Tải bản đầy đủ (.docx) (53 trang)

Báo cáo thực tập quy trình mô hình chăn nuôi thú y

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.9 MB, 53 trang )

SỞ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TỈNH CÀ MAU
TRƯỜNG TRUNG CẤP KINH TẾ - KỸ THUẬT
KHOA KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP

BÁO CÁO THỰC TẬP QUY TRÌNH - MÔ HÌNH
(CHUYÊN NGÀNH CHĂN NUÔI THÚ Y)
Đơn vị thực tập: TRẠM CHĂN NUÔI VÀ THÚ Y HUYỆN THỚI BÌNH

GVHD: DƯ PHƯƠNG TRANG ĐÀI

HSTH: NGUYỄN HUỲNH NHƯ
Lớp: Chăn nuôi Thú y
Khóa: 18
Năm học: 2017-2019
MSHS: 17V100039

Thới Bình, 05/2019


SỞ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TỈNH CÀ MAU
TRƯỜNG TRUNG CẤP KINH TẾ - KỸ THUẬT
KHOA KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP

BÁO CÁO THỰC TẬP QUY TRÌNH - MÔ HÌNH
(CHUYÊN NGÀNH CHĂN NUÔI THÚ Y)
Đơn vị thực tập: TRẠM CHĂN NUÔI VÀ THÚ Y HUYỆN THỚI BÌNH

GVHD: DƯ PHƯƠNG TRANG ĐÀI

HSTH: NGUYỄN HUỲNH NHƯ
Lớp: Chăn nuôi Thú y


Khóa: 18
Năm học: 2017-2019
MSHS: 17V100039

Thới Bình, 05/2019


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình học và thực hiện bài báo cáo này. Tôi đã nhận
được sự giúp đỡ rất nhiều từ gia đình, bạn bè và quý thầy cô. Tôi xin chân thành gửi
lời cảm ơn đến Quý thầy cô Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Cà Mau đã tận
tình dạy bảo, truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn cho tôi trong suốt
khóa học, làm nền tảng để tôi hoàn thành báo cáo thực tập mô hình.
Xin cảm ơn Cô Dư Phương Trang Đài – Khoa Kỹ Thuật Nông Nghiệp đã tận
tình chỉ dạy, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong thực hiện báo cáo này.
Xin cảm ơn các anh, chị công tác tại Trạm Thú Y huyện Thới Bình đã nhiệt
tình giúp đỡ và hướng dẫn trong thời gian tôi thực tập tại đơn vị.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến gia đình, người thân, bạn bè đã
động viên, chia sẽ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện báo cáo.
Xin chân thành cảm ơn!
Thới Bình, ngày…..tháng…..năm 2019

Học sinh thực hiện

Nguyễn Huỳnh Như


LỜI NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................

.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Thới Bình, ngày tháng

năm 2019

TRƯỞNG TRẠM



MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC HÌNH...................................................................................................i
DANH MỤC BẢNG.................................................................................................ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...................................................................................iii
BÀI 1: XÁC ĐỊNH GIỐNG VÀ NGUỒN GỐC GIỐNG.........................................1
1.1.Giống heo Yorkshire............................................................................................1
1.2.Giống heo Landrace.............................................................................................2
1.3.Giống heo Duroc.................................................................................................3
1.4.Phương pháp chọn giống.....................................................................................4
1.5.Tổ chức quản lý công tác giống vật nuôi.............................................................5
1.6.Kỹ thuật xác định giống.......................................................................................5
BÀI 2: KỸ THUẬT TRUYỀN GIỐNG....................................................................6
1.1.Huấn luyện giống gia súc....................................................................................6
1.2.Kỹ thuật gieo tinh nhân tạo trên thú...................................................................10
1.3.Kỹ thuật truyền giống........................................................................................12
BÀI 3: PHỐI HỢP KHẨU PHẦN THỨC ĂN CHO VẬT NUÔI, BẢO QUẢN
THỨC ĂN...............................................................................................................14
1.1.Tiêu chuẩn ăn và khẩu phần ăn..........................................................................14
1.2.Các nguồn thức ăn thông dụng cho vật nuôi......................................................14
1.3.Phương pháp phối trộn thức ăn cho vật nuôi theo giai đoạn..............................14
BÀI 4: KỸ THUẬT CHĂN NUÔI (Tại nơi học tập)...............................................16
1.1.Kỹ thuật xây dựng chuồng trại trong chăn nuôi heo.........................................16
1.2.Quy trình kỹ thuật chăn nuôi heo thịt................................................................19
BÀI 5: DƯỢC LÝ THÚ Y.......................................................................................22
1.1.Vimefloro fdp 100ml.........................................................................................22
1.2.Bio-Enrofloxaxin 100........................................................................................23
1.3.Dexa VMD 100ml.............................................................................................23
1.4.Penstrep huyễn dịch tiêm 100ml (Vemedim).....................................................24

1.5.B.Complex ADE 100ml (Vemedim)..................................................................25
1.6.Atropin 100ml (Mevedim).................................................................................26
1.7.Vitamin K3 0.5% 100ml (MeKoVet).................................................................26
1.8.Vime-C 1000 100ml..........................................................................................27
1.9.Oxytoxin 100 (Vemedim)..................................................................................28
1.10.Vime- Canlamin 100ml....................................................................................29


1.11.Thuốc gây tê lidocaine.....................................................................................30
1.12.Analgindex (Vemedim)...................................................................................30
1.13.Marflo-45%.....................................................................................................31
BÀI 6: CHẨN ĐOÁN VÀ PHÒNG TRỊ BỆNH CHO VẬT NUÔI........................33
1.1.Phương pháp lấy mẫu bệnh phẩm......................................................................33
1.2.Phương pháp phát hiện bệnh..............................................................................33
1.3.Phương pháp tiêm và truyền dịch cho vật nuôi..................................................34
1.4.Phương pháp điều trị..........................................................................................35
1.5.Tiêm phòng (lịch chủng ngừa các nhóm thú thường gặp ở địa phương)............37
BÀI 7: VỆ SINH SÁT TRÙNG...............................................................................39
1.1.Vệ sinh thức ăn, nước uống...............................................................................39
1.2.Vệ sinh sát trùng chuồng trại trong chăn nuôi...................................................39
1.3.Vệ sinh nhân lực................................................................................................39
1.4.Vệ sinh dụng cụ, trang thiết bị chăn nuôi...........................................................39
1.5.Xử lý chất thải trong chăn nuôi..........................................................................40
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Heo Yorkshire tại địa phương thực tập
Hình 2: Heo Landrace tại địa phương
Hình 3: Heo Duroc tại địa phương

Hình 4: Mái che bằng tol tại hộ chăn nuôi tham quan
Hình 5: Máng ăn thức ăn tinh cho heo
Hình 6: Núm uống nước tự động tại chuồng nuôi
Hình 7: Nhãn chai thuốc Vimefloro fdp
Hình 8: Nhãn chai thuốc Bio-Enrofloxaxin 100
Hình 9: Nhãn chai thuốc Dexa VMD
Hình 10: Nhãn chai thuốc Penstrep
Hình 11: Nhãn chai thuốc B.complex ADE
Hình 12: Nhãn chai thuốc Atropin
Hình 13: Nhãn chai Vitamin K3 0.5%
Hình 14:Nhãn chai Vime-C 1000
Hình 15: Nhãn chai thuốc Oxytoxin 100
Hình 16: Nhãn chai thuốc Vime- Canlamin
Hình 17: Nhãn chai thuốc Analgindex
Hình 18: Nhãn chai thuốc Marflo-45%
Hình 19: Mô hình Biogas xử lý chất thải tại hộ chăn nuôi heo

1


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Tuổi huấn luyện heo đực giống
Bảng 2: Lịch tiêm chủng cho chó
Bảng 3: Lịch tiêm chủng cho heo

2


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


- TT

- Thể trọng

- Pss

- Trọng lượng sơ sinh

- Pcs

- Trọng lượng cai sữa

3


BÀI 1: XÁC ĐỊNH GIỐNG VÀ NGUỒN GỐC GIỐNG
1.1. Giống heo Yorkshire

Hình 1: Heo Yorkshire tại địa phương thực tập
 Nguồn gốc
Heo Yorkshire là một giống heo nuôi có nguồn gốc ở Yorkshire, nước Anh.
Được công nhận đầu tiên vào năm 1868, giống heo nuôi này là tổ tiên của heo
Yorkshire Mỹ (chỉ gọi là đơn giản là Yorkshire) tại Bắc Mỹ.
Giống heo này hiện tại được các hộ dân tại địa phương mua từ các trang trại
heo lớn trong tỉnh Cà Mau như trại heo Hai Huê, trại heo An Xuyên… hay từ Trung
tâm giống nông nghiệp tỉnh Cà Mau.
 Đặc điểm
Về ngoại hình: Giống heo Yorkshire có tầm vóc to hơn. Toàn thân có màu
trắng, lông dày và mềm, tai mỏng đứng thắng hoặc hơi hướng về phía trước, vai đầy
đặn, ngực sâu rộng, lưng hông rộng và bằng, mình dài, xương sườn nở, bốn chân to

khỏe, đùi to tròn, móng chân chắc chắn.
Về khả năng sản xuất: Yorkshire thành thục sớm, sinh trưởng nhanh. Trọng
lượng sơ sinh đạt 1 – 1,2 kg; 2 tháng tuổi đạt 17 kg; 3 tháng tuổi đạt 26 kg; 4 tháng
tuổi đạt 37 kg; 5 tháng tuổi đạt 51 kg; 6 tháng tuổi đạt 65 kg; 7 tháng tuổi đạt 79 kg;
8 tháng tuổi đạt 90 kg; 10 tháng tuổi đạt 126 kg. Heo trưởng thành con đực cân

1


nặng tới 450 kg, con cái nặng 280 – 350 kg. Yorkshire có khả năng sinh sản cao:
trung bình đẻ 10 – 12 con/lứa, sức tiết sữa cao (60 – 80 kg).
1.2. Giống heo Landrace

Hình 2: Heo Landrace tại địa phương
 Nguồn gốc:
Heo Landrace có nguồn gốc Đan Mạch, được hình thành vào khoảng 19241925. Heo Landrace được tạo thành bởi quá trình lai tạo giữa giống heo
Youtland (có nguồn gốc Đức) với giống heo Yorkshire (có nguồn gốc từ Anh).
Giống heo này hiện tại được các hộ dân tại địa phương mua từ các trang trại
heo lớn trong tỉnh Cà Mau như trại heo Hai Huê, trại heo An Xuyên… hay từ Trung
tâm giống nông nghiệp tỉnh Cà Mau.
 Đặc điểm
Về ngoại hình: Toàn thân có màu trắng tuyền, đầu nhỏ, dài, tai to dài rủ
xuống kín mặt, cổ nhỏ và dài, mình dài, vai, lưng, mông, đùi rất phát triển. Toàn
thân có dáng hình thoi nhọn, đây là giống heo tiêu biểu cho hướng nạc.
Về khả năng sản xuất: có khả năng sinh sản cao, mắn đẻ và đẻ nhiều, trung
bình đạt 1,8 – 2 lứa/năm. Mỗi lứa đẻ 10 -12 con, Pss trung bình đạt 1,2 – 1,3 kg, Pcs
từ 12 – 15 kg. Sức tiết sữa từ 5 – 9 kg/ngày. Có rất nhiều ưu điểm: Sinh sản tốt, tăng
trong nhanh, tiêu tốn thức ăn thấp, tỷ lệ nạc cao và chất lượng thịt tốt. Heo có khả
năng tăng trọng từ 750-800 g/ngày, 6 tháng tuổi heo thịt có thể đạt 105-125 kg. Khi
trưởng thành con đực nặng tới 400 kg, con cái 280-300 kg.

1.3. Giống heo Duroc
2


Hình 3: Heo Duroc tại địa phương
 Nguồn gốc
Heo Duroc có nguồn gốc từ miền Đông nước Mỹ và vùng CornBel nhưng
hiện nay đã hiện diện khắp nơi trên thế giới vì chúng cho năng suất cao và tỷ lệ nạc
khá lớn, ít mỡ. Giống heo này hiện tại được các hộ dân tại địa phương mua từ các
trang trại heo lớn trong tỉnh Cà Mau như trại heo Hai Huê, trại heo An Xuyên… hay
từ Trung tâm giống nông nghiệp tỉnh Cà Mau.
 Đặc điểm
Về ngoại hình: Toàn thân có màu hung đỏ, đầu to vừa phải, mõm dài, tai to
và dài, cổ nhỏ và dài, mình dài, vai – lưng – mông – đùi rất phát triển. Giống heo
Duroc là giống heo tiêu biểu cho hướng nạc, có tầm vóc trung bình so với các giống
heo ngoại.
Về khả năng sản xuất: có khả năng sinh sản tương đối cao, trung bình đạt 1,7
– 1,8 lứa/năm. Mỗi lứa đẻ từ 9 đến 11 con, Pss heo con trung bình đạt 1,2 – 1,3 kg,
Pcs 12 – 15 kg. Sức tiết sữa của heo đạt 5 – 8 kg/ngày. Có nhiều ưu điểm như tăng
trọng nhanh, tiêu tốn thức ăn thấp, tỷ lệ nạc cao và chất lượng thịt tốt. Heo có khả
năng tăng trọng từ 750 – 800 g/ngày, 6 – 19 tháng tuổi heo thịt có thể đạt 105 – 125
kg. Con đực trưởng thành nặng tới 370 kg, con cái 250 – 280 kg.
1.4. Phương pháp chọn giống
3


1.4.1.

Phương pháp chọn lọc lần lượt


Theo phương pháp này, việc chọn lọc chỉ tiến hành trên một tính trạng cho
đến khi đạt được kết quả cải tiến vừa ý, sau đó chọn lọc tiếp theo tính trạng khác.
Hiệu quả của các phương pháp này phụ thuộc phần lớn vào sự kết hợp di
truyền của các tính trạng cần chọn lọc. Nếu những tính trạng này có tương quan
dương, phương pháp sẽ có kết quả tốt. Nếu chúng di truyền tương đối độc lập nhau
thì hiệu quả chọn lọc sẽ kém và di truyền tương quan âm sẽ làm giảm hiệu quả chọn
lọc.
Phương pháp này kéo dài thời gian chọn lọc qua nhiều thế hệ do đó sẽ không
có kết quả tốt đối với các loài thú có khoảng cách thế hệ dài. Nếu nhà chọn giống
thay đổi mục tiêu nhiều lần thì phương pháp này sẽ không mang lại hiệu quả tốt.
1.4.2.

Phương pháp loại thải độc lập

Theo phương pháp này, có thể tiến hành chọn lọc đồng thời nhiều tính trạng.
Người ta đặt ra cho mỗi tính trạng một tiêu chuẩn tối thiểu về kiểu hình mà con vật
phải đáp ứng để được chọn lọc làm giống. Nếu con vật không đạt tiêu chuẩn tối
thiểu của một tính trạng nào đó nó sẽ bị loại.
So với phương pháp chọn lọc lần lượt, phương pháp này có ưu điểm hơn vì
có thể chọn lọc cùng lúc nhiều tính trạng nên mất ít thời gian, ít tốn kém. Tuy nhiên
nó có thể khiến ta loại bỏ một số cá thế rất ưu tú về một tính trạng.
1.4.3.

Phương pháp chỉ số chọn lọc

Theo phương pháp này, người ta xác định một cách riêng lẻ giá trị mỗi tính
trạng cần chọn lọc và cộng tất cả các giá trị ấy sẽ được một điểm tổng cộng. Những
con vật có tổng số điểm cáo nhất sẽ được giữ lại làm giống.
Như vậy, ảnh hưởng của mỗi tính trạng đến chỉ số cuối cùng sẽ được xác
định bằng điểm số mà tính trạng sẽ được đánh giá trong mối tương quan với các

tính trạng khác. Các tính trạng sẽ được cho điểm tùy theo giá trị kinh tế của nó, theo
độ di truyền và tương quan di truyền giữa các tính trạng.
Phương pháp này có hiệu quả hơn phương pháp loại thải độc lập vì nó cho
phép ta có thể giữ lại những cá thể tuy kém về một vài tính trạng nhưng lại trội hơn
ở những tính trạng khác.

4


Nếu chỉ số chọn lọc được xây dựng đúng đắn chính xác, nó sẽ có hiệu quả
hơn những phương pháp kia vì tiết kiệm được công sức và thời gian để cải thiện
tính di truyền.
1.5. Tổ chức quản lý công tác giống vật nuôi
Trong chăn nuôi lấy giống làm đơn vị chính, công tác giống vật nuôi gồm hai
nhiệm vụ cơ bản là chọn giống và nhân giống vật nuôi. Để duy trì cơ cấu của một
giống, công tác giống bao gồm các khâu chính sau đây:
- Tạo điều kiện ngoại cảnh thích hợp để những đặc tính di truyền thể hiện
đúng phẩm chất giống.
- Trong một dòng phải xây dựng những nhóm gia súc khác biệt nhau.
- Theo dõi sự biến đổi sức sản xuất, sinh sản của giống để chọn lọc những thú
tốt nhất bằng các phương pháp hiện đại.
- Tiến hành việc chọn đôi giao phối có kế hoạch, kỹ thuật.
- Tổ chức so sánh, ghi chép, theo dõi, quản lý các con giống.
1.6. Kỹ thuật xác định giống
Việc xác định các giống vật nuôi cần dựa vào các yếu tố chính sau:
- Tính trạng chất lượng: các đặc điểm biểu hiện bên ngoài của chúng có thể
phân biệt được với nhau rõ ràng, có thể xác định bằng một tính từ như: màu sắc
lông, màu sắc da, hình dáng mào gà (mào cờ, mào sít...), hình dáng tai heo, móng
(chẻ, chụm,...)…các tính trạng này chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi tính di truyền, môi
trường sống cũng ảnh hưởng nhưng không rõ nét bằng tính di truyền.

- Tính trạng số lượng: các đặc điểm mà biểu hiện ra bên ngoài không phân biệt
với nhau rõ ràng, thường phải biểu hiện ra qua nhiều trạng thái trung gian cho nên
không thể dùng một tính từ để xác định, mà phải dùng thống kê qua số liệu được
cân, đong, đo, đếm và dùng phương pháp thống kê phân tích độ chính xác của số
liệu như: khối lượng, chiều cao, chiều dài, sản lượng thịt, sữa, tốc độ sinh trưởng...
Giữa tính trạng số lượng và điều kiện sống có mối quan hệ chặt chẽ, mặc dù
biến dị của các tính trạng này có cơ sở di truyền nhưng điều kiện sống giữ một vai
trò hết sức quan trọng. Trong chăn nuôi, phần lớn các tính trạng số lượng đều mang
giá trị kinh tế của con giống.
- Ngoài ra tập tính (habit) và trạng thái thần kinh cũng là những đặc điểm của
giống.
5


BÀI 2: KỸ THUẬT TRUYỀN GIỐNG
1.1. Huấn luyện giống gia súc
1.1.1. Yêu cầu kỹ thuật của giá nhảy
Để lấy được tinh gia súc đực cần phải có giá nhảy thích hợp. Tùy theo dụng
cụ lấy tinh hoặc phương thức lấy tinh, tầm vóc của con đực mà thiết kế kiểu giá
nhảy cho phù hợp. Yêu cầu chung của một giá nhảy là:
- Thân và chân giá phải vững chắc đảm bảo an toàn cho gia súc và người khi
huấn luyện cũng như là khi gia súc nhảy giá.
- Có độ cao phù hợp với con đực để khi nhảy giá gia súc có cảm giác thoải
mái như nhảy lên lưng con nái thật. Độ cao có thể cố định hoặc tạo thành từng nấc ở
chân giá để nâng thân giá lên hay hạ xuống một cách dễ dàng (có thể dùng kích để
điều chỉnh thân giá theo ý muốn).
- Thân giá có độ dài vừa đủ để gia súc đực khi nhảy giá xuất tinh có thể gác
mõm lên đầu thân giá.
- Hai bên thân giá phải có chỗ cho heo đực bám khi nhảy giá giống như bao
ôm con cái đồng thời để tạo sự vững chắc cho gia súc đực khi xuất tinh. Có thể tạo

vài "mấu" ở 2 bên sườn ngang tầm vai giá nhảy. Khoảng cách mấu xa, gần khác
nhau sao cho phù hợp với tầm vóc của gia súc.
- Vệ sinh thuận tiện sau mỗi lần lấy tinh: dễ rửa và mau khô, không bị ám mùi
hôi tanh của tinh dịch.
1.1.2. Tuổi huấn luyện và thời gian sử dụng gia súc đực
a. Ở Heo
Tùy theo giống, độ thành thục tính dục mà tuổi bắt đầu huấn luyện nhảy giá,
lấy tinh cũng khác nhau. Tuổi và khối lượng trung bình heo đực khi bắt đầu huấn
luyện lấy tinh ở một số giống heo được quy định như sau:
Bảng 1: Tuổi huấn luyện heo đực giống
Tuổi huấn
Khối lượng cơ
luyện (tháng)
thể (kg)
Heo đực ngoại thuẫn hoặc lai (ngoại x ngoại)
8-9
70 - 80
Heo đực lai (ngoại x nội)
6-7
50 - 60
Heo đực nội
5-6
25 - 30
Nguồn: Nguyên Đức Hùng, giáo trình truyền giống nhân tạo vật nuôi.
Heo đực giống

Tuổi heo đực nhảy giá lấy tinh là tuổi bắt đầu sử dụng tinh dịch trong thụ tinh
nhân tạo tốt nhất. Mức độ khai thác sử dụng heo đực phụ thuộc vào chế độ dinh
6



dưỡng, thời tiết, mùa vụ, tuổi và chất lượng tinh dịch của con đực... Thời gian sử
dụng heo đực giống nên tốt nhất trong khoảng từ 2,5-3 năm, không nên sử dụng heo
đực giống quá 4 năm tuổi.
b. Ở Trâu, Bò
Tuổi thành thục về tính của bò đực phụ thuộc vào giống, cá thể, mùa vụ, thời
tiết, đặc biệt là chế độ chăm sóc nuôi dưỡng. Nhìn chung, tuổi thành thục về tính
của bò biến động từ 12 - 18 tháng tuổi. Trong cùng một điều kiện nuôi dưỡng, các
giống bò sữa thành thục về tính sớm hơn bò thịt và bò cày kéo. Sau khi thành thục
về tính, dịch hoàn của bò vẫn tiếp tục phát triển về khối lượng, số lượng tinh trùng
cũng tăng lên ở mỗi lần xuất tinh và ổn định ở độ tuổi 20-24 tháng. Thời gian khai
thác tinh dịch của bò đực được tiến hành ngay sau khi huấn luyện đến 7-8 tuổi,
nhưng tốt nhất là ở độ tuổi từ 3-6 năm.
Tuổi thành thục về tính của trâu muộn hơn bò. Trong điều kiện nuôi dưỡng
tết, tuổi thành thục về tính của trâu từ 1 8-24 tháng tuổi, tuổi bắt đầu sử dụng là lúc
24 tháng tuổi và có thể sử dụng đến 4-5 năm tuổi.
c. Ở Dê
Tuổi huấn luyện dê, cừu đực nhảy giá lấy tinh có thể bắt đầu vào lúc 7 - 8
tháng tuổi vì lúc này dê, cừu đực đã thành thục về tính dục.
1.1.3. Phương pháp huấn luyện
a. Ở Heo
* Kích thích tính dục: Đưa heo đực vào phòng lấy tinh, đến cạnh giá nhảy,
dùng tay kích thích bao dương vật, kết hợp với âm thanh "kích động" để dương vật
cương cứng và tiết dịch ở qui đầu. Có thể dùng chất keo nhầy trong tinh dịch của
một heo đực khác hoặc dịch âm hộ của heo nái động dục bôi vào phần sau của giá
nhảy, đưa heo đực cần huấn luyện đến ngửi, đồng thời kích thích dương vật heo đực
để heo đực hưng phấn và nhảy giá.
* Cưỡng bức kích thích: Đối với heo nhút nhát người ta có thể huấn luyện
bằng cách: một người ôm 2 bên vai heo đực, giữ cho heo đực ôm ghì vào giá nhảy
giống như tư thế giao phối, một người khác dùng tay kích thích vào bao dương vật

để heo đực thò dương vật ra ngoài. Sau vài lần, heo đực mạnh dạn hơn, quen với giá
nhảy và có thể tự động nhảy lên giá dễ dàng. Lúc đó, cần chuẩn bị sẵn sàng tạo điều
kiện cho heo đực xuất tinh.
7


* Tham quan: Cố định heo đực cần huấn luyện ở vị trí mà nó có thể quan sát
được một heo đực khác đã nhảy giá thành thạo và xuất tinh. Sau khi lấy tinh xong,
đưa heo đực đã nhảy giá ra khỏi phòng lấy tinh, cho heo đực cần huấn luyện vào
phòng lấy tinh quan sát giá nhảy và ngửi mùi tinh dịch của heo đực vừa nhảy, kết
hợp với kích thích bao dương vật và tạo âm thanh "kích động” cho heo đực cần
huấn luyện hưng phấn đòi giao phối. Tiến hành cho tham quan một số lần, khi heo
đực cần huấn luyện có dấu hiệu muốn nhảy giá và cương cứng dương vật, cần tạo
điều kiện để cho heo đực xuất tinh.
* Dùng heo nái: Nếu các phương pháp huấn luyện trên không đạt kết quả,
người ta phải dùng heo nái để kích thích heo đực nhảy giá (đây là phương pháp bất
đắc dĩ). Trước hết, dùng một heo nái nhỏ cho vào gầm giá nhảy (hoặc cho nằm lên
trên lưng giá nhảy) và ép cho heo đực tiếp cận với giá nhảy, tìm mọi cách kích thích
nó trèo lên giá nhảy để lấy tinh. Phương pháp này đòi hỏi người huấn luyện phải
kiên nhẫn. Nếu như sau nhiều lần tập luyện mà heo đực cố tình không nhảy giá, cần
sử dụng heo nái động dục để gây kích thích. Đưa heo nái động dục ở thời kỳ mê ỳ
vào gầm giá nhảy, giữ cho heo nái ổn định. Đưa heo đực vào phòng lấy tinh. Heo
đực đến giá nhảy thấy heo cái động dục đòi bao, ôm. Kết hợp dùng tay kích thích
dương vật heo đực, kích thích tính dục, dương vật cương cứng, heo đực sẽ nhảy lên
giá và người huấn luyện sẽ lấy được tinh dịch của heo huấn luyện. Tuy nhiên,
không nên lạm dụng phương pháp này vì khi heo đực đã ngửi được mùi heo cái
động dục, có thể lần sau nó tiếp tục đòi heo cái động dục.
b. Ở Trâu, Bò
* Phương pháp thay thế
Dùng bò cái động dục tự nhiên hoặc nhân tạo (bằng cách tiêm kích dục tố)

đứng làm giá nhảy (giá nhảy tự nhiên) để huấn luyện bò đực lấy tinh qua âm đạo
giả. Các lần sau thay bò cái động dục bằng bò cái không động dục hoặc bò đực hoặc
bò đực thiến khác. Tuy nhiên, khi dùng bò thay thế nên có cùng màu sắc, tầm vóc
và thuần tính. Bò đực tơ (chưa giao phối lần nào) dễ chấp nhận các các điều kiện
thay thế hơn so với bò đực đã giao phối tự nhiên nhiều lần.
* Phương pháp tham quan
Cho bò đực đang trong thời gian huấn luyện đứng cách xa từ 10 -15 m để
quan sát một bò đực khác nhảy giá và xuất tinh thành thạo qua âm đạo giả một số
8


lần. Khi quan sát quá trình nhảy giá, bò đực cần huấn luyện có phản xạ cương cứng
dương vật thì dẫn ngay vào gần giá nhảy để bò đực nhảy giá và xuất tinh qua âm
đạo giả, 2-3 ngày sau lặp lại và tiếp lục như vậy cho đến khi thành thạo
* Phương pháp kết hợp
Có thể kết hợp hai phương pháp tham quan và thay thế để huấn luyện đối với
bò đực giống "khó tính" hoặc đối với đực giống Zêbu (Bosindicus). Phương pháp
huấn luyện trâu đực nhảy giá cũng tương tự như ở bò, tuy nhiên, do một số đặc
điểm sinh lý sinh dục của trâu đực thường chậm và kém hơn bò đực, nên trong huấn
luyện trâu đực lấy tinh cần thời gian lâu hơn, người huấn luyện phải kiên trì và linh
hoạt.
c. Ở Dê
Tuổi huấn luyện dê, cừu đực nhảy giá lấy tinh có thể bắt đầu vào lúc 7 - 8
tháng tuổi vì lúc này dê, cừu đực đã thành thục về tính dục. Phương pháp huấn
luyện được áp dụng như đối với trâu. bò. Để làm giá nhảy có thể dùng giá nhảy tự
nhiên như dê, cừu cái động dục hoặc không động dục. Cũng có thể dùng giá nhảy
nhân tạo bằng da súc vật nhồi, giá gỗ có phủ bạt, cao su hoặc bộ lông súc vật cùng
loại.
1.1.4. Một số chú ý khi huấn luyện gia súc đực nhảy giá
Huấn luyện heo đực nhảy giá không nên đơn thuần coi giá nhảy là đối tượng

duy nhất. Để tạo ra phản xạ nhảy giá xuất tinh là cả một hệ thống tác động đồng bộ
gây phản xạ có điều kiện. Sau khi huấn luyện và lấy tinh cần có một số động tác ổn
định nào đó góp vào hệ thống phản xạ có điều kiện cho gia súc đực như: xuất tinh
xong, xuống giá nhảy cho ăn 1 -2 quả trứng gà tươi cần chú ý đến chế độ nuôi
dưỡng, chăm sóc. Trước khi huấn luyện khoảng 1 tháng, khẩu phần ăn cần đảm bảo
đầy đủ chất dinh dưỡng theo tiêu chuẩn quy định. Có chế độ vận động thích hợp
cho từng loại đực giống. Thực hiện việc tắm chải sạch sẽ và xoa kích thích vùng
sinh dục của đực giống thường xuyên. Tuyệt đối không đối xử thô bạo đối với đực
giống kể cả khi đực giống không có ham muốn giao phối.
- Đực giống cần nhốt riêng xa đàn cái để không bị tác động của con cái. Khi
vào phòng huấn luyện lấy tinh chỉ có đối tượng duy nhất là giá nhảy.
- Phải kiên trì tập luyện, ổn định các yếu tố huấn luyện. Tùy từng cá tính của
đực giống để có phương pháp huấn luyện phù hợp. Quá trình huấn luyện phải liên
9


tục, tuyệt đối không được làm gián đoạn thời gian khi tập luyện, nhất là khi con đực
có dấu hiệu nhảy giá. Khi đực giống đã có phản xạ nhảy giá cần củng cố phản xạ
bằng cách luyện tập thường xuyên.
- Trong quá trình huấn luyện phải linh hoạt, tránh máy móc, đơn điệu một
phương pháp nào đó. Nếu đực giống không chịu tiếp thu, cần thay đổi phương pháp
cho thích hợp với từng cá thể. Thời gian huấn luyện cũng cần linh hoạt theo thời
tiết, khí hậu (mùa hè có thể huấn luyện sớm hơn mùa đông).
- Đối với trâu, bò, dê phản xạ xuất tinh diễn ra trong một thời gian rất ngắn, vì
vậy thao tác của người huấn luyện, khai thác phải nhanh nhẹn, khéo léo và chính
xác.
1.2. Kỹ thuật gieo tinh nhân tạo trên thú
 Dụng cụ dẫn tinh
Cần phải chuẩn bị đầy đủ các phương tiện sau: dẫn tinh quản, lọ đựng tinh, xi
ranh dùng để dụng và bơm tinh dịch, giấy vệ sinh, dầu bôi trơn (vaseline), găng

tay. Những vật liệu này được làm bằng các chất liệu không độc cho tinh trùng.

 Chuẩn bị dụng cụ
- Vô trùng dụng cụ dẫn tinh: dụng cụ dẫn tinh được luộc trong nước sạch, sôi
trong 15 phút. Sau đó vẩy ráo nước. Dùng 5-10ml dung dịch nước muối sinh lý
hoặc 3-5ml tinh dịch đã pha loãng hoặc môi trường pha loãng để tráng lại lòng dẫn
tinh quản. Dùng dầu bôi trơn bôi 2/3 mặt ngoài phía đầu dẫn tinh quản.
- Chuẩn bị tinh dịch đảm bảo về thể tích và số lượng tinh trùng tiến thẳng
trong 1 liều dẫn:
+ Nâng dần nhiệt độ lọ tinh bằng cách cầm nắm trong lòng bàn tay (đến khi lọ
tinh không còn lạnh là được).
+ Về thể tích và số tinh trùng có hoạt động tiến thẳng cần thiết cho một liều
dẫn tinh, ví dụ như sau:
 Đối với heo nái nội: 30ml tinh pha, đảm bảo 0.5-1 tỷ tinh trùng tiến thẳng.
 Đối với heo nái lại: 60ml tinh pha, đảm bảo 1-1.5 tỷ tinh trùng tiến thẳng.
 Đối với heo nái ngoại: 90ml tinh pha, đảm bảo 1.5-2 tỷ tinh trùng tiến
thẳng. (nếu sử dụng xi lanh thì rót tinh dịch từ từ vào xi lanh theo thành ống, tuyệt
đối không lắp xi lanh vào dẫn tinh quản rồi hút tinh dịch, làm sục tinh dịch, ảnh
hưởng đến chất lượng tinh trùng)
10


 Chuẩn bị con nái
Cần quan sát triệu chứng động dục, xác định thời điểm dẫn tinh thích hợp.
Thời điểm dẫn tinh, xác định từ lúc con nái bắt đầu động dục. Ví dụ:
- Heo nái nội: Cuối ngày thứ hai sang đầu ngày thứ ba.
- Héo nái lai và heo ngoại: cuối ngày thứ ba sang đầu ngày thứ 4.
Trước khi phối phải vệ sinh sạch sẽ con cái, nhất là bộ phận sinh dục.
Kích thích heo cái từ 3 – 5 phút theo kiểu tỏ tình của con đực bằng cách ngồi
hay tỳ tay, đặt bao cát trên lưng con nái.


 Thao tác dẫn tinh
Bước 1: Bôi trơn ống dẫn tinh.
Bước 2: Vạch âm hộ đưa ống dẫn tinh vào đường sinh dục con cái lệch 1 góc
lên trên 30 - 450 so với mặt phẳng lưng và xoay nhẹ ống dẫn ngược chiều kim đồng
hồ.
Bước 3: Nhẹ nhàng vừa kéo ra, đẩy vào để đưa ống dẫn tinh vào đến cổ tử
cung (khoảng 25-27cm).
Bước 4: Tiếp tục kích thích heo cái để đưa ống dẫn tinh khớp vào cổ tử cung
(sẽ có cảm giác nặng tay khi ống dẫn tinh vào cổ tử cung).
Bước 5: Lắp lọ tinh đã được làm ấm vào ống dẫn tinh và bơm tinh (nếu dẫn
tinh bằng xi lanh thì rót tinh dịch chảy nhẹ từ từ vào thành xi lanh, lắp pít tông tinh
quản).
Bước 6: Tiếp tục kích thích con cái và để tinh dịch chảy từ từ vào tử cung
(chú ý để lọ tinh cao hơn mông heo cái). Thời gian bơm tinh là 5 – 10 phút, ít nhất
là 3 phút.
Bước 7: Sau khi bơm tinh xong, nhẹ nhàng rút dẫn tinh quản ra khỏi đường
sinh dục heo cái cùng chiều kim đồng hồ rồi vỗ mạnh vào mông thú.
Bước 8: Vệ sinh dụng cụ sạch sẽ bằng xà phòng, nước nóng bằng cách bơm
thụt nhiều lần, cuối cùng rửa lại bằng nước sạch và lau khô bằng khăn sạch.
Bước 9: Ghi chép những thông tin cần thiết vào sổ phối giống. Theo dõi kết
quả trong chu kỳ động dục tiếp theo (sau 21-25 ngày) để kịp thời phối giống những
con cái không thụ thai.

 Lưu ý:
- Chú ý không đưa nhầm vào ống tiểu.
11


- Không nên dẫn tinh cho heo lúc ăn no. Không cho con vật nằm ngay sau khi

gieo tinh.
- Khi đưa dẫn tinh quản qua cổ tử cung nếu thú di chuyển thì người dẫn tinh
phải đi theo tránh kéo ngược gây xây sát cổ tử cung.
- Khi dẫn tinh cần để ống bơm cao hơn lưng con vật.
- Khi đưa dẫn tinh quả vào mà con vật tiêu tiểu thì phải lấy dẫn tinh quản ra.
- Nếu bơm nhiều con một lúc thì mỗi con dùng một dẫn tinh quản.
- Phải rửa sạch dụng cụ, hấp, sấy khô sau khi dẫn tinh.
1.3. Kỹ thuật truyền giống
1.3.1. Cách truyền giống trực tiếp của gia súc
a. Giao phối tự do
Cho thú cái và thú đực ở chung với nhau, việc giao phối hoàn toàn tự do.
Phương pháp này mang đến nhiều bất lợi:
- Thú đực có nhiều lần giao phối không cần thiết, cơ thể chóng suy nhược, thời
gian sử dụng thú đực ngắn.
- Tỷ lệ thú cái trên thú đực ít.
- Không phát hiện được những con cái bị nâng, cũng không biết được thú cái
có chưa khi nào. Điều này làm tỷ lệ sinh sản của đàn kém.
- Thú con sinh ra không thể biết của con đực nào.
Đối với phương pháp này tại địa phương hầu như không được áp dụng do đa
số người dân không nuôi cả 2 thú đực và cái để làm giống nên không nuôi nhốt
chung, trường hợp có thì là những hộ nuôi nhiều nên được nuôi nhốt riêng biệt.
b. Giao phối có kiểm soát
Thú đực và thú cái được nhốt riêng. Người chăn nuôi chủ động trong việc
ghép đôi giao phối. Phương pháp này tăng được tỷ lệ cái trên đực. Người nuôi có
thể theo dõi thú mang thai, đồng thời có thể phát hiện những thú cái không có khả
năng sinh sản. Tuy nhiên, cả 2 phương pháp trên vẫn còn nhiều đặc điểm sau:
- Không thể ngăn chặn được những bệnh có thể lây lan qua đường sinh dực.
- Không khắc phục được sự chênh lệch lớn về tầm vóc thú đực và thú cái
- Không thể sử dụng để khai thác thêm trong trường hợp thú đực tốt bị già yếu
hoặc què chân.

- Tỷ lệ thú cái trên thú đực vẫn chưa được tăng cao.
12


Đối với phương pháp này tại địa phương vẫn còn được áp dụng nhưng tỷ lệ
không cao, đa phần là như khu vực ở xa không có điều kiện tiếp cận kỹ thuật gieo
tinh nhân tạo.
1.3.2. Gieo tinh nhân tạo
Là phương pháp truyền thống gián tiếp, thú đực và thú cái được nuôi riêng.
Dùng phương pháp lấy tinh dịch của thú đực. Sau đó tiến hành kiểm tra các chỉ tiêu
pha chế và bảo quản…Dùng dụng cụ chuyên dùng để thụ tinh cho thú cái.
- Ưu điểm:
+ Nâng cao khả năng truyền giống của thú đực, một lần xuất tinh của thú đực
có thể thụ tinh cho nhiều thú cái, giảm được tỷ lệ thú đực trên thú cái khi so sánh
với phương pháp gieo phối trực tiếp.
+ Giảm được chi phí chăn nuôi, giảm giá thành sản xuất.
+ Tránh được các bệnh lây lan qua đường sinh dục.
+ Chẩn đoán được một số nguyên nhân gây mất khả năng sinh sản ở thú cái.
+ Tinh dịch có thể vận chuyển xa.
- Nhược điểm:
+ Người chuyên trách phải có một số trình độ nhất định để thực hiện công tác
gieo tinh như: hiểu rõ về đặc điểm sinh lý sinh dục, về cơ thể học của thú đực và thú
cái, đặc điểm tính chất của tinh trùng cũng như các kiến thức cơ bản về lý, hóa…
+ Phải có phòng thí nghiệm cùng với trang thiết bị tốn kém như: máy hấp, tủ
sây, kính hiển vi…
+ Hệ thống giao thông thuận tiện mới có thể phát huy cao mức tác dụng của
phương pháp gieo tinh nhân tạo.
Đây là với phương pháp được sử dụng nhiều nhất tại địa phương. Đa phần
các hộ chăn nuôi điều liên hệ cán bộ thú y xã, thú y huyện hay các cơ sở có gieo
tinh heo nhân tạo để thực hiện gieo giống. Tinh heo nhân tạo tại địa phương được sử

dụng chủ yếu từ Trung tâm giống nông nghiệp tỉnh Cà Mau.

13


BÀI 3: PHỐI HỢP KHẨU PHẦN THỨC ĂN CHO VẬT
NUÔI, BẢO QUẢN THỨC ĂN
1.1. Tiêu chuẩn ăn và khẩu phần ăn
Tiêu chuẩn ăn của vật nuôi là lượng dinh dưỡng cần cung cấp cho vật nuôi ăn
trong một ngày đêm để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi. Nhu cầu dinh
dưỡng của vật nuôi bao gồm: nhu cầu dinh dưỡng cho duy trì và nhu cầu dinh
dưỡng cho sản xuất.
Khẩu phần ăn là một hỗn hợp thức ăn thỏa mãn tiêu chuẩn ăn.
Tại một số cơ sở nuôi heo được đi tham quan nhận thấy các hộ sử dụng
nguồn thức ăn chủ yếu cho vật nuôi là thức ăn hỗn hợp, cho ăn trực tiếp theo khẩu
phần hướng dẫn trên bao thức ăn.
1.2. Các nguồn thức ăn thông dụng cho vật nuôi
Một số nguồn thức ăn thông dụng cho vật nuôi tại địa phương:
- Thức ăn xanh: là loại thức ăn được sử dụng trong trạng thái tươi bao gồm các
loại cỏ xanh, thân xanh, ngọn non của các loài cây gỗ, dây leo mà chủ yếu là các
loại rau muống, rau lang…
- Thức ăn củ quả: thường gặp là khoai lang, khoai mì…đây là loại thức ăn
chứa nhiều nước, nghèo protein, chất béo, nghèo các nguyên tố khóa đa lượng, vi
lượng nhưng giàu tinh bột, đường và hàm lượng xơ thấp, dễ tiêu hóa.
- Cám gạo: là phụ phẩm của ngành xây xát gạo, có chứa nhiều vitamin thuộc
nhóm B.
- Thức ăn hỗn hợp: là loại thức ăn đã chế biến sẵn, được tạo thành do một số
thức ăn phối hợp lại. Thức ăn hỗn hợp có thể đầy đủ tất cả các chất dinh dưỡng thỏa
mãn nhu cầu của con vật, cũng có thể chỉ có một số chất dinh dưỡng nhất định để
bổ sung cho con vật.

1.3. Phương pháp phối trộn thức ăn cho vật nuôi theo giai đoạn
Việc phối trộn thức ăn phải đảm bảo khẩu phần ăn đáp ứng đầy đủ nhu cầu
dinh dưỡng, thỏa mãn được tiêu chuẩn ăn; đảm đảo sự cân bằng của các chất dinh
dưỡng, khối lượng khẩu phần ăn phải thích hợp vơi sức chứa của bộ máy tiêu hóa
con vật, khẩu phần ăn phải có giá cả hợp lý và rẻ. Do đó, tùy vào giai đoạn phát
triển của vật nuôi để tính toán khẩu phần ăn và phối hợp khẩu phần cho phù hợp.
- Yêu cầu chung khi phối trộn thức ăn tinh hỗn hợp
14


Cần có từ ba loại thức ăn trở lên, sử dụng tối đa các loại thức ăn sẵn có của
gia đình. Các loại thức ăn đem phối trộn phải đảm bảo chất lượng, không bị mốc,
sâu mọt, không bị hấp hơi, có mùi lạ và không bị vón cục.
Một số nguyên liệu cần được sơ chế trước để dễ tiêu hóa, như: Đậu tương
phải rang chín; vỏ sò, vỏ hến phải nung nóng trước khi nghiền… Các nguyên liệu
trước khi phối trộn phải nghiền nhỏ.
Căn cứ vào số lượng vật nuôi và thức ăn của chúng mà tính toán lượng thức
ăn cần phối trộn, không phối trộn số lượng quá lớn sẽ giảm chất lượng do bảo quản
lâu. Thức ăn tinh phối trộn phải đảm bảo rẻ, dễ sử dụng và bảo quản.
- Cách phối trộn
Đổ dàn đều các loại nguyên liệu đã nghiền ra nền nhà khô, sạch theo thứ tự:
loại nhiều đổ trước, loại ít đổ sau. Đối với các loại nguyên liệu có khối lượng ít
(như khoáng, vitamin…) phải trộn trước với một ít bột ngô hoặc cám để tăng khối
lượng, sau đó mới trộn lẫn với các nguyên liệu khác để đảm bảo phân bố đều trong
hỗn hợp thức ăn.
Dùng xẻng, hoặc tay trộn thật đều (cho đến khi hỗn hợp thức ăn có màu sắc
đồng nhất) sau đó đóng thức ăn vào bao, khâu kín lại.
Đặt bao thức ăn lên giá kê cách tường và nền nhà, không để vào chỗ quá kín,
hoặc ẩm ướt.


15


BÀI 4: KỸ THUẬT CHĂN NUÔI (Tại nơi học tập)
1.1. Kỹ thuật xây dựng chuồng trại trong chăn nuôi heo
Khi xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo cần phải chú ý đến các chỉ tiêu kỹ
thuật sau:

 Hướng chuồng và nhiệt độ chuồng nuôi:
- Chuồng cần ánh sáng chiếu vào buổi sáng, không bị nắng hắt buổi chiều,
tránh nắng chiếu thẳng vào khoảng 9h đến 15h chiều. Tránh mưa hắt từ phía Tây và
gió vào trời lạnh. Chuồng nên mặt trước hướng về phía Đông Nam hoặc phía Nam.
- Khoảng cách giữa các chuồng phải đảm bảo thông thoáng, vừa để có đủ ánh
sáng chiếu vào vừa giúp điều hòa nhiệt độ chuồng nuôi.
- Nhiệt độ chuồng nuôi ảnh hưởng đến thân nhiệt heo. Nhiệt độ chuồng >28 0C
đã ảnh hưởng đến sinh lý heo ngoại. Ngoài ra nhiệt độ chuồng còn ảnh hưởng đến
mức tiêu tốn thức ăn và tốc độ tăng trọng của heo.

 Diện tích chuồng nuôi và sân vận động
- Diện tích ô chuồng nuôi cần phù hợp với yêu cầu của từng loại heo, từng lứa
tuổi, quy mô chuồng trại. Nếu làm tốt yếu tố này sẽ tiết kiệm được diện tích sử dụng
của trang trại heo và nâng cao năng suất của đàn heo.
- Ngoài chuồng nuôi nếu có điều kiện thì xây dựng thêm phần diện tích sân
vận động cho heo. Nếu đảm bảo được các diện tích này và được xây dựng một cách
phù hợp sẽ nâng cao năng suất chăn nuôi đàn heo.
- Chuồng heo cách ly là khu vực heo ốm hoặc nuôi cách ly để theo dõi tiến
triển bệnh nên không cần diện tích quá lớn và không cần sân chơi.

 Cấu tạo nền chuồng và các kiểu chuồng
- Nền chuồng:

+ Nền chuồng là bộ phận quan trọng trong kết cấu chuồng trại chăn nuôi heo.
Là phần gánh chịu sức nặng của heo, nơi để heo sinh hoạt. Nếu nền chuồng không
đảm bảo độ bền sẽ bị phá hỏng trước áp lực và tính hay ủi dùi, cắn phá của heo. Do
vậy, nền chuồng cần phải làm chắc chắn không bị trơn trượt, nứt nẻ, đảm bảo độ
nhám vừa phải. Nếu nền quá trơn trợt heo sẽ bị ngã gãy chân, heo nái bị ngã sẽ dẫn
đến sẩy thai, nền chuồng quá gồ ghề sẽ khiến heo bị bong móng, viêm móng.
+ Nền chuồng cần khô ráo, nền chuồng luôn cao hơn bên ngoài để tránh nước
bẩn ở ngoài chảy vào trong. Độ dốc của nền chuồng 2-3% để nước chảy dễ dàng
16


×