Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Tham nhũng, đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế, nghiên cứu ở các nước đang phát triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 69 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
---------o0o---------

PHẠM NHẬT TRƯỜNG

THAM NHŨNG, ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ: NGHIÊN CỨU Ở CÁC NƯỚC
ĐANG PHÁT TRIỂN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HCM - Năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
---------o0o---------

PHẠM NHẬT TRƯỜNG
THAM NHŨNG, ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ: NGHIÊN CỨU Ở CÁC NƯỚC
ĐANG PHÁT TRIỂN
CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH CÔNG
Mã số: 8340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
GS.TS SỬ ĐÌNH THÀNH

TP. HCM - Năm 2018



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoạn luận văn này do tôi tự tìm hiểu, nghiên cứu và thực hiện
dưới sự hướng dẫn của GS.TS Sử Đình Thành. Các kết quả trong luận văn là trung
thực và chưa từng công bố ở bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Tác giả

PHẠM NHẬT TRƯỜNG


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN ...................................................... 1
1.1 Lý do chọn đề tài: ........................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ...................................................................... 3
1.3 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 3
1.4 Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC
NGHIỆM TRƯỚC ĐÂY .................................................................................... 6
2.1 Cơ sở lý thuyết về đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế .......... 6
2.1.1 Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài. .............................................. 6
2.1.2 Mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế ......................................... 6
2.1.3 Các nghiên cứu thực nghiệm về FDI tác động đến GDP ........................ 8
2.2 Cơ sở lý thuyết về tham nhũng và tăng trưởng kinh tế................................. 10
2.2.1 Khái niệm tham nhũng .......................................................................... 10

2.2.2 Mối quan hệ giữa tham nhũng và tăng trưởng kinh tế .......................... 11
2.2.3 Các nghiên cứu thực nghiệm về tác động tiêu cực của tham nhũng lên
tăng trưởng kinh tế ................................................................................... 13
2.2.4 Các nghiên cứu thực nghiệm về tác động tích cực của tham nhũng lên


tăng trưởng kinh tế ................................................................................... 14
2.3 Cơ sở lý thuyết giữa Tham nhũng và đầu tư trực tiếp nước ngoài. .............. 17
2.3.1 Mối quan hệ giữa tham nhũng và đầu tư trực tiếp nước ngoài ............. 17
2.3.2 Các nghiên cứu thực nghiệm về tác động tiêu cực của tham nhũng đối
với FDI ..................................................................................................... 20
2.3.3 Các nghiên cứu thực nghiệm về tác động tích cực của tham nhũng đối
với FDI ..................................................................................................... 21
3.1 Mô hình nghiên cứu ...................................................................................... 23
3.2 Dữ liệu nghiên cứu........................................................................................ 24
3.3 Định nghĩa các biến trong mô hình.............................................................. 25
3.4 Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 29
3.5 Kiểm định tính vững bằng mô hình GMM ................................................... 30
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................... 32
4.1 Kết quả nghiên cứu thực nghiệm .................................................................. 32
4.1.1 Thống kê mô tả các biến ....................................................................... 32
4.1.2 Ma trận hệ số tương quan các biến........................................................ 34
4.1.3 Kết quả thực nghiệm ............................................................................. 35
4.2 Giải thích kết quả biến tương tác .................................................................. 38
4.3 Kiểm tra tính vững của mô hình ................................................................... 39
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ................................ 42
5.1 Các phát hiện chính của nghiên cứu ............................................................. 42
5.2 Hàm ý chính sách.......................................................................................... 43
5.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo........................................................ 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 47



PHỤ LỤC........................................................................................................... 52


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu
2SLS

Tên đầy đủ
Two-Stage Least Squares

Ý Nghĩa
Phương pháp bình phương nhỏ
nhất ba giai đoạn

3SLS

Three-Stage Least Squares

Phương pháp bình phương nhỏ
nhất hai giai đoạn

ASEAN Association of Southeast Asian

Hiệp hội các quốc gia Đông

Nation

Nam Á


BI

Business Internationlal

Kinh doanh quốc tế

COR

Control Of Corruption

Chỉ số kiểm soát tham nhũng

CPI

Concorruption Perceptions Index

Chỉ số cảm nhận tham nhũng

DI

Domestic Investment

Đầu tư trong nước

FDI

Foreign Development Invest

Đầu tư trực tiếp nước ngoài


FEM

Fixed Effects Model

Mô hình tác động cố định

GDP

Grosss Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội

GE

Government Expenditure

Đầu tư trong nước

GLS

Generalized. Least Squares

Phương pháp bình phương nhỏ
nhất tổng quát

GMM

General Method of Moments


Phương pháp hồi quy GMM

OLI

Ownership, Location, Internalization

Lý thuyết chiết trung

paradigm
OECD

Organization for Economic

Tổ chức hợp tác và phát triển

Cooperation and Development

kinh tế

REM

Random Effects Model

Mô hình tác động ngẫu nhiên

TI

Transparency International

Tổ chức minh bạch quốc tế


TO

Trade Openness

Độ mở thương mại


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng

Trang

Bảng 3.1: Nguồn thu thập các biến

25

Bảng 4.1 Thông kê mô tả các biến

32

Bảng 4.2 Ma trận hệ số tương quan

34

Bảng 4.3 Kết quả hồi quy GLS giữa tăng trưởng kinh tế, đầu tư
trực tiếp nước ngoài, kiểm soát tham nhũng và các biến kinh tế vĩ mô

35


Bảng 4.4 Kiểm tra tính vững của mô hình bằng phương pháp GMM

41


1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN
1.1 Lý do chọn đề tài
Kinh nghiệm của khá nhiều nước trên thế giới trong nhiều năm qua đã chỉ ra
rằng việc mở cửa hội nhập nền kinh tế, đặc biệt là thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI) giúp các nước này mau chóng đạt được những thành tựu về phát triển
kinh tế - xã hội quan trọng và trở thành một trong những quốc gia có nền kinh tế
năng động, phát triển mạnh mẽ trên thị trường thế giới. Dòng vốn FDI cũng được
đánh giá là có vai trò quan trọng ở các nước có nền kinh tế thị trường mới nổi, có
thể giúp các nước đang phát triển thu hẹp khoảng cách với các nước khác và vươn
lên trở thành các nước phát triển mạnh mẽ. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài thì có
được lợi ích là mở rộng thêm thị trường, kéo dài được chu kỳ sống của sản phẩm
thông qua việc chuyển giao công nghệ, tận dụng các nguồn lực sẵn có và những
thuận lợi từ quốc gia tiếp nhận đầu tư…Bên cạnh đó thì các quốc gia tiếp nhận đầu
tư, họ có thêm nguồn lực từ bên ngoài đầu tư vào, hỗ trợ tăng cường thúc đẩy kinh
tế phát triển, phát triển cơ sở hạ tầng, có thêm nhiều việc làm, nâng cao trình độ
công nghệ…Các nền kinh tế mới nổi của các nước đang phát triển có những ưu thế
nhất định khi được xem là thị trường tiềm năng do chưa được khai thác, có lực
lượng lao động dồi dào, chi phí nhân công rẻ và nhà nước có nhiều chính sách ưu
đãi, thu hút đầu tư. Tuy nhiên trong quá trình phát triển thì các quốc gia này cũng
đang phải đối mặt với một vấn đề nghiêm trọng đó là nạn tham nhũng. Tổ chức
minh bạch thế giới đưa ra những con số cần báo động đối với tình trạng tham nhũng
ở các nước đang phát triển. Liên Hợp Quốc cũng đã cảnh báo rằng tham nhũng đã
và đang trở thành chướng ngại vật được thể chế hóa, ảnh hưởng đến sự phát triển

của các nước. Tác động của Tham nhũng, FDI đến tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng
có những quan điểm khác nhau. Theo một số nhà nghiên cứu, tham nhũng có tác
động tích cực đến tăng trưởng kinh tế khi các công ty đa quốc gia có thế mạnh về
tài chính sẵn sàng bỏ ra một số tiền lớn để hối lộ bộ máy chính quyền nhà nước
nhằm mục đích nhận được các ưu đãi đầu tư, các khoản trợ cấp lớn, miễn, giảm, ưu


2

đãi thuế…tiếp cận được nhiều thông tin thuận lợi hơn. Khi đó tham nhũng đã trở
thành chất bôi trơn trong các hoạt động đầu tư. Bên cạnh đó, cũng có nhiều nhà
nghiên cứu cho rằng tham nhũng lại tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế khi
tham nhũng được xem như một loại phí mà các nhà đầu tư phải đóng, chính vì thế
đã làm cản trở sự hấp dẫn đầu tư ở các nước đang phát triển. Nghiên cứu của Mauro
(1995) cho rằng tham nhũng làm giảm tổng giá trị đầu tư, qua đó làm cho tăng
trưởng kinh tế ở các nước chậm lại.
Hầu hết các nhà nghiên cứu đồng ý với quan điểm về các tác động tiêu cực
tham nhũng mang lại nhiều hơn so với tác động tích cực. Tuy nhiên, một số bằng
chứng thực nghiệm về sự tương phản giữa khả năng thu hút FDI và mức độ tham
nhũng trong các nước đang phát triển là một phần của câu hỏi chưa được giải thích
một cách rõ ràng. Hiện nay cũng chưa có nghiên cứu nào kiểm tra việc Đầu tư trực
tiếp nước ngoài tác động đến tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển sẽ bị
ảnh hưởng như thế nào nếu có sự tương tác của tham nhũng.
Theo lý thuyết, kinh tế tăng trưởng đồng nghĩa với mang lại nhiều lợi nhuận
cho các nhà đầu tư nên sẽ thu hút FDI, nhưng khi có sự tương tác của tham nhũng
vào thì có đúng như vậy không ? Có thể thấy, mối quan hệ đa chiều giữa tăng
trưởng kinh tế và FDI, Tham nhũng và FDI, tăng trưởng kinh tế và tham nhũng
không chỉ được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm xem xét, mà
còn được các nhà hoạch định chính sách kinh tế chú ý, đặc biệt là đối với các nước
đang phát triển .

Bài nghiên cứu này cung cấp thêm một bằng chứng thực nghiệm về vấn đề
này tại các nền kinh tế của các nước đang phát triển qua đó nêu ra gợi ý thu hút
dòng FDI cũng như mức kiểm soát tham nhũng để nhằm mục đích kích thích tăng
trưởng kinh tế. Đó cũng là lý do tác giả chọn đề tài: “Tham nhũng, Đầu tư trực tiếp
nước ngoài và Tăng trưởng kinh tế: Nghiên cứu ở các nước đang phát triển” để
nghiên cứu.


3

1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
Mục tiêu của bài nghiên cứu là kiểm tra sự tác động của việc Kiểm soát tham
nhũng và Đầu tư trực tiếp nước ngoài tác động đến tăng trưởng kinh tế nói chung và
vai trò của kiểm soát tham nhũng trong mối quan hệ FDI tác động GDP nói riêng.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của bài nghiên cứu là tỷ lệ tăng trưởng GDP thực trên
đầu người.
Có thể thấy sự đa dạng và phong phú trong các nghiên cứu trên thế giới về
Tham nhũng tác động đến tăng trưởng kinh tế hay FDI tác động đến tăng trưởng
kinh tế. Với thực trạng hiện nay các nước đang phát triển đang trên đà phấn đấu trở
thành các nước phát triển, vì thế các hoạt động tham nhũng hay đầu tư có tác động tốt
hay xấu? Nếu tác động theo chiều hướng tích cực thì sẽ trong ngưỡng nào hay tác
động tiêu cực thì sẽ có biện pháp gì nhằm cải thiện. Chính vì thế rủi ro tiềm tàng rất lớn
(thể hiện qua việc làm giảm tốc độ tăng trưởng ) thì việc nghiên cứu và đo lường
các tác động đến tốc độ của tăng trưởng ở các nước đang phát triển, trong đó có
Việt Nam là hết sức cần thiết. Nghiên cứu này sẽ trả lời cho các câu hỏi:
a. Mối quan hệ tương tác giữa Tham nhũng và Đầu tư trực tiếp nước ngoài
trong việc tác động đến tăng trưởng kinh tế ?
b. Đầu tư trực tiếp tác động đến tăng trưởng kinh tế như thế nào?
c. Tham nhũng tác động đến tăng trưởng kinh tế như thế nào?
1.3 Phương pháp nghiên cứu

a. Mô hình
Xem xét mối quan hệ tương tác giữa Tham nhũng, FDI và Tăng trưởng kinh
tế ở các nước đang phát triển, tác giả sử dụng mô hình nghiên cứu của nhóm các
tác giả Michael S. Delgado, Nadine McCloud và Subal C.Kumbhakar (2014) với
mô hình tuyến tính như sau:
GDPit = 0 + 1FDIit + 2CORit + 0GDPit-1 + 1FDI*COR + 3TO + 4GE + 5
DI + 6INF + it


4

Trong đó:
Chỉ số i đại diện cho quốc gia được quan sát, chỉ số t là năm quan sát
GDP : là tốc độ tăng trưởng của GDP bình quân trên đầu người hàng năm.
GDPit-1: là tốc độ tăng trưởng của GDP bình quân trên đầu người kỳ trước.
FDI: là dòng vốn FDI tiếp nhận ròng hàng năm.
COR: Mức kiểm soát tham nhũng, xét trên thang điểm từ -2,5 đến 2,5 theo WGI,
trong đó -2.5 là tham nhũng cao và 2,5 là rất trong sạch.
TO: Tỷ lệ xuất khẩu/nhập khẩu hàng năm của các quốc gia.
GE: Tổng chi tiêu chính phủ/GDP
DI: Đầu tư trong nước theo tỷ lệ phần trăm của GDP thực.
INF: Tỷ lệ lạm phát hàng năm.
it Là phần sai số theo không gian và chuỗi thời gian kết hợp
b. Phương pháp
Phương pháp nghiên cứu của đề tài là sử dụng phương pháp ước lượng GLS
để xử lý hiện tương phương sai thay đổi và tự tương quan giữa các quốc gia
Theo lý thuyết mà tác giả nghiên cứu thì hai biến FDI và GDP có mối quan
hệ nội sinh với nhau, vì thế để giải quyết vấn đề nội sinh này tác giả sử dụng
phương pháp hồi quy 2 giai đoạn GMM là một trong ba phương pháp được sử dụng
phổ biến để khắc phục được vấn đề nội sinh.

1.4 Phạm vi nghiên cứu
Các số liệu chủ yếu lấy từ các nguồn đáng tin cậy như: World Governance
Indicators, World Development Indicators, Pen World Table 9.0.
Đối tượng nghiên cứu là Tham nhũng, FDI và Tăng trưởng kinh tế.
Thời gian nghiên cứu: Giai đoạn từ năm 2000 – 2014 với 76 quốc gia đang
phát triển là : Bangladesh, Iran, Cambodia, China, India, Indonesia, Lao, Malaysia,


5

Mogolia, Nepal, Pakistan, Philippines, Sri Lanka, Thailand, Vietnam, Turkey,
Czech, Republic, Brazil, Saudi Arabia, Cameroon, Chile, Colombia, Egypt Arab
Rep, Hungary, Mexico, Argentina, South Africa, Ghana, Costa Rica, Ecuador,
Jordan, Peru, Moldova, Togo, Uruguay, Angola, Armenia, Bahrain, Bulgaria, Cote
d’ivoire, Fiji, Paraguay, Yemen, Nicaragua, Panama, Poland, Kenya, Sudan,
Venezuela, Maldvies, Uganda, Zambia, Algeria, Antigua and Barbuda, Azerbajian,
Bahamas, Barbados, Belarus, Belize, Bolivia, Cabo Verde, Gruzia, Grenada,
Honduras, Macedonia, Mauritius, Mozambique, Papua New Guinea, St. Vincent
and The Grenadines, Senegal, Sierra Leone, Suriname, Tanzania, Trinidad and
Tobago,Tunissia.


6

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC
NGHIỆM TRƯỚC ĐÂY
2.1 Cơ sở lý thuyết về đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế
2.1.1 Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Theo định nghĩa của Quỹ tiền tệ quốc tế IMF thì đầu tư trực tiếp nước ngoài
là đầu tư có lợi ích lâu dài của một doanh nghiệp tại một quốc gia khác (quốc gia

nhận đầu tư) không phải tại quốc gia mà doanh nghiệp đang hoạt động với mục đích
quản lý có hiệu quả doanh nghiệp. Quyền sở hữu này tối thiểu phải là 10% tổng số
cổ phiếu mới được công nhận là FDI.
Tổ chức Thương mại Thế giới đưa ra định nghĩa về đầu tư trực tiếp nước
ngoài như sau: Đầu tư trực tiếp nước ngoài xảy ra khi một nhà đầu tư từ một quốc
gia (nước chủ đầu tư) có được một số tài sản ở một quốc gia khác (nước nhận đầu
tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI
với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản
của nhà đầu tư quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường
hợp đó, nhà đầu tư thường hay được gọi là công ty mẹ và các tài sản được gọi là
công ty con hay chi nhánh công ty.
Từ những nhận định từ các tổ chức có uy tín như trên thì ta có một cái nhìn
tổng quan về đầu từ trực tiếp nước ngoài là: Đầu từ trực tiếp nước ngoài tại một
quốc gia là việc nhà đầu tư, công ty ở vùng, lãnh thổ khác đầu tư máy móc, quyền
sở hữu trí tuệ, tiền bạc, nhân lực… vào một quốc gia nhận đầu tư để có được quyền
kinh doanh tại quốc gia nhận đầu tư, mục tiêu cuối cùng là tối đa hoá doanh thu
cũng như lợi nhuận đạt được.
2.1.2 Mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là sự dịch chuyển vốn hoặc tài sản từ nước đầu
tư sang nước tiếp nhận đầu tư. Các nghiên cứu đều cho thấy FDI có tác động đến
tăng trưởng kinh tế, mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế được xác định bởi
mô hình tăng trưởng tân cổ điển mà điển hình là mô hình Solow (1957). Mô hình
tăng trưởng tân cổ điển thì cho rằng lực lượng lao động và tiến bộ khoa học công


7

nghệ là ngoại sinh, vì thế FDI làm tăng mức thu nhập trong nước và nó không có tác
dụng dài hạn lên tăng trưởng kinh tế. Phát triển thêm nghiên cứu này, lý thuyết
trăng trưởng nội sinh đã chỉ ra FDI thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong dài hạn thông

qua các kênh như: chuyển giao công nghệ; tích luỹ vốn con người qua các khoá
huấn luyện kỹ năng lao động cho nước nhận đầu tư (De Mello, 1997). Theo Lucas
(1998) với lý thuyết bắt kịp công nghệ là lý thuyết tăng trưởng ở các nền kinh tế
đang phát triển. Bắt kịp công nghệ đạt được nhờ tiếp thu có chọn lọc công nghệ mới
và tốt hơn từ nước ngoài thông qua đầu tư vào máy móc thiết bị nhập khẩu, thu hút
vốn FDI và đầu tư vào phương pháp quản lý và kinh doanh hiện đại của thế giới. Do
đó, thay đổi công nghệ ở các nước đang phát triển được quyết định nội sinh bằng
đầu tư, FDI có ảnh hưởng tới sự tích lũy vốn đối với các quốc gia. Song song đó,
FDI hỗ trợ tăng trưởng kinh tế trong dài hạn thông qua việc chuyển giao công nghệ
và sự tích lũy vốn nhưng chủ yếu là nhờ vào các kỹ thuật công nghệ tiên tiến.
Ngoài ra, lý thuyết chiết trung được tổng hợp phát triển bởi (Dunning, 1981)
phân tích về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và FDI đó là việc thu hút FDI
phụ thuộc vào lợi thế của nước nhận đầu tư bao gồm: các lợi thế về sở hữu công
nghệ, nguồn vốn, nguồn nhân lực…,các lợi thế địa điểm như: môi trường đầu tư, lao
động giá thấp…, và lợi thế nội bộ hoá. Như vậy bài nghiên cứu dựa chủ yếu dựa
vào lý thuyết tăng trưởng tân cổ điển, lý thuyết bắt kịp công nghệ, lý thuyết tăng
trưởng nội sinh và lý thuyết chiết trung của các nhà nghiên cứu đã vận dụng để phân
tích mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và FDI.
FDI là một hình thức đầu tư thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đầu tư trực tiếp là
một bộ phận kinh tế quan trọng, đóng góp vào quá trình tăng trưởng chung của toàn
bộ nền kinh tế quốc gia. Bên cạnh đó FDI bổ sung nguồn vốn khá lớn cho việc đầu
tư phát triển kinh tế, đẩy mạnh phát triển kinh tế về phía cầu. Mặt khác, thông qua
các hình thức đầu tư, FDI đã hình thành một hệ thống doanh nghiệp đầu tư nước
ngoài, làm tăng khả năng sản xuất cũng như cạnh tranh của nền kinh tế, thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế qua việc đẩy mạnh cung cấp các hàng hoá, sản phẩm, dịch
vụ…). FDI góp phần quan trọng trong việc tạo thêm việc làm, giảm thất nghiệp,


8


tăng năng suất lao động, nâng cao tay nghề, cải thiện chất lượng nguồn nhân lực
trong nước. Hơn nữa, số lao động này được tiếp cận với công nghệ hiện đại, nâng
cao kỹ năng, có kỷ luật lao động tốt, được đào tạo bài bản, học hỏi được các phương
thức lao động tiên tiến.
Mối liên kết giữa của việc gia tăng công nghệ và tăng trưởng kinh tế
Việc tạo ra các công nghệ mới đòi hỏi đầu tư và đa số các nền kinh tế tiên
tiến đã đầu tư rất nhiều tiền của và công sức cho các hoạt động R & D trong việc
nghiên cứu để tạo ra sản phẩm mới và làm cho quy trình sản xuất hiệu quả, tối ưu,
đạt năng suất cao hơn. Mặc dù sự tích tụ vốn vật chất cũng dẫn đến sản lượng cao
hơn, có sự khác biệt đáng kể giữa công nghệ và các đầu vào khác trong sản xuất..
Tính chuyển giao của công nghệ có thể rất có lợi, đặc biệt nếu nó được chuyển từ
một nước tiên tiến sang một nước đang phát triển. Weil (2005) nghiên cứu mô hình
mối quan hệ giữa sự sáng tạo và tăng trưởng của công nghệ và giả định rằng mức
đầu ra cho mỗi công nhân cao hơn với mức độ tiến bộ công nghệ cao. Do đó, sự gia
tăng số lượng lực lượng lao động tham gia nghiên cứu và phát triển sẽ làm tăng tốc
độ tăng trưởng sản lượng. Đồng thời, ông lưu ý rằng tăng trưởng sẽ cao hơn nếu chi
phí cho các phát minh mới thấp. Kết luận của ông là chi tiêu một khoản lớn vào R
& D sẽ làm giảm sản lượng trong ngắn hạn, nhưng tăng sản lượng trong thời gian
dài hạn. Phát hiện này của Weil cũng cố thêm cho lý luận của Solow trong mô hình
tăng trưởng tân cổ điển, trong đó nêu rõ rằng đầu tư ngày càng tăng làm giảm tiêu
dùng trong ngắn hạn, trong khi về lâu dài, đầu tư sẽ tăng sản lượng và do đó làm
tăng tiêu dùng. Tuy nhiên, theo Weil, có một sự khác biệt quan trọng với đầu tư vốn
vật chất và chi tiêu R & D. Sự gia tăng tốc độ tăng trưởng của sản lượng do sự gia
tăng R & D là vĩnh viễn, trong khi ở mô hình Solow, sự gia tăng đầu tư hàm ý mức
sản lượng đầu ra ổn định cao hơn, có nghĩa là hiệu quả của đầu tư này tăng lên sự
tăng trưởng đầu ra chỉ là tạm thời.
2.1.3 Các nghiên cứu thực nghiệm về FDI tác động đến GDP
Đầu tư trực tiếp nước ngoài nhìn chung được coi là một nhân tố quan trọng



9

của tăng trưởng và phát triển kinh tế ở các nước đang phát triển. Đó là thông qua
các khoản đầu tư của các tập đoàn đa quốc gia lớn, nơi các nước đang phát triển tiếp
cận các yếu tố năng suất - công nghệ tiên tiến, quản lý và nghiên cứu phát triển, rất
quan trọng cho sự tăng trưởng (Borensztein và cộng sự, 1998 và Carkovic và
Levine 2005). Tuy nhiên, sự hiện diện của các yếu tố năng suất này ở các nước
đang phát triển có thể không phù hợp với việc FDI thúc đẩy tăng trưởng kinh tế,
trong đó một số yếu tố con người và không phải con người tạo điều kiện đầu vào
trong mối quan hệ tăng trưởng của FDI (xem, ví dụ, Blomstrom 1986, Balasubramanyam và cộng sự, 1996, Borensztein và cộng sự, 1998, Alfaro và cộng sự
2004, Durham 2004 và McCloud và Kumbhakar 2012).
Vốn được xem là vấn đề cốt lõi trong việc đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế ở
các nền kinh tế đang phát triển, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm góp
phần thúc đẩy tăng trưởng vượt bậc và tăng tốc hoà nhập vào nền kinh tế toàn cầu.
Các nhà kinh tế đã nghiên cứu và kết luận rằng vốn có vai trò khá quan trọng qua
các nghiên cứu chứng minh bằng các mô hình và kết quả thực nghiệm đáng tin cậy.
Ngày nay cùng với việc đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh
tế, việc thu hút vốn FDI đã và đang được các nước đang phát triển quan tâm hàng
đầu. Đặc biệt là đối với các nước có nền kinh tế đang phát triển, do nguồn lực vốn
trong nước còn hạn chế cho nên việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp là thật sự cần thiết.
FDI đóng vai trò then chốt thúc đẩy tăng trưởng cho các nước tiếp nhận vốn đầu tư.
Theo UNCTAD (2008), FDI cung cấp các nguồn vốn cho nước tiếp nhận vốn đầu
tư bằng ngoại tệ hoặc quy trình công nghệ cho nước tiếp nhận, tạo điều kiện thuận
lợi cho việc chuyển giao kỹ năng quản lý và quy trình công nghệ, từ đó tăng tính
cạnh tranh của nền kinh tế trong nước, mở ra nhiều cơ hội việc làm, hàng hoá xuất
khẩu được gia tăng cơ hội tiếp cận thị trường thế giới… Vai trò của FDI ngày càng
quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng ở các nền kinh tế mới nổi đã tạo ra sự
quan tâm khá lớn đối với các nhà nghiên cứu. Khá nhiều nghiên cứu thực nghiệm
đã phát triển dựa trên các yếu tố quyết định đến FDI như quy mô thị trường, cơ sở
hạ tầng, nguồn nhân lực, tự do kinh tế, vốn đầu tư trên GDP, sự ổn định chính trị…



10

Theo Mansfield và Romeo (1980), hình thức chuyển giao công nghệ rẻ
nhất là FDI. Tác giả căn cứ vào thực tế là các công ty tham gia nhận đầu tư ở các
nước nhận tài trợ có chi phí sản phẩm và quy trình thấp hơn, bởi vì họ không phải
trả tiền để mua công nghệ mới. Bởi vì nó đã được phát triển ở quốc gia đầu tư với
chi phí cao hơn nhiều. Do đó FDI là một kênh quan trọng mà thông qua đó các nước
đang phát triển có thể tận dụng được các công nghệ mới như Nhật Bản, Hàn Quốc,
Trung Quốc vì lợi ích của chi phí thấp. Công nghệ này sẽ giúp làm tăng sản lượng
của quốc gia thông qua việc tăng hiệu quả trong sản xuất và tạo ra hiệu ứng lan
truyền, có nghĩa là các công ty khác cũng có thể tận dụng được tiến bộ công nghệ để
áp dụng. Kết luận ở đây là FDI là rất quan trọng trong sự tăng trưởng của tiến bộ
công nghệ, và điều này là yếu tố chính quyết định tăng trưởng đầu ra.
Ngoài ra, FDI có tác động trong dài hạn đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc
gia nhận vốn thông qua việc chuyển giao công nghệ kỹ thuật, tích lũy vốn và gia
tăng nguồn nhân lực (De Mello, 1999). Basu và Guariglia (2007) đã phát triển một
mô hình tăng trưởng của nền kinh tế kép trong đó khu vực truyền thống (nông
nghiệp) đang sử dụng những công nghệ lạc hậu, trong khi FDI là động lực tăng
trưởng trong lĩnh vực công nghiệp hiện đại. Vì vậy dòng vốn FDI có thể đẩy nhanh
quá trình phân cực giữa hai khu vực và FDI thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa tại
quốc gia tiếp nhận vốn, mặt khác FDI làm cho tầm quan trọng của khu vực truyền
thống (nông nghiệp) trong tổng thể nền kinh tế sẽ giảm. Driffield và Jones (2013)
nghiên cứu thấy rằng FDI và dòng kiều hối đều tác động tích cực đến tăng trưởng
kinh tế, trong khi đó nguồn viện trợ ODA lại dường như không hỗ trợ cho tăng
trưởng kinh tế, từ đó cho thấy tầm quan trọng của dòng kiều hối cũng không kém gì
so với nguồn vốn FDI. Tổng quan thì có thể thấy rằng các nghiên cứu đều nhận định
là FDI có tác động tích cực đến phát triển kinh tế.
2.2 Cơ sở lý thuyết về tham nhũng và tăng trưởng kinh tế.

2.2.1

Khái niệm tham nhũng
Tham nhũng được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau và chưa có một

định nghĩa nào thống nhất chung về tham nhũng.


11

Theo Tổ chức Minh bạch Quốc tế, Tham nhũng là hành vi lợi dụng công
quyền để làm khó, sách nhiễu nhằm mục đích lấy tiền của người dân. Tham ô là
việc lợi dụng quyền hành đang đương nhiệm để lấy của công phục vụ cho việc tư
lợi cá nhân. Tham nhũng và tham ô là một hệ quả tất yếu của nền kinh tế có độ dân
chủ thấp, quản lý kinh tế- xã hội còn nhiều yếu kém, từ các yếu kém đó đã tạo ra
nhiều cơ hội cho các hành vi tiêu cực, vấn đề tham nhũng và các tệ nạn từ đó có cơ
hội phát triển và cũng thông qua đó một nhóm người đã lợi dụng một phần quyền
lực chính trị để sử dụng làm quyền lực kinh tế.
Theo World Bank cho rằng Thanh nhũng là lạm dụng các quỹ hoặc chức vụ
công để thu lợi ích chính trị hay lợi ích vật chất riêng.
Theo Quỹ tiền tệ thế giới và tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD)
cho rằng tham nhũng là : sự lạm dụng quyền lực công cho mục đích cá nhân, gây
thiệt hại lơi ích công.
Nhìn chung, các định nghĩa về Tham nhũng từ nhiều nguồn, tổ chức uy tín
trên thế giới cơ bản chưa thống nhất rằng Tham nhũng là lạm dụng chức vụ, quyền
hạn để trục lợi một các trực tiếp hay gián tiếp.
2.2.2 Mối quan hệ giữa tham nhũng và tăng trưởng kinh tế
Nhiều nhà nghiên cứu đã sử dụng nhiều khung lý thuyết khác nhau như lý
thuyết về sự tìm kiếm các đặc lợi, lựa chọn công, chi phí giao dịch, quyền sở hữu…
để có cái nhìn tổng quát nhằm đánh giá tác động của tham nhũng đến nền kinh tế

một cách khách quan nhất.
Trong các nghiên cứu lý thuyết về tệ quan liêu, lý thuyết lựa chọn công đã
được giới học giả quan tâm và khởi sướng nghiên cứu của Tullock (1965) và
Niskamen (1974). Các nghiên cứu này cũng đã đóng góp vào khung lý thuyết kinh
tế thuật ngữ “trục lợi” (rent-seeking). Thuật ngữ này đề cập đến những nỗ lực của
các thế lực chính trị tìm cách trục lợi thông qua sức ảnh hưởng của họ đến nền thể
chế và qua đó làm giảm hiệu quả của nền thể chế (Tullock 1967). Hành vi này được
xem là hoạt động tham nhũng . Từ đó, hiện tượng tham nhũng trở thành chủ đề thu


12

hút nhiều sự quan tâm của giới học giả và cũng là vấn đề gây tranh cải về kinh tế
cũng như phương diện về đạo đức.
Theo Choe et al. (2013), khi khu vực tư và khu vực công có sự giao thoa
nhau thì các công chức có cơ hội lạm dụng chức vụ hoặc quyền lực chính trị của
mình để nhằm mục đích tư lợi cá nhân. Hành động này được cho là gây cản trở,
kiềm hãm việc tăng trưởng kinh tế.
Trong phần cơ bản của lập luận lý thuyết, giả sử rằng có một mối quan hệ
giữa mức độ tăng trưởng kinh tế hoặc phát triển kinh tế và mức độ tham nhũng
(Husted, 1999, trang 3340, Tekgoz, 2002, trang 16). Việc thiếu nguồn lực kinh tế có
thể làm xuất hiện một số vấn đề dẫn đến tham nhũng. Tham nhũng là một hiện
tượng có ở hầu hết tất cả các nước. Tuy nhiên, tham nhũng xuất hiện rõ nét hơn ở
các nước có thu nhập thấp so với các nước có thu nhập cao. Ở các nước có thu nhập
cao do có nhiều biện pháp chống lại nạn tham nhũng như:
a) Tăng lương, giáo dục và đô thị hóa.
b) Cải tiến công nghệ giao thông vận tải và truyền thông,
c) Sự phát triển của các phương tiện thông tin đại chúng,
d) Cải tiến kỹ năng quản lý và lập kế hoạch,
e) Sự gia tăng của tầng lớp tư bản, tầng lớp trung lưu và lực lượng lao động

thành thị; gia tăng áp lực lên chi tiêu của chính phủ (Alam, 1995, trang 430;
Mynit, 2000, trang. 52-53).
Vì mỗi yếu tố có mối liên hệ mật thiết với mức độ phát triển kinh tế và tăng
trưởng của một quốc gia, chúng tôi chỉ tập trung vào mối quan hệ giữa tăng trưởng
kinh tế và tham nhũng (Husted, 1999).


13

2.2.3 Các nghiên cứu thực nghiệm về tác động tiêu cực của tham nhũng lên
tăng trưởng kinh tế
Đa phần cá các nghiên cứu thực nghiệm đều đưa ra kết quả tham nhũng ảnh
hưởng tiêu cực và không hiệu quả đối với nền kinh tế. Kết quả của Mauro (1995)
nhận định rằng tham nhũng có tác động tiêu cực đến tăng trưởng và thông qua đó
ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế, tác giả sử dụng biến kiểm soát là biến thể chế
được xem như là tính ổn định chính trị và tính hiệu quả của pháp luật. Kết quả của
Mauro đã nhận được nhiều sự đồng thuận từ các nghiên cứu như của như Brunetti
& Weder (1998) và Mo (2001)
Cho đến nay đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu về mối quan hệ tham nhũng
và tăng trưởng. Tuy nhiên, các nghiên cứu của các tác giả vẫn chưa có sự đồng nhất
và còn khá nhiều tranh luận . Hodge et al. (2011) nghiên cứu và tìm kiếm mối quan
hệ giữa tham nhũng, tăng trưởng và các yếu tố quyết định của tham nhũng. Tác giả
đã xây dựng mô hình và chạy mô hình thực nghiệm với dữ liệu cuả 81 quốc gia từ
1984 – 2005 bằng cách sử dụng phương pháp 3SLS. Kết quả thực nghiệm cho thấy
tham nhũng đã làm giảm đầu tư vào vốn vật chất, vốn con người và gia tăng bất ổn
chính trị, từ đó gây cản trở kinh tế.
Venard (2013) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa tham nhũng , chất lượng thể
chế, cùng sự phát triển kinh tế, bằng viêc dùng dữ liệu chéo ở 120 quốc gia bao gồm
các quốc gia có mức thể chế thấp và cao, dữ liệu được nghiên cứu trong khoảng thời
gian 4 năm 1998, 2001, 2004 và 2007, mô hình sử dụng phương pháp ước lượng

PLS (Partial least squares). Kết quả mô hình cho thấy tham nhũng và chất lượng thể
chế đều có tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế. Tuy nhiên, có 1 điểm thú vị
trong nghiên cứu này về mối quan hệ tương tác giữa biến tham nhũng và biến chất
lượng thể chế đối với tăng trưởng. Việc đẩy mạnh nâng cao chất lượng thể chế và
đẩy mạnh giảm tham nhũng sẽ có hiệu quả khá tốt cho sự phát triển kinh tế ở các
quốc gia có chất lượng thể chế thấp so với các quốc gia có chất lượng thể chế cao.
Saha & Gounder (2013) đã sử dụng số liệu của 100 quốc gia phát triển và


14

đang phát triển để xem xét tác động của tham nhũng đối với tăng trưởng bằng
nhiều phương pháp hồi qua và phức tạp. Kết quả nhận định cho rằng tham nhũng
tác động tiêu cực đến tăng trưởng. Từ đó tác giả kiến nghị việc thiết lập một nền
kinh tế dân chủ, chính sách thể chế phù hợp hơn sẽ phần nào giúp làm giảm mức độ
tham nhũng.
Tarek & Ahmed (2013) đã nghiên cứu sự tác động của tham nhũng đến tăng
trưởng kinh tế ở 30 quốc gia đang phát triển trong giai đoạn 1998-2011. Kết quả
nghiên cứu thấy rằng tham nhũng đã gây cản trở đến việc phát triển kinh tế. Đặc
biệt mức độ tham nhũng sẽ xảy ra nghiêm trọng hơn đối với các nước đang phát
triển dưới hệ thống luật pháp còn nhiều yếu kém và mức thu nhập của giới công
chức đang ở mức thấp.
2.2.4 Các nghiên cứu thực nghiệm về tác động tích cực của tham nhũng lên
tăng trưởng kinh tế
Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu cho rằng tham nhũng có tác động tiêu cực đến
việc phát triển, song song đó cũng có nhiều tác giả nghiên cứu cho ra kết quả rằng
tham nhũng cũng có nhiều tác động tích cực. Theo các tác giả đó, nếu ta không đề
cập đến việc vi phạm đạo đức thì nó đơn thuần là một giao dịch thuận mua vừa bán
không khác gì những phi vụ mua bán khác trong thị trường. Nói cách khác, việc đưa
hối lộ là đối sách khá hay của một “con người kinh tế” nhằm giải quyết các rào cản

trong kinh doanh (hành chính quan liêu, thủ tục rườm rà). Ngoài ra, nó còn được
xem như là một thứ “bảo hiểm” do doanh nghiệp “mua” nhằm phòng chống lại
những thay đổi bất ngờ vềchủ trương, chính sách, luật lệ, gây xáo trộn cho kế hoạch
kinh doanh của họ. Một số nhà kinh tế còn cho rằng, trong khá nhiều nhiều trường
hợp các quan chức tìm cách cấp ưu đãi đặc quyền kinh tế cho bạn bè, người
thân không phải vì mục đích tham nhũng . Bởi vì họ biết rõ khả năng và năng lực
của những người quen hơn là của những người xa lạ. Cũng có nhiều nghiên cứu cho
rằng, các công chức khi tham nhũng thì sẽ làm việc năng nổ hơn để nhận được các
khoản thù lao ngoài từ các doanh nghiệp mà họ đã nhận đút lót.
Thoạt nhìn các cách giải thích như trên hơi phi lý, nhưng khi xem kỹ lại thì


15

chúng căn cứ vào nhiều giả thuyết, giả định có tính thực tiễn như: Thứ nhất, một số
lý luận cho rằng tham nhũng sẽ tác động tích cực cho nền kinh tế chỉ đúng một khía
cạnh nào đối loại tham nhũng liên quan đến các hoạt động trao đổi, thoả thuận
những quyết định mà bản chất của nó là không vi phạm pháp luật (ví dụ như muốn
xử lý nhanh các thủ tục hành chính để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp); lý luận đó không áp dụng được đối với loại tham nhũng dính líu
đến việc phân chia lợi nhuận từ các hoạt động phi pháp (như buôn lậu, lấy cắp tài
sản công...). Nói cách khác, sự nhiệt tình “phục vụ” của công chức sẽ đem lại nhiều
tác động tiêu cực hơn nếu những hoạt động mà họ đang hỗ trợ là phi pháp. Thứ hai,
không có gì khẳng định khi các công chức nhận được các khoản thù lao ngoài lương
sẽ làm việc năng nổ hơn. Có thể chính họ đã bày vẽ thêm nhiều thủ tục hành chính
nhằm mục đích gia tăng cơ hội tham nhũng. Thứ ba, hoạt động tham nhũng gián
tiếp đóng góp phần nào vào tiến trình tự do hoá thị trường (bằng cách giảm đi khả
năng can thiệp của nhà nước) thì điều đó chỉ đúng nếu sự quản lý của nhà nước
hoàn toàn là không phù hợp, rườm rà. Nói cách khác, lập luận đó sẽ mất ý nghĩa
nếu sự điều tiết của nhà nước là thật sự cần thiết cho việc phát triển kinh tế hoặc

đem lại những lợi ích công khác.
Chính vì thế, một số tác giả đã nghiên cứu và cho rằng tham nhũng có 2 mặt,
nó không hoàn toàn tiêu cực mà đôi khi lại có lợi cho tăng trưởng trong một số
trường hợp. Bardhan (1997) đã chứng minh một số trường hợp tham nhũng có vai
trò thúc đẩy phát triển kinh tế trong một giai đoạn lịch sử ở châu Âu và Mỹ. Bên
cạnh đó, Beck & Maher (1986) và Lien (1986) cho rằng tham nhũng tác động có lợi
đến tăng trưởng nhờ vào việc giảm thiểu đi khá nhiều các rào cản từ thủ tục hành
chính , việc chưa rõ ràng, còn nhiều khe hở của hệ thống pháp lý. Từ đó, các tác giả
đã so sánh tham nhũng giống như 1 chất xúc tác, chất bôi trơn giúp kích hoạt sự vận
hành trơn tru hơn cho một nền thể chế còn quan liêu và giảm thiểu các rào cản gây
cản trở cho việc xúc tiến đầu tư và tăng trưởng.
Các quốc gia đang chuyển đổi có nền thể chế kém và tình trạng tham nhũng
ở mức cao. Nguyên nhân này là do mức độ tự do kinh tế còn hạn chế và mức độ dân


16

chủ tự do thấp đã làm tiền đề cho việc gia tăng tham nhũng. Bên cạnh đó, giới công
chức dựa vào quyền lực chính trị đã chi phối các hoạt động kinh tế xã hội nhằm gây
sức ảnh hưởng quá lớn buộc người dân dùng tiền làm chất bôi trơn để đẩy nhanh sự
vận hành của bộ máy chính quyền và thúc đẩy tăng trưởng thông qua cơ chế” Speed
money” được đề xuất bởi Aidt(2009).
Heckelman & Powell (2010) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa tham nhũng
và tăng trưởng khi có vai trò của chất lượng thể chế (tự do kinh tế và mức độ dân
chủ). Tác giả chạy dữ liệu của 83 quốc gia từ năm 1995 – 2005 bằng phương pháp
bình phương bé nhất theo trọng số (Weight Least Squares). Nghiên cứu cho ra một
số kết quả khá thú vị về mối quan hệ giữa tham nhũng và tăng trưởng khi có vai trò
có chất lượng thể chế, khi đó chất lượng thể chế của quốc gia là một yếu tố quan
trọng để quyết định sự tăng trưởng. Cụ thể, tham nhũng được cho là có tác động
tích cực cho tăng trưởng tại các quốc gia có mức độ chủ cao. Kết quả này dường

như là khá đặc biệt nhưng nó phù hợp với nghiên cứu của Meson (2005) và
Méndez (2006). Ngoài ra , nghiên cứu cũng tìm thấy bằng chứng cho thấy tham
nhũng giúp thúc đẩy tăng trưởng tại các quốc gia có mức độ tự do kinh tế thấp và
tác động tích cực này sẽ bị giảm dần khi mức độ tự do kinh tế ngày càng được cải
thiện.
Các tác giả khác cũng cho thấy vai trò của tham nhũng trong việc giúp các
doanh nghiệp có thể tránh được những thủ tục hành chính rườm rà, các chính sách
kinh tế kém hiệu quả. Lui(1985) đã đưa ra mô hình chờ đợi trong quy trình cấp giấy
phép đăng ký kinh doanh và kết quả cho thấy việc hối lộ sẽ làm giảm thời gian cho
việc phải chờ đợi. Lý do là hối lộ cho các công chức sẽ tạo ra động lực để làm việc
hết năng suất xử lý nhanh tiến trình của hệ thống quản lý hành chính còn quá chậm
chạp. Theo lý thuyết tiên phong của Leff (1964) đã khám phá ra mối quan hệ thú vị
giữa tham nhũng và tăng trưởng, Tham nhũng giống như động lực của tăng trưởng
trong điều kiện nền hành chính còn trì trệ và các quy định còn quá nhiều vướng mắc
của chính phủ. Thông qua đó, tham nhũng đã thúc đẩy hiệu quả của nền kinh tế và
tác động tích cực đến tăng trưởng. Bayley (1966) nghiên cứu cho rằng tham nhũng


17

có thể khắc phục 1 bộ máy quan liêu bằng cách cải thiện chất lượng thể chế và từ đó
giúp các doanh nghiệp tránh hoặc giảm bớt được một chính sách nào đó gây trở
ngại cho hoạt động đầu tư, kinh doanh hiện tại và qua đó giúp họ tìm ra các giải
pháp phù hợp hơn. Điều này còn có thể cải thiện được tính hiệu quả của chính sách
công của nhà nước, thậm chí ông cho rằng đôi khi nó cũng nằm trong các mục tiêu
của chính phủ.
2.3 Cơ sở lý thuyết giữa Tham nhũng và đầu tư trực tiếp nước ngoài.
2.3.1 Mối quan hệ giữa tham nhũng và đầu tư trực tiếp nước ngoài
a) Cở sở lý thuyết chiết trung
Cơ sở để nghiên cứu mối quan hệ giữa tham nhũng và dòng vốn FDI, tác giả

sử dụng Lý thuyết chiết trung của Dunning (1977) để làm nền tảng nghiên cứu. Nội
dung của Lý thuyết chiết trung cho rằng, một công ty thực hiện hoạt động đầu tư ở
nước ngoài khi hội đủ các lợi thế sau: Lợi thế về sở hữu (Ownership), lợi thế về địa
điểm (Location) và lợi thế về nội bộ hóa (Internalization). Lợi thế sở hữu của công
ty là có những thứ nổi trội hơn so với công ty khác như: bằng sáng chế, thương
hiệu, nhãn hiệu, khoa học công nghệ, kỹ năng quản lý. Lợi thế sở hữu là một trong
những tiền đề cho hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài. Lợi thế địa điểm là lợi thế
công ty có được khi công ty đầu tư tại một địa điểm tiềm năng, thuận tiện. Lợi thế
địa điểm ở đây là vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, quy mô thị trường lớn, chi phí
các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất thấp, môi trường kinh doanh thông
thoáng. Lợi thế địa điểm là lý do giải thích cho câu hỏi tại sao lại đầu tư ở quốc gia
này lại hấp dẫn hơn các quốc gia khác hay công ty đồng ý đầu tư tại địa điểm này
thay vì đầu tư địa điểm khác. Khi lựa chọn địa điểm để đầu tư, các doanh nghiệp
FDI không chỉ xem xét ở vị trí địa lý như tài nguyên thiên nhiên mà còn bao gồm
con người, giáo dục, văn hóa, luật pháp, chính trị, thể chế, môi trường và cơ cấu thị
trường..., trong đó một công ty hoạt động ở một quốc gia thì chính sách của Chính
phủ của quốc gia đó cũng quan trọng bởi vì thuế quan, hạn ngạch, trợ cấp, và các
rào cản phi thuế quan, tình trạng tham nhũng ảnh hưởng đến quyết định của một
công ty để xác định có nên đầu tư ở nước đó hay không ? Lợi thế nội bộ hóa là sự


×