Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

tiểu luận tổ chức ngành báo cáo phân tích hiệu quả hoạt động ngành sản xuất da và các sản phẩm có liên quan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (261.14 KB, 23 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Có thể nói trong vô vàn các ngành nghề hiện nay tại Việt Nam nói riêng và trên thế
giới nói chung thì ngành nào cũng đóng góp một phần quan trọng riêng trong sự phát triển
kinh tế chung. Một trong số đó phải kể đến là ngành Sản xuất da và các sản phẩm có liên
quan.
Vai trò và ý nghĩa của ngành da cơ bản có thể nhìn thấy rõ từ sự đóng góp của lĩnh
vực này trong tiêu dùng quốc nội cũng như xuất khẩu, chẳng hạn: trong nước, ngành Sản
xuất da và các sản phẩm có liên quan được xếp hàng thứ ba trong các ngành xuất khẩu lớn,
chỉ đứng sau dệt may và dầu khí, đồng thời Việt Nam được xếp hàng thứ tư trong số các
nước xuất khẩu da giày lớn trên thế giới và là một trong mười nước sản xuất giày dép lớn
nhất thế giới.
Chính vì vậy, việc nắm được tình hình hoạt động và phát triển của ngành có vai trò vô
cùng thiết thực đối với cả các doanh nghiệp đã, đang hoặc sắp gia nhập ngành, cũng như
các nhà hoạch định chính sách nhằm đưa ngành Sản xuất da và các sản phẩm có liên quan
phát triển đúng hướng, ngày càng mang đến nhiều đóng góp tích cực hơn cho nền kinh tế
quốc dân.
Trong bài báo cáo này, chúng ta sẽ tìm hiểu về Ngành sản xuất da và các sản phẩm có
liên quan thông qua việc tiếp cận với bộ số liệu điều tra doanh nghiệp năm 2006 của Tổng
cục thống kê. Bên cạnh đó, các thông tin tổng quan về ngành, cấu trúc của thị trường (quy
mô doanh nghiệp, mức độ tập trung của ngành, khoa học và công nghệ, cầu và điều kiện
của thị trường) và hành vi của các doanh nghiệp (như hành vi về giá, liên kết và sấp nhập,
R&D hay các đóng góp cho xã hội) cũng sẽ được trình bày song song, nhằm chỉ ra hiệu quả
hoạt động của doanh nghiệp, thuận tiện cho việc đưa ra các khuyến nghị dành cho họ.
Thông qua đây, chúng ta có thể đưa ra được những nhận xét khách quan nhất về
Ngành sản xuất da và các sản phẩm có liên quan, và quan trọn hơn, đưa ra những định
hướng và giải pháp cụ thể để phát triển ngành.

Trang 2


1. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH SẢN XUẤT DA VÀ CÁC SẢN PHẨM CÓ LIÊN


QUAN
1.1 Định nghĩa
Nhóm ngành sản xuất da và các sản phẩm có liên quan gồm những hoạt động được quy
định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về Hệ thống ngành
kinh tế Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành, theo đó:
15: SẢN XUẤT DA VÀ CÁC SẢN PHẨM CÓ LIÊN QUAN
Ngành này gồm: Thuộc, nhuộm da và chế biến da sống thành da bằng cách thuộc, chế
biến da thành các sản phẩm cho sử dụng cuối cùng. Nó cũng bao gồm sản xuất các sản
phẩm tương tự từ các nguyên liệu khác (giả da hoặc thay thế da), như giày dép cao su, túi
xách từ sản phẩm dệt. Sản phẩm được làm từ nguyên liệu thay thế da cũng thuộc nhóm này,
vì chúng được sản xuất bằng các phương pháp tương đương với các sản phẩm da được sản
xuất (ví dụ túi xách) và thường được sản xuất trong cùng một đơn vị.
151: Thuộc, sơ chế da; sản xuất va li, túi xách, yên đệm; sơ chế và nhuộm da lông
thú
Nhóm này gồm: Sản xuất da lông thú và các sản phẩm da lông thú.
1511 -15110: Thuộc, sơ chế da; sơ chế và nhuộm da lông thú
Nhóm này gồm: thuộc, nhuộm da; sản xuất da sơn dương, da cừu, da dê, giấy da, da
tinh xảo hoặc da hấp (cao su); sản xuất da tổng hợp; cạo lông, chải lông, thuộc, tẩy trắng,
xén lông, nhổ lông và nhuộm da lông thú.
Loại trừ: sản xuất da sống và da như một phần việc của trại nuôi gia súc được phân vào
nhóm 014 (Chăn nuôi); sản xuất da sống và da là phần việc của hoạt động giết mổ được
phân vào nhóm 1010 (Chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt); sản xuất trang phục
bằng da được phân vào nhóm 14100 (May trang phục (trừ trang phục từ da lông thú)); sản
xuất da giả không phải từ da tự nhiên được phân vào nhóm 22190 (Sản xuất sản phẩm khác
từ cao su), 2220 (Sản xuất sản phẩm từ plastic).
1512 - 15120: Sản xuất vali, túi xách và các loại tương tự; sản xuất yên đệm
Nhóm này gồm: sản xuất va li, túi xách và các loại tương tự, bằng da, da tổng hợp hoặc
bất cứ nguyên liệu nào khác như nhựa, vải dệt, sợi hoặc bìa các tông được lưu hoá, với điều
kiện các nguyên liệu này sử dụng cùng công nghệ dùng để xử lý da; sản xuất yên đệm; sản
Trang 3



xuất dây đeo đồng hồ phi kim (từ vải, da, nhựa); sản xuất các đồ khác từ da hoặc da tổng
hợp: Dây an toàn, túi...; sản xuất dây giày bằng da; sản xuất roi da, roi nài ngựa.
Loại trừ: sản xuất trang phục bằng da được phân vào nhóm 14100 (May trang phục (trừ
trang phục từ da lông thú)); sản xuất găng tay và mũ da được phân vào nhóm 14100 (May
trang phục (trừ trang phục từ da lông thú)); sản xuất giày, dép được phân vào nhóm 15200
(Sản xuất giày dép); sản xuất yên xe đạp được phân vào nhóm 30920 (Sản xuất xe đạp và
xe cho người khuyết tật); sản xuất dây đeo đồng hồ kim loại quý được phân vào nhóm
32110 (Sản xuất đồ kim hoàn và chi tiết liên quan); sản xuất dây đeo đồng hồ kim loại
thường được phân vào nhóm 32120 (Sản xuất đồ giả kim hoàn và chi tiết liên quan); sản
xuất dây đeo an toàn cho thợ điện và các dây đeo cho nghề nghiệp khác được phân vào
nhóm 32900 (Sản xuất khác chưa được phân vào đâu).
152 - 1520 -15200: Sản xuất giày, dép
Nhóm này gồm: sản xuất giày, dép cho mọi mục đích sử dụng, bằng mọi nguyên liệu,
bằng mọi cách thức sản xuất bao gồm cả đổ khuôn; sản xuất bộ phận bằng da của giày dép:
sản xuất mũi giày và bộ phận của mũi giày, đế trong và phần ngoài đế; sản xuất bao chân,
xà cạp và các vật tương tự; thêu, in gia công trên giày; sản xuất guốc gỗ thành phẩm; gia
công đế giày bằng nguyên phụ liệu khác (xốp eva, giả da...)
Loại trừ: sản xuất giày dép từ nguyên liệu dệt không có đế được phân vào nhóm 14100
(May trang phục (trừ trang phục từ da lông thú)); sản xuất bộ phận bằng nhựa của giày dép
được phân vào nhóm 2220 (Sản xuất sản phẩm từ plastic); sản xuất ủng, giày cao su và đế,
các bộ phận khác của giày dép bằng cao su được phân vào nhóm 22190 (Sản xuất sản phẩm
khác từ cao su); sản xuất bộ phận của giày bằng gỗ (ví dụ cốt giày hoặc gót giày) được
phân vào nhóm 1629 (Sản xuất các sản phẩm khác từ gỗ; sản xuất sản phẩm từ tre, nứa,
rơm, rạ và vật liệu tết bện)
1.2 Thực trạng phát triển của ngành Sản xuất da và các sản phẩm có liên quan
Ngành da giày đang giữ vị trí ngọn cờ đấu đối với ngành Sản xuất da và các sản phẩm
có liên quan. Hiện nay, Việt Nam đang là nước sản xuất giày dép đứng thứ 3 châu Á sau
Trung Quốc, Ấn Độ, và đứng thứ 4 thế giới. Hiện Việt Nam đang sản xuất khoảng 920 triệu

đôi giày mỗi năm, xuất khẩu hơn 800 triệu đôi tới hơn 50 thị trường trên thế giới, trong đó
Liên minh châu Âu (EU) chiếm tỷ lệ lớn nhất.
Ngoài ra, sản phẩm túi xách cũng được xuất khẩu sang 40 nước, trong đó thị trường Mỹ
chiếm tỷ lệ cao nhất với 41,6%.

Trang 4


Với 12 hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã ký kết với các nước và khu
vực trên thế giới, xuất khẩu các sản phẩm từ da của Việt Nam sẽ được hưởng ưu đãi lớn khi
mức thuế xuất giảm mạnh từ 3,5-57,4% xuống 0%, mở ra cơ hội tăng trưởng xuất khẩu lớn
cho ngành da.
Tuy nhiên, ngành da Việt Nam cũng đang gặp phải rất nhiều vấn đề nan giải. Trước hết,
cần kể đến một nghịch lý, đó là dù ngành Sản xuất da và các sản phẩm có liên quan là một
trong những ngành có kim ngạch xuất khẩu cao nhất của Việt Nam, nhưng “phần bánh”
xuất khẩu lại hầu hết đang nằm trong tay các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI).
Chỉ tính riêng đối với ngành da giày, theo Lefaso, chừng 800 doanh nghiệp doanh
nghiệp FDI, mặc dù chiếm chưa đến 25% số lượng doanh nghiệp hoạt động trong ngành,
nhưng đang quyết định tới 77% giá trị xuất khẩu, trong đó nhiều doanh nghiệp FDI đang
giữ vai trò dẫn dắt thị trường. Chẳng hạn Pouchen với hệ thống dày đặc các công ty con, đã
đem về doanh số lên tới trên 30.000 tỷ đồng trong năm 2014 (tương đương 17% tổng kim
ngạch xuất khẩu toàn ngành da giày của Việt Nam).
Bên cạnh đó, khi các hàng rào thuế quan được hạ xuống thì các hàng rào kỹ thuật và phi
thuế quan lại được dựng lên. Đây là nguy cơ cho các doanh nghiệp sản xuất da vừa và nhỏ
trong nước.
Chúng ta cũng đang phải đối mặt với thách thức khi tham gia vào chuỗi cung ứng toàn
cầu, đó là tỷ lệ nguồn cung ứng nguyên, vật liệu nội địa thấp. Theo Lefaso, tỷ lệ nội địa hóa
của sản phẩm được sản xuất bởi các doanh nghiệp Việt Nam phải được nâng lên mức 60%
để đáp ứng được điều kiện về quy tắc xuất xứ trong các FTA mà Việt Nam đã tham gia,

giúp giảm các chi phí về logistics và nâng cao sự chủ động của doanh nghiệp Việt.
Một bất lợi khác, do mải mê “mang chuông đi đánh xứ người” nên các doanh nghiệp da
giày trong nước bao năm nay gần như lãng quên sân nhà. Tại thị trường nội địa, nhu cầu
tiêu thụ sản phẩm giày dép khoảng 150 triệu đôi/năm, nhưng 60% thị phần do các doanh
nghiệp ngoại nắm giữ, trong đó phần lớn là các mặt hàng thuộc phân khúc thấp đến trung
cấp là từ Trung Quốc, còn phân khúc cao cấp thì rơi vào tay các thương hiệu nước ngoài.
“Khi chúng ta được hưởng thuế suất 0% thì ngược lại chúng ta cũng phải giảm thuế nhập
khẩu về 0% và nguy cơ sân nhà bị chiếm lĩnh bởi các doanh nghiệp ngoại là rất lớn”, ông
Diệp Thành Kiệt nói.
1.3 Phân tích ngành theo ma trận SWOT
Mô hình ma trận SWOT bắt nguồn từ 4 chữ viết tắt Strengths (Điểm mạnh),
Weakness (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Nguy cơ, Thách thức).Mô hình
Trang 5


ma trận SWOT cung cấp một công cụ phân tích chiến lược, rà soát cũng như đánh giá rủi ro
định hướng của một công ty , một dự án kinh doanh và mở rộng ra là của cả một ngành sản
xuất kinh doanh.

Điểm mạnh

- Có chỗ đứng trên thị trường thế giới
- Nguồn lao động giá rẻ
- Giá trị gia tăng của sản phẩm sản xuất trong nước còn thấp do gia
công chế biến là chủ yếu, sản xuất theo đơn đặt hàng của nước
ngoài.

Điểm yếu

- Phụ thuộc nặng nề vào nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài dù

trong nước có nguồn cung tiềm năng từ hoạt động chăn nuôi và
sản xuất nguyên liệu phụ trợ.
- Các doanh nghiệp trong nước phải đối mặt với sức ép về hạn
ngạch và các vụ kiện bán phá giá hay thuế xuất nhập khẩu.
- Chính phủ còn yếu về luật thương mại quốc tế, chưa bảo vệ được
doanh nghiệp trong các vụ kiện và cáo buộc của nước ngoài.

Cơ hội

- Việc ký kết các hiệp định tự do thương mại FTA với nhiều nước
và khối kinh tế mở đường cho triển vọng xuất khẩu sản phẩm da
với giá rẻ cho các doanh nghiệp Việt Nam.
- Chính phủ ngày càng có thêm nhiều chính sách hỗ trợ, bảo vệ
doanh nghiệp khi tham gia thị trường quốc tế.
- Áp dụng kỹ thuật chăn nuôi và công nghệ hiện đại, tiên tiến để
tận dụng nguồn nguyên liệu da trong nước, giảm giá thành đầu
vào.

Thách thức

- Tự chủ công nghệ để giảm thiểu tình trạng gia công cho nước
ngoài, tăng giá trị gia tăng của sản phẩm trong nước.
- Sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt của các nước đang phát triển
khác như Campuchia, Myanmar, Bangladesh.
- Tìm được niềm tin của người tiêu dùng nội địa với các sản phẩm
Trang 6


“made in Vietnam”


2. CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG
2.1 Qui mô doanh nghiệp
Theo số liệu điều tra năm 2006, có 597 doanh nghiệp trong ngành sản xuất da và các
sản phẩm có liên quan trên tổng số 131 246 doanh nghiệp được điều tra.
Trong các doanh nghiệp trong ngành có 4 doanh nghiệp Nhà nước Trung ương, 7 doanh
nghiệp Nhà nước địa phương, loại hình công ty TNHH tư nhân, công ty trách nhiệm hữu
hạn có vốn Nhà nước không quá 50% chiếm tỷ lệ nhiều nhất: 48,9% (292 doanh nghiệp).
Trong 597 doanh nghiệp sản xuất da và sản phẩm có liên quan, có 33 doanh nghiệp
thuộc, sơ chế da, sơ chế và nhuộm da lông thú; 194 doanh nghiệp sản xuất vali, túi xách và
các loại tương tự, sản xuất yên đệm; 371 doanh nghiệp sản xuất giày-dép (chiếm tỷ trọng
lớn nhất là 62%).
2.2 Mức độ tập trung của ngành
 Tỉ lệ tập trung hóa CRm

Đây là tỉ lệ đo lường mức độ tập trung hóa của ngành.
Trong đó: m là số lượng công ty lớn nhất trong ngành (thông thường m=4)
là doanh thu của công ty thứ i, Q là doanh thu của toàn ngành
là thị phần của doanh nghiệp thứ i
Tỉ lệ tập trung hóa CRm nằm trong khoảng [0,1] tỉ lệ này càng tiệm cận với giá trị 1
thì tỉ lệ tập trung hóa càng cao. Tỉ lệ tập trung hóa CR chỉ tính đến các doanh nghiệp hàng
đầu mà không tính đến các doanh nghiệp khác trong ngành.Để khắc phục điều này, các
doanh nghiệp còn có thể sử dụng chỉ số Hirschman – Herfindahl để tính toán mức độ tập
trung ngành.
 Chỉ số HHI (Hirschman – Herfindahl Index)

Trang 7


Trong đó: n là số doanh nghiệp trong ngành
là thị thần của doanh nghiệp trong ngành

Chỉ số HHI nằm trong khoảng [0, 10.000] Chỉ số này càng tiệm cận đến 10.000 thì
mức độ phân tán ngành ngày càng thấp hay mức độ tập trung của ngành ngày càng cao.
Tính toán chỉ số CR với 4 công ty có doanh thu lớn nhất năm 2006 có chỉ số tập trung
= 0,3 cùng thời gian này chỉ số HHI cho kết quả HHI = 378,163 < 1000. Những con số
này cho thấy mức độ tập trung hóa của ngành sản xuất da và sản phẩm có liên quan không
cao. Điều này có thể lý giải vì trong giai đoạn này, các doanh nghiệp về da của nước ta mới
chỉ chủ tập trung vào hoạt động gia công. Trình độ giữa các doanh nghiệp không có sự
chênh lệch lớn mà tương đối đồng đều; hình thức liên kết, sáp nhập chưa phổ biến nên vẫn
thiếu những ông lớn thực sự chiếm lĩnh thị trường. Rào cản thâm nhập thị trường chưa thật
sự khắt khe nên ngành còn nhiều doanh nghiệp ở quy mô vừa và nhỏ.
2.3 Khoa học công nghệ
Tính đến 2006, tuy ngành sản xuất da và sản phẩm có liên quan có tốc độ phát triển
cao về sản lượng, song về kỹ thuật, công nghệ, quản lý và thiết kế tạo mẫu sản phẩm vẫn
phụ thuộc nhiều vào đối tác nước ngoài, việc ứng dụng công nghệ tiên tiến đang được thực
hiện, cơ sở vật chất kỹ thuật trong lĩnh vực này mới được đầu tư hạn chế do nhiều doanh
nghiệp chủ yếu vẫn làm gia công. Khả năng đầu tư và chuyển giao ông nghệ mới phụ thuộc
vào nguồn tài chính hạn hẹp, đội ngũ chuyên gia hiểu biết sâu và cập nhật công nghệ còn
quá ít và chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của doanh nghiệp, do đó không phát huy
được sức mạnh của Công nghệ mới và làm hạn chế hiệu quả đầu tư.
Tuy nhiên gia đoạn này cũng ghi nhận một số doanh nghiệp tiềm năng đã đầu tư hoàn
chỉnh hệ thống tự động hoá thiết kế, các dây chuyền sản xuất thử nghiệm phục vụ công tác
ra mẫu chào hàng đáp ứng kịp thời yêu cầu của khách hàng, các nhà nhập khẩu. Điển hình
như Cty CP giày An Lạc, Cty CP giày Thái Bình và các Cty 100% vốn nước ngoài (Tea
Kwang Vina, Shyang Hung Cheng, Pou Yuen, Pou Chen, Biti’s HCM, Biti’s Đồng Nai, giày
Thượng Đình...).
2.3 Cầu và điều kiện thị trường
Ngành sản xuất da và các ngành có liên quan là một nhành kinh tế kỹ thuật được thu hút
bởi nhiều lao động, góp phần tạo ra công ăn việc làm cho xã hội, tham gia vào quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế và mang lại nguồn thu ngoại tệ cho đáta nước thông qua việc
đẩy mạnh xuất khẩu. Vì vậy, nó có vai trò quan trọng trong giai đoạn đầu của quá trình phát

Trang 8


triển kinh tế xã hội ở Việt Nam. Hiện nay, chính phủ quan tâm và coi ngành da và các
ngành sản xuất có liên quan là ngành mũi nhọn trong chiến lược phát triển hàng công
nghiệp tiêu dùng hướng ra xuất khẩu. Hiện nay, ngành da giày các ngành sản xuất có liên
quan củaViệt Nam đang đứng thứ 10 thế giới.
Nhu cầu da sống ở các nước phát triển đang có xu hướng tăng mạnh. Cho đến nay sản
phẩm giày dép đang chiếm vị trí hàng đầu trong số các nhành hàng xuất khẩu của Việt Nam
sang EU; tuy nhiên, đây lại là một thị trường khó tính, không dễ chinh phục. Tạithịtrường
EU, Việt Nam là nước xuất khẩu giày dép đứng thứ hai sauTrungQuốc. Bởi vậy, ngành da
giàyViệt Nam chịu sức ép lớn từ ngành da giàyTrungQuốc.
Dưới đây là bảng kim ngạch xuát khẩu mặt hàng da giày Việt Nam và tốc độ tăng
trưởng của nó trong giai đoạn 2000-2006.
Kim ngạch xuất khẩu da giày Việt Nam
Năm

Kim ngạch xuất khẩu (triệu USD)

Tốc độ tăng trưởng (%)

2000

1.471

6,05

2001

1.587


7,88

2002

1.875

18,15

2003

2.260

20,53

2004

2.691

19,07

2005

3.039

12,93

2006

3.555


16,90

Từ bảng thống kê trên, có thể thấy rằng, riêng về mặt hàng da giày, kinh ngạch xuất
khẩu của Việt Nam từ năm 2000 đến năm 2006 đã có xu hướng tăng không ngừng, với tốc
độ tăng trưởng khá cao. Cho thấy nhu cầu ngày càng tăng về mặt hàng này. Xong vào năm
2005, EU đã kiện Việt Nam bán phá giá hàng da giày khiến tố độ tăng trưởng của ngành có
chiều hướng hơi chững lại trong năm 2005 và 2006 so với những năm trước đó. Vào năm
2006, sau khi có phán quyết của EU về việc áp thuế chống bán phá giá 10% lên mặt hàng
giày mũ da có xuất xứ từ Việt Nam nhưng lại áp mức thuế lên đến 16,5% lên mặt hàng giày
mũ da của Trung Quốc, đối thủ cạnh tranh đáng gờm của Việt Nam, thì tình hình xuất khẩu
dần ổn định, nhiều khác hàng EU đã quay trở về Việt Nam đặt hàng khiến cầu tăng.
2.4 Rào cản gia nhập ngành

Trang 9


Thứ nhất, thị trường ngành sản xuất da và các sản phẩm liên quan khá cạnh tranh.
Theo số liệu thu thập được, có 597 doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành sản xuất da
và các sản phẩm có liên quan ở nước ta năm 2006. Số lượng doanh nghiệp sẵn có trên thị
trường là khá lớn.
Thứ hai, ngành đòi hỏi chi phí chi cho lao động cao. Ngành sản xuất da và các sản
phẩm liên quan là một ngành đòi hỏi nhiều về lao động do còn nhiều giai đoạn trong sản
xuất da không thể tự động hóa được. Ngay cả đối với các nước phát triển, ngành sản xuất
da và các sản phẩm liên quan vẫn tiêu tốn rất nhiều lao động. Do vậy, lao động là một rào
cản đối với các công ty mới hoặc muốn gia nhập vào ngành. Qua đó, tạo gánh nặng trong
việc chi trả chi phí tiền lương, bảo hiểm xã hội,… Song đối với một nước có nguồn lao
động dồi dào như Việt Nam, vấn đề nguồn lao động lại là lợi thế thay vì bất lợi khi so sánh
với các quốc gia khác.
Thứ ba, nguyên vật liệu đầu vào chủ yếu được nhập khẩu từ nước ngoài. Hiện ngành

da giày Việt Nam đứng thứ tư trong 8 nước xuất khẩu lớn nhất thế giới, chỉ sau Trung
Quốc, Hongkong, Italia, thế nhưng 90% sản phẩm da giày Việt Nam là hàng gia công. Do
sản phẩm gia công luôn phải đáp ứng nhiều tiêu chuẩn cao từ nước đặt hàng nên thường các
nguyên liệu đầu vào phải nhập khẩu từ nước ngoài, và chủ yếu là từ nước đặt hàng. Điều
này khiến tăng chi phí và giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.
Thứ tư, nguyên liệu trong nước có chất lượng thấp. Việt Nam có sẵn nguồn nguyên
liệu từ việc chăn bò, heo. Tuy nhiên tập quán chăn nuôi thiếu tập trung và chưa áp dụng
triệt để những nguyên liệu thu được thường không đẹp, chất lượng thấp, buộc nhà sản xuất
phải tốn thêm nhiều chi phí để xử lý da thuộc.
3. HÀNH VI CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NGÀNH
3.1 Hành vi về giá
Các sản phẩm da của Việt Nam nhìn chung không có nhiều giá trị gia tăng do chủ yếu
là các sản phẩm gia công cho các thương hiệu nổi tiếng nước ngoài. Chất lượng sản phẩm
của ngành da và các ngành sản xuất liên quan của Việt Nam luôn bị đánh giá và định giá
thấp hơn so với các sản phẩm tương tự của người hàng xóm Trung Quốc. Bên cạnh đó, việc
cạnh tranh với các sản phẩm của Trung Quốc, Ấn Độ… khổng chỉ ở thị trường trong nước
mà còn ở thị trường nước ngoài khiến các sản phẩm da Việt Nam thực sự bị sức ép lớn về
giá.
Khuyến nghị

Trang 10


Ngành sản xuất da Việt Nam cần đầu tư nghiên cứu phát triển khoa học, công nghệ để
giảm bớt số lượng nhân công, giảm chi phí, tiền lương trong sản xuất, tạo lợi thế so với mặt
hàng da của Trung Quốc, đồng thời tiêu chuẩn hóa sản phẩm của mình.
Chính phủ cần đẩy mạnh xúc tiến thương mại để các sản phẩm da và các sản phẩm
liên quan có thể dễ dàng tiếp cận các thị trường khác không chỉ EU, Mỹ, Nhật… Tăng kim
ngạch xuất khẩu cho Việt Nam.
Tiêu chuẩn và tập trung hóa phương thức chăn nuôi nhằm tạo nguồn da ổn định, chất

lượng cao, giảm thiểu nhu cầu nhập khẩu da từ nước ngoài.
Khuyến khích các ngành công nghiệp hỗ trợ nhằm tăng nguồn cung trong nước cho
ngành.
Đẩy mạnh công tác xây dựng thương hiệu các sản phẩm da của người Việt để chuyển
đổi mô hình kinh doanh từ gia công sang mua đứt, bán đoạn. Việc này một phần sẽ tăng giá
trị cho sản phẩm da Việt Nam, mặt khác lịa giúp đem lại nhiều lợi nhuận hơn cho nhà sản
xuất.
3.2 Hoạt động nghiên cứu và phát triển
Ngành da giày chủ yếu là gia công cho thế giới nên thu về giá trị gia tăng không cao.
Các trung tâm nghiên cứu phát triển (R&D) chưa được nhiều doanh nghiệp quan tâm đúng
mức, trong khi đây lại chính là khâu đặc biệt quan trọng, tạo giá trị gia tăng lớn cho sản
phẩm. Nếu các doanh nghiệp Việt Nam làm chủ được khâu R&D thì sẽ nâng cao đáng kể
giá trị trong cả chuỗi giá trị toàn ngành.
Công tác R&D đòi hỏi một lực lượng lao động có trình độ cao. Trong khí đó, theo số
liệu năm 2006, nhìn chung lao động trong ngành sản xuất da và sản phẩm có liên quan có
trình độ văn hoá mức phổ thông trung học chiếm tỷ lệ cao nhất: 66%; tỷ lệ đại học và trên
đại học chỉ chiếm khoảng 5%. Sự thật thì lực lượng chuyên gia cũng như kiến thức và cập
nhật công nghệ còn ít ỏi và cũng chưa đạt đến nhu cầu phát triển kinh doanh. Thêm vào đó,
khả năng đàm phán để kí hợp đồng công nghệ cũng không mở rộng. Đây là một trong
những lí do khiến năng suất lao động cũng như hiệu quả sản xuất của ngành này bị hạn chế
về ngắn hạn lẫn dài hạn.
Giai đoạn này hoạt động R&D vẫn còn là khái niệm mới tuy nhiên trong ngành cũng đã
nổi lên Viện Nghiên cứu Da - Giầy đóng vai trò là một Viện nghiên cứu triển khai khoa học
và công nghệ đầu ngành trực thuộc Bộ Công Thương hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu
trách nhiệm theo Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 5/9/2005 của Chính phủ, nghiên cứu
khoa học và phát triển công nghệ vẫn được coi là một trong các nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu
của Viện. Các nghiên cứu tập trung chủ yếu vào nghiên cứu phát triển và ứng dụng các
công nghệ trong lĩnh vực Da - Giầy và công nghệ bảo vệ môi trường. Với phương châm
Trang 11



nghiên cứu gắn liền với thực tiễn, việc triển khai ứng dụng các kết quả nghiên cứu, sản
phẩm mới vào sản xuất được Viện đẩy mạnh, trong đó tập trung vào các lĩnh vực thuộc da,
mẫu mốt, môi trường và đào tạo. Một trong các đơn vị trực thuộc viện là Trung tâm Nghiên
cứu, Tư vấn và Chuyển giao Công nghệ Da-Giầy với nhiệm vụ:
 Nghiên cứu phát triển các nguyên liệu, công nghệ, sản phẩm da-giầy mới.
 Tư vấn đầu tư, lựa chọn thiết bị, công nghệ, bố trí dây chuyền sản xuất da-giầy.
 Triển khai các dịch vụ chuyển giao, hỗ trợ khoa học kỹ thuật công nghệ da-giầy.
Khuyến nghị
Trong bối cảnh cạnh tranh về lao động giá rẻ từ các thị trường mới nổi trong khu vực,
Việt Nam cần có những chiến lược mới trong phát triển ngành sản xuất da và các sản phẩm
có liên quan, thay vì tập trung kêu gọi đầu tư vào các khâu gia công tạo ra giá trị gia tăng
kém thì nên chú trọng đến các khâu tạo ra giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị, mà gần
nhất là sản xuất các nguyên phụ liệu cho ngành. Để làm được điều này, ngành cần phát triển
khoa học công nghệ đặc thù cho ngành da, thành lập trung tâm đổi mới và phát triển khoa
học công nghệ ngành da để trợ giúp doanh nghiệp trong việc đổi mới công nghệ, nâng cao
năng lực cạnh tranh.
3.3 Hoạt động liên kết và sáp nhập doanh nghiệp
Ngành sản xuất da và sản phẩm có liên quan ở Việt Nam vẫn chủ yếu dựa trên gia công,
nguyên phụ liệu chủ yếu phải nhập khẩu tới gần 60%. Để thay đổi thực tế trên, nhiều doanh
nghiệp trong nước cần chủ động thiết lập các cụm công nghiệp sản xuất nguyên, phụ liệu
cho ngành này.
Thực trạng phần lớn nguyên liệu phải nhập khẩu không chỉ diễn ra ở năm 2006 mà cả 1
thập kỷ sau, vấn đề này vẫn chưa được ngành giải quyết triệt để. Theo dự báo của Bộ Công
thương, việc ký kết một số hiệp định thương mại (EVFTA, CPTPP) sẽ mở ra cơ hội phát
triển cho ngành da – giày Việt Nam, đặc biệt là thu hút đầu tư, cũng như thúc đẩy xuất khẩu
đối với thị trường EU và các nước tham gia CPTPP. Tuy nhiên, các doanh nghiệp da giày
trong nước vẫn phải nhập từ 70 – 75% khối lượng nguyên liệu từ nước ngoài, nguyên liệu
nội địa chưa đáp ứng nhu cầu sản xuất. Chuyên gia trong ngành da giày cho biết, điểm yếu
của ngành da giày Việt Nam là không phát triển sản xuất giày dép song song với phát triển

công nghiệp hỗ trợ như một số nước khác. Ở Việt Nam thiếu hình thức tập trung các nhà
máy sản xuất sản phẩm từ da với các nhà máy sản xuất nguyên phụ liệu trong cùng một
cụm công nghiệp.
Khuyến nghị
Trang 12


Để nâng cao lợi thế so sánh cho ngành sản xuất da và các sản phẩm có liên quan của
Việt Nam, ngành cần tập trung quy hoạch, quỹ đất, hỗ trợ mặt bằng cho doanh nghiệp, xây
dựng các khu, cụm công nghiệp về ngành sản xuất da và các sản phẩm có liên quan trên các
địa bàn trọng điểm khu vực phía Nam, miền Trung và phía Bắc để hình thành cụm liên kết
ngành có đầy đủ các cơ sở sản xuất phụ liệu, linh kiện; các sàn giao dịch nguyên phụ liệu;
trung tâm kiểm định chất lượng; trung tâm đào tạo nhân lực; các trung tâm nghiên cứu,
chuyển giao công nghệ, thiết kế mẫu mốt... Từ đó đẩy mạnh hoạt động phát triển thị trường,
kết nối cung cầu, xúc tiến thương mại, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có cơ hội quảng
bá, giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng trong cả nước và nhà đầu tư nước ngoài đang
tìm kiếm cơ hội sản xuất - kinh doanh loại hình sản phẩm này.
Để giải quyết vấn đề thiếu hụt nguồn nguyên liệu trong nước do trình độ xử lý còn hạn
chế, nhiều chuyên gia cho rằng, các doanh nghiệp Việt Nam nên hợp tác với các nước trong
khối hợp tác phát triển nguồn nguyên, phụ liệu, hình thành chuỗi cung ứng giá trị mới, giúp
giảm suất đầu tư, tăng năng lực sản xuất và cung ứng với sản lượng lớn, giảm dần lượng
nguyên, phụ liệu nhập khẩu, nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm và góp phần cạnh tranh
giữ vững thị phần tại các thị trường xuất khẩu lớn, như Mỹ, EU, Nhật Bản.
Tuy nhiên, để tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, gần như doanh nghiệp Việt Nam ở thế bị
động, chúng ta được chỉ định chứ không có được sự chủ động mình muốn được nằm ở khâu
nào trong chuỗi và hiện số doanh nghiệp Việt Nam được tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu
cũng rất ít.
Mặt khác, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ chủ động được nếu như cùng tham gia chuỗi
liên kết nội địa. Trong chuỗi liên kết nội địa sẽ giúp doanh nghiệp đáp ứng được các quy tắc
xuất xứ, chủ động được nguồn nguyên liệu, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa tại thị

trường nội địa cũng như hướng tới xuất khẩu.
3.4 Đóng góp cho xã hội
3.4.1 Bảo hiểm
Trong quyết định số 15/2006/QĐ-BCN về việc ban hành tiêu chuẩn ngành da giày năm
2006 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp (nay là cục Công nghiệp thuộc Bộ Công thương), các
doanh nghiệp trong ngành phải tuân thủ các nghĩa vụ về bảo hiểm theo nội dung khoản 6
điều 4:
Thực hiện đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của Bộ Luật lao động.
Tạo điều kiện thuận lợi để người lao động được hưởng các chế độ trợ cấp bảo hiểm xã
hội trong trường hợp ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thai sản, hưu trí và tử
tuất.
Trang 13


Có quy định cụ thể về việc thanh toán chế độ ốm đau và thời gian nghỉ theo chế độ
được hưởng lương (khám thai, nghỉ sinh con, nghỉ cho con bú, nghỉ chăm sóc con...)
Tham gia đóng bảo hiểm y tế cho người lao động.
Theo bộ số liệu về thông tin doanh nghiệp năm 2006, thực trạng thực hiện nghĩa vụ bảo
hiểm của các doanh nghiệp ngành sản xuất da và các sản phẩm có liên quan của Việt Nam
được thể hiện như sau:
Số doanh nghiệp có đóng góp của chủ doanh nghiệp tới BHXH, BH y tế, kinh phí công
đoàn: 474 trên tổng 598 doanh nghiệp. Doanh nghiệp có nhiều đóng góp nhất cho BHXH,
BH y tế, kinh phí công đoàn đã đóng góp 42 tỷ 716 triệu đồng. Trung bình 1 doanh nghiệp
đóng góp 1 tỷ 427 triệu đồng.
Bên cạnh đó, số doanh nghiệp có chủ doanh nghiệp không có đóng góp vào BHXH, BH
y tế, kinh phí công đoàn vẫn còn ở mức cao, chiếm 20% toàn ngành.
3.4.2 Bảo vệ môi trường
Vấn đề được các doanh nghiệp thuộc da “đau đầu” chính là việc xử lý nước thải trong
sản xuất để tránh gây ô nhiễm môi trường. Việc xử lý nước thải trong sản xuất có khi còn
tốn kém hơn xây dựng một nhà máy mới. Điều này quá sức với doanh nghiệp, đặc biệt là

các doanh nghiệp tư nhân.
Theo bộ số liệu điều tra doanh nghiệp năm 2006, tình hình xử lý chất thải của các
doanh nghiệp ngành sản xuất da và các sản phẩm có liên quan năm 2006 được thể hiện qua
bảng sau:
Tình hình xử lý chất thải của các doanh nghiệp ngành sản xuất da và các sản phẩm có
liên quan năm 2006
Loại

Tổng khối lượng chất
3
thải thải ra (m )

Tổng khối lượng chất thải
3
được xử lý (m )

% khối lượng chất thải

Lỏng

2.508.335

2.359.031

94

Khí

1.210.247


191.747

15,8

Rắn

191.176

187.114

97,87

chất
thải

được xử lý (%)

Trang 14


Trong quyết định về việc ban hành tiêu chuẩn ngành da giày năm 2006 của Bộ trưởng
Bộ Công nghiệp, các chính sách về môi trường các doanh nghiệp da giày ở Việt Nam phải
tuân thủ được trình bày trong khoản 2 điều 7 với nội dung:
Doanh nghiệp phải xây dựng và có chính sách bảo vệ môi trường nhằm giảm thiểu các
tác hại đối với môi trường sinh thái và sức khoẻ của cộng đồng dân cư.
Phòng chống ô nhiễm không khí: cải tạo môi trường cảnh quan, trồng cây canh.
Không được tiến hành các hoạt động gây ô nhiễm nguồn nước. Thu gom nước thải có
chứa hoá chất, xử lý đảm bảo tiêu chuẩn mới được thải ra môi trường.
Xây dựng quy chế xử lý chất thải: mọi chất thải đều được phân loại tập trung vào nơi
quy định và xử lý bằng những biện pháp thích hợp tránh gây ô nhiễm môi trường, đảm bảo

mức tiêu chuẩn vệ sinh cho phép trước khi thải ra môi trường xung quanh.
Có bộ phận theo dõi giám sát, thực hiện các chương trình bảo vệ môi trường.
Luật Bảo vệ môi trường ngày càng được chú trọng, doanh nghiệp phải đầu tư xây dựng
hệ thống xử lý chất thải đảm bảo vệ sinh môi trường cho doanh nghiệp cũng như toàn xã
hội, đặc biệt với ngành thuộc da là ngành sử dụng nhiều loại nguyên liệu hoá chất khác
nhau có thể gây ô nhiễm nặng nề. Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp thuộc da đã
được quy hoạch di dời ra xa khỏi khu vực dân cư, tập trung thành một khu vực công nghiệp
thuộc da.
Khuyến nghị
Hình thành các quy hoạch khu công nghiệp dành riêng cho ngành sản xuất da và các
sản phẩm có liên quan, với hệ thống đồng bộ kết cấu hạ tầng về xử lý ô nhiễm môi trường
nước thải trong sản xuất; xây dựng các vùng nguyên, phụ liệu (da nguyên liệu, xơ bông, xơ
nhân tạo, hóa chất); cải thiện năng lực tiếp thị, thiết kế mẫu mã, phát triển thị trường sản
phẩm; tăng trách nhiệm xã hội và bảo vệ môi trường, hướng tới sản xuất xanh - sạch hơn và
phát triển bền vững trong hội nhập…
4. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP
4.1 Căn cứ vào chỉ tiêu cơ cấu vốn
- Hệ số tài trợ
Hệ số tài trợ là chỉ tiêu phản ánh khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính và mức độ độc
lập tài chính doanh nghiệp.Chỉ tiêu này cho biết trong tổng số nguồn vốn tài trợ tài sản của
doanh nghiệp, nguồn vốn chủ sở hữu chiếm mấy phẩn. Trị số của chỉ tiêu càng lớn, chứng
tỏ khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính càng cao, mức độ độc lập về mặt tài chính
Trang 15


của doanh nghiệp càng tăng và ngược lại, trị số của các chỉ tiêu càng nhỏ, khả năng tự đảm
bảo về mặt tài chính của doanh nghiệp càng thấp, mức độ độc lập về tài chính của doanh
nghiệp càng giảm. Hệ số tài trợ được xác định theo công thức:

-


Hệ số nợ

Chỉ tiêu này phản ánh tỷ lệ nợ trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp
-

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát (KTQ)

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát là chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán chung
của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này cho biết: với tổng tài sản hiện tại có doanh
nghiệp có bảo đảm trang trải được các khoản nợ phải trả hay không.

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát càng lớn càng tốt. Có các mức độ: KTQ > 2: tốt;
KTQ = 1,5-2: bình thường chấp nhận; KTQ = 1-1,5: khó khăn , KTQ < 1: rất khó khăn
Tính toán chỉ số cơ cấu vốn kinh doanh năm 2006 của 5 doanh nghiệp có doanh thu
lớn nhất và chỉ số của toàn ngành (số liệu theo mã ngành 42102)
Bảng: Một số chi tiêu cơ cấu vốn của một số doanh nghiệp có doanh thu cao nhất và
toàn ngành da và sản xuất các sản phẩm về da năm 2006
STT
1
2
3

Nhóm ngành
Sơ chế da, sơ chế và nhuộm
da lông thú - 15110
Sản xuất vali,túi xách, các
loại tương tự và sản xuất
yên, đệm - 15120
Sản xuất giày dép – 15200


Tỉ suất tài trợ

Hệ số nợ

Hệ số khả năng
thanh toán tổng
quát

0.697

0.517

1.467

0.075

0.436

1.647

0.530

0.470

1.563
Trang 16


4


Toàn ngành

0.434
0.474
1.559
Nguồn: Tính toán theo số liệu điều tra năm 2006

Qua bảng số liệu trên ta có thể rút ra một vài nhận xét như sau:
Trong 3 nhóm ngành, nhóm ngành sơ chế da sơ chế nhuộm da lông thú có tỉ suất tài
trợ cao nhất, chứng tỏ mức độ làm chủ tài chính, tín dụng của nhóm ngành này đi đầu trong
ngành da và sản xuất da. Với khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính này, các doanh nghiệp
có nhiều thế mạnh để phát triển.
Ngược lại, ở nhóm ngành sản xuất vali, túi xách, các loại tương tự, sản xuất yên, đệm
lại có mức độ tự chủ trong tài chính thấp, ốn kinh doanh của các đơn vị chủ yếu phụ thuộc
vào nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng và vốn chiếm dụng của các nhà thầu cung cấp,
dẫn tới chi phí sử dụng vốn vay, cổ phiếu ưu đãi, lợi nhuận để lại tái đầu tư... thường chiếm
tỷ trọng lớn.Từ đó dẫn tới lợi nhuận sau thuế phân phối vào các quỹ rất thấp, thậm chí
nhiều doanh nghiệp bị lỗ lũy kế.
Tỷ lệ nợ trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp trong các ngành đang ở mức khá an
toàn và không có biến động nhiều.
-

Phân tích hiệu quả sử dụng vốn

Bảng : Một số chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng vốn
Phản ánh một đồng tài sản sử
1. Sức sản
dụng bình quân trong kỳ đã
xuất của tổng

tạo ra được bao nhiêu đồng
tài sản
doanh thu thuần (hoặc giá trị
sản xuất).

2. Sức
lời của
tài sản

sinh
tổng

3.Sức hao phí
của
tổng tài
sản

Phản ánh một đồng tài sản sử
dụng bình quân trong kỳ đã
tạo ra được bao nhiêu đồng
lãi thuần trước thuế (sau
thuế).
Phản ánh để tạo ta một đồng
doanh thu thuần (lãi thuần,
giá trị sản suất) trong kỳ cần
bao nhiêu đồng tài sản.

Trang 17



Bảng: Hiệu quả sử dụng vốn năm 2006 của các doanh nghiệp 3 nhóm ngành và của toàn
ngành:
STT Nhóm ngành
1
2

Sơ chế da, sơ chế và nhuộm
da lông thú - 15110
Sản xuất vali,túi xách, các
loại tương tự và sản xuất
yên, đệm - 15120

3

Sản xuất giày dép – 15200

4

Toàn ngành

Sức sản xuất của
tổng tài sản

Sức sinh lời của
tổng tài sản

Sức hao phí của
tổng tài sản

1.919


0.021

0.521

0.609

0.016

1.643

-0.018

0.081

0.006

0.748

1.162

1.23

Nguồn: Tính toán theo số liệu điều tra doanh nghiệp năm 2006
Qua bảng tổng hợp và phân tích số liệu trên, ta thấy các chỉ sổ thể hiện sự hiệu quả
trong việc sử dụng vốn của các doanh nghiệp trong 3 nhóm ngành thuộc ngành dệt may
đang còn thấp.
Chỉ có sức sản xuất trong nhóm ngành sơ chế da, sơ chế nhuộm da và lông thú cao
(1.919), cao hơn gấp 3 lần sức sản xuất của các doanh nghiệp trong nhóm ngành sản xuất
vali, túi xách, các loại tương tự và sản xuất yên, đệm.

Sức sinh lời của toàn ngành rất thấp, trung bình là 0.006, thậm chí ở nhóm ngành sản
xuất giày dép còn bị lỗ -0.018
Nhóm ngành sản xuất vali, túi xách, các loại tương tự và sản xuất yên, đệm có sức
sinh lời cao nhất (1.643), các nhóm ngành còn lại ở mức trung bình. Nhìn chung sức sản
xuất của toàn ngành da chưa cao ( 0.748 đồng tài sản mới tạo ra được một đồng doanh thu
thuần)
Các chỉ tiêu trên cho thấy hiệu quả sử dụng và vốn kinh doanh của các đơn vị này chưa
được như mong muốn. Các doanh nghiệp chưa phát huy được lợi thế kinh doanh, lợi thế
cạnh tranh và giá trị thương hiệu của mình.
4.2 Căn cứ vào chỉ tiêu năng lực hoạt động
Vòng quay tổng tài sản (hay gọi tắt là Số vòng quay tài sản) là một tỷ số tài chính, là
thước đo khái quát nhất hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp.
Trang 18


Giá trị bình quân tính bằng trung bình cộng của giá trị đầu kỳ và giá trị cuối kỳ. Tỷ số
này cho biết mỗi đồng tài sản tạo ra cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng doanh thu.
Tính toán chỉ số vòng quay tài sản của các doanh nghiệp trong 3 nhóm ngành và của
toàn ngành theo số liệu năm 2006:
Bảng: Chỉ số vòng quay tổng tài sản của các doanh nghiệp trong mỗi
nhóm ngành và của toàn ngành:
STT

1

2

3
4


Nhóm ngành

Giá trị tổng tài
Doanh thu thuần
sản bình quân (
( triệu đồng)
Triệu đồng)

Số vòng quay
tài sản

Sơ chế da,

chế và nhuộm
3774655
2254134
1.674
da lông thú
15110
Sản xuất vali,túi
xách, các loại
tương tự và sản 1441092
13363313.5
0.108
xuất yên, đệm 15120
Sản xuất giày
39267725
41154888
0.951
dép – 15200

Toàn ngành
14827824
18924111.83
0.784
Nguồn: Tính toán theo số liệu điều tra doanh nghiệp năm 2006

Qua bảng số liệu trên ta thấy chỉ số vòng quay tổng tài sản của từng nhóm trong
ngành là không đồng đều thể hiện sự mất cân xứng cơ cấu hoạt động của các doanh nghiệp.
Có loại hình doanh nghiệp sử dụng tài sản tạo ra doanh thu lớn, hiệu quả (xây dựng cầu
đường 1.2 – 1.6), có nhóm có chỉ số rất thấp. Doanh thu không quyết định đến chỉ số vòng
quay tổng tài sản. Nhìn chung, xét về toàn ngành thì chỉ số vòng quay tài sản của toàn
ngành thấp, thể hiện việc sử dụng tài sản để tạo ra doanh thu là không hiệu quả.
Trong năm 2006, chỉ số này là 0.784, cho thấy mỗi 1% được đầu tư trong tổng tài sản
thì thu được 0.784% doanh thu. Tuy nhiên, xã hội ngày càng phát triển, con người ngày
càng có điều kiện tận hưởng cuộc sống, do đó đòi hỏi về sự tinh sảo trong sản phẩm ngày
Trang 19


càng cao. Không chỉ thế, ngành sản xuất các mặt hàng về da là ngành đang được quan tâm
nhất trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, chỉ số này chắc chắn sẽ tăng
nhanh nhờ các biện pháp hỗ trợ, thúc đẩy của nhà nước, các biện pháp kêu gọi nguồn vốn
FDI trong thời buổi hội nhập mở cửa như hiện nay.
4.3 Căn cứ vào chỉ tiêu khả năng sinh lợi
Báo cáo lựa chọn phân tích hiệu quả hoạt động ngành căn cứ vào chỉ tiêu khả năng
sinh lợi dựa vào các chỉ số:
- Tỷ suất lợi nhuận doanh thu (ROS)
- Tỷ suật lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)
- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Tính toán chỉ số vòng quay tổng tài sản của các doanh nghiệp trong mỗi nhóm ngành và
của toàn ngành năm 2006

STT Nhóm ngành
ROS
ROA
ROE
Sơ chế da, sơ chế và nhuộm
1
0.975
1.915
2.437
da lông thú - 15110
Sản xuất vali,túi xách, các
2
loại tương tự và sản xuất 0.999
0.609
0.956
yên, đệm - 15120
3

Sản xuất giày dép – 15200

0.999

2.640

3.664

4

Toàn ngành


0.991

1.721

2.352

Nguồn: Tính toán theo số liệu điều tra doanh nghiệp năm 2006
Qua bảng phân tích số liệu trên ta có một số nhận xét sau:
Căn cứ vào các chỉ tiêu khả năng sinh lợi ROA, ROE, ROS, ta thấy nhìn chung ngành
sản xuất da và các sản phẩm về da đem lại lợi nhuận khá cao:
Chỉ số ROA của toàn ngành năm 2006 chỉ đạt mức 1.721 cao, cho thấy một đồng tài
sản bỏ ra tạo được 1.721 đồng lợi nhuận ròng. Điều này thể hiện sự sắp xếp, quản lý và
phân bố tài sản hợp lý, hiệu quả thấp.
Chỉ số ROE của toàn ngành đạt 2.352, cho thấy một đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra chỉ
thu về đc 2.352 đồng thu nhập sau thuế. Điều này có thể được lý giải là doanh nghiệp
ngành không gặp khó khăn trong thu hút vốn.
Trang 20


Chỉ sô ROS năm 2006 của toàn ngành đạt 0.991, cho thấy một đồng doanh thu chỉ
cho ra 0.991 đồng lợi nhuận.
Nhưng con số này thực sự không quá bi quan so với tốc độ tăng trưởng của ngành sản
xuấ da trong những giai đoạn sau này khi mà các chính sách bắt đầu có ảnh hưởng rõ rệt.
Cùng với hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, nền kinh tế mở cửa thu hút vốn đầu tư nước
ngoài bằng nhiều hình thức hơn hiện tại. Chính phủ cũng đang hoàn thiện khung pháp lý
liên quan đến ngành sản xuất da nói chung và các sản phẩm về da nói riêng.
5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
5.1 Kết luận
Quá trình phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam đã thu được một số thành quả đáng
kể, nhưng còn niều hạn chế như: CN sản xuất da mới chỉ ở giai đoạn phát triển sơ khai và

còn bộc lộ nhiều yếu kém, còn manh mún, chưa đáp ứng được nhu cầu của các doanh
nghiệp chế tạo, lắp ráp, các sản phẩm hỗ trợ của nước ta nhìn chung còn nghèo nàn về
chủng loại, kiểu dáng, mẫu mã đơn điệu ….
CN sản xuất da, những năm gần đây có nhiều thay đổi tích cực, đáp ứng ngày càng tốt
hơn nhu cầu đầu vào cho ngành da giày, góp phần phát huy hiệu ứng lan tỏa đối với các
ngành kinh tế khác của đất nước, giải quyết một phần vấn đề việc làm hiện nay.Tuy nhiên
hầu hết các sản phẩm da, giả da vải cao cấp nguyên liệu tổng hợp cao cấp, các loại keo dán,
hóa chất đặc biệt… Việt Nam phải nhập khẩu từ các nước như Hàn Quốc, Đài Loan, Trung
Quốc…Riêng đế giày, nguyên phụ liệu được các doanh nghiệp Việt Nam chủ động tốt nhất,
cũng chỉ đáp ứng được 40% -50% nhu cầu sản xuất của ngành nói chung.
Phát triển công nghiệp hỗ trợ trong xu thế hội nhập phải gắn với phân công và hợp tác
quốc tế, trên cơ sở chọn lọc, dựa trên tiềm năng, lợi thế, phát triển theo hướng tối đa hóa
năng lực đầu tư và tập trung theo nhóm ngành.
5.2 Một số kiến nghị, đề xuất
Ngành sản xuất da Việt Nam cần đầu tư nghiên cứu phát triển khoa học, công nghệ để
giảm bớt số lượng nhân công, giảm chi phí tiền lương trong sản xuất, tạo lợi thế so với mặt
hàng da của Trung Quốc, đồng thời tiêu chuẩn hóa sản phẩm của mình.
Chính phủ cần đẩy mạnh xúc tiến thương mại để các sản phẩm da và các sản phẩm liên
quan có thể dễ dàng tiếp cận các thị trường khác không chỉ EU, Mỹ, Nhật… Tăng kim
ngạch xuất khẩu cho Việt Nam.

Trang 21


Tiêu chuẩn và tập trung hóa phương thức chăn nuôi nhằm tạo nguồn da ổn định, chất
lượng cao, giảm thiểu nhu cầu nhập khẩu da từ nước ngoài.
Khuyến khích các ngành công nghiệp hỗ trợ nhằm tăng nguồn cung trong nước cho
ngành.
Đẩy mạnh công tác xây dựng thương hiệu các sản phẩm da của người Việt để chuyển
đổi mô hình kinh doanh từ gia công sang mua đứt, bán đoạn. Việc này một phần sẽ tăng giá

trị cho sản phẩm da và các sản phẩm liên quan của Việt Nam, mặt khác lại giúp đem lại
nhiều lợi nhuận hơn cho nhà sản xuất.
Hình thành các quy hoạch khu công nghiệp dành riêng cho ngành sản xuất da giày, với
hệ thống đồng bộ kết cấu hạ tầng về xử lý ô nhiễm môi trường nước thải trong sản xuất;
xây dựng các vùng nguyên, phụ liệu (da nguyên liệu, xơ bông, xơ nhân tạo, hóa chất); cải
thiện năng lực tiếp thị, thiết kế mẫu mã, phát triển thị trường sản phẩm; tăng trách nhiệm xã
hội và bảo vệ môi trường, hướng tới sản xuất xanh - sạch hơn và phát triển bền vững trong
hội nhập…

Trang 22


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cổng thông tin điện tử Bộ Công thương, 2014, "Phát triển ngành công nghiệp
thuộc da Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế", truy cập ngày 17/03/2019,
/>articleId=102826
2. Chế Hân, 2017, Giải bài toán khó cho ngành da giày, truy cập ngày 17/03/2019,
/>3. Thuý Lan, 2018, Cụm công nghiệp hỗ trợ đẩy mạnh ngành công nghiệp da giày
Việt Nam, truy cập ngày 17/03/2019, />4. Hằng Nga, 2017, Thách thức tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, truy cập ngày
17/03/2019, />5. Nguyễn Minh Phong, 2017, Ngành da giày Việt Nam: Hướng và giải pháp phát
triển trong tình hình mới, truy cập ngày 17/03/2019,
/>6. Lý Hoàng Thư, 2007, Đáng giá năng lực xuất khẩu của ngành da giày Việt Nam
trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Tạp chí Khoa học Việt Nam trực tuyến,
tr70.
7. Thư viện pháp luật, 2006, Quyết định về việc ban hành ngành Da-Giày, truy cập
ngày 17/03/2019, />8. TTXVN/ Việt Nam Plus, 2018, Hiệp hội da giày: Thực hiện CPTPP kim ngạch xuất
khẩu sẽ tăng mạnh mẽ, truy cập ngày 17/03/2019,
/>9. Nha Trang, 2018, Ngành da giày Việt Nam khó "cất cánh", truy cập ngày
17/03/2019, />10. Xuân Tuyến, 2016, Cần rà soát, điều chỉnh chính sách để phát triển ngành da giày,
truy cập ngày 17/03/2019, />Trang 23



11. Website của Viện Nghiên cứu Da – Giày: />12. Hồng Thoan, 2007, Chiến lược mới của giày da Việt Nam, (truy cập ngày 18/03/2019)
13. Website Tổng công ty tư vấn thiết kế giao thông vận tải TEDI, />14. Website của Tổng cục thống kê Việt Nam, 2006, Số liệu
điều tra doanh nghiệp
15. (truy cập ngày
17/3/2019)
16. (truy cập ngày
17/3/2019)
17. />(truy cập ngày 16/3/2019)

Trang 24



×