Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Đánh giá tác động của loại hình truyền thông đến nhận thức và hành vi của phụ huynh trong tiêm chủng trẻ em tại TP. HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.48 MB, 113 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ SƠN HÀ
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC LOẠI HÌNH
TRUYỀN THÔNG ĐẾN NHẬN THỨC VÀ HÀNH VI
CỦA PHỤ HUYNH TRONG TIÊM CHỦNG TRẺ EM
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP.HCM, 04/2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ SƠN HÀ
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC LOẠI HÌNH
TRUYỀN THÔNG ĐẾN NHẬN THỨC VÀ HÀNH VI
CỦA PHỤ HUYNH TRONG TIÊM CHỦNG TRẺ EM
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.

Chuyên ngành: KINH TẾ PHÁT TRIỂN
Mã số:

60310105

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


TS. PHẠM KHÁNH NAM

TP.HCM, 04/2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung của luận văn này hoàn toàn được hình
thành và phát triển từ những quan điểm của chính cá nhân tôi, dưới sự hướng dẫn khoa
học của Thầy Phạm Khánh Nam – Khoa Kinh tế phát triển – Trường Đại học Kinh tế
thành phố Hồ Chí Minh.
Các số liệu và kết quả có được trong luận văn tốt nghiệp là hoàn toàn trung thực.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Sơn Hà


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU.............................................................................................1
1.1

Đặt vấn đề.............................................................................................................1

1.2


Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................2

1.3

Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu........................................................................2

1.4

Phương pháp nghiên cứu......................................................................................3

1.5

Cấu trúc luận văn..................................................................................................4

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT....................................................................5
2.1

Lược thảo lý thuyết...............................................................................................5

2.1.1 Lý thuyết hành vi..................................................................................................5
2.1.2 Lý thuyết truyền thông..........................................................................................5
2.2

Tổng quan thực trạng ………………………………………………………….10

2.2.1 Truyền thông …………………………………………………………………..10
2.2.2 Thực trạng tiêm chủng mở rộng tại Việt Nam ………………………………..12
2.2.3 Thực trạng tiêm chủng dịch vụ tại Việt Nam …………………………………17
2.3


Lược thảo các nghiên cứu thực nghiệm liên quan..............................................19

2.3.1 Nghiên cứu ngoài nước.......................................................................................19
2.3.1.1

Nghiên cứu về truyền thông sức khỏe..........................................................19

2.3.1.2

Nghiên cứu về hành vi tiêm chủng trẻ em ..................................................22

2.3.1.3

Nghiên cứu nhận thức phụ huynh về tiêm chủng trẻ em ............................24

2.3.2 Nghiên cứu trong nước.......................................................................................26
2.3.2.1

Nghiên cứu về truyền thông sức khỏe..........................................................26

2.3.2.2

Nghiên cứu về tác động của các yếu tố kinh tế xã hội của cá nhân đến nhận
thức về tiêm chủng trẻ em ..........................................................................27

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................................................29
3.1

Khung phân tích..................................................................................................29



3.2

Mô hình phân tích ..............................................................................................29

3.3

Mô tả biến số......................................................................................................30

3.4

Phương pháp nghiên cứu....................................................................................33

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ...............................................................................................35
4.1

Thống kê mô tả bộ dữ liệu..................................................................................35

4.1.1 Đặc điểm kinh tế xã hội .....................................................................................35
4.1.2 Đặc tính về số con và số tháng của trẻ .................................................................37
4.1.3 Nguồn truyền thông..............................................................................................39
4.1.4 Nhận thức về tiêm chủng vaccine cho trẻ em.......................................................39
4.1.5 Nhận thức của phụ huynh về tiêm chủng trẻ em và việc lựa chọn vaccine.........40
4.1.6 Loại hình và chất lượng truyền thông ..................................................................41
4.2

Kết quả phân tích hồi quy...................................................................................43

4.2.1 Đánh giá tác động các đặc điểm kinh tế xã hội của cá nhân lên nhận thức về tiêm
chủng trẻ em của phụ huynh .........................................................................................43

4.2.2 Tác động của biến kênh truyền thông đến chọn lựa vaccine ...............................44
4.3

Thảo luận kết quả...............................................................................................55

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................58
5.1

Kết luận...............................................................................................................58

5.1.1 Đặc tính của mẫu nghiên cứu ............................................................................58
5.1.2 Nhận thức tiêm chủng cho trẻ.............................................................................58
5.1.3 Hành vi lựa chọn vaccine tiêm chủng cho trẻ.....................................................58
5.1.4 Tác động của truyền thông lên hành vi lựa chọn vaccine tiêm chủng cho trẻ....58
5.2

Hàm ý chính sách...............................................................................................59

5.3

Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo.............................................................60

5.3.1 Hạn chế của đề tài.................................................................................................60
5.3.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo.................................................................................60
5.4

Kiến nghị............................................................................................................60

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1: Bản câu hỏi phỏng vấn và bảng mã hoá

PHỤ LỤC 2: Xử lý số liệu bằng stata


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu

Tên tiếng việt

CTTCMR

Chương trình tiêm chủng mở rộng

CTTCMRQG

Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia

TCMR

Tiêm chủng mở rộng

TCTE

Tiêm chủng trẻ em

TCDV

Tiêm chủng dịch vụ

CSYT


Cơ sở y tế

CNVC

Công nhân viên chức

CBCC

Cán bộ công chức

WHO

Tổ chức y tế thế giới

YTTG

Y tế thế giới

HCPs

Healthcare Professionals

Vaccine

Vắc-xin

UVSS

Uốn ván sơ sinh


VGB

Viêm gan B

DPT

Bạch hầu, uốn ván, ho gà

MMR

Vắc-xin sởi- quai bị- rubella

Hib

Vắc-xin ngừa bệnh viêm phổi do vi khuẩn Haemophilus
influenzae loại b

TPB

Theory of Planned Behavior

TRA

Theory of Reasoned Action


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Kết quả duy trì thành quả loại trừ UVSS
Bảng 2.2. Tỷ lệ trẻ 2-10 tuổi mang HBsAg theo tình trạng tiêm chủng năm 2010
Bảng 4.1. Phân bố nhận thức về tiêm chủng

Bảng 4.2: Mối tương quan giữa nhận thức đúng và loại hình truyền thông
Bảng 4.3: Mối tương quan giữa việc lựa chọn vaccine và loại hình truyền thông
Bảng 4.4: Tác động các đặc điểm kinh tế xã hội của cá nhân lên nhận thức về tiêm
chủng trẻ em
Bảng 4.5: Tác động của biến truyền thông từ cơ sở y tế và CTTCMR đến việc chọn lựa
vaccine
Bảng 4.6: Tác động của biến truyền thông từ cơ sở y tế và CTTCMR đến việc chọn lựa
vaccine (tiếp)
Bảng 4.7: Tác động của biến truyền thông không chính thức (mạng xã hội, cộng
đồng...) đến chọn lựa vaccine
Bảng 4.8: Tác động của biến truyền thông không chính thức (mạng xã hội, cộng
đồng...) đến việc chọn lựa vaccine (tiếp)


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ
Hình 2.1: Mô hình hành vi của người tiêu dùng
Hình 2.2: Sơ đồ về tâm lý và hành vi lựa chọn tiêm chủng
Biểu đồ 2.1. Kết quả tiêm chủng đầy đủ toàn quốc giai đoạn 1985 – 2012
Biểu đồ 2.2. Tỷ lệ tiêm chủng vắc xin OPV và tỷ lệ mắc bệnh bại liệt, năm 1985 –
2012
Biểu đồ 2.3. Tỷ lệ tiêm vắc xin sởi và tỷ lệ mắc sởi tại Việt Nam, 1984-2012
Biểu đồ 2.4. Tỷ lệ tiêm vắc xin VGB3, 1997-2012
Hình 3.1: Khung phân tích của nghiên cứu
Đồ thị 4.1. Lựa chọn vaccine - Nhóm tuổi
Đồ thị 4.2. Lựa chọn vaccine - Trình độ học vấn
Đồ thị 4.3. Lựa chọn vaccine - Nghề nghiệp
Đồ thị 4.4. Lựa chọn vaccine – Thu nhập
Đồ thị 4.5. Lựa chọn vaccine – Điểm tiêm
Đồ thị 4.6. Lựa chọn vaccine – Số tháng của trẻ
Đồ thị 4.7. Lựa chọn vaccine – Số con

Đồ thị 4.8 . Nguồn truyền thông
Đồ thị 4.9. Nhận thức Lựa chọn vaccine
Đồ thị 4.10. Truyền thông từ CSYT và CTTCMR
Đồ thị 4.11. Truyền thông không chính thức


1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1. Đặt vấn đề
Trước tình trạng có rất nhiều nguồn truyền thông trái chiều, tiêu cực trong lĩnh
vực tiêm chủng trẻ em trong vài năm trở lại đây. Không biết thực hư ra sao nhưng
hành vi của các phụ huynh có con nhỏ phải tiêm chủng luôn lo sợ về sự an toàn của
vaccine, đặc biệt vaccine trong CTTCMR. Ở những thành phố lớn, đặc biệt là thành
phố Hồ Chí Minh, một số phụ huynh chấp nhận bỏ tiền và thời gian chờ đợi để cho trẻ
chích ngừa vaccine dịch vụ thay vì vaccine có sẵn trong chương trình TCMR với hy
vọng giảm rủi ro tai biến sau tiêm.
Đặc biệt là cuối năm 2015 và đầu năm 2016 khi liên tiếp những tai biến và tử
vong xẩy ra trên toàn quốc đã gây hoang mang cho người dân. Với hơn 40 trường hợp
trẻ bị tử vong do vaccine Quinvaxem trong thời gian qua, bộ y tế kết luận có 1 trường
hợp là do vaccine còn lại là do tiền sử bệnh lý của trẻ và nhiều nguyên nhân do khâu
chăm sóc, khai báo, điều kiện y tế chưa đảm bảo.
Sư bất an của các bà mẹ và ông bố có con nhỏ trong độ tuổi tiêm chủng trước
những tai biến nguy hiểm khi tiêm chủng gần đây gây nên tâm lý trì hoãn việc tiêm
chủng đúng lịch cho trẻ trở nên rất phổ biến tại Việt Nam. Nếu tiêm chủng không đúng
lịch, nguy cơ xẩy ra bệnh rất cao, bằng chứng là dịch sởi bùng phát vào năm 2014 và
nguy cơ bệnh ho gà, bạch hầu trở thành dịch nếu không được tiêm chủng đúng lịch và
đầy đủ là điều khó tránh khỏi .
Điều này có phải do truyền thông không đúng cách hay sự sai lệch trong truyền
thông mà dẫn đến tình trạng này? Sự đa dạng về loại hình (đặt biệt là truyền thông từ

mạng xã hội, cộng đồng, bạn bè ngày càng trở nên phổ biến hơn bao giờ hết) và phức
tạp của truyền thông có ảnh hưởng đến nhận thức cũng như hành vi của phụ huynh có
con nhỏ trong giai đoạn tiêm chủng không?
Tiêm chủng phòng bệnh bằng các vaccine là một thành tựu trong y học ở thế kỷ
XX, có ý nghĩa to lớn trong Y học dự phòng. Chương trình tiêm chủng mở rộng đã góp
phần làm giảm đáng kể tỷ lệ mắc và chết của trẻ em dưới 1 tuổi và 5 tuổi về các bệnh
truyền nhiễm. Ước tính hàng năm tiêm chủng đã cứu sống khoảng 1 triệu trẻ em ở các
nước đang phát triển.


2

Hoạt động tiêm chủng vaccine trẻ em là một vấn đề xã hội rất lớn, luôn được
toàn xã hội, cơ quan quản lý Nhà nước quan tâm. Truyền thông với vai trò quan trọng
về truyền tải thông tin, định hướng các xu hướng, phong trào xã hội đã và đang tác
động rất mạnh đến bậc phụ huynh về vấn đề lựa chọn vaccine tiêm chủng cho trẻ em
cũng như lòng tin của họ với cơ quan y tế các cấp.
Vaccine là một biện pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa bệnh tật nên việc tiêm
chủng cho trẻ đúng lịch và đầy đủ là rất cần thiết đặc biệt trong điều kiện biến đổi khi
hậu như hiện nay, các bệnh dịch đã được loại trừ có thể sẽ bùng phát trở lại. Nghiên
cứu nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng và vai trò của truyền thông lên nhận thức của
phụ huynh trong tiêm chủng trẻ em cũng như việc lựa chọn trẻ tiêm chủng theo
chương trình TCMR hay dịch vụ là cần thiết và có thể giúp thiết kế các chính sách về
truyền thông vaccine hiệu quả.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát :
Đánh giá tác động của truyền thông lên nhận thức về tiêm chủng và hành vi của phụ
huynh trong tiêm chủng trẻ em.
Mục tiêu cụ thể
(1) Đánh giá tác động của các yếu tố kinh tế xã hội của cá nhân lên nhận thức của phụ

huynh trong tiêm chủng trẻ em;
(2) Đánh giá tác động của các yếu tố kinh tế xã hội của cá nhân lên hành vi lựa chọn
vaccine tiêm chủng trẻ em của phụ huynh;
(3) Đánh giá mối liên quan của nhận thức về tiêm chủng của phụ huynh trong tiêm
chủng trẻ em tới việc lựa chọn vaccine;
(4) Đánh giá tác động của các loại hình truyền thông lên nhận thức của phụ huynh
trong tiêm chủng trẻ em;
(5) Đánh giá tác động của các loại hình truyền thông đến việc lựa chọn vaccine;
(6) Đánh giá tác động các nội dung truyền thông đến việc lựa chọn vaccine.
1.3. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu: Những gia đình có con nhỏ dưới 2 tuổi được tiêm chủng
vaccine dịch vụ hoặc vaccine trong CTTCMR


3

(1) Chọn những phụ huynh đưa con đến Viện Pasteur chích ngừa. Mẫu được lấy ngẫu
nhiên theo các bước sau:
Bước 1: Chọn phụ huynh có con từ 2 đến 24 tháng tuổi
Bước 2: Hỏi phụ huynh đồng ý tham gia phỏng vấn không, nếu đồng ý tiến hành
phỏng vấn.
Bước 3: Phỏng vấn hết phụ huynh này thì tiến hành phỏng vấn đến phụ huynh khác
đến khi nào đủ mẫu thì dừng lại.
(2) Chọn những phụ huynh có con nhỏ tại các trường mẫu giáo tại Tp.HCM. Mẫu
được lấy theo các bước sau:
Bước 1: Chọn phụ huynh có con từ 2 đến 24 tháng tuổi
Bước 2: Hỏi phụ huynh đồng ý tham gia phỏng vấn không, nếu đồng ý tiến hành
phỏng vấn.
Bước 3: Phỏng vấn hết phụ huynh này thì tiến hành phỏng vấn đến phụ huynh khác
đến khi nào đủ mẫu thì dừng lại.

(3) Gửi bản khảo sát qua mail điện tử cho những phụ huynh có con nhỏ (điền qua
mail).
1.3.2 Địa điểm nghiên cứu: Viện Pasteur Tp.HCM, Trường mẫu giáo tại Tp.HCM và
gửi bản khảo sát qua mail điện tử
1.3.3 Thời gian nghiên cứu: từ tháng 7/2016 – tháng 04/2017
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp chính được sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm:
Phương pháp phân tích và tổng hợp: nhằm tổng quan các khái niệm, lý thuyết,
các nghiên cứu thực nghiệm, phương pháp này tác giả vận dụng trong chương 2
Phương pháp thống kê mô tả: nhằm mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu
thập được, phương pháp này tác giả vận dụng trong chương 4
Phương pháp phân tích hồi quy: sử dụng mô hình hồi quy probit đế đánh giá tác
động của yếu tố nhận thức và truyền thông đến hành vi lựa chọn vaccine, phương pháp
này tác giả vận dụng trong chương 4


4

1.5. Cấu trúc luận văn
Luận văn có kết cấu 5 chương (gồm 60 trang) và 2 phụ lục,
CHƯƠNG 1 - Giới thiệu: Giới thiệu lý dó thực hiện đề tài, ý nghĩa thực tiễn, mục tiêu
nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
CHƯƠNG 2 - Tổng quan lý thuyết: Trình bày lược thảo lý thuyết, thực trạng và các
nghiên cứu thực nghiệm liên quan.
CHƯƠNG 3 - Phương pháp nghiên cứu: Trình bày khung phân tích, mô hình phân
tích, mô tả biến số và phương pháp nghiên cứu.
CHƯƠNG 4- Kết quả: Thống kê mô tả bộ dữ liệu, kết quả phân tích hồi quy và thảo
luận kết quả.
CHƯƠNG 5 - Kết luận và kiến nghị: Trình bày tóm tắt toàn bộ kết quả nghiên cứu,
đưa ra một số gợi ý chính sách, những mặt hạn chế của nghiên cứu, hướng nghiên cứu

tiếp theo và kiến nghị.
PHỤ LỤC 1: Bản câu hỏi điều tra
PHỤ LỤC 2: Xử lý số liệu bằng stata


5

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
2.1 Lược thảo lý thuyết
2.1.1 Lý thuyết hành vi
Thuyết Hành vi dự định (TPB) (Aizen, 1991), được phát triển từ lý thuyết hành
động hợp lý (TRA) (Ajzen & Fishbein, 1975), giả định rằng một hành vi có thể dự báo
hoặc giải thích bởi các xu hướng hành vi để thực hiện hành vi đó. Các xu hướng hành
vi được giả sử bao gồm các nhân tố động cơ ảnh hưởng đến hành vi, và được định
nghĩa như là mức độ nỗ lực mà mọi người cố gắng để thực hiện hành vi đó.
Xu hướng hành vi lại là một hàm của ba nhân tố. Thứ nhất, các thái độ được khái
niệm như là đánh giá tích cực hay tiêu cực về hành vi thực hiện. Nhân tố thứ hai là ảnh
hưởng xã hội được cảm nhận để thực hiện hay không thực hiện hành vi đó. Cuối cùng
thuyết Hành vi dự định TPB được Ajzen xây dựng bằng cách bổ sung thêm yếu tố
kiểm soát hành vi cảm nhận. Thành phần kiểm soát hành vi cảm nhận phản ánh việc dễ
dàng hay khó khăn khi thực hiện hành vi; điều này phụ thuộc vào sự sẵn có của các
nguồn lực và các cơ hội để thực hiện hành vi.
Đặc điểm người mua
(văn hoá, xã hội, cá tính,
tâm lý)
Các tác nhân marketing
(Sản phẩm, giá ...)

Quá trình quyết định:
1. Nhận thức;

2. Tìm kiếm thông tin,
3. Đánh giá
4. Xu hướng hành vi
5. Nguồn lực

Quyết định
Chọn/Không

Các tác nhân khác
(Kinh tế, công nghệ,
chính trị, văn hoá, vv..)

Hình 2.1: Mô hình hành vi của người tiêu dùng (nguồn: tác giả tổng hợp)
2.1.2 Lý thuyết về truyền thông
2.1.2.1 Khái niệm:
Theo thông tin trên Trang Web của Đại học Đông Á, Truyền thông
(communication) là quá trình chia sẻ thông tin. Truyền thông là một kiểu tương tác


6

trong đó có ít nhất hai tác nhân tương tác lẫn nhau, chia sẻ các qui tắc và tín hiệu
chung. Ở dạng đơn giản, thông tin được truyền từ người gửi tới người nhận. Ở dạng
phức tạp hơn, các thông tin trao đổi liên kết người gửi và người nhận. Phát triển truyền
thông là phát triển các quá trình tạo khả năng để một người hiểu những gì người khác
nói, ra hiệu, hay viết; nắm bắt ý nghĩa của các thanh âm và biểu tượng, học được cú
pháp của ngôn ngữ.
2.1.2.2 Các yếu tố cơ bản của quá trình truyền thông:

Nguồn: là yếu tố mang thông tin tiềm năng và khởi xướng quá trình truyền thông.

Thông điệp: là nội dung thông tin được trao đổi từ nguồn phát đến đối tượng tiếp nhận
thông tin.
Kênh truyền thông: là các phương tiện, con đường, cách thức chuyển tải thông điệp
từ nguồn phát đến đối tượng tiếp nhận.
Người nhận: là các cá nhân hay nhóm người tiếp nhận thông điệp trong quá trình
truyền thông.
Phản hồi: là thông tin ngược, là dòng chảy của thông điệp từ người nhận trở về nguồn
phát.
Nhiễu: là yếu tố gây ra sự sai lệch thông tin trong quá trình truyền thông.


7

2.1.2.3. Phương tiện truyền thông
Phương tiện truyền thông là việc vận dụng các khả năng của cơ thể, sử dụng những
phương tiện có sẵn trong tự nhiên, những công cụ nhân tạo để diễn tả và chuyển tải
những thông tin, thông điệp từ bản thân đến người khác hay từ nơi này sang nơi khác.
Các phương tiện truyền thông đại chúng sử dụng hiệu quả
(1) TV truyền hình, Radio, Báo, tạp chí, sách, băng đĩa, phim ảnh, tờ bướm, tờ rơi,
bảng quảng cáo vv..
(2) Internet đứng đầu trong các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt truyền
thông mạng xã hội như Facebook, Twitter, Yahoo...Đây là phương tiện truyền
thông rất phổ biến hiện nay, ai cũng có thể sử dụng để thu nhận và truyền đạt tin
tức. Người sử dụng có thể dùng bất cứ lúc nào, gửi đi bất cứ tin tức gì. Tuy
nhiên, các tin tức nhiều khi không được kiểm chứng tính cách xác thực, gây
hoang mang, ngộ nhận cũng như làm phiền lòng người nhận. Theo thống kê có
khoảng 45,6% số người lứa tuổi từ 18-54 cho biết họ chọn Internet là phương
tiện truyền thông hay nhất.
Đối với vấn đề tiêm chủng mở rộng thì có một loại kênh truyền thông không thể
thiếu đó là truyền thông từ các cơ sở y tế (nhân viên y tế) và chương trình TCMR (sổ

tiêm chủng tờ hướng dẫn...) cung cấp.
Truyền thông giữ một vai trò quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe của nhân dân:
2.1.2.4. Chức năng của truyền thông
Charles Robert Wright (1959) đã ghi nhận ba chức năng chính của truyền thông
gồm: (1) Giám sát, thông tin về môi trường xã hội, (2) sự tương quan của các bộ phận
của xã hội, và (3) truyền tải văn hoá giữa các thế hệ, đồng thời thêm giải trí là chức
năng thứ tư của truyền thông.
- Giám sát, thông tin về môi trường xã hội: Một chức năng quan trọng của truyền
thông là theo dõi tất cả những diễn biến trên thế giới và cung cấp thông tin cho xã hội
loài người. Các phương tiện truyền thông có trách nhiệm cung cấp tin tức và các vấn
đề đến xã hội. Trong thời điểm khủng hoảng, truyền thông giúp duy trì sự ổn định xã
hội bằng cách cung cấp thông tin thực tế và hướng dẫn về cách thức ứng phó. Như
trong thiên tai, chiến tranh, sức khoẻ,... truyền thông tạo ra sự nhận thức cho đại chúng


8

bằng cách cung cấp thông tin về những gì đang xảy ra và cách phòng ngừa, tự bảo vệ
cho các cá nhân.
- Sự tương quan của các bộ phận của xã hội: Chức năng này liên quan đến cách mà các
phương tiện truyền thông lựa chọn tin tức và diễn giải thông tin, qua đó đã gây ảnh
hưởng đến nhận thức xã hội và sự đáp ứng. Thái độ của người dân đối với các vấn đề
chính trị, các sự kiện, chính sách công, vấn đề y tế... bị tác động bởi truyền thông qua
việc diễn giải vấn đề trong các cuộc thảo luận và thuyết trình. Ví dụ: báo cáo của các
phương tiện truyền thông về chiến tranh ở Việt Nam đã đóng một vai trò quan trọng
trong việc thay đổi nhận thức của người Mỹ về cuộc chiến; sự bài trừ vaccine tại Hoa
Kỳ do nghi ngờ có ảnh hưởng đến trí não của trẻ.
- Truyền tải văn hoá: Truyền thông như là công cụ để giảng dạy các chuẩn mực, quy
tắc và giá trị khác nhau đang tồn tại trong một xã hội và đảm bảo sự chuyển giao từ thế
hệ này sang thế hệ khác. Như các chương trình truyền hình đại chúng phản ánh thực tế

xã hội và thúc đẩy sự hiểu biết về di sản văn hóa của một xã hội. Các chương trình
truyền hình dành cho trẻ em được thiết kế để thể hiện tốt nhất về hành vi và chuẩn
mực đạo đức tốt.
- Giải trí: Chức năng giải trí của truyền thông giúp thư giãn và thoát khỏi căng thẳng
trong cuộc sống hàng ngày. Chức năng giải trí của các phương tiện thông tin đại chúng
có cả tác động tích cực lẫn tiêu cực. Chất lượng nội dung thấp thường bị chỉ trích
nhưng những lợi ích khác như giúp mọi người trải nghiệm những sự kiện mới, kích
thích cảm xúc và giúp mọi người vượt qua thời gian rảnh rỗi cho thấy tầm quan trọng
của chức năng này.
2.1.2.5. Lợi ích và bất lợi của truyền thông
Lợi ích của công tác truyền thông:
(1) Truyền thông dễ dàng lôi cuốn sự lưu ý của quần chúng đối với các vấn đề sức
khỏe một cách mau chóng.
(2) Truyền thông có thể đưa ra các ý kiến về sức khỏe hết sức hữu hiệu.
(3) Truyền thông có thể kích thích quần chúng, tạo ra những đáp ứng tình cảm để
người nghe-coi thay đổi nếp sống để có một sức khỏe tốt.


9

(4) Truyền thông có thể tác động lên dư luận, tạo ra các cơ hội để tranh luận cách
thức duy trì sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật qua phượng tiện liên lạc.
(5) Truyền thông có thể hợp tác với các nhà chuyên môn để tổ chức các buổi gặp gỡ
giữa quần chúng với nhau hoặc giữa các nhà chuyên môn với quần chúng để trao
đổi nhận thức bảo vệ sức khỏe.
(6) Tính cách giáo dục, chia sẻ nhận thức, cổ võ những hành vi có lợi cho công ích
(7) Giúp cải thiện sự gắn bó các quan hệ công cộng, giúp các tổ chức liên quan tới
bảo vệ sức khỏe cùng sát cánh làm việc.
(8) Góp phần tranh đấu, cổ võ, truyền thông tiếp tay với các nhà lãnh đạo đưa ra các
chính sách y tế, dung hòa các tranh luận và tìm ra các hỗ trợ ý kiến có tính cách

quyết định đặc biệt.
Tuy vậy, truyền thông cũng có một số bất lợi
(1) Truyền thông gửi ra thông tin nhưng ít khi tiếp nhận được phản ứng của quần
chúng.
(2) Khó mà ước lượng coi xem tin tức đưa ra có đáp ứng nhu cầu dân chúng, có
đúng thời điểm và không biết phản ứng của dân chúng ra sao.
(3) Dân chúng có thề không coi, không đọc hoặc tắt tivi, radio giữa chừng vì bất
đồng ý kiến.
(4) Do ảnh hưởng của kinh tế tự do cạnh tranh “khuyến thị”, truyền thông cũng lệ
thuộc vào các thông tin quảng cáo, gây xao nhãng nội dung.
(5) Đôi khi vì tính cách thời sự nóng hổi, “giật gân”, truyền thông cũng loan tải các
tin tức chưa được chứng minh tính cách xác thực hoặc chưa có sự đồng thuận của
các nhà chuyên môn, gây hoang mang cho người nhận.
Russell, Cambridge (2009) Chính phủ và các cơ sở khoa học đã khuyến khích
phát triển truyền thông khoa học. Trong cuốn sách này, Nicholas Russell nêu ra quan
điểm chính để cải thiện thông tin liên lạc. Cuốn sách này cung cấp một cái nhìn sâu
sắc vào truyền thông khoa học trong ba bối cảnh: các mô hình chuyên nghiệp của
truyền thông giữa các nhà khoa học, truyền thông phổ biến cho công chúng, và khoa
học trong văn học và phim truyền hình. Khuôn khổ ba phần này cho thấy các yếu tố


10

lịch sử và văn hóa hoạt động trong bối cảnh giao tiếp phức tạp ngày nay, và cần được
tích cực xem xét khi thiết kế và đánh giá truyền thông khoa học.
2.2 Tổng quan thực trạng
2.2.1 Truyền thông
WHO (2011), đề xuất một kế hoạch chiến lược cho việc tăng cường các hoạt
động an toàn vaccine trên toàn cầu. Nó tập trung vào việc xây dựng năng lực quốc gia
về an toàn vaccine trong những nước nghèo nhất thế giới thông qua các nỗ lực phối

hợp của các bên liên quan. Phát triển các kế hoạch truyền thông về an toàn vaccine ở
cấp quốc gia để thúc đẩy nhận thức về rủi ro vaccine và lợi ích, hiểu nhận thức về rủi
ro, và chuẩn bị để quản lý bất kỳ tác dụng phụ và những lo ngại về an toàn vaccine kịp
thời như:
(1) Giải thích đúng những lợi ích và rủi ro của một loại vaccine được đề nghị;
(2) Giải quyết mối quan tâm công cộng và tin đồn sắp tới hoặc dai dẳng về an toàn
vaccine;
(3) Chuẩn bị để giải quyết những bất lợi về an toàn vaccine khi chúng xảy ra.
Bên cạnh đó, mạng xã hội Twitter, Facebook có một tỷ lệ lớn người dùng đăng
tin tìm hiểu về tiêm chủng. Một ý kiến chống tiêm chủng tại Facebook ở NewZealand
có được 14.500 likes chỉ trong tháng tư năm 2011. Trong giai đoạn xuất hiện cúm
H1N1, trên mạng xã hội Twitter có đến 22,5% tài khoản có thông tin về bệnh lý và vắc
xin ngừa H1N1.
Betsch (2011), khảo sát ở Mỹ (năm 2009) cho thấy khi tra cứu từ “vaccine”,
“vaccination” và “immuization or immunisation” thì trong 30 địa chỉ Internet đầu tiên
mà Google.com tìm kiếm được có đến 5 địa chỉ là trang web chống tiêm chủng. Tương
tự, tại Canada có đến 8 địa chỉ trang web chống tiêm chủng trong 30 địa chỉ Internet
đầu tiên mà Google.com tìm kiếm được. Các trang web chống tiêm chủng thường có
nhiều thông tin tường thuật cụ thể hơn các trang web chính thống. Các thông tin trên
các trang web chống tiêm chủng đã tạo ra sự đe doạ, tâm lý sợ hãi tiêm chủng đối với
người đọc. Một khảo sát tại Đức trong năm 2008 cho kết quả là có đến 223 người được
khảo sát trên trang web chống tiêm chủng tin rằng rủi ro do không tiêm chủng thấp
hơn nhiều so với có tiêm chủng. Nghiên cứu “Xu hướng e-Health tại Châu Âu” thực


11

hiện trong giai đoạn 2005-2007 tại các nước Đan Mạch, Đức, Hy Lạp, Latvia, Na Uy,
Ba Lan, Bồ Đào Nha cho thấy có đến 42-52% dân số tìm kiếm thông tin sức khoẻ trên
Internet, trong đó nguồn thông tin quan trọng nhất là các chuyên gia y tế, tiếp theo là

nguồn truyền thông đại chúng.
Tại Việt Nam có hàng trăm trang web truyền thông chính thức về sức khoẻ của
Bộ Y tế, Sở Y tế và các đơn vị trực thuộc nổi bật như: Chương trình TCMR; Trung
tâm truyền thông giáo dục sức khoẻ; Bệnh Viện, Viện và Trung tâm Y tế dự phòng
vv... Bên cạnh đó cũng có một số lượng không hề nhỏ các trang web không chính thức
do các tổ chức và cá nhân sáng lập.
Dương Trọng Huế (2014) , Đối chiếu với chuyện phụ huynh lưỡng lự cho con em
tiêm Quinvaxem do hiệu ứng từ một số ca tử vong như báo chí đã nêu, những dữ liệu
từ chương trình khảo sát tiêm chủng quốc gia tại Mỹ năm 2004 cho thấy cũng có tình
trạng tương tự khi niềm tin của dân chúng vào tiêm chủng đi xuống trầm trọng.
Nghiên cứu về tình trạng này cho thấy các yếu tố sau đây có khả năng dẫn đến sự
lưỡng lự đó:
(1) Thứ nhất là sự phát triển của công nghệ thông tin đại chúng, nhất là truyền thông
xã hội Internet, đã cho phép các nhận định chưa được kiểm nghiệm rõ ràng lan
truyền tới công chúng. Những nhận định, thậm chí cả những diễn giải sai lệch
kèm theo có thể được củng cố bởi báo chí.
(2) Thứ hai là báo chí, dù có cố gắng lấy cân bằng giữa các tranh luận, đôi khi lại
chú trọng vào những tranh cãi hơn là khả năng tin cậy khoa học từ lập luận của
các bên. Cha mẹ do đó sẽ bị kẹt ở giữa những luồng thông tin trái chiều và phải
lần mò tìm sự thật trong bể thông tin mênh mông. Điều nguy hiểm là khi thông
tin chính thống không có tần suất cao và sự minh bạch trong nội hàm thông tin,
nó cũng sẽ không có nhiều sự tin cậy hơn là các thông tin không chính thống, kể
cả những tin đồn qua mạng xã hội hay giữa các cá nhân.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã khuyến cáo sự tiếp cận ngày càng tăng của
người dân với Internet và thiết bị liên lạc di động cần được kết hợp với ứng dụng chiến
lược truyền thông xã hội để mang thông tin sức khỏe kịp thời tới người dân. Số lượng
điện thoại di động và máy tính cá nhân đang tăng dần vượt qua số lượng ti vi, nhất là


12


với lứa tuổi trung niên và trẻ hơn, những người đóng vai trò quan trọng trong các
quyết định về sức khỏe gia đình. Những nghiên cứu về truyền thông cũng cho thấy
một xu hướng là người ta ngày càng dành nhiều thời gian lướt web lấy tin hơn là xem
ti vi. Những đặc tính của Internet như tương tác thông tin đa chiều cao, kết nối xã hội
và tìm kiếm thông tin theo nhu cầu đã dần đưa ti vi và radio vào thế yếu trong cuộc đối
đầu này. Thông tin từ Internet và mạng xã hội được cho là rộng rãi, không bị áp đặt, dễ
tiếp cận, cập nhật và giao tiếp qua lại có thể ảnh hưởng đến cảm nhận về tính kịp thời
và sự tin cậy của thông điệp so với các phương tiện thông tin truyền thống.
Tại Việt nam, trong trang “webtretho.com” có đến 68.400 kết quả có liên quan
đến từ “tiêm chủng”, trong 30 kết quả đầu tiên có 3 kết quả có nội dung phàn nàn về
chất lượng dịch vụ, độ tin cậy của vaccine. Về từ “vắc xin” có 6.960 kết quả, trong 30
kết quả đầu tiên có 8 kết quả có nội dung phản ánh chất lượng kém, rủi ro/nguy hiểm
của vắc xin.
2.2.2 Thực trạng tiêm chủng mở rộng tại Việt Nam
Theo Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm, TCMR là tiêm chủng bắt buộc, như
vậy tất cả trẻ em phải được tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch, nếu không có thể bị mắc
bệnh truyền nhiễm đối với trẻ em đó và dẫn đến miễn dịch trong cộng đồng không cao.
Nếu như miễn dịch cộng đồng không cao thì có thể gây ra dịch bệnh truyền nhiễm.
Chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) bắt đầu được triển khai ở Việt Nam
từ năm 1981. Ngay từ khi đi vào hoạt động, TCMR đã phải đối mặt với không ít khó
khăn. Đó là điều kiện giao thông từ huyện đến xã nhất là đến những thôn bản vùng
sâu, vùng xa, ảnh hưởng đến tiếp cận dịch vụ tiêm chủng của phụ nữ và trẻ em, nhận
thức của cộng đồng và bà mẹ về tiêm chủng, phòng bệnh còn hạn chế… Truyền thông
không chính thức thường bị quá tải bởi nhiều dịch vụ y tế. Nguồn kinh phí cho tiêm
chủng hoạt động còn thiếu… Mặc dù vậy, chương trình TCMR của Việt Nam đã từng
bước khắc phục khó khăn, đã triển khai có kết quả và được cộng đồng Quốc tế thừa
nhận là nước triển khai công tác tiêm chủng mở rộng tốt nhất, hiệu quả nhất.
Đến năm 1985, chương trình TCMR được đẩy mạnh và được triển khai ở 100%
xã phường trong cả nước với 6 loại vắc xin phòng bệnh truyền nhiễm nguy hiểm là

Lao, Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Sởi, Bại liệt. Từ năm 1991 bổ sung thêm vaccine


13

VGB vào trong CTTCMR. Vaccine Quinvaxem được đưa vào tiêm chủng miễn phí
cho trẻ dưới 1 tuổi ở Việt Nam từ tháng 6/2010 (Vaccine Quinvaxem còn gọi là vắc
xin “5 trong 1” là vắc xin phối hợp gồm giải độc tố vi khuẩn bạch hầu, uốn ván, vi
khuẩn ho gà bất hoạt, kháng nguyên vi rút viêm gan B và kháng nguyên vi khuẩn
Haemophilus influenzae type b (Hib).
Từ năm 1993 đến nay tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ em dưới 1 tuổi luôn đạt
trên 90%. Từ năm 1995 cả nước không còn xã trắng về tiêm chủng. Việt Nam đã đạt
được các mục tiêu cam kết quốc tế là thanh toán bệnh Bại liệt năm 2000, loại trừ Uốn
ván sơ sinh năm 2005.
Với việc không ngừng nâng cao chất lượng tiêm chủng mở rộng, tăng cường hỗ
trợ tiêm chủng tại những vùng khó khăn, chúng ta đã đạt được 10 năm bảo vệ thành
quả thanh toán bệnh Bại liệt và duy trì 5 năm loại trừ bệnh Uốn ván sơ sinh, đạt các
chỉ tiêu về giảm tỷ lệ mắc các bệnh trong TCMR và đang nỗ lực thực hiện mục tiêu
loại trừ Sởi vào năm 2017.
Theo báo cáo trong trang web CHƯƠNG TRÌNH TIÊM CHỦNG MỞ RỘNG,
ghi nhận những thành quả của chương trình tiêm chủng mở rộng:
(1) Tăng độ bao phủ của chương trình:
Ở Việt Nam, CTTCMR tuy mới bắt đầu triển khai từ đầu những năm 80 nhưng đến
nay địa bàn được bao phủ bởi CTTCMR tăng dần hàng năm ở cả 3 tuyến tỉnh, huyện
và xã trên phạm vi toàn quốc.
Tuyến tỉnh: Từ 27% năm 1982 tăng lên 100% số tỉnh thành đã có dịch vụ TCMR vào
năm 1985
Tuyến huyện: Từ 9,8% năm 1982 đã đạt tỷ lệ 100% vào năm 1989
Tuyến xã: Từ một tỷ lệ rất thấp (khoảng 5%) vào năm 1982, tỷ lệ bao phủ tăng nhanh
trong vòng 8 năm đầu, đạt trên 90% vào năm 1989.

(2)Tăng tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ em dưới 1 tuổi trên phạm vi toàn quốc:
Kể từ năm 1994, sau khi 100% số xã phường trên toàn quốc đã được bao phủ Chương
trình TCMR, tỷ lệ này liên tục tăng lên theo các năm và kể từ năm 1995 luôn được duy
trì ở mức trên 90% ở quy mô tuyến tỉnh. Kể từ năm 2004 tỷ lệ này luôn được duy trì
mức trên 90% ở quy mô tuyến huyện (trừ năm 2007 do thiếu vắc xin sởi) (biểu đồ 2.1)


14

Biểu đồ 2.1. Kết quả tiêm chủng đầy đủ toàn quốc giai đoạn 1985 – 2012
(nguồn : CTTCMR QG)
(3) Đạt và duy trì thành quả thanh toán bại liệt:
Chỉ trong vòng hơn 10 năm, CTTCMR đã thực hiện thành công việc thanh toán bệnh
bại liệt và duy trì việc thanh toán đến nay (biểu đồ 2.2)

Biểu đồ 2.2 Tỷ lệ tiêm chủng vắc xin OPV và tỷ lệ mắc bệnh bại liệt, năm 1985 – 2012
(nguồn : CTTCMR QG)
(4) Đạt và duy trì thành quả uốn ván sơ sinh (UVSS)
Việt Nam là một trong 7 nước có tỷ lệ mắc UVSS cao nhất khu vực. UVSS là
bệnh của nước nghèo, nơi mà các bà mẹ ít có điều kiện tiếp cận các dịch vụ y tế khi


15

mang thai hoặc dịch vụ y tế kém chất lượng. Tổ chức YTTG đề ra mục tiêu trên 80%
phụ nữ có thai phải được tiêm đủ 2 liều vắc xin uốn ván. Sau 4 năm nỗ lực phấn đấu,
tỷ lệ phụ nữ có thai được tiêm đủ 2 liều vắc xin uốn ván trước khi sinh ở Việt Nam đạt
82% vào năm 1995. Từ 1996-2004 tỷ lệ này được duy trì ở mức 82-91%.
Từ năm 2006 đến nay luôn duy trì tỷ lệ UVSS ở mức 0.04 ca mắc trên 100.000 dân
Bảng 2.1. Kết quả duy trì thành quả loại trừ UVSS (nguồn : CTTCMR QG)


(5) Khống chế và tiến tới loại trừ bệnh sởi
CTTCMR thành công trong việc nâng cao tỷ lệ miễn dịch sởi trong cộng đồng bằng
việc thực hiện chiến dịch bổ sung vaccine sởi cho trên 10 triệu đối tượng từ 9 tháng
đến 20 tuổi tại các tỉnh thành trong nước Đồng thời tăng cường giám sát và xử lý các
vụ dịch sởi kịp thời không để lây lan

Biểu đồ 2.3. Tỷ lệ tiêm vắc xin sởi và tỷ lệ mắc sởi tại Việt Nam, 1984-2012
(nguồn : CTTCMR QG)
(6) Giảm tỷ lệ nhiễm virút viêm gan B ở trẻ em dưới 5 tuổi


16

Việt Nam là nước có tỷ lệ lưu hành bệnh VGB cao, từ năm 2004 đến 2012 tỷ lệ tiêm
phòng vacine VGB luôn giữ ở mức cao, riêng năm 2007 do thiếu vaccine VGB nên tỷ
lệ giảm xuống 71% (biểu đồ 2.4).

Biểu đồ 2.4. Tỷ lệ tiêm vắc xin VGB3, 1997-2012 (nguồn : CTTCMR QG)
Nhờ vậy mà tỷ lệ nhiễm vi rút VGB (HBsAg) giảm rõ rệt còn 2% năm 2010, xuống
dưới 2% năm 2012 và tiến tới xuống dưới 1%
Bảng 2.2. Tỷ lệ trẻ 2-10 tuổi mang HBsAg theo tình trạng tiêm chủng năm 2010
(nguồn : CTTCMR QG)

(7) Giảm đáng kể tỷ lệ mắc các bệnh bạch hầu, ho gà


17

Duy trì tỷ lệ tiêm vaccine DTP cao ở các nhóm đối tượng trong nhiều năm, đạt trên

90%. Nhờ vậy giảm liên tục số ca mắc và chết. Năm 2012, giảm số ca mắc bệnh bạch
hầu xuống còn 0.01 trên 100.000 dân; bệnh ho gà xuống còn 0.1 trên 100.000 dân;
(8) Mở rộng diện bao phủ các vaccine viêm não nhật bản B, tả và thương hàn
-

Vắc xin viêm não Nhật Bản: Được liên tục mở rộng diện bảo phủ qua các năm.

Tính đến năm 2011, số tỉnh triển khai tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản đã đạt tới 59/63
tỉnh, thành phố. Tỷ lệ trẻ tiêm đủ 3 mũi cơ bản đạt trên 90% theo tuyến tỉnh.
-

Vắc xin thương hàn: Được đưa vào chương trình TCMR năm 1997 với kế hoạch

triển khai trong những năm đầu tiên tiêm cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi tại 6 tỉnh phía Nam.
Trong những năm trở lại đây do kinh phí hạn hẹp nên vắc xin thương hàn chỉ được
tiêm tại những vùng nguy cơ cao và vẫn được duy trì ở tỷ lệ cao cho đối tượng có chỉ
định tiêm dự phòng.
-

Vắc xin phòng tả: Được đưa vào chương trình TCMR Việt Nam từ năm 1998, sau

14 năm triển khai đã có trên 7 triệu liều vắc xin tả dạng uống được sử dụng ở gần 12
tỉnh, thành phố
Hiện tại chương trình tiêm chủng mở rộng thực hiện tiêm miễn phí 12 loại
vaccine để phòng 12 bệnh phổ biến và nguy hiểm nhất ở trẻ em tại tất cả các xã
phường trong cả nước. Các loại vaccine phòng 12 bệnh là: lao, bạch hầu, ho gà, uốn
ván, bại liệt, viêm gan B, viêm phổi-viêm màng não do Hib, sởi- rubella, viêm não
Nhật Bản. Riêng vaccine tả và thương hàn được thực hiện ở vùng có nguy cơ cao.
2.2.3 Thực trạng tiêm chủng dịch vụ tại Việt Nam
Do tính chất lịch sử, hiện tại nước ta có sự phân tách khá rõ rệt hai “hệ thống

cung ứng dịch vụ tiêm chủng” là TCMR (hệ thống công lập) và TCDV (hệ thống bán
công lập và tư nhân). Sự phân tách này nhiều khi là “không thực chất” với tên gọi ở
một số cơ sở, một số nội dung dịch vụ nhưng vẫn tồn tại như một thực tế khách quan.
Trong khi hệ thống cung ứng vắc xin và dịch vụ TCMR đã bao phủ rộng khắp cả nước
với khả năng cung cấp vắc xin đều đặn, tỷ lệ tiêm chủng cao, chất lượng bảo đảm, thì
hệ thống TCDV chủ yếu mới tới tuyến tỉnh với số điểm tiêm còn hạn chế; mô hình tổ
chức và cung cấp dịch vụ chưa thống nhất; trang thiết bị thiết yếu (dây truyền lạnh,
dụng cụ tiêm chủng an toàn, công cụ đăng ký, quản lý…) còn thiếu thốn. Số lượng vắc


×