Tải bản đầy đủ (.pdf) (191 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định chấp nhận điện thoại Android và ý địnhsử dụng dịch vụ Mobile Internet trên điện thoại Android tại thị trường Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.75 MB, 191 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

DƢƠNG HOÀNG HIỆP

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH CHẤP NHẬN
ĐIỆN THOẠI ANDROID VÀ Ý ĐỊNH SỬ DỤNG DỊCH VỤ
MOBILE INTERNET TRÊN ĐIỆN THOẠI ANDROID
TẠI THỊ TRƢỜNG VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

DƢƠNG HOÀNG HIỆP

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH CHẤP NHẬN
ĐIỆN THOẠI ANDROID VÀ Ý ĐỊNH SỬ DỤNG DỊCH VỤ
MOBILE INTERNET TRÊN ĐIỆN THOẠI ANDROID
TẠI THỊ TRƢỜNG VIỆT NAM

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60340102

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HOÀNG LÂM TỊNH



Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng luận văn thạc sỹ “Các yếu tố ảnh hƣởng đến ý định
chấp nhận điện thoại Android và ý định sử dụng dịch vụ Mobile Internet trên
điện thoại Android tại thị trƣờng Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu trong luận văn này đƣợc thu thập và sử dụng một cách trung thực. Kết quả
nghiên cứu của luận văn này không sao chép của bất cứ luận văn nào và cũng chƣa
đƣợc trình bày hay công bố ở bất cứ công trình nghiên cứu nào khác trƣớc đây.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 05 năm 2014
Tác giả luận văn

Dƣơng Hoàng Hiệp


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ
TÓM TẮT LUẬN VĂN ........................................................................................................ 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ................................................ 2
1.1 Bối cảnh vấn đề nghiên cứu............................................................................... 2
1.2 Sự cần thiết của đề tài ........................................................................................ 4
1.3 Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................... 5
1.4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 6

1.5 Phƣơng pháp thực hiện ..................................................................................... 6
1.6 Ý nghĩa và đóng góp của nghiên cứu ................................................................ 6
1.7 Cấu trúc của luận văn ........................................................................................ 7
Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ............................. 8
2.1 Giải thích các khái niệm quan trọng ................................................................ 8
2.1.1 Điện thoại di động thông minh (smartphone) ........................................ 8
2.1.2 Hệ điều hành Android .............................................................................. 8
2.1.3 Dịch vụ Mobile Internet ........................................................................... 9
2.2 Tổng quan cơ sở lý thuyết ................................................................................. 9
2.2.1 Thuyết hành động hợp lý (TRA) ............................................................. 9
2.2.2 Thuyết hành vi hoạch định (TPB) ......................................................... 10
2.2.3 Thuyết chấp nhận công nghệ (TAM) .................................................... 11
2.3 Các nghiên cứu gần đây có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. .................... 11
2.4 Mô hình nghiên cứu đề xuất ............................................................................ 14
2.5 Các giả thuyết của mô hình nghiên cứu đề xuất ........................................... 17
2.5.1 Sự thuận tiện của giao diện (Interface Convenience).......................... 17
2.5.2 Nội dung đƣợc cảm nhận (Perceived Content) .................................... 17


2.5.3 Hiệu quả phần cứng đƣợc cảm nhận (Perceived Infrastructure) ...... 17
2.5.4 Tính thẩm mỹ của thiết kế (Design Aesthetics) ................................... 18
2.5.5 Thái độ đối với việc sử dụng điện thoại Android (Attitude) .............. 18
2.5.6 Ý định (Intention) ................................................................................... 19
2.5.7 Giá trị đƣợc cảm nhận (Perceived Value) ............................................ 19
2.5.8 Thuận lợi của nguồn lực (Facilitating Resource) ................................ 20
2.6 Tóm tắt chƣơng 2 ............................................................................................. 21
Chƣơng 3: PHƢƠNG PHÁP THỰC HIỆN .................................................................. 22
3.1 Thiết kế nghiên cứu. ......................................................................................... 22
3.1.1 Quy trình nghiên cứu ............................................................................. 22
3.1.2 Thiết kế mẫu............................................................................................ 23

3.2 Nghiên cứu định tính sơ bộ ............................................................................. 23
3.2.1 Thảo luận tay đôi .................................................................................... 23
3.2.2 Thảo luận nhóm ...................................................................................... 24
3.3 Nghiên cứu định lƣợng .................................................................................... 25
3.3.1 Nghiên cứu sơ bộ định lƣợng ................................................................. 30
3.3.2 Hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết lần 1 ........ 30
3.3.3 Nghiên cứu chính thức định lƣợng ....................................................... 31
3.3.3.1 Xác định kích thƣớc mẫu .............................................................. 31
3.3.3.2 Phƣơng pháp chọn mẫu ................................................................ 32
3.4. Tóm tắt chƣơng 3 ............................................................................................. 32
Chƣơng 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................................ 35
4.1 Thống kê mô tả mẫu khảo sát ......................................................................... 35
4.2 Kiểm định độ tin cậy của các thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha .......... 36
4.3 Kiểm định giá trị của các thang đo bằng phân tích EFA ............................. 38
4.3.1 Mô hình 1 – Các yếu tố ảnh hƣởng đến “thái độ đối với việc sử dụng
điện thoại Android” .......................................................................................... 38
4.3.2 Mô hình 2 – “Thái độ đối với việc sử dụng điện thoại Android” tác
động đến “ý định chấp nhận điện thoại Android” ........................................ 40
4.3.3 Mô hình 3 – Các yếu tố ảnh hƣởng đến “ý định sử dụng dịch vụ
Mobile Internet trên điện thoại Android”...................................................... 41


4.4 Hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết lần 2 ................. 47
4.5 Kiểm định mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết đƣợc hiệu chỉnh
lần 2 .......................................................................................................................... 48
4.5.1 Mô hình 1 – Các yếu tố ảnh hƣởng đến “thái độ đối với việc sử dụng
điện thoại Android” .......................................................................................... 48
4.5.1.1 Phân tích tƣơng quan ................................................................... 48
4.5.1.2 Phân tích hồi quy........................................................................... 49
4.5.1.3 Dò tìm sự vi phạm các giả định cần thiết .................................... 51

4.5.2 Mô hình 2 – “Thái độ đối với việc sử dụng điện thoại Android” tác
động đến “ý định chấp nhận điện thoại Android” ........................................ 53
4.5.2.1 Phân tích tƣơng quan ................................................................... 53
4.5.2.2 Phân tích hồi quy........................................................................... 53
4.5.2.3 Dò tìm sự vi phạm các giả định cần thiết .................................... 55
4.5.3 Mô hình 3 – Các yếu tố ảnh hƣởng đến “ý định sử dụng dịch vụ
Mobile Internet trên điện thoại Android”...................................................... 57
4.5.3.1 Phân tích tƣơng quan ................................................................... 57
4.5.3.2 Phân tích hồi quy........................................................................... 58
4.5.3.3 Dò tìm sự vi phạm các giả định cần thiết .................................... 60
4.5.4 Đánh giá sự phù hợp chung của mô hình PATH .................................. 62
4.5.5 Kết quả kiểm định mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết
đƣợc hiệu chỉnh lần 2 bằng phần mềm SPSS................................................. 62
4.6 Tóm tắt chƣơng 4 ............................................................................................. 63
Chƣơng 5. KẾT LUẬN ..................................................................................................... 65
5.1 Các kết quả chính và đóng góp của nghiên cứu ............................................ 65
5.1.1 Các kết quả chính của nghiên cứu ......................................................... 65
5.1.1.1 Xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến ý định chấp nhận điện thoại
Android và ý định sử dụng dịch vụ Mobile Internet trên điện thoại
Android tại thị trƣờng Việt Nam .............................................................. 65
5.1.1.2 Mức độ tác động của các yếu tố ảnh hƣởng đến ý định chấp
nhận điện thoại Android và ý định sử dụng dịch vụ Mobile Internet
trên điện thoại Android tại thị trƣờng Việt Nam.................................... 67
5.1.2 Đóng góp của nghiên cứu ........................................................................ 67
5.2 Hàm ý cho các nhà quản trị của các doanh nghiệp. ..................................... 68


5.3 Hạn chế của đề tài và hƣớng nghiên cứu tiếp theo. ....................................... 71
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
CÁC PHỤ LỤC

Phụ lục 1 – Tổng quan thị trƣờng Mobile Internet tại Việt Nam 2011 – 2013.
Phụ lục 2 – Dàn bài thảo luận dùng phƣơng pháp lấy 20 ý kiến.
Phụ lục 3 – Bảng tổng hợp các ý kiến của thảo luận dùng phƣơng pháp lấy 20 ý
kiến.
Phụ lục 4 – Các thang đo gốc.
Phụ lục 5 – Dàn bài thảo luận tay đôi.
Phụ lục 6 – Kết quả thảo luận tay đôi.
Phụ lục 7 – Dàn bài hƣớng dẫn thảo luận nhóm.
Phụ lục 8 – Kết quả thảo luận nhóm.
Phụ lục 9 – Bảng câu hỏi nghiên cứu sơ bộ định lƣợng.
Phụ lục 10 – Quá trình xử lý dữ liệu thu thập của nghiên cứu sơ bộ định lƣợng.
Phụ lục 11 – Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA lần 1 của nghiên cứu sơ
bộ định lƣợng.
Phụ lục 12 – Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA lần 2 của nghiên cứu sơ
bộ định lƣợng.
Phụ lục 13 – Bảng câu hỏi nghiên cứu chính thức định lƣợng.
Phụ lục 14 – Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA lần 1 của nghiên cứu
chính thức định lƣợng.
Phụ lục 15 – Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA lần 2 của nghiên cứu
chính thức định lƣợng.
Phụ lục 16 – Kết quả phân tích hồi quy bằng phần mềm SPSS.


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT
TẮT

TÊN ĐẦY ĐỦ TIẾNG VIỆT

TÊN ĐẦY ĐỦ TIẾNG ANH


DA

Tính thẩm mỹ của thiết kế

Design Aesthetics

ĐT

Điện thoại

Cellphone

EFA

Phƣơng pháp phân tích nhân tố khám phá

Exploratory Factor Analysis

EV

Giá trị về cảm xúc đƣợc cảm nhận

Emotional Value

FR

Thuận lợi của nguồn lực

Facilitating Resource


IC

Sự thuận tiện của giao diện

Interface Convenience

Chỉ số xem xét sự thích hợp của EFA

Kaiser – Meyer – Olkin

Dịch vụ internet di động

Mobile Internet

Phƣơng pháp bình phƣơng bé nhất

Ordinary Least Squares

PC

Nội dung đƣợc cảm nhận

Perceived Content

PI

Hiệu quả phần cứng đƣợc cảm nhận

Perceived Infrastructure


PQV

Giá trị về chất lƣợng đƣợc cảm nhận

Performance/Quality Value

Tính hữu dụng đƣợc cảm nhận

Perceived Usefulness

PVM

Giá tƣơng xứng với lợi ích

Price good relative to Value for
Money

SEM

Mô hình cấu trúc tuyến tính

Structural equation modeling

SPSS

Phần mềm máy tính phục vụ công tác Statistical Package
thống kê SPSS
Social Sciences


KMO
MI
OLS

PU

for

the

Giá trị về xã hội đƣợc cảm nhận

Social Value

TAM

Mô hình chấp nhận công nghệ

Technology Acceptance Model

TRA

Thuyết hành động hợp lý

Theory of Reasoned Action

TPB

Thuyết hành vi hoạch định


Theory of Planned Behavior

Thành phố Hồ Chí Minh

Ho Chi Minh city

VIF

Hệ số phóng đại phƣơng sai

Variance Inflation Factor

VM

Giá trị về tiền bạc

Value for Money

VN

Việt Nam

Vietnam

SV

TP HCM


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

KÝ HIỆU

TÊN

TRANG

Bảng 1.1

Thống kê số lƣợng smartphone bán ra ở Đông Nam Á – Quý
1/2013

2

Bảng 3.1

Các giả thuyết đƣợc hiệu chỉnh lần 1

31

Bảng 4.1

Thống kê mô tả mẫu khảo sát

35

Bảng 4.2

Kết quả tính toán Cronbach Alpha lần 1

36


Bảng 4.3

Kết quả kiểm định KMO và Bartlett của EFA các biến độc lập của
mô hình 1 lần 1

38

Bảng 4.4

Ma trận nhân tố sau khi xoay của EFA các biến độc lập của mô
hình 1 lần 1

38

Bảng 4.5

Kết quả kiểm định KMO và Bartlett của EFA biến phụ thuộc của
mô hình 1

39

Bảng 4.6

Ma trận nhân tố của EFA biến phụ thuộc của mô hình 1

39

Bảng 4.7


Kết quả kiểm định KMO và Bartlett của EFA biến phụ thuộc của
mô hình 2

40

Bảng 4.8

Ma trận nhân tố của EFA biến phụ thuộc của mô hình 2

40

Bảng 4.9

Kết quả kiểm định KMO và Bartlett của EFA các biến độc lập của
mô hình 3 lần 1

41

Bảng 4.10

Ma trận nhân tố sau khi xoay của EFA các biến độc lập của mô
hình 3 lần 1

41

Bảng 4.11

Kết quả kiểm định KMO và Bartlett của EFA các biến độc lập của
mô hình 3 lần 2


43

Bảng 4.12

Ma trận nhân tố sau khi xoay của EFA các biến độc lập của mô
hình 3 lần 2

44

Bảng 4.13

Kết quả tính toán Cronbach Alpha lần 2 của nghiên cứu chính thức
định lƣợng

45

Bảng 4.14

Kết quả kiểm định KMO và Bartlett của EFA biến phụ thuộc của
mô hình 3

46

Bảng 4.15

Ma trận nhân tố của EFA biến phụ thuộc của mô hình 3

46

Bảng 4.16


Các giả thuyết đƣợc hiệu chỉnh lần 2

47

Bảng 4.17

Ma trận hệ số tƣơng quan giữa các biến của mô hình 1

48

Bảng 4.18

Tóm tắt mô hình hồi quy của mô hình 1

49

Bảng 4.19

ANOVA mô hình hồi quy của mô hình 1

49

Bảng 4.20

Các hệ số khi phân tích hồi quy của mô hình 1

50



Bảng 4.21

Kết quả kiểm định các giả thuyết của mô hình 1 bằng SPSS

50

Bảng 4.22

Ma trận hệ số tƣơng quan giữa các biến của mô hình 2

53

Bảng 4.23

Tóm tắt mô hình hồi quy của mô hình 2

53

Bảng 4.24

ANOVA mô hình hồi quy của mô hình 2

54

Bảng 4.25

Các hệ số khi phân tích hồi quy của mô hình 2

54


Bảng 4.26

Kết quả kiểm định giả thuyết của mô hình 2 bằng SPSS

55

Bảng 4.27

Ma trận hệ số tƣơng quan giữa các biến của mô hình 3

57

Bảng 4.28

Tóm tắt mô hình hồi quy của mô hình 3

58

Bảng 4.29

ANOVA mô hình hồi quy của mô hình 3

58

Bảng 4.30

Các hệ số khi phân tích hồi quy của mô hình 3

59


Bảng 4.31

Kết quả kiểm định các giả thuyết của mô hình 3 bằng SPSS

59

Bảng 4.32

Kết quả kiểm định các giả thuyết đƣợc hiệu chỉnh lần 2 bằng SPSS

63


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ
KÝ HIỆU

TÊN

TRANG

Hình 1.1

Thị phần theo pageviews của các hệ điều hành trên smartphone tại
Việt Nam – Quý 1/2013

4

Hình 2.1

Mô hình của thuyết hành động hợp lý (TRA)


10

Hình 2.2

Mô hình của thuyết hành vi hoạch định (TPB)

10

Hình 2.3

Mô hình của thuyết chấp nhận công nghệ (TAM)

11

Hình 2.4

Mô hình nghiên cứu đề xuất của Đỗ Thị Kim Năm (2012)

12

Hình 2.5

Mô hình nghiên cứu đề xuất của Lê Hữu Luân (2011)

12

Hình 2.6

Mô hình nghiên cứu đề xuất của Kuo-Lun Hsiao (2013)


13

Hình 2.7

Mô hình nghiên cứu đề xuất

15

Hình 2.8

Mô hình 2

15

Hình 2.9

Mô hình 1

16

Hình 2.10

Mô hình 3

16

Hình 3.1

Quy trình nghiên cứu


22

Hình 3.2

Mô hình nghiên cứu đề xuất đƣợc hiệu chỉnh lần 1

30

Hình 4.1

Mô hình nghiên cứu đề xuất đƣợc hiệu chỉnh lần 2

47

Hình 4.2

Đồ thị phân tán trong phân tích hồi quy của mô hình 1

51

Hình 4.3

Biểu đồ tần số phần dƣ đã chuẩn hóa trong phân tích hồi quy của
mô hình 1

52

Hình 4.4


Đồ thị phân tán trong phân tích hồi quy của mô hình 2

55

Hình 4.5

Biểu đồ tần số phần dƣ đã chuẩn hóa trong phân tích hồi quy của
mô hình 2

56

Hình 4.6

Đồ thị phân tán trong phân tích hồi quy của mô hình 3

60

Hình 4.7

Biểu đồ tần số phần dƣ đã chuẩn hóa trong phân tích hồi quy của
mô hình 3

61

Hình 4.8

Kết quả kiểm định mô hình nghiên cứu đề xuất đƣợc hiệu chỉnh
lần 2 bằng SPSS

62



1

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Mục tiêu chính của nghiên cứu này nhằm xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến ý
định chấp nhận điện thoại Android và ý định sử dụng dịch vụ Mobile Internet trên điện
thoại Android tại thị trƣờng Việt Nam và đo lƣờng mức độ tác động của chúng.
Tác giả đã đƣa ra mô hình nghiên cứu đề xuất dựa trên hệ thống cơ sở lý thuyết
nhƣ thuyết hành động hợp lý (TRA), thuyết hành vi hoạch định (TPB) và thuyết chấp
nhận công nghệ (TAM), cũng nhƣ tham khảo những nghiên cứu gần đây ở trong nƣớc
nhƣ Đỗ Thị Kim Năm (2012), Lê Hữu Luân (2011) và trên thế giới nhƣ Kuo-Lun
Hsiao (2013), đồng thời kết hợp với việc thảo luận dùng phƣơng pháp lấy 20 ý kiến
trong phạm vi nghiên cứu.
Quá trình thu thập dữ liệu đƣợc thực hiện thông qua kỹ thuật phỏng vấn trực
tiếp bằng bảng câu hỏi với 311 phần tử mẫu tại các trƣờng học, siêu thị và bệnh viện
của các phƣờng, xã tại thành phố Hồ Chí Minh.
Kết quả kiểm định mô hình cho thấy các thang đo lƣờng của các khái niệm
nghiên cứu sau khi điều chỉnh cho thị trƣờng Việt Nam đều đạt đƣợc độ tin cậy và giá
trị. Kết quả kiểm định các giả thuyết cho thấy có ba yếu tố tác động dƣơng đến “ý định
chấp nhận điện thoại Android” bao gồm “sự thuận tiện của giao diện”, “tính hữu dụng
đƣợc cảm nhận” và “tính thẩm mỹ của thiết kế”, trong đó “tính hữu dụng đƣợc cảm
nhận” tác động mạnh nhất. Bên cạnh đó, có bốn yếu tố tác động dƣơng đến “ý định sử
dụng dịch vụ Mobile Internet trên điện thoại Android” bao gồm “giá tƣơng xứng với
lợi ích”, “ý định chấp nhận điện thoại Android”, “giá trị về xã hội đƣợc cảm nhận” và
“giá trị về chất lƣợng đƣợc cảm nhận”, trong đó “giá tƣơng xứng với lợi ích” tác động
mạnh nhất.
Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho các doanh nghiệp kinh doanh
điện thoại Android hay dịch vụ Mobile Internet tại Việt Nam hiểu biết hơn nữa về các
yếu tố động đến ý định sử dụng của khách hàng tiềm năng. Điều này sẽ góp phần tạo

cơ sở cho việc hoạch định các chƣơng trình xây dựng, quảng bá và định vị thƣơng hiệu
trên thị trƣờng hiệu quả hơn nhằm gia tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.


2

Chƣơng 1

TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 Bối cảnh vấn đề nghiên cứu
Trong khoảng 5 năm qua, sự ra đời của điện thoại di động thông minh
(smartphone) đã giúp thay đổi toàn diện cuộc sống của con ngƣời theo hƣớng tích cực
hơn 1. Một trong những khu vực có lƣợng ngƣời dùng smartphone tăng trƣởng nhanh
nhất thế giới là Đông Nam Á 2. Theo kết quả khảo sát của công ty nghiên cứu thị
trƣờng GfK Asia, thống kê số lƣợng smartphone bán ra ở Đông Nam Á vào quý
1/2013 đƣợc thể hiện ở Bảng 1.1.
Bảng 1.1 Thống kê số lƣợng smartphone bán ra ở Đông Nam Á - Quý 1/2013:
Đông

Việt

Nam Á

Nam

Android

8,753

1,102


2,285

0,500

1,669

1,464

1,600

Khác

4,065

0,544

2,192

0,153

0,386

0,166

0,535

Indonesia Singapore Malaysia Philipines

Thái

Lan

Đơn vị: triệu chiếc
Nguồn: GfK
Thị phần smartphone dùng hệ điều hành Android đứng vững vàng ở ngôi đầu so
với các đối thủ nhƣ iOS, Windows Phone hay BlackBerry. Trong tổng cộng 12,8
triệu smartphone đƣợc bán ra, đã có hơn 2/3 trong số đó là các thiết bị chạy Android.

1

Minh Kỳ, 2013. Smartphone đang thay đổi cuộc sống chúng ta như thế nào?

< [Ngày truy cập: 11/08/2013].
2

Kenh14.vn, 2013. Đông Nam Á – Thiên đường của smartphone. < />
tek/dong-nam-a-thien-duong-cua-smartphone-2013120202524212.chn>. [Ngày truy cập:
02/12/2013].


3

Còn iOS, Windows Phone và BlackBerry chỉ có tổng cộng hơn 4 triệu sản phẩm bán
ra, thấp hơn một nửa so với Android. Báo cáo cũng cho thấy tại VN, trong gần 1,6
triệu smartphone đƣợc tiêu thụ thì cũng đã có đến hơn 1 triệu thiết bị chạy Android 3.
GfK Asia dự báo lƣợng smartphone Android của khu vực Đông Nam Á sẽ còn tiếp tục
vƣợt trội trong thời gian tới khi ngƣời dùng ngày một nhiều và giá ngày một rẻ hơn.
Khi đó, cùng với việc giá cƣớc 3G cũng giảm xuống theo thời gian, hai yếu tố
này cộng hƣởng sẽ giúp cho ngƣời dùng có cơ hội tiếp cận với dịch vụ internet di động
(Mobile Internet) nhiều hơn.

Theo một nghiên cứu vừa đƣợc công ty nghiên cứu thị trƣờng độc lập hàng đầu
châu Á Cimigo công bố gần đây, số ngƣời truy cập internet qua ĐT di động của VN đã
tăng từ 27% lên 56%, tức tăng trƣởng hơn 100% chỉ cách nhau có 1 năm từ 2010 đến
2011 4. Và chỉ trong khoảng nửa năm đầu 2012, lƣợng thuê bao 3G tăng mới trên toàn
VN đã tăng đến 25% là một con số đáng ngạc nhiên trong bối cảnh kinh tế khủng
hoảng, nhu cầu tiêu dùng giảm sút. Đặc biệt, VinaPhone, mạng di động đầu tiên tại
VN cung cấp 3G, còn đạt tốc độ tăng trƣởng doanh thu 3G tăng tới 60% trong năm
2012. Trong ngành viễn thông VN, sự tăng trƣởng mạnh mẽ của các dịch vụ tiện ích
cũng nhƣ doanh thu 3G từ các mạng di động có thể coi là điểm sáng của năm 2012.
Theo dự kiến, trong thời gian tới, xu hƣớng này vẫn có thể tiếp diễn bởi các mạng di
động tiếp tục đặt các mục tiêu tăng trƣởng cao cho 3G 5.

3

Mỹ Anh, 2013. Android độc chiếm thị trường smartphone Đông Nam Á.

< [Ngày truy cập: 25/08/2013].
4

Thụy Lâm, 2013. Thời đại Mobile Internet. < />
internet-a20130830162304265-c1074.html>. [Ngày truy cập: 02/09/2013].
5

trưởng

Liên chi hội Nhà báo, Thông tin và Truyền thông, 2013. 3G Việt Nam vẫn tăng
thuê

bao


25%

trong

khủng

< [Ngày truy cập: 08/09/2013].

hoảng.


4

1.2 Sự cần thiết của đề tài
Tại VN, smartphone Android đã và đang bành trƣớng thị phần nhƣng tỷ lệ sử
dụng dịch vụ MI trên smartphone Android thì lại khiêm tốn.
Thị phần theo pageviews (số lần một website đƣợc xem bởi ngƣời dùng
smartphone thông qua dịch vụ MI) của các hệ điều hành trên smartphone tại VN quý 1
năm 2013 thì iOS chiếm gần 47% ; còn Android lại chƣa đến 20% nhƣ Hình 1.1 6.

Hình 1.1 Thị phần theo pageviews của các hệ điều hành trên smartphone
tại Việt Nam – Quý 1/2013
Nguồn: StatCounter
Thống kê gần đây của IDC Asia vào quý 2 năm 2013 cho thấy tại VN,
smartphone Android bán ra chiếm tới 82,2%; còn iOS chỉ chiếm 1,6% 2. Nhƣng trong

2

Kenh14.vn, 2013. Đông Nam Á – Thiên đường của smartphone. < />
tek/dong-nam-a-thien-duong-cua-smartphone-2013120202524212.chn>. [Ngày truy cập:

02/12/2013].
6

Appota Corp, 2013. Appota Mobile Market Report March 2013 in Vietnamese.

< Ngày
truy cập: 15/09/2013].


5

khi đó, theo báo cáo của Admicro mobile adnetwork (đơn vị kinh doanh quảng cáo
trực tuyến của công ty Cổ Phần Truyền Thông Việt Nam) năm 2013 thì tỷ lệ truy cập
MI thì Android chỉ chiếm 29% so với 47% của iOS 7.
Do đó, các doanh nghiệp liên quan đến ngành viễn thông tại VN rất quan tâm
đến những phƣơng thức gia tăng ý định sử dụng dịch vụ MI thông qua ĐT Android.
Tại VN, gần đây đã có những nghiên cứu về các yếu tố tác động đến ý định sử
dụng smartphone nhƣ Đỗ Thị Kim Năm (2012), ý định sử dụng dịch vụ MI nhƣ Lê
Hữu Luân (2011) hoặc vai trò của thƣơng hiệu và văn hóa đối với quyết định tiêu dùng
smartphone của Pham Thi Huong Son (2013)…Tuy nhiên, có rất ít nghiên cứu cụ thể
smartphone Android cùng ngữ cảnh với dịch vụ MI. Chính vì vậy, việc thực hiện
nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định chấp nhận điện thoại Android và ý
định sử dụng dịch vụ Mobile Internet trên điện thoại Android tại thị trường Việt
Nam” là cần thiết. Nghiên cứu này nhằm giúp các doanh nghiệp liên quan đến viễn
thông tại VN hiểu thêm về ý định chấp nhận ĐT Android và ý định sử dụng dịch vụ
MI của ngƣời tiêu dùng để từ đó đƣa ra những chính sách marketing phù hợp hơn.
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu này đƣợc thực hiện nhằm những mục tiêu nhƣ sau:
 Xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến ý định chấp nhận ĐT Android và ý
định sử dụng MI trên ĐT Android tại thị trƣờng VN.

 Đo lƣờng mức độ tác động của các yếu tố ảnh hƣởng đến ý định chấp
nhận ĐT Android và ý định sử dụng dịch vụ MI trên ĐT Android tại thị trƣờng VN.
 Đề xuất một số hàm ý đƣợc rút ra từ kết quả nghiên cứu nhằm giúp cho
việc hoạch định các chiến lƣợc marketing của các doanh nghiệp viễn thông đối với sản
phẩm ĐT Android và dịch vụ MI tại thị trƣờng VN.

7

Adtimes Admicro, 2013. Tổng quan thị trường quảng cáo trên di động tại Việt Nam

2011 – 2013. < [Ngày truy cập: 08/09/2013].


6

1.4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu là ý định chấp nhận ĐT Android và ý định sử dụng dịch
vụ MI trên ĐT Android của ngƣời tiêu dùng.
Do hạn chế về thời gian và chi phí nghiên cứu, tác giả tiến hành nghiên cứu chỉ
trong phạm vi TP HCM. Đối tƣợng khảo sát là ngƣời dân sinh sống tại TP HCM đang
sử dụng ĐT Android, có hiểu biết về dịch vụ MI và đang không sử dụng dịch vụ MI
trên ĐT của mình.
1.5 Phƣơng pháp thực hiện
Nghiên cứu đƣợc thực hiện bằng phƣơng pháp nghiên cứu định tính và nghiên
cứu định lƣợng.
Bƣớc đầu, tác giả thực hiện nghiên cứu sơ bộ định tính nhằm xác định các yếu
tố ảnh hƣởng đến ý định chấp nhận ĐT Android, ý định sử dụng dịch vụ MI trên ĐT
Android và phát triển thang đo cho các yếu tố này từ việc kế thừa kết quả của những
nghiên cứu trƣớc đây trên thế giới và trong nƣớc.
Sau đó, nghiên cứu định lƣợng đƣợc thực hiện bằng cách tiến hành thu thập dữ

liệu thông qua phỏng vấn bằng bảng câu hỏi với ngƣời tiêu dùng. Việc phân tích dữ
liệu sẽ đƣợc thực hiện chủ yếu bằng phần mềm SPSS. Các thang đo đƣợc đánh giá độ
tin cậy bằng hệ số Cronbach Alpha và kiểm định giá trị bằng phân tích nhân tố khám
phá EFA. Sau đó, các thang đo đƣợc sử dụng trong phân tích hồi quy tuyến tính nhằm
xác định cƣờng độ tác động của từng yếu tố đến ý định chấp nhận ĐT Android và ý
định sử dụng dịch vụ MI trên ĐT Android.
1.6 Ý nghĩa và đóng góp của nghiên cứu
Về mặt lý thuyết, nghiên cứu này làm sáng tỏ hơn các lý thuyết về đo lƣờng các
yếu tố ảnh hƣởng đến ý định sử dụng sản phẩm và dịch vụ của ngƣời tiêu dùng. Kết
quả nghiên cứu góp phần phát triển hệ thống thang đo và mô hình nghiên cứu về các
yếu tố tác động đến ý định chấp nhận ĐT Android và ý định sử dụng dịch vụ MI tại thị
trƣờng VN.


7

Về mặt thực tiễn, nghiên cứu này khám phá và đo lƣờng mức độ tác động của
các yếu tố ảnh hƣởng đến ý định chấp nhận ĐT Android và ý định sử dụng dịch vụ MI
tại thị trƣờng VN. Nghiên cứu sẽ cung cấp cái nhìn toàn diện và đầy đủ hơn về đặc
điểm của ngƣời tiêu dùng ĐT Android và dịch vụ MI trên ĐT Android tại thị trƣờng
VN. Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp cơ sở khoa học cho việc hoạch định các giải pháp
marketing của các doanh nghiệp kinh doanh ĐT Android và dịch vụ MI. Đồng thời, nó
cũng đƣợc coi là tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu về ý định sử dụng sản
phẩm và dịch vụ của ngƣời tiêu dùng VN.
1.7 Cấu trúc của luận văn
Luận văn đƣợc tổ chức thành 5 chƣơng bao gồm:
 Chƣơng 1: Giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu nhƣ bối cảnh vấn đề
nghiên cứu, sự cần thiết của đề tài, mục tiêu, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. Sau đó
là phƣơng pháp thực hiện, ý nghĩa, đóng góp của nghiên cứu và cấu trúc của luận văn.
 Chƣơng 2: Trình bày cơ sở lý thuyết, tham khảo những nghiên cứu gần

đây, đƣa ra mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết.
 Chƣơng 3: Khái quát phƣơng pháp thực hiện nghiên cứu.
 Chƣơng 4: Mô tả dữ liệu khảo sát, đƣa ra những kết quả thu đƣợc từ việc
phân tích dữ liệu và kiểm định các giả thuyết.
 Chƣơng 5: Tóm tắt những kết quả chính của luận văn, hàm ý các chính
sách cho các doanh nghiệp liên quan đến ngành viễn thông tại VN trong bối cảnh hiện
tại và trình bày những hạn chế của luận văn để định hƣớng cho các nghiên cứu tiếp
theo.


8

Chƣơng 2

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Chƣơng 2 sẽ giới thiệu các khái niệm quan trọng, tổng quan cơ sở lý thuyết và
đƣa ra mô hình nghiên cứu đề xuất cùng các giả thuyết. Trong đó, các biến phụ thuộc
là ý định chấp nhận ĐT Android và ý định sử dụng MI trên ĐT Android.
2.1 Giải thích các khái niệm quan trọng
2.1.1 Điện thoại di động thông minh (smartphone)
Smartphone là ĐT tích hợp một nền tảng hệ điều hành di động, với nhiều tính
năng tiên tiến về điện toán và kết nối hơn các ĐT di động thông thƣờng (feature
phone). Smartphone có thể sử dụng một trong nhiều loại hệ điều hành di động nhƣ
Symbian, Windows Phone, iOS, Android và BlackBerry 8.
Đa số smartphone có màn hình độ phân giải cao hơn và nhƣ một máy tính di
dộng vì có một hệ điều hành riêng biệt, có thể hiển thị các trang website bình thƣờng
và ngƣời dùng có thể thay đổi giao diện, sở hữu khả năng mở ứng dụng, cài đặt lẫn gõ
bỏ ứng dụng một cách dễ dàng. Nó cũng có thể thay thế xử lý các vấn đề máy tính văn
phòng và đồng bộ hóa dữ liệu với máy tính, máy tính xách tay và các thiết bị khác 8.
2.1.2 Hệ điều hành Android

Android là một hệ điều hành dựa trên nền tảng Linux đƣợc thiết kế dành cho
các thiết bị di động có màn hình cảm ứng nhƣ smartphone và máy tính bảng (tablet).
Android đƣợc ra mắt vào năm 2007. Chiếc smartphone Android đầu tiên đƣợc bán vào
tháng 10 năm 2008 9.

8

Bách khoa toàn

thƣ mở

Wikipedia, 2013.

Điện thoại

thông minh.

< [Ngày truy cập: 11/08/2013].
9

Bách

khoa

toàn

thƣ

mở


Wikipedia,

< [Ngày truy cập: 11/08/2013].

2013.

Android.


9

Android có mã nguồn mở với một giấy phép không có nhiều ràng buộc đã cho
phép các nhà phát triển thiết bị, mạng di động và các lập trình viên nhiệt huyết đƣợc
điều chỉnh và phân phối Android một cách tự do. Kết quả là mặc dù đƣợc thiết kế để
chạy trên smartphone và tablet, Android đã xuất hiện trên tivi, máy chơi game và các
thiết bị điện tử khác 9.
2.1.3 Dịch vụ Mobile Internet
Internet di động là việc truy nhập internet từ thiết bị di động thông qua mạng di
động nhƣ ĐT di động, máy tính bảng hoặc máy tính xách tay (laptop) có bộ phận tích
hợp hay gắn ngoài nhƣ USB modem hay thẻ PCMCIA 10.
Trong nghiên cứu này, MI là dịch vụ truy nhập internet trực tiếp từ ĐT Android
thông qua công nghệ truyền dữ liệu 3G.
2.2 Tổng quan cơ sở lý thuyết
Trên cơ sở đối tƣợng nghiên cứu là ý định chấp nhận và ý định sử dụng, đề tài
trình bày 3 lý thuyết rất quan trọng đối với ý định của mỗi cá nhân đã đƣợc kiểm
chứng thực nghiệm trong nhiều nghiên cứu. Đó là thuyết hành động hợp lý (TRA),
thuyết hành vi hoạch định (TPB) và thuyết chấp nhận công nghệ (TAM).
2.2.1 Thuyết hành động hợp lý (TRA)
TRA đƣợc Ajzen và Fishbein xây dựng từ năm 1975 và đƣợc xem là lý thuyết
tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu tâm lý xã hội. Mô hình TRA đƣợc trình bày ở

Hình 2.1. Mô hình TRA cho thấy hành vi đƣợc quyết định bởi ý định thực hiện hành
vi đó (Behavioral Intention). Mối quan hệ giữa ý định và hành vi đã đƣợc đƣa ra và
kiểm chứng thực nghiệm trong nhiều nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực. Hai yếu tố chính
ảnh hƣởng đến ý định là thái độ cá nhân (Attitude towards act or behavior) và chuẩn
chủ quan (Subjective Norm). Trong đó, “thái độ” biểu hiện yếu tố cá nhân thể hiện

10

Bách khoa toàn thƣ mở Wikipedia, 2013. Mobile Web và Mobile Internet.

< [Ngày truy cập: 03/12/2013].


10

niềm tin tích cực hay tiêu cực của ngƣời tiêu dùng đối với những thuộc tính của sản
phẩm. Còn “chuẩn chủ quan” thể hiện ảnh hƣởng của các mối quan hệ xã hội lên cá
nhân ngƣời tiêu dùng.

Hình 2.1 Mô hình của thuyết hành động hợp lý (TRA)
Nguồn: Ajzen and Fishbein (1980).
2.2.2 Thuyết hành vi hoạch định (TPB)
Sự ra đời của TPB xuất phát từ sự giới hạn của hành vi mà cá nhân có ít sự
kiểm soát. Yếu tố thứ ba mà Ajzen cho rằng có ảnh hƣởng đến ý định của cá nhân là
“sự kiểm soát hành vi đƣợc cảm nhận” (Perceived Behavioral Control). Yếu tố này
phản ánh việc thực hiện hành vi đó dễ dàng hay khó khăn và nó có bị kiểm soát hay
hạn chế hay không (Ajzen, 1991). Mô hình TPB đƣợc trình bày ở Hình 2.2.

Hình 2.2 Mô hình của thuyết hành vi hoạch định (TPB)
Nguồn: Ajzen (1991).



11

2.2.3 Thuyết chấp nhận công nghệ (TAM)
TAM đƣợc xây dựng bởi Davis (1989) dựa trên sự phát triển từ TRA bằng cách
đƣa ra hai niềm tin: tính hữu dụng đƣợc cảm nhận (PU – Perceived Usefulness) và tính
dễ sử dụng đƣợc cảm nhận (PEU – Perceived Ease of Use). “Tính hữu dụng đƣợc cảm
nhận” là cấp độ mà một cá nhân tin rằng việc sử dụng một hệ thống công nghệ thông
tin sẽ nâng cao hiệu quả công việc của họ. “Tính dễ sử dụng đƣợc cảm nhận” là mức
độ mà một cá nhân tin rằng việc sử dụng một hệ thống công nghệ thông tin sẽ không
phải nỗ lực nhiều (Davis, 1989). Mô hình TAM đƣợc trình bày ở Hình 2.3.

Hình 2.3 Mô hình của thuyết chấp nhận công nghệ (TAM)
Nguồn: Davis (1989).
2.3 Các nghiên cứu gần đây có liên quan đến vấn đề nghiên cứu
Tác giả tiến hành tham khảo các nghiên cứu gần đây nhất ở trong nƣớc và trên
thế giới liên quan đến lĩnh vực smartphone và dịch vụ MI nhƣ sau:
Đầu tiên là luận văn thạc sĩ trƣờng Đại học kinh tế TP HCM, Đỗ Thị Kim Năm
(2012) nghiên cứu về các yếu tố ảnh hƣởng đến ý định sử dụng ĐT thông minh
(smartphone) của ngƣời dân TP HCM. Đỗ Thị Kim Năm đã đƣa ra mô hình nghiên
cứu đề xuất nhƣ Hình 2.4.
Kết quả nghiên cứu của Đỗ Thị Kim Năm (2012) cho thấy yếu tố “cảm nhận
hữu dụng”, “cảm nhận dễ sử dụng”, “cảm nhận về thƣơng hiệu” và “cảm nhận về rủi
ro” đều có tác động dƣơng đến ý định sử dụng smartphone của ngƣời dân TP HCM.
Trong đó, “cảm nhận về thƣơng hiệu” tác động có ý nghĩa nhất. Còn yếu tố “cảm nhận
về giảm thiểu chi phí” thì lại có tác động ngƣợc chiều.


12


Cảm nhận hữu dụng
Cảm nhận dễ dùng
Cảm nhận về thƣơng hiệu
(IM)

Ý định sử dụng smartphone của
ngƣời dân TP HCM

Cảm nhận về rủi ro
Cảm nhận về chi phí

Hình 2.4 Mô hình nghiên cứu đề xuất của Đỗ Thị Kim Năm (2012)
Tuy nhiên, Đỗ Thị Kim Năm (2012) không nêu rõ cơ sở lý thuyết về việc yếu tố
“cảm nhận về thƣơng hiệu” có tác động đến yếu tố “ý định sử dụng”. Thậm chí việc
Đỗ Thị Kim Năm cho rằng Sundarraj & Manochehri (2011) đã đề cập đến vấn đề này
là không chính xác. Ngoài ra, vấn đề nghiên cứu liên quan đến sản phẩm smartphone
mang tính tổng quát nên khi tiến hành nghiên cứu cụ thể vào ĐT Android, chúng ta
phải xem xét các biến độc lập cụ thể hơn.
Thứ hai là luận văn thạc sĩ trƣờng Đại học kinh tế TP HCM, Lê Hữu Luân
(2011) nghiên cứu về các yếu tố ảnh hƣởng đến ý định sử dụng internet trên ĐT di
động tại TP HCM. Lê Hữu Luân đã đƣa ra mô hình nghiên cứu đề xuất nhƣ Hình 2.5.
Cảm nhận hữu dụng (PU)
Cảm nhận dễ dùng (PEU)
Cảm nhận hình ảnh (IM)
Tốc độ và cƣớc phí (SP)

Ý định sử dụng internet trên
điện thoại di động tại TP. HCM


Điều kiện nguồn lực (FR)
Môi trƣờng xung quanh (EI)

Hình 2.5 Mô hình nghiên cứu đề xuất của Lê Hữu Luân (2011)


13

Phân tích EFA tạo nên một yếu tố mới từ các biến quan sát của 2 yếu tố cảm
nhận hình ảnh (IM) và môi trƣờng xung quanh (EI). Từ đó, Lê Hữu Luân đã đặt tên
yếu tố mới là “hiệu ứng xã hội”, ký hiệu là IMEI. Kết quả cho thấy chỉ có 4 yếu tố bao
gồm “cảm nhận sự hữu dụng”, “hiệu ứng xã hội”, “cảm nhận tốc độ và cƣớc phí” và
“điều kiện về nguồn lực” tác động tích cực đến ý định sử dụng dịch vụ internet trên
ĐT di động. Trong đó, “hiệu ứng xã hội” tác động có ý nghĩa nhất.
Tuy nhiên, yếu tố “cảm nhận tốc độ và cƣớc phí” không đƣợc định nghĩa rõ
ràng và cũng chỉ đƣợc đo lƣờng bởi 2 biến quan sát. Điều này có thể ảnh hƣởng đến
kết quả của nghiên cứu. Ngoài ra, vấn đề nghiên cứu liên quan đến dịch vụ internet
trên ĐT di động nói chung nên mang tính tổng quát. Do đó, khi tiến hành nghiên cứu
cụ thể vào dịch vụ MI trên ĐT Android, ta phải xem xét các biến độc lập cụ thể hơn.
Cuối cùng là Kuo-Lun Hsiao (2013) nghiên cứu về ý định chấp nhận ĐT
Android và ý định sử dụng dịch vụ MI tại Đài Loan. Kuo-Lun Hsiao đã đƣa ra mô
hình nghiên cứu đề xuất nhƣ Hình 2.6.
Sự thuận
tiện của giao
diện
Nội dung
đƣợc cảm
nhận
Phần mềm


Hiệu quả
phần cứng

Thái độ đối với
việc sử dụng điện
thoại Android

Ý định chấp
nhận điện thoại
Android

Ý định sử dụng
dịch vụ mobile
internet

Phần cứng

Tính thẫm
mỹ của thiết
kế
Ngoại quan

Giá trị về
cảm xúc

Giá trị về
xã hội

Giá trị về
tiền bạc


Giá trị về
chất
lƣợng

Giá trị đƣợc cảm nhận

Hình 2.6 Mô hình nghiên cứu đề xuất của Kuo-Lun Hsiao (2013)


14

Kết quả của nghiên cứu này cho thấy “sự thuận tiện của giao diện”, “nội dung
đƣợc cảm nhận” và “hiệu quả phần cứng đƣợc cảm nhận” tác động tích cực gián tiếp
đến “ý định chấp nhận ĐT Android” thông qua “thái độ đối với việc sử dụng ĐT
Android”. Trong đó, “nội dung đƣợc cảm nhận” tác động có ý nghĩa nhất. Ngoài ra, sự
tác động của những giá trị của dịch vụ MI sẽ tác động khác nhau đến ý định sử dụng
dịch vụ tùy theo mức độ thƣờng xuyên mà ngƣời tiêu dùng sử dụng dịch vụ.
2.4 Mô hình nghiên cứu đề xuất
Để khám phá các yếu tố ảnh hƣởng đến “ý định chấp nhận ĐT Android” và “ý
định sử dụng MI trên ĐT Android”, chúng ta cần phải xem xét và cụ thể hóa trong ngữ
cảnh hệ điều hành Android đối với các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu của Đỗ
Thị Kim Năm (2012) và Lê Hữu Luân (2011). Tác giả nhận thấy mô hình nghiên cứu
đề xuất của Kuo-Lun Hsiao (2013) đáp ứng đƣợc yêu cầu đó. Ngoài ra, Kuo-Lun
Hsiao (2013) đã đƣợc tiến hành nghiên cứu tại Đài Loan. Đài Loan cũng thuộc khu
vực Đông Á, có dân số, văn hóa và tốc độ phát triển kinh tế trong thời gian gần đây
tƣơng tự với TP HCM 11 nên việc tham khảo mô hình này có thể phù hợp.
Tuy nhiên, chúng ta phải điều chỉnh mô hình này cho phù hợp với ngữ cảnh
nghiên cứu tại VN. Để đạt đƣợc mục tiêu đó, tác giả đã tiến hành thảo luận dùng
phƣơng pháp lấy 20 ý kiến để khám phá, điều chỉnh và bổ sung các yếu tố ảnh hƣởng

đến “thái độ đối với việc sử dụng ĐT Android” và “ý định sử dụng dịch vụ MI trên ĐT
Android” của ngƣời tiêu dùng. Tham khảo Phụ lục 1 về tổng quan thị trƣờng MI tại
VN 2011 – 2013, tác giả xác định đối tƣợng thảo luận là những ngƣời dân sinh sống
tại TP HCM từ 13 tuổi trở lên, đang sử dụng ĐT Android, có hiểu biết về dịch vụ MI
và đang không sử dụng dịch vụ MI trên ĐT của mình.

11

Bách

khoa

toàn

thƣ

mở

Wikipedia,

2013.

Đài

Loan.

< [Ngày truy cập: 04/12/2013]; Bách khoa toàn thƣ
mở

Wikipedia,


2013.

Thành

phố

Hồ

Chí

Minh.

< [Ngày truy cập: 04/12/2013].


×