GVHD: Nguyễn Hữu Tâm Luận Văn Tốt Nghiệp
Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 Lý do chọn đề tài
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải cạnh tranh để tồn tại và
phát triển. Môi trường cạnh tranh này ngày càng gay gắt, trong cuộc cạnh tranh đó
có nhiều doanh nghiệp trụ vững, phát triển sản xuất, nhưng không ít doanh nghiệp
đã thua lỗ, giải thể, phá sản. Để có thể trụ lại trong cơ chế thị trường, các doanh
nghiệp luôn phải nâng cao chất lượng hàng hóa, giảm chi phí sản xuất, nâng cao
uy tín... nhằm tới mục tiêu tối đa lợi nhuận. Các doanh nghiệp phải có được lợi
nhuận và đạt được lợi nhuận càng cao càng tốt. Do đó, đạt hiệu quả kinh doanh và
nâng cao hiệu quả kinh doanh luôn là vấn đề được quan tâm của doanh nghiệp và
trở thành điều kiện sống còn để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển trên
thương trường. Chính vì vậy, việc phân tích thường xuyên hoạt động kinh doanh
của công ty sẽ giúp cho các nhà quản trị đánh giá đầy đủ, chính xác mọi diễn biến
và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, biết được những mặt mạnh, mặt yếu của
công ty trong mối quan hệ với môi trường xung quanh, đồng thời biết được các
nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướng tác động của từng nhân tố đến kết quả
kinh doanh. Từ đó tìm ra những biện pháp hữu hiệu để không ngừng nâng cao hiệu
quả kinh doanh của công ty.
Thấy được tầm quan trọng cũng như những lợi ích mà việc phân tích hiệu quả
hoạt động kinh doanh mang lại cho công ty, em đã chọn đề tài: “Phân tích hiệu
quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần
Thơ”
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung:
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 2 năm từ năm 2006
đến năm 2007 và đưa ra các biện pháp giúp công ty hoạt động kinh doanh hiệu quả
hơn.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể:
Phân tích tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận qua 2 năm 2006-2007.
SVTH: Lê Duy Phúc -Trang 1 -
GVHD: Nguyễn Hữu Tâm Luận Văn Tốt Nghiệp
Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty thông qua một số chỉ
tiêu tài chính cơ bản.
Tìm ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh
của công ty trong thời gian tới.
1.3 Phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Phạm vi về không gian:
Đề tài được thực hiện tại Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ: 42-
46, Nguyễn An Ninh, P. Tân An, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.
1.3.2 Phạm vi về thời gian:
Đề tài được thực hiện trong khoảng thời gian từ 11/2/2008 đến 15/5/2008.
1.3.3 Phạm vi về nội dung:
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua 2 năm(2006-2007)
thông qua việc phân tích doanh thu, chi phí, lợi nhuận. Đồng thời phân tích một số
chỉ tiêu tài chính đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.
SVTH: Lê Duy Phúc -Trang 2 -
GVHD: Nguyễn Hữu Tâm Luận Văn Tốt Nghiệp
Chương 2:
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Phương pháp luận
2.1.1 Một số khái niệm liên quan đến quá trình phân tích:
2.1.1.1. Khái niệm kinh doanh:
Theo phương diện kinh tế, kinh doanh là các hoạt động kinh tế nhằm mục
tiêu sinh lời của các chủ thể kinh doanh trên thị trường.
Kinh doanh có các đặc điểm chủ yếu sau:
Kinh doanh phải do một chủ thể thực hiện được gọi là chủ thể kinh doanh.
Chủ thể kinh doanh gồm các cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp…
Kinh doanh phải gắn với thị trường.
Kinh doanh phải gắn với sự vận động của đồng vốn.
Mục đích chủ yếu của kinh doanh là lợi nhuận.
2.1.1.2. Khái niệm phân tích hoạt động kinh doanh:
Phân tích, hiểu theo nghĩa chung nhất là sự chia nhỏ sự vật, hiện tượng trong
mối quan hệ hữu cơ giữa các bộ phận cấu thành của sự vật, hiện tượng đó.
Như vậy, phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nghiên cứu tất cả các
hiện tượng, các sự vật có liên quan trực tiếp và gián tiếp với hoạt động sản xuất
kinh doanh của con người. Quá trình phân tích được tiến hành từ bước khảo sát
thực tế đến tư duy trừu tượng, tức là từ việc quan sát thực tế, thu thập thông tin số
liệu, đến việc đề ra các định hướng hoạt động tiếp theo.
Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh là diễn biến, kết quả của quá
trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và tác động của các nhân tố ảnh
hưởng đến diễn biến và kết quả của quá trình đó.
2.1.1.3. Khái niệm hiệu quả kinh doanh:
Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế phản ánh trình
độ sử dụng nguồn nhân tài vật lực của doanh nghiệp. Đây là một vấn đề hết sức
phức tạp, có liên quan đến nhiều yếu tố, nhiều mặt của quá trình hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp, như: lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao
động, …
SVTH: Lê Duy Phúc -Trang 3 -
GVHD: Nguyễn Hữu Tâm Luận Văn Tốt Nghiệp
Chỉ tiêu phản ánh tổng quát nhất hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp được
xác định bằng công thức:
Kết quả đầu ra
Hiệu quả kinh doanh =
Chi phí đầu vào
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng chi phí đầu vào trong kỳ phân tích thì thu
được bao nhiêu đồng kết quả đầu ra, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả kinh
doanh của nghiệp càng lớn.
Kết quả đầu ra được tính bằng các chỉ tiêu như: tổng giá trị sản lượng, doanh
thu, lợi nhuận,…
Chi phí đầu vào được tính bằng các chỉ tiêu: giá thành sản xuất, giá vốn hàng
bán, giá thành toàn bộ, chỉ tiêu lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động,…
2.1.1.4. Khái niệm doanh thu:
Doanh thu của doanh nghiệp bao gồm: doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ,
doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác.
* Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: là giá trị sản phẩm hàng hóa,
dịch vụ mà doanh nghiệp đã bán ra trong kỳ.
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp được xác định bằng
công thức:
G = ∑q
i
p
i
Trong đó:
q
i:
Khối lượng sản phẩm hàng hóa và cung cấp dịch vụ loại i mà doanh nghiệp tiêu
thụ trong kỳ, tính bằng đơn vị hiện vật
p
i
: Giá bán đơn vị sản phẩm hàng hóa loại i
i = 1,n
n: Số lượng mặt hàng sản phẩm hàng hóa mà doanh nghiệp đã tiêu thụ trong kỳ.
* Doanh thu hoạt động tài chính: là các khoản thu nhập thuộc hoạt động tài
chính của doanh nghiệp, gồm: hoạt động góp vốn liên doanh; hoạt động đầu tư
mua, bán chứng khoán ngắn hạn và dài hạn; thu lãi tiền gửi, tiền cho vay; thu lãi
bán ngoại tệ; các hoạt động đầu tư khác.
SVTH: Lê Duy Phúc -Trang 4 -
GVHD: Nguyễn Hữu Tâm Luận Văn Tốt Nghiệp
* Thu nhập khác: là các khoản thu nhập từ các hoạt động ngoài hoạt động kinh
doanh chính và hoạt động tài chính của doanh nghiệp như: thu về nhượng bán,
thanh lý tài sản cố định; thu tiền phạt vi phạm hợp đồng; thu các khoản nợ khó đòi
đã xử lý xoá sổ; thu tiền bảo hiểm bồi thường;…
2.1.1.5. Khái niệm chi phí
Chi phí là sự hao phí thể hiện bằng tiền trong quá trình kinh doanh với mong
muốn mang về một sản phẩm, dịch vụ hoàn thành hoặc một kết quả kinh doanh
nhất định. Chi phí phát sinh trong các hoạt động sản xuất, thương mại, dịch vụ
nhằm đến việc đạt được mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp: doanh thu và lợi
nhuận.
Chi phí sản xuất kinh doanh rất đa dạng phong phú, bao gồm nhiều loại, mỗi
loại có đặc điểm vận động, yêu cầu quản lý khác nhau. Chi phí sản xuất kinh
doanh theo công dụng được chia thành các khoản mục chi phí trong khâu sản xuất
và ngoài khâu sản xuất như sau:
* Chi phí sản xuất bao gồm:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là những chi phí của nguyên liệu, vật liệu chính
do người công nhân trực tiếp sử dụng trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm.
- Chi phí nhân công trực tiếp: gồm tiền lương và các khoản phụ cấp theo lương
phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất.
- Chi phí sản xuất chung: là chi phí phát sinh tại nơi sản xuất hay phân xưởng mà
không phải là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp.
* Chi phí ngoài khâu sản xuất bao gồm:
- Chi phí bán hàng: là chi phí phục vụ cho quá trình lưu thông hàng hóa, gồm chi
phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản, quảng cáo…
- Chi phí quản lý doanh nghiệp: là những chi phí phát sinh trong quá trình quản lý,
điều hành doanh nghiệp như chi phí hội nghị, tiếp khách, công tác…
2.1.1.6. Khái niệm lợi nhuận:
Trong mỗi thời kỳ khác nhau người ta có những khái niệm khác nhau và từ
đó có những cách tính khác nhau về lợi nhuận. Ngày nay, lợi nhuận được hiểu một
cách đơn giản là một khoản tiền dôi ra của một hoạt động sau khi đã trừ đi mọi chi
phí cho hoạt động đó.
SVTH: Lê Duy Phúc -Trang 5 -
GVHD: Nguyễn Hữu Tâm Luận Văn Tốt Nghiệp
Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của doanh nghiệp. Là chỉ tiêu chất
lượng, tổng hợp phản ánh kết quả kinh tế của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp.
* Nguồn hình thành lợi nhuận của doanh nghiệp:
Theo nguồn hình thành, lợi nhuận của doanh nghiệp bao gồm các bộ phận
cấu thành sau đây:
- Lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh: là lợi nhuận thu
được do tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, lao vụ từ các hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp.
- Lợi nhuận thu được từ các hoạt động tài chính: là phần chênh lệch giữa
thu và chi về hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
- Lợi nhuận thu được từ hoạt động khác: là khoản chênh lệch giữa thu và
chi từ các hoạt động khác ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
2.1.2. Vai trò của phân tích hoạt động kinh doanh:
Phân tích hoạt động kinh doanh chiếm một vị trí quan trọng trong quá trình
hoạt động của doanh nghiệp. Đó là một công cụ quản lý kinh tế có hiệu quả mà
các doanh nghiệp đã sử dụng từ trước tới nay. Như chúng ta đã biết, mọi hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp đều nằm trong thế tác động liên hoàn với nhau.
Do đó, chỉ có thể tiến hành phân tích các hoạt động kinh doanh một cách toàn
diện, mới có thể giúp cho các nhà doanh nghiệp đánh giá đầy đủ và sâu sắc mọi
hoạt động kinh tế trong trạng thái thực của chúng. Chính vì vậy mà việc phân tích
hoạt động kinh doanh sẽ có tác dụng:
Giúp doanh nghiệp tự đánh giá mình về thế mạnh, thế yếu để củng cố,
phát huy hay khắc phục, cải tiến quản lý.
Phát huy mọi tiềm năng thị trường, khai thác tối đa những nguồn lực
của doanh nghiệp, nhằm đạt đến hiệu quả cao nhất trong kinh doanh.
Kết quả của phân tích là cơ sở để ra các quyết định quản trị ngắn hạn
và dài hạn.
Phân tích kinh doanh giúp dự báo, đề phòng và hạn chế những rủi ro
bất định trong kinh doanh.
2.1.3. Nội dung phân tích hoạt động kinh doanh:
SVTH: Lê Duy Phúc -Trang 6 -
GVHD: Nguyễn Hữu Tâm Luận Văn Tốt Nghiệp
2.1.3.1. Nội dung của phân tích hoạt động kinh doanh:
Phù hợp với đối tượng nghiên cứu, nội dung chủ yếu của phân tích hoạt
động kinh doanh là:
- Phân tích các chỉ tiêu về kết quả kinh doanh, như: Sản lượng sản phẩm,
doanh thu bán hàng, giá thành, lợi nhuận…
- Các chỉ tiêu kết quả kinh doanh được phân tích trong mối quan hệ với
các chỉ tiêu về điều kiện của quá trình sản xuất kinh doanh như: lao động, tiền vốn,
vật tư, đất đai…
Để thực hiện nội dung trên, phân tích hoạt động kinh doanh cần xác định các
đặc trưng về mặt lượng của các giai đoạn, các quá trình kinh doanh nhằm xác định
xu hướng và nhịp độ phát triển, xác định những nguyên nhân ảnh hưởng đến sự
biến động của các quá trình kinh doanh, tính chất và trình độ chặt chẽ của mối liên
hệ giữa kết quả kinh doanh với các điều kiện sản xuất kinh doanh.
2.1.3.2. Các chỉ tiêu và hệ thống chỉ tiêu dùng trong phân tích hoạt động
kinh doanh:
Có nhiều loại chỉ tiêu kinh tế khác nhau, tuỳ theo mục đích và nội dung phân
tích cụ thể, có thể lựa chọn những chỉ tiêu phân tích thích hợp.
• Theo tính chất của mục tiêu, có:
- Chỉ tiêu số lượng: Phản ánh quy mô của kết quả hay điều kiện kinh doanh, như:
doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, lượng vốn, diện tích sản xuất…
- Chỉ tiêu chất lượng: Phản ánh hiệu suất kinh doanh hay hiệu suất sử dụng các
yếu tố sản xuất kinh doanh, như: giá thành đơn vị sản phẩm hàng hóa, mức doanh
lợi, năng suất thu hoạch, hiệu suất sử dụng vốn…
• Theo phương pháp tính toán, có:
- Chỉ tiêu tuyệt đối: Thường dùng để đánh giá quy mô sản xuất và kết quả kinh
doanh tại thời gian và không gian cụ thể, như: doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ, giá trị sản lượng hàng hóa sản xuất, lượng vốn, lượng lao động…
- Chỉ tiêu tương đối: Thường dùng trong phân tích các quan hệ kinh tế giữa bộ
phận hay xu hướng phát triển của chỉ tiêu.
- Chỉ tiêu bình quân: Là dạng đặc biệt của chỉ tiêu tuyệt đối, nhằm phản ánh trình
độ phổ biến của hiện tượng nghiên cứu, như: giá trị sản lượng bình quân một lao
động, thu nhập bình quân một lao động…
SVTH: Lê Duy Phúc -Trang 7 -
GVHD: Nguyễn Hữu Tâm Luận Văn Tốt Nghiệp
2.1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh:
Nhân tố là những yếu tố bên trong của mỗi hiện tượng, mỗi quá trình… và
mỗi sự biến động của nó tác động trực tiếp đến độ lớn, tính chất, xu hướng và mức
độ xác định của chỉ tiêu phân tích.
Nhân tố tác động đến kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh rất nhiều, có thể
phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau.
• Theo nội dung kinh tế của nhân tố, bao gồm hai loại:
- Những nhân tố thuộc về điều kiện kinh doanh, như: số lượng lao động, số lượng
vật tư, tiền vốn… thường ảnh hưởng đến quy mô sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.
- Những nhân tố thuộc về kết quả kinh doanh: Thường ảnh hưởng có tính chất dây
chuyền, từ khâu cung ứng đến sản xuất, đến tiêu thụ và từ đó, ảnh hưởng đến tình
hình tài chính của doanh nghiệp.
• Theo tính tất yếu của nhân tố, gồm hai lọai:
- Nhân tố chủ quan: Phát sinh và tác động đến kết quả kinh doanh là do sự chi phối
của bản thân doanh nghiệp. Chẳng hạn, như: giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành
sản phẩm, tăng thời gian lao động… là tuỳ thuộc vào sự nổ lực chủ quan của
doanh nghiệp.
- Nhân tố khách quan: Phát sinh và tác động đến kết quả kinh doanh như là một
yêu cầu tất yếu, ngoài sự chi phối của bản thân doanh nghiệp, chẳng hạn: giá cả thị
trường, thuế suất…
• Theo tính chất của nhân tố, gồm hai loại:
- Nhân tố số lượng: Phản ánh quy mô sản xuất và kết quả kinh doanh, như: số
lượng lao động, số lượng vật tư, doanh thu bán hàng…
- Nhân tố chất lượng: Phản ánh hiệu suất kinh doanh, như: giá thành đơn vị sản
phẩm, lãi suất, mức doanh lợi, hiệu quả sử dụng vốn…
• Theo xu hướng tác động của nhân tố, gồm hai lọai:
- Nhân tố tích cực: Có tác dụng làm tăng quy mô của kết quả kinh doanh của
doanh nghiệp.
- Nhân tố tiêu cực: Phát sinh và tác động làm ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh
doanh.
2.1.4. Một số phương pháp được sử dụng để phân tích:
SVTH: Lê Duy Phúc -Trang 8 -
GVHD: Nguyễn Hữu Tâm Luận Văn Tốt Nghiệp
Trong quá trình phân tích hoạt động kinh doanh, có thể sử dụng các phương
pháp phân tích khác nhau như: phương pháp chi tiết, phương pháp so sánh,
phương pháp thay thế liên hoàn, phương pháp số chênh lệch, phương pháp liên hệ
và phương pháp hồi quy. Tuy nhiên, ở đây chúng ta chỉ tìm hiểu phương pháp so
sánh - là phương pháp được sử dụng chủ yếu trong luận văn..
2.1.4.1. Khái niệm và nguyên tắc so sánh:
2.1.4.1.1. Khái niệm:
Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách
dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc).
2.1.4.1.2. Nguyên tắc so sánh:
a. Tiêu chuẩn so sánh:
Tiêu chuẩn để so sánh thường là:
• Chỉ tiêu kế hoạch của một kỳ kinh doanh.
• Tình hình thực hiện các kỳ kinh doanh đã qua.
• Chỉ tiêu của các doanh nghiệp tiêu biểu cùng ngành.
• Chỉ tiêu bình quân của nội ngành.
• Các thông số thị trường.
• Các chỉ tiêu có thể so sánh khác.
b. Điều kiện so sánh:
Các chỉ tiêu so sánh được phải:
• Phù hợp về yếu tố không gian, thời gian.
• Có cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp
tính toán.
• Có cùng quy mô và điều kiện kinh doanh tương tự như nhau.
2.1.4. 2. Phương pháp so sánh:
2.1.4.2.1. Phương pháp số tuyệt đối:
Là hiệu số của hai chỉ tiêu: chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc)
hoặc chỉ tiêu năm nay so với chỉ tiêu năm trước.
∆
= Chỉ tiêu thực hiện- chỉ tiêu kế hoạch
Hoặc:
∆
= Chỉ tiêu năm nay- chỉ tiêu năm trước
Với
∆
: Mức chênh lệch giữa 2 chỉ tiêu
SVTH: Lê Duy Phúc -Trang 9 -
GVHD: Nguyễn Hữu Tâm Luận Văn Tốt Nghiệp
2.1.4.2.2. Phương pháp số tương đối:
Là tỉ lệ phần trăm (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện
mức độ hoàn thành hoặc tỉ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói
lên tốc độ tăng trưởng.
Số tương đối hoàn thành kế hoạch:
KH
TH
*100-100
Trong đó -TH: Chỉ tiêu kỳ thực hiện( hoặc năm nay)
- KH: Chỉ tiêu kỳ kế hoạch( hoặc năm trước)
2.1.5. Các chỉ tiêu tài chính cơ bản đánh giá hiệu quả hoạt động kinh
doanh:
2.1.5.1. Các chỉ tiêu tính thanh khoản:
2.1.5.1.1. Tỷ số thanh toán hiện thời
Tài sản lưu động
Tỷ số thanh toán hiện thời =
Các khoản nợ ngắn hạn
Tỷ số thanh toán hiện thời là tỷ số đo lường khả năng thanh toán các khoản nợ
ngắn hạn của công ty. Tỷ số này cho biết 1 đồng nợ ngắn hạn của công ty được
đảm bảo bằng bao nhiêu đồng tài sản lưư động.
2.1.5.1.2. Tỷ số thanh toán nhanh
Tài sản lưu động – Giá trị hàng tồn kho
Tỷ số thanh toán nhanh =
Các khoản nợ ngắn hạn
Tỷ số này cũng là tỷ số đo lường khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn
của công ty .Nhưng tỷ số này đảm bảo các khoản nợ ngắn hạn bằng các loại tài sản
có tính thanh khoản cao. Do hàng tồn kho có tính thanh khoản thấp so với các loại
tài sản khác nên giá trị của nó không đựơc tính vào tài sản lưu động khi tính tỷ số
thanh khoản nhanh.
2.1.5.2. Các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động
2.1.5.2.1. Vòng quay hàng tồn kho:
Giá vốn hàng bán
SVTH: Lê Duy Phúc -Trang 10 -
GVHD: Nguyễn Hữu Tâm Luận Văn Tốt Nghiệp
Vòng quay hàng tồn kho =
Hàng tồn kho bình quân
Tỷ số vòng quay hàng tồn kho phản ánh hiệu quả quản lý hàng tồn kho của một
công ty. Tỷ số này càng lớn đồng nghĩa với việc hiệu quả quản lý hàng tồn kho
càng cao, bởi vì hang tồn kho quay vòng nhanh sẽ giúp công ty giảm được chi phí
bảo quản, hao hụt, và vốn tồn động ở hàng tồn kho.
2.1.5.2.2. Kỳ thu tiền bình quân:
Các khoản phải thu bình quân
Kỳ thu tiền bình quân =
Doanh thu bình quân 1 ngày
Kỳ thu tiền bình quân đo lường hiệu quả quản lý các khoản phải thu( các khoản
bán chịu) của một công ty. Tỷ số này cho biết bình quân phải mất bao nhiêu ngày
để thu hồi một khoản phải thu.
2.1.5.2.3. Vòng quay tài sản cố định:
Doanh thu thuần
Vòng quay tài sản cố định=
Tổng giá trị tài sản cố định bình quân
Tỷ số này cho biết bình quân trong năm, một đồng giá trị tài sản cố định tạo ra
được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Tỷ số này càng lớn điều đó có nghĩa là hiệu
quả sử dụng tài sản cố định càng cao.
2.1.5.2.4. Vòng quay tổng tài sản :
Doanh thu thuần
Vòng quay tổng tài sản =
Tổng giá trị tài sản bình quân
SVTH: Lê Duy Phúc -Trang 11 -
GVHD: Nguyễn Hữu Tâm Luận Văn Tốt Nghiệp
Tương tự như tỷ số vòng quay tài sản cố định, tỷ số vòng quay tổng tài sản đo
lường hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản trong công ty.
2.1.5.3. Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời:
2.1.5.3.1. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu: (%)
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu = * 100%
Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ sinh lợi của doanh thu thuần, tức trong một trăm
đồng doanh thu sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Nếu chỉ tiêu này
càng cao thì hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp càng cao.
2.1.5.3.2. Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản : (%)
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ suất lợi nhận/tài sản = * 100%
Tổng tài sản
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ sinh lời của tài sản, nó cho biết trong một trăm
đồng tài sản thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng
cao chứng tỏ sự sắp xếp, phân bổ, sử dụng và quản lý tài sản càng hợp lý.
2.1.5.3.3. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu: (%)
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu = * 100%
Vốn chủ sở hữu
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ sinh lời của vốn chủ sở hữu, tức là cứ một trăm
đồng vốn chủ sở hữu thì tạo ra được bao nhiệu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu
này càng cao thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu càng cao.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu:
SVTH: Lê Duy Phúc -Trang 12 -
GVHD: Nguyễn Hữu Tâm Luận Văn Tốt Nghiệp
Số liệu được thu thập từ phòng Kế toán Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả
Cần Thơ.
2.2.2 Phương pháp phân tích:
• Mục tiêu 1: Dùng phương pháp so sánh số tuyệt đối và số tương đối
để thấy rõ tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận của công ty qua 2 năm.
• Mục tiêu 2 : Phân tích một số chỉ tiêu tài chính khái quát kết quả
hoạt động kinh doanh của công ty
• Mục tiêu 3: Sử dụng Ma trận SWOT để đưa ra các biện pháp hợp lý
nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.
Chương 3
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH THỰC
PHẨM RAU QUẢ CẦN THƠ
3.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ có tiền thân là Công ty Cổ
Phần Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ. Công ty được hình thành sau khi công ty Cổ
SVTH: Lê Duy Phúc -Trang 13 -
GVHD: Nguyễn Hữu Tâm Luận Văn Tốt Nghiệp
Phần gom gọn bộ máy. Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ là công ty
TNHH 2 thành viên trở lên. Công ty chính thức được thành lập vào ngày
17/01/2006.
Tên gọi: Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ.
Tên giao dịch: Can Tho Foodstuff, Fruit& Vagetable Co., LTD
Tên viết tắt: CAGENCO-CT
Trụ sở chính: 42-46, Nguyễn An Ninh, P. Tân An, Q. Ninh Kiều, TP. Cần
Thơ.
Điện thoại: 0710.822084 – 0710.822085; Fax: 826156
Giấy chứngnhận đăng ký kinh doanh số: 5702001025.
Ngành nghề kinh doanh: kinh doanh hàng lương thực, hàng thực phẩm công
nghệ, hàng tiêu dung, hóa mỹ phẩm, rau quả tươi sống, rượu bia, thuốc lá, dịch vụ
vận tải đường bộ, chế biến nước mắm.
Mã số thuế: 1800614610 do cục Thuế TP. Cần Thơ cấp ngày 24/01/2006.
3.2 Chức năng nhiệm vụ và quyền hạn
3.2.1 Chức năng nhiệm vụ:
Công ty phải đăng ký kinh doanh và kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký.
Chịu trách nhiệm trước Nhà nước về kết quả hoạt động của công ty và chịu trách
nhiệm trước khách hàng, trước pháp luật về sản phẩm và dịch vụ do công ty thực
hiện.
Công ty có nghĩa vụ nộp thuế và các khoản nộp ngân sách Nhà nước theo qui
định của pháp luật. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo qui định của Nhà nước.
Công ty phải thực hiện chế độ báo cáo thống kê, kế toán, báo cáo định kỳ theo
qui định, báo cáo bất thường theo yêu cầu, chịu trách nhiệm về tính xác thực của
báo cáo. Chịu sự kiểm tra của các cơ quan có thẩm quyền, tuân thủ các qui định về
thanh kiểm tra của cơ quan tài chính, các cơ quan Nhà nước theo qui định của
pháp luật.
3.2.2 Quyền hạn
Công ty có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, có vốn và tài sản
riêng, tự chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ trong phạm vi số vốn do Công ty
quản lý, có con dấu riêng, được mở tài khoản và quan hệ tín dụng với các ngân
hàng .
SVTH: Lê Duy Phúc -Trang 14 -
GVHD: Nguyễn Hữu Tâm Luận Văn Tốt Nghiệp
Công ty có quyền tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức kinh doanh phù hợp với
mục tiêu, nhiệm vụ công ty. Được quyết định mức lương, thưởng đối với người
lao động trên cơ sở các định mức đơn giá tiền lương được duyệt và hiệu quả hoạt
động của công ty đúng theo qui định của Nhà nước.
Công ty được vay vốn, huy động vốn để kinh doanh, được thế chấp tài sản và
giá trị quyền sử dụng đất gắn liền với tài sản thuộc quyền quản lý của công ty tại
các ngân hàng để vay vốn kinh doanh theo qui định của pháp luật.
3.3 Cơ cấu tổ chức và nhân sự tại công ty
3.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty
Công ty có bộ máy đựơc tổ chức theo cơ cấu trực tuyến chức năng.
3.3.2 Chức năng của các bộ phận trong cơ cấu tổ chức
3.3.2.1 Chủ tịch Hội Đồng Thành Viên:
Là người được Hội Đồng thành viên bầu làm chủ tịch. Hội Đồng thành viên là
cơ quan quyết định cao nhất của công ty.
Chức năng: chuẩn bị hoặc tổ chức viện chuẩn bị chương trình kế hoạch hoạt
động, nội dung, tài liệu họp Hội Đồng thành viên. Triệu tập và chủ trì cuộc họp
SVTH: Lê Duy Phúc -Trang 15 -
P. Kế Toán P. Tổ Chức Hành
Chính
P. Kinh Doanh
Chủ Tịch Hội Đồng Thành
Viên
P. Giám Đốc
GVHD: Nguyễn Hữu Tâm Luận Văn Tốt Nghiệp
Hội Đồng thành vịên, tổ chức lấy ý kiến thành viên. Giám sát hoặc tổ chức giám
sát việc thực hiện các quyết định của Hội Đồng thành viên. Thay mặt Hội Đồng
thành viên ký các quyết định của Hội Đồng thành viên, các quyền và nghĩa vụ
khác theo quy định của pháp luật.
3.3.2.2 Giám Đốc:
Là người điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty, chịu trách
nhiệm trước hội đồng thành viên về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của
mình.
Chức năng:
• Tổ chức thực hiện các quyết định của Hôi Đồng thành viên, quyết định các
vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty.
• Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty,
ban hành quy chế quản lý nội bộ công ty.
• Ký kết hợp đồng nhân danh công ty, kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức
công ty.
• Trình báo cáo quyết toán tài chính hàng năm lên Hội Đồng thành viên. Kiến
nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh.
• Tuyển dụng lao động, bổ nhiệm, miễm nhiệm, cách thức các chức danh
quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội Đồng thành
viên.
3.3.2.3 Phòng Kế Toán :
Theo dõi, ghi sổ sách các nghiệp vụ kinh tế phát sinh một cách đầy đủ, chính
xác, kịp thời, phân phối và sử dụng vốn, chi phí kinh doanh hợp lý, phân phối thu
nhập hợp lý để báo cáo lên cấp trên thực hiện đúng chế độ thanh toán với Nhà
Nước.
3.3.2.4. Phòng tổ chức hành chính:
Xây dựng kế hoạch cán bộ, phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật và con người, tổ
chức đời sống cán bộ công nhân viên, văn thư hành chính, giữ gìn trật tự an toàn
cho công ty.
3.3.2.5. Phòng kinh doanh:
Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh, tổ chức thực hiện các chính sách về
kinh doanh, tổ chức các nghiệp vụ về kinh doanh.
SVTH: Lê Duy Phúc -Trang 16 -