Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động của Văn Phòng Đại Diện Các tổ chức kinh tế nước ngoài tại thành phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (598.66 KB, 71 trang )

1

Đề tài nghiên cứu “ Xây dựng chiến lược và các giải pháp phát triển xuất
khẩu cà phê Việt Nam” bao gồm 3 chương:
Trong chương I, em đã nghiên cứu môi trường bên ngoài, cụ thể là phân
tích tình hình sản xuất, xuất khẩu, tiêu thụ, tồn kho cũng như đặc điểm giá cả cà
phê thế giới nhằm rút ra các cơ hội và nguy cơ đối với cà phê Việt Nam. Các cơ
hội bao gồm: tiêu thụ cà phê thế giới tiếp tục gia tăng qua các niên vụ; các tập
đoàn kinh doanh thương mại và các nhà rang xay, chế biến cà phê đang hướng
về Việt Nam; Chính phủ đã phê duyệt nguồn vốn ADF của Pháp để mở rộng
diện tích trồng cà phê chè ở các tỉnh miền núi và trung du phía Bắc…Các nguy
cơ bao gồm: giá cà phê thế giới dao động với biên độ rất rộng; giá cà phê tương
đối vững trong các năm 1994,1995 và 1998 đã kích thích nhiều nước mở rộng
diện tích, tăng cường thâm canh làm tăng sản lượng; đồng tiến Brazil và
Indonesia mất giá nên làm tăng sức cạnh tranh của cà phê xuất khẩu từ các nước
này…
Trong chương II, em đã phân tích môi trường bên trong, cụ thể là phân tích
hiện trạng khâu sản xuất, cung ứng, chế biến và xuất khẩu cà phê Việt Nam
nhằm đánh giá đúng các điểm mạnh và điểm yếu của cà phê Việt Nam. Các
điểm mạnh bao gồm: có nguồn đất, điều kiện tư nhiên thích hợp cho việc trồng
cà phê; nguồn nhân công dồi dào với giá nhân công rẻ; năng suất cà phê Việt
Nam thuộc vào loại cao so với mức bình quân thế giới; cà phê Việt Nam có thứ
hạng cao trên thương trường quốc tế; cà phê là mặt hàng được nhà nước nước
khích xuất khẩu ( thuế xuất khẩu cà phê bằng 0%)… Các điểm yếu bao gồm: sản
phẩm cà phê xuất khẩu của Việt Nam còn rất đơn điệu, chỉ xuất khẩu cà phê
nguyên liệu, chưa xuất khẩu cà phê thành phẩm; việc mở rộng thò trường còn rất
mang tính tự phát, chủ yếu qua các trung gian thương mại, chưa tiếp cận được
các nhà rang xay; chất lượng cà phê xuất khẩu chưa đồng đều và chưa ổn đònh;
tiêu chuẩn cà phê xuất khẩu chưa phù hợp với thông lệ mua bán quốc tế; cơ sở
vật chất phục vụ chế biến và phương pháp chế biến còn thiếu và yếu; việc tiếp
nhận và xử lý thông tin trong kinh doanh xuất khẩu cà phê chưa tốt; vẫn còn tình


trạng tranh mua tranh bán làm giảm giá xuất khẩu….
Trong chương III, bằng việc vận dụng kỹ thuật phân tích TOWS, em đã đề
xuất chiến lược và các giải pháp phát triển xuất khẩu cà phê Việt Nam, cụ thể :
tiếp tục mở rộng và phát triển thò trường (đặc biệt cho sản phẩm cà phê chè),
nhanh chóng tiếp cận các nhà rang xay, chế biến cà phê; nâng cao chất lượng cà
phê xuất khẩu, tiến tới xuất khẩu cà phê có tiêu chuẩn mua bán phù hợp với
thông lệ quốc tế; từng bước đa dạng hóa mặt hàng cà phê xuất khẩu; tổ chức và
quản lý tốt các đơn vò tham gia xuất khẩu; phát triển nhân sự để xử lý tốt các
thông tin nhằm giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh xuất khẩu cà phê…


2

ĐẶT VẤN ĐỀ

CHƯƠNG I: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SẢN XUẤT, XUẤT KHẨU VÀ
TIÊU THỤ CÀ PHÊ THẾ GIỚI
I. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ THẾ GIỚI ...1
1. Phân tích tình hình sản xuất cà phê thế giới ....................................................1
2. Phân tích tình hình xuất khẩu cà phê thế giới ..................................................3
3. Triển vọng cung cà phê thế giới ......................................................................3
4. Phân tích thực lực một số đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam....................4
II. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ CÀ PHÊ THẾ GIỚI...................................6
1. Tổng quan tình hình tiêu thụ cà phê thế giới ....................................................6
2. Triển vọng cầu cà phê thế giới ........................................................................7
III. PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM GIÁ CÀ PHÊ THẾ GIỚI .............................................8
IV. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH DỰ TRỮ CÀ PHÊ THẾ GIỚI ...................................10
VI. KẾT LUẬN ĐÁNH GIÁ CÁC CƠ HỘI VÀ NGUY CƠ BÊN NGOÀI ...............10

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT, CUNG

ỨNG, CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM
I.

PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG KHÂU SẢN XUẤT CÀ PHÊ VIỆT
NAM ..........................................................................................................12

1. Nguồn gốc cây cà phê Việt Nam ...................................................................12
2. Diện tích gieo trồng cà phê Việt Nam ...........................................................12
3. Diện tích cà phê Việt Nam theo thành phần kinh tế. .....................................13
4. Phân bổ vùng sản xuất cà phê.......................................................................13
5. Sản lượng cà phê Việt Nam...........................................................................14


3

6. Chủng loại cà phê Việt Nam .........................................................................14
7. Năng suất cà phê Việt Nam ..........................................................................14
8. Kết luận đánh giá hiện trạng khâu sản xuất cà phê Việt Nam.........................15
II.

PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG KHÂU CUNG ỨNG CÀ PHÊ XUẤT
KHẨU .......................................................................................................16

1. Đối với hình thức thu mua trực tiếp ...............................................................17
2. Đối với hình thức thu mua gián tiếp...............................................................18
3. Kết luận đánh giá hiện trạng khâu cung ứng cà phê Việt Nam .......................18
III.

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHẾ BIẾN CÀ PHÊ XUẤT KHẨU ........19


1. Về cơ sở vật chất ..........................................................................................19
2. Đánh giá về phương pháp chế biến cà phê xuất khẩu ....................................20
IV.

PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG KHÂU XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT
NAM ..........................................................................................................21

1. Phân tích về khối lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam.................21
2. Phân tích tình hình xuất khẩu cà phê theo đơn vò...........................................24
3. Phân tích tình hình xuất khẩu cà phê Việt Nam theo thò trường ......................25
4. Đánh giá về sản phẩm cà phê xuất khẩu. ......................................................26
5. Đánh giá về giá cà phê xuất khẩu. ................................................................28
6. Một vài đánh giá về hoạt động Marketing trong xuất khẩu cà phê ..................29
7. Đánh giá tác động của cơ chế quản lý xuất khẩu cà phê Việt Nam ................30
8. Kết luận đánh giá hiện trạng khâu xuất khẩu cà phê Việt Nam ......................31
CHƯƠNG III: XÂY DỰNG CHIẾN LƯC VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM
I. MA TRẬN ĐIỂM MẠNH ĐIỂM YẾU CƠ HỘI VÀ NGUY CƠ CỦA CÀ PHÊ
VIỆT NAM (SWOT) ............................................................................................33
1. Chiến lược đầu tư thâm canh, mở rộng diện tích gieo trồng cà phê .................33
2. Chiến lược thâm nhập thò trường ...................................................................37


4

3. Chiến lược hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ chế biến cà phê
xuất khẩu ......................................................................................................37
4. Chiến lược phát triển thò trường .....................................................................37
5. Chiến lược phát triển sản phẩm ....................................................................38
6. Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm ................................................................38

7. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực ............................................................38
II. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM ..................39
1. Tăng cường mở rộng diện tích gieo trồng cà phê, đặc biệt là cà phê chè. .......39
2. Tăng cường đầu tư tăng năng suất cà phê ......................................................43
3. Đầu tư vào công nghệ chế biến cà phê theo phương pháp ướt và nhanh chóng
đổi mới thiết bò chế biến cà phê....................................................................43
4. Tiếp tục mở rộng và phát triển thò trường, hướng xuất khẩu cà phê cho các
nhà rang xay, chế biến cà phê ......................................................................44
5. Hướng tới xuất khẩu cà phê có tiêu chuẩn mua bán phù hợp với thông lệ quốc tế. .... 46

6. Tổ chức và quản lý tốt các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu cà phê..............46
7. Giải pháp về vốn phục vụ xuất khẩu cà phê ..................................................47
8. Giải pháp về thông tin đònh hướng xuất khẩu cà phê Việt Nam......................47

KẾT LUẬN ................................................................................................49


5

1. Lý do chọn đề tài:
Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong nền kinh tế Việt Nam. Trong
những niên vụ gần đây, nhờ diện tích và sản lượng cà phê xuất khẩu gia tăng
nhanh chóng, ngành cà phê Việt Nam đã vươn lên đứng hàng thứ ba trên thế
giới. Chủ trương của ngành trong thời gian tới là mở rộng diện tích, đầu tư thâm
canh gia tăng sản lượng nhằm vươn tới vò trí cao hơn. Tuy nhiên, với một thứ hạng
cao như vậy, ngành cà phê Việt Nam vẫn chưa có tiếng nói thật sự của mình trên
thương trường quốc tế, tình hình xuất khẩu cà phê Việt Nam còn nhiều bấp bênh.
Để ngành cà phê Việt Nam có thể vững vàng bước vào thế kỷ mới, chúng ta hãy
cùng nhau bàn bạc, suy ngẫm các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ của
ngành, từ đó đònh hướng chiến lược và đề xuất các giải pháp phát triển xuất khẩu

cà phê Việt Nam trong thời gian tới. Với mong ước góp phần nhỏ của mình giúp
cho cà phê Việt Nam ngày một đi xa và khẳng đònh danh tiếng của mình trên
thường trường quốc tế, em đã thực hiện đề tài nghiên cứu: “Xây dựng chiến

lược và các giải pháp phát triển xuất khẩu cà phê Việt Nam”
2. Phạm vi và mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu toàn diện về cây cà phê là một đề tài rất rộng và phức tạp.
Trong thời gian ngắn và khuôn khổ cho phép, em không có tham vọng nghiên cứu
thấu đáo mọi vấn đề mà chỉ tập trung vào giải quyết 3 mục tiêu chính như sau:
2.1 - Phân tích tình hình sản xuất, xuất khẩu và tiêu thụ cà phê thế giới để xác
đònh các cơ hội và nguy cơ đối với ngành cà phê Việt Nam
2.2 - Phân tích hiện trạng sản xuất, cung ứng, chế biến và xuất khẩu cà phê Việt
Nam để chỉ ra các điểm mạnh và điểm yếu của ngành cà phê Việt Nam.


6

2.3 - Trên cơ sở kết hợp những cơ hội, nguy cơ , các điểm mạnh và điểm yếu của
ngành cà phê Việt Nam, em đề xuất chiến lược và các giải pháp phát triển xuất
khẩu cà phê Việt Nam trong thời gian tới.

3. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
3.1

- Nguồn tài liệu nghiên cứu: để thực hiện đề tài, em đã tham khảo các tài
liệu sau:
-Tài liệu của Tổng công ty cà phê Việt Nam (Vinacafe).
-Báo cáo Vụ Xuất Nhập khẩu, Bộ Thương mại qua các năm.
-Báo cáo của Hiệp hội cà phê và ca cao Việt Nam (Vicofa).
-Số liệu của Cafecontrol.

-Báo cáo tập đoàn kinh doanh cà phê BERNHARD ROTHFOS tháng 2/1998.
-Số liệu của hãng thông tin F.O. LITCH và Reuters.

3.2

– Phương pháp nghiên cứu: để thực hiện đề tài, em đã sử dụng ba phương
pháp nghiên cứu:
-Phương pháp phân tích tổng hợp trên cơ sở các số liệu đã được thu thập
-Phương pháp quan sát trực tiếp bằng việc khảo sát vùng cà phê lớn nhất
Việt Nam – Đắc Lắc.
-Phương pháp chuyên gia, đặc biệt là việc trao đổi ý kiến với các Chú Bác
công tác tại công ty cà phê Việt Đức – một trong những đơn vò sản xuất,
chế biến và xuất khẩu cà phê hàng đầu của Việt Nam.

4. Bố cục đề tài: Trong phạm vi, mục đích và phương pháp nghiên cứu, đề tài
được chia làm 3 chương:
CHƯƠNG I

: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CÀ

PHÊ THẾ GIỚI.
CHƯƠNG II : PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT, CUNG ỨNG, CHẾ
BIẾN VÀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM


7

CHƯƠNG III : XÂY DỰNG CHIẾN LƯC VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT
TRIỂN XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM


5. Kết quả đề tài nghiên cứu:
5.1 - Về hiệu quả kinh tế xã hội: việc xây dựng chiến lược và đề xuất các giải
pháp phát triển xuất khẩu cà phê Việt Nam nhằm phát huy hết các điểm mạnh
và hạn chế các điểm yếu để tận dụng các cơ hội và tránh né các nguy cơ từ bên
ngoài . Đề tài nghiên cứu nhằm góp phần gia tăng kim ngạch xuất khẩu cà phê
Việt Nam, tạo công ăn việc làm , thu nhập cho người lao động, giúp cho cà phê
Việt Nam ngày càng lớn mạnh và có tiếng nói thật sự của mình trên thương
trường quốc tế
5.2 - Về phạm vi áp dụng: đề tài nghiên cứu là tài tiệu tham khảo cho các nhà
hoạch đònh chính sách, nhà sản xuất và kinh doanh xuất khẩu cà phê Việt Nam
trong việc xây dựng chiến lược tổng thể cho toàn ngành cũng như chiến lược bộ
phận của từng đơn vò cơ sở.
Vì thời gian có hạn, đề tài hẳn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất
mong nhận được những đóng góp q báu từ các Thầy cô và các bạn đọc quan
tâm đến vấn đề này.


8

CHƯƠNG I: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SẢN XUẤT,
XUẤT KHẨU VÀ TIÊU THỤ CÀ PHÊ THẾ GIỚI
Hầu hết các quốc gia sản xuất cà phê trên thế giới cũng như Việt Nam, cà
phê được sản xuất là để xuất khẩu ra thò trường thế giới. Chính vì vậy, tình hình
cà phê thế giới đóng vai trò quan trọng và có ảnh hưởng sâu sắc đến tình hình
sản xuất kinh doanh cà phê của từng quốc gia. Do đó, việc tìm hiểu tình hình cà
phê thế giới là rất cần thiết. Mục đích của việc phân tích tình hình sản xuất, xuất
khẩu và tiêu thụ cà phê thế giới nhằm để cung cấp những thông tin, chỉ ra các
nhân tố ảnh hưởng tới nguồn cung, cầu và giá cả cà phê thê giới, cũng như các
cơ cơ hội và nguy cơ làm cơ sở để xây dựng chiến lược phát triển xuất khẩu cà
phê Việt Nam.

I. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ THẾ GIỚI
Cây cà phê được biết đến từ thế kỷ XV, có nguồn gốc từ Bắc Phi, quê
hương của nó là Ethiopia. Từ Châu Phi, cây cà phê được trồng rộng khắp thế giới.
Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nhiều nước và là thức uống được ưa
chuộng mà chưa có sản phẩm nào thay thế được.
1. Phân tích tình hình sản xuất cà phê thế giới:
Cho đến nay, trên thế giới có hơn 80 quốc gia trồng cà phê với diện tích
trên 10 triệu ha. Bốn nước có diện tích cà phê nhiều nhất là: Brazil có hơn 3 triệu
ha, Bờ Biển Ngà, Indonesia và Colombia có gần 1 triệu ha cà phê. Với diện tích
nên trên, sản lượng cà phê thế giới qua các niên vụ như sau:
Bảng 1: SẢN LƯNG CÀ PHÊ THẾ GIỚI QUA CÁC NIÊN VỤ

Niên vụ

93-94

94-95

95-96

96-97

97-98

98-99

Sản lượng (triệu bao 60 kg)

91,914


93,869

86,981

100,791

94,631

105,332

Chênh lệch (triệu bao)

-

1,955

-6,888

13,810

-6,160

10,701

Tốc độ tăng liên hoàn %

-

2.13%


-7.34%

15.88%

-6.11%

11.31%

Nguồn : Tập đoàn Neuman Coffee Group, tin Reuters.


9

Qua bảng 1 ta thấy: sản lượng cà phê thế giới có sự biến biến động thường
xuyên qua các niên vụ. Diễn biến của thời tiết có thể nói là một nhân tố tác động
mạnh mẽ đến sản lượng cà phê thế giới. Cụ thể là vào niên vụ 95-96, do ảnh
hưởng của sương giá ở nhiều nước sản xuất cà phê lớn như Brazil, Colombia, sản
lượng cà phê thế giới giảm mạnh (giảm 6,88 triệu bao), chỉ đạt 86,98 triệu bao.
Niên vụ 96-97, thời tiết thuận lợi cộng với việc giá cả cà phê tăng khuyến khích
người trồng cà phê tăng cường thâm canh tăng năng suất, do đó làm tăng sản
lượng cà phê (tăng 13,8 triệu bao) đạt 100,791 triệu bao.
Đi sâu phân tích sản lượng cà phê thế giới ta thấy, sản lượng cà phê thế
giới không đồng đều giữa các khu vực. Sản lượng cà phê thế giới theo khu vực thể
hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 2: SẢN LƯNG CÀ PHÊ THẾ GIỚI THEO KHU VỰC

Đơn vò tính : 1000 bao , 1 bao = 60 kg.
Niên vụ

96-97


97-98

98-99

Sản lượng

Tỷ trọng

Sản lượng

Tỷ trọng

Sản lượng

Tỷ trọng

1. Châu Phi

18.618

18.10%

16.393

17.32%

17.072

16.25%


2. Bắc & Trung Mỹ

19.357

18.81%

19.715

20.83%

16.483

15.69%

3. Nam Mỹ

43.719

42.49%

38.8884

41.09%

51.678

49.18%

4. Châu Á


19.897

19.34%

19.094

20.18%

18.531

17.64%

5.Châu Đại Dương

1.094

1.06%

1.085

1.15%

1.305

1.24%

102.885

100%


94.631

100%

105.069

100%

Khu vực

Thế giới

Nguồn: F.O. LITCH
Qua bảng 2 ta thấy: sản lượng cà phê thế giới tập trung nhiều nhất ở Nam
Mỹ chiếm khoảng 49,1% tổng sản lượng cà phê toàn thế giới trong niên vụ 97-


10

98. Sản lượng cà phê ở Bắc - Trung Mỹ, Châu Phi và Châu Á chiếm tỷ trọng
khoảng 18%.
Trên thế giới, hiện có hai loại cà phê chủ yếu, đó là cà phê chè(Arabica)
và cà phê vối (Robusta). Cà phê chè chủ yếu được trồng ở Trung – Nam Mỹ, một
số nước ở Đông Phi như: Kenya, Cameroon… và một số nước ở Châu Á như: n
Độ, Việt Nam… Sản lượng cà phê thế giới theo chủng loại thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3: SẢN LƯNG CÀ PHÊ THẾ GIỚI THEO CHỦNG LOẠI

Đơn vò: 1000 bao, 1bao = 60kg
Niên vụ


96-97

97-98

98-99 (ước)

Cà phê Arabica

66.784

62.562

72.204

Cà phê Robusta

36.101

32.069

32.865

Tổng cộng

102.885

94.361

105.569


Loại

Nguồn: F.O. LITCH
Qua bảng 3 ta thấy: sản lượng cà phê chè chiếm gần 70% tổng sản lượng
cà phê toàn thế giới. Điều này cho ta thấy, thói quen tiêu dùng cà phê trên thế
giới đó là cà phê chè. Nếu so sánh giữa cà phê chè và cà phê vối thì cà phê chè
được ưa chuộng hơn cà phê vối do có mùi thơm đặc trưng. Ngoài ra, cà phê chè
có giá trò kinh tế cao hơn cà phê vối: giá bán cà phê chè cao hơn giá bán cà phê
vối từ 1,3 – 1,5 lần.
Tóm lại, sản lượng cà phê thế giới biến động thường xuyên qua các niên
vụ do chòu ảnh hưởng nhiều vào diễn biến của thời tiết. Đây là cơ hội cho ngành
cà phê Việt Nam trong việc lựa chọn thời điểm xuất khẩu thích hợp.Thực tế cho
thấy, cứ sau hai năm, sản lượng cà phê thế giới sẽ sụt giảm.
2. Phân tích tình hình xuất khẩu cà phê thế giới:


11

Sản lượng cà phê xuất khẩu thế giới biến động cùng chiều với sự biến
động sản lượng, cụ thể như sau:
Bảng 4: TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ THẾ GIỚI.

Đơn vò tính: triệu bao, 1 bao = 60 kg
Niên vụ

96-97

97-98


Nước
1.Brazil

98-99

99-00

( ước)

(dự đoán)

17

16,7

23,5

23

-

14,9

15,2

15,5

3.Colombia

11,17


10,5

11,2

12

4.Việt Nam

5,166

5,9

5,5

6,8

5. Indonesia

4,633

4,5

5

5,88

6. Bờ Biển Ngà

2,475


3,5

3,8

4,5

-

17,4

18,3

18,8

81,071

76,3

87,5

91

2.Mêhico & Trung Mỹ

7. Các Nước Khác
Thế giới

Nguồn: F.O. LITCH
Chú thích: “ – “ không có số liệu

Qua bảng 4 ta thấy, xuất khẩu cà phê thế giới niên vụ 97-98 giảm 4,7
triệu bao so niên vụ 96-97, chỉ đạt 76,3 triệu bao. Trong niên vụ 1999-2000, sản
lượng cà phê xuất khẩu dự đoán tăng thêm 2,5 triệu bao, đạt 91 triệu bao. Xuất
khẩu cà phê của Brazil luôn ở vò trí dẫn đầu chiếm khoảng 25% tổng sản lượng
xuất khẩu.Thực tế cho thấy, các nhân tố tác động đến tình hình cà phê Brazil đều
tác động mạnh mẽ đến thò trường cà phê thế giới. Cho nên, những biến động này
cần phải được theo dõi để có quyết đònh kòp thời. Một vụ cà phê bội thu của
Brazil có thể khiến giá cà phê giảm sút trên toàn thế giới. Trong khi đó, một tin
đồn về sương giá ở nước này cũng đủ để đẩy giá cà phê tăng vọt lên.
3. Triển vọng cung cà phê thế giới:


12

Cũng qua bảng 1, mặc dù sản lượng cà phê thế giới biến động rất thất
thường qua các niên vụ nhưng em thấy diễn biến sản lượng cà phê thế giới có
dạng đường gấp khúc với xu hướng đi lên. Điều này chứng tỏ sản lượng cà phê
thế giới tiếp tục gia tăng. Nguyên nhân là do giá cà phê tương đối vững trong các
năm 1985, 1986, 1987 và các năm 1994, 1995, 1998 là những nhân tố kích
thích mở rộng diện tích cà phê, tăng cường thâm canh làm tăng thêm cung.
Nhìn chung, sản lượng cà phê thế giới tiếp tục gia tăng, nhưng những yếu
tố đặc biệt của thời tiết cũng có thể làm hạn chế nguồn cung trong ngắn hạn đó
là sương giá có thể xảy ra ở Nam Mỹ, hạn hán ở Châu Phi và ảnh hưởng của
hiện tượng Elnino. Ngoài những biến động lên xuống bất thường của thiên nhiên,
sản lượng cà phê còn phụ thuộc vào tình hình kinh tế các nước, chính sách của
Hiệp hội các quốc gia sản xuất cà phê, Tổ chức cà phê thế giới… Sự can thiệp
của Hiệp hội các quốc gia sản xuất cà phê nhằm hạn chế nguồn cung cà phê ra
thò trường để giữ giá, bảo vệ lợi ích của các quốc gia thành viên.
4. Phân tích thực lực của một số đối thủ cạnh tranh:
Mục tiêu của việc phân tích nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh nhằm đánh

giá đúng điểm mạnh và điểm yếu của họ, từ đó đề xuất các giải pháp phát triển
xuất khẩu cà phê Việt Nam. Đối thủ của Việt Nam về mặt hàng cà phê rất
nhiều, trong khuôn khổ cho phép, em xin chọn ba quốc gia thật sự có thế mạnh
và có ảnh hưởng sâu sắc đến tình hình cung cầu và giá cả cà phê thế giới để
nghiên cứu , đó là : Brazil, Colombia và Indonesia.
4.1 - Brazil:
4.1.1 - Brazil là quốc gia sản xuất và xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới. Theo
ATO/ Sau Paulo, diện tích trồng cà phê của Brazil là 2,24 triệu ha (gấp 7 lần diện
tích cà phê Việt Nam ) tương đương 4,27 tỷ cây, trong đó 3,33 tỷ cây đang ở thời
kỳ thu hoạch, số còn lại đang trong giai đoạn kiến thiết cơ bản. Sản lượng cà phê


13

của Brazil chiếm khoảng 30% sản lượng cà phê thế giới. Thực tế, trong nhiều
năm qua, Brazil là quốc gia có ảnh hưởng rất lớn đến thò trường cà phê thế giới.
4.1.2 - Cà phê Brazil chủ yếu là cà phê chè, chiếm khoảng 90% tổng sản lượng.
Sản phẩm cà phê Conillon của Brazil (tương đương với cà phê vối Việt Nam) có
chi phí tương đối thấp, có khả năng cạnh tranh với cà phê vối (Robusta) của Việt
Nam.
4.1.3 - Các sản phẩm cà phê xuất khẩu của Brazli khá đa dạng, bao gồm:
Conillon, Arabica, cà phê rang xay, cà phê hòa tan. Khối lượng và kim ngạch xuất
khẩu cà phê của Brazil như sau:
Bảng 5: KHỐI LƯNG VÀ KIM NGẠCH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ BRAZIL

Đơn vò tính: khối lượng bao, 60 kg, quy xanh; kim ngạch 1000 USD.
Chủng loại

Vụ 95-96
Số lượng


Vụ 96-97

Kim ngạch

Số lượng

Kim ngạch

Loại Conillon

-

-

984.569

121.173

Loại Arabica

8.732.193

1.328.936

15.626.598

2.426.057

9.383


2.176

2.289.346

1.412

Loại hòa tan

2.681.752

470.010

Tổng cộng

12.407.897

1.922.295

Loại đã rang xay

344.681
18.881.908

2.863.002

Nguồn: ATO/ Sau Paulo.
4.1.4 - Sản phẩm cà phê hòa tan của Brazil chủ yếu được xuất khẩu sang Nga,
Mỹ, Nhật và Ucraina. Nga là nước nhập khẩu 1/3 sản lượng cà phê hòa tan của
Brazil. Tình hình kinh tế tài chính ở Nga đã làm ảnh hưởng đến việc tiêu thụ cà

phê hòa tan ở nước này. Để tiếp tục duy trì xuất khẩu, Brazil ắt phải đẩy mạnh
xuất khẩu sang các nước khác. Tuy nhiên, Brazil khó có thể tăng cường xuất khẩu
sang các nước khác để bù lại sư thua thiệt này. Bởi vì ở liên minh Châu u, thuế
nhập khẩu cà phê của Brazil rất cao 8,1% và dự kiến sẽ tăng 10,2 % từ tháng
1/1999. Trung Quốc cũng đặt 67% thuế nhập khẩu cà phê tan.


14

4.1.5 - Tình hình khủng hoảng tài chính ở Brazil được xem là một lợi thế cho các
nhà xuất khẩu cà phê nước này. Bởi vì đồng Real mất giá sẽ có tác dụng khuyến
khích xuất khẩu.
4.1.6 - Sản lượng cà phê của Brazil luôn biến động và phụ thuộc nhiều vào thời
tiết. Thực tế cho thấy, cứ hai năm, sản lượng cà phê Brazil sụt giảm.
4.1.7 – Xuất khẩu cà phê Brazil tuân thủ theo hạn ngạch mà Hiệp hội các quốc
gia sản xuất cà phê quy đònh. Niên vụ 98-99, hạn ngạch xuất khẩu cà phê của
Brazil là 15 triệu bao. Theo dõi việc sử dụng hạn ngạch của Brazil là điều rất cần
thiết, bởi vì nó ảnh hưởng nhiều đến giá cả cà phê thế giới. Tuy nhiên, cũng cần
lưu ý rằng, thất bại của Hiệp hội các quốc gia sản xuất là phê chính là không
kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng hạn ngạch của các quốc gia thành viên.
4.2 – Colombia:
4.2.1 - Colombia là nước sản xuất cà phê đứng hàng thứ hai trên thế giới.Theo
tùy viên nông nghiệp Mỹ tại Colombia, vụ cà phê 97-98 của nước này tăng 11%
đạt 11,9 triệu bao do thời tiết tốt. Niên vụ 98-99, sản lượng có thể tăng 5%, đạt
12,5 triệu bao và chất lượng cà phê cũng cao hơn. Niên vụ 97-98 kim ngạch xuất
khẩu cà phê đạt 1,9 tỷ, giảm 0,2 tỷ USD so với niên vụ trước.
4.2.2 – Colombia là quốc gia dẫn đầu về sản xuất cà phê rữa (Mild Arabica) được
chế biến theo phương pháp ướt. Chất lượng cà phê loại này rất cao, phù hợp với
thò hiếu tiêu dùng của các quốc gia phát triển như Mỹ, Nhật…
4.2.3 – Trong thời gian gần đây, Colombia đã quan tâm đến việc sản xuất cà phê

sạch: không sử dụng thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu hay phân bón hóa học. Hiện tại,
Colombia có khoảng 0,2% là cà phê sạch và đang tăng dần về số lượng.
4.2.4 – Không giống như các quốc gia sản xuất cà phê khác: tăng sản lượng bằng
việc mở rộng diện tích, Colombia gia tăng sản lượng bằng việc thay thế những
vùng cà phê cũ , tiến hành trồng giống mới có khả năng kháng bệnh và cho năng


15

suất cao. Những năm gần đây, năng suất cà phê bình quân của Colombia vào
khoảng 0,9 tấn/ha, nhiều nơi lên đến 2,5 tấn/ha.
4.2.5 – Giống như Brazil, Colombia cũng là thành viên của Hiệp hội các quốc gia
sản xuất cà phê. Niên vụ 97-98, hạn ngạch xuất khẩu cà phê của Colombia là
10,5 triệu. Trong niên vụ 98-99, mức hạn ngạch này vẫn là 10,5 triệu bao.
4.3 – Indonesia:(1)
4.3.1 – Indonesia là quốc gia sản xuất cà phê đứng hàng thứ ba trên thế giới.
95% sản lượng cà phê do các trang trại sản xuất nhỏ nắm giữ. Các phê Robusta
chiếm 70% lượng cà phê của Indonesia. Đây là quốc gia cạnh tranh rất mạnh với
Việt Nam về mặt hàng cà phê.
4.3.2 – Tương tự như Việt Nam, cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của
Indonesia. Chính phủ nước này đang nổ lực tăng sản xuất cà phê Arabica để xuất
khẩu. Kim ngạch xuất khẩu cà phê chiếm 15,6% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng
nông sản. Tiêu thụ cà phê nội đòa tại Indonesia giảm do ảnh hưởng của cuộc
khủng hoảng kinh tế làm giảm sức mua.
4.3.3 – Xuất khẩu cà phê chế biến của Indonesia chiếm tỷ trọng nhỏ. Hiện nay,
Indonesia đang nổ lực trong việc gia tăng xuất khẩu cà phê chế biến sâu. Năm
1998, xuất khẩu cà phê chế biến của Indonesia đạt 13.000 bao, chủ yếu sang
Nhật và Malaysia.
II.


PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ CÀ PHÊ THẾ GIỚI

1. Tổng quan tình hình tiêu thụ cà phê thế giới:
Tiêu thụ cà phê trên thế giới luôn tăng qua các niên vụ thể hiện qua bảng
số liệu sau đây :

(1)

Tạp chí Ngoại Thương (18-24/6/1999)


16

Bảng 6: TIÊU THỤ CÀ PHÊ TRÊN THẾ GIỚI QUA CÁC NIÊN VỤ

Niên vụ

96-97

97-98

98-99 (ước) 99-00 (dđ)

Các nước nhập khẩu (tr.bao)

74,9

76,7

77,8


78,9

Tiêu thụ ở các nước xuất khẩu (tr.bao)

24,9

25,1

26,1

26,4

Tổng cộng (tr.bao)

99,8

101,8

103,9

105,3

Nguồn: Tổng hợp Báo cáo 2/98 của tập đoàn BERNHARD ROTHFOS và F.O.LITCH.
Qua bảng 6 ta thấy: niên vụ 97-98 tổng lượng cà phê tiêu thụ đạt 101,8
triệu bao, tăng 2 triệu bao so với niên vụ trước. Dự đoán trong niên vụ 98-99, tốc
độ tăng này vẫn được giữ vững và đạt 103,9 triệu bao. Đi sâu phân tích tình hình
tiêu thụ cà phê thế giới, em có thể chia tiêu thụ cà phê thế giới làm 2 nhóm:
tiêu thụ tại các nước nhập khẩu và tiêu thụ tại các nước sản xuất.
1.1 - Tiêu thụ tại các nước nhập khẩu : Về các nước nhập khẩu cà phê có thể

chia thành hai nhóm chính: nhóm thò trường truyền thống và nhóm thò trường mới
nổi. Nhóm thò trường này bao gồm năm quốc gia, đó là Mỹ, Đức , Nhật, Pháp và
Ý. Nhóm thò trường mới nổi bao gồm: Ba lan, Nga và Trung Quốc. Tiêu thụ tại
các nước nhập khẩu chiếm 75 % tổng sản lượng cà phê tiêu thụ toàn thế giới.
Trong các nước nhập khẩu, Mỹ là quốc gia dẫn đầu về nhập khẩu cà phê
trong nhiều thập kỷ qua, tất cả cà phê tiêu thụ ở Mỹ đều là cà phê nhập khẩu, ở
Mỹ không có nơi nào trồng được cà phê

(1)

. Cà phê nhập vào Mỹ được kiểm tra

bởi FDA ( Food and Drug Administration). Nếu lô hàng nào bò phát hiện có sâu
bệnh hoặc có chưa chất độc hại thì phải được hun trùng và thậm chí phải bò tái
xuất. Nhật cũng là nước tiêu thụ cà phê đứng hàng thứ ba trên thế giới. Cà phê
xuất khẩu vào Nhật đòi hỏi rất nghiệm ngặt về chất lượng, thường cà phê xuất
sang Nhật đều phải gởi mẫu trước và thường yêu cầu thử nếm.

(1)

Tạp chí Ngoại Thương số ra ngày 8-14/10/1997


17

1.2 - Tiêu thụ tại các nước sản xuất cà phê: Tiêu thụ tại các quốc gia sản xuất cà
phê chiếm khoảng 25% tổng sản lượng cà phê tiêu thụ trên toàn thế giới. Các
quốc gia sản xuất dẫn đầu về tiêu thụ cà phê là Brazil, Colombia và Indonesia.

2. Triển vọng cầu cà phê thế giới

Nghiên cứu tình hình tiêu thụ cà phê ở các nước nhập khẩu, ta nhận thấy
tình tình tiêu thụ cà phê ở các thò trường và khu vực biến động theo xu hướng sau:
Bảng 7: DỰ ĐOÁN TIÊU THỤ CÀ PHÊ Ở CÁC KHU VỰC VÀ QUỐC GIA

Niên vụ

96-97

97-98

98-99(dđ)

99-00 ( dđ)

20

20,2

20,2

20,3

Mỹ

17,8

17,9

18


16.2

2. Châu u

42,5

44,5

45,9

45,9

2.1 - EU

33,7

35,4

35,9

36,3

Đức

9,7

9,8

9,9


10,1

Pháp

5,6

5,6

5,6

5,7

Ý

4,9

5,0

5,1

5,2

2.2 - Nước khác

8,6

9,1

9,4


9,6

3- Châu phi

1,9

1,9

1,8

1,8

4 -Châu Á

9,7

9,4

9,2

9,6

Nhật

6,4

6,0

6,1


6,3

5 -Châu Mỹ La Tinh

0,8

0,7

0,8

0,8

1. Bắc Mỹ

Nguồn : F.O. FITCH.
2.1 Tiêu thụ cà phê đang có chiều hướng giảm ở Mỹ : Theo như dự báo của
hãng F.O.Litch, tiêu thụ cà phê ở Mỹ trong vụ 99-2000 sẽ giảm còn 16,2 triệu
bao. Hiệp hội cà phê quốc gia Mỹ cho biết, tình hình tiêu thụ cà phê của Mỹ tiếp
tục giảm. Tuy nhiên, các nhà rang xay Mỹ vẫn lạc quan, bởi vì tiêu thụ cà phê
bình thường ở Mỹ giảm, song dân số tăng sẽ làm tăng tiêu dùng cà phê.
2.2.Tiêu thụ cà phê gia tăng nhẹ tại EU: nhập khẩu cà phê của các nước thuộc
EU niên vụ 96-97 đạt 33,7 triệu bao, niên vụ 97-98 đạt 35,4 triệu bao. Với tỷ lệ


18

tăng như những năm qua, dự đoán đến vụ 99-2000, nhập khẩu cà phê của EU
tăng đạt 36,3 triệu tấn.
2.3 Tiêu thụ ở Châu Á đang phục hồi: Tiêu thụ cà phê ở Châu Á đang có dấu
hiệu phục hồi sau khi cuộc khủng hoảng tài chính ở khu vực này lắng xuống, dự

đóan tiêu thụ cà phê đạt 9,7 triệu bao trong vụ 1999-2000. Theo Bộ tài chính
Nhật, tiêu thụ cà phê ở Nhật ngày càng gia tăng(1), dự đoán trong vụ 1999-2000,
Nhật sẽ nhập khẩu 6,3 triệu bao cà phê.
2.4 Tiêu thụ ổn đònh ở Châu Phi: cũng theo hãng F.O. LITCH, tiêu thụ cà phê ở
Châu Phi sẽ giảm 0,1 triệu bao trong niên vụ 98-99, đạt 1,8 triệu bao. Trong niên
vụ 1999-2000, tiêu thụ cà phê vẫn ổn đònh ở mức 1,8 triệu bao.
III.

PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM GIÁ CẢ CÀ PHÊ TRÊN THẾ GIỚI
Giá cả chòu ảnh hưởng của quy luật cung cầu. Như đã phân tích, sản lượng

(cung) cà phê thế giới biến đổi thường xuyên nên làm cho giá cà phê dao động
với biên độ lớn. Mục tiêu của việc nghiên cứu giá cả cà phê thế giới nhằm nắm
bắt kòp thời diễn biến giá cả, các đặc điểm giá cả cà phê để tận dụng chính xác
thời cơ kinh doanh.
Diễn biến giá cả cà phê Robusta (London) và Arabica (Nêw York) trong
các tháng của năm 1998 thể hiện qua biểu đồ dưới đây:

USD/tấn

Biểu đồ 1: Biểu đồ biểu diễn giá cả cà phê thế giới
4500
4000
3500
3000
2500
2000
1500
1000
500

0

3757

3826

1760 1765

Jan98

3252

2940

2660

2640

2550

1886 2004 1690

1646

1685

Feb- Mar- Apr- May- Jun- Jul-98 Aug- Sep98
98
98
98

98
98
98
Robusta
Tháng

(1)

Arabica

Nguồn : Bộ tài chính Nhật- Thời báo kinh tế Sài Gòn 12/11/1998

Oct- Nov98
98


19

Nguồn: Tạp chí thò trường giá cả tháng 12/1998 - Mục thò trường giá cả và dự
báo.
Qua biểu đồ 1 ta thấy: nếu như giá cả cà phê Arabica giảm từ 3757
USD/tấn trong tháng 1/98, xuống còn 2550 USD/tấn vào tháng 11/98. Còn giá cà
phê Robusta ở thò trường Lon don tháng 1/98 đạt 1760 USD/tấn, sang tháng 5/98
giá tăng 2004 USD/tấn. Mặc dù, giá cả cà phê biến động thường xuyên, nhưng nó
diễn biến theo ba quy luật sau:
- Giá cả cà phê lên xuống do yếu tố nền tảng: dùng để chỉ các vấn đề liên quan
cung cầu sẽ làm thay đổi giá về lâu về dài. Nếu như cung cà phê giảm mạnh thì
giá cả cà phê sẽ tăng vững, vụ cà phê 94-95 là một ví dụ điển hình.
- Giá cả cà phê lên xuống là do các yếu tố kỹ thuật: chủ yếu là do đầu cơ nên
những yếu tố này tồn tại không lâu. Giá cả cà phê thế giới cũng tác động mạnh

mẽ không kém gì đợt sương giá ở Brazil gọi là “chiến tranh thương mại”, trong đó
các quốc gia có thực lực luôn tìm cách khống chế thò trường và nâng giá cà phê.
Những dự đoán về sản lượng cà phê tăng, giảm liên tiếp tung ra làm cho giá cà
phê thay đổi theo. Khi kinh doanh cà phê, điều quan trọng ngù7I kinh doanh cà
phê phải tiếp nhận và xử lý thông tin chính xác, phân biệt đâu là thông tin thật
và đâu là thông tin giả, mang tính đầu cơ trục lợi. Sự dao động về giá trong trường
hợp thông tin ảo là không tồn tại lâu. Nếu người kinh doanh cà phê có quyết đònh
bán thì nên tranh thủ thời cơ yết giá.
- Giá cà phê lên xuống theo trào lưu và phụ thuộc vào yếu tố tâm lý: khi giá cà
phê đi xuống, người ta có xu hướng bán ra làm cho giá rớt nhanh. Ngược lại, khi
giá cà phê đi lên người ta sẽ mua vào và đẩy giá càng cao.
Hiện nay, giá cà phê thế giới đang giảm do yếu tố nền tảng (nguồn cung
cà phê tăng). Tuy nhiên, do tác động của yếu tố kỹ thuật, giá cà phê thế giới có
thể sẽ tăng trong thời gian ngắn như: đình công và đầu cơ.


20

Tóm lại biến động trên thò trường cà phê thế giới thật có ảo có , mà biến
động ảo từ” chiến tranh thương mại” cũng có ảnh hưởng không kém gì các đợt
sương giá ở Brazil.Trước thò trường cà phê luôn biến động, các nhà quản lý ở tầm
vó mô, các nhà sản xuất và kinh doanh cà phê sẽ phải nổ lực rất nhiều để cà phê
Việt Nam có thể đứng vững trên thò trường thế giới
IV. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH DỰ TRỮ CÀ PHÊ THẾ GIỚI
Lượng tồn kho cà phê có ảnh hưởng qua lại với giá cả. Thông thường,
lượng tồn kho ở các nước tăng lên sẽ làm cho giá cả cà phê có xu hướng giảm
xuống. Ngược lại, lượng tồn kho thấp sẽ khuyến khích các nhà đầu cơ tăng cường
mua vào nên đẩy giá cà phê tăng lên. Như vậy, việc nghiên cứu tình hình tồn kho
cà phê thế giới là rất cần thiết trong việc đònh hướng xuất khẩu cà phê Việt Nam.
Theo báo cáo mới đây của tập đoàn Bernhard Rothfos, số lượng cà phê tồn

kho trên thế giới từ 1995 –1998 như sau:
Bảng 8: SẢN LƯNG CÀ PHÊ TỒN KHO THẾ GIỚI TỪ 1995 -1998
Đơn vò : triệu bao, 60 kg
Lượng tồn kho

1995

1996

1997

1998

Tại nước sản xuất

33,17

24,38

21,08

18,55

Tại nước tiêu thụ

10,10

8,27

12,44


12,79

Tổng lượng tồn kho

43,27

32,65

33,52

31,34

Nguồn : Báo cáo tập đoàn BERNHARD ROTHFOS tháng 2/1998
Qua bảng 8 ta thấy, tổng lượng tồn kho cà phê thế giới đang giảm dần.
Lượng tồn kho giảm, giá cả cà phê sẽ có cơ hội gia tăng đột biến nếu có bất lợi
về mùa vụ xảy ra. Đi sâu nghiên cứu kỹ tồn kho cà phê thế giới ta nhận thấy, tồn
khọ cà phê ở các nước sản xuất và tiêu thụ diễn biến theo hai chiều hướng trái
ngược nhau. Tồn kho giảm mạnh ở các nước sản xuất nhưng có chiều hướng gia
tăng tại các nước tiêu thụ. Một khi lượng cà phê tồn kho của các nước tiêu thụ


21

tăng lên thì các nước sản xuất sẽ gặp khó khăn trong việc kiểm soát cung cầu và
giá cả cà phê. Điều này có nghóa là các nhà rang xay và chế biến cà phê có
khuynh hướng đóng vai trò chủ động trên thò trường.
V.

KẾT LUẬN ĐÁNH GIÁ CÁC CƠ HỘI VÀ NGUY CƠ TỪ BÊN NGOÀI

Nghiên cứu đặc điểm biến động của thò trường cà phê thế giới trong hiện

tại cũng như trong tương lai là một cơ sở nền tảng quan trọng để xây dựng chiến
lược phát triển xuất khẩu cà phê Việt Nam.
1. Những cơ hội: Sau khi nghiên cứu, em đã rút ra các cơ hội mà ngành cà
phê Việt Nam có thể tận dụng:
1.1 - Mức tiêu thụ cà phê thế giới dự đoán vẫn gia tăng qua các năm.
Tiêu thụ gia tăng nhẹ ở EU, đang phục hồi ở Nhật và đặc biệt tiêu thụ đang bùng
nổ ở Trung Quốc và Hàn Quốc. Tiêu thụ cà phê thế giới chủ yếu là cà phê có
chất lượng cao (cà phê chè) hay tiêu thụ theo pha trộn giũa cà phê chè và cà phê
vối.
1.2 - Sản lượng cà phê thế giới biến động thường xuyên do diễn biến thời
tiết và giá cả của những năm trước đó. Nhiều chuyên gia trong ngành cà phê cho
rằng chu kỳ hai năm 1 lần sản lượng cà phê thế giới giảm xuống.
2. Những nguy cơ: Bên cạnh những cơ hội kể trên, ngành cà phê Việt
Nam đang phải đối đầu với những nguy cơ sau đây:
2.1 - Giá cả cà phê thế giới biến động với biên độ lớn.
2.2 - Thò trường cà phê thế giới chòu tác động bởi nhiều thông tin xấu,
nhiều đòn gió liên tiếp được tung ra lúc thì tồn kho ở Mỹ giảm đến mức kỷ lục,
lúc thì tồn kho ở các quốc gia thành viên của ACPC tăng mạnh, ACPC không thể
duy trì được hạn ngạch xuất khẩu…
2.3 - Những nhà rang xay và chế biến là những người đóng vai trò chính
trên thò trường. Với lượng cung ứng dồi dào, họ tiến hành duy trì mức tồn kho


22

thấp và thực hiện chính sách hết đến đâu mua đến đó. Như vậy, khả năng thu
mua cà phê sẽ thấp và thất thường.
Trên đây em đã phân tích môi trường bên ngoài để tìm kiếm những cơ hội

và nguy cơ của ngành cà phê Việt Nam. Để xây dựng chiến lược và đề xuất các
giải pháp phát triển xuất khẩu cà phê Việt Nam trong thời gian tới, chúng ta cần
phải phân tích môi trường bên trong để đánh giá đúng các điểm mạnh và điểm
yếu của ngành cà phê Việt Nam.


23

CHƯƠNG II: HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT, CUNG ỨNG,
CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM
Xuất khẩu là khâu cuối cùng, thể hiện rõ nét thành quả của ngành cà phê
Việt Nam. Tuy nhiên, để có được cà phê xuất khẩu thì không thể không kể đến
những khâu trước đó. Thông thường, cà phê Việt Nam được xuất khẩu phải trải
qua các khâu sau đây:
Sản xuất

Cung ứng

Chế biến

Xuất khẩu

Việc phân tích xuyên suốt trong tất cả các khâu để đánh giá đúng các
điểm mạnh và điểm yếu là cơ sở quan trọng cho việc xây dựng chiến lược và đề
xuất các giải pháp phát triển xuất khẩu cà phê Việt Nam trong thời gian tới. Sau
đây, em xin đi vào phân tích cụ thể hiện trạng của từng khâu.

I.

PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT CÀ PHÊ VIỆT NAM:


1. Nguồn gốc cây cà phê Việt Nam: theo tài liệu nghiên cứu của TS. Phan Quốc
Sũng - Giám đốc viện nghiên cứu cà phê Việt Nam - cây cà phê được người Pháp
mang sang trồng ở khu vực nhà thờ thiên chúa giáo, miền Bắc Việt Nam vào năm
1857. Tính đến nay, cà phê Việt Nam đã có hơn 140 năm lòch sử. Tuy nhiên, cây
cà phê Việt Nam thực sự phát trong triển trong vòng 20 năm trở lại đây. Minh
chứng cho điều này là tốc độ gia tăng diện tích và sản lượng cà phê Việt Nam
một cách liên tục qua các năm.
2. Diện tích gieo trồng cà phê Việt Nam: diện tích gieo trồng cà phê Việt Nam
qua các năm được thể hiện qua bảng số liệu sau đây:


24

Bảng 9: DIỆN TÍCH TRỒNG CÀ PHÊ NƯỚC TA TỪ 1975 –1998
Năm

1975

1990

1991

1992

1993

1994

1995


1996

1997

1998
(ước)

Diện tích

13.400 119.314 135.500 135.500 140.000 150.000 175.000 230.000 295.472 313.125

(ha)

Tỷ lệ tăng

-

890.4%

13.6%

0%

3.3%

7.1%

16.7%


31.4%

28.26% 5.74%

Nguồn: Vinacafe.
Qua bảng 9 cho thấy: nếu tính từ năm 1975 cho đến năm 1990, diện tích
gieo trồng cà phê đã gia tăng gần 9 lần, cụ thể là từ 13.400 ha năm 1975 lên
119.000 ha năm 1990. Từ năm 1990 đến năm 1999, diện tích gieo trồng cà phê
gia tăng với tỷ lệ bình quân là 12,1%/năm. Diện tích gieo trồng cà phê gia tăng
mạnh trong vòng bốn năm trở lại đây, từ năm 1994 đến 1998, diện tích cà phê
nước ta đã gia tăng gấp đôi. Nguyên nhân là do giá cà phê tăng đột biến năm
1994 đã khuyến khích người dân mở rộng diện tích trồng mới.
Trong thời gian gần đây, Chính phủ đã phê duyệt dự án trồng 100.000 ha
cà phê chè đến năm 2005 ở các tỉnh miền núi và trung du phía Bắc. Nếu như dự
án này được thực thi đúng tiến độ thì đến năm 2005 diện tích cà phê Việt Nam
sẽ gia tăng lên trên 400.000 ha.
3. Diện tích gieo trồng cà phê theo thành phần kinh tế: diện tích cà phê Việt
Nam phần lớn là diện tích cà phê của tư nhân. Diện tích cà phê tư nhân chiếm
tỷ lệ lớn khoảng 80% trong tổng diện tích gieo trồng cà phê của cả nước, số còn
20% là diện tích cà phê quốc doanh. Tính đến năm 1998, Tổng công ty cà phê
Việt Nam quản lý trên 37 nông trường cà phê với diện tích 28.300 ha, trong đó
diện tích kinh doanh là 26.000 ha.
4. Phân bổ vùng sản xuất cà phê: Năm 1998, cả nước có khoảng 313.000 ha cà
phê, tập trung vào các tỉnh như Đắc Lắc, Gia Lai, Lâm Đồng, Đồng Nai. Đắc Lắc


25

được xem là vựa cà phê của cả nước với diện tích vào khoảng 132.000 ha, Lâm
Đồng 53.125 ha, Gia Lai 26.125 ha và Đồng Nai khoảng 23.000 ha.

5. Sản lượng cà phê Việt Nam: Cùng với việc mở rộng diện tích, sản lượng cà
phê Việt Nam gia tăng nhanh chóng. Theo tính toán của nhiều chuyên gia trong
ngành nông nghiệp, ngành cà phê là một trong những ngành có tốc độ gia tăng
sản lượng cao nhất. Diễn biến sản lượng cà phê Việt Nam được thể hiện qua
bảng sau đây:
Bảng 10: SẢN LƯNG CÀ PHÊ VIỆT NAM QUA CÁC NIÊN VỤ

Niên vụ

74-75

79-80

91-92

95-96

97-98

Sản lượng

6100

8.420

101.000

245.270

410.530


Tỷ lệ tăng

-

138,%

1199,5%

242,8%

167,3%

Nguồn: Cafecontrol
Qua bảng 10 ta thấy, sản lượng cà phê Việt Nam gia tăng với tốc độ rất
nhanh. Nếu như niên vụ 74-75, sản lượng cà phê nước ta chỉ đạt 6100 tấn thì
đến vụ 97-98, con số này đã lên đến 410.530 tấn. Đặc biệt, từ niên vụ 95-96
đến niên vụ 97-98, tốc độ gia tăng sản lượng là 29%/năm. Sự gia tăng này bắt
nguồn từ chính sách đổi mới đúng đắn của Đảng và Nhà Nước, như chính sách
khoán đến từng hộ sản xuất, chính sách giao đất giao rừng, chính sách tín
dụng…đã khuyến khích người sản xuất chú trọng đầu tư thâm canh hơn.
6. Chủng loại cà phê Việt Nam: Cà phê của Việt Nam gồm hai loại chủ yếu là
cà phê Robusta (cà phê vối ) và cà phê Arabica ( cà phê chè ). Ngoài ra, còn có
loại cà phê mít (Excelsa) được trồng xen trong các nông trường quốc doanh vườn
cà phê của các hộ gia đình. Cà phê mít có vò chua, không thơm ngon. Vì vậy, khi
xây dựng tiêu chuẩn cà phê xuất khẩu người ta thường giới hạn hàm lượng cà phê
mít.



×