Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Lý luận chung về thanh toán không dùng tiền mặt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.71 KB, 24 trang )

Lý luận chung về thanh toán không dùng tiền mặt
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT.
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của thanh toán không dùng tiền mặt.
 Khái niệm:
Thanh toán không dùng tiền mặt là hình thức thanh toán không có sự
xuất hiện của tiền mặt, mà được thực hiện bằng cách trích tiền từ tài khoản
của người chi trả chuyển vào tài khoản của ngươì thụ hưởng hoặc bằng cách
thanh toán bù trừ lẫn nhau, thông qua vai trò trung gian của ngân hàng, tổ
chức tín dụng.
 Đặc điểm:
Từ khái niệm về thanh toán không dùng tiền mặt ở trên ta thấy thanh
toán không dùng tiền mặt có những đặc điểm sau :
 Không có sự xuất hiện của tiền mặt, mà chỉ sử dụng tiền ghi sổ hay còn gọi
là bút tệ. Đây là đặc điểm cơ bản nhất của thanh toán không dùng tiền mặt.
Việc thanh toán được thực hiện bằng cách trích tiền từ tài khoản của người
trả tiền chuyển vào tài khoản của người thụ hưởng tại ngân hàng, kho bạc
Nhà nước hoặc bắng cách bù trừ lẫn nhau. Như vậy, để thực hiện thanh toán
không dùng tiền mặt khách hàng phải mở tài khoản và gửi tiền vào tài khoản
để thực hiện thanh toán.
 Trong thanh toán không dùng tiền mặt, mỗi khoản thanh toán ít nhất có ba
bên tham gia, đó là: Người trả tiền, người nhận tiền và các trung gian thanh toán.
• Người trả tiền có thể là người mua hàng, người nhận dịch vụ, người nộp
thuế, trả nợ hoặc người chuyển nhượng một khoản tiền nào đó do thiện chí
cho người khác hay do luật định. Người trả tiền đóng vai trò quyết định trong
quá trình thanh toán. Có thể họ là người mở đầu hoặc tiếp nối trong quá trình
thanh toán đã được người nhận tiền khởi xướng trước. Người trả tiền có
nhiệm vụ phải trả đúng hạn số tiền phải trả và phải tôn trọng những thủ tục
cần thiết như lập và nộp chứng từ thanh toán theo mẫu quy định và theo
những thời hạn quy định hoặc được thoả thuận trước.
• Người trả tiền có quyền từ chối thanh toán nếu các chủ thể khác vi phạm
những cam kết hay những quy định đã thỏa thuận giữa hai bên.


• Người nhận tiền còn gọi là người phụ hưởng và người được hưởng một
khoản tiền nào đó do đã giao hàng, cung ứng dịch vụ hoặc do luật định hoặ do
thiện chí của người khác.
Đối với người nhận tiền là người bán hàng hay người cung ứng dịch vụ
thì cơ sở để nhận tiền là các chứng từ hay háo đơn giao hàng. Trong trường
hợp người nhận tiền với tư cách là các tổ chức tài chính, cơ sở nhận tiền là
những quyết định, lệnh phân phối của cấp trên. Trường hợp người nhận tiền là
chủ nợ thì cơ sở nhận tiền là các hợp đồng hay khế ước vay nợ.
• Các trung gian thanh toán: Là các tổ chức tài chính như: Ngân hàng thương
mại, tổ chức tín dụng, Kho bạc nhà nước.
 Khi tiến hành các nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt phải sử dụng
các chứng từ thanh toán riêng.
Chứng từ thanh toán là các phương tiện chuyển tải những điều kiện
thanh toán và được sử dụng làm căn cứ để thực hiện việc chi trả. Chứng từ
thanh toán gồm các lệnh thu và lệnh chi cho chính người nhậ tiền hay người
trả tiền lập ra. Tuỳ theo từng hình thức thanh toán cụ thể và lệnh thu hoặc
lệnh chi có những mức độ phức tạp khác nhau, nhưng dù sao thì mỗi chứng từ
cũng phải chứa đựng những yếu tố cơ bản như tên, địa chi người trảvà người
nhận, số tiền trả, lý do trả tiền, chữ kỹ và dấu của chủ tài khoản và kế toán
trưởng hay người thừa hành trực tiếp lập chứng từ.
Kèm theo lệnh chi hoặc lệnh thu có thể còn những chứng từ phụ trợ khác
như bảng kê, giấy báo liên hàng. Những chứng từ này phục vụ cho việc xử lý kế
toán của các trung gian thanh toán.
Thanh toán không dùng tiền mặt luôn gắn liền với quá trình luân chuyển
vốn, nó là một trong những chức năng quan trọng của ngân hàng. Chính vì vậy
thanh toán không dùng tiền mặt phải đáp ứng được 5 yêu cầu cơ bản:
• Nhanh chóng.
• Chính xác.
• An toàn tài sản.
• Hiệu quả.

• Thuận tiện cho khách hàng.
1.1.2. Những quy định cơ bản về thanh toán không dùng tiền mặt.
Thanh toán không dùng tiền mặt không những cần thiết cho hoạt động
sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, cá nhân mà cần có tác dụng đối
với hoạt động quản lý vĩ mô của Nhà nước, thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Theo Nghị định 64/2001/NĐ-CP ngày 20/09/2001 về hoạt động thanh
toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán có hiệu lực thi hành từ ngày
01/01/2002. Quyết định 371/1999/QĐ-NHNN1 ngày 19/10/1999 của Thổng
đốc NHNN Việt Nam về việc ban hành qui chế phát hành sử dụng và thanh toán
thẻ ngân hàng. Thông tư số 07/TT-NH1 ngày 31/2/1996 của NHNN Việt Nam
hướng dẫn thực hiện Nghị định 30/CP. Quyết định số 235/2002/QĐ-NHNN
thông báo về việc chấm dứt sử dụng ngân phiếu thanh toán, Nghị định
159/2003/NĐ-CP ngày 10/12/2003 về việc cung ứng và sử dụng séc, trong đó
có các qui định cụ thể như sau:
1.1.2.1. Quy định về tài khoản thanh toán.
Để tiến hành trích chuyển tài khoản, quy định đầu tiên là các chủ thể
thanh toán phải mở tài khoản tại một hay nhiều tổ chức tài chính trung gian,
các khách hàng (gồm các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức đoàn thể, đơn vị vũ
trang, công dân Việt Nam và người nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt
Nam) được quyền lựa chọn Ngân hàng để mở tài khoản giao dịch và thực hiện
thanh toán, tài khoản phải luôn có đủ số dư để thanh toán kịp thời và đẩy đủ
cho người thụ hưởng.
Việc mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng và thực hiện thanh toán
qua Tài khoản được ghi bằng đồng Việt Nam. Trường hợp mở tài khoản và
thanh toán bằng ngoài tệ phải thực hiện theo quy chế quản lý ngoại hối của
chính phủ Việt Nam ban hành.
Ngoài ra, trong một số hình thức thanh toán còn đòi hỏi phải có hợp động
kinh tế hay đơn đặt hàng, các chủ thể tham gia thanh toán phải thực hiện đúng
theo điều khoản đã ký trong hợp động kinh tế. Hợp động kinh tế hay đơn đặt
hàng là cơ sở pháp lý để giải quyết khi xảy ra tranh chấp trong quá trình thanh

toán.
1.1.2.2. Quy định đối với người trả tiền (người mua).
• Bên mua có trách nhiệm thanh toán nhanh chóng, sòng phẳng đầy đủ các
khoản tiền trên chứng từ hợp lệ do bên bán lập hoặc do ngân hàng yêu cầu.
• Khi nhận được các chứng từ thanh toán cũng như về hàng hoá phục vụ
phải kiểm tra, kiểm soát để đảm bảo tính chính xác hợp pháp trong thanh toán.
• Trên các chứng từ đòi nợ, nếu đơn vị không đủ khả năng thanh toán, tức là vi
phạm kỷ luật thanh toán thì bị xử phạt theo qui định.
• Để đảm bảo quyền lợi cho đơn vị mua, thì đơn vị mua có quyền từ chối
trong thanh toán, nếu xét thấy đơn vị bán vi phạm hợp đồng ký kết.
Ngoài ra hai bên mua và bán phải đảm bảo an toàn về chứng từ, chống
hiện tượng giả mạo, gian lận, thất lạc.
1.1.2.3. Quy định đối với người thụ hưởng (người bán).
Đơn vị bán có trách nhiệm cung ứng đầy đủ hàng hoá, dịch vụ theo hợp
đồng đã ký kết, đảm bảo về số lượng, chủng loại và thời gian giao hàng. Lựa
chọn hình thức thanh toán thích hợp cùng với các tổ chức trung gian đôn đốc
người mua thanh toán. Đồng thời người bán phải kiểm soát các hồ sơ, chứng
từ thanh toán để dảm bảo tính đúng đắn và hợp lệ hoặc việc lập chứng từ đảm
bảo tính chính xác.
1.1.2.4. Quy định về chứng từ thanh toán.
Tất cả những chứng từ thanh toán của các chủ thể thanh toán đều phải
lập trên mẫu in sẵn do Ngân hàng in và nhượng bán. Những chứng từ đó phải
được lập đủu liên, viết rõ ràng, không được tẩy xóa và phải nộp vào Ngân hàng
theo đúng quy định. Các ngân hàng có quyền từ chối việc thanh toán hoặc
không tiếp nhận các giấy tờ thanh toán trong trường hợp chủ thể thanh toán
vi phạm một trong những quy định của chế độ thanh toán hiện hành.
1.1.2.5. Quy định về trách nhiệm của ngân hàng.
• Các ngân hàng có trách nhiệm hướng dẫn khách hàng làm các thủ tục
thanh toán, giám sát khả năng chi trả của khách hàng; cung cấp đầy đủ và kịp
thời ccá loại giấy tờ thanh toán cần thiết cho khách hàng theo chế độ quy định.

• Các ngân hàng có trách nhiệm thông báo và đối chiếu thường xuyên với các
chủ tài khoản về số dư tài khoản tiền gửi.
• Khi nhận được các chứng từ thanh toán của khách hàng gửi đến các ngân
hàng phải kiểm tả khả năng thanh toán của chủ tài khoản trước khi thực hiện
thanh toán và có quyền từ chối thanh toán nếu tài khoản không đủ tiền. Ngân
hàng phải thanh toán kịp thời chính xác và đảm bảo an toàn tài sản cho khách
hàng. Nếu do thiếu sót gây thiệt hại cho khách hàng thì ngân hàng phải bồi
thường vật chất cho bên bị hại và tuỳ theo mực độ vi phạm có thể bị xử lý theo
pháp luật.
• Khi thực hiện các dịch vụ thanh toán cho khách hàng, Ngân hàng được thu
phí theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Trên đây là một số quy định cơ bản nhằm mục đích vừa đảm bảo cho
quá trình thanh toán được thực hiện đúng đắn và đảm bảo cho sự kiểm soát
bằng đồng tiền của hệ thống Ngân hàng đối với các hoạt động của các chủ thể
thanh toán có hiệu quả.
1.1.3. Ý nghĩa của thanh toán không dùng tiền mặt.
Khác với nền kinh tế tự cung, tự cấp, nền kinh tế thị trường có rất nhiều
mối quan hệ kinh tế, khối lượng thanh toán lớn và ngày càng tăng.
Thanh toán không dùng tiền mặt có ý nghĩa kinh tế rất lớn thể hiện ở
các khía cạnh sau đây:
Thứ nhất : Thanh toán không dùng tiền mặt thúc đẩy nhanh sự vận
động của vật tư tiền vốn trong nền kinh tế quốc dân, dẫn đến giảm thấp chi
phí sản xuất và lưu thông, tăng tích luỹ cho quá trình tái sản xuất.
Trong quá trình mua bán, các nguồn vật tư hàng hoá được luân chuyển
từ đơn vị bán hàng sang đơn vị mua hàng và tiền vốn được luân chuyển từ đơn
vị mua hàng sang đơn vị bán hàng. Với công nghệ ngân hàng tiên tiến hiện đại,
kỹ thuật xử lý thông tin, xử lý chứng từ nhanh, có thể chuyển tiền trả bằng điện
hay bằng FAX. Hệ thống ngân hàng, kho bạc Nhà nước đã góp phần rất quan
trọng vào việc đẩy nhanh quá trình thanh toán giữa các tác nhân trong nền
kinh tée bù đáp kịp thời chi phí sản xuất cho đn vị bán hàng, thúc đẩy nhanh

tộc độ luân chuyển vốn, rút ngắn thời gian sản xuất, giảm thấp chi phí sản
xuấtvà lưu thông, tăng tích luỹ cho quá trình tái sản xuất.
Thứ hai : Trong lĩnh vực lưu thông tiền tệ, thanh toán không dùng
tiền mặt góp phần giảm thấp tỷ trọng tiền mặt trong lưu thông, do đó tiết
kiệm được chi phí lưu thông cho xã hội. Mặt khác, thanh toán không dùng
tiền mặt còn tạo ra sự chuyển hoá thông suốt giữa tiền mặt và tiền chuyển
khoản. Cả hai khía cạnh đó đều tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kế
hoạch hoá và điều hoà lưu thông tiền tệ.
Chu chuyển tiền tệ trong nền kinh tế bao gồm có hai bộ phận cấu thanh
là thanh toán bằng tiền mặt và thanh toán không dùng tiền mặt.nếu tổng chu
chuyển tiền tệ không đổi mà tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt tăng lên
sẽ làm giảm tỷ trọng tiền mặt một cách tương ứng, từ đó giảm được chi phí
lưu thông đó là chi phí in ấn, vận chuyển, bảo quản tiền, đếm tiền, chi phí về
thời gian thanh toán.
Mặt khác, khi tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt tăng lên sẽ tạo
điều kiện thuận lợi cho việc ổn định sức mua của đông tiền, tạo điều thuận lợi
cho công tác kế hoạch hoá và điều hoá lưu thông tiền tệ.
Thứ ba: Đối với lĩnh vực tín dụng thanh toán không dùng tiền mặt tạo
khả năng tập trung nguồn vốn tín dụng vào hệ thống ngân hàng để đầu tư cho
phát triển kinh tế.
Chế độ thanh toán không dùng tiền mặt quy định tất cả các doanh
nghiệp, cơ quan, đơn vị lực lượng vũ trang cũng như các cá nhân phải mở tài
khoản tại ngân hàng, kho bạc Nhà nước và gửi tiền vào tài khoản này. Quy
định này vừa đảm bảo cơ sở cho công tác kế toán vừa tạo khả năng tập trung
các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi vào hệ thống ngân hàng. Đây là một nguồn
vốn lớn, nếu có kế hoạch sử dụng tốt sẽ mang lại hiệu quả kinh tế rất lớn cho
toan bộ nền kinh tế quốc dân.
Thứ tư: Thanh toán không dùng tiền mặt tạo những tiền đề kinh tế
thuận lợi để ngân hàng kiểm soát các hoạt động kinh tế của các tác nhân kinh
tế với mục đích củng cổ kỷ luật thanh toán, đảm bảo nguyên tắc thu chi tài

chính và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Thu chi bằng tiền của tác nhân thể hiện trên tài khoản tại ngân hàng, nó
phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thông qua
số liệu này, ngân hàng có thể đánh giá được tình hình sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp, từ đó để làm căn cứ cho vay hay thu nợ, đồng thời qua việc giám
sát, ngân hàng có thể có những kiến nghị, giúp các doanh nghiệp tháo gỡ khó
khăn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh
của các doanh nghiệp phát triển cũng thông qua việc giám sát tình hình thu chi
qua Tài khoản mà ngân hàng có thể kiểm soát được tình hình chấp hành các
chính sách, chế độ tài chính, các nguyên tắc thanh toán, quản lý tiền tệ ở các
doanh nghiệp.
Thứ năm: Thanh toán không dùng tiền mặt tạo điều kiện để nhà nước
quản lý nền kinh tế và chỉ đạo thực hiện các chính sách kinh tế được tốt hơn.
1.2. SỰ CẦN THIẾT CỦA THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TRONG
NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG.
Thanh toán vừa là khâu mở đầu vừa là khâu kết thúc của quá trình sản
xuất và lưu thông hàng hoá. Chính vì vậy để hoà chung với nhịp độ tăng
trưởng không ngừng của sản xuất và lưu thông hàng hoá thì các phương tiện
thanh toán cũng phải không ngừng được đổi mới và hiện đại.
Trong nền kinh tế qui mô sản xuất nhỏ - sản xuất chủ yếu mang tính tự
cung tự cấp thì tiền mặt tỏ ra là một phương tiện hữu hiệu nhất. Thể hiện là
lúc này khối lượng hàng hoá mua bán, trao đổi không lớn, phạm vi trao đổi
hẹp, thường là trong từng vùng, một khu vực nên thanh toán bằng tiền mặt
thoả mãn được yêu cầu an toàn, tiện lợi, chi phí thanh toán phù hợp.
Khi nền kinh tế hàng hoá phát triển với nhiều thành phần tham gia, khối
lượng hàng hoá được sản xuất ra trao đổi rất lớn, quan hệ thương mại được
mở rộng ra cả phạm vi quốc tế. Thanh toán tiền mặt đã bộc lộ những hạn chế.
Trước hết là nó không đảm bảo tính an toàn cho cả người trả tiền và
người nhận tiền. Tiếp đó là chi phí in ấn, vận chuyển bốc dỡ rất lớn. Vấn đề
quan trọng nữa là khoảng cách giữa người bán và người mua nhiều khi rất xa

nhau. Do đó thanh toán bằng tiền mặt đã không thể đáp ứng được nữa. Từ
thực tế khách quan đó, phương thức thanh toán không dùng tiền mặt được
hình thành, nó khắc phục những hạn chế của việc thanh toán bằng tiền mặt, đã
đáp ứng được yêu cầu thanh toán của nền sản xuất và lưu thông hàng hoá.
1.3. CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT HIỆN HÀNH.
Quá trình trao đổi hàng hoá và dịch vụ giữa các tác nhân trong nền kinh
tế rất phong phú và đa dạng với những điều kiện và tính chất khác nhau, vì vậy
cần phải thiết lập nhiều hình thức chi trả khác nhau nhằm giúp các chủ thể
thanh toán thực hiện với quy trình thanh toán. Các ngân hàng có trách nhiệm
hướng dẫn khách hàng lựa chọn các hình thức thanh toán cho phù hợp với
điều kiện cụ thể của từng đơn vị sao cho việc thanh toán được tiến hành một
cách thuận lợi và có hiệu quả nhất.
 Các hình thức thanh toán hiện hành ở Việt Nam gồm có:
• Thanh toán bằng séc.
• Thanh toán bằng ủy nhiệm chi (Lệnh chi).
• Thanh toán bằng ủy nhiệm thu.
• Thanh toán bằng thư tín dụng.
• Thanh toán bằng thẻ thanh toán.
1.3.1. Thanh toán bằng séc.
Séc là lệnh trả tiền của chủ tài khoản được lập trên mẫu do Ngân hàng
Nhà nước quy định yêu cầu Ngân hàng phục vụ mình trích tiền từ tài khoản tiền
gửi của mình để trả cho người thụ hưởng có tên trên séc hay người cấm tờ séc
đó.
Séc là một loại chứng từ thanh toán áp dụng rộng rãi ở tất cả các nước
trên thế giới, quy tắc sử dụng séc đã được chuẩn hoà trên luật thương mại
quốc gia và trên công ước quốc tế.
Nghị định 30/CP của Chính phủ ban hành về quy chế phát hành và sử
dụng séc do Thủ tướng chính phủ ký ngày 09-05-1996 quy định rõ ở Việt Nam
được phép lưu hành loại séc vô danh và séc ký danh, trong đó séc vô danh được
chuyển nhượng tự do, còn danh ký danh được phép chuyển nhượng thông qua

thủ tục ký hậu chuyển nhượng. Trừ trường hợp người phát hành séc đã ghi
cụm từ “ Không được phép chuyển nhượng” hoặc trên tờ séc ghi “không tiếp
tục chuyển nhượng”. Nghị định 30/CP ra đời đã đánh dấuột bước chuyển biến
có ý nghĩa kinh tế lớn trong việc sử dụng séc ở Việt Nam.Theo nghị này, séc

×