Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.49 KB, 18 trang )

LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
1.1 Đầu tư trực tiếp nước ngoài và vai trò của đầu tư trực tiếp nước
ngoài
1.1.1 Vốn đầu tư trực tư trực tiếp nước ngoài (FDI foreign direct
investment
)
Trước tiên để hiểu về vốn đầu tư ta phải xác định xem vốn đầu tư là gì? Theo
cách hiểu chung thì vốn đầu tư ở đây được coi là một phạm trù kinh tế trong
lĩnh vực tài chính, nó gắn liền với quá trình sản xuất kinh doanh hàng hoá và
trong đầu tư xây dựng các công trình dự án và đây là yếu tố không thể thiếu
trong tất cả mọi hoạt động trên, nó có thể là bằng tiền như tiền mặt tiền gửi
ngân hàng hoặc có thể bằng hiện vật tài sản máy móc trang thiết bị, dây
truyền công nghệ, nhà xưởng, bến bãi .Nói chung ở đây là tất cả những gì phục
vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh và xây dựng có liên quan tới tài chính.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là nguồn vốn có nguồn gốc từ nước
ngoài được đưa vào nước sở tại có thể bằng tiền hay thiết bị dây truyền công
nghệ và bên nước ngoài này sẽ tự quản lý nguồn vốn trong thời gian hoạt động
của dự án
Dự án đầu tư là tập hợp những ý kiến, đề xuất về việc bỏ vốn đầu tư vào
một đối tượng nhất định và gỉai trình kết qủa thu được từ hoạt động đầu tư.
Việc các nhà đầu tư ở quốc gia này bỏ vốn vào các quốc gia khác theo một
chương trình đã được hoạch định trong một khoảng thời gian dài nhằm đáp
ứng các nhu cầu của thị trường và mang lại lợi ích hơn cho các chủ đầu tư và
cho xã hội được gọi là đầu tư quốc tế hay đầu tư nước ngoài. Đầu tư trực tiếp
nước ngoài là một trong hai loại hình đầu tư quốc tế cơ bản, hai loại hình này
có thể không giống nhau song trong một điều kiện nào đó có thể chuyển hoá
cho nhau.
Dự án đầu tư nước ngoài là những dự án đầu tư có sự khác nhau về
quốc tịch của các nhà đầu tư với nước sở tại tiếp nhận đầu tư và các nhà đầu
tư hoàn toàn có quyền trực tiếp quản lý dự án của mình trong thời gian dự án
hoạt động và khai thác.


Nói một cách khác thì dự án đầu tư trực tiếp là những dự án đầu tư do
các tổ chức kinh tế và cá nhân ở nước ngoài tự mình hoặc cùng với các tổ chức
hoặc cá nhân tiếp nhận đầu tư bỏ vốn đầu tư cùng kinh doanh và phân chia lợi
nhuận thu được.
1.1.2 Vai trò của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Như đã nêu ở trên vốn đầu tư có vai trò hết sức quan trọng đối với sự
phát triển kinh tế xã hội đặc biệt trong giai đoạn chúng ta đang trong tiến
trình hội nhập với nền kinh tế thế giới và càng cần thiết hơn khi chúng ta đang
cần một lượng vốn lớn và công nghệ tiên tiến của các nước phát triển trên thế
giới để phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa hiện đại hoá đất nước, vươn lên
cùng các nước trong khu vực cũng như thế giới.
Vốn đầu tư không chỉ quan trọng với chúng ta mà còn hết sức quan
trọng với các nước có vốn đầu tư và các tổ chức doanh nghiệp có vốn đầu tư.
Nó giúp các chủ đầu tư nước ngoài chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ do đặt dự án
đầu tư tại nơi đó và tận dụng được nguồn nguyên liệu tại chỗ.
Cũng chính nhờ vào đầu tư nước ngoài mà các nhà đầu tư được tự điều
chỉnh công việc kinh doanh của mình cho phù hợp với điều kiện kinh tế phong
tục tập quán điạ phương để từ đó bằng kinh nghiệm và khả năng của mình
mà có cách tiếp cận tốt nhất, đồng thời giúp các chủ đầu tư có thể tiết kiệm chi
phí nhân công do thuê lao động với giá rẻ ngoài ra còn giúp tránh khỏi hàng
rào thuế quan.
Đối với chúng ta nước tiếp nhận đầu tư thì các dự án đầu tư trực tiếp có
ý nghĩa hết sức quan trọng bởi nó giúp chúng ta có nhiều cơ hội hơn trong việc
hội nhập vào nền kinh tế thế giới.
1.1.3 Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Đầu tư trực tiếp nước ngoài giúp chúng ta giải quyết những khó khăn về
vốn cũng như công nghệ và trình độ quản lý, nhờ vào những yếu tố này sẽ giúp
cho nền kinh tế tăng trưởng một cách nhanh chóng, giúp chúng ta khắc phục
được những điểm yếu của mình trong quá trình phát triển và hội nhập.
Đóng góp vào ngân sách

Thu hút lao động
Nâng cao thu nhập
Tăng khoản thu cho ngân sách
.........
Xem xét tình hình tăng trưởng kinh tế của những nước đang phát triển
trên thế giới có thể rút rằng tất cả các nước đang tìm mọi cách để thu hút
nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài, một điều nữa là khối lượng vốn đầu tư nước
ngoài tỷ lệ thuận với mức độ tăng trưởng của nền kinh tế quốc gia đó.
Mặt khác FDI cũng tạo cơ hội cho các nước sở tại khai thác tốt nhất
những lợi thế của mình về tài nguyên thiên nhiên cũng như vị trí địa lý ....nó
góp phần làm tăng sự phong phú chủng loại sản phẩm trong nước cũng như
làm tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm trong nước với sản phẩm của các quốc
gia trên thế giới vì thế tăng khả năng xuất khẩu của nước ta
FDI còn làm tăng các khoản thu về ngoại tệ do xuất khẩu trực tiếp các
sản phẩm dịch vụ và nguyên liệu vật lịêu cho các dự án đầu tư trực tiếp, nói
chung FDI là nguồn vốn có ý nghĩa quan trong qúa trình hội nhập và phát
triển nền kinh tế
FDI còn giúp chúng ta tiến nhanh trên con đường công nghiệp hóa hiện
đại hoá đất nước trong giai đoạn hiện nay, đây chính là một nguồn vốn lớn
trong đó có cả tiềm lực về mặt tài chính và tiềm lực về mặt khoa học công nghệ
cũng như những kinh nghiệm quản lý hết sức cần thiết cho chúng ta trong giai
đoạn hiện nay.
1.1.3 Thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Chúng ta đang trong qua trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông
nghiệp công nghiệp dịch vụ sang công nghiệp nông nghiệp dịch vụ, công việc
này đòi hỏi rất nhiều vốn cũng như cần tới rất nhiều sự hỗ trợ về công nghệ.
Hơn nữa yêu cầu dịch chuyển cơ cấu kinh tế không chỉ là đòi hỏi của bản
thân sự phát triển nội tại nền kinh tế mà nó còn là đòi hỏi của xu hướng quốc
tế hoá đời sống kinh tế. Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một phần quan trọng
trong kinh tế đối ngoại, thông qua đó các quốc gia sẽ tham gia ngày càng

nhiều vào quá trình phân công lao động quốc tế. Để hội nhập vào nền kinh tế
thế giới và tham gia tích cực vào quá trình liên kết kinh tế giữa các nước trên
thế giới đòi hỏi từng quốc gia phải thay đổi cơ cấu kinh tế trong nước cho phù
hợp với sự phân công lao động quốc tế và sự vận động chuyển dịch cơ cấu
kinh tế của mỗi quốc gia phù hợp với trình độ phát triển chung của thế giới sẽ
tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài và chính
đầu tư nước ngoài sẽ góp phần làm chuyển dịch dần cơ cấu kinh tế.
1.1.4 Đầu tư trực tiếp tạo nguồn vốn bổ sung quan trọng trong
quá trình phát triển kinh tế xã hội hiên nay
Nguồn vốn cho đầu tư phát triển chủ yếu là từ ngân sách nhưng đầu tư
trực tiếp cũng góp một phần quan trọng trong đó. Đối với một nước còn chậm
phát triển như nước ta nguồn vốn tích luỹ được là rất ít vì thế vốn đầu tư nước
ngoài có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế.Nước
ta có tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên cũng như nguồn lao động dồi dào
nhưng do thiếu nguồn vốn và chưa có đủ trang thiết bị khoa học tiên tiến nên
chưa có điều kiện khai thác và sử dụng.
Với các nước đang phát triển vốn đầu tư nước ngoài chiếm một tỷ lệ
đáng kể trong tổng vốn đầu tư của toàn bộ nền kinh tế trong đó có một số
nước hoàn toàn dựa vào vốn đầu tư nước đặc biệt là ở giai đoạn đầu của sự
phát triển.
Nhưng tiếp nhận đầu tư trực tiếp chúng ta cũng phải chấp nhận một số
những điều kịên hạn chế: đó là phải có những điều kiện ưu đãi với các chủ đầu
tư. Nhưng xét trên tổng thể nền kinh tế và xu thế phát triển của thế giới hiện
nay thì đầu tư trực tiếp là không thể thiếu bởi nó là nguần vốn hết sức quan
trọng cho chúng ta đẩy nhanh hơn nữa tốc độ phát triển kinh tế để hoà nhập
vào nền kinh tế khu vực cũng như thế giới. Chính vì thế mà vốn FDI có ý nghĩa
hết sức quan trọng trong giai đoạn thiện nay, chúng ta cần có một cơ chế chính
sách phù hợp hơn nữa nhằm thu hút nguồn vốn này trong tương lai
1.2 Các phương thức và hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.2.1Các hình thức đầu tư trực tiếp

1.2.1.1 Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh
Đây là hình thức đầu tư được nhà nước ta cho phép theo đó bên nước
ngoài và bên Việt Nam cùng nhau thực hiện hợp đồng được ký kết giữa hai bên
Trong thời gian thực hiện hợp đồng các bên phải xác định rõ quyền lợi và
nghĩa vụ cũng như trách nhiệm của mỗi bên mà không tạo ra một pháp nhân
mới và mỗi bên vẫn giữ nguyên tư cách pháp nhân của mình.
Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh là hình thức rất phổ biến và có
nhiều ưu thế đối với việc phối hợp sản xuất các sản phẩm có tính chất phức tạp
và yêu cầu kỹ thật cao đòi hỏi sự kết hợp thế mạnh của nhiều quốc gia .
Đối với nước ta có lợi thế về mặt lao động và nguyên liệu đầu vào chúng
ta phải có chính sách hợp lý trong chiến lược phát triển của mình nhằm thu
hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này.
1.2.1.2Doanh nghiệp liên doanh
Trong luật đầu tư nước ngoài quy định rõ doanh nghiệp liên doanh là
doanh nghiệp do hai hoặc nhiều bên hợp tac ký kết với nhau trong đó có một
bên là nước sở tại trên cơ sở hợp đồng liên doanh và hợp tác ký kết giữa chính
phủ của nước sở tại với bên nước ngoài hay doanh nghiệp của nước sở tại với
doanh nghiệp nước ngoài.
Doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài là hình thức tổ chức kinh doanh
quốc tế của các bên tham gia không có cùng quốc tịch. Bằng cách thực hiện ký
kết các hợp đồng cùng tham gia góp vốn, cùng nhau quản lý và đều có trách
nhiệm cũng như nghĩa vụ thực hiện phân chia lơi nhuận và phân bổ rủi ro như
nhau.
Theo hình thưc kinh doanh này hai hay nhiều bên tham gia góp vốn vì
thế quyền hạn của các bên là khác nhau tuỳ thuộc vào số vốn mà mình đã tham
gia vào hợp đồng liên doanh. Bên nào nhiều vồn bên đó có quyền lớn hơn trong
các vấn đề của doanh nghiệp cũng như được hưởng % ăn chia trong các dự
án.
Trong luật đầu tư nước ngoài quy đinh bên đối tác liên doanh phải đóng
số vốn không dưới 30%vôn pháp định của doanh nghiệp liên doanh hoặc có thể

nhiều hơn tuỳ theo các bên thoả thuận và bên Việt Nam có thể sử dụng mặt
bằng và tài nguyên thiên nhiên để tham gia gốp vốn.
Vốn pháp định có thể được góp trọng một lần khi thành lập doanh
nghiệp liên doanh hoặc từng phần trong thời gian hợp lý. Phương thức và tiến
độ góp vốn phải được quy định trong hợp đồng liên doanh và phải phù hợp
với giải trình kinh tế kỹ thuật. trường hợp các bên thực hiện không đúng theo
thời gian mà không trình bày được lý do chính đáng thì cơ quan cấp giấy phép
đầu tư có quyền thu hồi giấy phép đầu tư của doanh nghiệp đó.Trong quá trình
kinh doanh các bên không có quyền giảm vốn pháp định.
1.2.1.3 Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
Luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam quy định doanh nghiệp 100%vốn
nước ngoài là doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu của cá nhân hay tổ chức nước
ngoài và tổ chức thành lập theo quy định pháp luật nước ta cho phép trên cơ
sở tự quản lý.
Doanh nghiệp 100%vốn nước ngoài được thành lập theo hình thức
công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân theo pháp luật nước ta
đã ban hành.
Doanh nghiệp 100%vốn đầu tư nước ngoài được thành lập sau khi cơ
quan có thẩm quyền về hợp tác đầu tư nước sở tại cấp giấy phép và chứng
nhận doanh nghiệp đã tiến hành đăng ký kinh doanh hợp pháp.
Người đại diện cho doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài là Tổng
giám đốc doanh nghiệp. Nếu Giám đốc doanh nghiệp không thường trú tại
nước sở tại thì phải uỷ quyền cho người thường trú tại nươc sở tại đảm nhiệm
Trong thực tế các nhà đầu tư thường rất thích đầu tư theo hình thức này
nếu có điều kiện vì rất nhiều lý do khác nhau trong đó quan trọng nhất là
quyền tự quyết trong mọi vấn đề ,ít chịu sự chi phối của các bên có liên quan
ngoại trừ việc tuân thủ các quy định do luật đầu tư của nước sở tại đưa ra.
1.2.2.Các phương thức đầu tư trực tiếp nước ngoài
Các nhà đầu tư nước ngoài có rất nhiều phương thức để tiến hành đầu
tư vào các nước, thông thường thì các dự án phần lớn được tiến hành trên cơ

sở ký kết giữa Chính Phủ nước sở tại và các tổ chức nước ngoài để xây dựng
các công trình phúc lợi như hình thức xây dựng chuyển giao kinh doanh hoặc
có thể xây dựng các công trình giao thông cầu cống ..thông qua hình thức xây
dựng kinh doanh chuyển giao hoặc có thể đầu tư thông qua khu chế xuất ....
1.2.2.1Hình thức hợp đồng xây dựng kinh doanh chuyển giao
(BOT build operation-transfer)
Hợp đồng xây dựng kinh doanh chuyển giao là văn bản ký kết giữa nhà
đầu tư với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xây dựng các công trình hạ
tầng như cầu đường, bến cảng ,nhà maý.
Hợp đồng BOT được thực hiện thông qua các dự án với 100%vốn nước
ngoài cũng có thể do nhà đầu tư cộng tác với Chính Phủ nước sở tại và được
thực hiện đầu tư trên cơ sở pháp lệnh của nhà nước đó .Với hình thức đầu tư

×