Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Thực trạng ngành công nghiệp điện tử Việt Nam - Một số giải pháp để phát triển ngành điện tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 79 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

LÊ HỮU PHƯỚC

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2000


Luận án thạc só kinh tế- Giáo viên hướng dẫn P. G.S. Tiến só Võ Thanh Thu- Học viên Lê Hữu Phước

MỤC LỤC
NỘI DUNG

SỐ TRANG

PHẦN MỞ ĐẦU

1

CHƯƠNG 1: NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ THẾ GIỚI
2.2- Xu hướng phát triển ngành công nghiệp điện tử trên thế giới

4

1.0.0- Xu hướng toàn cầu hóa sản xuất và phân phối

4


2.0.0- Xu hướng phát triển công nghệ

7

2.3- Kinh nghiệm phát triển công nghiệp điện tử của một số nước

9

1.0.0- Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ (Mỹ)

9

2.0.0- Hàn quốc

10

3.0.0- Trung quốc

12

4.0.0- Đài Loan

12

5.0.0- Singapore

13

6.0.0- Nhật Bản


14

7.0.0- Các bài học rút ra cho ngành công nghiệp điện tử Việt Nam

15

Kết luận Chương 1

19

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ VIỆT NAM
1.0-

Tình hình chung về sản xuất hàng điện tử ở Việt Nam

20

1.0.0- Tình hình chung

20

2.0.0- Cơ cấu hàng hóa

22

3.0.0- Phân tích trình độ và năng lực sản xuất

23

4.0.0- Phân bổ vốn và lao động theo vùng và thành phần kinh tế


26

5.0.0- Đào tạo và nghiên cứu triển khai

31

6.0.0- Hợp tác quốc tế trong công nghiệp điện tử- tin học

32

7.0.0- Kết luận

33

1


Luận án thạc só kinh tế- Giáo viên hướng dẫn P. G.S. Tiến só Võ Thanh Thu- Học viên Lê Hữu Phước

2.0-

Tổng Công ty Điện tử và Tin học Việt Nam

33

1.0.0- Tóm tắt tình hình hoạt động

34


2.0.0- Đánh giá hoạt động của một số liên doanh ở Việt Nam

41

Kết luận Chương 2

45

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH
CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ VIỆT NAM

1.0- Cơ sở của các giải pháp

47

2.0-

51

Một số giải pháp

1.0.0- Giải pháp về tổ chức

51

2.0.0- Giải pháp về nghiên cứu triển khai

52

3.0.0- Giải pháp về vốn


56

4.0.0- Giải pháp về đào tạo

59

3.0-

Hiệu quả của các giải pháp

60

4.0-

Một số kiến nghò

61

KẾT LUẬN

65

TÀI LIỆU THAM KHẢO

66

CÁC PHỤ LỤC

2



Luận án thạc só kinh tế- Giáo viên hướng dẫn P. G.S. Tiến só Võ Thanh Thu- Học viên Lê Hữu Phước

PHẦN MỞ ĐẦU
Yo0oZ

2. Ý nghóa và mục đích nghiên cứu của đề tài
1.0-

Ý nghóa nghiên cứu
Xây dựng ngành công nghiệp điện tử việt Nam không phải là vấn đề mới

được đặt ra. Ngay từ thời kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Đảng và Nhà nước ta
đã có chủ trương xây dựng ngành công nghiệp điện tử Việt Nam. Đảng ta đã xác
đònh vai trò quan trọng của công nghiệp điện tử Việt Nam đối với nền kinh tế
quốc dân, an ninh, quốc phòng, giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học. Tuy
nhiên do hoàn cảnh lòch sử, cho đến những năm đầu của thập niên 90, ngành
công nghiệp điện tử Việt Nam chỉ đạt được một số kết quả rất khiêm tốn so với
vai trò và nhiệm vụ của nó. Chỉ đến khi Đảng và Nhà nước ta thực hiện chủ
trương mở của nền kinh tế thu hút đầu tư nước ngoài thì ngành công nghiệp điện
tử bắt đầu vươn lên với mức tăng trưởng từ 20% đến 30% mỗi năm. Ngành điện
tử được xem như là một ngành siêu lợi nhuận. Thế nhưng chỉ trong vòng 10 năm
sau, ngành công nghiệp điện tử Việt Nam trở thành một ngành nhạy cảm nhất.
Chỉ cần một cơn sốt nhẹ của nền kinh tế trong hoặc ngoài nước, hàng loạt công
ty phải cắt giảm công nhân, tạm ngưng sản xuất, thu nhập giảm sút. Đó là kết
quả tất yếu minh chứng cho sự phát triển tự phát thiếu đònh hướng chiến lược,
thiếu nền tảng vững chắc.
Đó chính là lý do, là cơ sở, động cơ thúc đẩy hình thành nên đề
tài:“THỰC TRẠNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ VIỆT NAM, MỘT SỐ

GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH ĐIỆN TỬ”
Việc nghiên cứu đề tài có một ý nghóa rất quan trọng là tìm ra một số giải
pháp thích hợp và khả thi để hội nhập với khu vực và trên thế giới. Thông qua

3


Luận án thạc só kinh tế- Giáo viên hướng dẫn P. G.S. Tiến só Võ Thanh Thu- Học viên Lê Hữu Phước

việc kết hợp nguồn nội lực và ngoại lực để tìm ra những giải pháp có thể được
để đặt ngành công nghiệp điện tử vào đúng vai trò vò trí vốn có của nó trong
công cuộc xây dựng nền kinh tế của đất nước ta.
2.0-

Mục đích nghiên cứu
Như đã đề cập ở trên, ngành công nghiệp điện tử đóng một vai trò rất

quan trọng trong sự nghiệp phát triển đất nước do đó mục tiêu nghiên cứu của đề
tài này là:
-

Phân tích và đánh giá thực trạng ngành công nghiệp điện tử Việt Nam.

-

Phân tích và đánh giá tình hình đầu tư liên kết liên doanh với nước ngoài
trong lónh vực điện tử ở Việt Nam.

-


Đề ra một số giải pháp để ngành công nghiệp điện tử Việt Nam có thể hội
nhập và phát triển phù hợp với xu hướng chung trên thế giới và trong khu
vực.

Đối tượng nghiên cứu

3.

Nhằm đạt được kết quả tốt trong nghiên cứu đề tài, luận văn này tập trung
nghiên cứu hai đối tượng có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và phát
triển ngành công nghiệp điện tử Việt Nam là:
-

Tổng Công ty Điện tử và Tin học Việt Nam một đơn vò duy nhất trực thuộc
Bộ Công nghiệp có khoảng 13 thành viên nắm giữ hơn 70% vốn trong ngành
công nghiệp điện tử Việt Nam được giao nhiệm vụ quy hoạch đònh hướng
chiến lược phát triển cho ngành công nghiệp điện tử- tin học Việt Nam.

-

Một số công ty liên doanh có dự án đầu tư trực tiếp lớn và chủ yếu của nước
ngoài tại Việt Nam.

4. Phương pháp nghiên cứu
-

Phương pháp nghiên cứu quá trình lòch sử;

-


Phương pháp trực quan đi từ khảo sát hiện trạng thực tế trong nước;
4


Luận án thạc só kinh tế- Giáo viên hướng dẫn P. G.S. Tiến só Võ Thanh Thu- Học viên Lê Hữu Phước

-

Nghiên cứu một số đối tượng cụ thể tiêu biểu, đánh giá những thành tựu, tồn
tại và đề ra những giải pháp dài hạn.

5. Nội dung nghiên cứu
Đề tài này bao gồm 03 phần cơ bản:
Chương 1: Phần cơ sở
Nêu những vấn đề lý luận làm cơ sở để đề ra một số giải pháp.
CHƯƠNG 2: Thực trạng ngành công nghiệp điện tử Việt Nam
-

Nêu tình hình về ngành hàng điện tử ở Việt Nam nói chung và thực trạng của
Tổng công ty điện tử- Tin học Việt Nam nói riêng.

-

Đánh giá hoạt động của một số dự án có vốn đầu tư FDI trong lónh vực điện
tử ở Việt Nam và liên doanh điển hình có nhiều đóng góp cho ngành công
nghiệp điện tử Việt Nam.

-

Việc phân tích thực trạng làm nền cho việc đề xuất các giải pháp.


CHƯƠNG 3: Một số giải pháp để phát triển ngành công nghiệp điện tử
Trên cơ sở xu hướng phát triển và hội nhập và thực trạng của ngành công
nghiệp điện tử Việt Nam để đề ra một số giải pháp cho ngành công nghiệp
điện tử Việt Nam phát huy và tận dụng được các nguồn ngoại lực và nội lực
để hội nhập và phát triển.

5


Luận án thạc só kinh tế- Giáo viên hướng dẫn P. G.S. Tiến só Võ Thanh Thu- Học viên Lê Hữu Phước

CHƯƠNG 1: NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ THẾ GIỚI
Yo0oZ
1.0-

Xu hướng phát triển ngành công nghiệp điện tử trên thế giới
Trong những thập kỷ qua, nhân loại đã chứng kiến sự phát triển rất

mạnh mẽ của công nghiệp điện tử và công nghệ thông tin. Sự tác động trực
tiếp của công nghiệp điện tử và công nghệ thông tin đã thúc đẩy sự phát triển
của nhiều ngành kinh tế và nền kinh tế của nhiều quốc gia. Theo dự đoán,
trong những thập niên tới công nghiệp điện tử và công nghệ thông tin sẽ là
động lực tạo ra những thay đổi lớn trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của
thế giới. Cuộc cách mạng công nghệ đang chuyển dần sang cuộc cách mạng
thông tin. Điện tử và công nghệ thông tin đã đẩy nhanh quá trình tự động hóa
trong công nghiệp, giúp tối ưu hóa quá trình sản xuất, hợp lý hóa sử dụng tài
nguyên, tạo ra một năng suất mới và chất lượng mới.
Có thể nói cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trên thế giới đều có liên
quan và dựa trên các thành tựu của kỹ thuật điện tử và tin học. Nhiều nước

công nghiệp mới đã chọn công nghiệp điện tử và tin học làm cơ sở trong
chiến lược phát triển kinh tế của mình.
Xu hướng công nghiệp điện tử ngày nay trên thế giới được thể hiện qua
các lãnh vực sau:
1.0.0- Xu hướng toàn cầu hóa sản xuất và phân phối
-

Theo xu hướng toàn cầu hóa, nền sản xuất của các công ty, các quốc gia đã
vượt qua giới hạn phạm vi về đòa lý và mang tính toàn cầu. Thò trường của
các sản phẩm và dòch vụ cũng phát triển tương ứng trên qui mô toàn cầu qua
đó đem đến cho người tiêu dùng những chọn lựa tốt hơn, phù hợp hơn với thò
hiếu của người tiêu dùng ở đòa phương khác nhau. Chính vì vậy, các công ty

6


Luận án thạc só kinh tế- Giáo viên hướng dẫn P. G.S. Tiến só Võ Thanh Thu- Học viên Lê Hữu Phước

đa quốc gia cũng đã phát triển và mở rộng tầm ảnh hưởng của mình ra khỏi
phạm vi của một quốc gia và chi phối các mạng lưới sản xuất và tiêu thụ trên
thế giới.
-

Cùng với xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế thương mại thế giới sẽ dẫn tới
xu hướng thò trường mở, tự do hóa thương mại. Các công ty, các tập đoàn kinh
tế bước vào cuộc cạnh tranh trên thương trường không phải bằng chính sách
bảo hộ, những ưu đãi của quốc gia mà chủ yếu là bằng chất lượng sản phẩm
dòch vụ, giá thành sản phẩm, chính sách tiếp thò khuyến mãi và uy tín của
công ty.


-

Cạnh tranh là yếu tố sống còn của công ty, là yếu tố để tồn tại và phát triển.
Tuy nhiên, xu hướng ngày nay cạnh tranh luôn tồn tại song song với hợp tác.
Hợp tác trở thành một yếu tố không thể thiếu được trong quá trình tồn tại và
phát triển của một công ty nói riêng và một quốc gia nói chung. Mục đích
chính của hợp tác là phối hợp tiềm năng tài chính, công nghệ và quan hệ để
tạo ra sản phẩm mới, giảm giá thành, tăng cường khả năng cạnh tranh trên thò
trường và thâm nhập vào thò trường mới.

-

Chuyển dần các công nghệ cũ cần nhiều lao động sang các nước kém phát
triển hơn và có lợi thế về nhân công rẻ hơn để tập trung đầu tư phát triển
công nghệ mới.

-

Cơ cấu sản phẩm luôn thay đổi theo hướng gia tăng hàm lượng dòch vụ và
dòch vụ. Hàm lượng chất xám ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu giá
thành sản phẩm.

-

Thương mại điện tử đang hình thành và từng bước thay thế bổ sung vào
phương thức bán hàng và phân phối truyền thống.

-

Sản phẩm điện tử-tin học ngày càng mang tính chất quốc tế hóa. Một sản

phẩm điện tử- tin học được tạo ra từ các bộ phận đuọc sản xuất từ nhiều quốc
7


Luận án thạc só kinh tế- Giáo viên hướng dẫn P. G.S. Tiến só Võ Thanh Thu- Học viên Lê Hữu Phước

gia lãnh thổ trên thế giới. Không có sản phẩm nào được tạo ra từ một quốc
gia đơn thuần. Mỗi một quốc gia với thế mạnh của mình đảm trách một bộ
phận trong quá trình phân công lao động quốc tế. Thí dụ:
+ Hiện nay thò trường bán dẫn trên thế giới Nhật chiếm 43,1%, Mỹ
chiếm 43,8%.
+ Màn hình tinh thể lỏng của Nhật chiếm 95% thò trường thế giới
+ DRAM của Hàn quốc chiếm 30% thò trường Châu Âu.
-

Xu hướng thu nhỏ kích cỡ sản phẩm mà vẫn giữ nguyên hoặc thêm tính năng
kỹ thuật.

-

Thế hệ các sản phẩm điện tử tin học được ra đời chủ yếu do sự xuất hiện của
các thế hệ linh kiện điện tử tích cực, các mạch tích hợp (IC), các CHIP vi
mạch vi xử lý micro-processor. Thí dụ hãng Intel Mỹ cho ra đời lần lượt các
phiến tinh thể 6”, 8” và Texas Instrument-Acer chế tạo bộ nhớ ngẫu nhiên
DRAM:
BẢNG 1
QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CHẾ TẠO BỘ NHỚ NGẪU NHIÊN DRAM
Năm

1994


1995

1996

1997

1998

1999

2000

Đường dẫn (Micromet)

0.55

0.45

0.4

0.35

0.3

0.25

0.2

Dung lượng 1Gb


4M

4M,16M

16M

16M,64M

64M

64M,256M

256M

Nguồn: Phụ lục số 6 của “ Nghiên cứu một số khía cạnh của Ngành Công nghiệp điện tử –Tin
học Việt Nam” Tiến Só Lê Trường Sơn- Tổng công ty ĐT-TH Việt Nam năm 1999.

-

Công nghệ thông tin đã tác động lớn đến đời sống kinh tế, xã hội của từng
quốc gia cũng như toàn thế giới.

-

Ranh giới giữa các ngành điện, điện tử, tin học, viễn thông đã trở nên không
rõ ràng bởi vì chúng gắn bó với nhau trong một sản phẩm.

-


Thò trường linh kiện bán dẫn sẽ tăng nhanh. Theo đánh giá và dự báo của
Semiconductor Industry Association như sau:
8


Luận án thạc só kinh tế- Giáo viên hướng dẫn P. G.S. Tiến só Võ Thanh Thu- Học viên Lê Hữu Phước

BẢNG 2
DỰ BÁO TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN LINH KIỆN BÁN DẪN TRÊN THẾ GIỚI
ĐVT: Tỷ USD
Loại/năm

1999

2000

2001

2002

Tổng số bán dẫn

144

174

209

234


+ CPU

28

32

36,5

42

+ DRAM

18

25

37

38

+ Bộ nhớ Flash

4,1

5,5

6,6

6,7


+ IC kiểm tra

14

18

22

26

Nguồn: Semiconductor Industry Association’s Report 1998
Qua nghiên cứu xu hướng này của ngành điện tử thế giới cho ta thấy:
2.0.0- Xu hướng phát triển công nghệ điện tử
Do đặc thù của sản phẩm điện tử và tin học là thay đổi rất nhanh nên chu
kỳ sống của sản phẩm rất ngắn so với trước đây. Do đó, sự liên kết giữa các
cộng đồng nghiên cứu và triển khai (R&D) và doanh nghiệp có thể được xem
là công cụ quan trọng để tạo ra và phát triển ưu thế cạnh tranh trong bối cảnh
toàn cầu hiện nay. đây khoa học công nghệ đã trở thành lực lượng sản xuất
trực tiếp, hàm lượng tri thức và phần mềm trong các sản phẩm ngày càng
tăng.
Xu hướng phát triển của thế giới trong lãnh vực công nghệ được thể hiện
qua các lãnh vực sau đây:
1.1.2.1- Xu hướng tự động hóa
-

Máy cắm linh kiện tự động: Hiện nay, chi tiết chủ yếu chiếm tỷ trọng cao
trong giá thành sản phẩm là tấm mạch in (PCB) có gắn linh kiện. Tùy loại
sản phẩm mà số lượng linh kiện gắn trên PCB thay đổi từ vài trăm đến hàng
ngàn. Về kỹ thuật lắp linh kiện lên PCB co hai kỹ thuật là kỹ thuật xuyên lỗ
(thru-hole) và kỹ thuật bề mặt (SMT). Mặc dầu, kỹ thuật SMT tiên tiến và

9


Luận án thạc só kinh tế- Giáo viên hướng dẫn P. G.S. Tiến só Võ Thanh Thu- Học viên Lê Hữu Phước

hiệu quả hơn, nhưng do đặc điểm của một số sản phẩm điện tử dân dụng
không đòi hỏi độ tin cậy cao và thường xuyên thay đổi mẫu mã nên vẫn còn
tồn tại song song hai kỹ thuật lắp ráp này. Xu hướng thực hiện việc lắp ráp
các loại linh kiện trên hiện nay trên thế giới là lắp bằng máy cắm tự động để
bảo đảm độ chính xác và chi phí thấp so với lắp bằng tay.
Tuy nhiên, một số nước chưa phát triển và đang phát triển, trong đó có
Việt Nam vẫn còn tận dụng giá nhân công rẻ để lắp ráp bằng tay và cũng
đồng thời tạo công ăn việc làm cho người lao động. Cho nên, trong giai đoạn
trước mắt, Việt Nam vẫn tiếp tục duy trì một số khâu lắp ráp bằng tay và
cũng đồng thời cân nhắc đầu tư lắp ráp tự động ở một số khâu quan trọng để
vừa đảm bảo hiệu quả kinh tế tận dụng nguồn lao động vừa bắt kòp đà phát
triển của thế giới tăng cường tính cạnh tranh của sản phẩm.
-

Cân chỉnh tự động: Cân chỉnh là quá trình đưa các thông số đặc tính của sản
phẩm vào vùng tiêu chuẩn cho phép xuất xưởng. Hệ thống cân chỉnh tự động
là một hệ thống khép kín bao gồm thiết bò đo thông số, thiết bò chuẩn, bộ so
sánh và phát hiện sai, bộ phận điều chỉnh sai. Khi thực hiện cân chỉnh bằng
tay người ta chỉ sử dụng thiết bò đo thông số, các phần còn lại đều do con
người đảm nhận. Chính vì thế độ chính xác thấp và dung sai rộng là điều
không thể tránh khỏi. Trong thời gian tới, các nhà nghiên cứu sẽ đưa ra thế
hệ vi mạch mới có thể tự động cân chỉnh các thông số của sản phẩm. Với thế
hệ vi mạch này, sản phẩm chỉ cần qua công đoạn lắp ráp và kiểm tra là có
thể xuất xưởng.
Trong thời gian tới, Việt Nam ta cần phải đầu tư thêm máy móc thiết bò

trong khâu cân chỉnh để giảm tối thiểu việc cân chỉnh bằng tay vì một mặt sẽ
đảm bảo được chất lượng và tính ổn đònh của sản phẩm và đồng thời thuận

10


Luận án thạc só kinh tế- Giáo viên hướng dẫn P. G.S. Tiến só Võ Thanh Thu- Học viên Lê Hữu Phước

tiện trong việc cập nhật và áp dụng công nghệ và kỹ thuật tiên tiến của thế
giới.
1.1.2.2- Xu hướng tiêu chuẩn hóa các khối bán thành phẩm và phân công lại
-

Sự xuất hiện kỹ thuật số đã tạo ra một bước nhảy vọt làm cho các sản phẩm
điện tử dân dụng giống như trong lãnh vực máy tính được tiêu chuẩn hóa các
khối, cụm chức năng ở mức độ cao.

-

Chính vì có thể tiêu chuẩn hóa sản phẩm điện tử dân dụng thành từng khối,
cụm chức năng nên tiến thêm một bước, mỗi khối, chức năng được chuyên
môn hóa sản xuất ở một nhà máy nào đó trong sự phân công lao động toàn
cầu. Sự chuyên môn hóa này phù hợp với xu hướng phát triển toàn cầu hóa
và thông qua việc chuyên môn hóa, giá thành sản phẩm sẽ giảm đáng kể.

-

Hiện nay, một số cơ sở lắp ráp sản xuất tại Việt Nam vẫn còn áp dụng công
nghệ cũ nên việc tiêu chuẩn hóa này một mặt sẽ giảm thiểu công đoạn lắp
ráp nhưng mặt khác sẽ nãy sinh vấn đề dây chuyền công nghệ không phù hợp

và dư thừa lao động. Chính sách thuế nội đòa hóa hiện nay của Việt Nam đã
làm nổi bật tính không hợp lý này. Với xu hướng này, hầu hết các nhà máy
lắp ráp điện tử Việt Nam phải tích cực thay đổi quy trình công nghệ và giải
quyết vấn đề lao động.

1.1.2.3- Xu hướng chuyển đổi công nghệ tích hợp cao
-

Công nghệ mạch in nhiều lớp: Ban đầu mạch in chỉ có 1 lớp và hiện nay là
thời điểm phát triển tột cùng của mạch in 2 lớp. Tuy nhiên, các nhà sản xuất
cũng dự báo rằng trong thời gian tới mạch in nhiều lớp sẽ thay dần mạch in 2
lớp vì nó đáp ứng được nhu cầu tích hợp cao của nhà thiết kế.

-

Công nghệ lắp ráp bề mặt (SMT) là công nghệ lắp ráp các linh kiện dạng
“chip” lên PCB không phải xuyên lỗ.

11


Luận án thạc só kinh tế- Giáo viên hướng dẫn P. G.S. Tiến só Võ Thanh Thu- Học viên Lê Hữu Phước

-

Đa số các thế hệ sản phẩm gần đây trên thế giới đều ít nhiều áp dụng công
nghệ này nên đã buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải từng bước đầu tư
máy móc thiết bò cho phù hợp. Đặc biệt là các doanh nghiệp chuyên gia công
lắp ráp cho thò trường nước ngoài.


1.0-

Kinh nghiệm phát triển công nghiệp điện tử của một số nước
Qua nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia sau đây có thể rút ra các

bài học cần thiết cho việc hoạch đònh chính sách phát triển công nghiệp điện tử Việt
Nam.
1.0.0- Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ (Mỹ)
Mỹ là một trong hai siêu cường về công nghiệp điện tử- tin học- viễn
thông trên thế giới. Mỹ đang dẫn đầu trong các lónh vực công nghệ cao như
công nghiệp bán dẫn, tạo ra các chuẩn cho máy tính, phần mềm tin học, chế
tạo các thiết bò đo lường điều khiển và tự động hóa, chế tạo các thiết bò công
nghệ sản xuất sản phẩm và linh kiện điện tử. Tổng sản lượng ngành công
nghiệp điện tử và công nghệ thông tin của Mỹ năm 1996 khoảng 800 tỷ USD,
trong đó sản phẩm phần mềm chiếm 300 tỷ USD, chiếm vò trí độc tôn trên
toàn thế giới vượt xa các đối thủ Nhật và Tây Âu. Mỹ là nơi cung cấp công
nghệ cơ bản về điện tử và tin học cho Nhật, Hàn quốc, Đài Loan, Singapore,
Malaysia, Thailan, Mexico và các nước Nam Mỹ.
1.0.0.0- Chính sách chung có ảnh hưởng đến ngành công nghiệp điện tử của Mỹ
-

Luật chống độc quyền được coi lànghiêm ngặt hơn so với các nước cạnh
tranh. Chính vì vậy, các công ty điện tử-tin học- viễn thông có một sân chơi
thông thoáng nhưng để tồn tại và phát triển sự cạnh tranh quyết liệt đã tạo
cho ngành công nghiệp điện tử-tin học, công nghệ thông tin luôn đi trước một
bước so với các ngành khác;

12



Luận án thạc só kinh tế- Giáo viên hướng dẫn P. G.S. Tiến só Võ Thanh Thu- Học viên Lê Hữu Phước

-

Khuyến khích đưa các công ty Mỹ ra nước ngoài, đặc biệt là các công nghệ
cũ, chi phí lớn, độc hại nhiều;

-

Khuyến khích nhập khẩu các thiết bò được lắp ráp ở nước ngoài bằng toàn bộ
hoặc một phần linh kiện do Mỹ chế tạo. Việc này được thể hiện ở Điều
806.30 (từ năm 1930) và Điều 807.00 (từ năm 1963) của Luật thương mại
Mỹ, chỉ đánh thuế nhập khẩu vào phần sản phẩm thuần túy gồm việc lắp ráp
và sử dụng linh kiện nước ngoài, phần sản phẩm xuất ra trước đây không bò
đánh thuế nhập, cấm đưa các công nghệ hiện đại mũi nhọn ra áp dụng vào
sản xuất ở nước ngoài.

2.0.0.0- Chính sách cụ thể để phát triển ngành điện tử
-

Chính phủ Mỹ khống chế buôn bán vi mạch điện tử. Đây là một trong những
mục tiêu chiến lược quan trọng nhất của Mỹ, nó cho phép Mỹ kiểm soát toàn
bộ tiềm năng công nghệ của phương Tây và thương mại hóa theo tiêu chuẩn
COCOM (Convituite Commercial Dipproliation).

-

Đẩy mạnh việc thiết kế và hoàn thiện công nghệ dưới sức ép của Bộ Quốc
phòng Mỹ;


-

Thành lập Microelectronics and Computer Technology Con-MCTC năm
1983, SEMATECH 1987- hàng năm SEMATECH được Chính phủ Mỹ cấp
khoảng 200 triệu USD để thiết kế và hoàn thiện các công nghệ mới thông
qua lầu năm góc. Năm 1991, Chính phủ chi 516 triệu USD, năm 1992 chi 657
triệu USD, năm 1993 chi 800 triệu USD và từ năm 1994 đến nay hàng năm
chi trên dưới 1 tỷ USD. (nguồn EUSA, 1999,2).
Để phát triển ngành điện tử, Mỹ đã sử dụng một hệ thống đồng bộ các chính
sách từ việc đònh ra luật chống độc quyền, khuyến khích sản xuất trong nước
và đưa công nghệ có chọn lọc ra nước ngoài bằng cách nhập khẩu những sản

13


Luận án thạc só kinh tế- Giáo viên hướng dẫn P. G.S. Tiến só Võ Thanh Thu- Học viên Lê Hữu Phước

phẩm có phần linh kiện do Mỹ chế tạo. Đồng thời, Chính phủ luôn hỗ trợ tối
đa và cụ thể đối với việc phát triển công nghệ phục vụ cho mục tiêu chung.
2.0.0- Hàn quốc
Công nghiệp điện tử là một ngành mũi nhọn giúp Hàn quốc trở thành một
trong 5 con rồng Châu Á. Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 1995 là 125,6 tỷ USD
thì hàng điện tử tin học chiếm 32,7% trong đó phần lớn là linh kiện bán dẫn và
điện tử tiêu dùng.
Trong hơn 30 năm xây dựng và phát triển, công nghiệp điện tử Hàn quốc
đi qua các giai đoạn sau mà Việt Nam có thể xem xét học hỏi rút kinh nghiệm:
-

Lắp ráp dạng OEM.


-

Chế tạo linh kiện và thiết kế sản phẩm điện tử dân dụng thương hiệu riêng.

-

Phát triển sản phẩm điện tử chuyên dụng, thông tin liên lạc, phát triển công
nghiệp bán dẫn và công nghệ cao.

-

Chế tạo các máy công cụ để sản xuất các sản phẩm điện tử.
Để đạt được những thành tựu như ngày nay, Chính phủ Hàn quốc đã áp dụng

hàng loạt chính sách đúng đắn hỗ trợ tích cực cho công nghiệp điện tử phát triển như
sau:
-

Thực hiện chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài rất sớm, Luật đầu tư năm
1973 có nhiều điều kiện ưu đãi, tạo điều kiện cho nhà đầu tư mua đất xây
dựng;

-

Áp dụng nhiều chính sách thuế, tài chính, tín dụng ưu đãi đối với ngành công
nghiệp ứng dụng công nghệ kỹ thuật cao. Năm 1993, Chính phủ chi 230 tỷ
Won để đưa vào quỹ nghiên cứu triển khai. Các cơ sở có hoạt động này được
miễn thuế và trích 90% khấu hao tài sản để phát triển công nghệ mới.

-


Thực hiện ba phương hướng là đảm bảo cơ sở tin cậy để thúc đẩy phát triển;
thiết kế soạn thảo công nghệ sản xuất có tính chiến lược; xây dựng môi
14


Luận án thạc só kinh tế- Giáo viên hướng dẫn P. G.S. Tiến só Võ Thanh Thu- Học viên Lê Hữu Phước

trường thuận lợi để phát triển khoa học công nghệ. Từ năm 1990 đến năm
1994, Chính phủ Hàn quốc có kế hoạch phát triển khoa học công nghệ để
giảm phần công nghệ vay mượn nước ngoài, cụ thể dự chi 38,8 tỷ USD, trong
đó có 16,4 tỷ để thiết kế công nghệ mới (kể cả phần điện tử), riêng việc thiết
kế mạch tích hợp mới được cấp 120 triệu USD. Chính phủ tạo điều kiện để
mở các lớp huấn luyện công nghệ, thúc đẩy công nghệ phần mềm máy tính.
-

Cấm các công ty nước ngoài áp dụng các công nghệ lạc hậu, chỉ cho đầu tư
trên cơ sở áp dụng công nghệ tiên tiến nhất.

-

Chính phủ có kế hoạch tăng phần sản xuất linh kiện điện tử trong nước hàng
năm.

-

Để thực hiện chính sách khoa học công nghệ của quốc gia, Hàn quốc đã xây
dựng một hệ thống tổ chức thống nhất từ cơ quan trung ương đến đòa phương
để thực hiện chức năng nhiệm vụ chuyên thiết kế những công nghệ điện tử
then chốt.


-

Chính phủ đầu tư mạnh vào đào tạo cán bộ có trình độ khác nhau, đưa số kỹ
sư lên tỷ lệ 22/1.000 dân. Đầu tư cho nghiên cứu triển khai chiếm 2% tổng
sản phẩm nội đòa.

3.0.0- Trung quốc
Trung Quốc cũng như Việt Nam ta đã trải qua thời kỳ khá dài đóng cửa
nền kinh tế. Tuy nhiên nhờ vào những chính sách đúng đắn của Nhà nước
Trung Quốc trong thời kỳ mở cửa mà Trung Quốc đã vươn lên và đang là mối
đe dọa cho các cường quốc điện tử khác. Các chính sách đó bao gồm:
-

Chính sách cải tổ, xây dựng nền kinh tế mở, hướng ra thò trường bên ngoài từ
năm 1979 đến nay. Trong đó, các chính sách về các đặc khu kinh tế, các khu
kinh tế miền duyên hải với các điều kiện ưu đãi cho đầu tư nước ngoài vào

15


Luận án thạc só kinh tế- Giáo viên hướng dẫn P. G.S. Tiến só Võ Thanh Thu- Học viên Lê Hữu Phước

các ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học cao; giảm, miễn thuế thu
nhập, thuế lợi tức ….
-

Có chủ trương đúng đắn trong việc tiếp thu công nghệ nước ngoài dựa trên 9
nguyên tắc chỉ đạo với nội dung cơ bản là chỉ nhập những gì không thể không
nhập, nhập để sử dụng thống nhất trong cả nước, nhập có sự lựa chọn và kết

hợp sự năng động sáng tạo của đội ngũ cán bộ nghiên cứu trong nước.

-

Nhà nước cho vay với lãi suất thấp và các khoản trợ cấp khác để tập trung
sản xuất những mặt hàng chiến lược.

-

Tăng cường sản xuất linh kiện trong nước, chú trọng xuất khẩu để bù nhập
khẩu.

-

Cấm nhập khẩu 20 loại thiết bò điện tử dân dụng và 53 loại dây chuyền lắp
ráp khác.

-

Giảm thuế nhập khẩu một số thiết bò điện tử và linh kiện từ 15%-40% xuống
9%-20%.
Với những chính sách như thế, chỉ trong vòng 10 năm, Trung Quốc đã có thể

cân đối được nhu cầu nội đòa về sản phẩm điện tử, bắt đầu xuất khẩu sản phẩm
mang thương hiệu của Trung quốc và từng bước tự thiết kế sản phẩm phục vụ
nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu. Các tập đoàn điện tử như ChangHong, Konka,
TCL, Hisense… là nhưng tập đoàn điện tử lớn của Trung quốc có thể cạnh tranh
trực tiếp với các tập đoàn của Mỹ, Nhật, Hàn quốc.
4.0.0- Đài Loan
Đài Loan có ngành công nghiệp điện tử phát triển mạnh, nhưng nổi bất nhất

là ngành sản xuất thiết bò tin học và thiết bò điện tử dân dụng, trong đó có những
sản phẩm có sản lượng đứng đầu thế giới như monitor, main PCB, lắp ráp máy
tính.

16


Luận án thạc só kinh tế- Giáo viên hướng dẫn P. G.S. Tiến só Võ Thanh Thu- Học viên Lê Hữu Phước

Để có được những thành quả đó, Đài Loan đã áp dụng thành công các chính
sách và môi trường xã hội sau đây:
-

Đài Loan có chính sách thu hút vốn đầu tư và sản xuất các sản phẩm có hàm
lượng khoa học cao. Năm 1990, Chính phủ đã chi 7% trên tổng chi cho các
hoạt động nghiên cứu triển khai. Các tập đoàn có thể nhận tín dụng ưu đãi
chiếm 50% số vốn để phát triển các làng khoa học. Trong đó 30% số làng
này sản xuất thiết bò tin học, 25% sản xuất linh kiện điện tử và 20% sản xuất
bán dẫn.

-

Nhà nước khuyến khích các viện các trường chuyển giao công nghệ cho các
xí nghiệp. Hiện Đài Loan có các viện trường và trung tâm nghiên cứu triển
khai rất mạnh trong lónh vực điện tử như Viện nghiên cứu kỹ thuật điện tử;
Trung tâm kỹ thuật quang điện tử; Viện nghiên cứu vật liệu công nghiệp đã
đưa Đài Loan đứng thứ hai thế giới về sản xuất mạch in. Ngoài ra các Viện
nghiên cứu chế tạo máy, Viện tự động hóa và các trường đại học cũng tham
gia đưa các thành tựu khoa học vào công nghiệp điện tử.


-

Hàng năm Chính phủ chi khoảng 280 triệu USD để hỗ trợ cho công nghiệp
điện tử và trực tiếp xét cấp tài chính để thực hiện kế hoạch phát triển công
nghệ thông tin.

5.0.0- Singapore
Đất nước Singapore có trình độ công nghiệp điện tử rất cao, đứng hàng thứ 7
trên thế giới về phổ cập máy tính với tỷ lệ 1 máy trên 12 người dân, 70% số
công ty đã áp dụng công nghệ tin học trong sản xuất kinh doanh vì Singapore có
ít lao động và công nghiệp điện tử tin học phát triển cao.
Đặc trưng phát triển công nghiệp điện tử Singapore là chiến lược về con
người. Song song với việc xây dựng cơ sở hạ tầng tương hoàn chỉnh, Singapore
đã đào tạo được một đội ngũ chuyên gia kỹ thuật có trình độ cao, nhờ đó thu hút
17


Luận án thạc só kinh tế- Giáo viên hướng dẫn P. G.S. Tiến só Võ Thanh Thu- Học viên Lê Hữu Phước

đầu tư nước ngoài vào các lónh vực sản xuất và dòch vụ ứng dụng công nghệ cao,
chất lượng tốt, tốc độ thay đổi công nghệ theo kòp thế giới.
Singapore là một quốc gia mới thành lập, nguồn tài nguyên thiên nhiên hạn
chế, do đó để phát triển ngành điện tử, Singapore đã áp dụng hàng loạt các
chính sách điều tiết vó mô như sau:
-

Singapore bắt đầu ưu tiên phát triển ngành điện tử từ những năm 1970 và đặc
biệt chú ý đầu tư vào hoạt động nghiên cứu triển khai. Nhà nước đầu tư cho
hoạt động này 40% còn lại là của tư nhân.


-

Khuyến khích đầu tư nước ngoài, cho phép các công ty nước ngoài xây dựng
các kiểu xí nghiệp sản xuất và các trung tâm kinh doanh, giảm thuế cho các
trung tâm và đại diện từ 37% xuống còn 10% lợi nhuận.

-

Năm 1979 thành lập quỹ nâng cao tay nghề mà tất cả các công ty trong nước
và nước ngoài đều phải nộp.

-

Năm 1981 cho xây dựng làng khoa học- sản xuất với nhiệm vụ thực hiện
chương trình quốc gia về phát triển công nghệ tin học, một trong những
chương trình này là máy tính hóa và phát triển mạng lưới thông tin quốc gia.

-

Khuyến khích các hoạt động chuyển giao công nghệ. Đầu các năm 1980, xây
dựng 04 trường đại học công nghệ do các Chính phủ và các tổ chức nước
ngoài tài trợ và chuyên gia nước ngoài giảng dạy.

-

Chính phủ ưu tiên phát triển công nghệ tin học và thành lập Cục kỹ thuật
máy tính quốc gia. Chính phủ trực tiếp đầu tư vào một số xí nghiệp điện tử.

-


Singapore đã thành lập được nhiều viện, trường đại học về điện tử tin học;
Nhà nước đầu tư cho các hoạt động R&D 40%, còn lại là nguồn của tư nhân.
Ước tính Singapore đã đào tạo được khoảng 20.000 chuyên gia tin học.

6.0.0- Nhật Bản

18


Luận án thạc só kinh tế- Giáo viên hướng dẫn P. G.S. Tiến só Võ Thanh Thu- Học viên Lê Hữu Phước

Nhật là một trong những siêu cường về công nghiệp điện tử. Công nghiệp
điện tử giữ vò trí số 1 trong nền kinh tế Nhật Bản. Trong giai đoạn 1950-1994 tỷ
trọng sản phẩm điện tử trong công nghiệp chế biến đã tăng từ 1% lên 11,2%
(nguồn RJ,96,5). Hầu như các công nghệ cao trong lónh vực công nghiệp điện tử
và công nghệ thông tin Nhật đều đóng vai trò quan trọng trong phát triển công
nghiệp điện tử toàn cầu. Đối với các nước đang phát triển, Nhật là nhà đầu tư và
vừa là thò trường tiêu thụ đáng kể.
Sau thế chiến thứ II, kinh tế Nhật gần như là con số 0, Nhật đã áp dụng hàng
loạt các chính sách kinh tế khắc khe và kể cả việc áp dụng các yếu tố truyền
thống văn hóa dân tộc để phát triển kinh tế đất nước trên đống hoang tàn đổ nát
sau chiến tranh như sau:
-

Chính sách quốc gia về kinh tế của Nhật Bản dựa trên đòn bẩy là tinh thần
yêu nước mang đặc điểm phương Đông. Nhật quyết tâm xóa bỏ khoảng cách
về khoa học kỹ thuật so với phương tây theo công thức “tinh thần Nhật Bản
và khả năng phương Tây”

-


Có sự phối hợp chặt chẽ giữa các doanh nghiệp tư nhân và Nhà nước, giữa
Chính phủ và mạng lưới ngân hàng, tài chính.

-

Chính sách xuất nhập khẩu của Nhật Bản rất chặt chẽ:


Về nhập khẩu: trong những năm 1950 và những năm đầu 1960, Nhật Bản
kiểm soát nhập khẩu bằng hệ thống quota rất ngặt nghèo. Ưu tiên nhập
khẩu nguyên vật liệu, hạn chế tối đa nhập khẩu các sản phẩm có thể cạnh
tranh với sản xuất trong nước; Nhật áp dụng phương thức chuyên doanh để
tạo khả năng mặc cả trên thò trường quốc tế.



Về xuất khẩu: Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ bằng các biện pháp đầu tư vào
các cơ sở có khả năng xuất khẩu, để các cơ sở này có điều kiện tự nghiên
cứu triển khai hoặc nhập công nghệ từ bên ngoài. Các sản phẩm điện tử
19


Luận án thạc só kinh tế- Giáo viên hướng dẫn P. G.S. Tiến só Võ Thanh Thu- Học viên Lê Hữu Phước

được xếp vào loại ưu tiên phát triển, người sản xuất được vay vốn với lãi
suất thấp, được Chính phủ miễn giảm thuế để có thể chen chân vào thò
trường quốc tế.
-


Khuyến khích các công ty Nhật đầu tư sản xuất ở nước ngoài với mục đích
làm tăng chu kỳ sống của sản phẩm và xuất khẩu sang nước thứ ba. Phần giá
trò nhập khẩu từ các chi nhánh của Nhật ở nước ngoài được miễn thuế (Luật
thương mại năm 1970). Điều này đã được các công ty Nhật khai thác triệt để.
Các công ty điện tử của Nhật có hơn 700 xí nghiệp ở nước ngoài, trong đó đa
phần là sản xuất linh kiện. Các công ty Nhật hạn chế chuyển giao công nghệ
hiện đại nhất cho các chi nhánh nước ngoài và tiến hành sản xuất ở Nhật cho
đến khi sản phẩm hết khả năng cạnh tranh.

-

Nhiều sản phẩm điện tử của Nhật ở nước ngoài được mang tên, nhãn hiệu
Nhật nhưng không do các hãng này sản xuất hoặc chỉ có một số ít linh kiện
do Nhật sản xuất hoặc theo giấy phép của Nhật (dưới hình thức OEM).

7.0.0- Các bài học rút ra cho ngành công nghiệp điện tử Việt Nam
Các nước đang phát triển có nền công nghiệp điện tử phát triển nhanh và
mạnh trong vòng 35 năm trở lại đây phần lớn tập trung ở Châu Á và nhiều nhất
là ở Đông Nam Á và Viễn Đông. Các nước và lãnh thổ có những phương hướng
chính sách đường lối phát triển khác nhau nhưng nhìn chung qua quá trình phát
triển công nghiệp điện tử của các nước đang phát triển, chúng ta rút ra được các
bài học bổ ích cho sự phát triển công nghiệp điện tử của Việt Nam như sau:
1.0.0.0- Quá trình phát triển ngành điện tử ở Việt Nam cũng có thể như ở các nước
đang phát triển. Chúng ta có thể chia làm 03 giai đoạn phát triển như sau:
-

Giai đoạn 1: Lắp ráp các sản phẩm hoàn chỉnh từ những chi tiết đồng bộ được
nhập từ nước ngoài, bắt đầu từ thiết bò điện tử dân dụng sau đó là thiết bò tin

20



Luận án thạc só kinh tế- Giáo viên hướng dẫn P. G.S. Tiến só Võ Thanh Thu- Học viên Lê Hữu Phước

học, thiết bò văn phòng với những bộ linh kiện dạng SKD, CKD được nhập từ
nước ngoài.
-

Giai đoạn 2: Thay dần các chi tiết nhập khẩu trong bộ linh kiện nhập khẩu
đồng bộ bằng các chi tiết được sản xuất tại chỗ và không ngừng tăng dần tỷ
lệ thay thế lên. Việc sản xuất các linh kiện điện tử trong giai đoạn này có ý
nghóa hết sức quan trọng là đặc trưng của giai đoạn lắp ráp sản phẩm từ bộ
linh kiện dạng IKD.

-

Giai đoạn 3: Mở rộng việc xuất khẩu các sản phẩm điện tử, xây dựng các cơ
sở sản xuất và nghiên cứu triển khai riêng của đất nước; tiến lên một bước
nữa là tự sản xuất thiết bò công nghệ, các thiết bò đo lường, kiểm nghiệm;
vươn lên chiếm lónh thò trường thế giới một cách độc lập.

2.0.0.0- Việc phát triển theo 03 giai đoạn trên cho phép ngành điện tử Việt Nam
có thể chọn phương hướng phát triển theo một trong 02 con đường phát
triển như sau:
-

Con đường thứ 1: Tăng tỷ trọng linh kiện điện tử sản xuất tại chỗ và mở rộng
việc chế tạo tất cả các loại linh kiện từ đơn giản đến phức tạp, mà mục tiêu
là sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh chủ yếu để thỏa mãn nhu cầu trong nước.
Đây là những quốc gia có dân số đông, thò trường trong nước rộng lớn. Sản

xuất chủ yếu là để thay thế nhập khẩu, không chú trọng đến trình độ sản
xuất, chất lượng sản phẩm vì thiếu yếu tố cạnh tranh.

-

Con đường thứ 2: Sản xuất chủ yếu là để xuất khẩu, tăng sản lượng thiết bò
điện tử hoàn chỉnh có chất lượng cao, hướng ra thò trường xuất khẩu. Đặc
điểm của các nước này là thò trường trong nước eo hẹp. Con đường này cũng
làm cho các nước phụ thuộc ở mức độ cao vào các nước phương Tây có công
nghiệp điện tử phát triển như Mỹ, Nhật, đặc biệt là các linh kiện chính.

21


Luận án thạc só kinh tế- Giáo viên hướng dẫn P. G.S. Tiến só Võ Thanh Thu- Học viên Lê Hữu Phước

Tuy nhiên, đối với Việt Nam chúng ta nên chọn con đường thứ hai vì chúng ta
không cần thiết phải đầu tư sản xuất tất cả linh kiện trong khi nhập khẩu từ các
nước khác hiệu quả hơn trong sự phân công quốc tế hợp lý để đáp ứng nhu cầu
nội đòa có hạn và hướng tới xuất khẩu.
3.0.0.0- Thu hút vốn đầu tư nước ngoài
Đầu tư nước ngoài luôn góp phần tích cực đối với việc phát triển nền ông
nghiệp điện tử của các nước. Việc sử dụng vốn, công nghệ nước ngoài để nâng cao
trình độ chuyên môn của các chuyên gia trong nước, mở rộng sản xuất và xuất khẩu
đã tạo điều kiện phát triển công nghiệp điện tử ở một số nước và lãnh thổ. Ngày
nay, các nước đều có chính sách thu hút vốn, công nghệ nước ngoài có chọn lọc xây
dựng các khu chế xuất, các công viên khoa học- công nghệ để ưu tiên phát triển các
ngành công nghệ cao trong đó có điện tử và tin học.
Trong những năm vừa qua, đầu tư nước ngoài đã góp phần to lớn trong sự
phát triển ngành công nghiệp điện tử Việt Nam. Tuy nhiên, cần quy hoạch đònh

hướng rõ ràng để việc đầu tư có hiệu quả và tạo được sức bật cho nền công nghiệp
điện tử Việt Nam và không để Việt Nam trở thành thò trường tiêu thụ sản phẩm một
cách đơn thuần.
4.0.0.0- Về chính sách và cơ chế của Chính phủ
Kinh nghiệm của các nước, mà theo chúng tôi muốn phát triển ngành
công nghiệp điện tử Việt Nam có hiệu quả, theo kòp các nước thì chính sách và
cơ chế của Chính phủ phải hoàn thiện theo hướng:
-

Có chính sách cụ thể về việc xây dựng các cơ sở nghiên cứu triển khai và hỗ
trợ tài chính để thực hiện các nghiên cứu triển khai công nghệ và sản phẩm
mới. Chúng ta không thể dựa vào công nghệ của các tập đoàn điện tử nước
ngoài để sản xuất các sản phẩm cạnh tranh với chính họ.

22


Luận án thạc só kinh tế- Giáo viên hướng dẫn P. G.S. Tiến só Võ Thanh Thu- Học viên Lê Hữu Phước

-

Nhà nước bằng vốn, chính sách thuế hợp lý đầu tư tập trung vào việc nghiên
cứu triển khai để chế tạo được các linh kiện điện tử chủ chốt tiên tiến và cho
ra các thiết bò điện tử có sức cạnh tranh cao, tận dụng lợi thế về nhân công rẻ,
thuế ưu đãi của Chính phủ để len vào thò trường thế giới.

-

Nhà nước là người đề ra chính sách công nghệ thông tin, đồng thời là khách
hàng chủ yếu. Nhà nước xây dựng các mạng thông tin máy tính quốc gia phục

vụ quản lý hành chánh, kinh tế vó mô, ngân hàng tài chính… chính nhu cầu sử
dụng to lớn của Nhà nước bước đầu thúc đẩy công nghệ thông tin ở các nước
này phát triển.

-

Ở các nước có nền công nghiệp điện tử phát triển đều có cơ quan chuyên
trách cho dù dưới tên gọi là gì, để tư vấn cho Chính phủ về lónh vực chuyên
ngành.

-

Nhiều Chính phủ can thiệp rất mạnh vào sự phát triển công nghệ thông tin để
phục vụ các mục tiêu kinh tế xã hội. Các chính sách thu hút đầu tư, công
nghệ, kỹ thuật nước ngoài, chính sách thuế, kiểm soát xuất nhập khẩu đã có
tác động điều chỉnh, tác động tích cực đối với công nghiệp công nghệ thông
tin.

23


Luận án thạc só kinh tế- Giáo viên hướng dẫn P. G.S. Tiến só Võ Thanh Thu- Học viên Lê Hữu Phước

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Qua nghiên cứu xu hướng phát triển ngành công nghiệm điện tử của thế giới và
kinh nghiệm phát triển của một số nước, chúng ta có một số nhận đònh sau:
-

Sản xuất, phân phối trong lónh vực điện tử cũng mang tính toàn cầu hóa. Các
quốc gia phát triển ngành điện tử đều trong mối quan hệ qua lại lẫn nhau

không tách biệt với xu hướng chung của toàn cầu.

-

Trong sự phát triển của từng quốc gia chúng ta đều thấy công nghệ thông tin
luôn giữ một vai trò vò trí đáng kể trong nền kinh tế.

-

Nhà nước bằng chính sách và cơ chế của mình điều tiết và hỗ trợ các doanh
nghiệp phát triển theo những mục tiêu đònh hướng chung của ngành công
nghiệp điện tử. Không thể phát triển ngành điện tử nếu thiếu sự quan tâm đầu
tư của Nhà nước.

-

Thu hút đầu tư nước ngoài có quy hoạch và đònh hướng là yếu tố quan trọng để
phát triển đổi mới công nghệ.

-

Nghiên cứu triển khai là cơ sở và nền tảng để phát triển ngành công nghiệp
điện tử. Nghiên cứu triển khai là mối quan tâm hàng đầu của chính phủ các
nước. Không có nghiên cứu triển khai không có công nghiệp điện tử đúng
nghóa.

-

Đào tạo nguồn nhân lực để phát triển ngành công nghiệp điện tử là mối quan
tâm hàng đầu của từng doanh nghiệp và của quốc gia.


24


×