Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng chi nhánh Ngân Hàng Công Thương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (833.64 KB, 52 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

ĐẶNG PHƯƠNG THANH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2002


Mục Lục
Trang
Lời mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài -------------------------------------------------------------- 1

2.
3.
4.
5.
6.

Mục đích nghiên cứu đề tài -------------------------------------------------------- 2
Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn ------------------------------------ 2
Phương pháp nghiên cứu ------------------------------------------------------------ 2
Ý nghóa thực tiễn của luận văn ---------------------------------------------------- 2
Bố cục của luận văn ----------------------------------------------------------------- 3

Chương 1: Tín dụng và hiệu quả tín dụng
của Ngân hàng trong nền kinh tế .
1.1. Tổng quan về tín dụng --------------------------------------------------------------4


1.1.1. Khái niệm về tín dụng ------------------------------------------------------------ 4
1.1.2. Các hình thức tín dụng ------------------------------------------------------------ 5
1.1.2.1. Căn cứ vào thời hạn tín dụng ---------------------------------------------5
a. Tín dụng ngắn hạn -------------------------------------------------------- 5
b. Tín dụng trung hạn -------------------------------------------------------- 5
c. Tín dụng dài hạn ----------------------------------------------------------- 5
1.1.2.2. Căn cứ vào đối tượng tín dụng ------------------------------------------- 6
a. Tín dụng vốn lưu động ---------------------------------------------------- 6
b. Tín dụng vốn cố đònh ----------------------------------------------------- 6
1.1.2.3. Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn tín dụng ---------------------------- 6
a. Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hoá ------------------------------ 6
b. Tín dụng tiêu dùng -------------------------------------------------------- 6
1.1.2.4. Căn cứ vào chủ thể tín dụng --------------------------------------------- 7
a. Tín dụng thương mại ------------------------------------------------------ 7
b. Tín dụng ngân hàng ------------------------------------------------------- 7
c. Tín dụng nhà nước --------------------------------------------------------- 8
1.1.2.5. Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối
với khách hàng ---------------------------------------8
a. Tín dụng có đảm bảo bằng tài sản ------------------------------------ 8
b. Tín dụng không có đảm bảo bằng tài sản ---------------------------- 8
1.1.3. Chức năng và vai trò của ngân hàng -------------------------------------------9
1.1.3.1. Chức năng của tín dụng -------------------------------------------------9
a. Chức năng tập trung và phân
phối lại vốn tiền tệ theo
nguyên tắc có hoàn trả ------------------------------------9
b. Chức năng tiết kiệm tiền mặt -----------------------------------------9
c. Chức năng phản ảnh một cách tổng

1



hợp và kiểm soát quá trình
hoạt động của nền kinh tế ------------------------------ 10
1.1.3.2. Vai trò tín dụng của ngân hàng -------------------------------------- 10
1.2. Hiệu quả tín dụng ngân hàng ---------------------------------------------------- 12
1.2.1. Đối với nền kinh tế xã hội ---------------------------------------------- 12
1.2.2. Hiệu quả đối với khách hàng ------------------------------------------ 13
1.2.3. Hiệu quả đối với ngân hàng -------------------------------------------- 14
1.2.4. Đặc trưng rủi ro trong hoạt động
tín dụng ngân hàng ------------------------------------ 17
Chương 2: Thực trạng hoạt động tín dụng tại
Chi nhánh Ngân hàng Công thương Vónh Long
2.1. Đặc điểm tình hình kinh tế của tỉnh Vónh Long và hoạt động kinh
doanh của chi nhánh Ngân hàng Công thương Vónh Long ------------------------ 20
2.1.1. Đặc điểm tình hình kinh tế
của tỉnh Vónh Long ----------------------------------------- 20
a. Đòa lý tự nhiên ------------------------------------------------------ 20
b. Tình hình kinh tế đòa phương -------------------------------------- 22
2.1.2. Tình hình hoạt động tín dụng
tại Chi nhánh Ngân hàng
Công thương Vónh Long ------------------------------ 24
a. Lòch sử hình thành chi nhánh ------------------------------------- 24
b. Bộ máy và tổ chức -------------------------------------------------- 26
2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng
trong những năm qua (từ 1998-2000) --------------------------------- 27
2.2.1. Nguồn vốn huy động ------------------------------------------------- 27
2.2.2. Nghiệp vụ cho vay ---------------------------------------------------- 28
2.2.3. Hiệu quả tín dụng của Chi nhánh
Ngân hàng Công thương Vónh Long ------------------------------- 32
a. Hiệu quả hoạt động kinh doanh ---------------------------------- 32

b. Hiệu quả của hoạt động tín dụng -------------------------------- 33
2.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng
của Chi nhánh Ngân hàng
Công thương Vónh Long ------------------------------------ 36
2.3.1. Những thành tích đã đạt được --------------------------------------- 36
a. Đối với nền kinh tế tại tỉnh Vónh Long -------------------------- 36
b. Đối với khách hàng ------------------------------------------------ 37
c. Đối với Chi nhánh Ngân hàng
Công thương Vónh Long --------------------------------- 37
2.3.2. Những mặt tồn tại ----------------------------------------------------- 37
Chương 3: Các giải pháp nâng cao hiệu quả
hoạt động
tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Vónh Long
3.1. Đònh hướng phát triển

2


ngân hàng từ 2001 đến 2010 --------------------------------------------- 44
3.1.1. Đònh hướng phát triển
hệ thống ngân hàng ---------------------------------------------- 44
3.1.2. Đònh hướng phát triển hệ thống
Ngân hàng Công thương Việt Nam ---------------------------------- 45
3.1.3. Đònh hướng phát triển kinh tế của
tỉnh Vónh Long đến năm 2010 ------------------------------------ 45
3.1.4. Đònh hướng phát triển của
Chi nhánh Ngân hàng
Công thương Vónh Long ---------------------------------------- 45
3.2. Những giải pháp nâng cao hiệu quả
hoạt động tín dụng tại Chi nhánh

Ngân hàng công thương Vónh Long --------------------------------- 46
3.2.1. Mục tiêu --------------------------------------------------------------------- 46
3.2.2. Những giải pháp chủ yếu ------------------------------------------------- 47
3.2.2.1. Nguồn vốn tự huy động ------------------------------------------ 47
3.2.2.2. Mở rộng đầu tư tín dụng ----------------------------------------- 48
3.2.2.3. Nâng cao chất lượng và
hạn chế rủi ro tín dụng --------------------------------------- 50
3.2.2.4. Tập trung xử lý nợ quá hạn
và lành mạnh hoá
môi trường đầu tư ---------------------------------- 53
3.2.2.5. Đẩy mạnh hoạt động
dòch vụ ngân hàng ------------------------------------ 53
3.2.2.6. Tuyển dụng lao động và
đào tạo cán bộ ------------------------------------ 54
3.2.2.7. Chính sách quản lý vó mô --------------------------------------- 55
Kết luận --- ---------------------------------------------------------------------------------59
Tài liệu tham khảo --------------------------------------------------------------------- 61

Lời mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Ngân hàng thương mại là một trong những tác nhân chủ yếu để phát triển nền
kinh tế - xã hội, tuy nhiên sau quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thò trường, các
doanh nghiệp Nhà nước nói chung và các Ngân hàng thương mại nói riêng đã bộc lộ
nhiều yếu kém trong quản lý kinh doanh, gây ra tồn tại lớn, mà nổi cộm là các khoản
nợ xấu tồn đọng ước tính trên hàng chục nghìn tỷ VNĐ, những khoản nợ xấu này ảnh
hưởng không nhỏ đối với bản thân hệ thống Ngân hàng mà cả đến nền kinh tế, trong
đó hệ thống Ngân hàng Công thương Việt Nam sau những vụ việc của Minh Phụng,

3



Epco, Tamexco… đã gây ra nợ quá hạn chiếm khoảng 15% trong tổng dư nợ, cao hơn
so với qui đònh của ngành là 2%. Khó khăn phức tạp này không thể giải quyết trong
thời gian 2, 3 năm được. Vì vậy nền kinh tế đã khó khăn lại càng khó khăn hơn. Từ đó
đã ảnh hưởng lớn đến tư tưởng của cán bộ công nhân viên trong ngành là co cụm,
không dám mở rộng đầu tư. Trong khi đó nguồn tiền huy động trong ngân hàng tồn
động lớn, làm cho lưu thông hàng hóa bò ách tắc, giảm sức mua của đồng tiền, nền
kinh tế bò trì trệ, tụt hậu xa so với các nước trong khu vực và quốc tế.
Từ thực trạng bức xúc hiện tại trên của nền kinh tế, của hệ thống Ngân hàng
Thương mại Việt Nam. Chi nhánh Ngân hàng Công thương Vónh Long là một đơn vò
phụ thuộc Ngân hàng Công thương Việt Nam nên cũng không thoát khỏi tình trạng
chung của đất nước, nhưng mức độ ảnh hưởng có nhỏ hơn, nợ quá hạn chiếm 4,5%
trên tổng dư nợ, trong đó nợ khó đòi chiếm 4,2 % trên tổng dư nợ. Đây là tình trạng
báo động, làm trăn trở cho những người làm công tác quản lý đơn vò, mà nhất là đối
với cán bộ tín dụng. Cần phải nghiên cứu tìm hiểu rõ nguyên nhân để có giải pháp
hữu hiệu nhất nhằm phát triển đơn vò một cách an toàn và hiệu quả đồng thời giảm
thấp được nợ quá hạn. Đó là việc “Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Chi
nhánh Ngân hàng Công thương Vónh Long” trong nền kinh tế.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài:
Xuất phát từ tính cấp thiết trên, mục đích nghiên cứu đề tài của chúng tôi là
muốn góp một phần vào việc làm lạnh mạnh hoá tài chính của chi nhánh, từng bước
nâng cao chất lượng hoạt động của ngân hàng nói chung và của Ngân hàng Công
thương Vónh Long nói riêng có đủ sức đứng vững trên thương trường đang diễn ra sự
cạnh tranh ngày càng quyết liệt giữa các tổ chức tín dụng trong nước đặc biệt và khó
khăn nhất là chúng ta phải đối mặt cạnh tranh với các Ngân hàng nước ngoài lớn hàng
đầu thế giới như Citibank, BNP, Deuchbank,… sau khi Việt Nam ký hiệp đònh thương
mại Việt – Mỹ.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn:
Chỉ nghiên cứu trong phạm vi Chi nhánh của Ngân hàng Công thương Việt
Nam tại tỉnh Vónh Long.

4. Phương pháp nghiên cứu:
Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, kết hợp với các phương pháp khác
như phương pháp phân tích, tổng hợp, mô hình hóa, so sánh, thống kê để rút ra những
căn cứ có tính quy luật.
5. Ý nghóa thực tiễn của luận văn:
Nhằm khơi tăng nguồn vốn huy động chủ động mở rộng nghiệp vụ cho vay và
đầu tư , giảm được nợ quá hạn, phòng và chống được rủi ro trong hoạt động tín dụng
Ngân hàng, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả tiền của nhân dân và Nhà nước, chống
thất thoát và tăng tích lũy cho Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Vónh Long nói
riêng và hệ thống Ngân hàng Công thương Việt Nam nói chung, có điều kiện từng
bước hiện đại hóa hệ thống Ngân hàng Công thương, tăng lợi thế so sánh, thúc đẩy
hoạt động Ngân hàng ngày càng có hiệu quả hơn.
6. Bố cục của luận văn:
Gồm có 3 chương, chi tiết như sau:
- Chương 1: Tín dụng và hiệu quả tín dụng của ngân hàng trong nền kinh tế.

4


- Chương 2: Thực trạng hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Ngân Hàng Công
Thương Vónh Long.
- Chương 3: Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Chi nhánh
Ngân Hàng Công Thương Vónh Long.
- Kết luận.

5


CHƯƠNG 1
TÍN DỤNG VÀ HIỆU QUẢ CỦA NGÂN HÀNG

TRONG NỀN KINH TẾ
1.1. Tổng quan về tín dụng:
1.1.1. Khái niệm về tín dụng:
Thuật ngữ tín dụng xuất phát từ chữ La Tinh: Creditium có nghóa là tin tưởng,
tín nhiệm. Trong tiếng Anh được gọi là Credit. Theo ngôn ngữ dân gian Việt Nam, tín
dụng có nghóa là sự vay mượn.
Tín dụng đã xuất hiện từ khi xã hội có sự phân công lao động, sản xuất và trao
đổi hàng hóa. Trong quá trình trao đổi hàng hóa đã hình thành những sự kiện nợ nần
lẫn nhau, phát sinh những quan hệ vay mượn để thanh toán. Như vậy, hiểu theo nghóa
hẹp, tín dụng là một quan hệ kinh tế hình thành trong quá trình chuyển hóa giá trò giữa
hình thái hiện vật và hình thái tiền tệ từ tổ chức này sang tổ chức khác hay từ tay
người này sang tay người khác, theo nguyên tắc hoàn trả vốn và lãi trong một thời
gian nhất đònh.
Nói cách khác, tín dụng là sự chuyển nhượng quyền sử dụng một lượng giá trò
nhất đònh dưới hình thức hiện vật, hay tiền tệ trong một thời hạn nhất đònh từ người sở
hữu sang người sử dụng và khi đến hạn, người sử dụng phải hoàn trả lại cho người sở
hữu với một lượng giá trò lớn hơn. Khoảng giá trò dôi ra này được gọi là lợi tức tín
dụng, nói theo ngôn ngữ kinh tế là lãi suất.

6


Trong thực tế tín dụng hoạt động rất phong phú và đa dạng, nhưng dù ở bất cứ
dạng nào đi nữa thì tín dụng cũng luôn là một quan hệ kinh tế của nền sản xuất hàng
hóa, nó tồn tại và phát triển gắn liền với sự tồn tại và phát triển của những quan hệ
hàng hóa – tiền tệ. Mục đích và tính chất của tín dụng do mục đích và tính chất của
nền sản xuất hàng hóa trong xã hội quyết đònh. Sự vận động của tín dụng luôn luôn
chòu sự chi phối của các quy luật kinh tế của phương thức sản xuất trong xã hội đó.
1.1.2. Các hình thức tín dụng:
Trong nền kinh tế thò trường tín dụng hoạt động rất đa dạng và phong phú.

Người ta thường dựa vào các tiêu thức sau đây để tiến hành phân loại tín dụng.
1.1.2.1. Căn cứ vào thời hạn tín dụng:
Dựa vào tiêu thức này tín dụng được chia ra làm 3 loại:
a. Tín dụng ngắn hạn:
Tín dụng ngắn hạn là loại tín dụng có thời hạn dưới một năm, thường được sử
dụng để cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời về vốn lưu động của các doanh nghiệp và
cho vay phục vụ nhu cầu đời sống của nhân dân .
b. Tín dụng trung hạn:
Tín dụng trung hạn là loại tín dụng có thời hạn từ 1 đến 5 năm. Loại tín dụng
này được dùng để cho vay vốn phục vụ nhu cầu mua sắm tài sản cố đònh, cải tiến và
đổi mới kỹ thuật, mở rộng và xây dựng các công trình nhỏ có thời hạn thu hồi vốn
nhanh.
c. Tín dụng dài hạn:
Tín dụng dài hạn là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm. Loại tín dụng này
được sử dụng để cấp vốn cho xây dựng cơ bản, cải tiến và mở rộng sản xuất có quy
mô lớn. Chẳng hạn như: đầu tư xây dựng các xí nghiệp mới, các công trình thuộc cơ
sở hạ tầng (đường sắt, bến cảng, sân bay…).
Tín dụng trung dài hạn được đầu tư để hình thành vốn cố đònh và một phần
vốn tối thiểu cho hoạt động sản xuất.
1.1.2.2. Căn cứ vào đối tượng tín dụng:
Dựa theo tiêu thức này tín dụng được chia làm 2 loại:
a. Tín dụng vốn lưu động:
Tín dụng vốn lưu động là loại tín dụng được cung cấp để hình thành vốn lưu
động của doanh nghiệp hoặc cho vay để bù đắp mức vốn lưu động thiếu hụt tạm thời.
Loại tín dụng này thường được chia ra thành các loại: cho vay dự trữ hàng hóa, cho
vay chi phí sản xuất và cho vay để thanh toán các khoản nợ dưới hình thức chiết khấu
các chứng từ có giá.
b. Tín dụng vốn cố đònh:
Tín dụng vốn cố đònh là loại tín dụng được cung cấp nhằm hình thành vốn cố
đònh của doanh nghiệp. Loại tín dụng này thường được cấp phát phục vụ việc đầu tư

mua sắm tài sản cố đònh, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng sản xuất, xây dựng các

7


xí nghiệp và công trình mới, thời hạn cho vay đối với loại tín dụng này là trung hạn và
dài hạn.
1.1.2.3. Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn tín dụng:
Dựa theo tiêu thức này tín dụng được chia làm 2 loại:
a. Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hóa:
Đây là loại tín dụng được cung cấp cho các nhà doanh nghiệp để tiến hành
sản xuất và kinh doanh.
b. Tín dụng tiêu dùng:
Tín dụng tiêu dùng là hình thức tín dụng cấp phát cho cá nhân để đáp ứng nhu
cầu tiêu dùng. Loại tín dụng này thường được cung cấp cho việc mua sắm, sửa chữa
nhà cửa, xe cộ, các thiết bò phục vụ sinh hoạt gia đình như: tủ lạnh, máy giặt… Tín
dụng tiêu dùng được cấp phát dưới hình thức bằng tiền hoặc dưới hình thức bán chòu
hàng hóa. Việc cấp tín dụng bằng tiền thường do các ngân hàng, hợp tác xã tín dụng,
quỹ tiết kiệm và các tổ chức tín dụng khác cung cấp. Còn việc cấp phát tín dụng dưới
hình thức hiện vật thường do các công ty, các cửa hàng thực hiện.
1.1.2.4. Căn cứ vào chủ thể tín dụng:
Dựa vào tiêu thức này tín dụng được chia thành 3 loại sau đây:
a. Tín dụng thương mại:
Tín dụng thương mại là quan hệ tín dụng giữa các nhà doanh nghiệp, được
biểu hiện dưới hình thức mua bán chiụ hàng hóa.
Cơ sở pháp lý xác đònh quan hệ nợ nần của tín dụng thương mại là giấy nợ,
được gọi là kỳ phiếu thương mại hay gọi tắt là thương phiếu (commercial paper). Đây
là một dạng đặc biệt của khế ước dân sự xác đònh trái quyền cho người bán và nghóa
vụ phải thanh toán nợ của người mua khi món nợ đáo hạn. Như vậy, thương phiếu
chính là phiếu nợ xuất phát từ việc mua bán chòu hàng hóa. Hay nói cách khác, thương

phiếu là một chứng khoán cho người sở hữu quyền lãnh một số tiền ghi trên thương
phiếu vào một ngày nhất đònh trong tương lai đã được đònh trước ở hiện tại.
b. Tín dụng ngân hàng:
Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng, các tổ chức tín dụng
khác với các nhà doanh nghiệp và cá nhân.
Khác với tín dụng thương mại được cung cấp dưới hình thức hàng hóa, còn tín
dụng ngân hàng được cung cấp dưới hình thức tiền tệ, bao gồm tiền mặt và bút tệ.
Trong quan hệ tín dụng ngân hàng, ngân hàng đóng vai trò là một tổ chức trung gian,
với tư cách vừa là người đi vay, vừa là người cho vay.

c. Tín dụng nhà nước:
Tín dụng nhà nước là quan hệ tín dụng, mà trong đó nhà nước là người đi vay
để đảm bảo các khoản chi tiêu của ngân sách nhà nước, đồng thời là người cho vay để

8


thực hiện các chức năng nhiệm vụ của mình trong quản lý kinh tế xã hội và phát triển
quan hệ đối ngoại.
1.1.2.5. Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng:
Dựa vào tiêu thức này tín dụng được chia ra làm 2 loại: tín dụng có đảm bảo
bằng tài sản và tín dụng không có đảm bảo bằng tài sản.
a. Tín dụng có đảm bảo bằng tài sản:
Là việc cho vay vốn của tổ chức tín dụng mà theo đó nghóa vụ trả nợ của
khách hàng vay được cam kết bảo đảm bằng tài sản cầm cố, thế chấp, tài sản hình
thành bằng vốn vay của khách hàng vay hoặc bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba.
b. Tín dụng không có bảo đảm bằng tài sản (còn gọi là tín chấp) có 3 loại:
b.1- Tổ chức tín dụng cho vay đối với các khách hàng có tín nhiệm và
khả năng tài chính trong việc sử dụng vốn vay và trả nợ đầy đủ đúng hạn cả gốc và
lãi.

b.2- Tổ chức tín dụng Nhà nước cho vay không có đảm bảo theo chỉ
đònh của nhà nước như sau:
Cho vay để thực hiện các dự án đầu tư thuộc chương trình kinh tế đặc biệt,
chương trình trọng điểm của nhà nước, thuộc khách hàng được hưởng chính sách tín
dụng ưu đãi về điều kiện vay vốn theo quy đònh của chính phủ.
b.3- Tổ chức tín dụng cho vay qua sự bảo lãnh bằng tín chấp của các
tổ chức đoàn thể, chính trò xã hội cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay vốn.

9


1.1.3. Chức năng và vai trò tín dụng của ngân hàng:
1.1.3.1. Chức năng của tín dụng:
Trong nền kinh tế thò trường tín dụng có 3 chức năng sau đây:
a. Chức năng tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ theo nguyên tắc có hoàn
trả:
Đây là chức năng cơ bản nhất của tín dụng nhờ chức năng này, tín dụng thu
hút đại bộ phận tiền tệ nhàn rỗi trong nền kinh tế và phân phối lại vốn đó dưới hình
thức cho vay để bổ sung vốn cho xí nghiệp, cá nhân có nhu cầu về vốn nhằm phục vụ
cho sản xuất kinh doanh dòch vụ và đời sống của nhân dân. Hiện nay, vốn tín dụng là
một bộ phận quan trọng trong toàn bộ vốn lưu động của các xí nghiệp. Ngoài ra, vốn
tín dụng còn là nguồn vốn đầu tư quan trọng trong lónh vực vốn cố đònh.
Trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế, phân phối lại vốn tiền tệ dưới hình thức
tín dụng được thực hiện bằng 2 cách: phân phối trực tiếp và phân phối gián tiếp.
- Phân phối trực tiếp là việc phân phối lại vốn từ chủ thể có vốn tạm thời chưa
sử dụng sang chủ thể trực tiếp sử dụng vốn đó cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng.
Phương pháp phân phối này được thực hiện trong quan hệ tín dụng thương mại và việc
phát hành trái phiếu của các công ty.
- Phân phối gián tiếp là việc phân phối vốn được thực hiện thông qua các tổ
chức tài chính trung gian như: ngân hàng, hợp tác xã tín dụng, công ty tài chính…

b. Chức năng tiết kiệm tiền mặt:
Trước tiên, tiền tệ lưu thông là hóa tệ, nhưng khi các quan hệ tín dụng phát
triển đã làm xuất hiện việc lưu thông các dấu hiệu giá trò.
Trong nền kinh tế thò trường hoạt động tín dụng ngày càng mở rộng và phát
triển đa dạng, từ đó nó đã thúc đẩy việc mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt và
thanh toán bù trừ giữa các đơn vò kinh tế. Điều này đã làm giảm được khối lượng giấy
bạc trong lưu thông, làm giảm được chi phí lưu thông giấy bạc ngân hàng như: in tiền,
đúc tiền, vận chuyển, bảo quản tiền…, đồng thời cho phép nhà nước điều tiết một cách
linh hoạt khối lượng tiền tệ nhằm đáp ứng kòp thời nhu cầu tiền tệ cho sản xuất và lưu
thông hàng hóa phát triển.
c. Chức năng phản ảnh một cách tổng hợp và kiểm soát quá trình hoạt động
của nền kinh tế:
Trong việc thực hiện chức năng tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ nhằm
phục vụ yêu cầu tái sản xuất, tín dụng có khả năng phản ánh một cách tổng hợp và
nhạy bén tình hình hoạt động của nền kinh tế do đó, tín dụng còn được xem là một
trong những công cụ quan trọng của nhà nước để kiểm soát, thúc đẩy quá trình thực
hiện các chiến lược hoạch đònh phát triển kinh tế của đất nước.
Mặt khác, trong việc thực hiện chức năng tiết kiệm tiền mặt, gắn liền với việc
phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế, tín dụng có thể phản ánh
và kiểm soát quá trình phân phối sản phẩm quốc dân trong nền kinh tế.
1.1.3.2. Vai trò tín dụng của ngân hàng:

10


Dựa vào các chức năng trên tín dụng có vai trò rất quan trọng trong thúc đẩy
phát triển sản xuất và lưu thông hàng hóa, xã hội hóa sản xuất, phát triển nền kinh tế.
Vai trò của tín dụng bao gồm hai mặt tích cực, mặt tốt và mặt tiêu cực, mặt xấu. Mặt
xấu là để tín dụng phát triển tràn lan không kiểm soát, thì chẳng những không làm
cho nền kinh tế phát triển mà còn làm cho lạm phát có thể tác động xấu ảnh hưởng

đến đời sống kinh tế - xã hội.
Mặt tích cực, tín dụng có vai trò to lớn sau đây:
a. Một là: công cụ tập trung và tích lũy vốn, tín dụng góp phần thúc đẩy sản
xuất lưu thông hàng hóa phát triển.
Tín dụng là một trong những công cụ để tập trung vốn một cách hữu hiệu
trong nền kinh tế.
- Đối với doanh nghiệp: Tín dụng góp phần cung ứng vốn bao gồm vốn cố
đònh, vốn lưu động.
- Đối với dân chúng: tín dụng là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư.
- Đối với toàn xã hội: tín dụng làm tăng hiệu suất sử dụng đồng vốn.
Tất cả đều hợp lực và tác động lên đời sống kinh tế – xã hội khiến tạo ra
động lực phát triển rất mạnh mẽ mà không có công cụ tài chính nào có thể thay thế
được.
b. Hai là: tín dụng góp phần ổn đònh tiền tệ, ổn đònh giá cả:
Trong khi thực hiện chức năng thứ nhất là tập trung và phân phối lại vốn tiền
tệ, tín dụng đã góp phần làm giảm khối lượng tiền lưu hành trong nền kinh tế, đặc biệt
là tiền mặt trong tay các tầng lớp dân cư, làm giảm áp lực lạm phát, nhờ vậy góp phần
làm ổn đònh tiền tệ. Mặt khác, do cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế, tạo điều
kiện cho các doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh… làm cho sản
xuất ngày càng phát triển, sản phẩm hàng hóa dòch vụ làm ra ngày càng nhiều, đáp
ứng được nhu cầu ngày càng tăng của xã hội, chính nhờ đó mà tín dụng góp phần làm
ổn đònh thò trường giá cả trong nước…
c. Ba là: tín dụng góp phần ổn đònh đời sống, tạo công ăn việc làm, và ổn đònh
trật tự xã hội.
Một mặt, do tín dụng có tác dụng thúc đẩy nền kinh tế phát triển, sản xuất
hàng hóa và dòch vụ ngày càng gia tăng có thể thỏa mãn nhu cầu đời sống của người
lao động. Mặt khác, nhờ vốn tín dụng cung ứng đã tạo ra khả năng trong việc khai
thác các tiềm năng sẵn có trong xã hội về tài nguyên thiên nhiên, về lao động, đất,
rừng… do đó có thể thu hút nhiều lực lượng lao động của xã hội để tạo ra lực lượng sản
xuất mới nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Một xã hội phát triển lành mạnh, khi đời sống được ổn đònh, ai cũng có công
ăn việc làm… Đây là vấn đề quan trọng để ổn đònh trật tự xã hội.
d. Bốn là: tín dụng còn có vai trò quan trọng trong việc mở rộng và phát triển
các mối quan hệ kinh tế đối ngoại, mở rộng giao lưu quốc tế. Sự phát triển của tín
dụng không những ở trong phạm vi quốc nội mà còn mở rộng ra cả phạm vi quốc tế:
đối với các nước kém phát triển và phát triển thì có nguồn lao động, tài nguyên…, rẻ

11


nhưng thiếu vốn. Trái lại đối với các nước phát triển thì cần mở rộng đầu tư thu lợi
nhuận, do đó hoạt động tín dụng thúc đẩy mở rộng và phát triển các quan hệ kinh tế
đối ngoại, nhằm giúp đỡ và giải quyết các nhu cầu lẫn nhau trong quá trình phát triển
đi lên của mỗi nước, làm cho các nước có điều kiện xích lại gần nhau và cùng phát
triển.
1.2. Hiệu quả tín dụng ngân hàng:
1.2.1. Đối với nền kinh tế - xã hội:
Vốn tín dụng tác động vào quá trình sản xuất, kinh doanh và làm cho giá trò
sản phẩm xã hội gia tăng trực tiếp và gián tiếp.
Giá trò sản phẩm gia tăng trực tiếp là những giá trò do các dự án có vốn tín
dụng tác động làm tăng thêm.
Giá trò sản phẩm gia tăng gián tiếp là những giá trò thu được từ những hoạt
động kinh tế khác do phản ứng dây chuyền từ các dự án có vốn tín dụng mang lại.
Ngoài ra nguồn vốn tín dụng phát triển sẽ phát huy tốt nguồn nội lực, bảo vệ
được tài nguyên thiên nhiên, tiết kiệm nguồn nhân lực trong nước giảm sự lệ thuộc ở
nước ngoài, bảo vệ sự độc lập, tự chủ của dân tộc, ổn đònh được chính trò từ đó nó sẽ
có tác động tích cực trở lại tích cực trở lại nền kinh tế, làm cho nền kinh tế phát triển
vững chắc hơn từ đó góp phần:
- Tạo việc làm và thu nhập cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp.
- Thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của nhân dân.

- Góp phần phát triển các ngành nghề khác theo phản ứng dây chuyền.
- Đóng góp ngân sách nhà nước do các dự án mang lại.
- Thay đổi mẫu mã, tạo ra sản phẩm ngày càng nhiều cho xã hội.
1.2.2. Hiệu quả đối với khách hàng:
- Đối với khách hàng gởi tiền: là nơi cho những người có vốn dư thừa hoặc
tạm thời nhàn rỗi gửi vào một cách an toàn và tuyệt đối không phải trả phí gửi tiền,
mà lại có thêm một khoản thu nhập tiền lãi do ngân hàng hoàn trả.
- Đối với khách hàng đi vay: là nơi giúp cho những người thiếu vốn hoặc thiếu
vốn tạm thời có thể tìm được nguồn vốn bổ sung kòp thời, với phương tiện thanh toán
nhanh do ưu thế về mạng lưới hoạt động của hệ thống ngân hàng và không bò giới hạn
về khối lượng. Qua đó hoạt động tín dụng ngân hàng đã góp phần thúc đẩy quá trình
sản xuất, kinh doanh được mở rộng, cải tiến, đổi mới… của khách hàng được liên tục
không bò gián đoạn do đó tạo ra sản phẩm ngày càng nhiều mà không phải đi vay
nặng lãi nên chi phí giảm, từ đó góp phần làm tăng lợi nhuận, tăng tích luỹ cho doanh
nghiệp và tăng thu nhập cho người lao động.
Các chỉ tiêu tín dụng đánh giá hoạt động của khách hàng:
Số vòng chu

=

Doanh số trả nợ

chuyển tín dụng

Dư nợ bình quân trong kỳ

Số vòng chu chuyển của vốn tín dụng càng cao chứng tỏ đơn vò hoạt động tốt.
Kỳ chu chuyển

Số ngày trong kỳ


12


vốn tín dụng

=
Số vòng quay vốn tín dụng trong kỳ

Chỉ tiêu này đánh giá mức độ tiết kiệm của doanh nghiệp.
Tỷ lệ sinh lời

Lợi nhuận ròng

vốn tín dụng

=
Vốn tín dụng sử dụng bình quân

Tỷ lệ này càng cao thì đơn vò hoạt động càng có hiệu quả.
1.2.3. Hiệu quả đối với Ngân hàng:
Hoạt động của Ngân hàng Thương mại trong nền kinh tế thò trường là hoạt
động kinh doanh với mục đích là lợi nhuận, lợi nhuận của ngân hàng là kết quả của
tổng nguồn thu nhập trừ đi tổng chi phí.
Đánh giá chất lượng hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại, người
ta sử dụng các tỷ lệ đo lường khả năng sinh lời quan trọng nhất của Ngân hàng hiện
nay gồm có:
Tỷ lệ thu nhập
(1)


Thu nhập sau thuế
(ROE) =

trên vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu

Ý nghóa: một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Chỉ tiêu này cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, khả
năng sinh lời trên một đồng vốn của ngân hàng. Hệ số càng lớn thì khả năng sinh lời
tài chính càng lớn.

13


Tỷ lệ thu nhập
(2)
trên tổng tài sản

Thu nhập sau thuế
ROA) =
Tổng tài sản

Chỉ tiêu này cho thấy chất lượng của công tác quản lý tài sản Có. Tài sản Có
sinh lời càng lớn thì hệ số nói trên sẽ càng lớn.
Tỷ suất
(3)

Lợi nhuận thuần
=

Tổng tài sản Có sinh lời

doanh lợi

Trong đó tài sản Có sinh lời bao gồm:
- Các khoản cho vay
- Đầu tư chứng khoán
- Tài sản Có sinh lời khác
Chỉ tiêu này cho thấy hiệu suất sinh lời của tài sản Có sinh lời. Tỷ suất này
cách gần ROA (2) thì hiệu suất sử dụng tài sản của ngân hàng càng lớn.
Trong nguồn vốn đầu tư và cho vay, việc thu đủ gốc và lãi luôn luôn đạt dưới
100%, do vậy người ta sử dụng hai chỉ tiêu: tỷ lệ thu nhập lãi cận biên và tỷ lệ thu
nhập ngoài lãi cận biên là thước đo tính hiệu quả như khả năng sinh lời. Chúng chỉ ra
năng lực của Hội đồng quản trò và nhân viên ngân hàng trong việc duy trì sự tăng
trưởng của các nguồn thu (chủ yếu từ các khoản cho vay, đầu tư và phí dòch vụ so với
mức tăng của chi phí, chủ yếu là chi phí trả lãi cho tiền gởi các khoản vay trên thò
trường tiền tệ, tiền lương của nhân viên và phúc lợi).
Thu nhập từ các
khoản cho vay,
đầu tư chứng khoán.

chi phí trả lãi
- cho tiền gởi và
nợ khác.

Tỷ lệ thu nhập
(4) lãi cận biên =
(NIM)
Tổng tài sản
Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên đo lường mức chênh lệch giữa thu từ lãi và chi phí

trả lãi mà ngân hàng có thể đạt được thông qua hoạt động kiểm soát chặt chẽ tài sản
sinh lời và theo đuổi các nguồn vốn có chi phí thấp nhất.
Tỷ lệ thu nhập
(5)
ngoài lãi cận biên

Thu ngoài lãi – Chi phí ngoài lãi
=
Tổng tài sản

Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên đo lường mức chênh lệch giữa nguồn thu
ngoài lãi chủ yếu là thu phí từ các dòch vụ với chi phí ngoài lãi mà ngân hàng phải
chòu gồm tiền lương, chi phí sửa chữa bảo hành thiết bò, chi phí tổn thất tín dụng.
Một chỉ tiêu đo lường hiệu quả thu nhập truyền thống khác mà các nhà quản
lý thường sử dụng để điều hành ngân hàng là chênh lệch lãi suất bình quân (hay
chênh lệch lãi suất đầu vào – đầu ra) được tính như sau:

14


Chênh lệch lãi
(6)
suất bình quân

Thu từ lãi
=
Tổng tài sản
sinh lời

Tổng chi phí trả lãi

Tổng nguồn vốn phải trả lãi

Chênh lệch lãi suất bình quân đo lường hiệu quả đối với hoạt động trung gian
của ngân hàng trong quá trình huy động vốn và cho vay, đồng thời nó cũng đo lường
cường độ cạnh tranh trong thò trường của ngân hàng. Sự cạnh tranh gay gắt có xu
hướng thu hẹp mức chênh lệch lãi suất bình quân. Nếu các yếu tố khác không đổi thì
mức chênh lệch lãi suất bình quân của ngân hàng sẽ giảm khi sự cạnh tranh tăng lên,
nó buộc hội đồng quản trò phải cố gắng tìm ra những giải pháp đa dạng hóa các hoạt
động của ngân hàng nhằm tăng thu phí từ các dòch vụ mới bù đắp các khoản rủi ro,
tổn thất tín dụng xảy ra. Ví dụ: Ngân hàng Cổ phần Á Châu mở thêm hoạt động kinh
doanh điïa ốc.
1.2.4. Đặc trưng rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng:
Hoạt động tín dụng ngân hàng luôn gắn liền với rủi ro, quy mô tín dụng càng
lớn rủi ro càng cao, thiệt hại càng lớn.
Có rất nhiều nguyên nhân có thể tạo ra rủi ro tín dụng đối với các ngân hàng
thương mại và các tổ chức tài chính, nhưng chung quy lại có thể kể đến những dạng cơ
bản sau:
Rủi ro khách quan: trong các nguyên nhân, có thể chia ra rủi ro từ phía khách
hàng và không trực tiếp từ phía khách hàng.
™ Từ phía khách hàng: Có hai trường hợp:
- Trường hợp 1: do khách hàng cố ý vi phạm hoạt động tín dụng có tính chất
chủ động lừa lọc ngân hàng sử dụng vốn không đúng trong hợp đồng tín dụng mà hai
bên đã ký kết.
- Trường hợp 2: Khách hàng hoàn toàn không cố ý vi phạm hợp đồng, mà do
họ rơi vào tình trạng khó khăn tài chính, do mất thò trường do bên thứ ba gây ra, hoặc
do khách quan như thiên tai, hỏa hoạn, chiến tranh, khủng hoảng thò trường… gây nên.
Những trường hợp này ngân hàng khó quản lý, kiểm soát vì tác nhân quyết đònh
không thuộc phạm vi đối tượng quản lý của ngân hàng.
™ Rủi ro không từ phía khách hàng: có thể chia thành hai nhóm:
- Rủi ro từ những trường hợp do quy đònh của nhà nước về việc buộc phải cho

vay một số đối tượng thuộc diện chính sách dẫn đến tình trạng thiếu vốn cho vay đối
với hợp đồng tín dụng có chất lượng cao. Phần thu nhập mất đi chính là thiệt hại của
các ngân hàng thương mại, mặc dù xét trên phương diện vó mô thì điều đó đem lại lợi
ích chung cho nền kinh tế.
- Rủi ro về tài sản thế chấp hoặc cầm cố bò mất trộm, bò hoả hoạn, bò mất giá
trò lớn bất ngờ. Trong những trường hợp mà thiệt hại về tài sản thế chấp quá lớn và
giá trò khôi phục lại cao hơn giá trò khoản nợ, các khách hàng bỏ tài sản thế chấp, thì
thiệt hại sẽ rơi vào các ngân hàng cho vay. Những rủi ro dạng này gần như là không
thể ước đoán và không thể tránh được.

15


Rủi ro chủ quan: Rủi ro do khách hàng cố ý vi phạm hợp đồng hoặc giá trò tài
sản thế chấp, cầm cố không đảm bảo là những nguyên nhân chính dẫn tới vỡ nợ tín
dụng của các ngân hàng thương mại – đó là hệ quả của quá trình thẩm đònh tín dụng
có nhiều sơ hở, và quản lý tín dụng không chặt chẽ. Điều này thuộc về chất lượng và
trình độ của các nhà quản lý và các nhân viên tín dụng của các ngân hàng. Dạng rủi
ro này khác nhau đối với các ngân hàng khác nhau và có thể giảm được bằng cách
tăng cường đào tạo cập nhật và nâng cao trình độ chuyên môn của các nhân viên và
đội ngũ quản lý làm cho họ trở nên nhanh nhạy, có thể cập nhật thông tin và có khả
năng dự đoán dự báo cao.
Một dạng rủi ro không nằm trong ngân hàng mà nằm trong các cá nhân, nhân
viên và các cán bộ quản lý của ngân hàng – đó là tình trạng nhân viên ngân hàng cấu
kết với khách hàng để chiếm dụng vốn của ngân hàng. Rủi ro này mang tính đạo đức
nghề nghiệp, mặc dù trên phương diện lý thuyết là có thể giảm trừ, song trên thực tế
lại rất khó vận dụng vì mỗi cá nhân có những hành vi xã hội và đạo đức khác nhau.
Do đó rủi ro tín dụng phát sinh trong trường hợp ngân hàng không thu được
đầy đủ cả gốc và lãi của khoản vay, hoặc là việc thanh toán nợ gốc và lãi không đúng
kỳ hạn thì các khoản đầu tư của ngân hàng sẽ bò quá hạn. Nếu tất cả các khoản đầu tư

của ngân hàng được thanh toán đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn thì ngân hàng không
chòu bất cứ rủi ro tín dụng nào. Trong trường hợp người vay vi phạm hợp đồng tín
dụng, thì việc thu hồi gốc và lãi đầy đủ là không chắc chắn ngân hàng có thể gặp rủi
ro tín dụng.
Bốn chỉ tiêu sau đây được sử dụng rộng rãi nhất trong việc đo lường rủi ro tín
dụng ngân hàng:
1- Tỷ số giữa giá trò các khoản nợ quá hạn so với tổng dư nợ cho vay và
cho thuê:
Nợ quá hạn
Tỷ số

=
Tổng dư nợ cho vay, cho thuê

2- Tỷ số giữa các khoản xóa nợ khoanh so với tổng cho vay và cho
thuê:

Khoản nợ xóa, khoanh
Tỷ số

=
Tổng cho vay, cho thuê

3- Tỷ số giữa phân bổ dự phòng tổn thất tín dụng hàng năm so với tổng
cho vay và cho thuê hay tổng vốn chủ sở hữu:
4- Tỷ số giữa dự phòng tổn thất tín dụng so với tổng cho vay và cho
thuê hay với tổng vốn chủ sở hữu:
Tóm lại: Quá trình hình thành và phát triển quan hệ tín dụng qua các thời đại
xã hội đến nay đã mở ra nhiều hình thức tín dụng đa dạng, phong phú, phù hợp với sự
phát triển của nền kinh tế từng nước trên thế giới, phát huy tốt mặt tích cực, mặt mạnh


16


của vai trò tín dụng, nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng, góp phần
thúc đẩy nền kinh tế phát triển có hiệu quả cao.
Tuy nhiên, mặt xấu, mặt tiêu cực của vai trò tín dụng cũng luôn tồn tại trong
hoạt động tín dụng: khối lượng tín dụng càng lớn thì rủi ro càng nhiều.

17


CHƯƠNG 2
Thực trạng hoạt động tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Vónh Long
2.1. Đặc điểm tình hình kinh tế của tỉnh Vónh Long và hoạt động kinh doanh
của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Vónh Long:
2.1.1. Đặc điểm tình hình kinh tế của tỉnh Vónh Long:
Vónh Long là một tỉnh phù sa nằm giữa Sông Tiền và Sông Hậu, có ưu thế về
cây lành nước ngọt quanh năm, thời tiết có hai mùa mưa nắng, nhiệt độ trung bình là
27,7oC, dân số chủ yếu là nông dân với bản chất chất phát, cần cù lao động, có bản
sắc văn hóa đặc thù của dân tộc Việt Nam với 90% dân tộc Kinh, 10% dân tộc Khơme
và Hoa.
a. Đòa lý tự nhiên:
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng (30/4/1975), Bộ Chính trò Ban Chấp
hành Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam ra nghò quyết số 245/NQ.TW ngày
20/9/1975 về việc bãi bỏ khu. Nghò quyết số 19/NQ ngày 20/12/1975 về việc hợp nhất
tỉnh ở miền Nam. Ngày 12/5/1976, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền
Nam Việt Nam ra nghò đònh về việc giải thể khu, hợp nhất các tỉnh ở miền Nam. Miền
Nam có 21 đơn vò hành chính trực thuộc Trung ương. Tỉnh Cửu Long được thiết lập
trên cơ sở của 2 tỉnh Vónh Long và Trà Vinh. Đơn vò hành chính tỉnh Cửu Long gồm

có: Thò xã Vónh Long, Thò xã Trà Vinh và các huyện: Long Hồ, Bình Minh, Tam Bình,
Trà Ôn, Vũng Liêm, Càng Long, Cầu Kè, Tiểu Cần, Châu Thành, Trà Cú, Cầu
Ngang, Duyên Hải. Đến năm 1981, huyện Long Hồ được tách ra thành 2 huyện Long
Hồ và Mang Thít. Đến năm 1986 huyện Mang Thít được sát nhập vào huyện Long
Hồ, năm 1992 huyện Long Hồ lại tách ra thành 2 huyện Long Hồ và Mang Thít.
Ngày 26/12/1991, kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa VIII đã quyết đònh tách tỉnh
Cửu Long thành 2 tỉnh Vónh Long và Trà Vinh. Tỉnh Vónh Long gồm có Thò xã Vónh
Long và 6 huyện: Long Hồ, Vũng Liêm, Bình Minh, Tam Bình, Trà Ôn và Mang Thít.
Tỉnh Vónh Long là một tỉnh nằm ở trung tâm thuộc khu vực Đồng Bằng Sông
Cửu Long, nằm giữa 2 nhánh chính của sông Cửu Long: Sông Tiền và Sông Hậu, hình
thành một bán cù lao được giới hạn bởi:
- Phía Bắc giáp tỉnh Tiền Giang, có ranh giới là Sông Tiền.
- Phía Đông giáp 2 tỉnh Bến Tre và Trà Vinh.
- Phía Nam giáp tỉnh Cần Thơ, có ranh giới là Sông Hậu.
- Phía Tây giáp tỉnh Đồng Tháp.
Tỉnh lỵ Vónh Long cách Thành phố Hồ Chí Minh – trung tâm kinh tế, văn hóa,
khoa học của cả nước 136 km theo Quốc lộ I về phía Bắc và cách Thành phố Cần Thơ
– trung tâm kinh tế của khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long 30km theo Quốc lộ I về
phía Nam.

18


Tỉnh Vónh Long hiện nay là 1 trong 61 tỉnh thành của nước Cộng Hòa Xã Hội
Chủ Nghóa Việt Nam. Toàn tỉnh đươc phân chia thành 7 đơn vò hành chính: 1 Thò xã
và 6 huyện, có 6 Thò trấn, 7 phường, 94 xã, 802 khóm, ấp. Tỉnh Vónh Long có diện
tích tự nhiên 1.475,19 km2, dân số 1.014.188 người tính đến thời điểm ngày
31/12/2000, mật độ dân số 687 người/km2, là tỉnh có mật độ dân số cao thứ 2 so các
tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long (sau tỉnh Tiền Giang). Tuyệt đại đa số dân cư sống ở
nông thôn (chiếm 85,31%). Người Kinh phân bố đều khắp trên đòa bàn tỉnh. Người

Khơme tập trung ở nông thôn thuộc các huyện: Bình Minh, Tam Bình, Trà Ôn, Vũng
Liêm. Người Hoa tập trung ở Thò xã Vónh Long, Thò trấn Cái Vồn (Bình Minh), Thò
trấn Vũng Liêm, thò trấn Trà Ôn…
Diện tích - dân số - đơn vò hành chính của tỉnh có đến 31/12/2000

Tên

Diện tích
(km2)

Dân số
(người)

Toàn tỉnh
Thò xã Vónh Long
Huyện Long Hồ
Huyện Mang Thít
Huyện Bình Minh
Huyện Tam Bình
Huyện Trà Ôn
Huyện Vũng Liêm

1.475,19
4.793,13
19.298,75
15.777,18
24.441,22
27.972,09
25.839,13
29.397,96


1.014.188
120.717
147.641
98.983
172.262
157.693
145.931
178.973

Mật độ
Dân số
(người/km2)
687
2.519
765
627
705
564
565
582

Đơn vò hành chính
Phường,
thò trấn
13
7
1
1
1

1
1
1


94
4
14
12
16
16
13
19

Ấp,
khóm
802
58
105
108
125
113
125
168

b. Tình hình kinh tế đòa phương
Những thành tựu về kinh tế - xã hội quan trọng của tỉnh Vónh Long trong
những năm qua:
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân là 7,7 năm (cả nước là 7%).
- Thu nhập bình quân đầu người là 4,2 triệu đồng/người/năm (cả nước 3,4 triệu

đồng).
- Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân hàng năm trên 10%.
- Về sản xuất nông nghiệp:
+ Diện tích gieo trồng cây lúa tăng 1,6 lần so với năm 1976. Từ chỗ
chỉ sản xuất một vụ mùa là chủ yếu nay đã phát triển sản xuất 3vụ/năm. Vòng quay
của đất đạt 2,57 vòng.
1976.
1976.

+ Năng suất lúa bình quân đạt 4.346 tấn/ha tăng 83,84% so với năm
+ Sản lượng lương thực đạt gần 1triệu tấn tăng hơn 3 lần so với năm
+ Diện tích vườn tăng 5 lần so với năm 1976.

19


+ Diện tích sản lượng cây rau màu tăng 9 lần so với năm 1976.
+ Chăn nuôi phát triển đạt mức tăng trưởng bình quân hàng năm là
6%.
- Về công nghiệp:
+ Giá trò sản xuất công nghiệp tăng trưởng bình quân 11,35% trong đó
doanh nghiệp quốc doanh tăng bình quân 11,63%, đã có 4 dự án liên doanh và 2 dự án
nước ngoài 100% được cấp phép đầu tư.
+ Có 100% xã, phường, thò trấn đưa được điện lưới quốc gia về đến
trung tâm, có 66,7% hộ có điện sử dụng so với năm 1975 chỉ có 8% hộ dân có điện.
+ Có 100% xã có đường xe 4 bánh, 625/754 ấp thông xe 2 bánh cả 2
mùa mưa nắng; thay thế 2.600 cầu khỉ bằng cầu bêtông và cầu ván.
+ Nhà kiên cố và bán kiên cố chiếm 80%.
+ Hộ nghèo giảm từ 13,8% xuống còn 7,8%
+ Toàn tỉnh đã hoàn thành phổ cập tiểu học và xóa mù chữ từ 1997.


20


Tổng sản phẩm trong tỉnh phân theo cơ cấu ngành kinh tế
Đơn vò: triêu đồng

Năm

Nông nghiệp

Công nghiệp xây

Ngư nghiệp

dựng

Tổng số

Tỷ lệ
1998
1999
2000

3.963.409
4.279.420
4.322.128

2.552.920
2.703.559

2.558.920

Dòch vụ

Tỷ lệ

64,41%
63,17%
59,20%

377.812
441.143
515.547

9,53%
10,31%
11,93%

Tỷ lệ
1.032.677
1.134.718
1.247.661

26,06%
26,52%
28,87%

Tình hình thu chi Ngân sách Nhà nước (Số liệu 12 tháng)
Đơn vò: triệu đồng
Mục lục


1998

Tỷ
lệ
(%)

1999

Tỷ
lệ
(%)

2000

Tỷ lệ
(%)

Tổng thu Ngân sách
Trong đó:
-Thu từ kinh tế QD
-Thuế ngoài quốc doanh
-Thuế nông nghiệp
-Thuế thu nhập
-Thu kết dư

562.327

112


716.151

127

936.467

131

67.208
74.809
55.093
9.905
30.323

103
113
97
141
105

51.676
71.375
56.021
12.720
56.436

0,77
95
102
128

186

71.409
78.106
54.698
13.456
98.827

138
109
98
106
175

Tổng chi ngân sách
Trong đó:
- Chi đầu tư XDCB
- Vốn lưu động
- Chi cho chương trình
mục tiêu

474.692

130

505.542

106

572.407


113

155.233
8.096
13.074

193
120
78

112.335
5.444
13.412

72
67
102

113.047
9.600
13.075

101
176
97

2.1.2. Tình hình hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Ngân Hàng Công Thương
Vónh Long:
a. Lòch sử hình thành chi nhánh:

Thực hiện nghò đònh số 53/HĐBT-NĐ ngày 06/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng
(nay là chính phủ) chuyển hoạt động Ngân hàng thành 2 cấp:
1- Ngân hàng nhà nước là ngân hàng trung ương thực hiện chức năng quản lý
về mặt nhà nước đối với hệ thống ngân hàng.
2- Các ngân hàng chuyên doanh và các tổ chức tín dụng thực hiện chức năng
kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dòch vụ ngân hàng.
Tháng 7/1988 Ngân hàng Công thương Việt Nam được thành lập và đến
tháng 10/1988 Chi nhánh Ngân hàng Công thương Cửu Long được ra đời. Đến năm

21


1992 Chính phủ cho tách tỉnh Cửu Long thành 2 tỉnh: Vónh Long và Trà Vinh. Chi
nhánh Ngân hàng Công thương Vónh Long được ra đời từ đó.
Tại tỉnh Vónh Long, Ngân hàng Nhà nước tách ra làm ba ngân hàng chuyên
doanh và phân chia thò phần như sau:
1- Ngân Hàng Công Thương Vónh Long được tổ chức huy động vốn nội ô thò
xã Vónh Long và đầu tư cho vay các doanh nghiệp thuộc lónh vực công thương nghiệp.
2- Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được tổ chức huy động
vốn trong toàn tỉnh gồm 7 huyện và thò xã Vónh Long đồng thời đầu tư cho vay các
doanh nghiệp thuộc lónh vực nông thôn và nông dân.
3- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển được tổ chức huy động vốn không hạn chế
đòa giới của tỉnh, đồng thời đầu tư cho vay thuộc lónh vực xây dựng cơ bản, cải tiến kỹ
thuật,… cho vay các chương trình, dự án lớn của tỉnh theo vốn chỉ đònh của chính phủ.
Chi nhánh Ngân hàng Công thương Vónh Long là một đơn vò thành viên trực
thuộc Ngân hàng Công thương Việt Nam, với chức năng là kinh doanh tiền tệ, tín
dụng và dòch vụ ngân hàng hạch toán kinh tế toàn ngành chòu sự quản lý của ngành
dọc và chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Vónh Long. Trụ sở chính nằm trên Quốc lộ I,
sau cổng chính đi vào trung tâm thò xã Vónh Long, thuận lợi trong giao dòch với căn
nhà 5 tầng nổi bậc giữa nội ô thò xã tạo ưu thế trong cạnh tranh và thuận lợi trong hoạt

động kinh doanh và dòch vụ ngân hàng.
b. Bộ máy và tổ chức: gồm có
- Ban Giám đốc.
- Có 5 phòng nghiệp vụ tại trụ sở chính là: phòng Kinh doanh, phòng Kế toán,
phòng Ngân quỹ, phòng Thanh tra, kiểm tra nội bộ và phòng Hành chính Tổ chức.
- Có 6 phòng giao dòch (PGD) đặt tại trung tâm các chợ và khu công nghiệp
trong tỉnh như sau:
1. PGD Chợ Vónh Long cách trụ sở chính 2 km, trung tâm Thò xã Vónh
Long.
2. PGD Mỹ Thuận cách trụ sở chính 7km gần khu công nghiệp Mỹ
Thuận.
3. PGD Phước Thọ cách trụ sở chính 2km, cạnh chợ Phước Thọ.
4. PGD Vũng Liêm nằm trên Quốc lộ I, trung tâm huyện Vũng Liêm,
cách trụ sở chính 30km.
5. PGD Bình Minh nằm trên Quốc lộ I, gần khu công nghiệp Bắc Bình
Minh, cách trụ sở chính 20km.
6. PGD Tam Bình nằm trên Quốc lộ I, trung tâm kinh tế của huyện,
cách trụ sở chính 18km.
Tổng số cán bộ công nhân viên là 94, trong đó có: 79 nữ, 15 nam.
Đây là điều kiện không thuận lợi cho một Ngân hàng thương mại đóng trên
một tỉnh nông nghiệp.


: 25 cán bộ quản lý.

22


: 30 nhân viên kiểm ngân.
: 20 nhân viên kế toán.

: 16 nhân viên tín dụng.
Trong đó: 81 người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ đại học và tương đương,
còn lại là trung cấp và trên trung cấp.
Số cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ đã được đào tạo và đào tạo lại,
có thể đáp ứng được yêu cầu mở rộng phát triển của đơn vò.
Có 25 Đảng viên chiếm 30%, 100% Đoàn viên Công đoàn: tỉ lệ khá cao so với
các doanh nghiệp nhà nước khác, thể hiện lực lượng nồng cốt mạnh về chất lượng và
đông về số lượng góp phần thắng lợi trong việc hoàn thành kế hoạch của đơn vò.
Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh chi nhánh có 11 đoàn viên, chiếm
11,7% lực lượng thanh niên ít, nên tuổi đời bình quân của đơn vò là 40 tuổi tương đối
cao, do đó sự năng động nhạy bén trong kinh doanh bò hạn chế, ảnh hưởng phần nào
đến chất lượng, hiệu quả của đơn vò.
2.2. Thực trạng hoạt đọâng tín dụng trong những năm qua (từ 1998-2000):
2.2.1. Nguồn vốn huy động:
Qua tình hình phát triển kinh tế và mức thu nhập bình quân của dân cư trong
tỉnh Vónh Long, Chi nhánh Ngân hàng Công thương Vónh Long đã phát triển thêm các
điểm giao dòch đặt tại trung tâm đô thò có dân cư đông đúc và giao thông thuận lợi.
Kết quả nguồn vốn tăng lên dần qua các năm như sau:
Tình hình huy động vốn từ năm 1998 đến năm 2000
Đơn vò: triệu đồng
Chỉ tiêu

1998

I.Tổng số nguồn huy động
1-Tiền gởi doanh nghiệp
-Tiên gởi không kỳ hạn
-Tiền gởi có kỳ hạn
-Tiền gởi vốn chuyên dùng
-Tiền gởi đảm bảo thanh toán

2-Tiền gởi dân cư
-Tiền gởi không kỳ hạn
-Tiền gởi từ 1 đến 3 tháng
-Tiền gởi từ 6 đến 12 tháng

1999

112.685
50.041
46.175
3.793
73
62.644
5.694
33.160
23.790

167.716
70.767
69.965
563
12
227
96.949
3.124
37.751
56.074

Tỷ lệ
(%)

148,8
141,4
151,5
14,8
16,4
154,8
182,2
113,8
235,7

2000
231.354
107.204
105.475
460
12
1.257
124.150
5.270
35.491
83.389

Tỷ lệ
(%)
137,9
151,5
150,7
81,7
553,7
128

168,7
94
148,71

Trong đó nguồn huy động bằng ngoại tệ cũng tăng trưởng nhanh chóng nhờ
đó đơn vò tự cân đối nhu cầu sử dụng bằng ngoại tệ của khách hàng trong lúc các chi
nhánh khác gặp khó khăn, theo biểu đồ sau đây:
Nguồn vốn huy động bằng VNĐ và ngoại tệ
từ năm 1998 đến năm 2000

23


Đơn vò: tỷ đồng
1998

Chỉ tiêu

VNĐ
Nguồn vốn huy động
Trong đó:
- Tiền gởi DN
- Tiền gởi dân cư
Tỷ lệ tăng (%)

1999
VNĐ

USD


6,7

156,93

10,78

208

23

50
62

6,7

70
86,6

10,4

105
103

23

+24%

+10%

+40%


+60%

+32,5%

112

USD

2000
VNĐ

USD

+113,35
%

2.2.2. Nghiệp vụ cho vay:
Song song với việc huy động nguồn vốn không ngừng tăng lên, chi nhánh
Ngân hàng Công thương Vónh Long đã bám sát chỉ đạo của chính phủ, đòa phương và
của ngành qua đó chủ động tìm kiếm được thò trường tiêu thụ, tiếp cận được các dự
án lớn như: điện, nước, nông thôn, cải tạo nâng cấp, mở rộng cải tiến cơ sở vật chất
của xí nghiệp.
Qua đó giữ được khách hàng truyền thống và ngày càng tăng thêm khách
hàng mới, tốc độ tăng trưởng dư nợ luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn
huy động góp phần tăng trưởng kinh tế tại đòa phương trong các năm qua.

24



×