Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

Hoàn thiện dự toán ngân sách tại Công ty TNHH Hưng Đông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 134 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
------------------------

LÊ THỊ MỸ NƯƠNG

HOÀN THIỆN DỰ TOÁN NGÂN SÁCH
TẠI CÔNG TY TNHH HƯNG THÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM


LÊ THỊ MỸ NƯƠNG

HOÀN THIỆN DỰ TOÁN NGÂN SÁCH
TẠI CÔNG TY TNHH HƯNG THÔNG

Chuyên ngành: KẾ

TOÁN

Mã số: 60340301


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HUỲNH ĐỨC LỘNG

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2014


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi dưới
sự hướng dẫn của thầy TS. Huỳnh Đức Lộng. Những thông tin về quy trình lập dự
toán ngân sách được mô tả theo thực tế, còn những thông tin về số liệu đã được điều
chỉnh lại vì mục đích đảm bảo tính bảo mật thông tin doanh nghiệp. Những kết luận
trong luận văn là trung thực, chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình
nghiên cứu nào.
.

Tác giả luận văn

Lê Thị Mỹ Nƣơng


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục bảng

Danh mục các sơ đồ
Phần mở đầu ............................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH TRONG
DOANH NGHIỆP .................................................................................................. 5
1.1 Khái niệm dự toán ngân sách ............................................................................. 5
1.2 Phân loại dự toán ngân sách ............................................................................... 5
1.2.1 Phân loại theo chức năng................................................................................. 5
1.2.1.1 Dự toán hoạt động ........................................................................................ 5
1.2.1.2 Dự toán tài chính .......................................................................................... 6
1.2.2 Phân loại theo phương pháp lập ...................................................................... 6
1.2.2.1 Dự toán cố định ............................................................................................ 6
1.2.2.2 Dự toán linh hoạt .......................................................................................... 6
1.2.3 Phân loại theo thời gian ................................................................................... 7
1.2.3.1 Dự toán ngân sách ngắn hạn ........................................................................ 7
1.2.3.2 Dự toán ngân sách dài hạn ........................................................................... 7
1.2.4 Phân loại theo mức độ phân tích ..................................................................... 7
1.2.4.1 Dự toán gốc .................................................................................................. 7
1.2.4.2 Dự toán cuốn chiếu....................................................................................... 8
1.3 Vai trò của dự toán ............................................................................................. 8
1.3.1 Chức năng hoạch định ..................................................................................... 8
1.3.2 Chức năng tổ chức và điều hành ..................................................................... 9
1.3.3 Chức năng kiểm soát ....................................................................................... 9
1.4 Quy trình lập dự toán ngân sách......................................................................... 10
1.4.1 Giai đoạn chuẩn bị........................................................................................... 11


1.4.2 Giai đoạn soạn thảo ......................................................................................... 12
1.4.3 Giai đoạn kiểm soát ......................................................................................... 12
1.5. Các mô hình dự toán ......................................................................................... 12
1.5.1 Mô hình ấn định thông tin từ trên xuống ........................................................ 13

1.5.2 Mô hình thông tin phản hồi ............................................................................. 14
1.5.3 Mô hình thông tin từ dưới lên ......................................................................... 16
1.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình lập dự toán ............................................. 17
1.7 Nội dung và trình tự lập dự toán ngân sách ....................................................... 20
1.7.1 Nội dung các dự toán ngân sách ..................................................................... 20
1.7.1.1 Dự toán tiêu thụ sản phẩm ........................................................................... 20
1.7.1.2 Dự toán sản xuất........................................................................................... 20
1.7.1.3 Dự toán nguyên vật liệu trực tiếp ................................................................. 21
1.7.1.4 Dự toán nhân công trực tiếp ......................................................................... 22
1.7.1.5 Dự toán chi phí sản xuất chung .................................................................... 22
1.7.1.6 Dự toán thành phẩm tồn kho cuối kỳ ........................................................... 23
1.7.1.7 Dự toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp ..................................... 23
1.7.1.8 Dự toán tiền mặt ........................................................................................... 24
1.7.1.9 Dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ........................................... 24
1.7.1.10 Dự toán bảng cân đối kế toán ..................................................................... 25
1.7.2 Trình tự lập dự toán ngân sách ........................................................................ 25
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ....................................................................................... 26
CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC DỰ TOÁN NGÂN SÁCH TẠI
CÔNG TY TNHH HƢNG THÔNG ..................................................................... 27
2.1 Tình hình tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh và tổ chức công tác kế toán tại
công ty TNHH Hưng Thông .................................................................................... 27
2.1.1 Tình hình tổ chức quản lý ............................................................................... 27
2.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH Hưng Thông ............. 27
2.1.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty TNHH Hưng Thông .......................... 28
2.1.1.3 Qui mô .......................................................................................................... 29
2.1.1.4 Tổ chức bộ máy quản lý tại công ty TNHH Hưng Thông ........................... 30


i Sơ đồ tổ chức ........................................................................................................ 30
ii Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận................................................................ 30

2.1.1.5. Quy trình sản xuất ....................................................................................... 32
2.1.1.6 Một số chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh ................................................ 35
2.1.1.7 Thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển ........................................ 36
i Thuận lợi ................................................................................................................ 36
ii Khó khăn ............................................................................................................... 36
iii Phương hướng phát triển...................................................................................... 36
2.1.2 Tổ chức công tác kế toán tại công ty TNHH Hưng Thông ............................ 37
2.1.2.1 Chính sách và chế độ kế toán áp dụng ......................................................... 37
2.1.2.2 Tổ chức bộ máy kế toán ............................................................................... 40
2.2 Thực trạng công tác dự toán ngân sách tại công ty TNHH Hưng Thông .......... 42
2.2.1 Mô hình lập dự toán ngân sách tại công ty TNHH Hưng Thông .................... 42
2.2.2 Quy trình lập dự toán ngân sách tại công ty TNHH Hưng Thông .................. 42
2.2.2.1 Giai đoạn chuẩn bị........................................................................................ 42
2.2.2.2 Giai đoạn soạn thảo ...................................................................................... 44
2.2.2.3 Giai đoạn kiểm soát ...................................................................................... 46
2.2.3 Thực trạng lập các dự toán tại công ty TNHH Hưng Thông .......................... 47
2.2.3.1 Dự toán tiêu thụ ............................................................................................ 47
2.2.3.2 Dự toán sản xuất ........................................................................................... 48
2.2.3.3 Dự toán nguyên vật liệu trực tiếp ................................................................. 49
2.2.3.4 Dự toán chi phí nhân công trực tiếp ............................................................. 50
2.2.3.5 Dự toán chi phí sản xuất chung .................................................................... 51
2.2.3.6 Dự toán giá thành sản xuất ........................................................................... 52
2.2.3.7 Dự toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp ..................................... 53
2.2.3.8 Dự toán chi phí lãi vay ................................................................................. 54
2.2.3.9 Dự toán tiền .................................................................................................. 55
2.2.3.10 Dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ......................................... 56
2.2.4 Đánh giá thực trạng công tác dự toán ngân sách tại công ty TNHH Hưng
Thông........................................................................................................................ 57



2.2.4.1 Ưu điểm ........................................................................................................ 57
2.2.4.2 Nhược điểm .................................................................................................. 58
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ....................................................................................... 62
CHƢƠNG 3 HOÀN THIỆN DỰ TOÁN NGÂN SÁCH TẠI CÔNG TY TNHH
HƢNG THÔNG ...................................................................................................... 63
3.1 Quan điểm hoàn thiện hệ thống dự toán ngân sách ........................................... 63
3.3 Mục tiêu và nguyên tắc hoàn thiện .................................................................... 63
3.3.1 Mục tiêu hoàn thiện ......................................................................................... 63
3.3.2 Nguyên tắc hoàn thiện dự toán ngân sách....................................................... 64
3.4 Hoàn thiện dự toán ngân sách tại công ty TNHH Hưng Thông ........................ 64
3.4.1 Hoàn thiện mô hình dự toán ngân sách tại công ty TNHH Hưng Thông ....... 64
3.4.2 Hoàn thiện quy trình lập dự toán ngân sách.................................................... 66
3.4.3 Hoàn thiện hệ thống dự toán ngân sách tại công ty TNHH Hưng Thông....... 73
3.4.3.1 Hoàn thiện dự toán tiêu thụ .......................................................................... 73
3.4.3.2 Hoàn thiện dự toán nguyên vật liệu trực tiếp ............................................... 76
3.4.3.3 Hoàn thiện dự toán nhân công trực tiếp ....................................................... 77
3.4.3.5 Hoàn thiện dự toán chi phí sản xuất chung .................................................. 77
3.4.3.6 Hoàn thiện dự toán giá thành sản xuất ......................................................... 78
3.4.3.7 Hoàn thiện dự toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp ................... 78
3.4.3.8 Lập dự toán bảng cân đối kế toán ................................................................ 80
3.5 Một số giải pháp khác để hoàn thiện công tác dự toán ngân sách tại công ty
TNHH Hưng Thông ................................................................................................. 80
3.5.1 Tổ chức lại bộ máy kế toán ............................................................................. 80
3.5.2 Tổ chức nguồn nhân lực trong việc thực hiện dự toán ngân sách................... 82
3.5.3 Trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật cho việc lập dự toán ngân sách.................... 83
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ....................................................................................... 84
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TNHH

:

Trách nhiệm hữu hạn

TSCĐ

:

Tài sản cố định

NVL

:

Nguyên vật liệu

CP NVLTT

:

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

CP CNTTSX :

Chi phí công nhân trực tiếp sản xuất


SXC

:

Sản xuất chung

CP SXC

:

Chi phí sản xuất chung

CPBH

:

Chi phí bán hàng

CPQLDN

:

Chi phí quản lý doanh nghiệp

KQHĐKD

:

Kết quả hoạt động kinh doanh


CPSXDDĐK :

Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ

CPSXDDCK :

Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ

ĐK

:

Đầu kỳ

CK

:

Cuối kỳ

SLTP

:

Số lượng thành phẩm

HHDV

:


Hàng hóa dịch vụ

P.GĐ

:

Phó giám đốc

HC-NS

:

Hành chính nhân sự

KTQT

:

Kế toán quản trị


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty năm 2011- 2013 ............... 35
Bảng 2.2 Bảng định mức giờ công lao động sản xuất bao tay nhựa .................... 50
Bảng 2.3 Bảng định mức giờ công lao động sản xuất sản phẩm ......................... 50


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ


Sơ đồ 1.1 Quy trình dự toán ngân sách trong doanh nghiệp ................................ 11
Sơ đồ 1.2 : Mô hình ấn định thông tin từ trên xuống ........................................... 13
Sơ đồ 1.3 Mô hình thông tin phản hồi .................................................................. 14
Sơ đồ 1.4 Mô hình thông tin từ dưới lên ............................................................. 16
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty TNHH Hưng Thông ..................... 30
Sơ đồ 2.2 Quy trình công nghệ sản suất bao tay nhựa ......................................... 32
Sơ đồ 2.3 Quy trình công nghệ sản xuất bao bì PP .............................................. 33
Sơ đồ 2.4 Quy trình công nghệ sản xuất bao bì nhựa định hình .......................... 34
Sơ đồ 2.5 Sơ đồ tồ chức bộ máy kế toán .............................................................. 40
Sơ đồ 3.1 Mô hình dự toán ngân sách hiện nay ................................................... 65
Sơ đồ 3.2 Mô hình dự toán ngân sách đề xuất ..................................................... 65
Sơ đồ 3.3 Qui trình lập dự toán ngân sách đề xuất .............................................. 70
Sơ đồ 3.4 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán đề xuất ................................................. 81


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài :
Dự toán ngân sách là việc cụ thể hóa kế hoạch chiến lược trong từng thời kỳ
hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong doanh nghiệp dự toán ngân sách có vai trò rất
quan trọng thể hiện qua chức năng của nhà quản trị là hoạch định, tổ chức điều hành
và kiểm soát mọi hoạt động của doanh nghiệp. Lập dự toán ngân sách giúp doanh
nghiệp hoạt động tốt hơn trong tương lai vì nó giúp nhà quản trị nắm rõ được nguồn
lực của mình, phán đoán trước hình tình sản xuất kinh doanh, từ đó giúp doanh
nghiệp sử dụng và phân phối hiệu quả nguồn lực. Mặt khác dự toán ngân sách còn
là công cụ hữu hiệu để nhà quản trị kiểm soát chi phí và định hướng mọi hoạt động
đạt được mục tiêu ngắn hạn và dài hạn doanh nghiệp đã đặt ra.
Công ty TNHH Hưng Thông với sứ mệnh trong hoạt động sản xuất kinh
doanh của mình là “ Mang đến sự hài lòng cho khách hàng, người tiêu dùng, cộng

sự với sự trân trọng của tình bằng hữu, thông qua các cam kết bằng sự chính trực
trong kinh doanh”. Với mục tiêu trong tương lai đó chính là “ Công ty TNHH Hưng
Thông trở thành một doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực sản xuất bao bì nhựa
chuyên nghiệp khu vực miền nam Việt Nam”.
Công tác lập dự toán ngân sách được thực hiện tại công ty TNHH Hưng
Thông từ năm 2011 ban đầu chỉ là những chỉ tiêu kế hoạch chung về sản lượng tiêu
thụ, doanh thu, chi phí. Năm 2012 công ty bắt đầu đi vào lập các dự toán ngân sách
tuy là những dự toán lập lần đầu tiên không tránh khỏi có nhiều khuyết điểm như
chỉ tiêu sản lượng tiêu thụ đặt cao hơn so với tiềm lực của công ty, cụ thể năm 2013
công ty không đạt được mục tiêu dự toán đã đặt ra. Nhưng dự toán ngân sách đã
giúp cho công ty có định hướng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, thúc
đẩy mọi thành viên trong công ty cố gắng để hoàn thành chỉ tiêu được giao. Do đó
việc hoàn thiện hệ thống dự toán ngân sách luôn là việc làm cần thiết trong công ty
TNHH Hưng Thông. Hoàn thiện dự toán ngân sách tại công ty TNHH Hưng Thông
sẽ giúp dự toán ngân sách phát huy được hết vai trò của mình trong doanh nghiệp.


2

Dự toán ngân sách sẽ giúp nhà quản trị chủ động và đưa ra các quyết định phù hợp
để đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra.
Từ vai trò của công tác dự toán ngân sách đối với công ty hiện nay, nên tác
giả đã chọn đề tài “ Hoàn thiện dự toán ngân sách tại công ty TNHH Hưng
Thông “ làm luận văn thạc sĩ kinh tế cho mình. Nhằm nghiên cứu thực trạng công
tác lập dự toán tại công ty, qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công
tác dự toán ngân sách, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động và sự phát triển bền
vững của công ty trong tương lai.
2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.
Các công trình nghiên cứu trong nước đã đề cập đến vấn đề hoàn thiện dự toán
ngân sách như:

-

Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Trí Minh “ Hoàn thiện dự toán ngân
sách tại công ty cổ phần sữa Việt Nam” năm 2013 . Luận văn đã làm rõ
được các vấn đề như: Sự cần thiết hoàn thiện dự toán ngân sách tại công
ty cổ phần sữa Việt Nam, thực trạng công tác lập dự toán ngân sách tại
công ty theo mô hình thông tin phản hồi, quy trình các báo cáo dự toán
ngân sách và việc áp dụng phần mền EPR hỗ trợ công tác lập dự toán tại
công ty từ đó đưa ra các giải pháp giúp nhà quản trị hoàn thiện hệ thống
dự toán ngân sách, sử dụng dự toán ngân sách là công cụ để hoạch định
và kiểm soát hoạt động của công ty cổ phần sữa Việt Nam

-

Luận văn thạc sĩ của tác giả Hồ Xuân Hữu “ Hoàn thiện dự toán ngân
sách tại công ty Cổ phần Bánh kẹo Phạm Nguyên” năm 2009. Luận văn
đã làm rõ được sự cần thiết hoàn thiện dự toán ngân sách tại công ty cổ
phần bánh kẹo Phạm nguyên, thực trạng công tác lập dự toán ngân sách
theo mô hình thông tin từ dưới lên, từ đó tác giả đã đề xuất giải pháp
công tác lập dự toán ngân sách theo mô hình thông tin phản hồi, thành lập
ban soạn thảo và giám sát việc thực hiện dự toán ngân sách.

-

Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Minh Đức “ Hoàn thiện dự toán
ngân sách tại công ty Pepsico Việt Nam – Ngành Foods thực trạng và


3


một số giải pháp hoàn thiện”, năm 2010, cũng đã làm rõ sự cần thiết hoàn
thiện công tác dự toán ngân sách tại công ty Pepsico Việt Nam, thực
trạng công tác lập dự toán ngân sách theo mô hình thông tin phản hồi, từ
đó tác giả đề xuất giải pháp việc hoàn thiện dự toán ngân sách theo mô
hình thông tin từ dưới lên và các giải pháp cụ thể để hoàn thiện từng báo
cáo dự toán
Kế thừa từ các đề tài nghiên cứu trước đây, đề tài “ Hoàn thiện dự toán ngân
sách tại công ty TNHH Hưng Thông” nghiên cứu kỹ thuật trong công tác dự báo chỉ
tiêu dự toán ngân dựa trên đường khuynh hướng mà các đề tài nghiên cứu trước
chưa đề cập đến.
3. Mục tiêu của đề tài
 Hệ thống hóa cơ sở lý luận về dự toán ngân sách.
 Phân tích và đánh giá thực trạng công tác lập dự toán ngân sách tại công ty
TNHH Hưng Thông
 Hoàn thiện dự toán ngân sách tại công ty TNHH Hưng Thông.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
 Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề về hệ thống dự toán ngân sách ngắn hạn
 Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu dự toán ngân sách tại công ty TNHH Hưng
Thông và được thực hiện trong năm 2013
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài thực hiện dựa trên các phương pháp
 Phương pháp luận nghiên cứu : Phương pháp duy vật biện chứng
 Phương pháp nghiên cứu cụ thể là phương pháp định tính.
-

Sử dụng phương pháp quan sát và phỏng vấn để tìm hiểu thực trạng hệ
thống dự toán ngân sách tại công ty TNHH Hưng Thông.

-


Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để tìm hiểu về cơ sở lý luận dự
toán ngân sách cũng như thực trạng hệ thống dự toán ngân sách tại công
ty.


4

-

Sử dụng phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp về hệ thống dự toán
ngân sách và đưa ra các giải pháp hoàn thiện hệ thống dự toán ngân sách
tại công ty TNHH Hưng Thông

6. Những đóng góp mới của luận văn
Với đề tài “ Hoàn thiện dự toán ngân sách tại công ty TNHH Hưng Thông”
Luận văn đã có những đóng góp như sau:
Về mặt lý luận:
-

Đề tài đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về dự toán ngân sách.

Về thực tiễn:
-

Đề tài phản ánh được thực trạng công tác lập dự toán ngân sách tại công
ty TNHH Hưng Thông, đáng giá những ưu điểm, nhược điểm của hệ
thống dự toán ngân sách tại công ty. Đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện hệ
thống dự toán ngân sách tại công ty TNHH Hưng Thông.

7. Kết cấu

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn bao gồm 3 chương
 Chương 1: Cơ sở ý luận về dự toán ngân sách
 Chương 2: Thực trạng công tác dự toán ngân sách tại công ty TNHH
Hưng Thông.
 Chương 3: Hoàn thiện công tác dự toán ngân sách tại công ty TNHH
Hưng Thông.
Ngoài ra, luận văn còn có phần phụ lục trình bày các báo cáo dự toán ngân
sách thực tế của công ty TNHH Hưng Thông để minh chứng cho những vấn đề thực
trạng của công ty TNHH Hưng Thông được trình bày trong nội dung bài luận văn.
Ngoài ra còn có các báo cáo dự toán ngân sách đã được hoàn thiện theo quan điểm
của tác giả.


5

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH TRONG DOANH NGHIỆP
1.1 Khái niệm dự toán ngân sách
Dự toán là những tính toán dự kiến một cách toàn diện mục tiêu mà tổ chức
phải đạt được, đồng thời chỉ rõ cách thức huy động các nguồn lực để thực hiện các
mục tiêu mà tổ chức đặt ra. Dự toán được xác định bằng hệ thống các chỉ tiêu về số
lượng và giá trị cho một khoảng thời gian xác định trong tương lai. Dự toán được
xây dựng trên cơ sở của kế hoạch và là trung tâm của kế hoạch.
Dự toán ngân sách: Là những tính toán, dự kiến một cách toàn diện về mục
tiêu kinh tế, tài chính mà doanh nghiệp cần đạt được trong kỳ hoạt động, đồng thời
chỉ rõ cách thức, biện pháp huy động các nguồn lực để thực hiện mục tiêu và nhiệm
vụ đó. Dự toán ngân sách là một hệ thống bao gồm nhiều dự toán như dự toán tiêu
thụ, dự toán sản xuất, dự toán chi phí nguyên vật liệu, dự toán nhân công, dự toán
chi phí sản xuất chung, dự toán chi phí bán hàng, dự toán chi phí quản lý doanh
nghiệp, dự toán giá vốn hàng bán, dự toán vốn đầu tư, dự toán kết quả hoạt động

kinh doanh, dự toán bảng cân đối kế toán.( Huỳnh Đức Lộng,2013)
1.2 Phân loại dự toán ngân sách
1.2.1 Phân loại theo chức năng
Theo chức năng hoạt động dự toán chia thành dự toán hoạt động và dự toán
tài chính.
1.2.1.1 Dự toán hoạt động :
Dự toán hoạt động là dự toán liên quan đến các hoạt động của doanh nghiệp
trong một thời gian cụ thể, các hoạt động kinh doanh như mua hàng, sản xuất, bán
hàng, quản lý và xác định kết quả kinh doanh trong đó dự toán tiêu thụ sản phẩm
được lập trên cơ sở dự báo sản phẩm tiêu thụ trong kỳ. Dự toán sản xuất được lập
trong các doanh nghiệp sản xuất, sau khi dự toán tiêu thụ đã được lập xong dựa vào
dự toán này lập dự toán sản xuất để xác định số lượng sản phẩm sản xuất ra để đáp
ứng đủ cho yêu cầu tiêu thụ trong kỳ và cho yêu cầu tồn kho cuối kỳ. Từ Dự toán
sản xuất này lập các dự toán chi phí sản xuất như Dự toán nguyên vật liệu trực tiếp,


6

dự toán nhân công trực tiếp, dự toán chi phí sản xuất chung. Đối với doanh nghiệp
thương mại để xác định lượng hàng hóa cần tiêu thụ trong kỳ và số lượng hàng tồn
kho cần thiết thì tiến hành lập dự toán mua hàng, sau đó lập dự toán bán háng và dự
toán quản lý doanh nghiệp để dự toán chi phí hoạt động cho doanh nghiệp trong kỳ
liên quan đến bán hàng và quản lý doanh nghiệp, và từ đó lập lên dự toán kết quả
hoạt động kinh doanh nhằm cho thấy lợi nhuận sẽ đạt được trong kỳ dự toán.
1.2.1.2 Dự toán tài chính:
Dự toán tài chính là dự toán cho các hoạt động tài chính và đầu tư như về
cách thức huy động các nguồn tài chính của doanh nghiệp. Dự toán tài chính bao
gồm các dự toán liên quan đến tiền tệ là dự toán tiền, dự toán vốn đầu tư, dự toán
bảng cân đối kế toán… trong đó dự toán tiền là kế hoạch chi tiết cho việc thu, chi
tiền. Dự toán đầu tư là kế hoạch đầu tư thêm tài sản dài hạn và vốn trong doanh

nghiệp trong những năm kế tiếp. Dự toán bảng cân đối kế toán trình bày tổng quan
về tình hình tài sản và nguồn vốn tại một thời điểm nhất định trong kỳ dự toán.
1.2.2 Phân loại theo phƣơng pháp lập
Theo phương pháp lập dự toán chia làm hai loại là dự toán cố định và dự toán linh
hoạt.
1.2.2.1 Dự toán cố định:
Dự toán được lập trên cơ sở một mức hoạt động ấn định từ trước, dự toán sẽ
không thay đổi hay điều chỉnh bất kể sự thay đổi điều kiện của dự toán. Dự toán này
phù hợp với doanh nghiệp có hoạt động kinh tế ổn định. Nếu dùng dự toán này đánh
giá thành quả của một doanh nghiệp mà có nhiều nghiệp vụ biến động thì khó đánh
giá được tình hình thực hiện dự toán của doanh nghiệp.
1.2.2.2 Dự toán linh hoạt :
Dự toán được lập trên cơ sở nhiều mức độ hoạt động, là dự toán cung cấp
cho doanh nghiệp khả năng tính toán ở mức độ doanh thu và chi phí khác nhau,
giúp nhà quản trị xác định ngân sách dự kiến tương ứng ở mức độ và phạm vi hoạt
động khác nhau, các nhà quản lý thường thích dự toán linh hoạt hơn dự toán cố định


7

vì khi sử dụng dự toán linh hoạt nhà quản lý có thể đánh giá tình hình thực hiện và
kết quả hoạt động trong thực tế.
1.2.3 Phân loại theo thời gian
Theo cách phân loại theo thời gian dự toán được phân thành hai loại dự toán ngân
sách ngắn hạn và dự toán ngân sách dài hạn.
1.2.3.1 Dự toán ngân sách ngắn hạn :
Dự toán ngân sách ngắn hạn là dự toán phản ánh kế hoạch kinh doanh và
kết quả dự toán của một tổ chức trong một kỳ kế hoạch, kỳ kế hoạch thường là một
năm hoặc được chia ngắn hơn là hàng quí hoặc hàng tháng, kỳ kế hoạch thường
trùng với kỳ kế toán của doanh nghiệp. Dự toán ngắn hạn thường liên quan đến hoạt

động kinh doanh thường xuyên của doanh nghiệp như mua hàng, bán hàng, thu tiền,
chi tiền, sản xuất,… Dự toán ngân sách được lập hàng năm, trước khi kết thúc niên
độ kế toán kết thúc nhằm hoạch định kế hoạch sản xuất kinh doanh cho năm kế tiếp.
1.2.3.2 Dự toán ngân sách dài hạn :
Dự toán ngân sách dài hạn là dự toán được lập cho khoảng thời gian dài trên
1 năm có thể là 2, 5 ,7 ,10 năm. Dự toán ngân sách dài hạn thường liên quan đến
các tài sản dài hạn và các hoạt động kinh doanh dài hạn trên 1 năm. Dự toán dài hạn
liên quan đến việc mua sắm tài sản lớn phục vụ cho hoạt động sản xuất và kênh
phân phối, nghiên cứu và phát triển cho một chiến lược kinh doanh dài hạn. Đây là
việc sắp xếp các nguồn lực để thu được lợi nhuận dự kiến trong một khoảng thời
gian dài, đặc điểm của loại dự toán này là mức độ rủi ro cao, thời gian từ lúc đưa
vốn vào sản xuất đến khi thu hồi vốn dài.
1.2.4 Phân loại theo mức độ phân tích.
Căn cứ vào mức độ phân tích chia làm hai loại dự toán gốc và dự toán cuốn chiếu.
1.2.4.1 Dự toán gốc :
Là dự toán khi lập phải gạt bỏ hết số liệu dự toán đã tồn tại trong quá khứ và
xem các nghiệp vụ kinh doanh như mới bắt đầu, dự toán được lập dựa trên xem xét
thu nhập, những khoản chi phí phát sinh và khả năng thực hiện lợi nhuận của doanh
nghiệp. Dự toán gốc không phụ thuộc vào số liệu của dự toán cũ không phụ thuộc


8

vào các chỉ tiêu cũ, không có khuôn mẫu, chính vì vậy đòi hỏi người quản lý phải
phát huy tính chủ động, sáng tạo, tùy tình hình thực tế của doanh nghiệp để tiến
hành lập dự toán
Lập dự toán gốc có nhược điểm là tốn nhiều thời gian do phải nghiên cứu
mới từ đầu mọi công việc, khối lượng công việc nhiều, chi phí cao và không đảm
bảo được tính chính xác của số liệu và sai sót. Nhưng dự toán gốc cũng có những
ưu điểm không phụ thuộc vào số liệu của dự toán cũ do đó tránh được các khuyết

điểm của dự toán cũ, phương pháp này phát huy tính chủ động, sáng tạo, cẩn thận,
đánh giá chi tiết tình hình của bộ phận lập dự toán.
1.2.4.2 Dự toán cuốn chiếu :
Dự toán cuốn chiếu hay còn là dự toán nối mạnh, theo phương pháp này bộ
phận lập dự toán sẽ dựa vào báo cáo cũ của doanh nghiệp và điều chỉnh theo tình
hình thực tế để lập báo cáo dự toán mới, dự toán cuốn chiếu thường được lập cho
một năm tài chính và chia thành những kế hoạch quý hay tháng, trong trường hợp
có sự thay đổi mức độ hoạt động và có sự chênh lệch với dự toán cũ và số liệu thực
tế thì sẽ tiến hành điều chỉnh hoặc sửa đổi dự toán cũ cho phù hợp với tình hình
thực tế rồi mới làm cơ sở cho việc lập dự toán cho các tháng tiếp theo.
Ưu điểm của phương pháp này là các báo cáo được soạn thảo, theo dõi và
cập nhật một cách liên tục, giúp cho nhà quản lý có thể lên kế hoạch hóa liên tục
hoạt sản xuất kinh doanh của năm mà không đợi đến khi thực hiện dự toán năm cũ,
mới có thể lập dự toán cho năm mới. Nhà quản trị thường xuyên đánh giá lại kế
hoạch của mình làm cho kế hoạch của mình mang tính thực tế hơn và có thể đạt
được mục tiêu của dự toán. Nhược điểm của phương pháp này là quá trình lập dự
toán ngân sách phụ thuộc rất nhiều vào dự toán cũ, không phát huy được tính chủ
động sáng tạo của bộ phận lập dự toán.
1.3. Vai trò của dự toán ngân sách.
Vai trò của dự toán ngân sách là phục vụ cho chức năng của nhà quản trị
như chức năng hoạch định, chức năng tổ chức và điều hành, và chức năng kiểm soát


9

hoạt động kinh doanh của nhà quản trị. Thông qua các chức năng này nhà quản trị
đạt được mục tiêu của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận.
1.3.1 Chức năng hoạch định :
Hoạch định: là chức năng quản trị có mục đích xác lập một mô hình (
tham chiếu) cho tương lai nhờ đó mà ta nhận ra những cơ hội và rủi ro, căn cứ vào

đó phải làm những việc ngay bây giờ để khai thác cơ hội và né tránh rủi ro. Hoạch
định liên quan đến dự báo và tiên liệu tương lai, đến mục tiêu cần đạt được và
những phương thức đạt những mục tiêu đó.
Dự toán ngân sách xác định mục tiêu mà doanh nghiệp đạt được trong kỳ
hoạt động, đồng thời dự kiến nguồn lực để thực hiện mục tiêu đó, vai trò này của dự
toán ngân sách thể hiện ở việc lập dự toán báo báo kết quả hoạt động kinh doanh,
dự toán tiêu thụ, dự toán chi phí sản xuất, dự toán chi phí nguyên vật liệu, dự toán
nhân công, dự toán chi phí sản xuất chung,..có thể nói chức năng này là công cụ để
nhà quản trị lượng hóa các kế hoạch của mình. Dự toán ngân sách đòi hỏi các nhà
quản trị luôn phải suy nghĩ về những gì họ dự tính sẽ xảy ra trong tương lai. Nếu
những dự tính sẽ xảy ra có kết quả không tốt, các nhà quản trị phải thấy được những
gì cần phải làm để thay đổi kết quả không mong muốn đó. Ngoài ra hoạch định còn
là cơ sở để đánh giá kết quả hoạt động của các bộ phận trong doanh nghiệp. Đây
chính là cơ sở để tăng cường trách nhiệm, thực hiện các phương pháp tổ chức quản
lý và điều hành của doanh nghiệp.
1.3.2 Chức năng tổ chức và điều hành.
Tổ chức: Là chức năng quản trị có mục đích phân công nhiệm vụ, tạo dựng một cơ
cấu, thiết lập thẩm quyền và phân phối ngân sách cần thiết để thực hiện kế hoạch.
Nó sẽ xác định xem ai sẽ hoàn thành nhiệm vụ nào, ở đau và khi nào thì xong. Công
việc tổ chức thực hiện đúng đắn sẽ tạo nên môi trường nội bộ thuận lợi thúc đẩy
hoạt động đạt mục tiêu, tổ chức kém thì công ty sẽ thất bại dù hoạch định tốt.
Điều hành: Là chức năng quản trị nhằm gây ảnh hưởng, thúc đẩy, hướng dẫn
nguồn nhân lực thực hiện mục tiêu của công ty. Chức năng điều hành liên quan đến
hoạt động thúc đẩy quan hệ cá nhân và nhóm trong mối quan hệ quản trị nhằm xây


10

dựng một bản sắc văn hóa trong tổ chức. Cuối cùng là quá trình thông tin và truyền
thông tin trong tổ chức.

Chức năng này thể hiện sự huy động và phân phối nguồn lực để thực hiện
mục tiêu của nhà quản trị, nhà quản trị kết hợp hoạch định giữa các mục tiêu, nhiệm
vụ cụ thể của từng bộ phận với việc đánh giá năng lực sản xuất kinh doanh, qua đó
điều phối lại nguồn lực của doanh nghiệp sao cho sử dụng nguồn lực hiệu quả nhất,
đạt được mục tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp. Thể hiện ở dự toán là các văn bản cụ
thể, súc tính truyền đạt các mục tiêu, chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp
đến các quản lý bộ phận phòng ban.
1.3.3 Chức năng kiểm soát :
Kiểm soát là quá trình so sánh kết quả thực hiện với dự toán và đánh giá
việc thực hiện dự toán đó. Việc kiểm soát phụ thuộc và dự toán, chức năng này xem
dự toán ngân sách là cơ sở, là chuẩn để so sách với kết quả thực tế của doanh
nghiệp. Kiểm soát dự toán ngân sách thông qua việc thực hiện các chiến lược đánh
giá mức độ thành công của dự toán, và trong trường hợp cần thiết có thể đưa ra các
giải pháp sửa chữa, khắc phục nhược điểm. Nếu doanh nghiệp không thực hiện
việc kiểm soát thì dự toán ngân sách sẽ không phát huy hết tác dụng vốn có của nó.
Ngoài ra dự toán ngân sách còn có vai trò quan trọng trong quá trình ra quyết
định phân bổ nguồn lực, trong bố trí nhân lực thông qua việc đánh giá trách nhiệm
trong việc thực hiện mục tiêu mà dự toán đề ra.
1.4 Quy trình lập dự toán ngân sách
Quy trình là một trình tự có tổ chức các hoạt động của doanh nghiệp nhằm
thực hiện được mục tiêu của doanh nghiệp. Lập dự toán ngân sách là một công việc
rất quan trọng, người lập phải dự đoán được chính xác trong tương lai. Nhưng
tương lai sẽ có những nhân tố khách quan tác động mà con người không thể kiểm
soát được, yêu cầu đối với dự toán ngân sách không thể chấp nhận có quá nhiều sai
sót, làm sao để lập dự toán ngân sách một cách chính xác nhất, đòi hỏi bộ phận lập
ngân sách phải có một quy trình lập dự toán ngân sách phù hợp để hạn chế thấp nhất
mức độ rủi ro khi tiến hành lập ngân sách.


11


Quy trình lập dự toán ngân sách trong doanh nghiệp chia thành ba giai đoạn
là giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn soạn thảo và giai đoạn kiểm soát.
Giai đoạn

Giai đoạn

Giai đoạn

Chuẩn bị

soạn thảo

kiểm soát

Làm rõ mục tiêu

Thu thập thông tin : Doanh
thu/chỉ tiêu chuẩn bị dự
toán ngân sách ban đầu

Kiểm tra các con số dự
toán bằng các thay đổi và
Chuẩn hoá ngân

phân tích lượng tiền

sách

Phân tích sự khác biệt

giữa kết quả thực tế và
dự toán

Theo dõi những khác
biệt, phân tích lỗi,
kiểm tra những điều
bất ngờ

Lập dự toán tiền mặt để
theo dõi dòng tiền

Đánh giá hệ thống
Đánh giá thủ tục dự
thảo ngân sách tổng

Dự báo lại và điều
chỉnh, xem xét sử dụng
những dạng ngân sách
khác, rút kinh nghiệm

Sơ đồ 1.1 Quy trình lập dự toán ngân sách trong doanh nghiệp
1.4.1 Giai đoạn chuẩn bị
Đây là bước khởi đầu cũng là giai đoạn quan trọng nhất trong quy trình lập
dự toán ngân sách, việc đầu tiên là phải xác định rõ mục đích của doanh nghiệp, vì
tất cả các dự toán ngân sách đều được xây dựng dựa trên mục đích và chiến lược
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian xác
định. Sau khi xác định rõ mục tiêu của doanh nghiệp sẽ xây dựng mẫu dự toán ngân


12


sách chuẩn. Điều này giúp nhà quản lý cấp cao phối hợp dự toán ngân sách của các
bộ phận trong doanh nghiệp và cho phép so sách kết nối nội dung một cách dễ dàng.
Khi tất cả các công việc cần thiết cho việc lập dự toán ngân sách đã được chuẩn bị
đầy đủ trước khi soạn thảo, cũng là lúc phải xem xét lại tất cả các vấn đề một cách
có hệ thống để đảm bảo rằng dự toán ngân sách sẽ cung cấp thông tin một cách
chính xác, đầy đủ và phù hợp nhất.
1.4.2 Giai đoạn soạn thảo
Tiếp theo sau giai đoạn chuẩn bị là giai đoạn soạn thảo dự toán ngân sách,
đầu tiên là những cá nhân, bộ phận có liên quan đến việc lập dự toán ngân sách phải
tập hợp toàn bộ những thông tin liên quan đến nguồn lực sẵn có trong doanh nghiệp
và các yếu tố bên trong và bên ngoài tác động và ảnh đến việc lập dự toán ngân sách
của doanh nghiệp, đồng thời ước tính giá trị thu, chi trong dự toán ngân sách. Trên
cơ sở đó soạn thảo các dự toán có liên quan như dự toán tiêu thụ, dự toán nguyên
vật liệu, dự toán nhân công trực tiếp, dự toán chi phí sản xuất chung, dự toán hàng
tồn kho thành phẩm cuối kỳ, dự toán tiền, dự toán chi phí bán hàng và quản lý
doanh nghiệp, dự toán bảng kết quả hoạt động kinh doanh, bảng cân đối kế toán dự
toán,…
1.4.3 Giai đoạn kiểm soát
Lập dự toán ngân sách là một công việc quan trọng phải được thực hiện liên
tục từ năm này sang năm khác, từ tháng này sang tháng khác. Do đó để việc lập dự
toán ngân sách ngày càng hoàn thiện hơn cần phải thường xuyên theo dõi, đánh giá
tình hình dự toán, từ đó xem xét lại các số liệu, thông tin, cơ sở lập dự toán ngân
sách và có điều chỉnh cần thiết, kịp thời, đồng thời rút kinh nghiệm cho những lần
lập dự toán tiếp theo.
1.5 Các mô hình dự toán ngân sách
Dựa vào đặc điểm của từng doanh nghiệp mà dự toán ngân sách có thể lập
theo ba mô hình sau: mô hình thông tin từ trên xuống, mô hình thông tin phản hồi,
mô hình thông tin từ dưới lên



13

1.5.1 Mô hình ấn định thông tin từ trên xuống

Quản trị cấp cao

Quản trị cấp trung gian

Quản trị cấp
cơ sở

Quản trị cấp
cơ sở

Quản trị cấp trung gian

Quản trị
cấp cơ sở

Quản trị
cấp cơ sở

Sơ đồ 1.2 : Mô hình ấn định thông tin từ trên xuống
Mô hình thông tin từ trên xuống là mô hình mà các chỉ tiêu dự toán ngân
sách được định ra từ nhà quản trị cấp cao, sau đó sẽ truyền xuống nhà quản trị cấp
trung gian, sau khi nhà quản trị cấp trung gian tiếp nhận sẽ xem xét và chuyển
xuống cho nhà quản lý cấp cơ sở làm mục tiêu, kế hoạch trong việc tổ chức hoạt
động tại từng bộ phận trong doanh nghiệp. Dự toán ngân sách được lập trên dựa
trên mô hình thông tin ấn định từ trên xuống là dự toán được lập theo một chiều mà

không có sự phản hồi từ cấp dưới
Nhận xét: Mô hình ấn định thông tin từ trên xuống có các ưu điểm nhà quản
trị cấp cao nắm rõ được mục tiêu của tổ chức nên các mục tiêu của dự toán ngân
sách đảm bảo được chiến lược sản xuất kinh doanh của tổ chức, ngăn cản được tình
trạng nới lỏng dự toán ngân sách của các phòng ban, kết nối các bộ phận để thực
hiện mục tiêu chiến lược chung của tổ chức. Tuy nhiên mô hình này cũng có những
hạn chế mô hình này mang tính áp đặt từ nhà quản lý cấp cao xuống nên dễ gây bất
bình cho các bộ phận trong doanh nghiệp. Dự toán ngân sách được lập từ trên
xuống thường không chính xác, những thông tin nhà quản trị cấp cao có được


14

thường không đầy đủ, do đó các chỉ tiêu dự toán do cấp quản lý cấp cao áp đặt
xuống đôi khi sẽ quá cao hoặc quá thấp so với mức độ hoạt động và năng lực thực
tế của bộ phận, điều này không khuyến khích sự cộng tác chung và tăng năng lực
sản xuất của các bộ phận trong tổ chức. Tâm lý chung của nhiều người là thích làm
những gì mình chủ động hoạch định hơn là bị áp đặt mà có thể những điều này
nhiều khi chưa hợp lý. Khi lập dư toán theo mô hình này đòi hỏi nhà quản lý cấp
cao phải có cái nhìn tổng quan, toàn diện mọi mặt hoạt động của doanh nghiệp và
nhà quản lý cấp cao phải nắm vững chặt chẽ mọi hoạt động chi tiết của từng bộ
phận cả về mặt định tính lẫn định lượng. Do đó lập dự toán theo mô hình ấn định
thông tin từ trên xuống chỉ phù hợp với doanh nghiệp có qui mô nhỏ, ít có sự phân
cấp trong quản lý hoặc được lập trong trường hợp đặc biệt khi doanh nghiệp buộc
phải tuân theo sự chỉ đạo của nhà quản lý cấp trên.
1.5.2 Mô hình thông tin phản hồi
Quản trị cấp cao

Quản trị cấp trung gian


Quản trị
cấp cơ sở

Quản trị
cấp cơ sở

Quản trị cấp trung gian

Quản trị
cấp cơ sở

Quản trị
cấp cơ sở

Sơ đồ 1.3 Mô hình thông tin phản hồi
Theo mô hình thông tin phản hồi dự toán ngân sách được lập theo quy trình sau :
Đầu tiên nhà quản lý cấp cao nhất sẽ ước tính các chỉ tiêu của dự toán, dự
toán lúc này chỉ mang tính chất dự thảo, và được truyền xuống cho các cấp trung
gian, trên cơ sở đó nhà quản lý cấp trung gian sẽ phân bổ các chỉ tiêu này cho nhà
quản trị cấp cơ sở. Các bộ phận cấp cơ sở sẽ căn cứ vào các chỉ tiêu dự thảo căn cứ


15

vào khả năng điều kiện hoạt động thực tế của mình để xác định chỉ tiêu dự toán nào
có thể thực hiện được, chỉ tiêu dự toán nào có thể thêm hoặc giảm bớt. Sau đó bộ
phận quản lý cấp cơ sở sẽ bảo vệ chỉ tiêu dự toán của mình với quản lý cấp trung
gian. Bộ phận quản lý cấp trung gian trên cơ sở tổng hợp các chỉ tiêu dự toán cấp
dưới, kết hợp với kinh nghiệm và tầm nhìn tổng quát toàn diện hơn về hoạt động
của các bộ phận cấp cơ sở, để xác định chỉ tiêu nào có thể thực hiện được tại bộ

phận của mình và tiến hành trình bày và bảo vệ trước bộ phận quản lý cấp cao hơn.
Bộ phận quản lý cấp cao hơn trên cơ sở tổng hợp các chỉ tiêu dự toán của cấp
quản lý trung gian, kết hợp với tầm nhìn tổng quát toàn diện về hoạt động của
doanh nghiệp, hướng các bộ phận khác nhau đến mục tiêu chung của tổ chức. Bộ
phận quản lý cấp cao sẽ xét duyệt thông qua các chỉ tiêu dự toán ngân sách của bộ
phận quản lý trung gian. Bộ phận quản lý trung gian sẽ xét duyệt thông qua chỉ tiêu
dự toán của bộ phận quản lý cấp cơ sở và khi dự toán được xét duyệt sẽ trở thành dự
toán chính thức và được sử dụng như định hướng hoạt động của doanh nghiệp trong
kỳ kế hoạch.
Nhận xét ;
Việc lập dự toán theo mô hình thông tin phản hồi có ưu điểm là huy động
được trí tuệ và kinh nghiệm của các cấp quản lý khác nhau của doanh nghiệp trong
quá trình lập dự toán ngân sách. Mô hình này thể hiện được mối liên kết, sự chung
sức của các cấp quản lý trong quá trình xây dựng dự toán ngân sách của doanh
nghiệp vì vậy dự toán sẽ có sự chính xác và độ tin cậy cao. Hơn nữa dự toán được
lập trên cơ sở tổng hợp từ khả năng và điều kiện cụ thể của các cấp quản lý nên
chắc chắn tính khả thi sẽ cao.
Tuy nhiên lập dự toán ngân sách theo mô hình thông tin phản hồi có những
hạn chế như tốn nhiều thời gian chi phí cho việc dự thảo, phản hồi, xét duyệt, chấp
nhận. Ngoài ra lập dự toán theo mô hình này đòi hỏi phải có sự liên kết chặt chẽ
giữa các bộ phận, kết hợp chặt chẽ giữa các cá nhân trong từng bộ phận, để đưa ra
những số liệu phù hợp cho bộ phận của mình, nhân tố con người đóng vai trò quan
trọng, đòi hỏi các thành viên trong tổ chức phải đoàn kết đồng lòng, thực tế điều


×