Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Phân tích nguồn gốc tăng trưởng kinh tế tỉnh An Giang giai đoạn 1990 - 2009

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 62 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
--------------------------------

TRẦN THỊ HẢI GIANG

PHÂN TÍCH NGUỒN GỐC TĂNG TRƢỞNG
KINH TẾ TỈNH AN GIANG
GIAI ĐOẠN 1990-2009

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
Chƣơng trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
--------------------------------

TRẦN THỊ HẢI GIANG

PHÂN TÍCH NGUỒN GỐC TĂNG
TRƢỞNG KINH TẾ TỈNH AN GIANG
GIAI ĐOẠN 1990-2009
Chuyên ngành: Chính sách công
Mã số: 603114

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


TS. Nguyễn Hữu Dũng
ThS. Châu Văn Thành

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2011


LỜI CAM ÐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và
số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong
phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của
Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình giảng dạy kinh tế
Fulbright.

TP. Hồ Chí Minh, ngày …. tháng …. năm 2011
Tác giả

Trần Thị Hải Giang


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Vũ Thành Tự Anh, thầy Châu
Văn Thành và thầy Nguyễn Hữu Dũng đã tận tình hỗ trợ và hướng dẫn tôi trong quá
trình hoàn thành luận văn.
Ngoài ra tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy, cô của Chương trình Giảng
dạy Kinh tế Fulbright thuộc trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh đã tận tình giảng
dạy cũng như trao truyền lượng kiến thức vô giá cho tôi trong thời gian nghiên cứu, học
tập tại chương trình.
Tôi cũng vô cùng biết ơn gia đình tôi khi họ đã ở bên cạnh, động viên, tạo điều
kiện và là chỗ dựa tinh thần cho tôi trong suốt quá trình học tập. Đồng thời tôi cũng
chân thành cảm ơn đến tất cả bạn lớp MPP1 đã nhiệt tình hỗ trợ thông tin và có những

góp ý hữu ích cho bài luận văn.
Trân trọng cảm ơn.

TP. Hồ Chí Minh, ngày

tháng

Người thực hiện luận văn

Trần Thị Hải Giang

năm 2011


MỤC LỤC
CHƢƠNG 1: DẪN NHẬP .............................................................................................. 1
1.1. Bối cảnh chính sách: .............................................................................................. 1
1.2. Vấn đề chính sách: ................................................................................................. 2
1.3. Mục đích và câu hỏi nghiên cứu: ........................................................................... 2
1.4. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 3
1.5. Số liệu và phương pháp nghiên cứu: ..................................................................... 3
1.6. Điểm mới và hạn chế của luận văn: ....................................................................... 3
1.7. Kết cấu của luận văn: ............................................................................................. 4
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN .................................................................................... 6
2.1. Tổng quan cơ sở lý thuyết: ................................................................................... 5
2.1.1. Tăng trưởng kinh tế và nguồn gốc tăng trưởng kinh tế .................................. 5
2.1.2. Phương pháp xác định nguồn gốc tăng trưởng: ............................................. 6
2.1.3. Một số nghiên cứu về nguồn gốc tăng trưởng:............................................. 11
2.2 Các phương pháp phân tích tăng trưởng áp dụng cho tỉnh An Giang: ............ 12
2.2.1. Phương pháp dịch chuyển - cấu phần: ......................................................... 12

2.2.2. Hoạch toán tăng trưởng ................................................................................ 14
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH ....................................................................... 17
3.1. Tổng quan về tỉnh An Giang .............................................................................. 17
3.2. Phân tích về chuyển dịch – cấu phần ................................................................ 18
3.2.1. Hiệu ứng tĩnh trong từng khu vực ................................................................ 21
3.2.2. Hiệu ứng động trong từng khu vực .............................................................. 23
3.2.3. Hiệu ứng tăng trưởng năng suất trong nội ngành ......................................... 25
3.3. Đóng góp của các yếu tố sản xuất vào tăng trƣởng kinh tế ........................... 28
3.3.1. Đóng góp của vốn......................................................................................... 29


3.3.2. Đóng góp của lao động ................................................................................. 32
3.3.3. Đóng góp của diện tích ................................................................................. 34
3.3.3. Đóng góp của TFP ........................................................................................ 38
CHƢƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH .............................................. 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 46
PHỤ LỤC ....................................................................................................................... 48


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
AG:

An Giang

CIEM:

Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương, Bộ Kế hoạch Đầu tư

ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
GDP:


Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)

GNP:

Tổng sản lượng quốc gia (Gross National Product)

HDI:

Chỉ số phát triển con người (Human Development Index)

ICOR:

Hệ số sử dụng vốn (Incremental Capital - Output Ratio)

KV1:

Khu vực I

KV2:

Khu vực II

KV3:

Khu vực III

NI:

Thu nhập quốc dân (National Income)


NNP:

Tổng sản phẩm ròng quốc gia (Net National Product)

OECD: Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organization for Economic
Cooperation and Development)
TFP:

Năng suất các nhân tố tổng hợp (Total Factor Productivity)

USD:

Đồng đôla Mỹ


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3-1: Diễn biến cơ cấu kinh tế của tỉnh An Giang giai đoạn 1990-2009 ....... Phụ lục
Bảng 3-2: Các hiệu ứng làm tăng năng suất trong quá trình dịch chuyển
cơ cấu kinh tế giai đoạn 1990-2009 ............................................................. 19
Bảng 3-3: Hiệu ứng do chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 1990-2009 ..................... 20
Bảng 3-4: Năng suất và tỷ trọng lao động thay đổi trong
giai đoạn 1991-2009 .............................................................................. Phụ lục
Bảng 3-5: Hiệu ứng tĩnh trong 3 khu vực giai đoạn 1990-2009 .................................... 21
Bảng 3-6: Hiệu ứng động trong 3 khu vực giai đoạn 1990-2009 .................................. 23
Bảng 3-7: Hiệu ứng tăng trưởng nội ngành của 3 khu vực giai đoạn 1990-2009.......... 25
Bảng 3-8: Thống kê mô tả số liệu .......................................................................... Phụ lục
Bảng 3-9: Kết quả phương pháp hoạch toán tăng trưởng .............................................. 29
Bảng 3-10: Đóng góp của vốn vào tăng trưởng giai đoạn 1991-2009 .................... Phụ lục
Bảng 3-11: Tỷ trọng nguồn vốn trong tổng vốn đầu tư phát triển

giai đoạn 1991-2009 ............................................................................ Phụ lục
Bảng 3-12: Tỷ trọng và thứ hạng các lĩnh vực đầu tư do nhà nước
đầu tư 2000-2008 ................................................................................ Phụ lục
Bảng 3-13: Đóng góp của lao động vào tăng trưởng giai đoạn 1991-2009 .................... 32
Bảng 3-14: Tốc độ tăng lao động trung bình trong giai đoạn 2000-2009............... Phụ lục
Bảng 3-15: Đóng góp của diện tích vào tăng trưởng giai đoạn 1991-2009 .................... 35
Bảng 3-16: Đóng góp của TFP vào tăng trưởng giai đoạn 1991-2009 ........................... 39


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 3-1: Các hiệu ứng trong quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế giai đoạn
1990-2009 ....................................................................................................... 19
Hình 3-2: Hiệu ứng do chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong từng khu vực kinh tế
giai đoạn 1990-2009 ...................................................................................... 21
Hình 3-3: Sự thay đổi tỷ trọng của 3 khu vực ................................................................. 22
Hình 3-4: Năng suất của 3 khu vực trong giai đoạn 1990-2009 ..................................... 24
Hình 3-5: Năng suất của 3 khu vực trong giai đoạn 1990-2009 ..................................... 26
Hình 3-6: Tốc độ tăng của GDP khu vực I và đóng góp của lao động vào tăng
trưởng kinh tế................................................................................................. 33
Hình 3-7: Tốc độ tăng diện tích sản xuất và tăng trưởng sản lượng khu vực I .............. 38


TÓM TẮT
Kết quả nghiên cứu đóng góp một góc nhìn rộng hơn về nguồn gốc tăng trưởng
kinh tế tỉnh An Giang dựa trên cơ sở phân tích một cách khoa học. Trong đó, phương
pháp phân tích nguồn gốc tăng trưởng kinh tế kết hợp hai phương pháp phân tích dịch
chuyển - cấu phần và phương pháp hạch toán tăng trưởng là điểm khác biệt so với các
đánh giá về tăng trưởng kinh tế tại tỉnh An Giang. Nó giúp cho nhà hoạch định chính
sách hiểu sâu hơn về nguồn gốc của tăng trưởng phục vụ cho việc xây dựng định hướng
chiến lược phát triển kinh tế bền vững cho địa phương trong thời gian tới.

Nghiên cứu tìm ra rằng: (i) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương trong giai đoạn
1990-2009 từ khu vực I sang khu vực III là đáng kể nhưng còn chậm, riêng khu vực II
không có biến động nhiều; (ii) Tăng trưởng nội ngành của khu vực II và III là thấp
không như kỳ vọng của địa phương nguyên nhân do tỷ trọng lao động còn quá thấp; khu
vực I có đóng góp vào tăng trưởng cao nhất nhưng không bền vững do đóng góp này
phụ thuộc vào tăng diện tích đất sản xuất nông nghiệp và tăng lực lượng lao động giản
đơn; (iii) Đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của TFP là không đáng kể nhưng có xu
hướng tăng. Đóng góp của vốn thấp, thể hiện vai trò của vốn trong quá trình tăng trưởng
của tỉnh An Giang thấp. Điều này hoàn toàn khác với kết quả nghiên cứu về đóng góp
của vốn trên phạm vi cả nước. Đặc biệt, đóng góp của diện tích sản xuất nông nghiệp và
lực lượng lao động là đáng kể vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh, thể hiện trình độ phát
triển kinh tế của tỉnh An Giang vẫn còn thấp.
Tóm lại tăng trưởng kinh tế tỉnh An Giang giai đoạn 1990-2009 là cao so với bình
quân cả nước nhưng chất lượng tăng trưởng thấp, không ổn định, phụ thuộc nhiều vào
lực lượng lao động phổ thông và tăng diện tích đất nông nghiệp. Như vậy trong thời
gian tới, để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững tỉnh An Giang cần có
những điều chỉnh phù hợp.


-1-

CHƢƠNG 1: DẪN NHẬP

1.1. Bối cảnh chính sách:
Tăng trưởng kinh tế cao và bền vững là mục tiêu của tất cả các nhà lãnh đạo
trên bất kỳ quốc gia nào. Trong dài hạn, một sự chênh lệch nhỏ về tốc độ tăng
trưởng giữa các quốc gia có thể dẫn đến sự khác biệt rất lớn trong thành quả phát
triển của các nước. Tăng trưởng kinh tế là yếu tố quan trọng nhất, quyết định phúc
lợi kinh tế của mỗi quốc gia và việc tìm hiểu yếu tố nào tạo nên tăng trưởng từ lâu
đã trở thành một trong những câu hỏi trung tâm của kinh tế học (Trần Thọ Đạt,

2004). Do vậy, giải thích nguyên nhân của tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là nguồn
gốc của tăng trưởng để đánh giá sự tăng trưởng nhanh hay chậm của một quốc gia
mối quan tâm lớn của các nhà quản lý.
Cũng như mục tiêu phát triển bền vững của quốc gia, tỉnh An Giang cũng đặt
mục tiêu tăng trưởng bền vững làm chiến lược hàng đầu. Tỉnh An Giang có lợi thế
về phát triển nông nghiệp một cách toàn diện (được biết đến với sản lượng lúa và cá
lớn nhất cả nước), có điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp chế biến, công
nghiệp xây dựng, thương mại và du lịch. Tốc độ tăng trưởng GDP trong hai thập kỷ
qua cao hơn trung bình cả nước (An Giang 9,0%; cả nước 7,4%). Dân số hơn 2,1
triệu người (2009) trong đó tỷ lệ lao động là trên 50%, đây được xem là thời kỳ dân
số “vàng” rất thuận lợi cho phát triển kinh tế. Bất lợi lớn nhất của tỉnh An Giang là
hệ thống giao thông không thuận lợi và xa thành phố Hồ Chí Minh – khu vực kinh
tế năng động nhất của cả nước.2 Nhưng bù lại, tỉnh An Giang nằm trong khu vực
trung tâm của ĐBSCL và có đường biên giới tiếp giáp với vương quốc Campuchia
khoảng 100 km, tạo điều kiện cho tỉnh An Giang trở thành một thị trường lớn hấp
dẫn, rất thuận lợi cho việc giao thương trong khu vực và dễ dàng tiếp cận với các

2

Hệ thống sông ngòi chằng chịt thuận lợi cho việc tưới tiêu đã gây bất lợi lớn cho hệ thống giao thông đường
bộ của tỉnh, làm con đường đến tỉnh trở nên ngoằn ngèo, tốn nhiều thời gian do đường nhỏ, qua nhiều cầu và
phà.


-2-

nước bạn như Campuchia và Lào.
1.2. Vấn đề chính sách
Nhằm mục tiêu trở thành địa phương có tốc độ tăng trưởng cao và bền vững,
tỉnh An Giang thực hiện nhiều biện pháp như đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư

giáo dục và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng của nông nghiệp,
tăng tỷ trọng của công nghiệp và dịch vụ. Kết quả là GDP tăng trưởng cao trong
thập kỷ qua nhưng đóng góp vào GDP quốc gia là rất khiêm tốn (khoảng 2,2% năm
2009), hơn nữa theo xếp hạng năng lực cạnh tranh quốc gia hàng năm tỉnh An
Giang luôn đứng trong nhóm 10 tỉnh thành dẫn dầu cả nước, nhưng hàng năm phải
nhận thêm trợ cấp từ chính phủ khoảng 30-40% trong tổng thu ngân sách. Vì vậy
vấn đề đặt ra xung quanh chất lượng tăng trưởng GDP trong thời gian qua là quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế đóng góp vào tăng trưởng năng suất ra sao và
phân tích yếu tố nào đóng góp chính vào tăng trưởng này? Đây là bài toán nan giải
mà hiện nay tỉnh An Giang chưa có nghiên cứu nào giải đáp thỏa đáng. Vì thế,
trong nghiên cứu này tác giả sẽ phân tích nguồn gốc tăng trưởng kinh tế của tỉnh An
Giang trong giai đoạn 1990-2009 nhằm giải quyết vấn đề trên bằng phương pháp
phân tích dịch chuyển - cấu phần và hạch toán tăng trưởng.
1.3. Mục đích và câu hỏi nghiên cứu
Mục đích của nghiên cứu này là làm rõ vấn đề nguồn gốc tăng trưởng kinh tế
của tỉnh An Giang dựa trên cơ sở khoa học. Các mục tiêu cụ thể là định lượng các
yếu tố quyết định tăng trưởng kinh tế của tỉnh An Giang, để từ đó đề xuất các giải
pháp tập trung và phù hợp với vai trò của chúng trong tăng trưởng kinh tế.
Để giải quyết các mục tiêu trên, các câu hỏi cần được làm sáng tỏ như sau:
(1) Quá trình dịch chuyển kinh tế đóng góp như thế nào vào tăng trưởng kinh
tế của tỉnh An Giang giai đoạn 1990-2009?
(2) Trong số các yếu tố: vốn, lao động, diện tích đất sản xuất nông nghiệp và
TFP của tỉnh An Giang giai đoạn 1990-2009, yếu tố nào đóng góp chính?
(3) Với mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao và ổn định, tỉnh An Giang cần tập


-3-

trung phát triển yếu tố nào trong tương lai?
1.4. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu trên địa bàn tỉnh An Giang từ năm 1990-2009.
Tác giả phân tích tăng trưởng kinh tế thông qua phân tích năng suất tăng do
hiệu ứng của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nguồn gốc tăng trưởng sản
lượng - hàm sản xuất - với các yếu tố: vốn, lao động, diện tích đất sản xuất nông
nghiệp và TFP; không phân tích đến yếu tố khác ngoài các vấn đề kinh tế, như môi
trường, xã hội.
1.5. Số liệu và phương pháp nghiên cứu
Các số liệu về GDP, vốn đầu tư phát triển, lao động, diện tích đất sản xuất
nông nghiệp lấy từ Niên giám thống kê. Số liệu về vốn đầu tư toàn xã hội lấy từ Sở
Kế hoạch và Đầu tư. Các số liệu về GDP, vốn đều được quy về một mức giá chung
năm 1994.
Hai phương pháp nghiên cứu sử dụng là: (i) phương pháp dịch chuyển – cấu
phần: phân tích tăng trưởng năng suất tăng thêm do ba hiệu ứng: tĩnh, động và nội
ngành; (ii) phương pháp hạch toán tăng trưởng từ kết quả hồi qui hồi qui hàm sản
xuất để định lượng đóng góp của các yếu tố vốn, lao động, diện tích đất sản xuất
nông nghiệp và TFP vào tăng trưởng kinh tế.
1.6. Điểm mới và hạn chế của luận văn
Điểm mới của luận văn là tác giả phân tích tăng trưởng kinh tế của tỉnh kết hợp
hai phương pháp: hạch toán tăng trưởng từ kết quả hồi qui hàm sản xuất và phương
pháp dịch chuyển - cấu phần để định lượng đóng góp của các yếu tố và phần tăng
năng suất lao động cụ thể trong từng khu vực kinh tế. Một điểm mới nữa là tác giả
bổ sung yếu tố diện tích đất sản xuất nông nghiệp vào mô hình hàm sản xuất, do đặc
điểm của An Giang là tỉnh nông nghiệp. Tính đến thời điểm hiện tại, đây cũng là
luận văn phân tích tăng trưởng kinh tế của tỉnh An Giang duy nhất sử dụng cùng lúc
hai phương pháp nghiên cứu trên.


-4-

Hduy nhất sử dụng cùng lúc hai phương pháp nghiên cứu trên. tăcác ynhất sử

dụng c theo các ti dụng cùng lúc hai phương pháp nghiên cứu trên. tăng trưởng kinh
tế của từng khu vực kinh tếhtheo c dheo các ti dụng cùng lúc hai phương pháp
nghihông đủ theo yêu cầu, nhưng sẽ tạm chấp nhận được nếu mức độ giải thích của
mô hình cao và các hệ số hdheo c có ý nghĩa thụng cùn
1.7. Kết cấu của luận văn
Bài viết được chia thành 4 chương như sau: Chương 1 sẽ giới thiệu bối cảnh
chính sách, vấn đề chính sách, phạm vi nghiên cứu, mục đích nghiên cứu, phương
pháp nghiên cứu, điểm mới và hạn chế của luận văn. Chương 2 giới thiệu tổng quan
về cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu về dịch chuyển - cấu phần và nguồn
gốc tăng trưởng và cách áp dụng cách tính này để phân tích tăng trưởng của An
Giang. Chương 3 trình bày kết quả phân tích, đầu tiên là phân tích hiệu ứng của quá
trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế với tăng trưởng năng suất. Sau đó phân tích từng
yếu tố riêng lẻ tác động đến tăng trưởng, gồm: vốn, lao động và TFP. Xen kẽ từng
phần là liên hệ tăng trưởng kinh tế, TFP với tăng trưởng năng suất lao động trong
nội ngành và do tác động của việc dịch chuyển cơ cấu kinh tế. Chương 4 gợi ý
chính sách dựa trên các kết quả phân tích ở các chương trước và kết luận.


-5-

CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1. Tổng quan cơ sở lý thuyết
2.1.1. Tăng trưởng kinh tế và nguồn gốc tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về quy mô sản lượng quốc gia hay quy mô
sản lượng quốc gia tính trên bình quân đầu người trong một khoảng thời gian xác
định - thường là một năm. Các chỉ tiêu được sử dụng để đo lường tăng trưởng kinh
tế như: GDP (tổng sản phẩm quốc nội/ trong nước), GNP (tổng sản phẩm quốc
dân), NNP (sản phẩm quốc dân ròng), NI (thu nhập quốc dân)… Trong đó, chỉ tiêu
GDP được sử dụng phổ biến hơn vì nó phản ánh được tổng thu nhập của mọi người

trong nền kinh tế và tổng chi tiêu để mua sản lượng hàng hóa, dịch vụ của nền kinh
tế.Tăng trưởng kinh tế biểu hiện qua giá trị tuyệt đối thông qua xem xét quy mô của
GDP (∆Y = Yt - Yt-1) hay qua giá trị tương đối thông qua mức tăng trưởng GDP (g Y
= ∆Y/Yt-1 x 100%).
Tăng trưởng kinh tế là yếu tố quan trọng nhất quyết định phúc lợi kinh tế của
một quốc gia, do vậy, việc nghiên cứu các yếu tố quyết định nên tăng trưởng kinh tế
là thực sự cần thiết.
Để có được tăng trưởng kinh tế, nền kinh tế đó phải trải qua hai quá trình cơ
bản: tích lũy các yếu tố sản xuất và tăng trưởng năng suất. Tích lũy các yếu tố sản
xuất là sự gia tăng về quy mô của các yếu tố sản xuất, như tăng quy mô trữ lượng
vốn, tăng số lượng lao động… Tăng trưởng năng suất là sự gia tăng sản lượng được
tạo ra bởi một cỗ máy hay một lao động, được tạo ra bởi cải thiện hiệu quả sử dụng
các yếu tố sản xuất hay thay đổi công nghệ. Năng suất có thể được xác định theo 2
cách cơ bản: năng suất lao động và năng suất các nhân tố tổng hợp. Năng suất lao
động được đo lường dựa trên số sản phẩm trên một lao động hay một giờ lao động.
Còn năng suất các nhân tố tổng hợp - còn được gọi là TFP (Total Factor
Productivity) - đo lường gián tiếp sự kết hợp có hiệu quả các yếu tố sản xuất và
đóng góp của tiến bộ công nghệ, vai trò của thể chế và ảnh hưởng của các yếu tố


-6-

khác ngoài các yếu tố sản xuất được sử dụng phân tích.3
Các nhà kinh tế học xây dựng hàm sản xuất tổng quát với các yếu tố sản xuất
chính (vốn, lao động, tài nguyên và công nghệ) để giải thích sự gia tăng sản lượng
đầu ra từ các yếu tố đầu vào. Trong nghiên cứu về nguồn gốc tăng trưởng thì hàm
sản xuất theo dạng Cobb-Douglass (do hai nhà toán học và kinh tế học người Mỹ
sáng lập) được sử dụng phổ biến. Cobb-Douglass là dạng hàm số phi tuyến tính,
việc sử dụng hàm dạng này để phân tích mối quan hệ đầu ra – đầu vào phù hợp với
thực tế là sản lượng đầu ra không tăng tuyến tính theo quy mô đầu vào.

Mô hình đầu tiên nghiên cứu về nguồn gốc tăng trưởng là mô hình Solow của
nhà kinh tế học Robert Solow. Hàm sản xuất của Solow gồm ba yếu tố đầu vào:
vốn, lao động và tiến bộ kỹ thuật. Theo đó, sản lượng (tức đầu ra) sẽ phụ thuộc vào
số lượng vốn và lao động (tức đầu vào); mà vốn thì có lợi tức biên giảm dần theo
quy mô, nên tiến bộ kỹ thuật sẽ làm dịch chuyển hàm sản xuất theo thời gian. Kết
luận của mô hình này là nền kinh tế sẽ đạt trạng thái tăng trưởng cân bằng trong dài
hạn với tốc độ tăng trưởng kinh tế bằng với tốc độ của tiến bộ kỹ thuật cộng với tốc
độ tăng trưởng của lao động.
Hàm sản xuất được xây dựng theo dạng phương trình toán học Cobb-Douglass
với 3 yếu tố đầu vào: vốn (K), lao động (L) và tiến bộ công nghệ (A).
Y  F ( K , L, A)  AK  L

(a.1)

“α”, “ß” là lũy thừa phản ánh độ co giãn của sản lượng lần lượt theo lao động,
vốn. Tổng (α + ß) phản ánh sức sinh lợi theo quy mô, cho biết nền kinh tế đang ở
trạng thái tăng hay giảm hoặc không đổi theo quy mô. Điều này có ý nghĩa quan
trọng trong phân tích tăng trưởng, vì khi đã xác định trạng thái của nền kinh tế, các
nhà phân tích sẽ đề ra những chính sách phù hợp với bối cảnh kinh tế.
2.1.2. Phương pháp xác định nguồn gốc tăng trưởng
2.1.2.1. Dịch chuyển – cấu phần (shift – share analysis)

3

Trong mô hình của Solow, TFP còn được gọi là “phần dư” hoặc “số dư Solow”, tính từ phần tăng trưởng
loại trừ hết các yếu tố sản xuất có trong mô hình.


-7-


Phương pháp dịch chuyển – cấu phần là một phương pháp toán học, dùng để
phân tách sự thay đổi các cấu phần trong cấu trúc tổng thể, phản ánh sự thay đổi vị
trí của các cấu phần và sự thay đổi trong nội bộ của các phần cụ thể tạo nên cấu
phần. Ứng dụng mô hình phân tích của Jan Fagerberg (2000), nội dung phân tích sẽ
là tìm ra con số cụ thể trong tăng trưởng năng suất, bao nhiêu phần trăm là do tăng
năng suất trong nội ngành và bao nhiêu phần trăm là do tăng năng suất do quá trình
chuyển dịch và tìm đóng góp của từng bộ phận cấu phần trong tổng thế..
Gọi P là năng suất lao động; Y là giá trị tăng thêm; L là lực lượng lao động
tham gia nền kinh tế; i = (1,2,3), đại diện cho khu vực I, khu vực II, khu vực III.
Ta có:
Y
P 
L

Y
Y
L 
  

 L  L 
L
i

i

i

i

i


i

i

(b.1)

i

i

Năng suất và tỷ trọng của từng khu vực như sau:

Pi 

Yi
Li

Si 



Li
L

(b.2)

Thay (b.2) vào (b.1), ta được:
P   P i .S i 


(b.3)

i

Đặt ΔP là phần thay đổi năng suất, ΔS là phần thay đổi tỷ trọng. Ta được:

P  P1  Po S  S1  So
,
Thay vào phương trình (b.2), ta được:

P  Pio S i  P i .S i  P i Sio 
i

[1]

[2]

[3]

[1] Hiệu ứng tĩnh (static effect): được xem là giai đoạn đầu của quá trình
chuyển dịch. Đầu tiên, số lao động sẽ dịch chuyển (ΔS≠0), năng suất lao động lúc
này chưa thay đổi (Po). Hiệu ứng tĩnh sẽ có tác động tích cực (>0) nếu lao động dịch
chuyển từ khu vực có năng suất thấp sang năng suất cao; có tác động tiêu cực (<0)
nếu lao động dịch chuyển từ khu vực năng suất cao sang năng suất thấp.


-8-

[2] Hiệu ứng động (dynamic effect): được xem là giai đoạn thứ hai của quá
trình chuyển dịch. Một khi số lượng lao động thay đổi (ΔS≠0), sau một thời gian

lượng sản phẩm được tạo ra của ngành cũng sẽ thay đổi; hoặc nói cách khác, năng
suất lao động đã thay đổi (ΔP≠0). Hiệu ứng trong giai đoạn này phức tạp hơn trong
giai đoạn 1. Hiệu ứng tích cực (>0) xảy ra trong 2 trường hợp: (i) khu vực đó vừa có
năng suất tăng (ΔP>0) vừa có số lao động tăng (thu hút được nhiều lao động); (ii)
khu vực có năng suất giảm (ΔP<0) và lao động trong khu vực đó giảm (lao động rời
bỏ công việc trong khu vực này). Hiệu ứng tiêu cực cho các trường hợp còn lại: (i)
có năng suất tăng (ΔP>0) và lao động giảm (ΔS<0); (ii) năng suất giảm (ΔP<0) và
lao động tăng (ΔS>0).
[3] Hiệu ứng trong nội ngành (within effect): đo lường sự thay đổi năng suất
(ΔP) trong nội ngành ứng với trọng số lao động trong khu vực phân tích ban đầu
(So). Hiệu ứng tích cực khi năng suất trong khu vực tăng (ΔP>0). Ngược lại, có tác
động tiêu cực khi năng suất giảm (ΔP<0).
Tóm lại, mỗi sự thay đổi trong năng suất và lao động của mỗi khu vực đều có
ý nghĩa và ảnh hưởng đến năng suất của tổng thể nền kinh tế. Sự thay đổi lao động
có tác động tiêu cực khi lao động dịch chuyển từ khu vực có năng suất cao sang
năng suất thấp. Sự thay đổi của năng suất, nếu ΔP>0, hầu hết đều có lợi cho nền
kinh tế. Tuy nhiên, thực tế có những ngành có năng suất cao, tác động ngay đến
GDP trong hiện tại nhưng về lâu dài sẽ không tốt cho tăng trưởng hoặc tác động bất
lợi đến sự phát triển đến các ngành khác. Ngoài ra, việc sử dụng chỉ tiêu năng suất
lao động có hạn chế là không phản ánh được đóng góp của các yếu tố khác như,
vốn, ứng dụng khoa học kỹ thuật, hiệu quả quản lý…
Như một bài toán để tối ưu lợi nhuận, cơ cấu ngành kinh tế gồm các ngành
kinh tế, được ví như danh mục đầu tư được lựa chọn với tỷ trọng khác nhau. Tuy
nhiên, bài toán này được giải quyết bởi rất nhiều người và nhà nước là một-nhưngrất-quan-trọng trong số đó. Nhà nước tác động vào cơ cấu ngành bằng cách thông
báo xu hướng cơ cấu ngành dự kiến, tập trung đầu tư và có các chính sách ưu đãi
đầu tư vào các ngành được ưu tiên để phát triển.


-9-


Cơ cấu ngành kinh tế cho biết trình độ phát triển của nền kinh tế, do đó, nó
luôn dịch chuyển theo một xu hướng thể hiện trình độ phát triển của nền kinh tế.
Thông thường ở các nước phát triển, tỷ trọng của ngành dịch vụ rất lớn, ngược lại,
tỷ trọng này ở các nước đang phát triển chiếm tỷ trọng khoảng GDP khoảng 20 –
30% 4.
Cơ cấu ngành thường được chia thành 3 khu vực: nông nghiệp, công nghiệp
và dịch vụ (còn được gọi là khu vực I, khu vực II, khu vực III). Việc phân chia cơ
cấu ngành kinh tế chỉ có ý nghĩa tương đối, mục đích để phân loại ngành có năng
suất thấp và năng suất cao. Năng suất lao động của khu vực nông nghiệp là thấp
nhất, do tính chất công việc của những ngành trong khu vực này khá đơn giản, tập
trung nhiều lao động giản đơn. Theo lý thuyết về thay đổi cơ cấu của nhà kinh tế
học Hollis Chenery,5 tỷ trọng của ngành nông nghiệp trong GDP có xu hướng giảm
và tỷ trọng của ngành công nghiệp trong GDP có xu hướng tăng gắn liền với
GNP/người tăng và có điểm giữa cho quá trình phát triển nông nghiệp và công
nghiệp. Các quốc gia đang phát triển nếu “nôn nóng công nghiệp hóa”, xem nhẹ
đóng góp của nông nghiệp sẽ rơi vào “cái bẫy”.6 Để không vướng vào cái bẫy này
các nước phải có chiến lược phát triển nông nghiệp và công nghiệp thích hợp.
Việc xây dựng cơ cấu ngành kinh tế là một việc làm khó khăn. Một cơ cấu
ngành hợp lý phải có các bộ phận kết hợp một cách hài hòa, cho phép khai thác tối
đa các nguồn lực của đất nước, của địa phương một cách hiệu quả, đảm bảo nền
kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao và chất lượng tăng trưởng ổn định, bền vững.
Nếu cơ cấu kinh tế không hợp lý sẽ dẫn đến việc tập trung các nguồn lực, tạo ra tác

4
5

Đỗ Mai Thành, 2007.

Đinh Phi Hổ, 2009.
Nếu chuyển sang công nghiệp mà không dựa vào nền tảng năng suất lao động, khu vực nông nghiệp sẽ

giảm. Sẽ có một lượng ngoại tệ hy sinh để nhập khẩu lương thực thay vì nhập khẩu máy móc, nguyên vật liệu
phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, nông nghiệp kết hợp với việc nhập khẩu sẽ làm giá
lương thực tăng, làm thu nhập thực của công nhân giảm, đòi hỏi phải tăng lương công nhân. Khi lương tăng
mà năng suất lao động không tăng tương ứng sẽ làm tích lũy tư bản và đầu tư tái sản xuất công nghiệp giảm,
từ đó làm cho tốc độ tăng trưởng công nghiệp giảm. Như vậy, nền kinh tế mà tăng trưởng cả khu vực nông
nghiệp và công nghiệp đều giảm thì tăng trưởng chung của nền kinh tế sẽ giảm.
6


- 10 -

động “chèn ép” các khu vực khác, bất lợi đến tăng trưởng.
2.1.2.2. Hạch toán tăng trưởng
Theo giả định của trường phái tân cổ điển, sức sinh lợi không đổi theo quy
mô, tức tổng (α + ß)=1. Như vậy, phương trình hàm sản xuất (a.1) biến đổi lại theo
giả định của Solow như sau:
Yt  At .Kt  .Lt 


1

(a.3)

Từ hàm sản xuất, Solow đã xây dựng khung hạch toán nguồn gốc tăng trưởng
bằng cách lấy vi phân 2 vế.
dY dA
dK
dL



 1   
Y
A
K
L

gY  a  .g K  1   g L



(a.4)

Phương trình (a.4) được gọi là phương trình “hạch toán tăng trưởng”, với ý
nghĩa phân tích đóng góp của từng yếu tố cấu thành nên tăng trưởng sản lượng:
Tăng trưởng
của sản lượng
gY

=

Đóng góp
Tổng năng suất
các yếu tố
+ của vốn
.gK
A

+

Đóng góp của

lao động
1   gL

Với gY, gK, gL là tốc độ tăng của sản lượng và các yếu tố đầu vào;  , 1   
là tỷ trọng thu nhập của vốn và lao động trong tổng thu nhập quốc dân Y; a là TFP
hay số dư Solow, được tính như sau:
a  gY  .g K  1   g L

(a.5)

Ngày nay, TFP được đánh giá cao trong việc phân tích tăng trưởng kinh tế vì
TFP lý giải được nhiều hơn hệ số ICOR hay năng suất lao động. 7 TFP có được từ
nhiều yếu tố: tiến bộ công nghệ, trình độ học vấn và tay nghề của lao động, cơ cấu
kinh tế, chất lượng và tính minh bạch của bộ máy nhà nước, cơ cấu đầu tư (theo

Chỉ tiêu ICOR do Harrod-Domar tính toán ( ICOR  I / Y ) dựa trên 2 giả định: (i) các nhân tố khác
không thay đổi; (ii) chỉ có gia tăng vốn mới dẫn đến tăng sản lượng. Hạn chế của ICOR là không tính đến các
yếu tố khác ngoài vốn và độ trễ đầu tư.
7

Năng suất lao động (P = Y/L) là số sản phẩm làm ra từ một lao động hoặc một giờ lao động. Hạn chế của chỉ
tiêu năng suất lao động cũng giống như hạn chế của ICOR, tức không phản ánh hết thực tế. Đôi khi năng suất
lao động tăng do đầu tư tăng, thay đổi công nghệ...


- 11 -

hướng tập trung vào những ngành có suất sinh lợi nhanh và cao)…
Qua những cơ sở lý thuyết đã đề cập ở trên, ta thấy tăng trưởng kinh tế phụ
thuộc vào quá trình tăng trưởng năng suất và tích lũy các yếu tố sản xuất. Một nền

kinh tế tăng trưởng có chất lượng thể hiện qua tỷ trọng đóng góp của TFP cao,
không bị ảnh hưởng bởi cú sốc bên ngoài. Một cơ cấu ngành kinh tế hợp lý sẽ thúc
đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế diễn ra nhanh và bền vững.
2.1.3. Một số nghiên cứu về nguồn gốc tăng trưởng
Có rất nhiều nghiên cứu về nguồn gốc tăng trưởng kinh tế của quốc gia nhưng
bài nghiên cứu tăng trưởng kinh tế của địa phương thì không có nhiều. Bài nghiên
cứu tăng trưởng kinh tế dưới góc độ của địa phương mà tác giả tìm được là bài viết
của các tác giả Đặng Hoàng Thắng, Võ Thành Danh (2010) phân tích tăng trưởng
kinh tế của thành phố Cần Thơ. Bài nghiên cứu đưa ra một số kết quả thú vị: trước
khi chia tách tỉnh (1994), tốc độ tăng GDP phụ thuộc vào sự đóng góp của vốn, gấp
16 lần đóng góp của lao động, đóng góp của TFP rất thấp; nhưng sau khi tách tỉnh,
đóng góp của vốn đã giảm, chỉ gấp 6 lần đóng góp của lao động, đóng góp của TFP
lấn áp đóng góp của vốn. Tuy nhiên, các tác giả tính toán tỷ trọng đóng góp của vốn
từ số liệu trung bình của cả nước và giả định sức sinh lợi không đổi theo quy mô.
Qua so sánh các bài nghiên cứu về nguồn gốc tăng trưởng của Việt Nam cũng
như một số nước khác, tác giả nhận thấy các kết quả nghiên cứu khác nhau dù cùng
phân tích chung một khoảng thời gian. Nguyên nhân có sự khác biệt là do có sự
khác nhau trong việc lựa chọn số liệu và phương pháp được sử dụng để phân tích.
Cụ thể, sự khác biết trong việc chọn lựa số liệu về yếu tố vốn và con số khấu hao,
số liệu về lao động: đang tham gia vào nền kinh tế hay là nguồn lao động… Như
Trần Thọ Đạt (2004) sử dụng chỉ tiêu tài sản tích lũy với tỷ lệ khấu hao là 5%, loại
trừ yếu tố chu kỳ kinh doanh khi tính toán tăng trưởng bằng cách tính toán ước
lượng GDP tiềm năng của nền kinh tế và tìm ra đóng góp của TFP cao. Nguyễn Thị
Cành (2009) xác định tỷ phần thu nhập của vốn và lao động thông qua ước lượng hệ
số mũ của hàm sản xuất Cobb-Douglas; giả định của mô hình là sức sinh lợi không
đổi theo quy mô…


- 12 -


Trong các bài nghiên cứu về nguồn gốc tăng trưởng, phần lớn các yếu tố sản
xuất được phân tích là vốn và lao động (và trình độ lao động), không có yếu tố tài
nguyên hay diện tích đất sản xuất nông nghiệp do giả định phần giá trị của tài
nguyên hoặc đất đã được tính vào yếu tố vốn. Trong các bài phân tích về tăng
trưởng nông nghiệp của một số nước khác, yếu tố diện tích sản xuất nông nghiệp
(cùng với các yếu tố khác) được đưa vào, tách bạch với yếu tố vốn. Cụ thể như bài
nghiên cứu: Determinants of Agricultural Growth in Indonesia, the Philippines, and
Thailand của các tác giả Yair Mundlak, Donald F. Larson and Rita Butzer (2002) và
Agricultural Growth Accounting and Total Factor Productivity in South Asia: A
Review and Policy Implications của các tác giả Praduman Kumar, Surabhi Mittal
and Mahabub Hossain (2008)…
Hiện ở Việt Nam, tác giả chưa tìm được phân tích tăng trưởng năng suất theo
phương pháp dịch chuyển - cấu phần. Ở các nước khác, phương pháp này được sử
dụng để phân tích quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong các bài viết của Jan
Fagerberg (2000) và bài phân tích của Economic Divison thuộc Ministry of Trade
and Industry Singapore.
2.2. Các phương pháp phân tích tăng trưởng áp dụng cho tỉnh An Giang
Trong luận văn này tác giả sử dụng 2 phương pháp để phân tích nguồn gốc
tăng trưởng kinh tế của tỉnh An Giang, bao gồm phân tích dịch chuyển – cấu phần
và phương pháp hạch toán tăng trưởng.
2.2.1. Phương pháp dịch chuyển – cấu phần
Phương pháp dịch chuyển - cấu phần là phương pháp “bóc tách” các phần ảnh
hưởng của quá trình dịch chuyển lao động vào tăng trưởng năng suất trong 3 khu
vực của nền kinh tế. Bao gồm: (i) khu vực I (nông nghiệp): các ngành nông nghiệp,
lâm nghiệp và thủy sản: (ii) khu vực II (công nghiệp hay công nghiệp – xây dựng):
các ngành khai thác mỏ, chế biến, sản xuất và phân phối điện nước, xây dựng; và
(iii) khu vực III – thương mại - dịch vụ: buôn bán, sửa chữa, tín dụng, bất động sản,
quản lý nhà nước…



- 13 -

Phương pháp dịch chuyển - cấu phần được sử dụng để phân tích quá trình tăng
trưởng năng suất của tỉnh An Giang là phù hợp. Nội dung phân tích của phương
pháp này phù hợp với mục tiêu tác giả muốn nhắm đến khi phân tích quá trình
chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh An Giang.
Số liệu được sử dụng: (i) GDP của tỉnh An Giang và GDP của 3 khu vực của
tỉnh An Giang tính theo giá so sánh năm 1994, đơn vị tính là triệu đồng; (ii) lao
động tham gia vào nền kinh tế và lao động đang làm việc trong 3 khu vực trong độ
tuổi lao động theo quy định của nhà nước, đơn vị tính là người. (Xem cách tính
trong mục 2.2.1.1)
Phương pháp dịch chuyển - cấu phần phân tích sự thay đổi của từng bộ phận
trong tổng thể. Bộ phận được chọn là khu vực I, II, III, tổng thể là GDP của tỉnh An
Giang. Sự thay đổi từng bộ phận do các hiệu ứng: tĩnh, động và trong nội bộ ngành.
Sơ đồ 2.1 Khung phân tích năng suất tổng thể

Có những cách tính khác nhau trong phương pháp này do lựa chọn mốc thời
gian phân tích khác nhau: năm đầu tiên, năm cuối cùng hoặc trung bình các năm.
Trong bài nghiên cứu này, tác giả lấy năm 1990 (năm đầu tiên của giai đoạn 19902011) làm năm gốc. Tất cả các phần: tổng năng suất tăng thêm, tỷ trọng lao động
tăng thêm khi được đề cập đều so với năm gốc.


- 14 -

Ví dụ: ở phần 3.3. Phân tích dịch chuyển – cấu phần, khi tác giả viết: “Trong
quá trình dịch chuyển kinh tế, các hiệu ứng tĩnh, động, nội ngành đã làm năng
suất… tăng thêm lần lượt là 0,605, 0,514, 2,474 triệu đồng/người/năm” có nghĩa là
năng suất tăng thêm trung bình là 0,605, 0,514, 2,474 triệu đồng/người/năm so với
năm 1990.
2.2.2. Hạch toán tăng trưởng

Phân tích nguồn gốc tăng trưởng trong phần này bằng phương trình hạch toán
tăng trưởng, sử dụng số liệu GDP, số liệu vốn đầu tư toàn xã hội và số lao động
đang tham gia nền kinh tế. An Giang là tỉnh nông nghiệp với trên 70% lao động
sống bằng nghề nông, GDP của nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng
GDP của tỉnh trung bình 20 năm qua (nông nghiệp 44%, dịch vụ 42%, công nghiệp
14%). Do đó, tác giả bổ sung biến diện tích đất sản xuất nông nghiệp (S) vào mô
hình phân tích. Dạng hàm được sử dụng là hàm sản xuất dạng Cobb-Douglass (a.1)
có bổ sung thêm biến S:

Y  AK  .L .S 

(a’.1)

Trong đó:
- Tổng (α + ß + γ) ≠ 1, không ràng buộc giả định sức sinh lợi không đổi theo
quy mô.
- Y là GDP của tỉnh An Giang theo giá cố định năm 1994, lấy từ nguồn Cục
Thống kê tỉnh An Giang. Đơn vị tính: triệu đồng.
- A là nhân tố tổng hợp (TFP).
- K là số vốn đầu tư toàn xã hội tỉnh An Giang lấy từ nguồn Sở Kế hoạch và
Đầu tư tỉnh An Giang, đã có khử lạm phát (sử dụng chỉ số khử lạm phát
tính theo GDP). Số liệu K có trừ đi khấu hao vốn 5%. Số vốn K được cấu
thành từ khu vực nhà nước, khu vực ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu
tư nước ngoài. Phần vốn này không bao gồm diện tích đất sản xuất nông
nghiệp. Đơn vị tính: triệu đồng.
- L là số lao động tham gia sản xuất kinh tế tỉnh An Giang, lấy từ nguồn Cục


- 15 -


Thống kê tỉnh An Giang. Bao gồm lao động tham gia vào các hoạt động
kinh tế trên địa bàn tỉnh. Đơn vị tính: người.
- S là diện tích đất sản xuất nông nghiệp, lấy từ nguồn Cục Thống kê tỉnh An
Giang. Bao gồm diện tích sản xuất lúa và diện tích nuôi trồng thủy sản.
Đơn vị tính: hecta.
Việc bổ sung biến S vào hàm sản xuất là phù hợp với thực tế của An Giang.
Thứ nhất, do S cũng là một yếu tố sản xuất và sự biến động của S có ảnh hưởng đến
tăng trưởng kinh tế thông qua việc tăng hoặc giảm sản lượng nông sản. Thứ hai,
trong số liệu K (vốn) của tỉnh An Giang không bao gồm yếu tố S, tức không gồm
giá trị bằng tiền của diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Thứ ba, An Giang là tỉnh
nông nghiệp, phát triển dựa vào nông nghiệp nên vai trò của yếu tố diện tích đất sản
xuất nông nghiệp là rất quan trọng đối với quá trình tăng trưởng của tỉnh. Theo quan
điểm của David Ricardo, đất đai là nguồn gốc của tăng trưởng và cũng là giới hạn
của tăng trưởng.9 Và trong hàm sản xuất dạng truyền thống cũng bao gồm yếu tố
đất đai hoặc theo một nghĩa rộng hơn: tài nguyên thiên nhiên, Do đó, việc đưa biến
S vào mô hình phân tích là hợp lý.
Tác giả tính toán hệ số đóng góp của vốn, lao động bằng cách hồi qui hàm
sản xuất (a’.1).
Mô hình hồi qui có dạng như sau:
ln(Y) = ln(A) + α ln(K) + ln(L) + γln(S)

(a’.2)

Ý nghĩa của mô hình (a’.2) là: phần trăm thay đổi của GDP cấu thành từ phần
trăm thay đổi của các yếu tố sản xuất gắn với trọng số của các yếu tố sản xuất và
TFP. Sau khi có hệ số đóng góp của các yếu tố sản xuất từ kết quả hồi qui hàm sản
xuất Cobb-Douglass, tác giả sử dụng phương trình hạch toán tăng trưởng để đo

9


Đất đai với diện tích giới hạn và chất lượng đất giảm dần sẽ làm tăng chi phí sản xuất nông nghiệp, làm
giảm lợi nhuận của nhà sản xuất nông nghiệp và làm giá hàng lương thực tăng, từ đó làm tăng tiền lương
danh nghĩa, làm tăng chi phí sản xuất của các lĩnh vực khác dẫn đến lợi nhuận của các nhà sản xuất đều giảm.
Tuy nhiên, thực tế không như dự báo của D. Ricardo, ông đã bỏ qua yếu tố quan trọng là tiến bộ công nghệ.
Ngày nay, nhờ sự tiến bộ của kỹ thuật canh tác nên năng suất sản xuất nông nghiệp đã tăng cao hơn, đóng
góp nhiều hơn cho tăng trưởng.


×