Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

QUY CHE HOAT DONG TRUONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.89 KB, 11 trang )

PHỊNG GD&ĐT CÀNG LONG
TRƯỜNG TH MỸ CẨM A
___________________________
CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
_________________________________________________________________________
QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG
TRƯỜNG TIỂU HỌC MỸ CẨM A
A – MỞ ĐẦU
Quy chế hoạt động của trường Tiểu học Mỹ cẩm A được xây dựng dựa vào
Điều lệ của trường Tiểu học, ban hành kèm theo Quyết định số 51/2007/QĐ-
BGD&ĐT ngày 31 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, kết
hợp với điều kiện thực tế của trường.
Quy chế này nhằm quy định về tổ chức hoạt động của trường và tổ chức, cá
nhân tham gia giáo dục đối với nhà trường.
B – NỘI DUNG
CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1: Vị trí của trường
1. Trường Tiểu học là cơ sở giáo dục của bậc Tiểu học, bậc học nền tảng của
hệ thống giáo dục quốc dân.
2. Trường Tiểu học có tư cách pháp nhân và có con dấu riêng.
Điều 2: Nhiệm vụ và quyền hạn của trường:
1.Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo chương
trình giáo dục Tiểu học do Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo quyết định ban hành.
2. Huy động trẻ em đúng độ tuổi vào lớp 1, vận động trẻ bỏ học đến trường,
thực hiện kế hoạch giáo dục Tiểu học và tham gia xố mù chữ trong cộng đồng.
3. Quản lý giáo viên, nhân viên và học sinh.
1
4. Quản lý, sử dụng đất đai, trường sở, trang thiết bị và tài chính theo đúng
quy định của pháp luật.


5. Phối hợp với gia đình học sinh, tổ chức và cá nhân trong cộng đồng thực
hiện các hoạt động giáo dục.
6. Tổ chức cho giáo viên, nhân viân và học sinh tham gia vào các hoạt động xã
hội trong phạm vi cộng đồng.
7. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Điều 3: Tên trường.
1. Tên trường là: “Trường Tiểu học Mỹ cẩm A”.
2. Tên trường được ghi trên quyết định thành lập trường, con dấu, biển trường
và các giấy tờ giao dịch.
Điều 4: Phân cấp quản lý:
Trường Tiểu học Mỹ cẩm A do Phòng Giáo dục và Đào tạo quản lý, chỉ đạo
trực tiếp.
Điều 5: Nội quy của trường.
Trường Tiểu học Mỹ cẩm A căn cứ vào điều lệ của trường Tiểu học để xây
dựng nội quy hoạt động. Cán bộ, giáo viên, công nhân viên của trường Tiểu học Mỹ
cẩm A phải thực hiện những quy định cụ thể như sau:
1. Nêu cao tinh thần đoàn kết, trách nhiệm, chủ động sáng tạo và khắc phục
khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ.
2. Bảo đảm ngày giờ công, nghiêm túc chấp hành giờ làm việc theo quy đinh .
3. Trang phục gọn gàng, trang nhã và lịch sự.
4. Hành vi ngôn ngữ ứng xử phải mẫu mực, có tác dụng giáo dục học sinh,
thương yêu chăm sóc và tôn trọng nhân phẩm các em.
5. Đối với đồng nghiệp phải giữ đoàn kết nội bộ, giúp đỡ nhau hoàn thành
nhiệm vụ. Đối với phụ huynh phải khiêm tốn, nhã nhặn, không gây phiền hà và mất
thời gian.
6. Thực hiện đầy đủ hồ sơ, sổ sách theo quy định. Thực hiện tốt quy chế
chuyên môn.
2
7. Phải trung thực trong thi cử, đánh giá chính xác kết quả học tập và rèn luyện
của học sinh.

8. Có trách nhiệm thực hiện và giáo dục, hướng dẫn học sinh thực hiện phong
trào “Xanh – Sạch – Đẹp – Thân thiện – Tích cực ” trong nhà trường.
9. Phải có ý thức bảo quản tài sản nhà trường, tiết kiệm điện nước, phòng
chống cháy nổ.
10.Không ngừng học tập, rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức, chuyên môn
nghiệp vụ.
CHƯƠNG II
TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ CỦA BỘ MÁY NHÀ TRƯỜNG
Điều 6: Tổ chức lớp học – khối lớp học – điểm trường.
Học sinh được tổ chức theo lớp học, mỗi lớp không quá 35 học sinh. Việc chọn
lớp trưởng, lớp phó do giáo viên chủ nhiệm quyết định.
Mỗi lớp có 1 giáo viên vừa làm chủ nhiệm, vừa giảng dạy các môn học. Tạm
thời lớp học 2 buổi mỗi ngày có 2 giáo viên phụ trách, 2 giáo viên này cộng đồng
trách nhiệm với lớp do Hiệu trưởng phân công.
Mỗi cấp lớp có nhiều lớp hình thành khối lớp để phối hợp các hoạt động chung.
Tại mỗi điểm trường có một giáo viên phụ trách điểm trường theo sự phân công
của Hiệu trưởng.
Điều 7: Tổ chuyên môn.
1. Giáo viên của trường được tổ chức thành tổ chuyên môn theo khối lớp hoặc
liên khối lớp. Tổ chuyên môn có tổ trưởng và tổ phó do Hiệu trưởng đề cử.
2. Nhiệm vụ của tổ chuyên môn:
a/ Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ, hướng dẫn xây dựng và
quản lý kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch dạy học, phân phối chương trình
và các quy định khác của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
b/ Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất
lượng, hiện quả giảng dạy và giáo dục của giáo viên theo kế hoạch của nhà trường.
3
c/ Đề xuất việc khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên.
d/ Giúp Hiệu trưởng chỉ đạo các hoạt động giáo dục khác.
đ/ Tổ chuyên môn sinh hoạt mỗi tháng 2 lần, thời điểm họp do tổ lựa chọn

và báo cáo cho Ban lãnh đạo nhà trường.
Điều 8: Quan hệ giữa tổ trưởng, giáo viên trong tổ và Ban lãnh đạo nhà
trường:
Tổ trưởng căn cứ vào kế hoạch của nhà trường trong năm học, học kỳ, từng
tháng mà đề ra kế hoạch cụ thể cho tổ mình. Tổ trưởng kiểm tra, đôn đốc việc thực
hiện kế hoạch của từng giáo viên, đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên và
việc học tập của học sinh trong khối mình phụ trách.
Trong kỳ họp giao ban mở rộng, họp tổ trưởng, các tổ trưởng có quyền góp ý
xây dựng đối với Ban lãnh đạo nhà trường về những nhiệm vụ, công việc được giao
và những gì có liên quan đến nhà trường. Sau khi đã thảo luận nhất trí thì các tổ phải
thực hiện. Tổ trưởng không được quy định cho tổ viên những công việc mà Hiệu
trưởng chưa đồng ý hoặc không đồng ý.
Tổ trưởng thông qua kế hoạch của mình, có quyền dự giờ thăm lớp của giáo
viên tổ mình quản lý mà không cần thông qua Hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng; có
thể kiểm tra đột xuất rồi báo cáo sau.
Tổ trưởng liên đới chịu trách nhiệm về chất lượng nề nếp giảng dạy của giáo
viên, kết quả học tập của học sinh khối mình phụ trách.
Tổ viên phải luôn có tinh thần đóng góp xây dựng tổ chuyên môn của mình
đoàn kết, vững mạnh cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ; chấp hành sự phân công phù
hợp trong tổ, thực hiện những công việc theo quy định của nhà trường.
Điều 9: Tổ Văn phòng.
Các nhân viên hành chính, kế toán, thư viện, Tổng phụ trách Đội cùng với Ban
lãnh đạo nhà trường được tổ chức thành tổ hành chính – quản trị giúp Hiệu trưởng
thực hiện các công tác phục vụ hoạt động giảng dạy, giáo dục và các hoạt động khác
của nhà trường. Tổ có tổ trưởng do Hiệu trưởng cử.
Điều 10: Hiệu trưởng.
4
Hiệu trưởng là người chịu trách nhiện quản lý các hoạt động của nhà trường,
Hiệu trưởng có những nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch năm học.

- Tổ chức bộ máy nhà trường, thành lập và cử tổ trưởng các tổ chuyên môn, tổ
hành chính quản trị và thành lập các hội đồng nhà trường theo đúng quy định của
điều lệ trường tiểu học .
- Phân công, quản lý, kiểm tra công tác của giáo viên, nhân viên, đề nghị với
Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo về quyết định tuyển dụng, thuyên chuyển, thi
hành kỷ luật đối với giáo viên, theo quy định của nhà nước.
- Quản lý hành chính, tài chính, tài sản của nhà trường.
- Tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường.
- Quản lý học sinh và các hoạt động của học sinh do nhà trường tổ chức, nhận
học sinh vào học, giới thiệu học sinh chuyển trường, quyết định khen thưởng - kỷ
luật học sinh, xét duyệt kết quả đánh giá – xếp loại học sinh, danh sách học sinh lên
lớp, danh sách học sinh hoàn thành chương trình tiểu học.
Điều 11: Phó Hiệu trưởng.
Phó Hiệu trưởng là người giúp cho Hiệu trưởng thực hiện một số công việc.
Phó Hiệu trưởng có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
Thực hiện và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về những việc được phân
công.
Cùng Hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước cấp trên về các hoạt động có liên
quan đến nhà trường.
Thay mặt Hiệu trưởng điều hành hoạt động của nhà trường khi được ủy quyền.
Điều 12: Tổng phụ trách đội.
Giáo viên Tổng phụ trách đội có trách nhiệm phối hợp với nhà trường giáo viên
CN các đoàn thể tổ chức, quản lý các hoạt động của Đội và các hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp. Kim nhiệm số tiết dạy theo quy định.
Trưởng Phòng giáo dục bổ nhiệm, công nhận giáo viên Tổng phụ trách đội.
5

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×