Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần thép POMINA giai đoạn 2011-2020 : Luận văn thạc sĩ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1005.77 KB, 110 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

TRẦN MINH ĐỨC

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC
CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
THÉP POMINA GIAI ĐOẠN 2011-2020

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP.Hồ Chí Minh – Năm 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

TRẦN MINH ĐỨC

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC
CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
THÉP POMINA GIAI ĐOẠN 2011-2020

Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh
Mã số

: 60.34.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học : PGS, TS. Hồ Tiến Dũng



TP.Hồ Chí Minh – Năm 2011


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là nghiên cứu của tôi, có sự hướng dẫn của PGS, TS.
Hồ Tiến Dũng và sự hỗ trợ giúp đỡ của các Cán bộ, Công nhân viên Công ty Cổ phần
Thép Pomina. Các nội dung và kết quả trong nghiên cứu này là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào.
TP.Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 12 năm 2010
Trần Minh Đức


LỜI CẢM ƠN
Đề tài luận văn tốt nghiệp “ Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công
ty cổ phần thép Pomina giai đoạn 2011-2020” là kết quả của quá trình nỗ lực học tập và
rèn luyện trong suốt thời gian theo học chương trình đào tạo sau đại học tại trường Đại
học Kinh tế TP.HCM. Để đạt được thành quả này:
Tôi xin gởi lời tri ân đến quý thầy, cô trường Đại học Kinh tế TP.HCM, Khoa Sau
đại học, Khoa Quản trị kinh doanh đã nhiệt tình giảng dạy truyền đạt những kiến thức bổ
ích giúp em có những nền tảng kiến thức cơ bản để có thể áp dụng vào thực tiễn mang lại
hiệu quả cao trong quá trình công tác.
Tôi xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS, TS. Hồ Tiến Dũng, người Thầy kính mến
đã hướng dẫn em hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Thầy đã nhiệt tình truyền đạt những
kiến thức, kinh nghiệm, động viên và giúp đỡ em tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc
để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Tổng giám đốc Công ty Cổ phần thép Pomina, toàn
thể nhân viên các phòng ban trong Công ty đã nhiệt tình góp ý, cung cấp tài liệu và giúp
đỡ tôi hoàn thành nghiên cứu này.
Tôi xin chân thành cảm ơn khách hàng đã giành thời gian trả lời các câu hỏi khảo

sát, giúp tôi có được những dữ liệu khảo sát cần thiết, để hoàn thành nghiên cứu và đề
xuất đến Công ty cổ phần thép Pomina các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh giai
đoạn 2011-2020 nhằm đưa thương hiệu Thép Pomina trở thành niềm tự hào của người
Việt Nam .
Trân trọng cảm ơn !
TP.Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 12 năm 2010
Trần Minh Đức


MỤC LỤC
Trang
Phần mở đầu ................................................................................................................ 1
1 Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1
2 Mục tiêu đề tài......................................................................................................... 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................2
4 Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 2
5 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu .................................................................. 2
6 Quy trình nghiên cứu ..............................................................................................3
7 Nội dung nghiên cứu ...............................................................................................4
Chương 1 : Cơ sở lý thuyết về cạnh tranh ................................................................. 5
1.1 Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường............................................................... 5
1.1.1 Khái niệm về cạnh tranh ............................................................................... 5
1.1.2 Các quan điểm về cạnh tranh........................................................................ 5
1.1.3 Lợi thế cạnh tranh ......................................................................................... 6
1.1.4 Năng lực cạnh tranh.......................................................................................8
1.1.5 Các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp...................9
1.2 Các mô hình phân tích, đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp...........15
1.2.1 Mô hình chuỗi giá trị của Michael Porter về năng lực cạnh tranh ..............15
1.2.2 Mô hình phân tích năng lực cạnh tranh dựa trên nguồn lực .......................19
1.2.3 Quy trình phân tích nguồn lực tạo nên năng lực cạnh tranh........................22

Chương 2: Nghiên cứu thang đo và các nhân tố đánh giá năng lực cạnh tranh
của các doanh nghiệp sản xuất thép. Thực trạng về năng lực cạnh tranh của
Công ty cổ phần thép Pomina ................................................................................... 24
2.1 Nghiên cứu định tính.......................................................................................... 24
2.1.1 Cách thức nghiên cứu...................................................................................24
2.1.2 Kết quả nghiên cứu định tính .......................................................................24
2.2 Nghiên cứu định lượng .......................................................................................26
2.2.1 Đo lường cảm nhận của khách hàng về năng lực cạnh tranh ......................26
2.2.2 Mẫu nghiên cứu ..........................................................................................26


2.3 Phân tích kết quả nghiên cứu ............................................................................. 26
2.3.1 Phân tích mẫu khảo sát ................................................................................26
2.3.2 Phân tích nhân tố khám phá (EFA)..............................................................27
2.3.3 Kiểm định độ tin cậy của thang đo ..............................................................31
2.3.4 Phân tích thống kê mô tả các biến ...............................................................32
2.4 Thực trạng về năng lực cạnh tranh Công ty cổ phần thép Pomina .....................34
2.4.1 Hoạt động của Công ty cổ phần thép Pomina .............................................38
2.4.2 Phân tích các yếu tố môi trường tác động đến năng lực cạnh tranh của
Công ty cổ phần thép Pomina......................................................................35
2.4.3 Đánh giá của khách hàng về năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần
Thép Pomina ................................................................................................40
2.4.4 Phân tích chuỗi giá trị của Công ty cổ phần thép Pomina...........................43
2.4.5 Đánh giá các nguồn lực của Công ty cổ phần thép Pomina ........................53
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty
cổ phần thép Pomina giai đoạn 2011-2020 ................................................................57
3.1 Sứ mệnh và mục tiêu phát triển của Công ty cổ phần thép Pomina đến
năm 2020 ............................................................................................................57
3.1.1 Sứ mệnh của Công ty cổ phần thép Pomina ................................................57
3.1.2 Mục tiêu phát triển của Công ty cổ phần thép Pomina đến năm 2020 ........57

3.2 Các nhóm giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh giai đoạn 2011-2020 ..........60
3.2.1 Nhóm giải pháp 1- Nâng cao năng lực quản trị kinh doanh và tài chính ....60
3.2.2 Nhóm giải pháp 2- Xây dựng, củng cố và phát triển nguồn nhân lực.........62
3.2.3 Nhóm giải pháp 3- Khẳng định vị thế một thương hiệu mạnh thông qua
chiến lược marketing toàn diện ....................................................................68
Kết luận ........................................................................................................................79
Tài liệu tham khảo.......................................................................................................81
Phụ lục ..........................................................................................................................82


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1 Phân loại nguồn lực .................................................................................21
Bảng 2.1 Nội dung cần khảo sát ..............................................................................25
Bảng 2.2 Phân tích nhân tố khám phá lần 1.............................................................28
Bảng 2.3 Phân tích nhân tố khám phá lần 2.............................................................29
Bảng 2.4 Kiểm tra độ tin cậy Cronbach’s Alpha .....................................................32
Bảng 2.5 Mức độ quan trọng của từng tiêu chí........................................................32
Bảng 2.6 Một số dự án thép tại Việt Nam ...............................................................39
Bảng 2.7 Sản lượng và thị phần của công ty thép dẫn đầu thị trường .....................40
Bảng 2.8 Mức độ đáp ứng của thép Pomina với từng tiêu chí.................................40
Bảng 2.9 Đánh giá của khách hàng về năng lực cạnh tranh của Công ty
cổ phần thép Pomina ở cấp độ thị trường .................................................42
Bảng 2.10 Sản lượng sản phẩm sản xuất 2007-2009 ...............................................43
Bảng 2.11 Doanh thu thuần 2007-2009 chi tiết theo sản phẩm ...............................43
Bảng 2.12 Kết quả sản xuất kinh doanh 2007-2008 ................................................44
Bảng 2.13 Cơ cấu lao động theo trình độ.................................................................46
Bảng 2.14 Bảng tóm tắt chuỗi giá trị Công ty cổ phần thép Pomina.......................52
Bảng 2.15 Bảng đánh giá tác động của các nguồn lực đến chuỗi giá trị
Công ty Cổ phần thép Pomina ..................................................................53

Bảng 2.16 Bảng đánh giá các nguồn lực cốt lõi Công thép Pomina.......................56
Bảng 3.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 2007-2009 ..................................58
Bảng 3.2 Dự báo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 2011-2020 ......................58
Bảng 3.3 Một số chỉ tiêu vốn lưu động 2007-2009 ..................................................61
Bảng 3.4 Chi phí truyền thông năm 2009 .................................................................70


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình M1 Quy trình nghiên cứu .......................................................................................3
Hình 1.1 Các lợi thế cạnh tranh của Michael Porter .....................................................7
Hình 1.2 Xây dựng các khối tổng thể của lợi thế cạnh tranh ........................................8
Hình 1.3 Các yếu tố môi trường vĩ mô tác động đến doanh nghiệp.............................10
Hình 1.4 Mô hình năm áp lực cạnh tranh của Michael Porter .....................................11
Hình 1.5 Chuỗi giá trị của doanh nghiệp......................................................................18
Hình 1.6 Quy trình phân tích các nguồn lực tạo nên lợi thế cạnh tranh.......................22
Hình 2.1 Logo Thép Pomina ........................................................................................35
Hình 2.2 Sơ đồ bộ máy quản lý Công ty thép Pomina .................................................45


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
ASTM : American Society for Testing and Materials
( Hiệp hội kiểm nghiệm vật liệu Hoa Kỳ)
CP

: Cổ phần

JIS

: Japanese Industrial Standard

( Tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản)

KCS

: Kiểm tra chất lượng xuất xưởng

NXB

: Nhà xuất bản

TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngành công nghiệp luyện cán thép đóng vai trò rất quan trọng trong quá
trình phát triển của nhân loại, sự ra đời của kim loại thép góp phần lớn vào quá trình
phát triển của loài người, Thép là nguyên vật liệu chính trong quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước. Chính vì vậy, Việt Nam coi ngành công nghiệp sản xuất
thép là ngành công nghiệp trụ cột của nền kinh tế, đáp ứng tối đa nhu cầu về các sản
phẩm thép của các ngành công nghiệp khác và tăng cường xuất khẩu.
Sau hơn 3 năm gia nhập tổ chức Thương mại thế giới WTO, các doanh
nghiệp luyện cán thép Việt Nam đã nắm bắt được nhiều cơ hội thuận lợi nhưng
cũng phải đối mặt với không ít khó khăn thử thách. Để đứng vững, thành công và
khẳng định mình trong khu vực và thế giới, các Doanh nghiệp luyện cán thép Việt
Nam cần phải vượt qua những khó khăn hiện tại, có tầm nhìn chiến lược, có những
kế hoạch kinh doanh dài hạn và có những bước đi cụ thể vững chắc để tạo dựng uy

tín, thương hiệu của mình nhằm cạnh tranh thắng lợi trên thị trường.
Công ty Cổ phần thép Pomina được thành lập năm 1999, hoạt động trong
lĩnh vực sản xuất sắt, thép, gang; tái chế kim loại sắt thép, kinh doanh các sản phẩm
từ thép. Mặc dù mới thành lập và là doanh nghiệp trẻ trong ngành thép, tuy nhiên
Công ty Cổ phần thép Pomina không ngừng nỗ lực củng cố và phát triển để trở
thành một công ty cung ứng thép xây dựng hàng đầu tại Việt Nam. Mục tiêu phát
triển của Công ty luôn hướng đến sự hoàn thiện trong sản xuất kinh doanh, nâng
cao năng lực cạnh tranh nhằm thỏa mãn yêu cầu cao nhất của khách hàng. Để làm
được điều này, Công ty cần phải xác định vị thế cạnh tranh của Công ty, xác định
các nguồn lực cốt lõi tạo nên năng lực cạnh tranh bền vững , chính vì vậy tác giả đã
chọn đề tài “Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ
phần Thép POMINA giai đoạn 2011- 2020” làm đề tài viết luận văn thạc sĩ kinh
tế nhằm mục tiêu xây dựng và phát triển năng lực cạnh tranh bền vững cho Công ty
Cổ phần Thép Pomina để từ đó kiểm soát chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm,
tăng thị phần và tối đa hóa lợi nhuận; đồng thời đây cũng là tài liệu góp phần nghiên
cứu các giải pháp nhằm nâng cao vị thế cạnh tranh của ngành Công nghiệp Thép


2

Việt Nam trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới giai đoạn
2011-2020.
2. Mục tiêu đề tài
- Xác định các nhân tố đánh giá năng lực cạnh tranh trong ngành Công
nghiệp thép Việt Nam nói chung và đối với Công ty Cổ phần thép Pomina nói riêng.
- Xác định và đánh giá được các nguồn lực của Công ty Cổ phần thép
Pomina trong cạnh tranh sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thép xây dựng tại thị trường
Việt Nam.
- Đề xuất các giải pháp phát triển nguồn lực cốt lõi nhằm nâng cao năng lực
cạnh tranh cho Công ty Cổ phần thép Pomina trong giai đoạn 2011-2020.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu : Năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần thép
Pomina.
Thời gian nghiên cứu : Từ năm 2007-2009.
Thời gian đề xuất giải pháp : Giai đoạn 2011-2020.
4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu định tính : Thông qua thảo luận nhóm với các cán bộ hiện đang làm
việc tại Công ty cổ phần thép Pomina để khám phá các yếu tố đánh giá năng lực
cạnh tranh của ngành Thép ở cấp độ thị trường.
Nghiên cứu định lượng : Sử dụng các phương pháp phân tích tổng hợp, khảo sát
khách hàng tiêu thụ sản phẩm thép, xử lý dữ liệu trên phần mềm SPSS 15.0 để kiểm
định các nhân tố đánh giá năng lực cạnh tranh ngành thép ở cấp độ thị trường và
đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần thép Pomina, đồng thời vận
dụng những cơ sở khoa học về cạnh tranh để đưa ra các giải pháp phù hợp.
5. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
Các thông tin cần thu thập :
- Thực trạng chung về tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần
thép Pomina trong thời gian vừa qua.
- Các thông tin liên quan đến ngành Thép Việt Nam và các đối thủ trong
ngành.


3

- Các hoạt động xây dựng và triển khai chiến lược phát triển của Công ty cổ
phần thép Pomina.
- Các thông tin khác có liên quan đến hoạt động của ngành thép.
6. Quy trình nghiên cứu
Với các mục tiêu đề ra, quy trình nghiên cứu sẽ được thực hiện như sau :
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU


CƠ SỞ LÝ THUYẾT

NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH

NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG

XÁC ĐỊNH CÁC NHÂN TỐ
ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH
TRANH TRONG NGÀNH THÉP
Ở CẤP ĐỘ THỊ TRƯỜNG

-Khám phá các biến quan sát
để đánh giá năng lực cạnh
tranh doanh nghiệp thép ở
cấp độ thị trường.
-Phỏng vấn khách hàng.
- Làm sạch dữ liệu.
- Xử lý dữ liệu trên phần
mềm SPSS 15.0
- Phân tích nhân tố
-…

XÁC ĐỊNH VÀ ĐÁNH GIÁ
CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG
CHUỖI GIÁ TRỊ VÀ PHÂN
TÍCH NGUỒN LỰC CỦA
CÔNG TY THÉP POMINA

ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN THÉP POMINA

Hình M1 : Quy trình nghiên cứu


4

7. Nội dung nghiên cứu.
Chương 1 : Cơ sở lý thuyết về cạnh tranh.
Chương 2 : Xác định các nhân tố đánh giá năng lực cạnh tranh trong ngành thép.
Thực trạng về năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Thép Pomina.
Chương 3 : Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần
Thép Pomina giai đoạn 2011- 2020.


5

Chương 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CẠNH TRANH
Phần mở đầu tác giả đã giới thiệu tổng quan về nghiên cứu gồm: mục tiêu,
đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, nội dung nghiên cứu.
Chương 1 này sẽ giới thiệu lý thuyết cơ bản về cạnh tranh; các mô hình phân tích,
đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp .
1.1 Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường
1.1.1 Khái niệm về cạnh tranh
Hiện nay có nhiều khái niệm khác nhau về cạnh tranh:
Theo Karl Marx “Cạnh tranh chủ nghĩa tư bản là sự ganh đua, đấu tranh gay
gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và

tiêu thụ hàng hoá để thu được lợi nhuận siêu ngạch”.
Theo lý thuyết tổ chức doanh nghiệp công nghiệp thì “Cạnh tranh là một
phương thức vận động của thị trường và quy luật cạnh tranh là một trong những quy
luật quan trọng nhất chi phối sự hoạt động của thị trường”. Sở dĩ như vậy vì đối
tượng tham gia vào thị trường là bên mua và bên bán; Đối với bên mua mục đích là
tối đa hoá lợi ích của những hàng hoá mà họ mua được còn với bên bán thì ngược
lại phải làm sao để tối đa hoá lợi nhuận trong những tình huống cụ thể của thị
trường.
Theo Michael E.Porter thì cạnh tranh là giành lấy thị phần trong kinh doanh.
Bản chất của cạnh tranh là để tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn mức
lợi nhuận trung bình mà doanh nghiệp đang có. Kết quả quá trình cạnh tranh là sự
bình quân hóa lợi nhuận trong ngành theo chiều hướng cải thiện sâu dẫn đến hệ quả
giá cả có thể giảm đi (1980).
1.1.2 Các quan điểm về cạnh tranh
Cạnh tranh có vai trò rất quan trọng và là một trong những động lực mạnh
mẽ thúc đẩy sản xuất phát triển. Nó buộc người sản xuất phải năng động, nhạy bén,
tích cực nâng cao tay nghề, cải tiến kỹ thuật, áp dụng khoa học công nghệ, hoàn


6

thiện tổ chức quản lý để nâng cao năng suất lao động, hiệu quả kinh tế. Ở đâu thiếu
cạnh tranh hoặc có biểu hiện độc quyền thì thường trì trệ và kém phát triển.
Bên cạnh mặt tích cực, cạnh tranh cũng có những tác động tiêu cực thể hiện
ở cạnh tranh không lành mạnh như những hành động vi phạm đạo đức hay vi phạm
pháp luật (buôn lậu, trốn thuế, tung tin phá hoại,…) hoặc những hành vi cạnh tranh
làm phân hóa giàu nghèo, tổn hại môi trường sinh thái.
1.1.2.1 Quan điểm về cạnh tranh không lành mạnh
Cạnh tranh không lành mạnh là các hoạt động kinh tế trong kinh doanh trái
với đạo đức nhằm làm hại các đối thủ kinh doanh hoặc khách hàng. Trong cạnh

tranh không lành mạnh sẽ không có người thắng nếu việc kinh doanh được tiến
hành giống như một cuộc chiến. Hậu quả thường thấy sau các cuộc cạnh tranh khốc
liệt là sự sụt giảm mức lợi nhuận ở khắp mọi nơi.
1.1.2.2 Quan điểm về cạnh tranh lành mạnh
Cạnh tranh lành mạnh là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp nhằm phục vụ
khách hàng ngày một tốt hơn, doanh nghiệp nào bằng lòng với vị thế hiện tại trên
thị trường mà không có sự cải tiến hoặc thay đổi phát triển sẽ nhanh bị rơi vào tình
trạng tụt hậu và bị đào thải. Do đó các doanh nghiệp phải thường xuyên phân tích
và đánh giá đúng vị thế của doanh nghiệp trên thị trường để tập trung nguồn lực, vật
lực, nâng cao tay nghề, cải tiến kỹ thuật, áp dụng khoa học công nghệ, hoàn thiện tổ
chức quản lý, nâng cao năng suất lao động, hiệu quả kinh tế nhằm tồn tại và phát
triển.
1.1.3 Lợi thế cạnh tranh
Lợi thế cạnh tranh là sở hữu của những giá trị đặc thù, có thể sử dụng được
để “nắm bắt cơ hội”, để kinh doanh có lãi. Khi nói đến lợi thế cạnh tranh, là nói đến
lợi thế mà một doanh nghiệp, một quốc gia đang có và có thể có, so với các đối thủ
cạnh tranh của họ. Lợi thế cạnh tranh là một khái niệm vừa có tính vi mô (cho
doanh nghiệp), vừa có tính vĩ mô (ở cấp quốc gia). Theo quan điểm của Michael
Porter, doanh nghiệp chỉ tập trung vào hai mục tiêu tăng trưởng và đa dạng hóa sản
phẩm, chiến lược đó không đảm bảo sự thành công lâu dài cho doanh nghiệp. Điều
quan trọng đối với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào là xây dựng cho mình một lợi


7

thế cạnh tranh bền vững. Theo Michael Porter lợi thế cạnh tranh bền vững có nghĩa
là doanh nghiệp phải liên tục cung cấp cho thị trường một giá trị đặc biệt mà không
có đối thủ cạnh tranh nào có thể cung cấp được.
LỢI THẾ CẠNH TRANH


Mục tiêu
rộng
PHẠM VI
CẠNH TRANH
Mục tiêu
hẹp

Chi phí thấp

Khác biệt hóa

1.DẪN ĐẦU
CHI PHI

2. KHÁC BIỆT
HÓA

3A. TẬP TRUNG
VÀO CHI PHÍ

3B. TẬP TRUNG
VÀO KHÁC BIỆT
HÓA

Hình 1.1 Các lợi thế cạnh tranh của Michael Porter
(Nguồn : Micheal Porter, “ Competitive Advantage”, 1985, trang 12)
Theo Micheal Porter, các doanh nghiệp có thể thực hiện những hành động
sau đây để tạo nên lợi thế cạnh tranh bền vững, đó là : nâng cao hiệu quả các hoạt
động, nâng cao chất lượng, đổi mới và nâng cao sự thỏa mãn khách hàng.
- Nâng cao hiệu quả các hoạt động là tạo ra hiệu suất lớn hơn với chi phí thấp

hơn dựa vào hiệu suất lao động và vốn.
- Nâng cao chất lượng là tạo ra những sản phẩm hay dịch vụ tin cậy, an toàn
và khác biệt nhằm đem lại những giá trị cao hơn trong nhận thức của khách hàng.
- Đổi mới là khám phá những phương thức mới và tốt hơn để cạnh tranh
trong ngành và thâm nhập vào thị trường.
- Nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng là làm tốt hơn đối thủ trong việc
nhận biết và đáp ứng các nhu cầu của khách hàng.
Tổng thể được xây dựng như sau :




×