bangladesh, Thái Lan, Nepal, Fiji,
Samoa, HongKong, Dubai, Curacao,...
Vào thời gian đó, KCX đã trở thành một công cụ, một thử nghiệm chính
sách được thực tế khảo nghiệm mà Chính phủ tại nhiều nước cần vận dụng để
giảm nhẹ sự phiền hà của tình trạng trì trệ, nạn quan liêu, giấy tờ,… Khởi đầu,
các khu này được Chính phủ sở tại sử dụng để thực nghiệm các chính sách kinh
tế có tính chất sáng tạo trong một phạm vi địa lý giới hạn vốn có nhiều điểm

khác với chính sách được áp dụng phần còn lại của quốc gia.
1.1.2. Khái niệm về KCX trên thế giới:
Có nhiều định nghĩa về KCX, mỗi tác giả tuỳ theo đối tượng nghiên cứu
mà tập trung chú ý một khía cạnh nào đó của KCX. Tuy không có sự nhất trí
nhau về định nghĩa KCX, nhưng số đặc điểm chung đối với KCX đã được
thống nhất:
- Là khu vực sản xuất trong hàng rào KCN.
- Tồn tại lâu dài.
- Từ những năm 1990 trở đi trở thành phổ biến với các nước.
¾ Theo Ngân hàng Thế giới: (World Bank)
“KCX là khu có hàng rào trong KCN, chuyên sản xuất hàng xuất khẩu
trong đó các doanh nghiệp được tạo điều kiện thương mại và hoạt động
trong môi trường thông thoáng”. [85]

2


“KCX là KCN tập trung, thường thường trong hàng rào, khu vực từ 10
ha đến 300 ha, KCX chuyên sản xuất hàng xuất khẩu. KCX được tạo các
điều kiện thương mại tự do và các quy định môi trường kinh doanh rộng
rãi”. [85]
Theo tổ chức lao động Quốc tế (ILO), và tổ chức UNCTC :
Theo nghiên cứu của tổ chức ILO và tổ chức UNCTC năm 1998 định
nghĩa: “KCX được định nghĩa ở đây như vùng không gian rõ ràng trong
KCN, trong đó thiết lập một vùng đất tự do thuế quan, thương mại, ở đó các
nhà sản xuất nước ngoài sản xuất chủ yếu hàng xuất khẩu, thông qua các
chính sách khuyến khích tài chánh”. [85]
Cả hai định nghĩa về KCX của Ngân hàng Thế giới và Tổ chức Lao động
Quốc tế đều hạn chế vì không lưu ý đến yếu tố tiêu thụ nội địa của các doanh
nghiệp KCX và do đó loại trừ một số lớn các doanh nghiệp KCX ở các nước

đang phát triển. Các nước này tán thành các kiến nghị được xây dựng trong
KCX. Thí dụ như một số doanh nghiệp không bị hạn chế không gian địa lý
trong KCX (KCX Mauritus China).
Ngoài yếu tố xuất khẩu, doanh nghiệp KCX còn tiêu thụ sản phẩm tại
nước chủ nhà với một tỷ lệ nhất định như: Cộng hòa Dominican 20%, Mêhicô
20 - 40%, một số doanh nghiệp khác như: Manus (Brazil) và triển vọng KCX
Papua New Guina được bán không giới hạn vào thị trường nội địa.
Theo Hiệp hội KCX Thế giới: (WEPZA)
“KCX bao gồm tất cả các khu vực được Chính phủ cho phép như: Cảng
tự do, khu mậu dịch tự do, khu miễn thuế quan, KCN tự do, khu ngoại thương
tự do hoặc bất kỳ các loại khu xuất khẩu tự do nào.” [85]
¾ Theo UNIDO (Cơ quan nghiên cứu phát triển Công nghiệp của
Liên Hiệp Quốc): “KCX là khu vực tương đối nhỏ phân cách về mặt địa lý
trong một quốc gia, nhằm mục tiêu thu hút đầu tư vào các ngành công
3


nghiệp xuất khẩu bằng cách cung cấp cho những ngành này những điều
kiện về đầu tư và mậu dịch thuận lợi”. [86]
Theo tổ chức UNIDO nghiên cứu, có 23 từ khác nhau để diễn tả khu vực
tự do và quan niệm có liên quan đến khu vực tự do. Những từ ngữ đa dạng được
xếp đặt dưới bảng sau đây:
Bảng 1.1: CÁC THUẬT NGỮ VỀ KHU CÔNG NGHIỆP
Nhóm 1
Thương mại

Nhóm 2

Nhóm 3


Nhóm 4

Nhóm 5

Xuất khẩu

Sản xuất

Hoạt động kinh

Tổng

tế

quát
Khu tự do

Khu vực thuế quan Khu vực miễn thuế

Khu vực sản xuất

Khu thúc đẩy đầu

sản xuất hàng xuất

hàng xuất khẩu tự



khẩu


do

Khu vực thuế quan Khu vực xuất khẩu

Khu chế biến xuất

Khu liên hiệp

Cảng tự

tự do

tự do

khẩu

doanh nghiệp

do

Khu vực thương

Khu vực sản xuất

Khu chế biến xuất

Khu kỹ thuật

Maquilado


mại tự do

hàng xuất khẩu

khẩu tự do

Khu vực thương

Khu vực chế tạo

Khu sản xuất tự do

mại tự do thuế

hàng xuất khẩu

ra
Đặc khu kinh tế

Khu miễn
thuế

quan
Khu vực tái chế

Khu chế biến công

Khu liên hiệp


hàng xuất khẩu tự

nghiệp

doanh nghiệp

Thể chế những số

Khu chế biến công

Khu dịch vụ quốc

hàng xuất khẩu

nghiệp tự do

tế

do

Nguồn: Export Processing Zones Principle and Practice, UNIDO, P. 68 [86]

Trong số những thuật ngữ trong Bảng 1.1 nêu trên, từ phổ thông nhất mà
các nước trên thế giới sử dụng để chỉ KCN bao gồm : Cảng tự do (Free Port),
Khu thương mại tự do FTZ (Free Trade Zone); Khu chế xuất EPZ (Export

4


Processing Zone), khu kinh tế đặc biệt SEZ (Special Economic Zone), Khu tự

do FZ (Free Zone).
Trên Thế giới hiện nay hình thành 07 loại hình KCN như sau:
1. Cảng tự do: (Free Port)
Khu chế xuất có thể bắt nguồn từ việc dùng Cảng Tự do. Cảng Tự do
được thiết lập từ những năm thế kỷ thứ 18 đến thế kỷ thứ 19, do các chế độ thực
dân tìm những con đường để phát triển thương mại. Cảng đầu tiên được xây
dựng là Cảng Gibralta xây dựng khoảng năm 1705. Những Cảng khác do nước
Anh xây dựng vào thế kỷ thứ 19 đó là Cảng Aiden, Singapore và Hồng Kông. Ở
Châu Phi, người Pháp biến Cảng Djibouti trở thành một Cảng sầm uất về
thương mại. Sau khi kênh đào Suez mở ra vào năm 1864, Cảng Suez trở thành
một Cảng tự do sầm uất nhất thời bấy giờ.
Ở Châu Âu, Cảng Tự do nổi tiếng nhất bao gồm Cảng Rotterdam ở Hà
Lan; Cảng Hamburg ở Đức. Cả hai cảng này được thành lập vào giữa thế kỷ thứ
19, Cảng Hamburg có quy chế chính thức được duy trì đến ngày nay. Cảng
Rotterdam, mặc dù không có quy chế chính thức, nhưng ở đó được lưu trữ
hàng hoá miễn thuế với sự giảm thiểu thủ tục thuế quan. Rotterdam thực tế đã
là một Cảng lớn của Châu Âu.
2. Khu chế xuất: (Export Processing Zone) (EPZ)
Khái niệm KCX được phát triển vào khoảng từ năm 1960, đầu tiên tại
Shannon (Ireland). Có thể hiểu KCX là Công viên công nghiệp khoảng từ 40-80
ha, bao bọc bởi một hàng rào ngăn cách, kiểm soát bởi cơ quan thuế quan hoặc
Ban Quản lý KCX. Khu vực mà Nhà nước cần khuyến khích dành cho những
ưu đãi đặc biệt để họ vào xây dựng cơ sở vật chất, nhà máy xí nghiệp chuyên
sản xuất hàng cho xuất khẩu. Hàng sản xuất ở đây được xuất khẩu phần lớn ra
nước ngoài, một phần tiêu thụ nội địa. Trong 30 năm qua, KCX đã lan tỏa

5


nhanh chóng qua các Miền Đông, Nam Châu Á, Châu Phi, vùng Caribbean và

vùng Trung Mỹ. Một số nước Tây Âu bao gồm Pháp, Anh đã chấp nhận ý
tưởng về xây dựng KCX. Hiện nay, một số nước Đông Âu, Châu Á cũng như
nhiều quốc gia ở Châu Phi và Nam Mỹ đã và đang xây dựng.
3. Khu Công nghiệp tập trung: ( Industrial Park)
Đây là khu vực tập trung những nhà đầu tư vào các ngành công nghiệp
mà Nhà nước cần khuyến khích, ưu đãi. Tại đây, Chính phủ nước sở tại sẽ dành
cho các nhà đầu tư những ưu đãi cao về thuế, về các biện pháp đối xử phi thuế
quan, về quyền chuyển lợi nhuận ra nước ngoài,… để họ đưa công nghệ vào rồi
tiến tới chuyển giao công nghệ cho nước chủ nhà. Đây là mục tiêu của KCN.
Trong KCN có thể có hoặc không có doanh nghiệp KCX.
4. Đặc khu kinh tế: (Special Economic Zone) (SEZ)
Vào cuối những năm 70, Trung Quốc phải có những biện pháp đặc biệt
để hấp dẫn vốn, kỹ thuật, quản lý nước ngoài. Năm 1979, Chính phủ Trung
Quốc thông báo hai tỉnh Quảng Đông và Phúc Kiến thử nghiệm mô hình SEZ.
Bốn đặc khu đầu tiên bao gồm: Thẩm Quyến, Chu Hải, Sán Đầu (Tỉnh Quảng
Đông) và Hạ Môn (Tỉnh Phúc Kiến) thử nghiệm mô hình này, chính quyền của
các đặc khu này được quyền công bố các quy định luật pháp của địa phương về
thu hút đầu tư nước ngoài như thuế suất ưu đãi, miễn thuế nguyên liệu, máy
móc dụng cụ sản xuất. Mọi vấn đề kinh tế, thương mại, đầu tư, dịch vụ,… đều
do chính quyền đặc khu quyết định. Đặc khu có hàng rào hoặc biên giới ngăn
cách rõ ràng với đại lục. Phần lớn hàng hóa sản xuất tại các SEZ đều phải xuất
khẩu, trong đó 30% hàng hóa được bán tại nội địa. Những biện pháp ưu đãi đối
với đầu tư nước ngoài nói trên nhằm đạt được các mục tiêu bao gồm: Thu hút
đầu tư nước ngoài, tạo công ăn việc làm, gia công xuất khẩu và tăng trưởng
kinh tế. Đến năm 1984, sau khi tổng kết, SEZ được mở rộng đến 14 thành phố

6


ven biển. Mười một năm sau, mô hình này được mở rộng các tỉnh nội địa. Đặc

khu nổi tiếng nhất của Trung Quốc là đặc khu Thẩm Quyến.
Đặc khu Thẩm Quyến là một trong bốn đặc khu kinh tế của Trung Quốc
thành lập thí điểm đầu tiên vào năm 1979. Thời gian đầu, các đặc khu kinh tế
của Trung Quốc (như Thẩm Quyến) ban hành chế độ ưu đãi cao để thu hút đầu
tư. Nhưng sau nhiều năm, kinh tế Trung Quốc và đặc khu đã phát triển ngang
tầm quốc tế, bởi vậy, hiện nay họ giảm đáng kể những ưu đãi này, gần như
chính sách ngang bằng như các tỉnh thành của Đại lục như: chính sách thuế, các
chính sách đầu tư, các chính sách phi thuế,…
5. Khu bảo thuế:
Đây cũng là mô hình của Trung Quốc đang áp dụng ở các đặc khu Thẩm
Quyến, Sơn Đầu,… Khu bảo thuế nằm trong đặc khu này có hàng rào cứng bao
bọc. Nhà đầu tư nước ngoài được phép đưa vào Khu bảo thuế mọi nguyên vật
liệu, máy móc thiết bị, công nghệ phục vụ cho sản xuất hàng hoá tại Khu bảo
thuế mà không phải đóng thuế. Nhà đầu tư được thuê mướn nhân công tại đây
để sản xuất.
Hàng sản xuất ra sẽ xuất khẩu ra nước ngoài thì chịu sự điều tiết của
chính sách xuất khẩu của đặc khu. Mỗi đặc khu có một quy định khác nhau, tùy
theo trình độ phát triển kinh tế của đặc khu mình, nhưng nói chung là chế độ ưu
đãi cao về thuế và các chính sách phi thuế. Bởi vậy nhà đầu tư nước ngoài rất
nhiệt tình đầu tư vào sản xuất tại Khu bảo thuế. Chế độ ưu đãi ngày một giảm
dần theo trình độ phát triển của đặc khu.
Có thể nói Khu bảo thuế là hình thức mở rộng phạm vi của kho ngoại
quan (Bonded Ware House). Với kho ngoại quan, hàng hoá nước ngoài được
đưa vào lưu kho, không chịu thuế nhưng chịu sự kiểm soát của hải quan, khi
nào đưa hàng hoá đó vào nội địa thì mới phải làm thủ tục hải quan, nộp thuế
theo luật định.
7


6. Khu Phát triển Khoa học – Công nghệ hoặc Khu công nghệ cao:

(Science and Industrial Development Zone)
Đây là một loại hình KCNC mới được hình thành ở một số nước trong
khu vực Châu Á như: Nhật Bản có KCNC Tsukuba, Đài Loan (HsinChu),
Singapore (Công viên khoa học), Hàn Quốc (Thành phố khoa học Taedok).
Điểm khác biệt ở loại hình này là người ta huy động vào khu này các
trường Đại học công nghiệp, các trung tâm nghiên cứu để thực hiện việc nghiên
cứu ứng dụng các sản phẩm mới, các tính năng tác dụng mới của sản phẩm. Các
trung tâm nghiên cứu này sau khi đã sáng chế ra các đề tài mới thì được ứng
dụng ngay vào cuộc sống bởi các nhà máy xí nghiệp của họ đặt ngay trong khu
vực này. Nghiên cứu và ứng dụng là một thể hữu cơ, tại đây chỉ có những
ngành kỹ thuật cao như: vi tính (phần cứng và phần mềm), điện tử các loại (loại
cao cấp như vô tuyến Plasma), thiết bị viễn thông (nghiên cứu và sản xuất các
loại thiết bị viễn thông, cáp quang và loại máy điện thoại nghe và nhìn).
Khu vực này cũng dành những ưu đãi cao cho các nhà đầu tư trong và
ngoài nước (Tại các khu nói trên, họ đều thực hiện liên doanh với các hãng
công nghiệp lớn của các nước Âu Mỹ, phần trong nước tham gia cũng rất mạnh
vì doanh nghiệp trong nước đều có tiềm năng). Ưu thế của khu Khoa học –
Công nghệ này là kỹ thuật cao, độc đáo, có thị trường xuất khẩu rộng rãi ở
nhiều nước trên thế giới. Kim ngạch của một xí nghiệp ở đây tới nhiều chục tỷ
USD một năm.
7. Khu vực mậu dịch tự do: (Free Trade Area hoặc Free Trade Zone)
(FTA).
Khu vực mậu dịch tự do là khu vực mà ở đó các hoạt động thương mại
được tự do với 3 nội dung cơ bản:
- Thuế quan XNK được bãi bỏ.
- Các biện pháp phi thuế quan được bãi bỏ.
8


- Các hoạt động thương mại đối với hàng hoá và thương nhân trong cũng

như ngoài nước được đối xử bình đẳng.
Việc tháo gỡ hàng rào thuế quan và phi thuế quan được tiến hành dần
từng bước, căn cứ vào sức cạnh tranh của hàng hoá trong nước, năng lực của
khu vực FTA và nhu cầu của Nhà nước nơi đặt FTA. Do vậy, thông thường,
mức độ ưu đãi về thuế và phi thuế nói trên sẽ tăng dần, tức là việc bãi bỏ thuế
và các biện pháp phi thuế sẽ được thực hiện dần qua từng năm, từng thời kỳ từ
thấp lên cao để sản xuất trong nước thích nghi dần, không bị sốc đột biến.
1.1.3. Khái niệm về KCN ở Việt Nam.
Theo Nghị định 322/NĐ-HĐBT ban hành ngày 18/10/1991 về Quy chế
Khu chế xuất tại Việt Nam; sau đó Nghị định 192/NĐ-CP ban hành ngày
28/12/1994 về Quy chế Khu công nghiệp. Như vậy, khái niệm Khu chế xuất –
Khu công nghiệp được quy định ở hai Nghị định khác nhau. Đến ngày
24/4/1997, Chính Phủ ban hành Nghị định số 36/CP về Quy chế Khu chế xuất,
Khu công nghiệp, Khu công nghệ cao thay thế cho hai quy chế nêu trên. Như
vậy ở Việt Nam hiện nay, theo nghĩa rộng, Khu công nghiệp bao gồm: Khu chế
xuất, Khu công nghiệp, Khu công nghệ cao với các khái niệm như sau:
- “KCN là khu tập trung các doanh nghiệp KCN, chuyên sản xuất công
nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới xác
định, không có dân cư sinh sống, do Chính Phủ, hoặc Thủ tướng Chính Phủ
thành lập, trong KCN có thể có doanh nghiệp chế xuất”. [44]
- “KCX là khu công nghiệp tập trung các doanh nghiệp chế xuất, chuyên
sản xuất hàng xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh
sống, do Chính Phủ hoặc Thủ tướng Chính Phủ quyết định thành lập”. [44]
- “KCNC là khu tập trung các doanh nghiệp công nghiệp kỹ thuật cao
và các đơn vị hoạt động cho phát triển công nghệ cao, bao gồm: nghiên cứu,

9


phát triển khoa học, công nghệ, đào tạo và dịch vụ liên quan, có ranh giới địa

lý xác định, không có dân cư sinh sống, do Chính Phủ hoặc Thủ tướng Chính
Phủ quyết định thành lập. Trong KCNC có thể có doanh nghiệp chế xuất” [44].
Nghị định số 99/2003/NĐ – CP, ngày 28 tháng 8 năm 2003 cùa Chính
phủ về ban hành “Quy chế khu công nghệ cao” đã xác định:
- “Khu công nghệ cao” là khu kinh tế kỹ thuật đa chức năng, có ranh
giới xác định do Thủ tướng chính phủ quyết định thành lập, nhằm nghiên cứu,
phát triển và ứng dụng công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao,
đào tạo nhân lực công nghệ cao và sản xuất kinh doanh sản phẩm công nghệ
cao. Trong khu công nghệ cao có thể có khu chế xuất, khu ngoại quan, khu bảo
thuế và khu nhà ở [49].
Gần đây, Luật đầu tư được Quốc hội thông qua ngày 29 tháng 11 năm
2005 đã hiệu chỉnh lại khái niệm về KCN, KCX và KCNC như sau:
- “KCN là khu chuyên sản xuất hàng hàng công nghiệp, và thực hiện các dịch
vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo
quy định của Chính phủ” [39].
- “KCX là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất
khẩu, có ranh giới địa lý xác định, được thaàh lập theo quy định của Chính
phủ” [39].
-“ KCNC là khu chuyên nghiên cứu phát triển, ứng dụng công nghệ cao, sản
xuất và kinh doanh sản phẩm công nghệ cao, đào tạo nhân lực công nghệ cao,
sản xuất và kinh doanh sản phẩm công nghệ cao, có ranh giới địa lý xác định,
được thành lập theo quy định của Chính Phủ”.[39]
* Theo quan điểm của tác giả: Về cơ bản, hai khái niệm KCN và KCX
không khác nhau, tuy nhiên về chức năng hoạt động KCX xuất khẩu 100% sản
phẩm do mình sản xuất, quan hệ giữa KCX với thị trường nội địa là quan hệ
ngoại thương, với những ưu đãi đặc biệt dành cho các nghiệp vụ sản xuất xuất
10


khẩu; trong khi mục tiêu chính mà các KCN cần hướng tới là tranh thủ ưu đãi

của các nguồn đầu tư trong, ngoài nước và được phép tiêu thụ một phần sản
phẩm của mình trên thị trường nội địa. Như vậy so với quy định KCX, quy chế
KCN tỏ ra mềm dẻo hơn, có nhiều ưu thế hơn, phù hợp với hiện trạng kinh tế
Việt Nam hơn, vì đối tượng đầu tư được mở rộng, họ tìm thấy lợi ích kinh
doanh ở thị trường nội địa với hơn 80 triệu người.
* Kết luận: Về nội dung với sự giống nhau tương đối giữa KCN và KCX,
phần dưới đây của luận án, tác giả sẽ sử dụng thuật ngữ “Khu công nghiệp” để
đại diện cho KCN – KCX và KCNC.
1.2. VAI TRÒ CỦA KCN TRONG PHÁT TRIỂN VÙNG KINH TẾ.
1.2.1. Khái niệm về vùng kinh tế.
Vùng là một bộ phận lãnh thổ quốc gia, sự tồn tại và phát triển của nó
gắn bó chặt chẽ với các bộ phận thuộc lãnh thổ khác.
Trước hết, cần xác định khái niệm vùng kinh tế là bộ phận lãnh thổ quốc
gia, sự tồn tại và phát triển của nó gắn bó chặt chẽ với các bộ phận thuộc lãnh
thổ. Khái niệm vùng kinh tế là thông dụng ở nhiều quốc gia:
- Nước Pháp đã chia 22 vùng gồm 95 tỉnh, mỗi vùng gồm 3 đến 4
tỉnh; mỗi vùng có tổ chức quản lý cấp vùng do Tỉnh trưởng lớn nhất trong vùng
đứng đầu với chức năng điều phối kế hoạch và cả ngân sách vùng.
- Nước Mỹ có 450 đơn vị cấp vùng, mỗi vùng có “Hội đồng các
chính quyền” là cơ quan làm nhiệm vụ kế hoạch hoá và điều phối sự phát triển
vùng. Cả hai nhiệm vụ ấy được thực hiện bởi hoạt động thường xuyên của một
bộ phận chuyên môn gồm các chuyên gia có chức năng theo dõi, điều chỉnh kế
hoạch và tư vấn cho các quyết định của Hội đồng.

11


×