Tải bản đầy đủ (.pdf) (155 trang)

Các nhân tố tác động đến việc quản trị lợi nhuận trên cơ sở dồn tích của doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 155 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

TRẦN THỊ KIM NGÂN

CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC QUẢN TRỊ
LỢI NHUẬN TRÊN CƠ SỞ DỒN TÍCH CỦA
DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

TRẦN THỊ KIM NGÂN

CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC QUẢN TRỊ
LỢI NHUẬN TRÊN CƠ SỞ DỒN TÍCH CỦA
DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 8340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN PHÚC SINH


Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi tự thực hiện dưới sự
hướng dẫn của TS.Nguyễn Phúc Sinh. Các số liệu và kết quả trong Luận văn này là
hoàn toàn trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 5 năm 2019
Người thực hiện Luận văn

TRẦN THỊ KIM NGÂN


MỤC LỤC

TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
TÓM TẮT - ABSTRACT
PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu ............................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 3
4. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 3
5. Đóng góp của luận văn ........................................................................................... 4
5.1. Về mặt học thuật ................................................................................................. 4
5.2. Về mặt thực tiễn .................................................................................................. 4

6. Kết cấu của luận văn ............................................................................................... 5
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG
ĐẾN QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN .............................................................................. 7
1.1. Một số nghiên cứu nước ngoài ............................................................................. 7
1.2. Một số nghiên cứu trong nước .......................................................................... 16
1.3. Nhận xét và xác định khoảng trống nghiên cứu................................................. 24
Tóm tắt chương 1 ..................................................................................................... 25


CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ....................................................................... 27
2.1. Định nghĩa quản trị lợi nhuận ............................................................................ 27
2.2. Động cơ dẫn đến việc quản trị lợi nhuận ........................................................... 29
2.2.1. Liên quan đến thị trường vốn .......................................................................... 30
2.2.2. Liên quan đến các hợp đồng ........................................................................... 31
2.2.3. Quản trị lợi nhuận nhằm đạt được mức kỳ vọng của các nhà phân tích hoặc
đạt được mức dự báo của chính nhà quản lý ............................................................. 32
2.2.4. Động cơ liên quan đến thuế thu nhập doanh nghiệp ....................................... 32
2.2.5. Động cơ khác .................................................................................................. 32
2.3. Các lý thuyết vận dụng để nghiên cứu quản trị lợi nhuận ................................. 33
2.3.1. Lý thuyết kế toán thực chứng .......................................................................... 33
2.3.2. Lý thuyết ủy nhiệm ......................................................................................... 35
2.3.3. Lý thuyết thông tin bất cân xứng .................................................................... 37
2.4. Quản trị lợi nhuận trên cơ sở dồn tích và quản trị lợi nhuận thực tế ................. 38
2.4.1. Quản trị lợi nhuận trên cơ sở dồn tích............................................................. 38
2.4.2. Quản trị lợi nhuận thực tế ............................................................................... 40
2.4.3. So sánh quản trị lợi nhuận trên cơ sở dồn tích và quản trị lợi nhuận thực tế.. 41
2.5. Biến đo lường quản trị lợi nhuận trên cơ sở dồn tích ........................................ 42
2.6. Một số mô hình đo lường quản trị lợi nhuận trên cơ sở dồn tích ...................... 45
2.6.1. Mô hình Healy (1985) ..................................................................................... 45
2.6.2. Mô hình DeAngelo (1986) .............................................................................. 46

2.6.3. Mô hình Jones (1991)...................................................................................... 46
2.6.4. Mô hình của Dechow, Sloan and Sweeny (1995) ........................................... 48


2.6.5. Mô hình của Kothari, Leone and Wasley (2005) ............................................ 50
Tóm tắt chương 2 ..................................................................................................... 50
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................. 52
3.1. Phương pháp nghiên cứu và quy trình nghiên cứu ........................................... 52
3.1.1. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 52
3.1.2. Quy trình nghiên cứu ..................................................................................... 52
3.2. Phát triển giả thuyết nghiên cứu ........................................................................ 54
3.2.1. Nhận định về quản trị lợi nhuận của doanh nghiệp nhà nước ........................ 55
3.2.2. Các giả thuyết về các nhân tố tác động đến việc quản trị lợi nhuận của doanh
nghiệp doanh nghiệp nhà nước ................................................................................ 56
3.2.2.1. Các giả thuyết về nhân tố liên quan đến đặc điểm doanh nghiệp ............... 57
a. Thời gian hoạt động .............................................................................................. 57
b. Quy mô doanh nghiệp .......................................................................................... 57
c. Hệ số nợ ................................................................................................................ 58
d. Khả năng sinh lợi .................................................................................................. 58
3.2.3.2. Các giả thuyết về nhân tố liên quan đến quản lý – kiểm soát ..................... 58
a. Quy mô Hội đồng thành viên ............................................................................... 58
b. Sự kiêm nhiệm của Chủ tịch Hội đồng thành viên và giám đốc điều hành .......... 59
c. Tỷ lệ thành viên nữ trong Hội đồng thành viên ................................................... 60
d. Giới tính của giám đốc điều hành ........................................................................ 60
3.3. Mô hình nghiên cứu .......................................................................................... 60
3.3.1. Mô hình đo lường việc quản trị lợi nhuận trên cơ sở dồn tích của doanh
nghiệp nhà nước ....................................................................................................... 60
3.3.2. Mô hình nghiên cứu và cách đo lường các biến trong mô hình ..................... 63



3.4. Mô tả tổng thể, mẫu nghiên cứu ........................................................................ 67
3.5. Quy trình thu thập và xử lý dữ liệu ................................................................... 68
3.6. Phân tích dữ liệu ................................................................................................ 70
3.6.1. Phân tích thống kê mô tả ................................................................................ 70
3.6.2. Phân tích tương quan ...................................................................................... 70
3.6.3. Phân tích hồi quy ............................................................................................ 70
Tóm tắt chương 3 ..................................................................................................... 71
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................. 72
4.1. Thống kê mô tả .................................................................................................. 72
4.1.1. Biến phụ thuộc mức độ quản trị lợi nhuận ..................................................... 72
4.1.2. Các biến độc lập, biến giả .............................................................................. 73
4.1.3. Các biến kiểm soát ......................................................................................... 75
4.2. Phân tích tương quan ......................................................................................... 76
4.3. Phân tích hồi quy ............................................................................................... 77
4.3.1. Kiểm định sự phù hợp của mô hình ............................................................... 77
4.3.1.1. Kết quả hồi quy theo mô hình bình phương nhỏ nhất kết hợp tất cả các quan
sát – Pooled OLS ...................................................................................................... 77
4.3.1.2. Kết quả hồi quy theo mô hình tác động cố định – FEM ............................. 78
4.3.1.3. Kết quả hồi quy theo mô hình tác động ngẫu nhiên – REM ...................... 79
4.3.1.4. Lựa chọn mô hình phù hợp ......................................................................... 80
4.3.2. Kết quả hồi quy đa biến ................................................................................. 82
Tóm tắt Chương 4 .................................................................................................... 89
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ................................................. 90


5.1. Kết luận ............................................................................................................. 90
5.2. Khuyến nghị ...................................................................................................... 91
5.2.1. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước ........................................................... 91
5.2.2. Đối với các tổ chức tín dụng .......................................................................... 92
5.2.3. Đối với các nhà đầu tư ................................................................................... 92

5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu trong tương lai .................................................. 93
Tóm tắt Chương 5 .................................................................................................... 94
PHẦN KẾT LUẬN ................................................................................................. 95
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

TỪ VIẾT TẮT

DIỄN GIẢI

BCTC

Báo cáo tài chính

CEO

Giám đốc điều hành

HĐTV

Hội đồng thành viên

HĐQT

Hội đồng quản trị

HNX


Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội

HOSE

Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh

QTLN

Quản trị lợi nhuận


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1. Bảng tóm tắt cách đo lường các biến
Bảng 4.1. Bảng thống kê mô tả biến phụ thuộc mức độ quản trị lợi nhuận
Bảng 4.2. Bảng thống kê mô tả các biến độc lập, biến giả
Bảng 4.3. Bảng thống kê mô tả các biến kiểm soát
Bảng 4.4. Ma trận hệ số tương quan giữa các biến
Bảng 4.5. Kết quả hồi quy theo Pooled OLS
Bảng 4.6. Kết quả hồi quy theo FEM
Bảng 4.7. Kết quả hồi quy theo REM
Bảng 4.8. Kết quả kiểm định Hausman
Bảng 4.9. Kết quả kiểm định hiện tương phương sai thay đổi
Bảng 4.10. Kết quả kiểm định hiện tượng tự tương quan
Bảng 4.11. Kết quả kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến
Bảng 4.12. Kết quả hồi quy theo FGLS
Bảng 4.13. Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu
Bảng 4.14. Tổng hợp mức độ tác động của từng nhân tố đến việc QTLN của doanh
nghiệp nhà nước giai đoạn 2015-2017



DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 3.1. Quy trình nghiên cứu
Sơ đồ 3.2. Sơ đồ các yếu tố tác động đến quản trị lợi nhuận


TÓM TẮT

Tại Việt Nam, có nhiều nghiên cứu về vấn đề quản trị lợi nhuận trên cơ sở
dồn tích của các công ty cổ phần đã được thực hiện nhưng chưa có nghiên cứu đối
với các doanh nghiệp nhà nước. Với mục tiêu là tìm kiếm bằng chứng về việc quản
trị lợi nhuận trên cơ sở dồn tích của các doanh nghiệp nhà nước và các nhân tố ảnh
hưởng đến việc quản trị lợi nhuận của các doanh nghiệp này trong giai đoạn 20152017, tác giả đã thực hiện nghiên cứu với mẫu gồm 198 doanh nghiệp 100% vốn
nhà nước tại Việt Nam. Phương pháp hồi quy FGLS đã được sử dụng để phân tích
tác động của hai nhóm nhân tố là đặc điểm doanh nghiệp và cơ chế quản lý - kiểm
soát đến việc quản trị lợi nhuận của các doanh nghiệp nhà nước. Kết quả cho thấy
khi doanh nghiệp có thời gian hoạt động càng dài, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản
càng cao, hệ số nợ trên tổng tài sản càng thấp thì mức độ quản trị lợi nhuận càng
cao. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có quy mô Hội đồng thành viên càng lớn thì mức
độ quản trị lợi nhuận càng cao, doanh nghiệp có sự kiêm nhiệm giữa Chủ tịch Hội
đồng thành viên và giám đốc thì mức độ quản trị lợi nhuận cũng sẽ cao hơn; giới
tính nữ của giám đốc điều hành có tác động làm giảm quản trị lợi nhuận. Với kết
quả trên, nghiên cứu có giá trị nhất định đối với các đối tượng sử dụng báo cáo tài
chính của doanh nghiệp nhà nước để ra quyết định như các cơ quan quản lý nhà
nước, các tổ chức tín dụng, các nhà đầu tư. Tác giả cũng đã đưa ra hướng nghiên
cứu tiếp theo là tăng thêm số lượng và thời gian nghiên cứu, và phân tích thêm tác
động của các yếu tố về chất lượng kiểm toán độc lập đối với việc quản trị lợi nhuận
của doanh nghiệp nhà nước.


Từ khóa: Quản trị lợi nhuận, doanh nghiệp nhà nước, FGLS.


ABSTRACT

In Vietnam, there are many research about accrual-based earnings
management of joint-stock companies, but state-owned companies are not
researched. With the objective is seeking the evidence about factors that effects the
earnings management of these enterprises, this research focuses on 198 state-owned
companies from 2015 to 2017. The FGLS regression is used to examine the effects
of two groups of variables to earnings management: firm characteristics and
corporate governance mechanisms. The results shows that companies with long age,
high return on asset, low debt to assets ratio will have higher magnitude of earnings
management. Besides, the duality role between chairman and CEO, larger size of
board of directors will increase the magnitude of earnings management; the female
gender of CEO can decrease the magnitude of earnings management. These results
is useful for those whose use the financial statement of state-owned companies to
make decision, such as regulators, banks, investors. This research also includes
some implications for future research to investigate the earnings management of
state-owned companies, such as increasing the number of observations, increasing
the period of data, considering the audit quality factors.

Key words: Earnings management, state-owned companies, FGLS.


1

PHẦN MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài:
Từ đầu thế kỷ 21, một loạt các vụ bê bối tài chính và gian lận liên quan đến
thông tin kế toán và báo cáo tài chính (BCTC) của các công ty Enron, WorldCom,
Xerox… đã làm cho chủ đề quản trị lợi nhuận (earnings management) của các
doanh nghiệp ngày càng được quan tâm bởi các nhà đầu tư, các nhà làm chính sách,
kiểm toán viên, các nhà quản trị công ty, các bên liên quan khác cũng như các nhà
nghiên cứu về tài chính kế toán… Trên thế giới, nhiều nghiên cứu đã được thực
hiện liên quan đến việc quản trị lợi nhuận (QTLN) của các doanh nghiệp ở cả các
nước phát triển và các nước đang phát triển (theo thống kê của tác giả, có ít nhất 15
nghiên cứu nước ngoài đã được thực hiện ở nhiều quốc gia khác nhau; ngoài ra, các
nhà nghiên cứu khác ở trong nước cũng đã thống kê được khoảng trên 40 nghiên
cứu nước ngoài liên quan đến vấn đề này).
Tại Việt Nam, sau một số vụ việc doanh nghiệp thực hiện hành vi QTLN,
dẫn đến thiệt hại cho nhà đầu tư như Công ty cổ phần Dược Viễn Đông, Công ty cổ
phần Bông Bạch Tuyết, Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai, Công ty cổ phần
Dịch vụ tổng hợp dầu khí…, các nhà đầu tư ngày càng quan tâm hơn đến sự trung
thực trong chỉ tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp. Do đó, cũng đã có nhiều nghiên cứu
được thực hiện để phân tích việc QTLN của các doanh nghiệp niêm yết tại HOSE
và HNX. Tuy nhiên, nghiên cứu liên quan đến vấn đề này đối với các doanh nghiệp
nhà nước hầu như chưa được thực hiện.
Từ năm 2011 đến nay , chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước được
triển khai thực hiện rộng rãi trên cả nước. Theo báo cáo của Bộ Tài chính tại Hội
nghị Đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm
là các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước được tổ chức tại Hà Nội vào ngày
21 tháng 11 năm 2018, số doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hóa trong năm


2

2016 là 66 doanh nghiệp (tổng giá trị doanh nghiệp là 40.206 tỷ đồng), năm 2017 là

69 doanh nghiệp (tổng giá trị doanh nghiệp là 365.953 tỷ đồng). Kết quả cho thấy
đại đa số các doanh nghiệp đã thực hiện cổ phần hóa thành công, bán hết số cổ phần
theo phương án được phê duyệt. Có nhiều doanh nghiệp nhà nước đã thực hiện bán
cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) rất thành công, số tiền từ bán cổ phần thu về
cho ngân sách là rất lớn, ví dụ điển hình như việc cổ phần hóa Công ty TNHH một
thành viên Việt Nam Kỹ nghệ súc sản (VISSAN) đã thu nộp ngân sách gần 2.500 tỷ
đồng. Điều này chứng tỏ việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đã thu hút được
sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư.
Trong bối cảnh cả nước tiếp tục đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà
nước trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, việc nghiên cứu hành vi QTLN của các
doanh nghiệp nhà nước là cần thiết, vừa đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư, vừa bổ
sung thêm vào cơ sở khoa học những nghiên cứu liên quan đến vấn đề này. Do đó,
tác giả chọn nghiên cứu đề tài “Các nhân tố tác động đến việc quản trị lợi nhuận
trên cơ sở dồn tích của doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam”.
2. Mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu:
Mục tiêu của nghiên cứu là tìm kiếm bằng chứng về việc QTLN trên cơ sở
dồn tích của các doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam trong giai đoạn 2015-2017.
Đồng thời, nghiên cứu xem xét các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của
các nhân tố đến việc QTLN của các doanh nghiệp này, bao gồm hai nhóm nhân tố
là đặc điểm doanh nghiệp và cơ chế quản lý - kiểm soát.
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, các câu hỏi nghiên cứu được xác định
là:
- Thứ nhất, trong các nhân tố được nghiên cứu, nhân tố nào thuộc đặc điểm
doanh nghiệp (gồm thời gian hoạt động của công ty, quy mô công ty, hệ số nợ, tỷ
suất sinh lợi trên tổng tài sản), nhân tố nào thuộc cơ chế quản lý – kiểm soát (gồm
quy mô Hội đồng thành viên, sự kiêm nhiệm của Chủ tịch Hội đồng thành viên và
giám đốc điều hành, tỷ lệ thành viên nữ trong Hội đồng thành viên, giới tính của


3


giám đốc điều hành) có tác động đến việc QTLN của doanh nghiệp nhà nước giai
đoạn 2015-2017.
- Thứ hai, mức độ tác động của từng nhân tố đến việc QTLN của doanh
nghiệp nhà nước giai đoạn 2015-2017 như thế nào.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Việc QTLN trên cơ sở dồn tích của các doanh
nghiệp 100% vốn nhà nước và các nhân tố ảnh hưởng đến việc QTLN của các
doanh nghiệp này trong giai đoạn 2015-2017.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Nghiên cứu về hành động QTLN trên cơ sở dồn tích trên
BCTC của 198 doanh nghiệp nhà nước trực thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ
quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố, các Tập đoàn kinh tế
của Việt Nam.
+ Về thời gian: Dữ liệu nghiên cứu trong giai đoạn 2015-2017.
Số liệu được thu thập dựa trên BCTC hàng năm và báo cáo thực trạng quản
trị và cơ cấu tổ chức doanh nghiệp của các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước. Các
báo cáo này được thu thập từ Cổng thông tin doanh nghiệp của Cục Phát triển
Doanh nghiệp – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân
dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (hoặc trang thông tin điện tử của Sở
Tài chính nếu được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền công bố thông tin) và trang
thông tin điện tử của các doanh nghiệp được nghiên cứu.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu sẽ được thực hiện theo phương pháp định lượng. Dựa trên các
nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam liên quan về các nhân tố ảnh hưởng đến việc
QTLN của doanh nghiệp, tác giả lựa chọn các nhân tố để xây dựng mô hình kiểm
định tác động của các nhân tố thuộc đặc điểm doanh nghiệp và cơ chế quản lý –
kiểm soát đến việc QTLN của doanh nghiệp 100% nhà nước tại Việt Nam.



4

Để trả lời cho câu hỏi thứ nhất, tác giả tiến hành hồi quy mô hình tuyến tính
gồm các biến độc lập và biến phụ thuộc. Dựa trên mức ý nghĩa thống kê của các hệ
số hồi quy, tác giả kết luận biến nào có tác động đến việc QTLN của doanh nghiệp
nhà nước giai đoạn 2015-2017.
Để trả lời cho câu hỏi thứ hai, tác giả so sánh hệ số hồi quy của các biến
trong mô hình để đánh giá được mức độ tác động từ mạnh nhất đến yếu nhất của
các nhân tố được nghiên cứu đến việc QTLN của doanh nghiệp nhà nước giai đoạn
2015-2017.
5. Đóng góp của luận văn:
5. 1. Về mặt học thuật:
Thứ nhất, nghiên cứu đóng góp vào cơ sở dữ liệu các nghiên cứu về QTLN
trên cơ sở dồn tích của doanh nghiệp nói chung và trong bối cảnh các nước đang
phát triển nói riêng. Đặc biệt, nghiên cứu tập trung vào đối tượng doanh nghiệp
100% vốn nhà nước, góp phần làm đầy đủ thêm về loại hình doanh nghiệp được
nghiên cứu trong mảng nghiên cứu này.
Thứ hai, kết quả nghiên cứu đã góp phần khẳng định lý thuyết đại diện tồn
tại trong các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước tại Việt Nam. Do sự tách biệt giữa
quyền sở hữu (của Nhà nước) và quyền quản lý (của các cá nhân được nhà nước ủy
quyền bằng văn bản), các nhà quản trị tại doanh nghiệp 100% vốn nhà nước có điều
kiện và động cơ thể thực hiện QTLN theo ý chủ quan của mình.
5.2. Về mặt thực tiễn:
Thứ nhất, nghiên cứu cho thấy tồn tại hành động QTLN trên cơ sở dồn tích
của các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, kết quả này tương tự như nhiều doanh
nghiệp hoạt động theo hình thức công ty cổ phần đã được nghiên cứu trước đây.
Đây là tài liệu tham khảo có giá trị cho các đối tượng sử dụng BCTC của nhóm
doanh nghiệp này để đưa ra các quyết định như quyết định đầu tư, quản lý.



5

Thứ hai, kết quả nghiên cứu đã đưa ra bằng chứng về sự tác động của hai
nhóm yếu tố đến mức độ QTLN của các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, bao
gồm: nhóm đặc điểm doanh nghiệp gồm thời gian hoạt động của doanh nghiệp, hệ
số nợ trên tổng tài sản, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản; nhóm đặc điểm quản lý kiểm soát bao gồm quy mô HĐTV, sự kiêm nhiệm của Chủ tịch Hội đồng thành
viên và giám đốc điều hành, giới tính của giám đốc điều hành.
Thứ ba, về mức độ tác động, kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng sinh lợi
có tác động mạnh nhất đến mức độ QTLN của doanh nghiệp, tiếp đó là các nhân tố
hệ số nợ, sự kiêm nhiệm của CEO và Chủ tịch HĐTV, quy mô HĐTV, cuối cùng,
nhân tố thời gian hoạt động có tác động yếu nhất đến mức độ QTLN của doanh
nghiệp.
6. Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn được bố cục thành 5 chương,
bao gồm:
Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu về các nhân tố tác động đến quản
trị lợi nhuận
Chương 1 trình bày tổng quan các nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam
liên quan đến việc phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến việc QTLN cơ sở dồn
tích của doanh nghiệp. Từ đó, xác định khoảng trống nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương 2 trình bày một số định nghĩa và động cơ dẫn đến việc QTLN của
doanh nghiệp, các lý thuyết nền tảng để vận dụng cho nghiên cứu về QTLN. Ngoài
ra, chương 2 cũng trình bày và so sánh hai loại QTLN là QTLN thực và QTLN trên
cơ sở dồn tích, từ đó xác định loại QTLN mà nghiên cứu tập trung xem xét là
QTLN trên cơ sở dồn tích. Sau đó, một số mô hình cơ bản để đo lường việc QTLN
trên cơ sở dồn tích sẽ được trình bày.


6


Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3 trình bày phương pháp, quy trình nghiên cứu, xây dựng các giả
thuyết và mô hình nghiên cứu, cách thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu để đạt được
mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận
Chương 4 trình bày và phân tích kết quả nghiên cứu, đồng thời bàn luận kết
quả nghiên cứu.
Chương 5: Kết luận và khuyến nghị
Chương 5 trình bày kết quả nghiên cứu chính của luận văn, chỉ ra những hạn
chế của nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo. Bên cạnh đó, chương 5
đưa ra một số khuyến nghị đối với người sử dụng BCTC của doanh nghiệp nhà
nước.


7

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ NHÂN TỐ
TÁC ĐỘNG ĐẾN QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN

Trong chương 1, tác giả tóm lược các nghiên cứu trong nước và nước ngoài
liên quan đến các nhân tố tác động đến việc QTLN trên cơ sở dồn tích của doanh
nghiệp. Qua đó, tác giả tóm tắt các nghiên cứu trước và xác định khe hổng nghiên
cứu.
1.1. Một số nghiên cứu nước ngoài:
Tác giả tổng hợp một số nghiên cứu nước ngoài liên quan đến các nhóm yếu
tố có thể ảnh hưởng đến việc QTLN của các doanh nghiệp như sau:
Saleh và cộng sự (2005) thực hiện nghiên cứu tác động của HĐQT đến việc
QTLN của 561 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Kuala Lumpur của

Malaysia năm 2001. Các tác giả sử dụng mô hình Jones (1991) để đo lường khoản
dồn tích có thể điều chỉnh, đại diện cho việc QTLN của doanh nghiệp. Kết quả
nghiên cứu toàn bộ mẫu cho thấy nhóm các nhân tố tác động cùng chiều đến QTLN
gồm: tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản, hệ số nợ trên tổng tài sản, sự kiêm nhiệm
giữa Giám đốc điều hành (CEO) và chức danh Chủ tịch HĐQT; nhóm các nhân tố
tác động ngược chiều đến quản trị lợi nhuận gồm: quy mô công ty và tỷ lệ sở hữu
của các nhà quản lý. Khi các tác giả xét theo từng nhóm doanh nghiệp có sự kiêm
nhiệm và không có sự kiêm nhiệm của Chủ tịch HĐQT và CEO, tác động của các
nhân tố trên đến quản trị lợi nhuận vẫn không đổi, ngoại trừ trường hợp đòn bẩy tài
chính không có ý nghĩa thống kê khi nghiên cứu với nhóm doanh nghiệp không có
sự kiêm nhiệm. Ngoài ra, nghiên cứu của các tác giả không tìm thấy bằng chứng có
ý nghĩa thống kê về tác động của quy mô HĐQT và sự độc lập của HĐQT đến việc
quản trị lợi nhuận.


8

Rahman và Ali (2006) tập trung nghiên cứu về ảnh hưởng của chức năng
giám sát của HĐQT, ban kiểm soát và sự tập trung quyền sở hữu trong việc giảm
QTLN của mẫu gồm 97 doanh nghiệp lớn nhất niêm yết trên thị trường chứng
khoán của Malaysia trong hai năm 2002, 2003. Việc QTLN của các doanh nghiệp
được xác định thông qua giá trị dồn tích có thể điều chỉnh được đo lường bằng mô
hình Modified Jones (1995). Kết quả chỉ ra rằng việc QTLN có quan hệ cùng chiều
với quy mô HĐQT, tức là HĐQT có quy mô lớn sẽ phát sinh sự không hiệu quả
trong thực hiện vai trò của mình khi so với HĐQT có quy mô nhỏ hơn. Các tác giả
lập luận rằng khi quy mô HĐQT nhỏ hơn thì có thể HĐQT tập trung vào giải quyết
các vụ việc phát sinh, ngược lại quy mô HĐQT lớn hơn sẽ khó kiểm soát hơn và có
thể có mâu thuẫn lợi ích giữa các thành viên, dẫn đến ảnh hưởng tiêu cực tới quá
trình giám sát việc thực hiện QTLN của doanh nghiệp. Đối với sự độc lập của
HĐQT và ban kiểm soát, các tác giả không tìm thấy mối quan hệ có ý nghĩa thống

kê với việc QTLN. Lý giải cho điều này, các tác giả phát biểu rằng có thể nhà quản
lý đã kiểm soát việc lựa chọn những thành viên HĐQT từ bên ngoài, hoặc những
thành viên này thiếu hiểu biết về hoạt động kinh doanh của công ty. Ngoài ra, các
tác giả cũng thấy rằng quy mô doanh nghiệp và tốc độ tăng trưởng của doanh
nghiệp thì có quan hệ ngược chiều với QTLN.
Hashim và Devi (2008) tiến hành phân tích ảnh hưởng của sự độc lập của
HĐQT, sự tách biệt hai vai trò Chủ tịch HĐQT và CEO đến việc QTLN của 167
công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Malaysia trong năm 2004. Biến phụ
thuộc trong mô hình nghiên cứu là giá trị dồn tích có thể điều chỉnh (đại diện cho
việc QTLN), được đo lường bằng mô hình Modified Jones (1995). Dựa trên giá trị
khoản dồn tích có thể điều chỉnh, các tác giả chia mẫu nghiên cứu thành 2 nhóm
nhỏ là nhóm thực hiện điều chỉnh tăng lợi nhuận và nhóm thực hiện điều chỉnh
giảm lợi nhuận. Kết quả hồi quy cho thấy đối với nhóm điều chỉnh lợi nhuận theo
hướng tăng lên, sự độc lập của HĐQT có ảnh hưởng tích cực đến việc QTLN, trong
khi sự kiêm nhiệm của CEO không có tác động có ý nghĩa thống kê đối với hành
động QTLN. Đối với nhóm điều chỉnh nhuận theo hướng giảm xuống, sự độc lập


9

của HĐQT và sự kiêm nhiệm của CEO đều không có tác động có ý nghĩa thống kê
đến việc điều chỉnh lợi nhuận của doanh nghiệp. Các kết quả này đã không ủng hộ
cho lập luận rằng gia tăng tính độc lập của HĐT và tách bạch vai trò của CEO và
chủ tịch HĐQT sẽ làm giảm được hành động điều chỉnh lợi nhuận. Bên cạnh kết
quả này, các tác giả tìm thấy bằng chứng về sự tác động ngược chiều của hệ số nợ
trên tổng tài sản và dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh đến việc QTLN của
doanh nghiệp. Tuy nhiên, quy mô doanh nghiệp không tác động có ý nghĩa thống kê
đối với việc QTLN của doanh nghiệp cả hai nhóm nhỏ nêu trên.
Sarkar và cộng sự (2008) tiến hành nghiên cứu với mục tiêu chính là phân
tích quan hệ giữa các đặc điểm của HĐQT và việc QTLN của các doanh nghiệp ở

Ấn Độ. Với mẫu nghiên cứu gồm 964 quan sát công ty - năm của 500 công ty lớn
niêm yết trên thị trường chứng khoán Bombay của Ấn Độ trong năm 2003 và 2004,
các tác giả phân tích mối quan hệ trên ở hai khía cạnh: thứ nhất là quan hệ giữa sự
độc lập của HĐQT với QTLN, thứ hai là mối quan hệ của các đặc tính đại diện cho
chất lượng của HĐQT với việc QTLN. Các tác giả đã dùng mô hình Jones (1991)
để tính khoản dồn tích có thể điều chỉnh - đại diện cho việc QTLN của doanh
nghiệp. Sau khi thực hiện nhiều mô hình hồi quy khác nhau, các tác giả rút ra kết
luận là chất lượng HĐQT thì đóng vai trò quan trọng trong việc giảm QTLN, trong
khi sự độc lập của HĐQT thì không thấy vai trò này. Cụ thể hơn, nghiên cứu cho
thấy tỷ lệ số cuộc họp HĐQT có sự tham dự của thành viên HĐQT độc lập thì sẽ
làm giảm mức độ QTLN; HĐQT mà không có sự tham gia của cổ đông lớn có
quyền kiểm soát thì doanh nghiệp sẽ có mức QTLN thấp hơn; trong khi đó, sự kiêm
nhiệm của CEO có liên quan đến mức QTLN cao hơn. Bên cạnh đó, đòn bẩy tài
chính có quan hệ cùng chiều, trong khi quy mô doanh nghiệp thì không có quan hệ
có ý nghĩa thống kê đối với QTLN.
Gul và cộng sự (2009) tập trung nghiên cứu về vai trò của nhiệm kỳ kiểm
toán và chuyên ngành kiểm koán của công ty kiểm toán đối với chất lượng thu thập
của các doanh nghiệp được kiểm toán bởi những công ty kiểm toán lớn. Trong


10

nghiên cứu này, nhiệm kỳ kiểm toán nghĩa là số năm mà doanh nghiệp duy trì việc
kiểm toán bởi duy nhất một công ty kiểm toán, chuyên ngành kiểm toán của công ty
kiểm toán được xác định bởi thị phần lớn nhất của công ty kiểm toán trong mỗi
nhóm ngành, chất lượng thu thập của doanh nghiệp được đại diện bởi khoản dồn
tích có thể điều chỉnh. Dữ liệu nghiên cứu gồm 32.777 quan sát doanh nghiệp - năm
trong giai đoạn 1993 đến 2004, lấy từ nguồn dữ liệu của Compustat (cơ sở dữ liệu
về các thông tin thị trường và tài chính của các doanh nghiệp, các chỉ số chứng
khoán, các ngành công nghiệp được cung cấp bởi Standard and Poor’s). Biến phụ

thuộc trong mô hình nghiên cứu là giá trị tuyệt đối của khoản dồn tích có thể điều
chỉnh (chia tổng tài sản) được xác định bởi nhiều mô hình, trong đó có mô hình
Jones (1991), mô hình Kothari và cộng sự (2005). Phương pháp hồi quy 2SLS (twostage least squares) được sử dụng trong nghiên cứu này. Các tác giả đã thực hiện rất
nhiều phân tích hồi quy và đi đến kết luận chung là mối quan hệ giữa nhiệm kỳ
kiểm toán ngắn và chất lượng thu nhập thấp thì yếu hơn đối với các công ty được
kiểm toán bởi công ty kiểm toán chuyên ngành khi so sánh với các công ty được
kiểm toán bởi các công ty kiểm toán khác. Kết quả này có thể được hiểu là thông
thường khi nhiệm kỳ kiểm toán ngắn thì khả năng công ty kiểm toán phát hiện được
các sai sót, nhầm lẫn của khách hàng sẽ thấp hơn vì thiếu hiểu biết về khách hàng
cũng như chưa làm quen với hoạt động kinh doanh của khách hàng. Tuy nhiên,
trong trường hợp này, nếu công ty kiểm toán là công ty kiểm toán chuyên ngành
trong lĩnh vực kinh doanh của khách hàng thì tình trạng này không xảy ra. Ngoài ra,
nghiên cứu còn cho thấy mối quan hệ ngược chiều giữa các biến thời gian hoạt
động, quy mô doanh nghiệp, dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh với biến phụ
thuộc là giá trị tuyệt đối của khoản dồn tích có thể điều chỉnh; trong khi tốc độ tăng
trưởng doanh thu thì có quan hệ cùng chiều với biến phụ thuộc.
Peni và Vahamaa (2010) tiến hành nghiên cứu về mối quan hệ giữa QTLN
và giới tính của những người điều hành doanh nghiệp, cụ thể là CEO và giám đốc
tài chính. Câu hỏi được đặt ra là liệu các nhà điều hành là nữ có tác động đến chất
lượng của thông tin BCTC hay không, và nếu có thì như thế nào. Mẫu nghiên cứu


11

gồm có 391 công ty tại chúng rất lớn của Mỹ thuộc danh sách xác định chỉ số S&P
500 tại thời điểm tháng 7 năm 2007. Dữ liệu giai đoạn 2003 đến 2007 của 391 công
ty tạo thành bộ dữ liệu gồm 1.995 quan sát doanh nghiệp – năm. Trước tiên, các tác
giả đo lường chất lượng của lợi nhuận được báo cáo bằng cách sử dụng biến đại
diện là việc QTLN (chính là khoản dồn tích có thể điều chỉnh). Kết quả chính của
bài nghiên cứu cho thấy giới tính của người điều hành có ảnh hưởng đến chất lượng

của thông tin BCTC, cụ thể doanh nghiệp có giám đốc tài chính là nữ thì thường có
khoản dồn tích có thể điều chỉnh theo hướng giảm lợi nhuận. Tuy nhiên, các tác giả
không tìm thấy bằng chứng về quan hệ giữa giới tính và CEO và việc QTLN. Bên
cạnh đó, kết quả hồi quy cũng cho thấy hệ số nợ trên tổng tài sản, biến quy mô
doanh nghiệp có quan hệ nghịch chiều, biến tốc độ tăng trưởng doanh thu có quan
hệ cùng chiều với QTLN; còn lại biến tỷ lệ giá thị trường trên giá sổ sách của cổ
phần thì không có ý nghĩa thống kê.
Gulzar và Wang (2011) nghiên cứu ảnh hưởng của cơ chế quản trị công ty
đến mức độ điều chỉnh lợi nhuận của các công ty niêm yết trên thị trường chứng
khoán Trung Quốc. Các tác giả thu thập dữ liệu gồm 1009 công ty niêm yết trên hai
sàn chứng khoán Thượng Hải và Thâm Quyến trong giai đoạn 2002 – 2006; Mô
hình Modified Jones(1995) được sử dụng để xác định biến kế toán dồn tích có thể
điều chỉnh. Biến này được lấy giá trị tuyệt đối để đại diện cho việc QTLN của các
doanh nghiệp. Cơ chế quản trị công ty được đại diện bởi các biến: quy mô của
HĐQT, tỷ lệ của thành viên HĐQT độc lập trong tổng số các thành viên HĐQT,
ban kiểm soát, sự kiêm nhiệm của CEO và chủ tịch HĐQT. Kết quả cho thấy có
bằng chứng về mối quan hệ thuận chiều giữa các biến sự kiêm nhiệm của chức danh
CEO và chức danh chủ tịch HĐQT, tỷ lệ sở hữu của cổ đông lớn, tần suất họp
HĐQT, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh và mức độ điều chỉnh lợi nhuận; trong
khi đó, tỷ lệ nữ trong tổng thành viên HĐQT, tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản có
quan hệ nghịch chiều với mức độ điều chỉnh lợi nhuận của các doanh nghiệp được
nghiên cứu. Các biến còn lại trong mô hình không có ý nghĩa thống kê, bao gồm tỷ


12

lệ thành viên HĐQT độc lập không điều hành, quy mô HĐQT, ban kiểm soát, tỷ lệ
sở hữu của CEO, đòn bẩy tài chính, quy mô doanh nghiệp.
Wang và Yung (2011) thực hiện nghiên cứu sự tác động của sở hữu nhà
nước đến việc QTLN của 557 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Trung

Quốc từ năm 1998 đến 2006 (gồm 299 doanh nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch
chứng khoán Thượng Hải và 258 doanh nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch chứng
khoán Thâm Quyến). Mẫu nghiên cứu được chia thành hai nhóm là nhóm sở hữu
nhà nước (nếu doanh nghiệp được nhà nước sở hữu từ 30% trở lên) và nhóm không
thuộc sở hữu nhà nước (nếu nhà nước có tỷ lệ sở hữu dưới 30%). Mô hình Modified
Jones (1995) đã được sử dụng để đo lường khoản dồn tích có thể điều chỉnh. Biến
phụ thuộc trong mô hình nghiên cứu là giá trị tuyệt đối của khoản dồn tích có thể
điều chỉnh (được biểu diễn dưới dạng tỷ lệ so với tổng tài sản cuối kỳ trước như
nhiều nghiên cứu trước đó đã thực hiện). Phương pháp hồi quy GLS đã được sử
dụng để tiến hành hồi quy đa biến và đánh giá tác động của sở hữu nhà nước đến
việc QTLN. Các tác giả đã tìm thấy bằng chứng rằng sở hữu nhà nước có tác động
ngược chiều đến việc QTLN của doanh nghiệp trong toàn bộ giai đoạn nghiên cứu
từ 1999 đến 2006 và trong giai đoạn nhỏ là giai đoạn từ 1999 đến 2000 (trước khi
Trung Quốc thực hiện đổi mới, tự do hóa nền kinh tế); còn trong giai đoạn nhỏ là
2003 đến 2006 (sau khi Trung Quốc thực hiện đổi mới) thì hệ số hồi quy cũng cho
thấy tác động ngược chiều nhưng không có ý nghĩa thống kê. Kết quả này được các
tác giả diễn giải là doanh nghiệp có sở hữu nhà nước từ 30% trở lên thì có mức độ
QTLN thấp hơn doanh nghiệp được sở hữu bởi tư nhân. Lý giải cho điều này các
tác giả lập luận rằng có thể nhà nước đã có một cơ chế giám sát từ bên ngoài đủ
mạnh để chống lại chủ nghĩa cơ hội của nhà quản lý trong doanh nghiệp có sở hữu
của nhà nước. Tuy nhiên, doanh nghiệp sở hữu nhà nước chưa chắc có một cơ chế
quản trị nội bộ tốt hơn doanh nghiệp sở hữu tư nhân. Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho
thấy tỷ lệ giá sổ sách trên giá thị trường, tỷ suất sinh lợi trên tài sản, tỷ lệ đòn bẩy
tài chính có ảnh hưởng cùng chiều đến mức độ QTLN, trong khi quy mô công ty có
tác động ngược chiều đến mức độ QTLN của doanh nghiệp. Trước khi kết thúc bài


×