Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

TRỞ THÀNH CHUYÊN GIA TRONG LĨNH VỰC CỦA MÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.34 KB, 17 trang )

11
TRỞ THÀNH
CHUYÊN GIA
TRONG LĨNH VỰC
CỦA MÌNH
Người phi thường đơn giản cũng là người bình thường
nhưng biết suy nghĩ, ước mơ và chọn những lĩnh vực mang
lại thành công.
- Melvin Powers
ột phẩm chất của những người thành
công là ở một thời điểm nào đó trong sự nghiệp, họ
quyết định “dành hết tâm huyết cho sự hoàn hảo”. Họ
quyết tâm trở thành người giỏi nhất trong lĩnh vực
của mình. Họ chấp nhận trả mọi giá, hy sinh bất cứ
điều gì và dành tất cả thời gian cần thiết để trở nên
giỏi hơn trong lĩnh vực mà họ đã chọn. Và kết quả
là họ vượt xa số đông những người làm việc trung
bình, họ đã tự đưa mình lên một vị trí mới với những
thành quả mới.
SỰ THẤU HIỂU KỲ DIỆU
Tôi lớn lên với một thời niên thiếu khó khăn và
một thành tích học tập đáng buồn, nên lúc trưởng
thành tôi luôn cảm thấy mình kém cỏi và hay tự ti
về bản thân. Tôi cảm thấy mình không giỏi ở bất cứ
lĩnh vực nào. Nếu có làm được một điều gì đó tốt
đẹp thì tôi cũng vội vàng loại nó ra khỏi suy nghĩ và
xem đó chỉ như là một sự tình cờ hay may mắn ngẫu
nhiên. Trong nhiều năm, tôi tự xem mình là một
người trung bình, hoặc thậm chí dưới trung bình,
trong bất cứ công việc nào mà tôi thực hiện.
Rồi một ngày, tôi bất ngờ thấu hiểu một điều


hết sức kỳ diệu. Tôi nhận ra rằng hầu như những
người thuộc nhóm 10% hàng đầu trong lĩnh vực của
họ đều bắt đầu ở vị trí thuộc nhóm 10% kém nhất.
Những người hiện đang làm việc rất hiệu quả thì
trước đây cũng đã từng làm việc không ra gì. Những
người đang đi tiên phong trong các lĩnh vực trước
đây cũng chỉ là những người thường rớt lại phía sau.
Quan trọng hơn nữa là tôi chợt nhận ra rằng bất cứ
điều gì mà người khác đã làm, trong phạm vi hợp lý,
tôi cũng có thể làm được. Và điều này hóa ra là có
thực đối với hầu hết tất cả mọi người.
Chẳng có ai giỏi hơn bạn và cũng chẳng có
ai thông minh hơn bạn. Mọi người chỉ giỏi hơn
hay thông minh hơn trong từng lĩnh vực khác nhau.
Hơn nữa, tất cả các kỹ năng trong đời sống là đều có
C
HINH PHỤC MỤC TIÊU
146
thể học tập. Những người đang làm việc giỏi hơn
trong một số lĩnh vực nào đó là vì họ đã học được
trước bạn những kỹ năng thiết yếu, và biết phối hợp
với nhiều kỹ năng khác. Nếu bạn không đạt được
những gì người khác đang đạt được, chỉ đơn giản là
bạn chưa học được những kỹ năng ấy.
QUY LUẬT THÉP VỀ SỰ
TỰ PHÁT TRIỂN
Đây là một nhận thức đột phá khác đối với tôi:
Bạn có thể học được bất cứ điều gì cần thiết để đạt được
những mục tiêu mà bạn đã thiết lập cho mình. Sẽ không
có giới hạn thực sự nào đối với những gì bạn có khả

năng đạt được, ngoại trừ những giới hạn mà bạn tự
đặt ra. Nếu bạn quyết tâm trở thành người xuất sắc
thuộc nhóm 10% hàng đầu trong lĩnh vực của mình,
chẳng có gì trên đời này có thể ngăn trở bạn đạt được
mục tiêu đó, ngoại trừ chính bản thân bạn.
Điều đó có dễ dàng không? Dĩ nhiên là không!
Tôi chưa bao giờ nghĩ nó sẽ dễ dàng. Mọi việc đều
cần nhiều thời gian và công sức mới có thể hoàn
thành. Nhưng những việc đó đều có thể làm được,
nếu bạn có đủ khát khao và sẵn sàng kiên trì đến
phút cuối cùng.
Chuyên gia trong lĩnh vực động viên tinh thần
Les Brown nói rằng: “Để đạt được một điều gì đó mà
trước đây bạn chưa bao giờ đạt được, bạn phải trở thành
T
RỞ THÀNH CHUYÊN GIA TRONG LĨNH VỰC CỦA MÌNH
147
một mẫu người mà bạn chưa bao giờ như thế trước đây”.
Triết gia người Đức Johann Wolfgang von
Goethe thì nói: “Để có được nhiều thành công hơn,
trước hết bạn phải là người có giá trị nhiều hơn”.
Nếu bạn đã quyết tâm trở thành một trong
những người giỏi nhất trong lĩnh vực của mình, câu
hỏi duy nhất bạn cần trả lời là: “Làm sao mình có thể
đạt được điều đó?”. Điều quyết định cuộc đời bạn
không phải là tài năng bẩm sinh mà chính là sự cống
hiến và tính kiên trì. Bạn có quyền và được phép
làm chủ chính mình thông qua những quyết định
đúng đắn về bản thân.
GIÁO DỤC VÀ THÀNH CÔNG

Trong một nghiên cứu về các thành viên trong
nhóm Fortune 400 (bao gồm 400 người giàu nhất thế
giới do tạp chí Fortune danh tiếng của Mỹ bầu chọn)
được tiến hành vài năm trước đây, các nhà nghiên
cứu khám phá ra rằng một người bỏ học từ trung học
và vươn lên nhóm Fortune 400 có tài sản trung bình
nhiều hơn 333 triệu đô-la so với những người đã tốt
nghiệp đại học hay cao đẳng.
Lý do tôi nêu điều này ra là vì có nhiều người
cảm thấy mình khó có thể thành công trong sự
nghiệp khi kết quả học tập không tốt hoặc bỏ học
giữa chừng. Hãy nhớ rằng trong số những người giàu
nhất, thành công nhất ở Mỹ cũng như trên toàn thế
C
HINH PHỤC MỤC TIÊU
148
giới luôn có những người không đạt kết quả cao
trong thời gian học tập ở trường.
Hãy nhớ lại câu hỏi: “Làm thế nào ăn hết con
voi?” và câu trả lời: “Cứ ăn từng miếng một”. Bạn hoàn
toàn có thể hoàn thiện dần từng kỹ năng một và
vươn lên để trở thành người xuất sắc nhất trong lĩnh
vực của mình.
TÀI SẢN TĂNG GIÁ HAY GIẢM GIÁ?
Sự thực là khối lượng kiến thức và kỹ năng hiện
tại của bạn đang trở nên lỗi thời với tốc độ phát triển
nhanh chóng của xu thế mới. Trước đây tôi cũng đã
nêu ra rằng “khả năng thu nhập” của bạn có thể là một
tài sản có giá trị và nó có thể tăng giá hoặc giảm giá,
tùy vào việc bạn có thường xuyên nâng cấp hay để

mặc cho nó giảm sút. Đây chính là lựa chọn của bạn.
Và điều tốt đẹp là khi bạn tiến hành bồi bổ kiến
thức và kỹ năng của mình một cách mạnh mẽ - cũng
giống như bạn đang tham gia một cuộc chạy đua.
Nếu bạn không ngừng cố gắng và nỗ lực hàng ngày
- bạn sẽ vươn lên vị trí dẫn đầu và chắc chắn sẽ
chiến thắng.
QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN NGHỀ NGHIỆP
Tôi có một người bạn là luật sư cho một công ty
nhỏ. Cha anh ấy là một luật sư nên anh đã chọn
T
RỞ THÀNH CHUYÊN GIA TRONG LĨNH VỰC CỦA MÌNH
149
trường luật khi vào đại học. Sau khi tốt nghiệp, anh
bắt đầu làm việc trong ngành luật cùng với những bạn
bè và đồng sự của mình. Nhưng ngay sau đó, anh
nhận ra rằng mình không thích hợp với ngành luật.
Anh quyết định chuyển sang lĩnh vực kinh doanh.
Lúc này, anh mới 26 tuổi. Mặc dù phải đối mặt
với sự chống đối rất mạnh mẽ từ những người thân,
anh vẫn quyết tâm đến Đại học Harvard tham gia
chương trình đào tạo MBA. Và 4 năm sau, anh đã
tốt nghiệp bằng MBA Harvard mà nhiều người
thèm muốn.
Anh quay lại quê nhà và phỏng vấn ở nhiều
công việc khác nhau, cuối cùng chấp nhận vị trí
quản lý tập sự trong một hãng hàng không đang rất
phát triển. Lựa chọn đó sau này hóa ra là một lựa
chọn nghề nghiệp hoàn hảo. Chỉ trong 10 năm, anh
ấy trở thành chủ tịch của hãng hàng không này và có

thu nhập cao gấp 10 lần so với những luật sư giỏi
nhất cùng khóa với anh những năm trước đó. Anh
đã trở thành một trong những nhà quản lý trẻ nhất
đang điều hành một công ty tiếng tăm trong nước.
Điều gần như không thể tránh khỏi là nghề
nghiệp của bạn sẽ thay đổi liên tục khi bạn trưởng
thành. Bạn phải thường xuyên tìm hiểu cặn kẽ và
suy nghĩ về các kỹ năng cũng như năng lực bạn cần
phải có để có thể thành công hơn.
C
HINH PHỤC MỤC TIÊU
150

×