Mất vị giác và khứu giác - Những điều nên biết
Là hai trong 5 giác quan của cơ thể, vị giác và khứu giác có mối liên hệ mật
thiết với nhau. Ví dụ như lưỡi nhận biết ra vị ngọt nhưng mũi mới cho phép xác
định đó là sôcôla hay caramel.
Sự biến đổi hay mất đi hoàn toàn vị giác và khứu giác gây rất nhiều khó
khăn cho cuộc sống bởi nó hạn chế khả năng của con người trong nhận biết mùi
vị. Vậy những nguyên nhân nào gây ra căn bệnh này và việc điều trị như thế
nào?”.
Nếu như các đầu dây thần kinh vị giác nhận biết cảm giác của vị ngọt,
mặn, đắng, chua thì khứu giác chỉ ra bản chất của chất đó. Thực tế chứng minh có
85% trường hợp bị mất khứu giác kéo theo việc mất đi vị giác do mối quan hệ
mật thiết của giác quan này.
Nguyên nhân
Mất hoàn toàn hoặc suy giảm khứu giác:
- Do nhiễm trùng, hậu quả của những đợt cúm, sổ mũi hay viêm xoang.
- Do dị ứng hô hấp, viêm mũi kinh niên hoậc mãn tính gây nên những viêm
nhiễm lỗ mũi.
- Do một số chấn thương ở não.
- Những can thiệp phẫu thuật về não
- Một số loại thuốc như Côđêin (codéine, phát sinh từ moóc phin), moóc
phin,tetracycline,méthotréxate, clofibrate…và một số phương pháp trị liệu như
liệu pháp tia X , liệu pháp hoá học, sự lọc máu.
- Những thương tổn về thần kinh do bệnh Alzheimer, những khối u ở cơ
quan khứu giác, đa xơ cứng, bệnh Parkinson, bệnh xơ cứng teo cơ.
- Với những người mắc bệnh tiểu đường, những tổn thương thần kinh có
thể làm tổn hại đến dây thần kinh khứu giác. Trong khi đó, sung huyết mũi có thể
gây cản trở chức năng khứu giác của phụ nữ mang thai trong thời gian ngắn.
Nhưng tình trạng này sẽ chấm dứt khi thời kỳ mang thai kết thúc.
- Do hít phải những chất độc hại như: khói thuốc lá, bụi xi măng, hắc ín,
hơi xăng, chì, kẽm, lưu huỳnh điôxít(S02), crom.
- Do sự lão hoá của cơ thể bắt đầu từ tuổi 80.
Bệnh ngửi thối (ảo giác về mùi thối) hoặc ngửi thấy mùi không có thực:
- Do chứng ictêri (hystérie), loạn tâm thần, tâm thần phân lập, bệnh tưởng,
chứng ưu tư lo lắng gây ra rối loạn tinh thần.
- Do tổn thương hoặc u ở não.
- Do bệnh động kinh.
Cảm giác thực về mùi thối:
- Do vật thể lạ chui vào khoang mũi.
- Nhiễm trùng do vi khuẩn.
- U mũi hoại tử làm tăng nhiễm trùng.
- Do bệnh trĩ mũi
Nguyên nhân làm vị giác biến mất hoàn toàn hoặc biến đổi:
- Nguyên nhân từ răng miệng như sâu răng, viêm lợi, lắp răng giả, lấp bít
những khoảng trống trong răng, hay vệ sinh răng miệng chưa tốt.
- Do các bệnh u dây thần kinh vị giác, các chứng bệnh do ký sinh trùng đặc
trưng bởi sự tạo thành nấm ở các đầu dây thần kinh vị giác,sự nhiễm trùng của bộ
máy hô hấp, viêm tai giữa, thiếu máu…
- Do việc sử dụng một số thuốc kháng sinh, liệu pháp tia X, liệu pháp hoá
học..
- Tổn thương của các đầu dây thần kinh vị giác do thuốc lá và rượu.
Phòng ngừa
Đối với cảm cúm thông thường hay viêm xoang, tốt nhất là nên chờ đợi bởi
tất cả sẽ trở lại bình thường ngay sau đó.
Trong những tình huống bị sung huyết, những thuốc chống sung huyết dưới
dạng viên nén hoặc nhỏ dung dịch nước muối sẽ giúp thông thoáng mũi. Độ ẩm
40%-50% là thích hợp để xoa dịu cơn sung huyết mũi. Nếu không khí xung quanh
quá khô sẽ làm khô dịch tiết còn ngược lại nếu quá ẩm, mũi sẽ giữ nhiều bụi.
Ngoài ra, tắm nước nóng cũng là cách để chống sung huyết mũi.
Chú ý không nên sử dụng thuốc chống sung huyết dưới dạng phun sương
quá 5 ngày để tránh biến chứng và phụ thuộc vào thuốc.
Để tránh tác dụng phụ, những người bệnh cao huyết áp, bệnh tiểu đường và
bệnh tim được khuyến cáo không nên sử dụng.
Với bệnh viêm mũi dị ứng, sử dụng kháng Hixtamin dưới dạng siro hoặc
viên nén sẽ làm giảm viêm mũi.
Những người thường xuyên tiếp xúc với những chất hoá học nên đeo mặt
nạ để tránh những ảnh hưởng cho dây thần kinh khứu giác.
Vệ sinh cá nhân cũng vô cùng quan trọng. Để tránh những rối loạn, chúng
ta nên tăng cường vệ sinh thân thể đồng thời kết hợp đi khám nha khoa thường
xuyên.
Tăng thêm gia vị vào món ăn là một cách để bạn cảm nhận lại vị của món
ăn.Tuy nhiên với người huyết áp cao thì không nên cho thêm muối.
Nên cai thuốc lá bởi nó có thể gây nên những hậu quả không thể khắc phục
với vị giác và khứu giác.