ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CŨNG NHƯ MỘT
SỐ KHÍA CẠNH CHỦ YẾU VỀ MẶT TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ CỦA
CÔNG TY VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP
I. Giới thiệu về công ty TNHH Vật Liệu Nổ Nghiệp (VLNCN)
1. Qúa trình hình thành và phát triển
Ngày 20/12/1965, ngành Hoá Chất Mỏ được thành lập. Công ty VLNCN lúc
bấy giờ có tên là Tổng kho 3, trực thuộc Bộ Công nghiệp nặng. Đến tháng 5 năm
1975, Tổng kho 3 được nâng cấp thành Xí Nghiệp Hoá Chất Mỏ có nhiệm vụ tiếp
nhận, bảo quản VLNCN của Liên Xô, Trung Quốc và các nước Đông Âu để phục
vụ nhu cầu VLNCN trong nước.
Đến năm 1995, do nhu cầu sử dụng VLNCN trong nước ngày càng tăng, mặt
khác không còn nguồn nhập khẩu từ các nước xã hội chủ nghĩa thì việc đẩy
mạnh việc sản xuất vật liệu nổ là một nhu cầu thật sự cấp bách. Do đó, ngày
29/3/1995, Văn phòng Chính phủ đã có thông báo cho phép thành lập công ty
Hóa Chất Mỏ, trên cơ sở đó, Bộ Năng Lượng (nay là Bộ Công Nghiệp) đã ra
quyết định chính thức thành lập công ty Hoá Chất Mỏ - thành viên hạch toán độc
lập của Tổng công ty than Việt Nam, có nhiệm vụ sản xuất thuốc nổ thay thế
hàng nhập khẩu của nước ngoài và cung ứng vật liệu nổ công nghiệp an toàn và
tốt hơn cho các ngành kinh tế trong nước.
Đến ngày 29/4/2003, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định chuyển đổi Công ty
Hoá Chất Mỏ - doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập thuộc Tổng Công ty
Than Việt Nam hoạt động theo luật Doanh nghiệp Nhà nước thành công ty
Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Vật liệu nổ công nghiệp với chủ sở hữu là
Tổng công ty Than Việt Nam hoạt động theo Luật doanh nghiệp. Từ đó đến nay
công ty có tên là công ty TNHH một thành viên Vật liệu nổ công nghiệp.
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Vật liệu nổ công nghiệp (gọi tắt
là Công ty Vật liệu nổ công nghiệp) có tư cách pháp nhân đầy đủ, có con dấu
riêng, được mở tài khoản và quan hệ tín dụng với ngân hàng trong và ngoài
nước theo quy định của pháp luật, hoạt động theo Luật doanh nghiệp và theo
Điều lệ của công ty.
- Tên gọi đầy đủ: Công ty TNHH Vật Liệu Nổ Công Nghiệp
- Tên viết tắt: Công ty Vật Liệu Nổ Công Nghiệp
- Tên giao dịch quốc tế: INDUSTRIAL EXPLOSION MATERIALS LIMITED
COMPANY
- Tên viết tắt tiếng Anh: IEMCO
- Tài khoản giao dịch: 710A- 00088 Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm, Hà
Nội
- Mã số thuế: 01001010721
- Trụ sở chính: Phố Phan Đình Giót, phường Phương Liệt, Quận Thanh Xuân,
Hà Nội
Tel: 04. 8642778
Fax: 04.8642777
Website: www.micco.com.vn
Email:
* Tổng số vốn điều lệ của công ty tại thời điểm chuyển đổi năm 2003 là:
36.646.634.829 đồng (Ba mươi sáu tỷ, sáu trăm bốn mươi sáu triệu, sáu trăm ba
mươi tư ngàn, tám trăm hai mươi chín đồng).
* Tính hết thời điểm ngày 31/12/2004 thì công ty có:
Tổng số vốn kinh doanh là: 289.262 triệu đồng.
Tổng số lao động là: 2470 người.
2. Chức năng và nhiệm vụ cơ bản của công ty
2.1. Chức năng của công ty (ngành nghề kinh doanh của công ty)
Căn cứ theo Luật doanh nghiệp, mặt hàng chính mà công ty đăng ký kinh
doanh là VLNCN - mặt hàng kinh doanh có điều kiện, ngoài ra công ty còn kinh
doanh các mặt hàng khác. Cụ thể công ty sản xuất và kinh doanh những mặt
hàng sau:
- Sản xuất, phối chế - thử nghiệm, sử dụng VLNCN.
- Xuất khẩu, nhập khẩu VLNCN, nguyên liệu, hoá chất để sản xuất VLNCN.
- Bảo quản, đóng gói, cung ứng, dự trữ Quốc gia về VLNCN.
- Sản xuất cung ứng vật tư kỹ thuật, dây điện, bao bì đóng gói thuốc nổ, giấy
sinh hoạt, than sinh hoạt, vật liệu xây dựng.
- Thiết kế thi công xây lắp dân dụng, các công trình giao thông thuỷ lợi, thiết
kế công trình, khai thác mỏ.
- Nhập khẩu vật tư thiết bị và nguyên liệu may mặc, may hàng bảo hộ
laođộng, hàng may mặc xuất khẩu, cung ứng xăng dầu, vật tư thiết bị.
- Dịch vụ vận tải đường bộ, đường sông, đường biển, vận tải quá cảng, quản
lý và khai thác cảng, đại lý vận tải thuỷ, sửa chữa các phương tiện vận tải, thi
công cải tạo phương tiện cơ giới đường bộ và dịch vụ ăn nghỉ.
2.2. Nhiệm vụ của công ty
Công ty VLNCN là đầu mối dân sự duy nhất được Chính phủ cho phép sản
xuất, kinh doanh VLNCN. Công ty hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục tiêu
chính là lợi nhuận đồng thời đảm bảo thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
- Hoạt động và sản xuất kinh doanh theo các quy định của pháp luật và điều
lệ của công ty.
- Cung cấp kịp thời, đầy đủ, chất lượng, đúng pháp luật VLNCN cho các
ngành kinh tế trong cả nước.
- Xây dựng và phát triển công ty ngày càng bền vững: Xây dựng được chiến
lược, kế hoạch hoạt động thích hợp với công ty trong từng thời kỳ, tổ chức các
nguồn lực hợp lý đặc biệt là sử dụng vốn và nguồn nhân lực một cách có hiệu
quả, bảo toàn và phát triển nguồn vốn của chủ sở hữu.
- Đảm bảo việc làm, thu nhập, nâng cao đời sống, điều kiện làm việc an toàn
cho cán bộ công nhân viên chức trong toàn công ty.
- Đảm bảo sự đoàn kết, thống nhất cao trong nội bộ công ty, xây dựng tổ
chức Đảng, đoàn thể, cơ quan quản lý và các đơn vị vững mạnh.
- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước về các khoản đóng góp ngân
sách như các khoản thuế, phí, lệ phí...
- Bảo vệ môi trường, giữ gìn an ninh và an toàn xã hội.
3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm
gần
Bảng1: Khái quát về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong những năm
gần đây
Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004
Tổng doanh thu triệu đồng 608.951 773.386 970.529
Tổng chi phí - 605.633 760.543 955.235
Lợi nhuận sau thuế - 3.318 12.843 15.294
Nộp ngân sách - 12.248 18.516 23.075
Thu nhập bình quân
trđ /người/
tháng 2,278 2,977 3,185
Ghi chú: Tổng doanh thu bao gồm (tổng doanh thu bán hàng + thu nhập hoạt
động tài chính +thu nhập bất thường).
Tổng chi phí (chi phí kinh doanh + chi phí tài chính +chi phí bất thường +
thuế thu nhập doanh nghiệp).
* Nhìn vào bảng trên ta có thể khái quát kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty như sau:
3.1. Tình hình lợi nhuận sau thuế của công ty
Lợi nhuận sau thuế của công ty liên tục tăng qua 3 năm gần đây:
Năm 2002: Lợi nhuận sau thuế của công ty 3.318 triệu đồng.
Năm 2003: Lợi nhuận sau thuế của công ty là 12.843 triệu đồng tăng 287%
so với năm 2002.
Năm 2004: Lợi nhuận sau thuế là 15.249 triệu đồng tăng 19,08% so với năm
2003 và tăng 361% so với năm 2002.
3.2. Thu nhập của cán bộ công nhân viên trong công ty
Nhờ hoạt động kinh doanh ngày càng có lãi nên đời sống của cán bộ công
nhân viên toàn công ty cũng ngày càng cải thiện, mức thu nhập bình quân của
lao động toàn công ty hàng tháng cũng tăng lên đáng kể:
Năm 2002: Công ty có 1945 lao động với mức thu nhập bình quân là 2,278
triệu đồng/ người/ tháng.
Năm 2003: Công ty có 2039 lao động với mức thu nhập bình quân là 2,977
triệu đồng/ người/ tháng tăng 30,68% so với năm 2002.
Năm 2004: Công ty có 2470 lao động với mức thu nhập bình quân là 3,185
triệu đồng/người/ tháng, tăng 6,99% so với năm 2003 và tăng 39,82% so với
năm 2002.
3.3. Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước
Nhờ hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi, công ty không những cải thiện
được mức sống của cán bộ công nhân viên trong toàn công ty mà còn luôn làm
tốt các nghĩa vụ của mình với nhà nước thể hiện ở việc nộp đúng, nộp đủ và kịp
thời các khoản thuế, phí, lệ phí:
Năm 2002: Đóng góp vào ngân sách 12.248 triệu đồng
Năm 2003: Đóng góp vào ngân sách 18.516 triệu đồng tăng 51,18% so với
năm 2002.
Năm 2004: Đóng góp vào ngân sách 23.075 triệu đồng, tăng 88,4% so với
năm 2002.
Kết luận chung: Ta có thể dễ dàng thấy rằng trong những năm qua công ty đều
hoạt động kinh doanh có lãi (nhất là sau khi chuyển đổi sang mô hình công ty
trách nhiệm hữu hạn một thành viên từ tháng 4/2003 - bằng chứng là lợi nhuận
của công ty năm 2003 và năm 2004 so với năm 2002 đều tăng lên đáng kể).
Cùng với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tăng lên công ty cũng không
ngừng chăm lo đời sống vật chất tốt hơn cho người lao động - mức lương hàng
tháng của cán bộ công nhân viên liên tục tăng qua 3 năm. Và công ty cũng luôn
thực hiện tốt nghĩa vụ đối với nhà nước, đóng góp vào ngân sách nhà nước ngày
càng tăng. Song để biết xem có được kết quả đó công ty đã sử dụng nguồn lực
của mình như thế nào, trình độ lợi dụng nguồn lực qua các năm gần đây ra sao
(đặc biệt là sau khi công ty chuyển đổi sang mô hình công ty trách nhiệm hữu
hạn) - tức là xem hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thì chúng
ta sẽ đi sâu vào đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
trong những năm gần đây (cũng chính là phần chính của đề tài này).
II. Xem xét và đánh giá một số nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới hiệu quả
hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây
1. Sản phẩm và dịch vụ của công ty
Giá trị trung tâm của công ty là thuốc nổ với nhiều chủng loại khác nhau. Đây
là mặt hàng kinh doanh có điều kiện (vì nó có tính chất nguy hiểm, độc hại và có
ảnh hưởng trực tiếp tới tình hình ổn định chính trị và an toàn xã hội) nên ở
nước ta hiện nay, chỉ có công ty VLNCN là đầu mối dân sự duy nhất được Chính
phủ cho phép kinh doanh song nó lại là nguyên vật liệu không thể thiếu được
cho những ngành công nghiệp đang phát triển ở nước ta hiện nay (đó là ngành
than, ngành vật liệu xây dựng, ngành thuỷ điện...). Ta có thể thấy rằng mặt hàng
mà công ty kinh doanh là một trong những lợi thế lớn nhất của công ty vì với
việc kinh doanh mặt hàng này công ty sẽ không phải chịu sức ép cạnh tranh gay
gắt trên thị trường như các mặt hàng tiêu dùng thông thường, mặt khác thì
khách hàng của công ty là rất ổn định với số lượng mua lớn và đầy tiềm
2. Chiến lược của công ty
Chiến lược của công ty là tập trung vào giá trị trung tâm của mình là VLNCN
mà cụ thể là mặt hàng thuốc nổ, đồng thời công ty kết hợp sản xuất và kinh
doanh đa ngành theo nhu cầu của thị trường nhằm mục tiêu là tạo ra giá trị gia
tăng ngày càng cao cho công ty đồng thời đảm bảo công ăn việc làm, thu nhập
cho cán bộ công nhân viên.
Nhận xét:
Đây là một chiến lược mà hiện nay rất nhiều doanh nghiệp ở các ngành nghề
khác nhau lựa chọn. Với chiến lược này công ty có thể khai thác tốt giá trị trung
tâm của mình để thu lợi nhuận cao và ổn định trên cơ sở đó kết hợp sản xuất
kinh doanh đa ngành công ty không những có thể hỗ trợ tốt hơn cho giá trị
trung tâm của mình mà còn có thể ra tăng lợi nhuận, mở rộng quy mô doanh
nghiệp, tạo công ăn việc làm cho đông đảo cán bộ công nhân viên. Chiến lược
này là phù hợp với công ty hiện nay vì môi trường hoạt động bên ngoài của công
ty tương đối là thuận lợi, sản phẩm của công ty mang tính độc quyền, công ty
cũng hoàn toàn có thể tổ chức các nguồn lực của mình để thực hiện chiến lược
này. Điều này sẽ được chứng minh dần khi chúng ta tiếp tục xem xét những nhân
tố khác ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của công ty.
3. Môi trường bên ngoài công ty
3.1. Môi trường vi mô (môi trường ngành)
a. Thị trường tiêu thụ và khách hàng của công ty: Thị trường tiêu thụ VLNCN
của công ty là thị trường trong nước với các bạn hàng là các đơn vị trong ngành
than và các ngành kinh tế khác như là ngành xây dựng, ngành giao thông vận
tải, ngành thuỷ điện có nhu cầu và được phép sử dụng VLNCN, trong đó ngành
than chiếm khoảng 60% và các ngành kinh tế khác chiếm 40% lượng tiêu thụ
VLNCN hàng năm của công ty. Trong những năm gần đây, đặc biệt là năm 2004
các ngành này tăng trưởng mạnh đặc biệt là ngành than do đó nhu cầu VLNCN
của họ là rất lớn, điều này đã giúp cho sản lượng và doanh thu cung ứng của
công ty liên tục tăng. Hiện nay, công ty có khoảng 1500 bạn hàng truyền thống.
b. Đối thủ cạnh tranh: Do VLNCN là mặt hàng kinh doanh có điều kiện, vì vậy
tại Việt Nam hiện nay ngoài công ty chỉ có một đơn vị nữa được phép sản xuất
và kinh doanh mặt hàng này đó là một nhà máy của bộ quốc phòng. Dó đó, công
ty không có đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn mà chỉ có duy nhất đối thủ cạnh tranh
trực tiếp là nhà máy sản xuất thuốc nổ của bộ quốc phòng nhưng về thị phần thì
công ty lại chiếm ưu thế (công ty chiếm tới 75% trong khi đó công ty kia chỉ
chiếm 25% thị phần VLNCN). Đây là một thuận lợi lớn đối với công ty.
c. Nhà cung ứng: Nhà cung ứng chính về nguyên vật liệu để sản xuất và thuốc
nổ thành phẩm cho công ty Trung Quốc; ngoài ra công ty còn nhập từ Úc và Ấn
độ. Vì công ty chưa tìm được nhiều nhà cung ứng nên trong những năm gần đây
đặc biệt là năm 2004 công ty gặp rất nhiều khó khăn trong việc nhập khẩu,
nguồn nhập khẩu không ổn định, thất thường, giá cả nguyên vật liệu tăng mạnh.
Do đó, về lâu dài công ty nên tìm thêm nhiều nhà cung ứng khác và có chiến lược
nghiên cứu để có thể sản xuất nguyên vật liệu thay thế hàng nhập khẩu là tốt
nhất.
3.2. Môi trường vĩ mô
a. Môi trường chính trị, pháp luật: Có lẽ hơn bất kỳ doanh nghiệp nào thì môi
trường chính trị ổn định trong những năm vừa qua là một thuận lợi cho hoạt
động kinh doanh của công ty (vì do đặc thù sản phẩm mà công ty kinh doanh nó
đòi hỏi phải có một môi trường chính trị ổn định thì mới phát triển được). Hiện
nay, công ty hoạt động và sản xuất kinh doanh theo Luật doanh nghiệp. Công ty
là một trong số những đơn vị được chọn thí điểm chuyển từ doanh nghiệp nhà
nước hoạt động theo Luật doanh nghiệp nhà nước sang hoạt động theo mô hình
công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chụi sự chi phối của luật doanh
nghiệp từ tháng 4/2003. Việc chuyển đổi sang mô hình mới này tuy công ty có
nhiều bỡ ngỡ song nó cũng đã giúp công ty có được một mô hình cơ cấu linh
hoạt hơn cũng như chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh. Hơn nữa, trong
những năm gần đây nhà nước ta đã có một loạt những cải cách hành chính đặc
biệt là năm 2004 như chính sách một cửa, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp,
không đánh thuế nhập khẩu đối với nguyên vật liệu. Đây thực sự là một thuận
lợi lớn giúp công ty giảm được chi phí kinh doanh.
b. Môi trường kinh tế: Công ty có nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu và thuốc nổ
khá lớn để sản xuất và kinh doanh vậy mà tỷ giá hối đoái năm 2004 biến động
mạnh (giá đô la mĩ so với đồng nội địa tăng mạnh) đã ảnh hưởng không nhỏ tới
giá nhập khẩu nguyên liệu và thuốc nổ để sản xuất và kinh doanh của công ty do
đó ảnh hưởng làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh của công ty.
c. Môi trường tự nhiên: Do đặc thù của các loại VLNCN là mặt hàng dễ cháy
nổ, mặt khác lại dễ bị hỏng khi ngấm nước do vậy diễn biến thời tiết có ảnh
hưởng trực tiếp tới công tác bảo quản cũng như vận chuyển VLNCN. Trong
những năm gần đây do diễn biến thời tiết phức tạp đã gây rất nhiều khó khăn
cho công ty.
d. Môi trường quốc tế: Trong những năm gần đây đặc biệt là năm 2004 giá
dầu trên thế giới tăng mạnh, đã ảnh hưởng không nhỏ tới giá nhập khẩu
nguyên vật liệu và thuốc nổ nhập khẩu (vì công ty có nhu cầu nhập khẩu rất
lớn). Do đó ảnh hưởng trực tiếp làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh của công
ty.
4. Cơ cấu tổ chức của công ty
4.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức
PGĐ
DVNM
PGĐ
HC - ATBV
PGĐ
KH - CHSX
PGĐ
KT - KT
KHÁCH SẠN HẠ LONG CHI NHÁNH VLNCN ĐỒNG NAI
VP ĐẠI DIỆN VLNCN KIÊN GIANG
XN VLNCN BÀ RỊA VŨNG TÀU
XN VLNCN GIA LAI
CHI NHÁNH VLNCN PHÚ YÊN
CHI NHÁNH VLNCN QUẢNG NGÃI
XN VLNCN KHÁNH HOÀ
XN VLNCN ĐÀ NẴNG
CHI NHÁNH VLNCN NGHỆ AN
CHI NHÁNH VLNCN HÀ NAM
XN VLNCN NINH BÌNH
CHI NHÁNH VLNCN ĐIỆN BIÊN
XN VLNCN SƠN LA
VP ĐẠI DIỆN VLNCN LAI CHÂU
CHI NHÁNH VLNCN LÀO CAI
CHI NHÁNH CẨM PHẢ
XN VLNCN BẮC KẠN
XN VLNCN THÁI NGUYÊNXN VLNCN THÁI NGUYÊN
XN VLNCN THÁI NGUYÊN
XN VẬT TƯ THIẾT BỊ VLNCN BẮC NINH
XNSX VÀ CUNG ỨNG VLNCN HÀ NỘIXN VLNCN QUẢNG NINH
XN VẬN TẢI SÔNG BIỂN HẢI PHÒNG
TRUNG TÂM VLNCN
XN VLNCN VÀ CẢNG BẠCH THÁI BƯỞI
XN VLNCN CẢNG BẠCH THÁI BƯỞI
XN VẬT TƯ THIÊT BỊ VLNCN BẮC NINH
XN VẬN TẢI SÔNG BIỂN HẢI PHÒNG
TRUNG TÂM VLNCN
XN VLNCN QUẢNG NINH
XN VLNCN CẢNG BẠCH THÁI BƯỞI
BẢO V
TCCBAN TOÀNVP
LĐ TL
TMKH CHSXKTNBTTRTKKTTC
TKĐT
KT - CN
KẾ TOÁN
TRƯỞNG
GIÁM ĐỐC CÔNG TY
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
4.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể trong công ty
4.2.1. Hội đồng quản trị (HĐQT): Thay mặt chủ sở hữu công ty (Tổng công ty
Than Việt Nam) quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quản lý
mọi vấn đề liên quan đến quản lý, quyền lợi của công ty, trừ những trường hợp
vấn đề thuộc thẩm quyền của chủ sở hữu công ty; chụi trách nhiệm trước Chủ
tịch công ty và pháp luật về sự phát triển của công ty theo mục tiêu, nhiệm vụ
mà chủ sở hữu giao.
4.2.2. Giám đốc công ty (GĐ): Là người đại diện trước pháp luật của công ty,
chụi trách nhiệm trước HĐQT và pháp luật về điều hành hoạt động của công ty -
là người có quyền hạn cao nhất trong công ty và có trách nhiệm tổ chức thực
hiện chiến lược, kế hoạch, của công ty; trình HĐQT phương án thành lập, tổ chức
lại, giải thể, biên chế bộ máy quản lý, kinh doanh; đề nghị HĐQT về quyết định
các vấn đề liên quan tới các chức danh PGĐ và kế toán trưởng và có quyền quyết
định các chức danh trong phạm vi thẩm quyền của mình.
4.2.3. Các Phó giám đốc và Kế Toán trưởng
Hiện nay, công ty có 4 PGĐ và một kế toán trưởng phụ trách các mảng
sau:
- Phó giám đốc phụ trách kinh tế - kỹ thuật (PGĐ KT - KT).
- Phó giám đốc phụ trách kế hoạch và chỉ huy sản xuất (PGĐ KH - CHSX).
- Phó giám đốc phụ trách hành chính - an toàn bảo vệ (PGĐ HC - ATBV).
- Phó giám đốc phụ trách dịch vụ nổ mìn (PGĐ DVNM).
- Kế toán trưởng phụ trách các công tác về thông kê kế toán tài chính.
* Chức năng, nhiệm vụ: Các phó giám đốc và kế toán trưởng giúp việc cho
Giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của công ty mà mình
đảm trách và chụi trách nhiệm trước Giám đốc, và trước pháp luật về nhiệm vụ
được phân công, hoặc uỷ quyền thực hiện.
4.2.4. Các phòng ban chức năng
a. Phòng kế hoạch - chỉ huy sản xuất (KH - CHSX): tham mưu cho HĐQT và GĐ
về các mặt công tác sau: Quản lý và tổ chức công tác kế hoạch toàn công ty và
xây dựng kế hoạch cho các đơn vị trực thuộc; công tác thị trường và công tác
hợp đồng trong nước; công tác điều hành, chỉ huy sản xuất và kinh doanh cung
ứng; đảm bảo cân đối về dự trữ và cung ứng VLNCN.
b. Phòng thống kê - tài chính - kế toán (TKTCTK): tham mưu, giúp việc cho
HĐQT và giám đốc về các mặt công tác kế toán - thống kê; công tác quản lý tài
chính toàn công ty; công tác quản lý hệ thống giá trong công ty.
c. Phòng lao động tiền lương (LĐTL): tham mưu cho HĐQT và Giám đốc công
ty về xây dựng kế hoạch về lao động, tiền lương và các chế độ khác đối với người
lao động; xây dựng và trình duyệt các quy chế về tiền lương, nội quy lao động;
đồng thời hướng dẫn các đơn vị thực hiện.
d. Phòng tổ chức cán bộ (TCCB): tham mưu, giúp việc cho HĐQT và Giám đốc
công ty về các mặt tổ chức bộ máy quản lý; công tác cán bộ; công tác kỷ luật.
e. Phòng thương mại (TM): tham mưu, giúp việc cho HĐQT và Giám đốc công
ty về các mặt nghiên cứu, đề xuất, xây dựng các quy định về hoạt động (xuất
nhập khẩu VLNCN, nguyên liệu để sản xuất kinh doanh VLNCN); công tác
Marketing ngoài nước; kinh doanh đa ngành (xây dựng mục tiêu, nhiệm vụ và kế
hoạch năm về kinh doanh đa ngành của công ty; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc
các đơn vị thực hiện nhiệm vụ đề ra; thực hiện các hợp đồng kinh tế về kinh
doanh đa ngành).
f. Văn phòng (VP): tham mưu và giúp việc cho HĐQT và Giám đốc về công tác
tổng hợp; công tác quản trị - đời sống; công tác thi đua khen thưởng, tuyên
truyền giáo dục.
g. Phòng kỹ thuật - công nghệ (KT - CN): tham mưu, giúp đỡ HĐQT và Giám
đốc về mặt kỹ thuật và công nghệ sản xuất về vật liệu nổ công nghiệp; công tác
kỹ thuật khoan, nổ mìn; công tác nghiên cứu khoa học; công tác bảo vệ môi
trường và các công tác kỹ thuật khác.
h. Phòng thiết kế đầu tư: tham mưu, giúp việc cho HĐQT và Giám đốc công ty
về các mặt quản lý và tổ chức thực hiện công tác đầu tư xây dựng, thiết kế công
trình xây dựng và khai thác mỏ.
i. Phòng kiểm toán nội bộ - thanh tra (KTNB -TT): tham mưu, giúp việc cho
HĐQT và Giám đốc về các mặt công tác kiểm toán nội bộ; công tác thanh tra