Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 86 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
______________________

CAO THỊ VI

QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN Á CHÂU

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
______________________

CAO THỊ VI

QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN Á CHÂU
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. HOÀNG ĐỨC


TP. Hồ Chí Minh – Năm 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận văn này là do bản thân tôi nghiên cứu và thực hiện theo
hướng dẫn của Thầy PGS.TS. Hoàng Đức. Các thông tin, dữ liệu và kết quả được
trình bày trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung của luận văn.
TP. Hồ Chí Minh, ngày ...…. tháng …..... năm 2018
Tác giả luận văn

Cao Thị Vi


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI .................................................................... 1
1.1 Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu ................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................ 3
1.4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu .................................................. 3
1.5 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 3
1.6 Kết cấu của luận văn .......................................................................................... 5
1.7 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ............................................................................... 5
Tóm tắt Chương 1 .................................................................................................... 5

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU VÀ VẤN ĐỀ
QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG ..............................................................................6
2.1 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Á Châu .......................................................6
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển ....................................................................6
2.1.2 Cơ cấu tổ chức kinh doanh và bộ máy quản lý ................................................7
2.2 Kết quả kinh doanh giai đoạn 2014 – 2017.....................................................7
2.2.1 Hoạt động huy động vốn ...................................................................................7
2.2.2 Hoạt động cho vay .............................................................................................8
2.2.3 Hoạt động đầu tư ...............................................................................................9
2.2.4 Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh ........................................................9
2.3 Thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu ................ 11
2.3.1 Các sản phẩm tín dụng ................................................................................... 11
2.3.2 Cơ cấu dư nợ cho vay ..................................................................................... 12


2.4 Những dấu hiệu cảnh báo rủi ro tín dụng ................................................... 15
Tóm tắt Chương 2 .................................................................................................... 18
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN
HÀNG TMCP Á CHÂU ........................................................................................ 19
3.1

Rủi ro tín dụng của NHTM ......................................................................... 19

3.1.1 Khái niệm rủi ro tín dụng .............................................................................. 19
3.1.2 Phân loại rủi ro tín dụng ................................................................................ 19
3.1.3 Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng .............................................................. 20
3.1.3.1 Nhóm nguyên nhân khách quan .................................................................. 21
3.1.3.2 Nhóm nguyên nhân chủ quan ..................................................................... 21
3.1.4 Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng ..................................................................... 23
3.2


Quản lý rủi ro tín dụng của NHTM ............................................................ 24

3.2.1 Khái niệm quản lý rủi ro tín dụng ................................................................. 24
3.2.2 Nguyên tắc quản lý rủi ro tín dụng ............................................................... 25
3.2.3 Các tiêu chí đánh giá kết quả quản lý rủi ro tín dụng ................................... 25
3.2.4 Mục tiêu quản lý rủi ro tín dụng ................................................................... 27
3.2.5 Nội dung quản lý rủi ro tín dụng ................................................................... 27
3.2.6 Ý nghĩa của việc quản lý rủi ro tín dụng ....................................................... 29
3.3

Khảo lược các nghiên cứu có liên quan đến quản lý rủi ro tín dụng....... 30

3.3.1 Quản lý rủi ro tín dụng tại Việt Nam ............................................................ 30
3.3.2 Quản lý rủi ro tín dụng trên thế giới.............................................................. 31
3.4

Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu ........ 32

3.4.1 Cơ cấu tổ chức hoạt động quản lý rủi ro ....................................................... 32
3.4.2 Quy trình quản lý rủi ro tín dụng .................................................................. 34
3.4.3 Chất lượng dư nợ ........................................................................................... 36
3.4.3.1 Chất lượng dư nợ cho vay ........................................................................... 36
3.4.3.2 Chất lượng dư nợ theo sản phẩm tín dụng KHCN...................................... 38
3.4.3.3 Chất lượng dư nợ theo sản phẩm tín dụng KHDN ..................................... 39


3.4.3.4 Cho vay để thanh toán các khoản nợ của khách hàng tại TCTD khác ....... 40
3.4.3.5 Chất lượng phê duyệt tín dụng .................................................................... 41
3.4.4 Đánh giá công tác quản lý rủi ro tín dụng ..................................................... 42

3.4.5 Thực trạng xây dựng các quy trình, quy định và hướng dẫn nội bộ ............. 43
3.4.5.1 Yêu cầu, chiến lược quản lý rủi ro tín dụng, hạn mức rủi ro tín dụng ........ 43
3.4.5.2 Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ ............................................................. 45
3.4.5.3 Các quy trình, quy định và hướng dẫn nội bộ khác .................................... 45
3.5

Những kết quả đạt được trong việc quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng
TMCP Á Châu .............................................................................................. 46

3.5.1 An toàn vốn ................................................................................................... 46
3.5.2 Thành lập Trung tâm phê duyệt tín dụng tập trung....................................... 47
3.5.3 Hoàn thiện các quy định theo yêu cầu quản lý rủi ro tín dụng ..................... 47
3.5.4 Các hành động liên quan đến quản lý rủi ro tín dụng ................................... 48
3.6

Những tồn tại trong quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á
Châu ............................................................................................................... 48

3.6.1 Khung quản lý rủi ro tín dụng ....................................................................... 48
3.6.2 Tăng trưởng tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản ..................................... 49
3.6.3 Cho vay thế chấp lô hàng nông sản ............................................................... 50
3.6.4 Cho vay để thanh toán khoản vay của khách hàng tại TCTD khác .............. 50
3.6.5 Hướng dẫn bổ sung chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay ........ 51
3.6.6 Công tác phê duyệt tín dụng.......................................................................... 51
3.6.7 Hệ thống quản lý thông tin tín dụng.............................................................. 52
3.6.8 Ứng dụng công nghệ thông tin ...................................................................... 52
Tóm tắt Chương 3 .................................................................................................... 53
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
TMCP Á CHÂU .................................................................................................... 54
4.1 Định hướng quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu ......... 54

4.1.1 Định hướng phát triển hoạt động tín dụng .................................................... 54
4.1.2 Triển khai áp dụng Khung quản lý rủi ro tín dụng........................................ 54


4.1.3 Xây dựng mô hình lượng hóa xác suất vỡ nợ đối với rủi ro tín dụng .......... 54
4.2 Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu ............ 55
4.2.1 Hoàn thiện khung quản lý rủi ro tín dụng ..................................................... 55
4.2.2 Giải pháp kiểm soát xung đột lợi ích trong hoạt động cấp tín dụng ............. 55
4.2.3 Giải pháp xây dựng các quy định và hướng dẫn công việc .......................... 56
4.2.4 Giải pháp khi cho vay thế chấp lô hàng nông sản......................................... 56
4.2.5 Giải pháp về công nghệ thông tin ................................................................. 57
4.2.6 Giải pháp trong công tác phê duyệt tín dụng ................................................ 58
4.3 Kế hoạch thực hiện các giải pháp quản lý rủi ro tín dụng ......................... 59
Tóm tắt Chương 4 .................................................................................................... 60
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH ..................... 61
5.1 Kết luận .......................................................................................................... 61
5.2 Khuyến nghị đối với NHNN ......................................................................... 61
5.2.1 Cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn .................................................... 61
5.2.2 Cho vay để thanh toán khoản vay của khách hàng tại TCTD khác .............. 62
5.2.3 Thống nhất nội dung hệ thống các quy phạm pháp luật ............................... 62
KẾT LUẬN CHUNG ............................................................................................. 64
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

-

ACB


: Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu.

-

Basel II

: Phiên bản thứ hai của Hiệp ước Basel.

-

BTD

: Ban tín dụng.

-

CAR

: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu.

-

CIC

: Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam.

-

DNTN


: Doanh nghiệp tư nhân.

-

KHCN

: Khách hàng cá nhân.

-

KHDN

: Khách hàng doanh nghiệp.

-

KPMG

: Klynveld Peat Marwick Goerdeler

-

NHNN

: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

-

NHTM


: Ngân hàng thương mại.

-

PwC

: PricewaterhouseCoopers

-

TCTD

: Tổ chức tín dụng.

-

TMCP

: Thương mại cổ phần.

-

TP.

: Thành phố.

-

TSBĐ


: Tài sản bảo đảm.

-

UBTD

: Ủy ban tín dụng.

-

VAMC

: Công ty Quản lý Tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam.


DANH MỤC CÁC BẢNG
BẢNG

TÊN BẢNG

TRANG

Bảng 2.1

Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của ACB

10

Bảng 2.2


Cơ cấu dư nợ theo đối tượng khách hàng

12

Bảng 2.3

Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn cho vay

13

Bảng 2.4

Cơ cấu dư nợ theo loại hình cho vay

13

Bảng 2.5

Cơ cấu dư nợ theo ngành nghề kinh doanh

14

Bảng 2.6

Cơ cấu dư nợ theo loại tiền cho vay

15

Bảng 3.1


Chất lượng dư nợ cho vay

36

Bảng 3.2

Nợ quá hạn, nợ xấu

37

Bảng 3.3

Dư nợ xấu theo sản phẩm tín dụng KHCN

38

Bảng 3.4

Dư nợ xấu theo sản phẩm tín dụng KHDN

39

Bảng 3.5

Cho vay thanh toán khoản vay khách hàng tại TCTD khác

40

Bảng 3.6


Chất lượng phê duyệt tín dụng

41

Bảng 3.7

Các tiêu chí đánh giá rủi ro tín dụng

42

Bảng 3.8

Giới hạn cấp tín dụng

44

Bảng 3.9

Các chỉ số an toàn vốn

47


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ
HÌNH VẼ/ĐỒ THỊ

TÊN HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ

TRANG


Hình 2.1

Biểu đồ tăng trưởng huy động vốn

7

Hình 2.2

Biểu đồ tăng trưởng dư nợ cho vay

8

Hình 2.3

Biểu đồ danh mục đầu tư

9

Hình 3.1

Cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro

33

Hình 3.2

Quy trình quản lý rủi ro

34


Hình 3.3

Biểu đồ tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu

37

Hình 3.4

Biểu đồ nợ quá hạn, nợ xấu

38

Hình 3.5

Biểu đồ nợ xấu theo sản phẩm tín dụng KHCN

39

Hình 3.6

Biểu đồ nợ xấu theo sản phẩm tín dụng KHDN

40

Hình 3.7

Biểu đồ chất lượng phê duyệt tín dụng

41



1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1 Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu
Trong thời kỳ hội nhập kinh tế, hướng đến sự phát triển về kinh tế - xã hội, mở
rộng quan hệ hợp tác, đổi mới cách thức quản lý và phát triển toàn bộ nền kinh tế và
gia tăng sức mạnh quốc gia thì hội nhập kinh tế thế giới là điều tất yếu khách quan
và trở thành xu thế hầu như không thể đảo ngược của bất kỳ mỗi một quốc gia nào.
Theo đó, hội nhập kinh tế thế giới trong lĩnh vực ngân hàng cũng không nằm xu
thế đó. Việc đẩy mạnh hội nhập quốc tế để tiến đến xây dựng một hệ thống NHTM
vững mạnh, phát triển bền vững và ổn định. Việc tham gia, hội nhập kinh tế thế giới
sẽ giúp Việt Nam vươn lên, theo kịp các nước trong khu vực và thế giới cũng như
mở ra cơ hội mới cho cả hệ thống NHTM Việt Nam (Trần Thị Kim Chi, 2017).
Trong hoạt động kinh doanh của các NHTM, lợi nhuận từ hoạt động tín dụng là
thu nhập chính trong tổng thu nhập. Bên cạnh đó, hoạt động tín dụng nhằm góp
phần đáp ứng nhu cầu thiếu hụt vốn cũng như để tối ưu hóa hiệu quả sử dụng vốn
của các cá nhân, doanh nghiệp nhằm phục vụ cho các nhu cầu đời sống và hoạt
động kinh doanh. Đồng thời, tín dụng là một công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế
mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế của đất nước, từ đó tạo ra tác động lan
truyền hướng đến việc hình thành một cơ cấu kinh tế hợp lý, thúc đẩy nền kinh tế
tăng trưởng ổn định và bền vững cũng như thúc đẩy hệ thống ngân hàng, đổi mới
chính sách tiền tệ và hoàn thiện các cơ chế chính sách tín dụng (Sử Đình Thành và
Vũ Thị Minh Hằng, 2006).
Tuy nhiên, hoạt động tín dụng luôn luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro mà hậu quả
thường rất nặng nề mà nguy cơ lớn nhất là có thể dẫn đến vỡ nợ, phá sản. Song,
cũng không thể loại bỏ triệt để các rủi ro mà cần phải xây dựng chính sách quản lý,
mô hình giám sát, phương pháp xác định và đo lường rủi ro tín dụng nhằm phòng
ngừa đến mức tối đa khả năng xảy ra sự kiện rủi ro nhằm giảm thiểu thiệt hại đến

mức thấp nhất.
Rủi ro tín dụng là loại rủi ro lớn nhất, phức tạp nhất và thường xuyên xảy ra
nhất, nó có thể xảy ra ở bất cứ nơi đâu, và xảy ra ở bất cứ lúc nào và nếu không


2

được phát hiện, xử lý kịp thời sẽ nảy sinh các rủi ro khác. Rủi ro tín dụng luôn luôn
song hành và gắn liền với hoạt động tín dụng, thực tiễn cho thấy tỷ lệ nợ xấu của
các TCTD khoảng 9,5% mà nguyên nhân chủ yếu là do các khoản nợ xấu tiềm ẩn
trong khoản nợ được cơ cấu, trái phiếu doanh nghiệp và giảm các khoản phải thu
khó thu hồi (Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia Việt Nam, 2017). Tỷ lệ này cao
hơn gấp 3 lần so với con số “dưới 3%” mà NHNN công bố trên cơ sở số liệu được
báo cáo của các NHTM.
Trong đó, tại ACB, tổng dư nợ cho vay đến 31/12/2107 là 195.506 tỷ đồng, dư
nợ quá hạn là 1.799 tỷ đồng, trong nợ xấu chiếm 1.372 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ quá hạn là
0,92% so với tổng dư nợ cho vay, trong đó nợ xấu chiếm 0,7% và nợ Nhóm 5 chiếm
57,07% trên tổng dư nợ xấu (Báo cáo tài chính ACB, 2017).
Xuất phát từ thực tiễn về tình hình nợ quá hạn tại các NHTM, yêu cầu được đặt
ra là tăng trưởng tín dụng phải đi đôi với việc nâng cao chất lượng tín dụng. Do đó
các NHTM phải đo lường, quản lý, theo dõi và kiểm soát một cách hiệu quả rủi ro
tín dụng để hạn chế tối đa các tổn thất phát sinh. Đây là công việc thật sự quan
trọng giúp cho các NHTM đạt được mục tiêu tăng trưởng. Do vậy, việc xác định các
rủi ro tín dụng, nguyên nhân của rủi ro tín dụng và tìm ra các giải pháp để quản lý
rủi ro tín dụng là một trong những vấn đề cấp thiết đang được đặt ra và đòi hỏi phải
được giải quyết triệt để. Chính vì lẽ đó, tôi đã chọn đề tài “Quản lý rủi ro tín dụng
tại Ngân hàng TMCP Á Châu” làm đề tài luận văn thạc sĩ ngành Tài chính –
Ngân hàng. Qua đó, đề xuất các giải pháp để quản lý rủi ro tín dụng tại ACB.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu tổng quát

Tìm hiểu thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại ACB, từ đó tìm ra những vấn đề
còn hạn chế trong việc quản lý rủi ro tín dụng. Từ đó đề xuất các giải pháp quản lý
rủi ro tín dụng tại ACB.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
-

Tìm hiểu thực trạng về hoạt động tín dụng tại ACB.

-

Tìm hiểu thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại ACB.


3

-

Đề xuất các giải pháp để quản lý rủi ro tín dụng tại ACB.

1.3 Câu hỏi nghiên cứu
-

Cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng của NHTM?

-

Ý nghĩa của việc quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM là gì?

-


Tình hình hoạt động tín dụng tại ACB trong giai đoạn 2014 – 2017?

-

Tình hình nợ quá hạn tại ACB diễn biến như thế nào?

-

Việc quản lý rủi ro tín dụng tại ACB được triển khai như thế nào?

-

Những vấn đề còn tồn tại trong việc quản lý rủi ro tín dụng tại ACB?

-

Những giải pháp nào để quản lý rủi ro tín dụng tại ACB?

1.4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại ACB.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
1.4.2.1 Phạm vi về không gian
Tập trung nghiên cứu về quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay đối với KHCN
và KHDN tại Ngân hàng TMCP Á Châu.
1.4.2.2 Phạm vi về thời gian
-

Dữ liệu thứ cấp trong giai đoạn 4 năm, từ năm 2014 đến năm 2017.


-

Dữ liệu này được thu thập từ Báo cáo thường niên và Báo cáo danh mục tín
dụng của ACB.

1.5 Phương pháp nghiên cứu
1.5.1 Các phương pháp nghiên cứu
-

Phương pháp nghiên cứu định tính: Mô tả và phân tích thực trạng quản lý rủi ro
tín dụng tại ACB thông qua việc thu thập dữ liệu thứ cấp.

-

Phương pháp thống kê:
 Tổng hợp dữ liệu thu thập được, và
 Xử lý dữ liệu nhằm biến đổi dữ liệu thành các thông tin được biểu diễn dưới
dạng bảng biểu, đồ thị.

-

Phương pháp phân tích và tổng hợp:


4

 Phân tích, đánh giá về quản lý rủi ro tín dụng dựa trên dữ liệu thu thập được.
 Tổng hợp kết quả phân tích làm cơ sở cho việc đề xuất giải pháp phù hợp.
1.5.2 Quy trình nghiên cứu
Để thực hiện việc nghiên cứu cần phải chuẩn bị đầy đủ các bước thực hiện, điều

này góp phần quyết định đến chất lượng của đề tài nghiên cứu từ việc lựa chọn đề
tài và kết thúc ở việc tổng hợp, báo cáo kết quả nghiên cứu. Các bước để thực hiện
đề tài nghiên cứu bao gồm:

Bước 1 

Lựa chọn đề tài nghiên cứu

Bước 2 

Xác định mục tiêu nghiên cứu

Bước 3 

Xác định câu hỏi, giả thiết nghiên cứu

Bước 4 

Xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trật

Bước 5 

Xác định phương pháp nghiên cứu

tự
nghiên

Bước 6 


Xây dựng đề cương nghiên cứu

Bước 7 

Thu thập, xử lý dữ liệu và phân tích dữ liệu

Bước 8 

Tổng hợp báo cáo kết quả nghiên cứu

Bước 9 

Đưa ra giải pháp và kiến nghị, gợi ý chính sách

cứu

1.5.3 Nguồn dữ liệu phục vụ cho công việc nghiên cứu
Dữ liệu phục vụ cho công việc nghiên cứu đề tài được thu thập từ các nguồn:
-

Báo cáo thường niên của ACB được kiểm toán bởi công ty kiểm toán PwC và
công ty kiểm toán KPMG trong giai đoạn 4 năm, từ năm 2014 đến năm 2017.


5

-

Báo cáo danh mục tín dụng. Báo cáo này phản ánh về chất lượng tín dụng và nợ
xấu trong phạm vi toàn hệ thống ACB và là cơ sở để Cấp có thẩm quyền đưa ra

các quyết định phù hợp với chiến lược kinh doanh, hoạt động tín dụng của ACB.

1.5.4 Phương pháp xử lý dữ liệu
Dữ liệu được tổng hợp, xử lý bằng công cụ Excel và được thu thập phục vụ cho
công việc nghiên cứu đề tài thông qua các nguồn dữ liệu từ Báo cáo thường niên và
Báo cáo danh mục tín dụng.
1.6 Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm 5 chương:
-

Chương 1: Giới thiệu đề tài.

-

Chương 2: Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Á Châu và vấn đề quản lý rủi ro tín
dụng.

-

Chương 3: Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu.

-

Chương 4: Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu.

-

Chương 5: Kết luận và khuyến nghị chính sách.

1.7 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Thứ nhất, dựa vào thực trạng hoạt động tín dụng và thực trạng quản lý rủi ro tín
dụng tại ACB để chỉ ra các điểm hạn chế, tồn tại về việc quản lý rủi ro tín dụng tại
ACB nhằm đưa ra những biện pháp ứng xử kịp thời, phù hợp.
Thứ hai, đưa ra một số giải pháp nhằm quản lý rủi ro tín dụng, góp phần đảm
bảo an toàn trong hoạt động tín dụng tại ACB, phù hợp với chiến lược kinh doanh
và hoạt động tín dụng của ACB.
Tóm tắt Chương 1
Chương 1 giới thiệu sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu, đưa ra mục tiêu nghiên
cứu, câu hỏi nghiên cứu, nêu rõ đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và giới
hạn nghiên cứu cụ thể cũng như đưa ra các phương pháp nghiên cứu thích hợp và
nêu bật ý nghĩa thực tiễn của luận văn là đề xuất các giải pháp quản lý rủi ro tín
dụng tại ACB. Tiếp theo, Chương 2 sẽ giới thiệu sơ lược về ACB và vấn đề quản lý
rủi ro tín dụng.


6

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU
VÀ VẤN ĐỀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG
2.1 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Á Châu
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
2.1.1.1 Ngày thành lập
ACB được thành lập theo Giấy phép số 0032/NH-GP do NHNN cấp ngày
24/04/1993 và theo Giấy phép số 533/GP-UB do Ủy ban Nhân dân TP. Hồ Chí
Minh cấp ngày 13/05/1993. ACB chính thức đi vào hoạt động vào ngày 04/06/1993.
Cổ phiếu ACB được niêm yết tại Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội theo Quyết
định số 21/QĐ-TTGDHN ngày 31/10/2006 và được giao dịch vào ngày 21/11/2006.
Ngành nghề kinh doanh chính của ACB là huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và
dài hạn; cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn; chiết khấu các loại giấy tờ có giá;
thực hiện dịch vụ thanh toán; kinh doanh vàng bạc, ngoại tệ và thực hiện dịch vụ

thanh toán quốc tế.
2.1.1.2 Các giai đoạn phát triển
-

Giai đoạn năm 1993 đến 2000:
 Giai đoạn năm 1993 đến 1995 là giai đoạn hình thành ACB, nguyên tắc kinh
doanh là quản lý sự phát triển doanh nghiệp an toàn và hiệu quả, hướng đến
KHCN, KHDN nhỏ và vừa.
 Năm 1996, ACB là NHTM đầu tiên tại Việt Nam phát hành thẻ tín dụng
quốc tế MasterCard, Visa.

-

Giai đoạn 2001 đến 2010:
 Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO trong lĩnh vực
huy động vốn, cho vay, thanh toán quốc tế và cung ứng nguồn lực tại Hội sở.
 Trở thành đối tác chiến lược với Ngân hàng Standard Chartered Bank.

-

Giai đoạn 2011 đến 2015:
 Định hướng Chiến lược phát triển của ACB và tầm nhìn 2020.
 Năm 2014, nâng cấp hệ nghiệp vụ ngân hàng lõi, công bố bộ nhận diện
thương hiệu mới vào đầu năm 2015, hoàn tất việc xây dựng khung quản lý


7

rủi ro để đáp ứng quy định mới về tỷ lệ đảm bảo an toàn, quy mô và hiệu quả
hoạt động kinh doanh.

-

Giai đoạn 2016 đến 2017:
 Hoàn thành nhiều hạng mục của các dự án công nghệ để hỗ trợ hoạt động
kinh doanh, vận hành và quản lý hệ thống; nâng cấp hệ thống máy ATM.
 Hoàn thành các dự án chiến lược để nâng cao năng lực cạnh tranh.


Thực hiện kế hoạch kiện toàn tổ chức và hoạt động mạng lưới theo mô hình
vùng và cụm, tái cấu trúc nguồn nhân lực theo hướng tập trung nhân sự cho
hoạt động kinh doanh trực tiếp và có năng lực, phát triển và nuôi dưỡng đội
ngũ nhân lực kế thừa.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức kinh doanh và bộ máy quản lý
Cơ cấu bộ máy quản lý của ACB bao gồm: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng
quản trị, Ban kiểm soát và Ban Tổng giám đốc. Các đơn vị trực thuộc Tổng Giám
đốc bao gồm: Hội sở, các Chi nhánh và Phòng giao dịch. Cơ cấu tổ chức kinh doanh
và bộ máy quản lý của ACB được thể hiện theo Phụ lục 1.
2.2 Kết quả kinh doanh giai đoạn 2014 – 2017
2.2.1 Hoạt động huy động vốn

Hình 2.1: Biểu đồ tăng trưởng huy động vốn
Nguồn: Báo cáo thường niên ACB năm 2014 – 2017


8

Huy động vốn tăng trưởng ổn định và liên tục qua các năm và góp phần đảm bảo
nhu cầu về vốn và thanh khoản cho ACB. Tại thời điểm cuối năm 2017, quy mô
huy động vốn đạt khoảng 241 nghìn tỷ đồng, so với năm 2016 là tăng khoảng 34

nghìn tỷ đồng tương ứng 17%, đạt 100% kế hoạch và chiếm 85% tổng nguồn vốn
của ACB. Trong đó, tỷ trọng huy động từ KHCN là 94% trong tổng vốn huy động.
Trong thời gian tới, ACB tiếp tục tận dụng những lợi thế của ngân hàng bán lẻ,
tập trung vào các đối tượng khách hàng là các KHDN nhỏ và vừa, khách hàng là cá
nhân. Ngoài ra, việc thành lập Phòng Ngân hàng ưu tiên vào năm 2016 đã bước đầu
đạt được một số kết quả khả quan thông qua hoạt động huy động vốn từ thẻ và huy
động Payroll – Gói tài khoản trả lương.
2.2.2 Hoạt động cho vay
Kết quả cho vay tăng dần qua các năm, theo kết quả cuối năm 2017, tổng dư nợ
cho vay đạt khoảng 196 nghìn tỷ đồng, tăng khoảng 35 nghìn tỷ đồng, tương ứng
với 21% so với năm 2016, đạt 105% kế hoạch đề ra nhưng vẫn đảm bảo tuân thủ
mức trần về tăng trưởng tín dụng.

Hình 2.2: Biểu đồ tăng trưởng dư nợ cho vay
Nguồn: Báo cáo thường niên ACB năm 2014 – 2017


9

KHCN và KHDN nhỏ và vừa vẫn là đối tượng khách hàng mục tiêu của ACB.
Nhóm khách hàng này đóng vai trò là đầu tàu cho động lực tăng trưởng tín dụng
toàn ngành ngân hàng.
2.2.3 Hoạt động đầu tư
Nhằm đảm bảo việc sử dụng vốn hiệu quả hơn, ACB tiếp tục được tái cơ cấu
thông qua việc thoái vốn ra khỏi các khoản đầu tư không trọng yếu, không tạo ra lợi
nhuận và được trích lập dự phòng đầy đủ theo giá trị thị trường. Ngoài ra, vào năm
2017, trái phiếu chính phủ tiếp tục được xem là kênh đầu tư hiệu quả, chiếm khoảng
92% trong tổng danh mục đầu tư và tương đương khoảng 18% trong tổng tài sản
của ACB.


Hình 2.3: Biểu đồ danh mục đầu tư
Nguồn: Báo cáo thường niên ACB năm 2014 – 2017
2.2.4 Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh
Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của ACB hầu hết là tăng từ năm 2014
đến năm 2017, tổng tài sản tăng lần lượt là 12%, 16% và 22%, cho vay khách hàng
lần lượt là 15%, 21% và 21%, lợi nhuận trước thuế lần lượt là 9,7%, 29% và 63%.
Năm 2017, tổng tài sản lên đến 283.397 tỷ đồng, tăng 22%; cho vay khách hàng là


10

195.506 tỷ đồng, tăng 21%; huy động vốn là 241.618 tỷ đồng, tăng 17% và lợi
nhuận trước thuế là 2.606 tỷ đồng, tăng 63% so với năm 2016. Bảng số liệu dưới
đây thể hiện chi tiết tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của ACB như sau:
Bảng 2.1: Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của ACB
Đơn vị tính: tỷ đồng
Năm
TT Chỉ tiêu

2014

2015

2016

2017

I

Tình hình tài chính


1

Tổng tài sản

179.897

201.382

233.060 283.397

2

Cho vay khách hàng

115.354

133.115

161.029 195.506

3

Tiền gửi và cho các TCTD khác

4.875

10.578

155.515


175.395

12.129

12.503

13.761

15.700

8.594

9.296

vay
4

Tiền gửi khách hàng

207.347 241.618

5

Vốn chủ sở hữu

6

Vốn điều lệ


9.377

9.377

9.377

10.273

7

Tiền gửi và vay các TCTD khác

5.997

2.360

2.254

15.380

II

Kết quả kinh doanh

1

Thu nhập lãi thuần

4.484


5.637

6.687

8.248

2

Thu nhập ngoài lãi

1.188

398

648

2.904

3

Chi phí hoạt động

4

Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng

848

874


1.207

2.466

5

Lợi nhuận trước thuế

1.104

1.261

1.601

2.606

6

Lợi nhuận sau thuế

922

1.012

1.308

2.089

Nguồn: Báo cáo thường niên ACB năm 2014 – 2017
Với kết quả đạt được năm 2017 cho thấy ACB đã xử lý được những khó khăn và

thách thức sau thời gian dài và từng bước chuyển dịch cơ cấu thu nhập, giảm bớt
việc phụ thuộc vào hoạt động tín dụng, đa dạng hóa khả năng sinh lời, thu nhập
ngoài lãi chiếm 26% trong tổng thu nhập. Ngoài ra, ACB tiếp tục bổ sung ngân sách


11

để đầu tư chiến lược phát triển dài hạn như: thu hút nhân tài, tổ chức cuộc thi sáng
tạo nhằm tiếp cận với cuộc cách mạng công nghệ tài chính.
2.3 Thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu
2.3.1 Các sản phẩm tín dụng
2.3.1.1 Sản phẩm tín dụng KHCN
-

Cho vay phục vụ nhu cầu đời sống, bao gồm:
 Tiêu dùng.
 Mua nhà/đất/căn hộ.
 Xây dựng, sửa chữa, trang trí nội thất công trình/nhà ở.
 Mua phương tiện vận tải.
 Thanh toán chi phí du học, du lịch.
 Xác minh năng lực tài chính du học/du lịch.

-

Cho vay phục vụ hoạt động kinh doanh, bao gồm:
 Bổ sung vốn lưu động.
 Đầu tư sản xuất kinh doanh.
 Đầu tư tài sản cố định.
 Đầu tư kinh doanh chứng khoán.
 Hợp tác kinh doanh/góp vốn với doanh nghiệp.

 Cho vay phục vụ ngành nông nghiệp.

2.3.1.2 Sản phẩm tín dụng KHDN
-

Tài trợ hợp đồng trong nước.

-

Tài trợ xuất khẩu trước giao hàng và sau giao hàng.

-

Tài trợ nhập khẩu.

-

Đầu tư dự án và đầu tư tài sản cố định.

-

Đầu tư sản xuất kinh doanh.

-

Tài trợ phục vụ thi công xây lắp.

-

Bảo lãnh.


-

Bao thanh toán.

Chi tiết các sản phẩm tín dụng KHCN và KHDN được thể hiện theo Phụ lục 2.


12

2.3.2 Cơ cấu dư nợ cho vay
2.3.2.1 Theo đối tượng khách hàng
Bảng 2.2: Cơ cấu dư nợ theo đối tượng khách hàng
Đơn vị tính: tỷ đồng
Năm

TT
Chỉ tiêu
1

Doanh nghiệp nhà nước

2

Công ty cổ phần, công ty trách

2014

2015


2016

2017

1.885

1.656

1.907

1.766

58.381

63.839

71.875

81.954

nhiệm hữu hạn, DNTN
3

Công ty liên doanh

1.199

796

1.157


1.404

4

Công ty 100% vốn nước ngoài

1.447

1.591

872

1.233

5

Hợp tác xã

46

64

83

108

6

Cá nhân


52.396

65.169

85.135

109.041

115.354

133.115

161.029

195.506

Tổng cộng

Nguồn: Báo cáo thường niên ACB năm 2014 – 2017
ACB tiếp tục tận dụng những lợi thế của một ngân hàng bán lẻ, tập trung chủ
yếu vào các đối tượng KHCN, KHDN là các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm
hữu hạn và DNTN. Trong đó, tổng dư nợ cho vay đối với hai nhóm khách hàng này
chiếm trên 96% trong tổng cơ cấu dư nợ cho vay và có xu hướng tăng dần.
2.3.2.2 Theo kỳ hạn cho vay
Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn cho vay giai đoạn năm 2014 – 2017 cho thấy ACB ưu
tiên tập trung cho vay ngắn hạn, dư nợ cho vay ngắn hạn tăng từ 58.568 tỷ đồng
năm 2014 đến 96.832 tỷ đồng vào cuối năm 2017, chiếm 49,53% trong tổng cơ cấu
dư nợ cho vay, dư nợ cho vay trung hạn giảm dần đến 18.603 tỷ đồng vào cuối năm
2017, chiếm 9,52% trong tổng cơ cấu dư nợ cho vay. Động thái tập trung vốn vào

hoạt động cho vay ngắn hạn là dường như ACB đang mong muốn lựa chọn con
đường an toàn hơn, bởi vì các khoản cho vay ngắn hạn do thời gian thu hồi vốn
nhanh hơn nên thông thường là ít rủi ro hơn. Tuy nhiên, lợi nhuận từ hoạt động cho
vay ngắn hạn có mức lãi suất thấp hơn khi cho vay trung và dài hạn.


13

Bảng 2.3: Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn cho vay
Đơn vị tính: tỷ đồng
Năm

TT

2014

2015

2016

2017

1

Chỉ tiêu
Dư nợ ngắn hạn

58.568

62.611


75.002

96.832

2

Dư nợ trung hạn

18.545

20.872

20.726

18.603

3

Dư nợ dài hạn

38.241

49.632

65.301

80.071

115.354


133.115

161.029

195.506

Tổng cộng

Nguồn: Báo cáo thường niên ACB năm 2014 – 2017
2.3.2.3 Theo loại hình cho vay
Bảng 2.4: Cơ cấu dư nợ theo loại hình cho vay
Đơn vị tính: tỷ đồng
TT
1

Năm
Chỉ tiêu
Cho vay tổ chức kinh tế, cá

2014

2015

2016

2017

114.942


132.818

160.902

195.357

329

245

99

133

83

52

28

16,6

0,4

0,3

0,3

0,49


115.354

133.115

161.029

195.506

nhân trong nước
2

Chiết khấu công cụ chuyển
nhượng và các giấy tờ có giá

3

Cho vay bằng vốn tài trợ, ủy
thác đầu tư

4

Các khoản trả thay khách hàng
Tổng cộng

Nguồn: Báo cáo thường niên ACB năm 2014 – 2017
Cơ cấu dư nợ theo loại hình cho vay qua các năm cho thấy ACB chỉ tập trung
cho vay đối với cá nhân và tổ chức kinh tế trong nước, tỷ trọng cho vay đối với tổ
chức kinh tế, cá nhân trong nước chiếm trên 99% trong tổng cơ cấu dư nợ cho vay
và có xu hướng tăng dần qua các năm. Các loại hình cho vay khác chiếm tỷ trọng
chưa đến 1% tổng cơ cấu dư nợ cho vay.



14

2.3.2.4 Theo ngành nghề kinh doanh
Cơ cấu dư nợ theo ngành nghề kinh doanh chủ yếu tập trung vào lĩnh vực
Thương mại, Sản xuất, gia công chế biến và Xây dựng. Vào cuối năm 2017, tỷ
trọng của các ngành này lần lượt là 19,74%, 12,29% và 4,32%. Các ngành khác
chiếm khoảng dưới 2% trong tổng cơ cấu dư nợ theo ngành nghề kinh doanh.
Bảng 2.5: Cơ cấu dư nợ theo ngành nghề kinh doanh
Đơn vị tính: tỷ đồng
TT

Năm

2014

2015

2016

2017

27.948

30.028

34.079

38.588


903

977

871

879

20.787

20.871

20.968

24.037

1

Chỉ tiêu
Thương mại

2

Nông, lâm nghiệp

3

Sản xuất và gia công chế biến


4

Xây dựng

4.233

5.416

6.852

8.437

5

Dịch vụ cá nhân và cộng đồng

1.209

1.871

2.584

3.455

6

Kho bãi, giao thông vận tải và

2.692


2.392

2.982

2.540

146

141

242

375

2.229

2.513

3.590

4.065

1.935

2.369

2.469

2.507


242

1,05

25,9

21,65

53.030

66.536

86.366

110.602

115.354

133.115

161.029

195.506

thông tin liên lạc
7

Giáo dục và đào tạo

8


Tư vấn và kinh doanh bất động
sản

9

Nhà hàng và khách sạn

10

Dịch vụ tài chính

11

Cho vay cá nhân và khác
Tổng cộng

Nguồn: Báo cáo thường niên ACB năm 2014 – 2017
2.3.2.5 Theo loại tiền cho vay
Phần lớn ACB tập trung chủ yếu vào việc cho vay vốn bằng đồng Việt Nam. Cụ
thể, tỷ trọng dư nợ cho vay vốn bằng đồng Việt Nam chiếm trên 91% trong tổng cơ
cấu dư nợ cho vay qua các năm và đến cuối năm 2017, dư nợ cho vay vốn bằng


15

đồng Việt Nam là 186.776 tỷ đồng, chiếm 95,53% trong tổng cơ cấu dư nợ cho vay.
Bảng số liệu sau đây thể hiện cơ cấu dư nợ cho vay theo loại tiền cho vay như sau:

TT Chỉ tiêu


Bảng 2.6: Cơ cấu dư nợ theo loại tiền cho vay
Đơn vị tính: tỷ đồng
Năm
2014
2015
2016
2017

1

Cho vay bằng đồng Việt Nam

105.310

124.269

152.190

186.776

2

Cho vay bằng ngoại tệ và vàng

10.043

8.846

8.839


8.730

115.354

133.115

161.029

195.506

Tổng cộng

Nguồn: Báo cáo thường niên ACB năm 2014 – 2017
2.4 Những dấu hiệu cảnh báo rủi ro tín dụng
Có nhiều dấu hiệu khác nhau để có thể nhận biết rủi ro tín dụng và được nhận
diện thông qua quá trình kiểm tra, giám sát mục đích sử dụng vốn vay; từ sổ sách
kinh doanh; phương tiện thông tin đại chúng, văn bản thông báo từ các cơ quan
chức năng và được phân chia thành các nhóm dấu hiệu sau:
2.4.1 Nhóm dấu hiệu liên quan đến quan hệ giao dịch/quan hệ tín dụng
-

Thái độ, ý thức: Khách hàng/người đồng ký vay/người đồng trả nợ không đồng
ý thanh toán nợ mà đùn đẩy trách nhiệm cho người khác.

-

Thực hiện các điều kiện cho vay của ACB:
 Không thực hiện các cam kết đã ký kết trong thỏa thuận với ACB.
 TSBĐ không tuân thủ theo quy định bảo đảm tiền vay.

 Không hợp tác trong việc cung cấp thông tin/chứng từ theo yêu cầu ACB.
 Cung cấp chậm trễ quá 30 ngày kể từ ngày đến hạn theo yêu cầu của ACB.

-

Lịch sử tín dụng của khách hàng: Đang phát sinh nợ Nhóm 2 – 5 tại ACB
và/hoặc các TCTD khác.

-

Lịch sử tín dụng của chủ sở hữu là cá nhân/tổ chức chiếm tỷ lệ vốn góp ≥ 50%:
Đang phát sinh nợ Nhóm 2 – 5 ACB và/hoặc các TCTD khác.

2.4.2 Nhóm dấu hiệu liên quan đến tình trạng nhân thân, cư trú
-

Thay đổi nơi cư trú: Từ 3 lần liên tiếp ACB không liên hệ trực tiếp được và/
hoặc không có thông tin về nơi cư trú hiện tại.


×