Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Giáo án hoạt động trải nghiệm sinh hoạt chủ đề chân trời sáng tạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.54 MB, 95 trang )

Ngày soạn: ......... / …… / 20……

Ngày dạy: ......... / …… / 20……

Kế hoạch bài dạy lớp 1 môn Hoạt động trải nghiệm - Tuần 1
Sinh hoạt theo chủ đề
CHỦ ĐỀ 1: EM VÀ NHỮNG NGƯỜI BẠN (4 TIẾT)
TIẾT 1: HÌNH DÁNG BÊN NGOÀI CỦA EM VÀ CỦA BẠN
I. MỤC TIÊU: Sau chủ đề, học sinh:
1. Về năng lực:
a. Hướng vào bản thân:
- Mô tả được những đặc điểm cơ bản về dáng vẻ bên ngoài, sở thích và khả năng của bản thân.
- Nhận biết và thể hiện được một số hành vi phù hợp khi nghe người khác nói, trình bày.
- Thể hiện được sự tôn trọng, yêu thương mình và bạn bè bằng một số lời nói, hành động cụ thể.
- Bước đầu tập biết tự đánh giá hoạt động của bản thân.
b. Hướng đến xã hội:
- Nhận ra và nêu được một số điểm khác biệt của em và bạn bè.
- Thể hiện sự thân thiện khi làm việc với các bạn.
- Biết tham gia dọn dẹp ngăn nắp sau khi làm.
- Bước đầu biết tự giới thiệu bản thân cho người khác.
2. Về phẩm chất:
- Tự tin và yêu quý bản thân hơn khi biết mình là một chủ thể có những đặc điểm riêng
biệt, khác với các bạn.
- Biết tôn trọng và yêu thương bạn bè.
- Nâng cao trách nhiệm qua việc thu dọn, giữ sạch sẽ nơi thực hành.
- Trung thực trong tự đánh giá bản thân, đánh giá bạn bè.
3. Tích hợp:
- STEAM: Khoa học (khám phá vẻ ngioài cơ thể), Mĩ thuật (vẽ, trang trí khung hình), Âm
nhạc (hát, vận động cơ thể theo âm nhạc), Toán (kích thước khung hình).
- Đạo đức: Yêu quý và tôn trọng bản thân, bạn bè; thể hiện cảm xúc.
- Tiếng Việt: Sử dụng từ, năng lực trình bày.


II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Ảnh chụp chân dung của giáo viên; giấy A4, giấy màu, bìa cứng, keo dán,
kéo, bút màu, dây len màu, dây bố, kim kẹp, kim bấm; giấy có in sẵn họa tiết để làm đường diềm,
...
2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; bút chì, màu vẽ (bút chì màu, bút sáp màu, bút màu
dạ, màu nước,…), giấy báo cũ, bìa, giấy màu, keo dán, kéo; ảnh chân dung của học sinh; …
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp, trò chơi, ...
2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.


IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Hoạt động khởi động: Cùng hát và làm các cử
chỉ, điệu bộ với bài hát “Vườn hoa” (3-5 phút):
* Mục tiêu: giúp thu hút sự quan tâm của học sinh
vào bài học, khai thác những điều em đã học, đã biết
trước đây, giới thiệu bài mới và tạo hứng khởi cho
học sinh đối với nội dung mới.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi.
* Cách tiến hành:

- Giáo viên tổ chức cho học sinh cùng hát và làm các - Học sinh hát và làm các cử chỉ, điệu bộ
cử chỉ, điệu bộ với bài hát “Vườn hoa” (khuyết với bài hát “Vườn hoa”.
danh).
- Học sinh lắng nghe.
- Giáo viên giới thiệu chủ đề, bài mới.

2. Hoạt động khám phá: Hãy soi gương và miêu tả
hình dáng bên ngoài của em (5-7 phút):
* Mục tiêu: Giúp học sinh khám phá dáng vẻ bên
ngoài của mình.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Thảo luận nhóm,
đàm thoại, vấn đáp, trực quan.
* Cách tiến hành:

- Giáo viên hướng dẫnhọc sinhquan sát mình trong
gương và gợi ý bằng những câu hỏi như:
+ Em thấy dáng vẻ bên ngoài của mình thế nào?
+ Tóc, khuôn mặt, màu da, mắt, mũi, miệng, nụ cười,
… trông ra sao?
- Giáo viên hướng dẫnhọc sinh vẽ lại khuôn mặt kèm
mái tóc của mình vào giấy A4 và chia sẻ trong nhóm.
- Giáo viên tổ chức chohọc sinh hoạt động nhóm đôi:
cùng soi gương và miêu tả dáng vẻ bên ngoài của

- Học sinh quan sát mình trong gương và
miêu tả.

- Học sinh vẽ lại khuôn mặt kèm mái tóc
của mình vào giấy A4 và chia sẻ trong
nhóm.
- Học sinh trao đổi trong nhóm đôi.


mình cho bạn cùng nghe và trình bày trong nhóm
lớn.
- Giáo viên giúp các nhóm tự đo chiều cao của mình

và trưng bày chiều cao của từng thành viên trên góc
sản phẩm của nhóm.
3. Hoạt động luyện tập (9-10 phút):
* Mục tiêu: Giúp học sinh quan sát và so sánh hình
dáng bên ngoài của mình và bạn, từ đó nhận ra đặc
điểm riêng của từng người.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Thực hành, trực
quan, sáng tạo cá nhân.
* Cách tiến hành:
a) Quan sát và mô tả hình dáng bên ngoài của một
bạn trong lớp:
- Giáo viên hướng dẫn cho học sinh lựa chọn một
bạn trong lớp để quan sát kĩ.
- Giáo viên hướng dẫn cho học sinh hoạt động nhóm
đôi để thảo luận và góp ý cho nhau, chuẩn bì cho
phần trình bày của nhóm mình
a) Hình dáng của em và bạn em có điểm gì giống
nhau và khác nhau:
- Giáo viên gợi ý, dẫn dắt để học sinh nhận thức được
mỗi đường nét trên khuôn mặt mình đều là đặc biệt,
riêng biệt của mình và biết trân quý bản thân cũng
như tôn trọng bạn.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh làm việc cặp đôi để
nhận ra điểm giống nhau, khác nhau về dáng vẻ bên
ngoài của em và của bạn.

- Học sinh đo chiều cao của mình và gắn
lên bảng nhóm.

- Học sinh lựa chọn một bạn trong lớp để

quan sát kĩ.
- Học sinh hoạt động nhóm đôi để thảo luận
và góp ý cho nhau, chuẩn bì cho phần trình
bày của nhóm mình

- Học sinh nhận thức được mỗi đường nét
trên khuôn mặt mình đều là đặc biệt, riêng
biệt của mình và biết trân quý bản thân
cũng như tôn trọng bạn.
- Học sinh làm việc cặp đôi, cùng soi gương
và nói cho nhau nghe.
- Học sinh ghi trên phiếu kết quả:
Dáng vẻ
Khuôn mặt
Mắt
Miệng
Mũi
Giọng nói
Chiều cao
Gầy/Mập
Tóc

4. Hoạt động mở rộng: Em thể hiện sự yêu quý
bản thân và tôn trọng bạn (5-7 phút):
* Mục tiêu:Giúp học sinh biết yêu quý bản thân, tôn

Giống nhau

Khác nhau



trọng bạn bè.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Thực hành, trực
quan, nhóm.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên hướng dẫn để học sinh hiểu rằng mỗi - Học sinh hiểu rằng mỗi người đều đáng
người đều đáng quý, đáng trân trọng và được người quý, đáng trân trọng và được người khác
khác tôn trọng. Mỗi người cần biết yêu quý bản thân tôn trọng.
mình, biết cách chăm sóc bản thân và học cách yêu
quý những người xung quanh.
- Giáo viên gợi ý cho học sinh thực hiện các hành - Học sinh thực hiện các hành động được
động được gợi ý trong sách học sinh, khuyến khích gợi ý trong sách học sinh.
học sinh có cách làm của riêng mình.
- Giáo viên tích hợp giáo dục quyền trẻ em: Mỗi trẻ - Học sinh lắng nghe.
em khi sinh ra đều có quyền có tên, quốc tịch, gia
đình, được chăm sóc, nuôi dưỡng, học tập phát triển
bản thân và được đối xử bình đẳng dù thuộc thành
phần xã hội, tôn giáo nào.
5. Đánh giá (2-3 phút):
* Mục tiêu: Giúp học sinh tự đánh giá mình và đánh
giá bạn.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Thực hành.
* Cách tiến hành:
Giáo viênđánh giá học sinh và hướng dẫn học sinh tự Học sinh tự đánh giá mình và đánh giá bạn
đánh giá mình, đánh giá bạn qua phiếu:
qua phiếu đánh giá.

V. RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:
………………………..……………………………………………………………………………………
………………………..……………………………………………………………………………………

………………………..……………………………………………………………………………………


………………………..……………………………………………………………………………………
………………………..……………………………………………………………………………………
………………………..……………………………………………………………………………………

Ngày soạn: ......... / …… / 20……

Ngày dạy: ......... / …… / 20……

Kế hoạch bài dạy lớp 1 môn Hoạt động trải nghiệm - Tuần 2
Sinh hoạt theo chủ đề
CHỦ ĐỀ 1: EM VÀ NHỮNG NGƯỜI BẠN (4 TIẾT)
TIẾT 2: SỞ THÍCH CỦA EM VÀ CỦA BẠN
I. MỤC TIÊU: Sau chủ đề, học sinh:
1. Về năng lực:
a. Hướng vào bản thân:
- Mô tả được những đặc điểm cơ bản về dáng vẻ bên ngoài, sở thích và khả năng của bản thân.
- Nhận biết và thể hiện được một số hành vi phù hợp khi nghe người khác nói, trình bày.
- Thể hiện được sự tôn trọng, yêu thương mình và bạn bè bằng một số lời nói, hành động cụ thể.
- Bước đầu tập biết tự đánh giá hoạt động của bản thân.
b. Hướng đến xã hội:
- Nhận ra và nêu được một số điểm khác biệt của em và bạn bè.
- Thể hiện sự thân thiện khi làm việc với các bạn.
- Biết tham gia dọn dẹp ngăn nắp sau khi làm.
- Bước đầu biết tự giới thiệu bản thân cho người khác.
2. Về phẩm chất:
- Tự tin và yêu quý bản thân hơn khi biết mình là một chủ thể có những đặc điểm riêng
biệt, khác với các bạn.

- Biết tôn trọng và yêu thương bạn bè.
- Nâng cao trách nhiệm qua việc thu dọn, giữ sạch sẽ nơi thực hành.
- Trung thực trong tự đánh giá bản thân, đánh giá bạn bè.
3. Tích hợp:
- STEAM: Khoa học (khám phá vẻ ngioài cơ thể), Mĩ thuật (vẽ, trang trí khung hình), Âm
nhạc (hát, vận động cơ thể theo âm nhạc), Toán (kích thước khung hình).
- Đạo đức: Yêu quý và tôn trọng bản thân, bạn bè; thể hiện cảm xúc.
- Tiếng Việt: Sử dụng từ, năng lực trình bày.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Ảnh chụp chân dung của giáo viên; giấy A4, giấy màu, bìa cứng, keo dán,
kéo, bút màu, dây len màu, dây bố, kim kẹp, kim bấm; giấy có in sẵn họa tiết để làm đường diềm,
...
2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; bút chì, màu vẽ (bút chì màu, bút sáp màu, bút màu
dạ, màu nước,…), giấy báo cũ, bìa, giấy màu, keo dán, kéo; ảnh chân dung của học sinh; …


III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp, trò chơi, ...
2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của giáo viên
1. Hoạt động khởi động: Nhìn hình và đoán bạn
An, bạn Nam thích làm những gì? (3-5 phút):
* Mục tiêu: giúp thu hút sự quan tâm của học sinh
vào bài học, khai thác những điều em đã học, đã biết
trước đây, giới thiệu bài mới và tạo hứng khởi cho
học sinh đối với nội dung mới.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên hướng dẫn để học sinh trả lời về sở thích

của hai bạn An và Nam theo tranh vẽ.
- Giáo viên dẫn dắt để học sinh tự giới thiệu thêm về
sở thích của mình.
2. Hoạt động khám phá: Nêu những việc em thích

Hoạt động của học sinh

- Học sinh trả lời về sở thích của hai bạn An
và Nam theo tranh vẽ.
- Học sinh tự giới thiệu thêm về sở thích
của mình.

và hay làm (5-7 phút):
* Mục tiêu: Giúp học sinh nêu những việc em thích
và hay làm.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Thảo luận nhóm,
đàm thoại, vấn đáp, trực quan.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên hướng dẫnhọc sinhtìm hiểu sở thích dựa
trên mô hình “Đa trí tuệ”.
- Giáo viên hướng dẫn, giúphọc sinhchọn sở thích đã
được phân theo 8 nhóm hoạt động tương ứng với 8
loại thông minh/trí tuệ/trí khôn:

- Học sinh tìm hiểu sở thích dựa trên mô
hình “Đa trí tuệ”.
- Học sinh chọn sở thích đã được phân theo
8 nhóm hoạt động tương ứng với 8 loại
thông minh/trí tuệ/trí khôn.



- Giáo viên khích lệ học sinh nhìn nhận những việc
em chưa làm được hoặc chưa làm tốt (nếp nghĩ phát
triển): không sợ sai/dở, nỗ lực tập luyện, học hỏi, …
và phẩm chất trung thực, tự tin.
- Giáo viên tổ chức để học sinh thể hiện khả năng của
mình cho nhóm, lớp.
- Giáo viên hướng dẫn, giúphọc sinh cách trình bày
hay dựa vào phụ lục.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá học sinh qua cách các
em thể hiện: lời nói, tâm thế, cách diễn đạt, cách
động viên bạn, …
3. Hoạt động luyện tập: Cùng hỏi-đáp về sở thích
của nhau(12-13 phút):
* Mục tiêu: Giúp học sinh tìm hiểu về sở thích, thói
quen của bạn.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Thực hành, trực
quan, sáng tạo cá nhân.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên đặt câu hỏi chung cho cả lớp và mời một
vài học sinh chỉ ra khác biệt của em với các bạn.
Giáo viên giúp học sinh ý thức được: Mỗi em đều có
nét riêng, điểm đặc biệt nổi trội và những điểm còn
hạn chế. Điểm hạn chế này hoàn toàn có thể được
khắc phục nhờ nỗ lực tập luyện, học hỏi, … không
ngừng.
- Giáo viên nêu ra một số gương điển hình để học
sinh học tập, noi theo.
- Giáo viên gợi ý để học sinh nghĩ ra cách thể hiện sự
tôn trọng dành cho bạn.


- Học sinh nhìn nhận những việc em chưa
làm được hoặc chưa làm tốt.

- Học sinh trình bày qua lời nói, ánh mắt,
cử chỉ khi thể hiện.

- Vài học sinh chỉ ra khác biệt của em với
các bạn.

- Học sinhlắng nghe.
- Học sinh nghĩ ra cách thể hiện sự tôn
trọng dành cho bạn. Ví dụ, nói và làm một
hành động dễ thương, thể hiện sự quý trọng
của mình đối với bạn.

4. Hoạt động mở rộng: Làm quen và giới thiệu sở
thích (5-7 phút):
* Mục tiêu:Giúp học sinh biết tự làm quen và giới
thiệu sở thích của mình với bạn.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Thực hành, trực
quan, nhóm.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên hướng dẫn để học sinh thảo luận, giới - Học sinhgiới thiệu tên và sở thích của


thiệu tên và sở thích của mình trong nhóm 4. Chọn mình, chọn những hành động, việc làm thể
những hành động, việc làm thể hiện sự tôn trọng bạn hiện sự tôn trọng bạn và ngược lại.
và ngược lại.
- Giáo viên hỏi thêm về cảm xúc của em khi bị bạn - Học sinh trình bày cá nhân.

trêu chọc, bắt nạt.
5. Đánh giá (2-3 phút):
* Mục tiêu: Giúp học sinh tự đánh giá mình và đánh
giá bạn.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Thực hành.
* Cách tiến hành:
Giáo viênđánh giá học sinh và hướng dẫn học sinh tự Học sinh tự đánh giá mình và đánh giá bạn
đánh giá mình, đánh giá bạn qua phiếu:
qua phiếu đánh giá.

V. RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:
………………………..……………………………………………………………………………………
………………………..……………………………………………………………………………………
………………………..……………………………………………………………………………………
………………………..……………………………………………………………………………………
………………………..……………………………………………………………………………………
………………………..……………………………………………………………………………………
………………………..……………………………………………………………………………………
………………………..……………………………………………………………………………………
………………………..……………………………………………………………………………………
………………………..……………………………………………………………………………………
………………………..……………………………………………………………………………………
………………………..……………………………………………………………………………………
………………………..……………………………………………………………………………………
………………………..……………………………………………………………………………………
………………………..……………………………………………………………………………………


………………………..……………………………………………………………………………………
………………………..……………………………………………………………………………………

………………………..……………………………………………………………………………………

Ngày soạn: ......... / …… / 20……

Ngày dạy: ......... / …… / 20……

Kế hoạch bài dạy lớp 1 môn Hoạt động trải nghiệm - Tuần 3
Sinh hoạt theo chủ đề
CHỦ ĐỀ 1: EM VÀ NHỮNG NGƯỜI BẠN (4 TIẾT)
TIẾT 3: BỨC CHÂN DUNG ĐÁNG YÊU CỦA EM

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:
1. Về năng lực:
a. Hướng vào bản thân:
- Giúp học sinh qua những kinh nghiệm cụ thể, quan sát, đặt câu hỏi, kiểm tra,… thảo luận
để thu thập thông tin về những điều/đối tượng học sinh cần tìm hiểu.
- Giúp học sinh tập thực hành điều mình vừa khám phá, qua đó học sinh làm rõ để nắm
vững và làm tốt hơn điều cần thực hiện.
- Giúp học sinh biết thể hiện sự tôn trọng, yêu thương mình và bạn bè bằng một số lời nói,
hành động cụ thể.
- Giúp học sinh bước đầu biết tự đánh giá hoạt động của bản thân.
b. Hướng đến xã hội:
- Thể hiện sự thân thiện khi làm việc với các bạn.
- Biết tham gia dọn dẹp ngăn nắp sau khi làm.
2. Về phẩm chất:
- Tự tin và yêu quý bản thân hơn khi biết mình là một chủ thể có những đặc điểm riêng
biệt, khác với các bạn.
- Biết tôn trọng và yêu thương bạn bè.
- Nâng cao trách nhiệm qua việc thu dọn, giữ sạch sẽ nơi thực hành.
- Trung thực trong tự đánh giá bản thân, đánh giá bạn bè.

3. Tích hợp:
- STEAM: Khoa học (khám phá vẻ ngioài cơ thể), Mĩ thuật (vẽ, trang trí khung hình), Âm
nhạc (hát, vận động cơ thể theo âm nhạc), Toán (kích thước khung hình).
- Đạo đức: Yêu quý và tôn trọng bản thân, bạn bè; thể hiện cảm xúc.
- Tiếng Việt: Sử dụng từ, năng lực trình bày.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Ảnh chụp chân dung của giáo viên; giấy A4, giấy màu, bìa cứng, keo dán,
kéo, bút màu, dây len màu, dây bố, kim kẹp, kim bấm; giấy có in sẵn họa tiết để làm đường diềm,
...


2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; bút chì, màu vẽ (bút chì màu, bút sáp màu, bút màu
dạ, màu nước,…), giấy báo cũ, bìa, giấy màu, keo dán, kéo; ảnh chân dung của học sinh; …
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp, trò chơi, ...
2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.
IV. TỔ CHỨC CÁCHOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của giáo viên
1. Hoạt động khởi động: Hai bức chân dung có gì
giống nhau và khác nhau? (3-5 phút):
* Mục tiêu:giúp thu hút sự quan tâm của học sinh
vào bài học, khai thác những điều em đã học, đã biết
trước đây, giới thiệu bài mới và tạo hứng khởi cho
học sinh đối với nội dung mới.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi.
*Cách tiến hành:
- Giáo viên tổ chức trò chơi đố “1 phút 3 điều”:
+ Giáo viên treo hai bức chân dung lên bảng lớp.
+ Giáo viên yêu cầu nhóm học sinh quan sát hai bức
chân dung và trong 1 phút mỗi nhóm cần kể ra được

ít nhất ba nét khác nhau của người bạn trong hai bức
chân dung… Tiếp theo là 1 phút nêu được ba điều
giống (hay khác nhau) về khung của hai bức chân
dung (vật liệu, hình dáng, màu sắc,…).
- Sau đó, giáo viên giới thiệu cho học sinh biết hôm
nay em sẽ được làm bức chân dung của em….
2. Hoạt động khám phá: Em cần những gì để làm
một bức chân dung? (5-7 phút):
* Mục tiêu:Giúp học sinh qua những kinh nghiệm cụ
thể, quan sát, đặt câu hỏi, kiểm tra,… thảo luận để
thu thập thông tin về những điều/đối tượng học sinh
cần tìm hiểu.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Thảo luận nhóm,
đàm thoại, vấn đáp.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên giúp học sinh đi vào khám phá về bức
chân dung em sẽ làm cho chính em qua các câu hỏi
gợi ý:
+ Bức chân dung có những gì?
+ Em cần chuẩn bị những gì?

Hoạt động của học sinh

- Học sinh quan sát hai bức chân dung và
trong 1 phút mỗi nhóm cần kể ra được ít
nhất ba nét khác nhau của người bạn trong
hai bức chân dung (về mái tóc, hình dáng
bên ngoài, trang phục, sở thích, …); nêu
được ba điều giống (hoặc khác nhau) về
khung của hai bức chân dung.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh lắng nghe và trả lời các câu hỏi
gợi ý của giáo viên.

- Học sinh tự chọn và quyết định: suy nghĩ


- Giáo viên lưu ý học sinh nên chọn những nguyên
vật liệu sẵn có như lá cây khô, lá dừa, que tre, giấy
bìa các-ton, giấy tạp chí đã qua sử dụng, …
- Giáo viên hỏi thêm để gợi ý học sinh về hình dạng
của khung, ví dụ: Em muốn khung có hình dạng như
thế nào?
- Giáo viên đặt câu hỏi và mời học sinh chọn, ví dụ:
“Em cần thực hiện những điều gì khi làm bức chân
dung?” nhằm giúp học sinh ý thức về những điều tốt
cần thực hiện khi làm bức chân dung.
3. Hoạt động luyện tập: Làm bức chân dung đặc
biệt của em (12-13 phút):
* Mục tiêu: Giúp học sinh tập thực hành điều mình
vừa khám phá, qua đó học sinh làm rõ để nắm vững
và làm tốt hơn điều cần thực hiện.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Thực hành, trực
quan, sáng tạo cá nhân.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành dán, vẽ
hình của mình cùng sở thích và khả năng của học
sinh.
- Giáo viên hướng dẫn cho học sinh trang trí khung

hình bằng giấy khác màu, đường diềm, dây len màu,
dây bố, vẽ màu, cắt răng cưa, … rồi dán lên bìa cứng
cho khung hình thêm đẹp.
- Giáo viên hướng dẫn cho học sinh làm các loại
khung khác nhau: que kem, dây dù,…
- Sau khi thực hành xong, giáo viên yêu cầu học sinh
dọn dẹp vệ sinh chỗ ngồi, cất đồ dùng đúng vị trí.
4. Hoạt động mở rộng (5-7 phút):
* Mục tiêu: nhằm thử nghiệm, vận dụng vào thực tế;
hoặc tìm hiểu sâu hơn, tiếp cận vấn đề mở rộng hơn.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Thực hành, trực
quan, nhóm.
* Cách tiến hành:
a. Triển lãm “Bức chân dung của em”:
- Giáo viên dùng dây bố, dây ni-lon, kẹp phơi đồ,
kim kẹp, … căng quanh lớp để học sinh treo bức
chân dung của nhóm mình.
b. Em học được ở bạn điều gì?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đi quanh khu vực

và chọn màu sắc, kiểu đường viền.
- Học sinh trả lời: hình vuông (hình chữ
nhật).
- Học sinh trả lời: giữ trật tự, dọn dẹp ngăn
nắp, tập trung làm việc, cố gắng vượt khó,
tôn trọng đồ dùng/sản phẩm của bạn,…

- Học sinh thực hành dán, vẽ hình của
mình.
- Học sinh thực hành trang trí khung hình.


- Học sinh thực hành làm khung ảnh.
- Học sinh dọn dẹp vệ sinh chỗ ngồi, cất đồ
dùng đúng vị trí.

- Học sinh treo bức chân dung của nhóm
mình trong khu vực trưng bày.

- Học sinh quan sát và nhận xét, đánh giá


trưng bày các bức chân dung để quan sát cách làm
của các bạn, từ đó học hỏi cách làm hay, đẹp, khéo
léo.
- Sau đó, giáo viên có thể đặt câu hỏi như: Ngắm
nhìn bức chân dung của bạn, em học được ở bạn điều
gì?
- Giáo viên nêu một vài nhận xét riêng để gợi ý cho
học sinh, nhận xét này nên theo tinh thần của nếp
nghĩ phát triển. Ví dụ: Riêng cô (thầy) học được ở
bạn… (sự cố gắng và cẩn thận khi làm khung
viền,…).
- Giáo viên khen ngợi, động viên một số bạn đã cố
gắng hoàn thành sản phẩm; những bạn có sản phẩm
đẹp, những điểm đặc biệt của sản phẩm ấy, … giúp
học sinh rút ra được những điều hay để học tập bạn.
5. Đánh giá (2-3 phút):
* Mục tiêu: Giúp học sinh tự đánh giá mình và đánh
giá bạn.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Thực hành.

* Cách tiến hành:
Giáo viênđánh giá học sinh và hướng dẫn học sinh tự
đánh giá mình, đánh giá bạn qua phiếu:

bức chân dung của bạn về: khung tranh,
đường viền, mẩu giấy màu, hình vẽ, …
- Học sinh chia sẻ trong nhóm.

Học sinh tự đánh giá mình và đánh giá bạn
qua phiếu đánh giá.

V. RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:
………………………..……………………………………………………………………………………
………………………..……………………………………………………………………………………
………………………..……………………………………………………………………………………
………………………..……………………………………………………………………………………
………………………..……………………………………………………………………………………


………………………..……………………………………………………………………………………
………………………..……………………………………………………………………………………
………………………..……………………………………………………………………………………
………………………..……………………………………………………………………………………
………………………..……………………………………………………………………………………
………………………..……………………………………………………………………………………
………………………..……………………………………………………………………………………
………………………..……………………………………………………………………………………

Ngày soạn: ......... / …… / 20……


Ngày dạy: ......... / …… / 20……

Kế hoạch bài dạy lớp 1 môn Hoạt động trải nghiệm - Tuần 4
Sinh hoạt theo chủ đề
CHỦ ĐỀ 1: EM VÀ NHỮNG NGƯỜI BẠN (4 TIẾT)
TIẾT 4: TỰ GIỚI THIỆU VỀ EM
I. MỤC TIÊU: Sau chủ đề, học sinh:
1. Về năng lực:
a. Hướng vào bản thân:
Mô tả được những đặc điểm cơ bản về dáng vẻ bên ngoài, sở thích và khả năng của bản thân;
Nhận biết và thể hiện được một số hành vi phù hợp khi nghe người khác nói, trình bày; Thể hiện
được sự tôn trọng, yêu thương mình và bạn bè bằng một số lời nói, hành động cụ thể; Bước đầu tập
biết tự đánh giá hoạt động của bản thân.
b. Hướng đến xã hội:
Nhận ra và nêu được một số điểm khác biệt của em và bạn bè; Thể hiện sự thân thiện khi
làm việc với các bạn; Biết tham gia dọn dẹp ngăn nắp sau khi làm; Bước đầu biết tự giới thiệu bản
thân cho người khác.
2. Về phẩm chất:
Tự tin và yêu quý bản thân hơn khi biết mình là một chủ thể có những đặc điểm riêng biệt,
khác với các bạn; Biết tôn trọng và yêu thương bạn bè; Nâng cao trách nhiệm qua việc thu dọn,
giữ sạch sẽ nơi thực hành; Trung thực trong tự đánh giá bản thân, đánh giá bạn bè.
3. Tích hợp:
- Đạo đức: Yêu quý và tôn trọng bản thân, bạn bè; thể hiện cảm xúc.
- Tiếng Việt: Sử dụng từ, năng lực trình bày.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Ảnh chụp chân dung của giáo viên; giấy A4, giấy màu, bìa cứng, keo dán,
kéo, bút màu, dây len màu, dây bố, kim kẹp, kim bấm; giấy có in sẵn họa tiết để làm đường diềm,
...
2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; bút chì, màu vẽ (bút chì màu, bút sáp màu, bút màu
dạ, màu nước,…), giấy báo cũ, bìa, giấy màu, keo dán, kéo; ảnh chân dung của học sinh; …

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp, trò chơi, ...
2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:


Hoạt động của giáo viên
1. Hoạt động khởi động: Cùng bạn chơi trò “Tôi
mến” (3-5 phút):
* Mục tiêu: giúp thu hút sự quan tâm của học sinh
vào bài học, khai thác những điều em đã học, đã biết
trước đây, giới thiệu bài mới và tạo hứng khởi cho
học sinh đối với nội dung mới.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên hướng dẫn luật chơi: Một bạn làm quản trò
hô to “Tôi mến! Tôi mến!”. Người chơi đáp: “Mến ai?
Mến ai?”. Bạn quản trò nêu tên một bạn trong lớp cùng
một đức tính tốt của bạn đó. Tương tự đến hết thời
gian.
2. Hoạt động khám phá: Học cách giới thiệu (5-7
phút):
* Mục tiêu: Giúp học sinh tự giới thiệu bản thân.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Thảo luận nhóm,
đàm thoại, vấn đáp, trực quan.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên hướng dẫnhọc sinhtự giới thiệu cho gia
đình và bạn bè những điều đặc biệt về bản thân.
- Giáo viên tổ chức trò chơi tạo động lực và tâm thế
cho học sinh mạnh dạn, tự tin hơn

- Giáo viên cho học sinh xem Video clip tham khảo
và hướng dẫn các bước tiến hành tự giới thiệu.
3. Hoạt động luyện tập: Em tự giới thiệu trước
nhóm, lớp (12-13 phút):
* Mục tiêu: Giúp học sinh tự tin để tự giới thiệu
trước nhóm, lớp.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Thực hành, trực
quan, sáng tạo cá nhân.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên gợi ý các nội dung giới thiệu như: họ và
tên của em, địa chỉ của em, sở thích của em, ...
- Giáo viên làm mẫu tự giới thiệu về mình.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh rèn luyện bằng cách
học sinh tự giới thiệu trước nhóm lớn, trước lớp.
4. Hoạt động mở rộng: (5-7 phút):
* Mục tiêu: Giúp học sinh sinh thực hiện các hành
động để bản thân đáng yêu hơn.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Thực hành,.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên hướng dẫn để học sinh thực hiện các
hành động để bản thân đáng yêu hơn khi nghe bạn
trình bày bằng cách đặt các câu hỏi dẫn dắt: Em làm
gì khi nghe bạn trính bày? Tay em để ở đâu? Mắt em

Hoạt động của học sinh

- Học sinh tham gia trò chơi.

- Học sinh tự giới thiệu cho gia đình và bạn
bè những điều đặc biệt về bản thân.

- Học sinh tham gia trò chơi: tự giới thiệu
theo cặp đôi, các bạn góp ý, bổ sung.
- Học sinh quan sát, lắng nghe.

- Học sinh tự giới thiệu trong nhóm.
- Học sinh quan sát, làm theo.
- Vài học sinh tự
giới thiệu trước lớp.

- Học sinhthực hiện các hành động để bản
thân đáng yêu hơn khi nghe bạn trình bày.


có nhìn thẳng về bạn không? Em có chăm chú lắng
nghe để ghi nhớ những điều bạn vừa nói không? Em
có vỗ tay khích lệ bạn không?
5. Đánh giá (2-3 phút):
* Mục tiêu: Giúp học sinh tự đánh giá mình và bạn.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Thực hành.
* Cách tiến hành:
Giáo viênđánh giá học sinh và hướng dẫn học sinh tự Học sinh tự đánh giá mình và đánh giá bạn
đánh giá mình, đánh giá bạn qua phiếu:
qua phiếu đánh giá.
V. RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:
………………………..……………………………………………………………………………………
………………………..……………………………………………………………………………………
………………………..……………………………………………………………………………………

Ngày soạn: ......... / …… / 20……


Ngày dạy: ......... / …… / 20……

Kế hoạch bài dạy lớp 1 môn Hoạt động trải nghiệm - Tuần 5
Sinh hoạt theo chủ đề
CHỦ ĐỀ 2: MỘT NGÀY CỦA EM (4 TIẾT)
TIẾT 1: NHỮNG VIỆC EM THƯỜNG LÀM Ở NHÀ
I. MỤC TIÊU: Sau chủ đề, học sinh:
1. Về năng lực:
a. Hướng vào bản thân:
- Hình thành được một số thói quen, nếp sống sinh hoạt và kĩ năng tự phục vụ.
- Thực hiện được một số việc tự chăm sóc bản thân phù hợp với lứa tuổi.
- Nêu được những hành động an toàn, không an toàn khi vui chơi và thực hiện được một số
hành vi tự bảo vệ.
- Tham gia tích cực, chia sẻ và hỗ trợ bạn trong hoạt động.
- Đánh giá hoạt động của bản thân, nhóm, lớp.
b. Hướng đến xã hội:
- Thể hiện tình yêu thương đối với các thành viên trong gia đình, với thầy cô, bạn bè bằng
lời nói, việc làm phù hợp với lứa tuổi.
- Biết tham gia giữ gìn nhà cửa gọn gàng, trường lớp sạch đẹp.
c. Hướng đến tự nhiên:
- Nhận biết được thế nào là môi trường xung quanh sạch đẹp và chưa sạch đẹp.
- Thực hiện được một số việc làmphù hợp với lứa tuổi để giữ gìn môi trường xung quanh
sạch đẹp khi học tập, sinh hoạt, vui chơi ở nhà, ở trường.
2. Về phẩm chất:
- Chăm chỉ, có nền nếp trong học tập, sinh hoạt hằng ngày.
- Biết chọn lọc những việc cần làm và những việc không nên làm trong học tập, suinh hoạt.
- Ý thức trách nhiệm trong việc tự chăm sóc bản thân, giữ an toàn cho bản thân trong sinh
hoạt, học tập.



- Biết yêu quý, tôn tọng bản thân, bạn bè.
- Trung thực trong tự đánh giá bản thân và đánh giá bạn bè.
3. Tích hợp:
- STEAM: Toán (sử dụng thước, chia khung lớn, nhỏ; hình vuông, hình chữ nhật); Mĩ thuật
(vẽ, trang trí); Âm nhạc (hát và sử dụng bộ gõ cơ thể); Khoa học (hoạt động có ích cho cơ thể,
điện, an toàn điện); Công nghệ (sử dụng vật liệu, dụng cụ).
- Đạo đức: Sống có nề nếp, thói quen tốt; trung thực, tôn trọng bản thân và mọi người.
- Kĩ năng sống: Các kĩ năng an toàn trong cuộc sống hằng ngày.
- Tiếng Việt: Trình bày rõ ràng, sử dụng từ ngữ thích hợp.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Bảng phụ, giấy A3, giấy bìa màu, bút chì, bút màu, thước kẻ, hồ dán, ...
tranh, hình ảnh, miếng dán; …
2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; bút chì, màu vẽ; …
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp, trò chơi, ...
2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Hoạt động khởi động: Cùng nhau hát bài “Chị
Ong Nâu và em bé” (3-5 phút):
* Mục tiêu: giúp thu hút sự quan tâm của học sinh
vào bài học, khai thác những điều em đã học, đã biết
trước đây, giới thiệu bài mới và tạo hứng khởi cho
học sinh đối với nội dung mới.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh hát bài “Chị Ong

Nâu và em bé” nhạc và lời Tân Huyền.
- Giáo viên dẫn dắt để giới thiệu bài:
+ Trong bài hát, buổi sáng chú gà trống làm gì?
+ Ông Mặt Trời làm gì?
+ Chị Ong Nâu làm gì?
+ Chị Ong Nâu đã vâng lời bố mẹ ra sao?
+ Còn các em thường làm gì khi thức dậy vào buổi
sáng?
- Từ trả lời của học sinh, giáo viên dẫn dắt các em
vào bài học mới.
2. Hoạt động khám phá: Hãy cho biết những việc

- Học sinh hát kết hợp sử dụng bộ gõ cơ
thể.
- Học sinh trả lời.
+ Gáy báo thức.
+ Thức dậy, chiếu sáng khắp mọi nơi.
+ Bày đi tìm nhụy, hút mật.
+ Chăm làm, không lười biếng.
+ Học sinh tự kể.
- Học sinh lắng nghe.


em làm hằng ngày ở nhà? Việc nào em làm trước,
việc nào em làm sau? (5-7 phút):
* Mục tiêu: Giúp học sinh nêu những việc em làm
hằng ngày ở nhà; những việc làm trước, những việc
làm sau.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Thảo luận nhóm,
đàm thoại, vấn đáp, trực quan.

* Cách tiến hành:
- Giáo viên đặt câu hỏi gợi ý để học sinh nêu những
việc em làm hằng ngày ở nhà:
+ Khi ở nhà, em thường làm những gì?
+ Hãy nêu các hoạt động thường ngày của em.
- Giáo viên cho học sinh xem video clip về những
việc làm hằng ngày của trẻ em, yêu cầu học sinh thực
hiện trên phiếu:
STT

Công việc thường
ngày ở nhà

1

Tập thể dục

2

Ăn sáng

3

Xem truyền hình

4

Ngủ

5


Ăn tối

6

Tắm rửa

7

Ăn trưa

8

Đọc sách

9

Chuẩn bị bài

10

Đánh răng

11

Xem hoạt hình

12

Giúp mẹ nhặt rau


Việc em
thích làm

- Học sinh kể những việc làm hằng ngày
của mình.

- Học sinhthực hiện nhóm trên phiếu. Gắn
bông hoa nhỏ vào ô em đã làm, giải thích
cho các bạn nghe về công việc đó.

Việc em
cần làm

- Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm: - Học sinh thảo luận nhóm và giải thích vì
Những công việc em cần làm ở nhà mỗi ngày, trình sao đó là những việc mà em phải làm ở nhà


tự thực hiện những việc ấy.
3. Hoạt động luyện tập: Em tập làm những việc ở
nhà như thế nào?(12-13 phút):
* Mục tiêu: Giúp học sinh giải thích được em làm
những việc ở nhà như thế nào?
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Thực hành, trực
quan, sáng tạo cá nhân.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu học sinh mô tả em đã làm những
việc ở nhà như thế nào?
- Giáo viên gợi ý để học sinh nêu được vì sao em
phải tự làm những việc ấy? Nó mang đến lợi ích gì

cho bản thân?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh thể hiện những việc
làm ở nhà bằng cách vẽ, cắt, dán, viết theo trình tự
hoặc cách trình bày riêng của em
4. Hoạt động mở rộng: Em giúp gia đình chuẩn bị
bữa ăn và thu dọn bàn ăn (5-7 phút):
* Mục tiêu:Giúp học sinh biết giúp gia đình chuẩn bị
bữa ăn và thu dọn bàn ăn.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Thực hành, trực
quan, nhóm.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên hướng dẫn để học sinh xem kĩ tranh trong
sách học sinh và cho biết em đã giúp gia đình bày,
dọn một bữa ăn như thế nào?

mỗi ngày?

- Học sinh mô tả.
- Học sinhnêu và giải thích.

- Học sinh vẽ, trang trí, làm khung, nền cho
đẹp, độc đáo.

- Học sinhxem kĩ tranh và trình bày: Em
dọn chén, đĩa, thìa đủ cho số người ăn, sắp
xếp đúng vị trí của mỗi người; bưng thức ăn
để trên bàn; ăn xong, em dọn chén, bát bẩn
và giúp mẹ rửa chén.
- Giáo viên tổ chức cho cả lớp nhận xét, bổ sung ý - Học sinh nhận xét, góp ý, bổ sung.
kiến cho bạn.

- Giáo viên nhắc học sinh chú ý an toàn khi làm việc. - Học sinh lắng nghe, rút kinh nghiệm.
5. Đánh giá (2-3 phút):
* Mục tiêu: Giúp học sinh tự đánh giá mình và đánh
giá bạn.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Thực hành.
* Cách tiến hành:
Giáo viênđánh giá học sinh và hướng dẫn học sinh tự Học sinh tự đánh giá mình và đánh giá bạn
đánh giá mình, đánh giá bạn qua phiếu:
qua phiếu đánh giá.


V. RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:
………………………..……………………………………………………………………………………
………………………..……………………………………………………………………………………
………………………..……………………………………………………………………………………
………………………..……………………………………………………………………………………
………………………..……………………………………………………………………………………
………………………..……………………………………………………………………………………

Ngày soạn: ......... / …… / 20……

Ngày dạy: ......... / …… / 20……

Kế hoạch bài dạy lớp 1 môn Hoạt động trải nghiệm - Tuần 6
Sinh hoạt theo chủ đề
CHỦ ĐỀ 2: MỘT NGÀY CỦA EM (4 TIẾT)
TIẾT 2: MỖI NGÀY Ở TRƯỜNG CỦA EM
I. MỤC TIÊU: Sau chủ đề, học sinh:
1. Về năng lực:
a. Hướng vào bản thân:

- Hình thành được một số thói quen, nếp sống sinh hoạt và kĩ năng tự phục vụ.
- Thực hiện được một số việc tự chăm sóc bản thân phù hợp với lứa tuổi.
- Nêu được những hành động an toàn, không an toàn khi vui chơi và thực hiện được một số
hành vi tự bảo vệ.
- Tham gia tích cực, chia sẻ và hỗ trợ bạn trong hoạt động.
- Đánh giá hoạt động của bản thân, nhóm, lớp.
b. Hướng đến xã hội:
- Thể hiện tình yêu thương đối với các thành viên trong gia đình, với thầy cô, bạn bè bằng
lời nói, việc làm phù hợp với lứa tuổi.
- Biết tham gia giữ gìn nhà cửa gọn gàng, trường lớp sạch đẹp.
c. Hướng đến tự nhiên:
- Nhận biết được thế nào là môi trường xung quanh sạch đẹp và chưa sạch đẹp.
- Thực hiện được một số việc làmphù hợp với lứa tuổi để giữ gìn môi trường xung quanh
sạch đẹp khi học tập, sinh hoạt, vui chơi ở nhà, ở trường.
2. Về phẩm chất:
- Chăm chỉ, có nền nếp trong học tập, sinh hoạt hằng ngày.
- Biết chọn lọc những việc cần làm và những việc không nên làm trong học tập, suinh hoạt.
- Ý thức trách nhiệm trong việc tự chăm sóc bản thân, giữ an toàn cho bản thân trong sinh
hoạt, học tập.


- Biết yêu quý, tôn tọng bản thân, bạn bè.
- Trung thực trong tự đánh giá bản thân và đánh giá bạn bè.
3. Tích hợp:
- STEAM: Toán (sử dụng thước, chia khung lớn, nhỏ; hình vuông, hình chữ nhật); Mĩ thuật
(vẽ, trang trí); Âm nhạc (hát và sử dụng bộ gõ cơ thể); Khoa học (hoạt động có ích cho cơ thể,
điện, an toàn điện); Công nghệ (sử dụng vật liệu, dụng cụ).
- Đạo đức: Sống có nề nếp, thói quen tốt; trung thực, tôn trọng bản thân và mọi người.
- Kĩ năng sống: Các kĩ năng an toàn trong cuộc sống hằng ngày.
- Tiếng Việt: Trình bày rõ ràng, sử dụng từ ngữ thích hợp.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Bảng phụ, giấy A3, giấy bìa màu, bút chì, bút màu, thước kẻ, hồ dán, ...
tranh, hình ảnh, miếng dán; …
2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; bút chì, màu vẽ; …
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp, trò chơi, ...
2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Hoạt động khởi động: Trò chơi “Kết đoàn” (3-5
phút):
* Mục tiêu: giúp thu hút sự quan tâm của học sinh
vào bài học, khai thác những điều em đã học, đã biết
trước đây, giới thiệu bài mới và tạo hứng khởi cho
học sinh đối với nội dung mới.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên cử một bạn làm quản trò. Quản trò hô - Học sinh tham gia trò chơi.
“Kết đoàn! Kết đoàn!”, người chơi hỏi “Kết mấy?
Kết mấy?”, quản trò trả lời “Kết bốn”, người chơi
nhanh chóng nắm tay nhau thành 4 người, những bạn
không kết được nhóm 4 sẽ chọn ra một người làm
quản trò và tiếp tục cuộc chơi.
- Thông qua trò chơi, giáo viên dẫn dắt học sinh vào
bài học:
+ Có những bài học nào rút ra từ trò chơi này?
- Học sinh trả lời: chú ý lắng nghe, nhanh

nhẹn, đoàn kết, tuân thủ luật chơi, …
+ Nếu em nói chuyện riêng, mất tập trung trong lúc - Học sinh trả lời: làm sai.
chơi thì sẽ ra sao?
+ Nếu ở lớp, lúc thầy cô giảng bài mà em nói chuyện - Học sinh trả lời: không hiểu bài.
riêng thì sẽ thế nào?
- Giáo viên giới thiệu bài.
- Học sinh lắng nghe.


2. Hoạt động khám phá: (5-7 phút):
* Mục tiêu: Giúp học sinh nêu tên môn học và các đồ
dùng học tập, môn học yêu thích; những việc nên
làm và không nên làm.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Thảo luận nhóm,
đàm thoại, vấn đáp, trực quan.
* Cách tiến hành:
a. Kể tên môn học và các đồ dùng học tập. Em thích
môn học nào?
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc cặp đôi, kể tên - Bạn thứ nhất kế tên 1 môn học và đưa
những môn học bằng hình thức trò chơi “Truy bài”.
sách học sinh ra, bạn còn lại nhắc lại tên
môn học đó và nêu tên môn học khác; thực
hiện tương tự cho đến hết.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh lập nhóm 4, kể tên - Nhóm 4 chia làm 2 đội, đội A nêu tên 1 đồ
các đồ dùng học tập bằng hình thức trò chơi “Đối đáp dùng, đội B lập tức cầm đồ dùng đó lên và
nhanh”.
nêu tên đồ dùng khác; trò chơi thực hiện
- Giáo viên tổ chức cho học sinh làm việc cá nhân, tương tự cho đến hết.
nêu tên môn học mà mình yêu thích, chia sẻ lí do vì - Học sinh chia sẻ cá nhân trước lớp.
sao.

- Giáo viên yêu cầu học sinh cặp đôi kiểm tra đồ
dùng học tập cho các môn học ngày hôn nay.
- Giáo viên dùng phiếu học tập để học sinh làm.

- Giáo viên yêu cầu học sinh gắn hình ngôi sao vào
môn học mà mình yêu thích.
b. Việc nào nên làm, việc nào không nên làm (trong
giờ học, giờ ra chơi)?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm 4 về
những việc nên làm và không nên làm trong giờ học
và khi ra chơi.
- Giáo viên nhận xét, góp ý.

- Học sinh thực hiện.

- Học sinh thảo luận nhóm 4 về những việc
nên làm và không nên làm trong giờ học và
khi ra chơi.
- Đại diện nhóm phát biểu và giải thích vì
sao nên làm và không nên làm.
- Học sinh nhận xét, góp ý bạn mình.


3. Hoạt động luyện tập: Em tập làm những việc ở
nhà như thế nào? (12-13 phút):
* Mục tiêu: Giúp học sinh biết soạn sách, vở, đồ
dùng học tập cho từng buổi học.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Thực hành, trực
quan, sáng tạo cá nhân.
* Cách tiến hành:

a. Soạn sách vở theo thời khóa biểu:
- Giáo viên làm quản trò, yêu cầu học sinh thực hiện
trò chơi tiếp sức.
- Giáo viên gợi ý để học sinh soạn sách vở theo thời
khóa biểu của buổi học hôm nay.
b. Soạn đồ dùng học tập cần thiết cho mỗi môn
học:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện trò chơi
như hoạt động trên.
- Giáo viên nêu câu hỏi:
+ Khi nghe tiếng trống bào hiệu giờ chơi, các em làm
gì?
+ Khi nghe tiếng trống bào hiệu giờ tan trường, các
em làm gì?
4. Hoạt động mở rộng: Em cùng các bạn chơi một
trò chơi (5-7 phút):
* Mục tiêu:Giúp học sinh thực hiệnmột số trò chơi.

- Học sinh tiếp sức nêu tên các môn học của
một ngày trong tuần.
- Học sinhthực hiện.

- Học sinh nêu tên môn học, bạn kế bên đưa
các đồ dùng cho môn học đó lên, ...
- Học sinh đóng vai thực hiện.
- Học sinh đóng vai thực hiện.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Thực hành, trực
quan, nhóm.
* Cách tiến hành:

- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu tên một số trò chơi - Học sinhnêu và giải thích.
em thường được chơi ở trường và cho biết em thích
trò chơi nào? Vì sao? Trò chơi ấy có lợi ích gì?
- Giáo viên tổ chức cho học sinh cùng chơi một trò - Học sinh cùng chơi trò chơi.
chơi các em tự chọn.
- Giáo viên nhắc học sinh chơi như thế nào để được
vui hơn, tốt hơn.
5. Đánh giá (2-3 phút):
* Mục tiêu: Giúp học sinh tự đánh giá mình và đánh
giá bạn.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Thực hành.
* Cách tiến hành:


Giáo viênđánh giá học sinh và hướng dẫn học sinh tự Học sinh tự đánh giá mình và đánh giá bạn
đánh giá mình, đánh giá bạn qua phiếu:
qua phiếu đánh giá.

V. RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:
………………………..……………………………………………………………………………………
………………………..……………………………………………………………………………………
………………………..……………………………………………………………………………………

Ngày soạn: ......... / …… / 20……

Ngày dạy: ......... / …… / 20……

Kế hoạch bài dạy lớp 1 môn Hoạt động trải nghiệm - Tuần 7
Sinh hoạt theo chủ đề
CHỦ ĐỀ 2: MỘT NGÀY CỦA EM (4 TIẾT)

TIẾT 3: AN TOÀN MỖI NGÀY
I. MỤC TIÊU: Sau chủ đề, học sinh:
1. Về năng lực:
a. Hướng vào bản thân:
- Hình thành được một số thói quen, nếp sống sinh hoạt và kĩ năng tự phục vụ.
- Thực hiện được một số việc tự chăm sóc bản thân phù hợp với lứa tuổi.
- Nêu được những hành động an toàn, không an toàn khi vui chơi và thực hiện được một số
hành vi tự bảo vệ.
- Tham gia tích cực, chia sẻ và hỗ trợ bạn trong hoạt động.
- Đánh giá hoạt động của bản thân, nhóm, lớp.
b. Hướng đến xã hội:
- Thể hiện tình yêu thương đối với các thành viên trong gia đình, với thầy cô, bạn bè bằng
lời nói, việc làm phù hợp với lứa tuổi.
- Biết tham gia giữ gìn nhà cửa gọn gàng, trường lớp sạch đẹp.
c. Hướng đến tự nhiên:
- Nhận biết được thế nào là môi trường xung quanh sạch đẹp và chưa sạch đẹp.
- Thực hiện được một số việc làmphù hợp với lứa tuổi để giữ gìn môi trường xung quanh
sạch đẹp khi học tập, sinh hoạt, vui chơi ở nhà, ở trường.
2. Về phẩm chất:
- Chăm chỉ, có nền nếp trong học tập, sinh hoạt hằng ngày.


- Biết chọn lọc những việc cần làm và những việc không nên làm trong học tập, suinh hoạt.
- Ý thức trách nhiệm trong việc tự chăm sóc bản thân, giữ an toàn cho bản thân trong sinh
hoạt, học tập.
- Biết yêu quý, tôn tọng bản thân, bạn bè.
- Trung thực trong tự đánh giá bản thân và đánh giá bạn bè.
3. Tích hợp:
- STEAM: Toán (sử dụng thước, chia khung lớn, nhỏ; hình vuông, hình chữ nhật); Mĩ thuật
(vẽ, trang trí); Âm nhạc (hát và sử dụng bộ gõ cơ thể); Khoa học (hoạt động có ích cho cơ thể,

điện, an toàn điện); Công nghệ (sử dụng vật liệu, dụng cụ).
- Đạo đức: Sống có nề nếp, thói quen tốt; trung thực, tôn trọng bản thân và mọi người.
- Kĩ năng sống: Các kĩ năng an toàn trong cuộc sống hằng ngày.
- Tiếng Việt: Trình bày rõ ràng, sử dụng từ ngữ thích hợp.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Bảng phụ, giấy A3, giấy bìa màu, bút chì, bút màu, thước kẻ, hồ dán, ...
tranh, hình ảnh, miếng dán; …
2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; bút chì, màu vẽ; …
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp, trò chơi, ...
2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Hoạt động khởi động: Trò chơi “Nên-Không
nên” (3-5 phút):
* Mục tiêu: giúp thu hút sự quan tâm của học sinh
vào bài học, khai thác những điều em đã học, đã biết
trước đây, giới thiệu bài mới và tạo hứng khởi cho
học sinh đối với nội dung mới.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh chia lớp thành 2 đội, - Học sinh tham gia trò chơi.
đứng theo vòng tròn.Đại diện đội A nói 1 câu bắt đầu
bằng từ “Nên …” (ví dụ “Nên ngồi ngay ngắn khi
học.”) sau đó ném bóng nhựa cho 1 bạn ở đội B, học
sinh đó sẽ nói 1 câu bắt đầu bằng từ “Không nên …”
(ví dụ “Không nên đá bóng dười lòng đường.”), trò

chơi tương tự như thế đến hết thời gian.
- Giáo viên giới thiệu bài.
2. Hoạt động khám phá: Việc nào có thể gây nguy
hiểm cho em và bạn khác? (5-7 phút):


* Mục tiêu: Giúp học sinh nhận biết việc nguy hiểm
cần tránh.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Thảo luận nhóm,
đàm thoại, vấn đáp, trực quan.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu
cầu học sinh
quan sát hình
trong sách học
sinh.
- Giáo viên
hướng dẫn học
sinh giải thích
các hình:
+ Hình 1: Các bạn nam với tay lấy quả bóng dưới ao.
+ Hình 2: Các bạn nhỏ đang chơi ở sân nhà.
+ Hình 3: Ba bạn nhỏ đi xe đạp thành hàng 3 trên
đường phố.
+ Hình 4: Bạn nam đang tự cắm điện để nấu nước
bằng ấm điện.
- Giáo viên yêu cầu học sinh cho biết việc nào có thể
gây nguy hiểm cho bản thân em và người khác?
- Giáo viên tổ chức cho học sinh trả lời cá nhân, giải
thích vì sao nguy hiểm.

- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu thêm một số việc
làm có thể gây nguy hiểm trong đời sống hằng ngày.
- Giáo viên yêu cầu học sinh kể lại một tai nạn đối
với người khác mà em đã chứng kiến, từ đó nêu lên
cảm xúc của bản thân.
- Giáo viên lồng ghép giáo dục học sinh về ý thức
phòng tránh tai nạn, thương tích trong sinh hoạt.
3. Hoạt động luyện tập: Thực hành kĩ năng an
toàn (12-13 phút):
* Mục tiêu: Giúp học sinh biết thực hành kĩ năng an
toàn như sử dụng các dụng cụ bảo hộ khi cần thiết.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Thực hành, trực
quan, sáng tạo cá nhân.
* Cách tiến hành:

- Học sinh quan sát hình trong sách học
sinh.

- Học sinh cho biết việc nào có thể gây
nguy hiểm cho bản thân em và người khác.
- Học sinh trả lời cá nhân, giải thích vì sao
nguy hiểm.
- Học sinh nêu.
- Học sinh kể và nêu cảm xúc của bản thân.

- Học sinh lắng nghe.


×