Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Những Giải Pháp Chủ Yếu Nhằm Phát Triển Ngành Công Nghiệp Xi Măng Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 64 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

NGUYỄN QUỐC AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2001


1

LỜI NÓI ĐẦU

MỤC LỤC

Chương 1: Tổng quan về ngành xi măng và vò trí, vai trò kinh tế của ngành công
nghiệp xi măng Việt Nam (CNXMVN)
1.1. Tổng quan về ngành xi măng công nghiệp xi măng Việt Nam
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
1.1.1.1 Tổng Công ty xi măng Việt Nam (VNCC)
1.1.1.2 Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài liên doanh với (VNCC)
1.1.1.3 Các nhà máy xi măng đòa phương
1.1.2 Đặc điểm chung về công nghệ xi măng và sản phẩm xi măng
1.1.2.1 Công nghệ xi măng và sản phẩm
1.1.2.2 Đặc điểm của công nghệ xi măng và sản phẩm xi măng
1.2
Vò trí vai trò và ý nghóa kinh tế của ngành công nghiệp xi măng
Kết luận chương một
Chương 2: Thực trạng của ngành công nghiệp xi măng Việt Nam và quy hoạch phát


triển đến năm 2010
2.1
Đánh giá chung về môi trường kinh doanh của ngành xi măng
2.1.1 Môi trường bên ngoài
2.1.2 Môi trường bên trong
2.1.3 Môi trường nội bộ
2.2
Thực trạng về khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp xi măng Việt Nam
2.2.1 Một số nét về thực trạng phát triển công nghiệp
2.2.2 Thực trạng về khả năng cạnh tranh
2.2.2.1 Sơ lược về lý luận
2.2.2.2 Ma trận đánh giá các yếu tố môi trường bên ngoài (Ma trận EFE)
2.2.2.3 Ma trận đánh giá các yếu tố môi trường bên trong (Ma trận IFE)
2.2.2.4 Ma trận đánh giá các Điểm mạnh – Điểm yếu – Cơ hội – Đe dọa (Ma trận
SWOT)
2.3
Thực trạng sản xuất kinh doanh của ngành CNXMVN
2.3.1 Sản xuất và tiêu thụ xi măng thời kỳ 1991 – 2000
2.3.2 Tình hình xuất nhập khẩu xi măng và clinker
2.3.3 Hiện trạng về công nghệ sản xuất xi măng
2.3.4 Tình hình thực hiện đầu tư và phân tích đánh giá hiệu quả
2.3.4.1 Tình hình thực hiện đầu tư
2.3.4.2 Phân tích đánh giá hiệu quả đầu tư

1


2

2.3.5 Thương hiệu sản phẩm

Kết luận chương 2
Chương 3: Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ngành công nghiệp xi măng
Việt Nam đến năm 2010
3.1
Quan điểm hội nhập và đònh hướng phát triển
3.1.1 Một số dự báovề thò trường xi măng Việt Nam
3.1.1.1 Sự hình thành cơ cấu thò trường xi măng và cơ cấu quản lý
3.1.1.2 Dự báo nhu cầu xi măng cho thò trường nội đòa và xuất khẩu thời kỳ 2001 –
2010
3.1.1.3 Tốc độ phát triển xi măng của một số nước trong khu vực và Châu Á
(Bảng bò thiếu)
3.1.2 Quan điểm cạnh tranh hội nhập
3.1.3 Đònh hướng phát triển
3.2
Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ngành công nghiệp xi măng Việt
Nam đến năm 2010.
3.2.1 Chiến lược giá phí thấp
3.2.2 Chính sách tài chính
3.2.3 Chính sách thương mại – hỗ trợ xuất khẩu
3.2.4 Hoạt động marketing – dòch vụ sau bán hàng
3.2.5 Xây dựng và phát triển thương hiệu
3.2.6 Chính sách đầu tư công nghệ
3.2.7 Đa dạng hoá sản phẩm
3.2.8 Chính sách nguồn nhân lực
3.2.9 Chính sách “Người Việt Nam – Hàng Việt Nam”
3.2.10 Hợp tác nội bộ ngành
Kết luận chương 3
KẾT LUẬN
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO


2


3

MỞ ĐẦU
Năm 2000 đã qua đi và năm 2001 là năm bản lề của Thiên Niên kỹ mới. Đại hội
Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã họp vào thời điểm có ý nghóa hết sức
trọng đại – năm đầu tiên của Thế kỹ và là năm thứ nhất của kế hoạch 5 năm 20012005 trong Chiến lược 10 năm phát triển Kinh tế Xã hội (2001-2010). Đường lối
Kinh tế của Đảng ta rất cụ thể, rõ ràng. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
xây dựng kinh tế độc lập tự chủ và đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp,
chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh có hiệu quả và bền vững.
Cơ chế thò trường đã đem lại cho nền kinh tế Việt Nam một sự khởi sắc thực sự. Từ
chỗ chúng ta phải dựa vào viện trợ bên ngoài để tồn tại và phát triển, năng suất lao
động thấp, trình độ lạc hậu, sau mười năm đổi mới ta đã thu được những thành tựu
khiến thế giới phải để ý đến chúng ta như GDP đã liên tục tăng qua các năm và
lạm phát lại giảm và bắt đầu có tích lũy nội từ bộ nền kinh tế.
Việc chủ trương chuyển sang nền kinh tế thò trường cũng đồng nghóa với chúng ta
chấp nhận sự cạnh tranh thò trường. Đó chính là sự cạnh tranh giữa các thành phần
kinh tế, giữa các doanh nghiệp với nhau và xa hơn nữa là cạnh tranh trong khu vực
khi thời điểm của việc gia nhập AFTA đang tới gần.
Chấp nhận cạnh tranh để phát triển là một sự lựa chọn đúng đắn và mang tính bắt
buộc. Tuy nhiên hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đều chưa đủ mạnh
và cũng chưa sẵn sàng để có thể chấp nhận một sự cạnh tranh như vậy. Do đó, đã
đến lúc mỗi doanh nghiệp chúng ta phải có một chiến lược cạnh tranh trong môi
trường mới luôn luôn thay đổi như hiện nay. Đồng thời Nhà nước với vai trò chủ
đạo quản lý nền kinh tế vó mô cũng cần phải có những chiến lược để giúp các
doanh nghiệp trong nước có đủ khả năng cạnh tranh và đứng vững trên thò trường
trước hết là thò trường trong nước và sau đó mới có thể nghó đến việc cạnh tranh với

các nước trong khu vực.
Trong các ngành sản xuất công nghiệp của nước ta hiện nay, ngành công nghiệp xi
măng Việt Nam là một trong những ngành được xem là có tầm quan trọng đặc biệt
vì xi măng là vật liệu cơ bản không thể thiếu được trong ngành xây dựng. Bên cạnh
đó, giá cả của xi măng cũng ảnh hưởng đến giá thành xây dựng cơ bản vì nó chiếm
từ 17- 20% toàn bộ công trình xây dựng. Tuy nhiên cũng như những ngành kinh tế
khác của chúng ta, ngành công nghiệp xi măng Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn
trong việc cạnh tranh nội bộ và trong xu hướng hội nhập sắp tới.

3


4

Trước tình hình thực tế đó, đòi hỏi chúng ta phải sớm xây dựng được một chiến
lược, tìm ra những biện pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh , khắc phục
những tồn tại yếu kém của ngành công nghiệp xi măng Việt Nam trong xu thế của
sự hội nhập và phát triển hiện nay. Đó chính là lý do mà chúng tôi đã chọn đề tài
này để nghiên cứu nhằm hoàn thành luận án thạc sỹ của mình.
Luận án gồm những nội dung cơ bản sau:
1. Trình bày những vấn đề cơ bản, những nét chung nhất về ngành công nghiệp
xi măng Việt Nam, quá trình hình thành và phát triển, quy trình công nghệ và
đánh giá chung về môi trường kinh doanh của ngành xi măng.
2. Thực trạng của ngành công nghiệp xi măng Việt Nam cùng với việc quy
hoạch phát triển của ngành đến năm 2010.
3. Đưa ra những biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của
ngành đến năm 2010 trên cơ sở phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ
hội và đe doạ của ngành trong môi trường hội nhập khu vực với những chính
sách, chiến lược liên quan đến chi phí giá cả, những chính sách tài chánh và
marketing cùng với những chính sách về nguồn nhân lực và hợp tác của nội

bộ ngành.
Phương pháp nghiên cứu và bố cục của luận án:
1. Cơ sở lý luận được trình bày trong luận án là những quan điểm khoa học của
các nhà kinh tế, từ đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước ta nhất là từ
Nghò quyết Đại hội Đảng lần thứ VII, VIII và IX. Ngoài ra, chúng tôi còn
tiếp thu những tính quy luật, những tư tưởng phù hợp từ các công trình nghiên
cứu của các tác giả khác trong và ngoài nước.
2. Phương pháp luận
Phương pháp luận chung được áp dụng trong quá trình nghiên cứu đề tài là
phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lòch sử của Chủ nghóa Mác
Lênin, kết hợp với việc vận dụng các phương pháp thống kê đối chiếu, so sánh,
hệ thống hoá và phân tích tổng hợp để rút ra bản chất từng vấn đề diễn ra trong
thực tế sinh động của thò trường ngành công nghiệp xi măng Việt Nam trong xu
thế hội nhập quốc tế và khu vực.
3. Bố cục của luận án

4


5

Luận án gồm các phầm cơ bản sau :
• Phần mở đầu
• Chương 1: Tổng quan về ngành xi măng Việt Nam và những nhân tố
ảnh hưởng đến ngành công nghiệp xi măng Việt Nam
• Chương 2: Thực trạng của ngành xi măng Việt Nam và quy hoạch phát
triển đến năm 2010
• Chương 3: Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao khả năng cạnh
tranh của ngành công nghiệp xi măng Việt Nam đến năm 2010
• Phần kết luận

• Tài liệu tham khảo
• Phụ lục

5


6

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ NGÀNH XI MĂNG VIỆT NAM VÀ NHỮNG
NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGÀNH CÔNG NGHIỆP XI MĂNG VIỆT
NAM
1.1 Tổng quan về ngành xi măng công nghiệp xi măng Việt Nam (CNXMVN)
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Ngành CNXMVN được cấu thành bởi 3 thành phần : Tổng Công ty xi măng Việt
Nam (VNCC) , các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài – liên doanh với VNCC,
và phần còn lại các nhà máy xi măng đòa phương.
1.1.1.1 Tổng công ty xi măng Việt Nam:
Xi măng là một trong những ngành công nghiệp được hình thành và phát triển sớm
nhất ở Việt Nam. Cái nôi đầu tiên của ngành công nghiệp này là Nhà máy xi măng
Hải Phòng, được khởi công xây dựng ngày 25/12/1899, tức cách nay đã hơn 100
năm – một bề dày thời gian đáng để chúng ta tự hào về nó. Xi măng Hải Phòng với
các lọai nhãn hiệu Con Rồng Xanh, Rồng Đỏ đã nổi tiếng trên thò trường vào thời
đó không những trong nước mà còn ở những vùng quốc gia lân cận như Viễn Đông,
Java (Indonesia), Hoa Nam (Trung Quốc), Singapore mà bằng chứng hùng hồn nhất
là nó đã được đưa đi triển lãm tại Liege (Pháp) vào năm 1904.
Cùng với sự phát triển của đất nước theo dòng thời gian, hết chiến tranh rồi hòa
bình đến, ngành công nghiệp xi măng non trẻ cũng đã phát triển không ngừng để
phục vụ công cuộc bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước. Để như khẳng đònh về
sự phát triển đó, ngày 07/09/1979 Hội đồng Chính phủ đã ban hành quyết đònh số
308/CP thành lập Liên Hiệp các xí nghiệp xi măng Việt Nam. Sự kiện này đã trở

thành một mốc thời gian quan trọng trong lòch sử gần một thế kỷ xây dựng và phát
triển ngành công nghiệp xi măng kể từ khi Nhà máy xi măng Hải Phòng được thành
lập. Thắng lợi đó không chỉ riêng, không chỉ là niềm vinh dự tự hào của tập thể
những người sản xuất xi măng mà còn góp phần khẳng đònh sự lãnh đạo đúng đắn
của Đảng và Nhà nước trong công cuộc xây dựng và đổi mới. Và kết qủa của thắng
lợi đó là Tổng Công ty xi măng Việt Nam đã được thành lập theo quyết đònh số
670/TTG ngày 14/11/1994 của Thủ Tướng Chính phủ. Từ khi khởi nghiệp chỉ với
hai nhà máy sản xuất xi măng theo công nghệ ướt là Hải Phòng ở Miền Bắc và Hà
Tiên ở Miền Nam có tổng công suất là 0,67 triệu tấn/ năm, Liên Hiệp các xí nghiệp
xi măng Việt Nam đã mang tầm vóc mới của một người khổng lồ với hơn sáu công
ty thành viên trực tiếp sản xuất và tiêu thụ xi măng có tổng công suất thiết kế hơn 7

6


7

triệu tấn xi măng một năm và đạt sản lượng hơn 6 triệu tấn xi măng mỗi năm Tổng Công ty xi măng Việt Nam thực sự là một đại diện cho sự phát triển của
ngành công nghiệp xi măng Việt Nam. Bảng sau đây liệt kê những đơn vò thành
viên trực thuộc Tổng Công ty xi măng Việt Nam (VNCC)
Bảng <<No.>> : Các đơn vò thành viên sản xuất và tiêu thụ xi măng chủ yếu của
VNCC
STT

Tên thành viên

Công
suất Sản phẩm
(triệu
tấn/năm)

1
Công ty xi măng Hải Phòng
0,35
PCB30, PC40, xi măng bền
sulfat và XM trắng
Nhãn hiệu : Con Rồng Xanh
2
Công ty xi măng Bỉm Sơn
1,2
PCB30, PC40
Nhãn hiệu : Con Voi
3
Công ty xi măng Hoàng Thạch 2,3
PCB30, PC40, BS12-78, XM
bền sulfat, XM dùng cho
khoan sâu
Nhãn hiệu : Sư Tử
4
Công ty xi măng Hà Tiên 1
1,1
PCB30, PC40, XM ít tỏa
nhiệt, XM bền sulfat...
Nhãn hiệu : con Kỳ Lân
5
Công ty xi măng Hà Tiên 2
0,8 (xi măng) PCB30, PC40
1,2 (clinker)
Nhãn hiệu : con Kỳ Lân
6
Công ty xi măng Bút Sơn

1,4
PCB30, PC40
Nhãn hiệu : Qủa Đòa Cầu
Tổng công suất thiết kế
7,15
Nguồn : TổngCông ty xi măng Việt Nam

Từ bảng <<>> trên chúng ta thấy Công ty xi măng Hoàng Thạch với công suất 2,3
triệu tấn xi măng một năm có thể cung cấp một phần khá lớn cho nhu cầu xi măng
của các tỉnh miền Bắc và ở miền Nam đó là Công ty xi măng Hà Tiên I và Hà Tiên
II
1.1.1.2 Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài – liên doanh với VNCC
Ngoài các nhà máy do Tổng Công ty xi măng Việt Nam tự đầu tư, Tổng Công ty xi
măng Việt Nam đã chủ động tìm kiếm các đối tác nước ngoài có đủ tiềm lực về vốn
và kỹ thuật để thành lập các liên doanh sản xuất xi măng. Hiện nay, Tổng Công ty
xi măng Việt Nam đã tham gia ba liên doanh với nước ngoài hoạt động trong lónh

7


8

vực sản xuất và tiêu thụ xi măng nhằm góp phần đáp ứng được nhu cầu đang ngày
càng tăng lên trong xã hội và góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành công
nghiệp xi măng. Đó là:
- Công ty Liên doanh xi măng Chinfon – Hải Phòng được thành lập năm 1993
và đã đi vào hoạt động năm 1996. Công suất thiết kế của liên doanh xi măng
này là 1,4 triệu tấn/năm với tổng vốn đầu tư được duyệt là 263,4 triệu USD,
trong đó vốn pháp đònh là 90 triệu USD. Tổng công ty xi măng Việt Nam góp
14,5% vốn pháp đònh bằng 13 triệu USD.

- Công ty Liên doanh xi măng Sao Mai được thành lập theo Luật Đầu tư nước
ngoài tại Việt Nam, giấy phép đầu tư do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp ngày 25
tháng 2 năm 1994, là một liên doanh giữa Tập đoàn Holcim và Công ty Xi
măng Hà Tiên 1 (Tổng Công ty Xi măng Việt Nam) với số vốn lên đến hơn
388 triệu USD; trong đó Công ty Xi măng Hà Tiên 1 đóng góp 35% vốn và
thời gian hoạt động của liên doanh là 50 năm. Nhà máy sản xuất chính tại
Hòn Chông, tỉnh Kiên Giang. Công suất thiết kế của nhà máy là 1,4 triệu tấn
xi măng Portland mỗi năm
- Công ty liên doanh xi măng Nghi Sơn có công suất thiết kế là 2,15 triệu tấn
mỗi năm được thành lập năm 1995 và đã đi chạy thử vào tháng 4 năm 2000.
Tổng vốn đầu tư được duyệt là 347 triệu USD, điều chỉnh lên 373 triệu USD,
vốn pháp đònh là 104,1 triệu USD, trong đó Tổng công ty xi măng Việt Nam
góp 35% tổng số vốn pháp đònh bằng 36,435 triệu USD. Đây là liên doanh
lớn nhất của Tổng Công ty xi măng Việt Nam trong ba liên doanh với Tập
đoàn Mitsubishi Materials và Công ty Nihon Cement của Nhật bản, được sử
dụng công nghệ khá hiện đại nên khả năng cạnh tranh của liên doanh này rất
cao khi nó bước vào hoạt động.
1.1.1.3 Các nhà máy xi măng đòa phương : Theo chương trình đầu tư phát triển 3
triệu tấn xi măng lò đứng đã được Bộ Xây dựng cho phép thực hiện đầu tư . Danh
sách các nhà máy xí nghiệp xi măng được liệt kê chi tiết trong Phụ lục <<<
No.>>>.Các nhà máy xi măng lò đứng này trãi khắp các tỉnh từ Bắc đến Nam và
cung cấp một phần nhu cầu xi măng của các tỉnh với giá rất thấp. Các nhà máy xi
măng loại này do hạn chế về công nghệ nên chỉ sản xuất các loại xi măng có mác
không cao và vấn đề ô nhiễm môi trường cần phải được quan tâm đối với các nhà
máy xi măng loại này.

8


9


1.1.2 Đặc điểm chung về công nghệ xi măng và sản phẩm xi măng
1.1.2.1 Công nghệ xi măng và sản phẩm
+ Công nghệ : Trong những năm 1991 – 1996 và cho đến những năm gần đây,
ngành công nghệ xi măng Việt Nam là một trong những ngành có suất đầu tư lớn và
công nghệ mang tính tiên tiến nhất, trong đó đang tồn tại những phương pháp công
nghệ sản xuất như sau : phương pháp ướt , phương pháp khô và phương pháp bán
khô.
Đại diện cho phương pháp ướt là Công ty xi măng Hải Phòng, Công ty xi măng Hà
Tiên II và Công ty xi măng Bỉm Sơn.
Đại diện cho phương pháp khô là một dây chuyền tại Công ty xi măng Hà Tiên II,
và Công ty xi măng Hoàng Thạch.
Và hiện có 55 nhà máy xi măng lò đứng với tổng công suất 3,027 triệu tấn xi măng
/ năm được phân bổ ở 28 tỉnh và 6 Bộ ngành, trong đó có 12 tỉnh miền núi trung du
và Tây Nguyên với 23 nhà máy, 10 tỉnh miền Trung và miền Nam với 17 nhà máy ,
phần còn lại 15 nhà máy đóng ở 6 tỉnh Đồng bằng Bắc bộ. Tất cả những nhà máy
sử dụng phương pháp bán khô trong công nghệ sản xuất xi măng của họ.
* Công nghệ sản xuất xi măng : Hệ thống sản xuất
Hiện nay tất cả các hệ lò sản xuất clinker đang được sử dụng trong ngành công
nghiệp sản xuất xi măng chủ yếu dựa trên cơ sở nguyên tắc hoạt động của lò quay.
Để phân loại sơ bộ các loại lò, chúng ta có thể dựa vào hàm lượng ẩm của nguyên
liệu cấp vào lò (bột liệu) và phân chia 4 hệ thống lò cơ bản như sau:
+ Hệ lò khô, bột liệu khô cấp vào lò có độ ẩm W <1% .
+ Hệ lò bán khô, bột liệu được vê viên trước khi đưa vào lò, có độ ẩm W< 10-12%
+ Hệ lò bán ướt, bùn nhão được lọc và vê viên trước khi cấp vào lò, có độ ẩm 1721%
+ Hệ lò ướt, bùn nhão được cấp vào lò bằng bơn, có độ ẩm 25-40%
Hệ thống lò khô:
Lò có hệ thống trao đổi nhiệt 4 tầng:
- Các tầng cyclone để sấy trước bột liệu.
- Được sử dụng rộng rãi trong các nhà máy xi măng hiện đại

- Năng suất có thể lên đến 4500 tấn/ngày (hoặc 8000tấn/ngày nếu có sử dụng
thêm hệ thống precalciner)
- Tiêu tốn nhiệt từ 3150 – 3350 kJ/kg clinker

9


10

Rất nhạy với tổng hàm lượng các nguyên tố bay hơi cao (sylfua, kiềm, clo) trong
bột liệu. Vì vậy yêu cầu một hệ thống “chuyển tiếp” trong trường hợp nồng độ
các nguyên tố này cao.
Lò có hệ thống trao đổi nhiệt 2 tầng:
- Ít nhạy hơn với các nguyên tố bay hơi.
- Tiêu tốn nhiệt cao hơn hệ thống trao đổi nhiệt 4 tầng.
Lò có hệ thống trao đổi nhiệt kiểu trụ đứng:
- Trao đổi nhiệt ngược chiều giữa khí nóng và bột liệu.
- Ưu điểm :các tháp tự tựa lên nhau, vì vậy giá thành xây dựng giảm.
Hệ thống lò khô loại dài:
- Thiết bò đơn giản
- Nồng độ bụi cao tại lối ra của cửa lò.
- Tiêu tốn nhiệt lượng có thể cao nếu không lắp đặt thiết bò trao đổi nhiệt bên
trong.
Hệ thống lò bán khô (Lò có bộ phận trao đổi nhiệt dạng ghi)
- Bột liệu phải được tạo viên với một ít nước .
- Viên bột liệu được cấp vào một ghi chuyển động
- Tiêu tốn nhiệt thấp nhưng hầu như không tận dụng được khí thải để sấy bột liệu.
Hệ thống lò ướt (lò ướt dài):
- Bột liệu cấp vào lò là loại bùn nhão
- Quá trình trao đổi nhiệt bên trong lò được cải tiến nhờ các xích lắp đặt bên trong

- Tiêu tốn nhiệt cao. Nếu sử dụng các thiết bò đánh tơi bùn thì nhiệt lượng tiêu tốn
có thể giảm. Các thiết bò này có thể làm giảm kích thước của lò và cải tiến qúa
trình trao đổi nhiệt.
Tiêu tốn nhiệt riêng tiêu chuẩn được xem là hiệu suất nhiệt của quá trình nung chòu
ảnh hưởng rất lớn bởi hàm lượng ẩm trong bột liệu. Tiêu tốn nhiên liệu của các lò
ướt cao hơn các lò khô có tháp trao đổi nhiệt đến gấp lần hai lần. So sánh hiệu qủa
kinh tế về nhiệt trong mỗi nhóm hệ lò (khô hoặc ướt) cho chúng ta thấy rằng quá
trình trao đổi nhiệt trong quá trình sấy (hệ lò ướt) hoặc trong quá trình nung trước
(hệ lò khô) càng mạnh thì tiêu tốn nhiệt càng thấp.
-

Việc lựa chọn quá trình nung có thể chòu ảnh hưởng của các yếu tố sau:
- Bột liệu: độ ẩm, thành phần hóa, khả năng nghiền, đặc tính lọc của bùn...
- Giá thành lắp đặt và vận hành nhà máy
- Các yêu cầu đặc biệt về chất lượng clinker (như clinker kiềm thấp)
- Vấn đề bảo vệ môi trường

10


11

- Tiêu chuẩn kỹ thuật của nước sở tại..
Các yếu tố trên đây không chỉ được xét trong hiện tại mà còn phải xem xét kỹ cho
kế hoạch phát triển lâu dài trong tương lai.
Như đã trình bày ở trên, các hệ lò ướt rất ít khi được chọn lựa để xây dựng một nhà
máy mới. Giá thành lắp đặt cũng như vận hành của các hệ lò ướt cao hơn các hệ lò
khô rất nhiều. Các hệ lò ướt chỉ được xem xét như là một phương án phụ trong rất ít
trường hợp. Một nguyên nhân khác để lựa chọn hệ lò ướt đó là khi sản xuất xi
măng có lượng kiềm thấp (hàm lượng kiềm <0,6%). Những vấn đề khó khăn về các

chu kỳ tuần hoàn các nguyên tố bay hơi cũng dễ được kiểm soát trong các hệ lò
ướt. Tuy nhiên ngày nay, với các kỹ thuật mới như đốt phụ, lắp đặt hệ thống
“chuyển tiếp”, hệ thống gió... những vấn đề trên cũng đã được giải quyết trong các
hệ lò khô với tháp trao đổi nhiệt.
+ Sản phẩm: Sản phẩm cuối cùng trong ngành công nghiệp xi măng cho nhu cầu
xây dựng đó là:
- Xi măng portland thông dụng (OPC)
- Xi măng portland pha phụ gia pozolana, xi măng hỗn hợp (PBC)
- Xi măng đặc biệt các lọai (SPC) bao gồm xi măng mác rất cao, xi măng bền
sulfat sử dụng cho các công trình có tính chòu mặn, phèn; xi măng đông rất
nhanh; xi măng alumin; xi măng ít tỏa nhiệt…
- Xi măng trắng (WPC) và xi măng màu (CPC).
Trên thò trường hiện nay, phổ thông là loại xi măng PCB và loại xi măng OPC.
Cũng có một vài công ty sản xuất xi măng bền sulfat nhưng sản xuất theo đơn đặt
hàng và xi măng trắng. Ở đây chúng ta chỉ nghiên cứu loại xi măng phổ biến trên
thò trường đó là xi măng OPC hay PC và xi măng PCB.
Trong từng loại PC hay PCB, tùy theo mác của chúng mà nhà sản xuất chia ra làm
PC30, PC40… hay PCB30. PCB40…
<<<Phụ lục : Xi măng và thành phần hóa chất>>>
1.1.2.2 Đặc điểm của công nghệ xi măng và sản phẩm xi măng:
Xi măng là loại sản phẩm thuộc tư liệu sản xuất có đặc điểm rất đặc biệt và hiện
nay gần như chưa thể thay thế được. Việc thấy rõ những đặc điểm đó sẽ cho phép
chúng ta đònh rõ hơn vò thế cạnh tranh và chiến lược phát triển của ngành công
nghiệp này.

11


12


+ Xi măng là một sản phẩm được sử dụng như là một chất kết dính, liên kết các loại
vật liệu khác rất quan trọng và không thể thay thế được trong ngành xây dựng. Nhu
cầu của xi măng liên tục tăng trong những năm qua gắn liền với tốc độ phát triển
kinh tế, tốc độ phát triển của ngành xây dựng
+ Sản xuất xi măng được tập trung theo khu vực của các mỏ sét và đá vôi nhưng
tiêu dùng lại được phân tán tùy thuộc vào khu dân cư, khu công nghiệp và những
công trình xây dựng.
+ Công nghệ sản xuất xi măng hiện đại, suất đầu tư lớn và thời gian hoàn vốn dài
là đặc điểm rất quan trọng của ngành công nghiệp xi măng. Có sự khác biệt tương
đối lớn trong giá thành sản xuất xi măng, suất đầu tư, thời gian xây dựng theo từng
loại hình công nghệ, công nghệ lò đứng hay lò quay mà bảng <<>> sau đây sẽ cho
chúng ta thấy được điều đó:
Bảng<<>: So sánh một vài chỉ tiêu giữa xi măng sản xuất theo công nghệ lò quay
(Phương pháp khô) và công nghệ lò đứng (phương pháp ướt)
Chỉ tiêu
Công nghệ lò quay Công nghệ lò đứng
1. Suất đầu tư
160 – 180 USD
50 – 60 USD
(Chi phí đầu tư/tấn công suất)
2. Thời gian xây dựng nhà máy
3- 5 năm
1 – 1,5 năm
3. Giá thành sản phẩm
Có thể cao hơn
Có thể thấp hơn
4. Chất lượng sản phẩm
Cao, ổn đònh
Thấp, không ổn đònh
Nguồn: Tổng Công ty xi măng Việt Nam

1.1.3 Đánh giá chung về môi trường kinh doanh của ngành xi măng
Nghiên cứu về môi trường kinh doanh là một nội dung quan trọng của quản trò
chiến lược. Các yếu tố môi trường có ảnh hưởng rất quan trọng trong toàn bộ quá
trình của việc quản trò để có thể từ đó chúng ta có thể hoạch đònh những chiến lược
đúng đắn và những biện pháp khả dó để từ đó có thể tăng tính cạnh tranh cho ngành
công nghiệp xi măng. Ở đây chúng ta sẽ nghiên cứu môi trường bên ngoài, môi
trường bên trong và môi trường nội bộ ngành công nghiệp này.
+Môi trường bên ngoài: Chúng ta có môi trường tổng quát, môi trường cạnh tranh
và môi trường kinh doanh quốc tế. Trong đó, môi trường kinh tế vó mô, nguy cơ xâm
nhập của các đối thủ cạnh tranh và các áp lực từ phía khách hàng là người tiêu
dùng, và xu thế hội nhập Khu vực mậu dòch tự do ASEAN là những yếu tố của môi
trường bên ngoài mà chúng ta phải nghiên cứu.

12


13

+ Môi trường bên trong: sẽ được chú ý đến các yếu tố về dân số tự nhiên, công ngệ,
tài nguyên thiên nhiên và khoáng sản phục vụ cho việc sản xuất trong ngành công
nghiệp xi măng.
+ Môi trường nội bộ: Phân tích các yếu tố trong môi trường bên trong liên quan đến
các lónh vực tài chánh, tổ chức lãnh đạo và đặc biệt là thương hiệu của sản phẩm
1.1.3.1 Môi trường bên ngoài
a) Môi trường vó mô
Trước năm 1995, sản lượng tiêu thụ xi măng của Tổng Công ty xi măng Việt Nam
chiếm khoảng 85% thò phần trong cả nước và theo quy đònh của Chính phủ, chỉ có
Tổng Công ty xi măng Việt Nam được đầu tư vào các nhà máy sản xuất xi măng
theo công nghệ lò quay. Trong khi đó, Tổng Công ty xi măng Việt Nam phải đảm
nhận việc cung cấp toàn bộ nhu cầu xã hội và ổn đònh thò trường xi măng theo như

tinh thần của Nghò đònh 15/TTg ngày 27/1/1995 của Thủ Tướng Chính Phủ. Việc
này dường như quá khả năng đối với Tổng Công ty xi măng Việt Nam và chính sự
độc quyền đó đã ảnh hưởng đến thò trường và tạo ra cơn sốt giá xi măng vào giữa
năm 1995. Kết quả của nó là chính sách vó mô đã có sự điều chỉnh và các liên
doanh với nước ngoài để sản xuất xi măng đã ra đời. Các liên doanh này đã góp
phần thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp xi măng Việt Nam, đáp ứng
được một phần của nhu cầu về xi măng ngày một tăng cao trong nước và cũng góp
phần điều chỉnh theo xu hướng giảm của giá cả xi măng. Tuy nhiên hiện nay giá
bán lẻ xi măng ở Việt Nam hãy còn rất cao mặc dù nó đang có xu hướng giảm dần.
Bảng <> sau đây chỉ rõ điều chúng ta đang đề cập
Bảng <<>> SẢN LƯNG VÀ GIÁ XI MĂNG
1997

1998

1999

Giá cả (1000 đ /tấn)
860
849
810
Sản lượng (triệu tấn)
8,019
9,738
10,385
Ghi chú : Giá ximăng PCB30 tại Hà Nội
Nguồn: Thời Báo Kinh Tế Việt Nam “Kinh tế 2000-2001 Việt Nam & Thế giới”
Từ bảng <<>> ta thấy, giá xi măng liên tục giảm từ năm 1997 đến năm 1999. Tuy
nhiên theo Quyết đònh số 104/1999 QĐ-BVGCP ngày 03 tháng 11 năm 1999 của
Ban Vật giá Chính phủ nói rằng giới hạn giá tối đa sản phẩm xi măng thông dụng

PCB30 theo tiêu chuẩn TCVN6210-1997 tại Hà Nội là 800.000đ/tấn. Như vậy, giá

13


14

xi măng được bán ra vẫn còn khá cao. Mặc dù vậy với khuynh hướng này, giá sẽ
tiếp tục giảm và người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi nhiều nhất.
Bên cạnh giá, thuế suất đánh vào việc sản xuất và kinh doanh xi măng vẫn còn khá
cao. Hiện nay, thuế suất trò giá gia tăng (VAT) của ngành xi măng ở mức 10%
tương đương với thuế suất của các ngành dòch vụ. Mức thuế khá cao này cũng là
một trong những nguyên nhân làm cho giá bán của xi măng lên cao.
b) Môi trường chính trò và luật pháp:
Hiện nay Nhà nước chúng ta đang xây dựng một hệ thống pháp luật hỗ trợ cho các
thành phần kinh tế tham gia thò trường và một nền chính trò ổn đònh và vững chắc
phục vụ nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Đó chính là một
môi trường hết sức thuận lợi tạo sự tin tưởng cho các doanh nghiệp tham gia hoạt
động trong thò trường này.
c) Môi trường văn hóa xã hội:
Một xã hội phát triển trong nền kinh tế tăng trưởng ổn đònh và vững chắc sẽ là một
hỗ trợ rất tốt cho sự phát triển của ngành công nghiệp xi măng.
d) Nguy cơ xâm nhập của các ngành cạnh tranh tiềm năng và các đối thủ cạnh tranh
hiện tại của ngành CNXMVN:
Chúng ta đều biết rằng cho tới thời điểm hiện nay chưa có chất gì có thể thay thế
được xi măng trong việc làm chất kết dính vừa rẽ vừa tiện lợi trong ngành công
nghiệp xây dựng . Vì vậy nguy cơ xâm nhập của các ngành cạnh tranh tiềm năng
gần như chưa thể có trong giai đoạn hiện nay.
e) Các áp lực
+ p lực từ phía sản phẩm thay thế:

Do tính đặc thù của xi măng là chất làm kết dính trong xây dựng rất rẽ tiền và dễ
tìm kiếm và hiện nay ngàh công ngệ vật liệu xây dựng và vật liệu mới vẫn chưa tìm
ra được chất làm có thể thay thế được xi măng. Do đó áp lực từ phía sảm phẩm thay
thế thực sự chưa xảy ra cho ngành công nghiệp xi măng.
+ p lực từ phía khách hàng:
Đây là một áp lực hết sức nặng nề ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của suất đầu tư
thông qua giá cả. Người mua chủ yếu có hai áp lực là đòi hỏi giảm giá và đòi hỏi
phải có chất lượng phục vụ tốt hơn.

14


15

+ p lực từ người cung cấp nguyên liệu:
Trong quy trình sản xuất xi măng chúng ta thấy thành phần quan trọng để tạo ra
clinker là thạch cao. Hiện nay chúng ta nhập thạch cao chủ yếu từ Thailand. Bên
cạnh đó, nhiên liệu để đốt lò quay như trên đã nói là ta có thể sử dụng nguồn than
đá sẵn có trong nước hoặc đốt bằng dầu nặng. Giá của những nguyên nhiên liệu
này thường rất hay biến động làm ảnh hưởng đến giá thành sản xuất xi măng.
f) Xu thế hội nhập Khu vực mậu dòch tự do
+ Khu vực mậu dòch tự do ASEAN
Năm 1977, các thành viên của khối ASEAN đã đưa ra được những mặt hàng được
hưởng sự ưu đãi có giới hạn. Ban đầu những lọai hàng hóa này rất ít. Vào năm
1980, những hàng hóa được hưởng sự ưu đãi này chỉ chiếm khoảng 2 phần trăm của
tổng lượng mậu dòch bên trong khối ASEAN và khoảng 5 phần trăn vào năm 1985.
Năm 1991, ý tưởng một khu vực mậu dòch tự do Đông Nam Á đã được đề nghò bởi
Thủ tướng Thái Lan và đã được tán thành vào tháng Giêng năm 1992 trong Hội
nghò ASEAN lần thứ tư tổ chức tại Singapore. Tại hội nghò này, các thành viên
ASEAN đã ký vào hiệp đònh khung mở rộng sự hợp tác kinh tế Đông Nam Á với

tên gọi là Khu vực mậu dòch tự do Đông Nam Á (AFTA). Mục tiêu chiến lược của
AFTA là tăng tính cạnh tranh của khu vực ASEAN. Sự tháo gỡ những hàng rào thuế
quan giữa các quốc gia thành viên được mong đợi như là sự tăng hiệu quả của nền
kinh tế, năng suất sản phẩm và tính cạnh tranh (Hội nghò ASEAN 1999). Tính cạnh
tranh được tăng lên và thông qua một thò trường lớn sẽ khuyến khích đầu tư đầu tư
trong nước và đầu tư trực tiếp từ nước ngoài sẽ kích thích tăng trưởng kinh tế và
công nghệ.
Mục đích ban đầu của AFTA là giảm mức thuế quan trong mậu dòch nội bộ của
khối ASEAN đến dưới 5 phần trăm trong vòng 15 năm, bắt đầu từ tháng Giêng năm
1993 thông qua Mức thuế quan ưu đãi hiệu quả chung (CEPT). Mỗi thành viên phải
cung cấp một lòch trình cắt giảm thuế tự nguyện trong mức thuế quan đã chỉ đònh.
Thỏa thuận AFTA không bao gồm tất cả các mặt hàng và mỗi thành viên có thể
không đề nghò mức giảm thuế cho những mặc hàng nhạy cảm của thành viên đó
trong lòch trình cắt giảm mức thuế quan.
Hội nghò không chính thức ASEAN vào tháng 11 năm 2000 đã xác nhận lại rằng để
khối ASEAN có thể nâng cao tính cạnh tranh, các quốc gia thành viên phải phát
triển cho kòp với thời đại và phải xem toàn bộ khu vực như là một nền kinh tế thống
nhất, không đơn lẻ. Các nhà lãnh đạo cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc
thúc đẩy những lónh vực đầu ngành của cả khu vực để tạo điều kiện phát triển

15


16

chung như Khu vực mậu dòch tự do ASEAN, Khu vực đầu tư ASEAN. Việc giới
thiệu ủy ban ASEAN gia nhập vào hệ thống xa lộ thông tin toàn cầu, các nhà lãnh
đạo đã ký vào Hiệp ước khung e-ASEAN. Họ cũng đã đồng ý rằng các nước trong
khối ASEAN nên xác đònh những lỗ hỏng trong mức độ hợp tác hiện tại, đặc biệt là
những lónh vực gặp phải sự cạnh tranh gay gắt trong nền kinh tế mới. Những lónh

vực này bao gồm hệ thống viễn thông, và hệ thống vận tải bằng đường biển, đường
sông, đường sắt , đường bộ và đường hàng không. Với quan điểm hạn chế lỗ hỏng
của sự phát triển trong những quốc gia ASEAN, các nhà lãnh đạo đã cùng nhau bắt
đầu một giai đoạn mới của sự hợp tác Chương trình Bước khởi đầu cho sự liên kết
ASEAN
ASEAN vẫn tiếp tục thực thi lòch trình thúc đẩy Khu vực Mậu dòch tự do ASEAN
như đã được thỏa thuận ở Hội nghò ASEAN lần thứ 6. Năm 2000, các quốc gia trong
6 quốc gia ban đầu ký vào Hiệp Ước Mức thuế quan ưu đãi hiệu quả chung (CEPT)
đã có ít nhất 85% những danh mục hàng hóa trong Danh sách những mặt hàng giảm
thuế (IL) với mức thuế suất từ 0 đến 5%. Tỷ lệ của những sản phẩm trong Danh
sách những mặt hàng giảm thuế với mức thuế suất từ 0 đến 5% sẽ được tăng lên
90% vào năm 2001 và sẽ đạt được toàn bộ vào năm 2002. Như là một hệ quả tiếp
theo, tỷ lệ chòu thuế của Mức thuế quan ưu đãi hiệu quả chung CEPT sẽ được giảm
xuống 3,96% vào năm 2001 và cuối cùng là 3,57% vào năm 2002.
Vào ngày 01 tháng Giêng năm 2001, mức 92,69% (tức là 40.841 hạng mục trong
tổng số 44.060 những mặt hàng trong Danh sách những mặt hàng giảm thuế (IL))
của 6 quốc gia ban đầu tham gia Hiệp Ước CEPT đã chòu mức thuế quan từ 0 đến
5%. Bảng <<>> chỉ ra số những số lượng những lọai hàng có thuế suất từ 0 đến 5%
trong năm 2001 của 6 quốc gia ban đầu tham gia thỏa thuận
Bảng<<>>
Lượng mặt hàng có thuế suất từ 0 đến 5%
Lượng mặt hàng giảm thuế 2001
Tỷ lệ phần trăm
Quốc gia
0-5%
>5% Khác
Total
0-5%
>5% Khác Total
Brunei

6.107
157
12
6.276
97,31
2,50
0,19 100,00
Indonesia
6.451
739
0
7.190
89,72 10,28
0 100,00
Malaysia
9.189
823
0 10.021
91,70
8,30
0 100,00
Philippines
5.040
530
40
5.610
89,84
9,45
0,71 100,00
Singapore

5.859
0
0
5.859 100,00
0
0 100,00
Thailand
8.195
908
1
9.104
90,03
9,97
0 100,00
TOTAL
40.841 3.166
53 44.060
92,69
7,19
0,12 100,00
Nguồn : ASEAN Secretariat

16


17

Theo bảng <<>> ta thấy rằng Singapore là nước duy nhất có các mặt hàng có tỷ lệ
thuế suất 0 đến 5% đạt đến 100%
Những thành viên mới của ASEAN sẽ cố gắng tối đa hóa những mặt hàng có thuế

suất giữa khỏang 0 và 5% vào năm 2003 đối với Việt Nam và vào năm 2005 đối
với Lào và Myanmar. Căn cứ vào những đạo luật có liên quan thì vào năm 2000,
Việt Nam đã có khoảng 70% những mặt hàng cắt giảm thuế trong Danh sách những
mặt hàng giảm thuế (IL) với mức thuế suất 0-5% vào năm 2001. Đối với Lào và
Myanmar, họ sẽ có khoảng 86,54% và 78,18% những mặt hàng cắt giảm thuế trong
Danh sách những mặt hàng giảm thuế (IL) cũng ở mức thuế suất 0-5% vào năm
2005. Cambodia là vào khoảng 91.94% vào năm 2007.
Ở hội nghò không chính thức ASEAN lần thứ 3 vào tháng 11 năm 1999, các nhà
lãnh đạo của các quốc gia ASEAN đã đồng ý không xét đến tất cả các thuế nhập
khẩu vào năm 2010 cho sáu thành viên ban đầu của ASEAN và từ 2018 đến 2015
đối với những thành viên mới như Việt Nam, Cambodia, Lào và Myanmar nhưng có
thể đồng ý một vài loại sản phẩm nhạy cảm sẽ theo tiến trình ban đầu là năm 2018.
Tuy nhiên để đạt được mục tiêu cao nhất của việc tự do hóa mậu dòch trong khối
AFTA, sáu quốc gia ban đầu tham gia ký kết Hiệp Ước CEPT sẽ không xét đến
những khoản thuế ít nhất là 60% của Danh sách những mặt hàng giảm thuế (IL)
vào năm 2003. Theo số liệu gần đây nhất, Brunei sẽ đạt 80,80%, Indonesia 54,63%,
Malaysia 60,38%, Philippines 0,07%, Singapore 100% và Thailand đã là 1,87%.
Trong tổng số khoảng 47,83% trong Danh sách những mặt hàng giảm thuế (IL) của
sáu quốc gia ban đầu sẽ có mức thuế suất là 0% vào năm 2003.
Bảng <<>>
Số mặt hàng có thuế suất 0% vào năm 2003 của ASEAN-6
Lượng mặt hàng giảm thuế 2001
Tỷ lệ phần trăm
Quốc gia
0-5%
>5% Other
Total
0-5%
>5% Other Total
Brunei

5.071
1.202
3
6.276
80,80 19,15
0,05
100
Indonesia
3.917
3.273
0
7.190
54,47 45,52
0
100
Malaysia
6.051
3.970
0 10.021
60,38 39,61
0
100
Philippines
4
5.566
40
5.610
0,07 99,22
0,71
100

Singapore
5.859
0
0
5.859
100
0
0
100
Thailand
171
8.932
1
9.104
1,87 98,11
0
100
TOTAL
21.073 22.943
44 44.060
47,83 52,07
0,10
100
Nguồn : ASEAN Secretariat

17


18


Ở đây chúng ta cũng thấy rằng Singapore là nước có tỷ lệ cao nhất 100% và
Philippines ở mức thấp nhất trong sáu nước 0,07%.
Các thành viên mới cũng đang trên đường hòa nhập. Căn cứ vào những dữ kiện
hiện nay, Việt Nam sẽ đạt 39,92% trong Danh sách những mặt hàng giảm thuế
không có thuế suất vào năm 2006 trong khi đó, Lào và Myanmar sẽ hũy bỏ thuế
nhập khẩu ở mức 72,76% và 3,95% một cách tuần tự theo Danh sách những mặt
hàng giảm thuế (IL) vào năm 2008. Cambodia sẽ là 7,64% vào năm 2010.
+Nghò đònh thư liên quan đến vấn đề thực hiện Danh sách những mặt hàng không
giảm thuế tạm thời (TEL) trong lòch trình CEPT
Các nước ASEAN cũng đã đồng ý trên một Nghò đònh thư liên quan đến vấn đề thực
hiện Danh sách những mặt hàng không giảm thuế tạm thời (TEL) trong lòch trình
CEPT tùy thuộc vào tình hình thực tế của các quốc gia.
+ Khuynh hướng giao dòch của khối ASEAN
Giao thương trong khối ASEAN đã tăng lên đột ngột trong năm 2000, thể hiện sự
bùng nổ quan trọng của nền kinh tế các quốc gia thành viên. Tổng cộng giao thương
trong khối ASEAN đã tăng lên 23,07% từ 282,74 tỷ USD nửa đầu năm 1999 lên
đến 348,02 tỷ USD trong nửa đầu năm 2000. Cả xuất khẩu và nhập khẩu trong khối
đều tăng lên rất đáng kể. Xuất khẩu tăng 22,3% từ 154,9 tỷ USD nửa đầu năm 1999
lên đến 189,4 tỷ USD trong nửa đầu năm 2000.
Bảng <<>>
Tổng giao dòch thương mại ASEAN (nửa đầu năm 1999 và nửa đầu năm 2000)
(ĐVT: triệu USD)
EXPORT
IMPORT
Quốc gia
6tháng
6tháng
Thay đổi
6tháng 6tháng
Thay đổi

1999
2000
1999
2000
Giá trò // %
Giá trò // %
Indonesia
21.688
29.355
7.667 35,4 11.535 13.751
2.216 19.2
Malaysia
38.484
46.177
7.693 20,0 28.336 38.325
9.989 35.3
Philippines
15.803
17.616
1.813 11.5 15.107 15.336
229 1.5
Singapore
52.982
63.386 10.404 19.6 50.872 62.388 11.516 22.6
Thailand
25.945
32.852
6.907 26.6 21.993 28.838
6.845 31.1
TOTAL

154.902 189.387 34.485 22.3 127.842 158638 30.795 24.1
Nguồn : ASEAN Secretariat. Tính đến ngày 15/3/2001

18


19

Theo số liệu của bảng <>>, Singapore vẫn là nước có lượng xuất khẩu dẫn đầu
trong sáu nước – một nền kinh tế khá mạnh trong khu vực.
Việc giao thương nội bộ ASEAN cũng tăng đáng kể. Xuất khẩu nội bộ ASEAN đã
tăng lên 40,8% (từ 31,48 tỷ USD sáu tháng đầu năm 1999 tăng lên 44,32 tỷ USD
sáu tháng đầu năm 2000) trong khi nhập khẩu nội bộ ASEAN cũng tăng lên 27,8%
(từ 25,66 tỷ USD lên 32,8 tỷ USD)
Bảng <<>>
Giao dòch nội bộ ASEAN (Nửa đầu năm 1999 và nửa đầu năm 2000)
(ĐVT: triệu USD)
EXPORT
IMPORT
Quốc gia
6tháng
6tháng
Thay đổi
6tháng 6tháng
Thay đổi
1999
2000
1999
2000
Giá trò // %

Giá trò // %
Indonesia
3.784
5.192
1.408 37,2
2.147
2.969
823 38,3
Malaysia
7.836
12.462
4.626 59,0
5.385
7.486
2.101 39,0
Philippines
2.283
2.629
346 15,1
2.246
2.415
168 7,5
Singapore
13.228
17.345
4.118 31,1 12.202 15.182
2.980 24,4
Thailand
4.356
6.697

2.342 53,8
3.681
4.747
1.067 29,0
TOTAL
31.487
44.325 12.839 40,8 25.660 32.799
7.139 27,8
Nguồn : ASEAN Secretariat. Tính đến ngày 15/3/2001
Theo bảng <>>, lượng giao dòch trong nội bộ ASEAN, Singapore chiếm khá cao
nhưng tỷ lệ thay đổi của nửa đầu năm 2000 so với 1999 của Malaysia cho xuất khẩu
và nhập khẩu lại cao nhất, lần lượt là 59% và 39%. Tổng lượng giao dòch nội bộ của
khối ASEAN nhìn chung khá cao tăng đến 27,8% của nửa năm đầu 2000 so với
1999
Giao thương giữa khối ASEAN với các đối tác chủ chốt trong khu vực đang tăng
lên, ngoại trừ Mỹ, bò giảm 3%. Ngoại trừ Canada, Nga và Mỹ xuất khẩu ASEAN bò
giảm tuần tự là 1,5%, 11,8% và 7,0%, xuất khẩu của ASEAN đối với các đối tác
thương mại chủ yếu khác đã tăng lên rất đáng kể, đặc biệt là các quốc gia Đông
bắc Á như Nhật (49,7%), Korea (49,3%), Trung Quốc (39,4%). Tương tự nhập khẩu
cũng tăng lên từ các đối tác đối thoại quan trọng như Nhật (41,2%), Korea (40,2%)
và Trung Quốc (29,4%), ngoại trừ Mỹ.

19


20

Bảng <<>>Giao thương của ASEAN với các đối tác chủ yếu (ĐVT: triệu USD)
Nước
Xuất Khẩu

Nhập khẩu
Thương mại
6 tháng
đầu
1999

6 tháng
đầu
2000

% thay
đổi

6 tháng
đầu
1999

6 tháng
đầu
2000

% thay
đổi

6 tháng
đầu
1999

6 tháng
đầu 2000


%
thay
đổi

c
3481 4035
15,9 2705 4400
62,7 6186
8434 36,4
Canada
1049 1033 (1,5)
844
967
14,6 1893
1999
5,6
China*
8295 11563
39.4 7880 9373
18,9 16175
20936 29,4
EU
23469 29326
25,0 16392 18117
10,5 39861
47444 19,0
n độ
2567 3054
19,0 1085 1472

35,7 3652
4526 23,9
Nhật
17204 25761
49,7 22898 30865
34,8 40102
56627 41,2
Korea
4895 7307
49,3 5348 7055
31,9 10243
14362 40,2
New
374
542
44,7
341
501
46,8
716
1042 45,7
Zealand
Pakistan
661
751
13,5
132
99 (24,5)
793
850

7,2
Nga
115
101 (11,8)
377
521
38,0
492
622 26,4
Mỹ
34454 32036 (7,0) 22234 22952
3,2 56688
54988 (3,0)
Phần
45111 56532
25,3 35406 47134
33,1 80517 103666 28,8
còn lại
Nguồn: www.aseansec.org
Ghi chú:
(*)Không bao gồm Hongkong
Các số liệu trên chỉ bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines,
Singapore và Thailand
Từ số liệu của bảng <>>, lượng giao thương của khối ASEAN với các đối tác chủ
yếu, đặc biệt là Mỹ, EU và Nhật chiếm một tỷ trọng khá lớn khoảng 50,1% trong
tổng lượng giao thương. Tuy nhiên việc giao thương với Mỹ đang có dấu hiệu chựng
lại. Trong khi đó, giao thương với Trung Quốc, một nước khá lớn trong khu vực đã
bắt đầu tăng lên, khoảng 29,4% của sáu tháng đầu năm 2000 so với sáu tháng đầu
năm 1999
1.1.3.2 Môi trường bên trong

+ Nguyên liệu:
Theo như chúng tôi đã trình bày trong phần công nghệ sản xuất xi măng ở trên,
nguyên liệu quan trọng và chủ yếu để sản xuất xi măng là đá vôi và đất sét.
- Đá vôi : Đá vôi (khoản 80% trong thành phần chế tạo xi măng) ở nước ta có rất
nhiều và phổ biến nhất là loại đá vôi thuộc họ canxi. Loại này có nhiều và tập
trung phân bổ ở miền Bắc (Tây Bắc và Đông Bắc), miền Trung (từ Thanh Hóa đến

20


21

Quảng Nam) và một phần nhỏ ở Tây Nam và Đông Nam Bộ (Hà Tiên, Bình Phước,
Tây Ninh). Theo số liệu thăm dò tìm kiếm mới nhất của ngành đòa chất, trữ lượng
đá vôi khoảng 12 tỷ tấn (Xem Phụ lục số <<< No.>>>). Nếu thống kê theo 18 tỉnh
có quy hoạch đầu tư công nghiệp xi măng thì trữ lượng đá vôi chỉ chừng 8,8 tỷ tấn
như Bảng <<No.>> trang <<>>.
Theo như bảng <>> Báo cáo đòa chất của Cục đòa chất, lượng đá vôi tập trung nhiều
nhất là ở tỉnh Quảng Ninh 1500 triệu tấn và tiếp theo là Lạng Sơn 1250 triệu tấn.
Đây là một trữ lượng khá lớn và rất cần thiết cho việc hoạch đònh sản xuất xi măng
Để trở thành nguồn nguyên liệu có giá trò cho công nghiệp sản xuất xi măng, yêu
cầu chất lượng của đá vôi dùng cho sản xuất xi măng phải là những mỏ có hàm
lượng CaO trung bình phải ≥ 51%, và ít tạp chất có hại mà phổ biến nhất là ôxít
magiê (MgO) phải < 3,5%. Độ cứng của đá vôi ≤ 4,5 theo thang Morth (tương
đương với cường độ kháng nén nhỏ hơn hoặc bằng 800 ki-lo-gam/ cm²). Bên cạnh
đó, yêu cầu về trữ lượng công nghiệp tùy thuộc vào quy mô công suất của nhà máy
dự kiến đầu tư xây dựng và theo đó phải đảm bảo nhà máy đủ lượng đá vôi để vận
hành không ít hơn 50 năm đối với nhà máy sử dụng công nghệ lò quay và 20 năm
đối với nhà máy sử dụng công nghệ lò đứng và cuối cùng, mỏ đá vôi không được xa
quá đòa điểm xây dựng nhà máy.

- Đất sét : Đất sét cũng là nguyên liệu chính cho công nghiệp xi măng và có tỷ lệ
sử dụng đến 20% trong thành phần nguyên liệu tạo nên xi măng. Theo số liệu
của ngành đòa chất tìm kiếm và thăm dò, trữ lượng của các mỏ đất sét của Việt
Nam khoảng hơn một tỷ tấn.
Theo yêu cầu kỹ thuật sản xuất xi măng thì chất lượng của đất sét được đánh giá
bằng hàm lượng của các ôxít chủ yếu như là SiO2, Al2O3, Fe2O3 và hàm lượng các
tạp chất có hại là Na2O, K2O, TiO2 và SO3. Phạm vi giao động cho phép của các
ôxít này quy đònh như trong Bảng <<<No.>>> trang <>>

21


22

Bảng<>> : Trữ lượng đá vôi phân bổ theo vùng
Tỉnh
Tên một số núi đá vôi
Số
thứ
tự
1
Lạng Sơn
Kai Linh, Đồng Bành, Lũng Páng...
2
Thái Nguyên
La Hiên, Núi Voi
3
Quảng Ninh
Hoanh Bồ, Cẩm Phả, Quang Hanh,
Uông Bí...

4
Hải Phòng
Tràng Kênh, Chu Trương, Trại Sơn...
5
Hải Dương
Hòang Thạch, Lư Triều, Trại Cách...
6
Hòa Bình
Lương Sơn , Trung Sơn
7
Hà Tây
Hợp Tiến, Tiên Sơn, Mỹ Đức...
8
Hà Nam
Bút Phong, Hồng Sơn, Thanh Thủy
9
Ninh Bình
Hang Nước, Đồng Giao, Hệ Dưỡng,
Gia Khánh, Gia Viễn...
10
Thanh Hóa
Yên Duyên, Cẩm Vân, Vónh Lộc
11
Nghệ An
Hòang Mai A, Hòang Mai B, Kin
Nhan, Nghóa Đàn
12
Quảng Bình
Xuân Sơn, ng Sơn, Lèn ng, Lèn
Bản, Lèn đứt chân...

13
Quảng Trò
Tân Lâm, Đầu Mầu, Cam Thanh...
14
Thừa Thiên Huế
Long Thọ, Văn Xá, Phong Sơn (đá
ngầm dạng vôi sét)
15
Quảng Nam
Thạnh Mỹ, A Sờ
16
Bình Phước và Tà Thiết, Suối Ngô
Tây Ninh
17
Hà Tiên
Khoe Lá, Cây Xòai, Hòn Chông, Núi
Còm, Núi Trầu...
18
Vónh Phú
Yến Mao, Tam Thanh, Thanh Ba
Tổng cộng
Nguồn : Báo cáo đòa chất – Cục đòa chất – Bộ Công Nghiệp 1995

22

Trữ lượng
(triệu tấn)
1250
220
1500

250
300
400
350
600
650
350
450
800
250
200
300
180
250
150
8.800


23

Bảng <>> Tỷ lệ các thành phần hợp chất trong mỏ sét
SiO2

Al2O3

Fe2O3

TiO2

Na2O+

Cl
K2O
60-75
14-20
<10
≤1
≤ 3,5
< 0,1
Nguồn : Báo cáo đòa chất – Cục đòa chất – Bộ Công Nghiệp 1995

Đơn vò tính: %
SO3
< 0,5

Tỷ lệ của SiO2 càng cao thì mỏ sét càng có giá trò cao về kinh tế.
Độ cứng của đá sét cũng được đưa vào chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho việc sản
xuất xi măng vì chỉ tiêu này vượt quá 4 (theo thang Morth 800 ki-lo-gam/cm2 ) thì
rất khó đập nghiền. Yêu cầu trữ lượng công nghiệp của các mỏ sét có trong khu vực
tùy thuộc vào công suất của nhà máy sản xuất xi măng, nhưng không ít hơn 50 năm
sản xuất xi măng đối với nhà máy sử dụng công nghệ lò quay và 20 năm sản xuất
xi măng đối với nhà máy sử dụng công nghệ lò đứng. Và bên cạnh đó vò trí của mỏ
sét càng gần vò trí nhà máy càng tốt để tiết kiệm chi phí vận chuyển khi khai thác.
Với những yêu cầu trên, trữ lượng đất sét có khoảng hơn một tỷ tấn để có thể đủ
cho sản xuất 50 triệu tấn xi măng mỗi năm trong thời gian hơn 100 năm.
-

Phụ gia các lọai : Phụ gia trong công nghiệp xi măng được chia làm hai loại
chính: loại phụ gia điều chỉnh hỗn hợp phối liệu cho lò nung clinker và loại phụ
gia pozolana để pha trộn chung với xi măng hoặc bột nghiền chung với clinker
để hình thành xi măng theo mác và theo chủng loại

+ Phụ gia điều chỉnh hàm lượng ôxít sắt (Fe2O3) có thể là quặng sắt, xỉ pitir,
quặng laterit, bã thải của công nghiệp sản xuất (Al2O3) và nhôm kim loại từ
quặng bôxít..
Chất lượng phụ gia điều chỉnh sắt phụ thuộc vào hàm lượng Fe2O3 và các ôxít
kèm theo. Yêu cầu hàm lượng Fe2O3 trong quặng sắt của phụ gia không ít hơn
35% và không vượt quá 70% vì nếu hàm lượng Fe2O3 trong quặng sắt quá
cao(>70%) thì đòi hỏi kỹ thuật đồng nhất đắt tiền cho tỷ lệ pha nó dưới 1%. Độ
cứng của phụ gia quặng sắt càng thấp càng tốt.
+ Phụ gia điều chỉnh silic ở nước ta có cát mòn các bãi sông, đá quaczit, quaczit
phong hóa, diệp thạch cao silic, opoka, trepel...Yêu cầu chất lượng của phụ gia
điều chỉnh silic là hàm lượng SiO2 không ít hơn 80%.
+ Phụ gia thạch cao: ở nước ta cho đến nay vẫn chưa tìm ra mỏ có trữ lượng
công nghiệp nên đã và đang nhập thạch cao của Lào (thạch cao Đồng Hến),

23


24

Thái Lan, Trung Quốc...Yêu cầu chất lượng của thạch cao là hàm lượng SO3
không nhỏ hơnn 37-38%.
+ Phụ gia pozolana gồm có phụ gia thiên nhiên (túp, bazan bọt xốp Mu Rùa,
(Trảng Bom, Bến Tắm Đồng Nai, Quảng Ngãi, Gia Lai, Đắc Lắc, Vónh Linh,
Phú Quý..), treple, opoka Bình Đònh, Phú Yên, Hải Phòng... và phụ gia nhân tạo
(xỉ hạt lò cao (gang thép Thái Nguyên, Hà Tónh), tro xỉ nhiệt điện được tuyển
lọc bớt than của Phả Lại, Uông Bí, đá sít kẹp tầng than...
Phụ gia pozolana được phân làm hai lọai: phụ gia khoán hoạt tính và phụ gia trơ.
Chất lượng của phụ gia khoáng hoạt tính được đánh giá bằng hoạt tính hút vôi
thời gian 28 ngày và phân chia làm 3 loại như sau:
Hoạt tính hút vôi của Loại hoạt tính Loại hoạt tính Loại hoạt tính

trung bình
thấp
phụ gia thời gian 28 cao
ngày
Mg/g PG
>=100
60-100
30-60
Các lọai phụ gia có hoạt tính hút vôi < 30mg/g được gọi là phụ gia trơ. Phụ gia
trơ có các lọai đá vôi màu đen (đá dầu), đá bazan, đá sít, opoka hoạt tính thấp,
gạch non, ceramzit...
+ Yêu cầu trữ lượng công nghiệp của các mỏ phụ gia khoáng hoạt tính phải đảm
bảo cho sản xuất từ 5 năm trở lên.
+ Khoảng cách của các mỏ phụ gia khoáng hoạt tính đến nhà máy sản xuất xi
măng và trạm nghiền clinker có thể đến 100km, thậm chí có thể xa hơn nếu độ
họat tính hút vôi cao, trữ lượng công nghiệp lớn và phương tiện vận tải thuận lợi.
+ Nhiên liệu:
Cơ cấu nhiên liệu cho sản xuất xi măng ở Việt Nam hiện nay đến năm 2010
bao gồn than antraxit vùng Quảng Ninh, than Khánh Hòa Thái Nguyên... dầu mazut
hoặc dầu nặng FO và một phần khí tự nhiên Thái Bình, Bạch Hổ Vũng Tàu. Từ sau
năm 2000 khi nhà máy lọc dầu Dung Quất đi vào họat động thì dầu FO để pha than
antraxit dùng để đốt cho các lò nung của hệ thống lò quay phương pháp khô sẽ
được cung cấp từ trong nước.
- Than (chủ yếu là than Quảng Ninh): có tổng trữ lượng theo đánh giá của Tổng
Công ty Than Việt Nam năm 1996 là 8,3 tỷ tấn. Hiệu suất khai thác phụ thuộc

24



×