Tải bản đầy đủ (.pdf) (146 trang)

Slide bài giảng chương 3 dòng họ common law

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.42 MB, 146 trang )

CHƯƠNG 3:

DÒNG HỌ COMMON LAW
(DÒNG HỌ PHÁP LUẬT ANH - MỸ)


Nội dung chính
• Khái quát về dòng họ Common law
• Hệ thống pháp luật Anh
• Hệ thống pháp luật Mỹ


Tổng quan về dòng họ Common law:
Tên gọi khác:
Dòng họ pháp luật Anh-Mỹ
Dòng họ pháp luật AngloSaxon
Dòng họ pháp luật Án lệ
Dòng họ pháp luật thông
luật…

Khởi nguồn

Anh quốc

Án lệ là nguồn
luật quan trọng
trong dòng họ
pháp luật này

Tồn tại ở một số
quốc gia:


Anh, Mỹ, Canada,
Australia,
Ấn Độ…


Common law có thể
được hiểu theo 5 nghĩa
• “Luật chung” được áp dụng trên toàn nước Anh, để
phân biệt với các tập quán mang tính địa phương
• “Luật” bao gồm common law dùng để phân biệt với
equity law
• “Án lệ” bao gồm cả common law và equity law, để
phân biệt với luật thành văn
• “Toàn bộ hệ thống pháp luật Anh”, bao gồm của
common law, equity law, luật thành văn, tập quán …
để phân biệt với các hệ thống pháp luật quốc gia
khác trên thế giới
• “Hệ thống pháp luật bắt nguồn từ thông luật Anh”
để phân biệt với hệ thống pháp luật châu Âu lục địa.


1. Khái quát về dòng họ Common Law:

• Lịch sử hình thành, phát triển của Common law
• Đặc điểm của Common law


1.1.Lịch sử hình thành, phát triển của
Common law:


Trước
năm 1066
(Giai đoạn
AngloSaxon)

1066- 1485
(Giai đoạn
Common
law ra đời)

1485-1832
(Giai đoạn
hình thành và
phát triển
Equity)

1832-nay (Giai
đoạn sự ảnh
hưởng của
pháp luật Anh
ra thế giới)


Giai đoạn 1: Trước năm 1066
(Giai đoạn Anglo-Saxon)
Từ thế kỷ thứ I đến thế kỷ thứ V, đế chế La Mã
thống trị nước Anh.
 Đế quốc La Mã đã để lại những ảnh hưởng
nặng nề với nền văn hóa Anh
 PL La Mã không ảnh nhiều đến PL Anh



Giai đoạn 2: 1066-1485
(Common law ra đời)
Năm 1066, người Normandy đánh bại
người Anglo-Sacxon, thống trị nước
Anh.


- William (1028-1087) là một
trong 10 vị đại hoàng đế của thế
giới
- Công tước của Normandy
(1035-1087)
- Vua Anh (1066-1087)
=> là một người thông minh,
một nhà cai trị giỏi và tàn bạo,
độc ác


- 1066 William xâm chiếm nước
Anh, dẫn một đội quân người
Norman giành chiến thắng trước
đạo quân Anglo-Saxon của
Harold Godwinson trong trận
Hasting.
=> Đàn áp các cuộc nổi loạn của
dân chúng và tầng lớp quý tộc
Anh
=> Đi đến đâu chém giết tới đó



-1072 William tấn công
Scotland
- 1081 xâm chiếm xứ Wales
- William thực hiện chính
xách bài xích giới quý tộc
Anglo-Sacxon
=> Cách chức, thu ruộng đất,
bán làm nô lệ


-1087: William qua đời
- William II (1807-1100)
- Henry I (1100-1135)


Giai đoạn 2: 1066-1485
(Common Law ra đời)
William đã tiến hành cải cách toàn diện trên
các lĩnh vực: Lập pháp, hành pháp và tư
pháp.


Cải
cách
của
William
trong
lĩnh

vực
lập
pháp

William đệ nhất đã không bãi bỏ và cũng
không tức thì sửa đổi pháp luật truyền
thống, tuyên bố áp dụng pháp luật thời
kỳ Anglo - Saxon


Cải
cách
của
William
trong
lĩnh
vực
hành
pháp

• Tịch thu đất đai, tuyên bố quyền sở hữu đất
đai của mình trên toàn quốc.
• Đối với những quý tộc mới người
Normal, William phân phong đất đai và
chức vụ một cách khôn ngoan
=> đảm bảo khó lòng nổi loạn chống nhà
vua
• Vào 1086: Nhà vua tiến hành lập sổ điền thổ
 Nhằm quản lý
Thu thuế



Cải
cách
của
William
trong
lĩnh
vực
hành
pháp

• Cải cách hành chính là trọng tâm
của cuộc cải cách
=> Mục tiêu xây dựng nước Anh
thành nước phong kiến tập quyền tập
trung cao độ


Cải
cách
của
William
trong
lĩnh
vực tư
pháp

William giữ vai trò chánh án tối
cao nhưng chỉ giải quyết các vấn

đề: Thuế, an ninh quốc gia, các
tranh chấp giữa các lãnh chúa.
Vua cho thành lập hệ thống tòa án
phong kiến.
Những vấn đề của địa phương
vẫn tiếp tục do các tòa 100 và tòa
địa hạt giải quyết.
Toà 100: 1 tháng/1 lần
Toà địa hạt: 1 năm /2 lần


Kết thúc giai đoạn của William
• William đã xây dựng được chế độ phong kiến
tập quyền tập trung cao độ.
• Những cải cách của ông cũng tạo tiền đề cho
sự ra đời 1 hệ thống pháp luật chung cho
toàn bộ nước Anh, thay thế cho tập quán địa
phương.


Thời Henry đệ nhị
Henry II được xem là vị hoàng đế có công lớn
trong việc thúc đẩy sự ra đời của Common
law.
 Cử các thẩm phán từ tòa án Hoàng gia đi
giải quyết tranh chấp ở các địa phương trên
toàn quốc.


• Thủ tục tố tụng tòa án hoàng gia ưu việt hơn

tòa án địa phương.
 Đến cuối thời kỳ trung cổ (thế kỷ 15) các tòa
án hoàng gia đã thay thế hoàn toàn cho các
tòa án địa phương của lãnh chúa phong
kiến.


Thẩm phán không chỉ áp dụng các tập quán
của địa phương cũng như các tri thức của bản
thân mà còn học hỏi cách giải quyết vụ án của
nhau.
 Tự nguyện
 Hình thành thông luật Anh (1066 – 1485)
 Nguyên tắc Stare Decissis (tiền lệ phải
được tuân thủ)
 PL Anh được tạo ra bởi các thẩm phán


Như vậy thông luật Anh được hình thành từ
1066 đến 1485 bằng việc các thẩm phán tự
nguyện áp dụng các phán quyết trước đó để
áp dụng cho vụ việc đang giải quyết nếu
như có sự tương tự về mặt tình tiết.
=> Hình thành một nguyên tắc có tên là
stare decissis hay còn gọi là nguyên tắc
tiền lệ phải được tuân thủ.


Hệ thống trát (writ system)
Trát là văn bản hành chính

dưới dạng một bức thư,
được chứng thực bằng
dấu đóng trên trát, được
dùng vào mục đích hành
chính tư pháp.


Chủ thể có thẩm quyền cấp trát
Vua ủy quyền cho viên Đại pháp quan thực
hiện.


Hệ thống trát (writ system)
Khi vua cấp trát là lúc vua lệnh cho các bên
có liên quan thực thi công lý ngay lập tức đối
với các đương sự có tên trong trát.
Trên thực tế, vua không trực tiếp cấp trát cho
bên thỉnh cầu mà thường ủy quyền cho viên
Đại pháp quan (là quan cận thần của vua –
người nắm vững common law và luật giáo
hội) thực hiện công việc này.


×