Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

tiểu luận tổ chức ngành đánh giá mức độ tập trung trong ngành xây dựng và hiệu quả doanh nghiệp tại việt nam năm 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.28 KB, 29 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...................................................................................................................... 1
Chương 1: Cơ sở lý thuyết.......................................................................................... 3
1.1 Mô hình phân tích theo Cấu trúc – Hành vi – Hiệu quả (SCP).....................3
1.2 Lý thuyết chung về đo lường tập trung thị trường......................................... 3
1.2.1 Chỉ số HHI (Hirschman-Herfindahl Index).............................................. 4
1.2.2 Tỷ lệ tập trung hóa (CRm)........................................................................... 5
1.2.3 Chỉ số vòng quay tổng tài sản (TTS)........................................................... 5
1.2.4 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS).................................................... 5
1.2.5 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)................................................. 6
Chương 2: Cấu trúc thị trường của ngành xây dựng............................................... 8
2.1 Tổng quan ngành xây dựng.............................................................................. 8
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản:........................................................................... 8
2.1.2. Phân loại và phân cấp công trình xây dựng.............................................. 8
2.1.3. Vai trò của ngành xây dựng..................................................................... 10
2.1.4. Phân tích SWOT ngành xây dựng........................................................... 11
2.1.5. Hướng phát triển của ngành xây dựng tại Việt Nam.............................. 12
2.2. Rào cản gia nhập............................................................................................ 14
2.2.1. Rào cản gia nhập ngành xây dựng.......................................................... 14
2.2.2. Đánh giá rào cản gia nhập ngành xây dựng và cơ hội của các doanh
nghiệp mới.......................................................................................................... 16
Chương 3: Đánh giá và nhận xét các chỉ số của thị trường ngành Xây dựng ở Việt

Nam năm 2011........................................................................................................... 17
3.1. Tính toán các chỉ số........................................................................................ 17
3.2. Mức độ tập trung ngành................................................................................. 17


3.2.1. Tỷ lệ tập trung (Concentration ratio)....................................................... 19
3.2.2. Chỉ số HHI (Hirschman-Herfindahl Index)........................................... 20
3.3. Mức độ hoạt động hiệu quả trong ngành..................................................... 21


Chương 4: Đề xuất khuyến nghị.............................................................................. 24
KẾT LUẬN................................................................................................................ 27
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................ 28


MỞ ĐẦU
Khi xã hội càng phát triển, nhu cầu và tiêu chuẩn sống của con người cũng
được cải thiện nhiều hơn, họ luôn muốn hướng tới một cuộc sống đầy đủ, tiện nghi,
hiện đại và thoải mái. Chính bởi vậy, theo xu hướng đó, nhu cầu xây dựng cơ sở vật
chất, kiến trúc hạ tầng phục vụ cho các hoạt động dịch vụ, đời sống của xã hội ngày
càng tăng nhanh. Suốt hơn 60 năm xây dựng, cải cách và phát triển đất nước, ngành
Xây dựng luôn giữ vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, là lực lượng chủ
yếu tạo ra tài sản cố định, cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển kinh tế xã hội, trở thành một trong những nền kinh tế đầu tàu, đưa đất nước thoát khỏi giai
đoạn khủng hoảng, từng bước khẳng định vị thế trong nền kinh tế cũng như thích ứng
toàn diện với sự phát triển của thế giới.
Trong các năm trở lại đây, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn và quan
trọng trong Xây dựng như: hoàn thành các chỉ tiêu đã đề ra trong xây dựng, quản lý dự
án, Luật nhà đất, mở rộng phát triển ngành Bất động sản, gia tăng tỉ lệ tăng trưởng ngành,
thu hút vốn đầu tư lâu dài từ nước ngoài.... Để nắm bắt được tình hình cũng như
hoạt động và tiềm năng tăng trưởng của ngành, nhóm tác giả dựa trên việc phân tích mô
hình cấu trúc thị trường cùng với những chỉ số quan trọng liên quan tới ngành để đưa ra
được các đánh giá khách quan nhất về sự phát triển và đề xuất hướng đi cho ngành Xây
dựng, nhóm chúng tác giả quyết định thực hiện bài báo cáo “ĐÁNH GIÁ MỨC

ĐỘ TẬP TRUNG TRONG NGÀNH XÂY DỰNG VÀ HIỆU QUẢ DOANH
NGHIỆP TẠI VIỆT NAM NĂM 2011”. Bài nghiên cứu này được chia ra 4 phần:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết
Chương 2: Cấu trúc thị trường của ngành xây dựng
Chương 3: Đánh giá và nhận xét các chỉ số của thị trường ngành Xây dựng ở
Việt Nam năm 2011

Chương 4: Đề xuất khuyến nghị


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1 Mô hình phân tích theo Cấu trúc – Hành vi – Hiệu quả (SCP)
Mô hình này thể hiện mối quan hệ giữa cấu trúc tổ chức của ngành, cách vận
hành hay hành vi chiến lược của doanh nghiệp trong ngành và hiệu quả kinh doanh
của ngành.
Cấu trúc của ngành: Muốn nói đến các yếu tố công nghệ, mức độ tập trung
trong ngành và điều kiện thị trường. Những đặc tính này tác động đến bản chất cạnh
tranh và hành vi giá cả.
Hành vi: Mỗi doanh nghiệp tham gia vào thị trường có cấu trúc ngành khác
nhau sẽ có những chiến lược kinh doanh khác nhau về giá, quảng cáo và đầu tư cho
hoạt động nghiên cứu và phát triển hay tìm cách liên kết với các doanh nghiệp khác.
Hiệu quả: Kết quả hành vi của các hãng trên thị trường sẽ liên quan đến việc
mức giá thị trường hãng đặt ra cho sản phẩm của mình đã hợp lý chưa, nguồn lực đã
được phân bổ hiệu quả hay chưa và liệu rằng phúc lợi xã hội đã được đối đa hoá hay
chưa khi họ sử dụng sản phẩm của hãng mình.
1.2 Lý thuyết chung về đo lường tập trung thị trường
Đo lường tập trung thị trường là đo lường vị trí tương đối của các doanh nghiệp
lớn trong ngành. Tập trung thị trường chỉ mức độ mà sự tập trung sản xuất vào một thị
trường đặc biệt hay là sự tập trung sản xuất của ngành nằm trong tay một vài hãng lớn
trong ngành. Mức độ tập trung thị trường biểu thị sức mạnh thị trường của những
hãng lớn, nghĩa là ngành càng tập trung thì các hãng lớn càng có sức mạnh thị trường
cao và ngược lại.
Trong phần lớn các thị trường, mức độ cạnh tranh nằm giữa 2 mức là cạnh
tranh hoàn hảo (mức độ tập trung thấp nhất) và độc quyền (mức độ tập trung cao
nhất). Phương pháp đo mức độ tập trung cung cấp một cách thức đơn giản để đo mức
độ cạnh tranh của một thị trường.


3


1.2.1 Chỉ số HHI (Hirschman-Herfindahl Index)
Chỉ số này đầu tiên được sử dụng bởi Hirschman và sau này là Herfindahl, tính
đến tất cả các điểm của đường cong tập trung, bằng cách tổng bình phương thị phần
của tất cả các doanh nghiệp trong ngành:
Công thức:

n

x

2

n

2

HHI = ∑ i=1 ( Xi ) = ∑ i=1 S i

Trong đó:


Si: các mức thị phần, tỉ lệ về sản lượng sản xuất hay sản lượng bán hoặc

là chỉ số khác đo lường hoạt động kinh doanh như doanh thu, công suất… mà mỗi
doanh nghiệp chiếm lĩnh trên thị trường



n: tổng số doanh nghiệp tham gia thị trường.

Quy ước:


HHI < 0,1: Thị trường không mang tính tập trung;



≤ HHI ≤ 0,18: Thị trường tập trung ở mức độ vừa phải;



HHI > 0,18: Thị trường tập trung ở mức độ cao.

Khi HHI càng lớn thì mức độ tập trung càng cao và ngược lại, HHI nhỏ thể
hiện không có một doanh nghiệp nào có quyền lực nổi trội hơn trên thị trường.
Ưu điểm và nhược điểm của chỉ số HHI:


Ưu điểm:
o Phản ánh nhạy bén sự tham gia hay thoát ra của doanh nghiệp khỏi
ngành tính đến.
o Dễ dàng tính toán và tính đến tất cả các điểm trên đường cong tập
trung thị trường.



Nhược điểm: Không làm rõ được khi so sánh các ngành có mức độ tập
trung bằng nhau vì giữa cách ngành chưa chắc quy mô doanh nghiệp đã

bằng nhau.
4


1.2.2 Tỷ lệ tập trung hóa (CRm)
Đây là chỉ số được sử dụng nhiều khi đo lường tập trung hóa của ngành, được
xác định bằng tỉ lệ sản lượng của m doanh nghiệp lớn trong ngành với m là một số tùy
ý. Đôi khi tỉ lệ tập trung còn đo lường bằng doanh thu, số nhân công… Xu hướng hiện
nay người ta thường đo lường bằng doanh thu của các DN có quy mô lớn.
Công thức:

∑m q

CRm =

i=1
i

= ∑

m

Si

i=1

Q

Trong đó:



CRm: tỷ lệ tập trung



Si: thị phần của doanh nghiệp thứ i.

Khi m khác nhau thì các kết luận về mức độ tập trung của thị trường cũng khác
nhau.
1.2.3 Chỉ số vòng quay tổng tài sản (TTS)
Dùng để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng tài sản của công ty. Thông qua chỉ
số này chúng ta có thể biết được với mỗi một đồng tài sản có bao nhiêu đồng doanh
thu được tạo ra.
Công thức:
Doanh thu ròng

Vòng quay tổng tài sản =

Bình quân giá trị tổng tài sản

Chỉ số vòng quay tổng tài sản càng cao đồng nghĩa với việc sử dụng tài sản của
công ty vào các hoạt động sản xuất kinh doanh càng hiệu quả. Tuy nhiên muốn có kết
luận chính xác về mức độ hiệu quả của việc sử dụng tài sản của một công ty chúng ta
cần so sánh chỉ số vòng quay tài sản của công ty đó với hệ số vòng quay tài sản bình
quân của ngành.
1.2.4 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)
Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu (Tỷ suất sinh lời trên doanh thu, Suất sinh lời của
doanh thu, Hệ số lãi ròng) là một tỷ số tài chính dùng để theo dõi tình hình sinh lợi của

5



công ty cổ phần. Nó phản ánh quan hệ giữa lợi nhuận ròng dành cho cổ đông và doanh
thu của công ty. Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu trong một kỳ nhất định được tính bằng
cách lấy lợi nhuận ròng hoặc lợi nhuận sau thuế trong kỳ chia cho doanh thu trong kỳ.
Đơn vị tính là %. Cả lợi nhuận ròng lẫn doanh thu đều có thể lấy từ báo cáo kết quả
kinh doanh của công ty.
Công thức:
Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu =

Lợi nhuận ròng

x 100%

Doanh thu

Tỷ số này cho biết lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong doanh thu. Tỷ số
này mang giá trị dương nghĩa là công ty kinh doanh có lãi, tỷ số càng lớn nghĩa là lãi
càng lớn. Tỷ số mang giá trị âm nghĩa là công ty kinh doanh thua lỗ. Tuy nhiên, tỷ số
này phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh của từng ngành. Vì thế, khi theo dõi tình hình
sinh lợi của công ty, người ta so sánh tỷ số này của công ty với tỷ số bình quân của
toàn ngành mà công ty đó tham gia. Mặt khác, tỷ số này và số vòng quay tài sản có xu
hướng ngược nhau. Do đó, khi đánh giá tỷ số này, người phân tích tài chính thường
tìm hiểu nó trong sự kết hợp với số vòng quay tài sản.
1.2.5 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)
Tỷ số lợi nhuận trên tài sản (Chỉ tiêu hoàn vốn tổng tài sản, Hệ số quay vòng của
tài sản, Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản) là một tỷ số tài chính dùng để đo lường khả
năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của doanh nghiệp. Tỷ số này được tính ra bằng cách
lấy lợi nhuận ròng (hoặc lợi nhuận sau thuế) của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo (có thể là
1 tháng, 1 quý, nửa năm, hay một năm) chia cho bình quân tổng giá trị tài sản của doanh

nghiệp trong cùng kỳ. Số liệu về lợi nhuận ròng hoặc lợi nhuận trước thuế được lấy từ
báo cáo kết quả kinh doanh. Còn giá trị tài sản được lấy từ bảng cân đối kế toán. Chính vì
lấy từ bảng cân đối kế toán, nên cần tính giá trị bình quân tài sản doanh nghiệp.

Công thức:
Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA) =

6

Lợi nhuận ròng
Tổng tài sản bình quân

x 100%


Vì lợi nhuận ròng chia cho doanh thu bằng tỷ suất lợi nhuận biên, còn doanh
thu chia cho giá trị bình quân tổng tài sản bằng hệ số quay vòng của tổng tài sản, nên
còn cách tính tỷ số lợi nhuận trên tài sản nữa:
Tỷ số lợi nhuận trên tài sản = Tỷ suất lợi nhuận biên × Số vòng quay tổng tài sản

Tỷ số này lớn hơn 0 thì doanh nghiệp làm ăn có lãi. Tỷ số càng cao cho thấy
doanh nghiệp làm ăn càng hiệu quả. Nếu tỷ số nhỏ hơn 0, thì doanh nghiệp làm ăn
thua lỗ. Mức lãi hay lỗ được đo bằng phần trăm của giá trị bình quân tổng tài sản của
doanh nghiệp. Tỷ số cho biết hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập
của doanh nghiệp.

7


CHƯƠNG 2: CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG CỦA NGÀNH XÂY DỰNG

2.1 Tổng quan ngành xây dựng
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản:
Xây dựng: làm nên công trình kiến trúc theo một kế hoạch nhất định.
Hoạt động xây dựng gồm lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng
công trình, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, thi công xây dựng, giám sát xây
dựng, quản lý dự án, lựa chọn nhà thầu, nghiệm thu, bàn giao đưa công trình vào khai
thác sử dụng, bảo hành, bảo trì công trình xây dựng và hoạt động khác có liên quan
đến xây dựng công trình. (Điều 3, Luật xây dựng 2014)
Quy hoạch xây dựng là việc tổ chức không gian của đô thị, nông thôn và khu
chức năng đặc thù; tổ chức hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; tạo
lập môi trường thích hợp cho người dân sống tại các vùng lãnh thổ, bảo đảm kết hợp
hài hòa giữa lợi ích quốc gia với lợi ích cộng đồng, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế
- xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Quy
hoạch xây dựng được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch xây dựng gồm sơ đồ, bản
vẽ, mô hình và thuyết minh. (Điều 3, Luật xây dựng 2014)
2.1.2. Phân loại và phân cấp công trình xây dựng


Phân loại công trình xây dựng
Theo quy định tại Nghị định 46/2015NĐ-CP về quản lý chất lượng và bảo trì

công trình xây dựng công trình xây dựng sẽ được phân cấp và phân loại trên cơ sở
công năng sử dụng của công trình và sẽ được phân loại theo những loại sau:
Công trình dân dụng: bao gồm nhiều công trình được gom thành nhóm công trình
dân dụng như công trình nhà ở bao gồm cả nhà ở riêng lẻ và nhà ở chung cư và gồm cả
các công trình công cộng như xây dựng trường, trạm, nhà công cộng, công trình thương
nghiệp, công trình khách sạn, nhà nghỉ hay nhà nhằm mục đích phục vụ giao thông, thông
tin liên lạc, ngoài ra những công trình như nhà ga, bến xe cũng thuộc công trình dân
dụng, các công trình trạm thu phát sóng, truyền hình hay công trình thể thao.


8


Công trình công nghiệp: bao gồm những hạng mục công trình khai thác dầu
khí, khai thác than hay công trình khai thác quặng, công trình công nghiệp điện tử,
công trình dành cho công nghiệp nhẹ, công nghiệp xây dựng, sản xuất, công trình
phục vụ công nghệ điện tử - tin học, năng lượng, công trình phục vụ thực phẩm, công
trình chứa vật liệu nổ, công trình sản xuất, công trình sử dụng mục đích luyện kim.
Công trình giao thông: gồm những hạng mục như công trình sân bay, bến bãi,
công trình cầu, công trình đường sắt, đường bộ, đường thủy.
Công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn: gồm công trình thủy lợi như
công trình hồ nước, công trình đập, trạm bơm nước, công trình đường ống dẫn nước,
mương, công trình kênh rạch, công trình chăn nuôi, trồng trọt, thủy sản và các công
trình nông nghiệp khác.
Công trình hạ tầng, kỹ thuật: gồm công trình dùng để xử lý nước thải, dùng
cấp nước, thoát nước, xây dựng công trình bãi chứa, bãi dùng để chôn, lấp xử lý rác
thải công trình có công năng chiếu sáng đô thị.


Phân cấp công trình xây dựng:
Nguyên tắc để xác định cấp công trình theo Thông tư 03/2016TT-BXD quy

định về phân cấp công trình xây dựng có quy định về nguyên tắc phân cấp công trình
như sau:
Công trình dân dụng thuộc công trình giáo dục cấp đại học, trung cấp, cao đẳng
nếu có số lượng sinh viên toàn trường trên 8000 sinh viên sẽ được phân vào công trình
thuộc cấp một, 5000 đến 8000 sinh viên sẽ phân vào cấp hai và dưới 5000 sinh viên
thuộc cấp ba.
Công trình thể thao sân thi đấu được phân vào cấp đặc biệt nếu khán đài có sức
chứa trên bốn mươi nghìn chỗ ngồi, cấp một nếu có sức chứa hai mươi nghìn đến bốn

mươi nghìn chỗ ngồi, cấp hai sẽ có sức chứa năm nghìn đến hai mươi nghìn chỗ ngồi.
Công trình văn hóa là bảo tàng, thư viện xác định dựa trên tầm quan trọng cấp
một thuộc tầm quan trọng quốc gia, cấp hai thuộc tầm quan trọng tỉnh ngành, công
trình còn lại thuộc cấp ba.

9


Công trình công nghiệp thuộc công trình luyện kim và cơ khí chế tạo nhà máy
luyện kim màu thuộc công trình cấp một nếu có sản lượng 0,5 triệu tấn thành phẩm
trên năm, 0,1 đến 05 triệu tấn trên năm sẽ được phân cấp thuộc công trình cấp hai,
dưới 01 triệu tấn thành phẩm trên năm thuộc công trình cấp ba. Công trình công
nghiệp khai thác mỏ, chế biến khoáng sản đối với mỏ than hầm lò nếu có sản lượng
trên một triệu tấn trên năm sẽ được phân cấp thuộc loại công trình cấp một, sản lượng
từ 0,3 đến 1 triệu tấn than trên năm sẽ được phân cấp là công trình cấp hai, dưới 0,3
triệu tấn trên năm sẽ thuộc phân cấp ba.
Công trình hạ tầng kỹ thuật thuộc công trình cấp nước sẽ được phân cấp như
sau: đối với công trình nhà máy nước, công trình lọc nước sạch nếu có công suất trên
ba mươi nghìn mét khối trên ngày đêm sẽ được phân cấp công trình cấp một, từ mười
đến ba mươi nghìn mét khối trên ngày đêm sẽ được phân cấp công trình cấp hai, dưới
mười mét khối sẽ thuộc công trình cấp ba.
Công trình giao thông thuộc công trình đường bộ cao tốc được phân cấp nếu
tốc độ thiết kế trên 100km/h thì được phân cấp vào công trình đặc biệt, từ 80 đến
100k/h được phân cấp là công trình cấp một, thiết kế công trình từ 60 đến 80 km/h
thuộc công trình cấp ba.
2.1.3. Vai trò của ngành xây dựng
Ngành xây dựng là ngành có vị trí quan trọng trong hệ thống kinh tế quốc dân,
góp phần hình thành nên các tài sản cố định của nền kinh tế, đặc biệt là nhà xưởng,
thiết bị. Tầm quan trọng của ngành thể hiện ở một số điểm:
Ngành xây dựng là ngành đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế quốc dân: Ngành

xây dựng là một trong những ngành đóng vai trò là xương sống của nền kinh tế và trực
tiếp hình thành nên hệ thống tài sản cố định cho nền kinh tế quốc dân. Một cơ thể chỉ có
thể khỏe mạnh và phát triển khi hệ thống xương sống vững chắc và phát triển đóng vai trò
là nền tảng và là lực đỡ cho toàn cơ thể, do đó, ở mỗi quốc gia ngành xây dựng phát triển
mạnh sẽ tạo điều kiện tốt cho việc trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật của quốc gia, tạo tiền
đề cho phát triển các ngành kinh tế khác trong nền kinh tế.

10


Ngành xây dựng có ảnh hưởng đến sự phát triển của nhiều lĩnh vực trong nền
kinh tế: Ngành xây dựng sử dụng các sản phẩm đầu vào là vật liệu xây dựng của rất
nhiều ngành kinh tế đóng vai trò là ngành cung ứng như: Ngành thép, xi măng, gạch
ốp lát, đồ gỗ…. Sự phát triển của ngành xây dựng sẽ tạo ra nhu cầu kéo theo sự phát
triển của các ngành kinh tế liên quan.
Ngành xây dựng phát triển còn là tiền đề quan trọng để giải quyết những vấn
đề an sinh xã hội khi là nhân tố quan trọng hình thành nên các sản phẩm nhà ở cho
người dân trong một quốc gia. Ở mỗi quốc gia, chương trình xây dựng phát triển nhà
ở xã hội dành cho người có thu nhập thấp đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong
việc thực hiện an sinh xã hội và đảm bảo chỗ ở cho người dân có thu nhập trung bình
và thấp, vốn chiếm một tỷ trọng lớn dân cư.
2.1.4. Phân tích SWOT ngành xây dựng


Điểm mạnh:
o Hệ thống chính sách và quy hoạch cụ thể mở ra nhiều cơ hội cho việc
phát triển cho ngành Xây Dựng, đặc biệt là lĩnh vực cơ sở hạ tầng.
o Với mục tiêu đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, nguồn vốn mạnh của chính
phủ sẵn sàng chi cho các dự án cơ sở hạ tầng trọng điểm
o Nguồn lao động giá rẻ




Điểm yếu:
o Các doanh nghiệp Nhà Nước có nhiều lợi thế khi tham gia đấu thầu các
công trình cơ sở hạ tầng có vốn đầu tư Nhà Nước, sẽ làm giảm tính hiệu
quả đấu thầu và có thể gây ảnh hưởng lớn về sau đối với các công trình
xây dựng khi các nhà thầu đảm nhận không đủ năng lực thực hiện.
o Thủ tục hành chính rườm rà tạo nên rào cản không nhỏ tới các nhà đầu
tư.
o Đa phần các nhà thầu trong nước là các doanh nghiệp nhỏ lẻ không có
thế mạnh cạnh tranh, năng lực thầu yếu kém, và sử dụng công nghệ lạc
hậu.
11


o Khả năng quản lý năng lực thầu còn yếu kém và nguồn nhân lực chuyên
môn cao không đáp ứng đủ nhu cầu.


Cơ hội:
o Thị trường bất động sản dần hồi phục.
o Tốc độ đô thị hóa nhanh kéo theo nhu cầu về xây dựng cơ sở hạ tầng dự
đoán sẽ tăng cao trong thời gian sắp tới.
o Chính phủ tiếp tục có thêm những chính sách góp phần làm minh bạch hóa
thị trường và thu hút thêm nguồn vốn đầu tư nước ngoài (Luật Nhà Ở mới).
Xu hướng chuyển dịch các nhà máy từ Trung Quốc sang Việt Nam.

o Lãi suất giảm, do vậy kênh đầu tư tiền gửi đã trở nên kém hấp dẫn hơn.
Do đó, dòng tiền có thể sẽ đỗ vào các kênh đầu tư khác hiệu quả hơn

như BĐS. Ngoài ra, chi phí lãi vay của các doanh nghiệp xây dựng cũng
tiếp tục giảm theo hỗ trợ tiết giảm chi phí. Khung pháp lý cho hình thức
PPP ngày càng được cải thiện hơn, tạo điều kiện thu hút mạnh vốn đầu
tư tư nhân vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng.
o Các hiệp định kinh tế được ký kết trong thời gian gần đây sẽ tạo tiền đề
cho nguồn vốn FDI đổ mạnh vào Việt Nam.


Thách thức:
o Sự độc quyền của chính phủ trong các lĩnh vực quan trọng như ngành
năng lượng tạo nên sự không minh bạch và rủi ro nhất định cho các nhà
đầu tư tư nhân và nước ngoài.
o Năng suất lao động thấp làm tăng chi phí đầu tư của các doanh nghiệp
FDI.

2.1.5. Hướng phát triển của ngành xây dựng tại Việt Nam
Trong bối cảnh trên, ngành Xây dựng đã rà soát, xây dựng, điều chỉnh các chiến
lược, định hướng phát triển phù hợp với từng lĩnh vực. Những định hướng, chiến lược,
chương trình phát triển chủ yếu trong các lĩnh vực của ngành giai đoạn 2006 - 2010 và
giai đoạn 2011 - 2020 đã được Bộ Xây dựng và các địa phương tích cực triển khai thực

12


hiện gồm: Chiến lược phát triển nhà ở đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030, các chương
trình, đề án về phát triển nhà ở và thị trường BĐS; Chương trình phát triển đô thị quốc gia
giai đoạn 2012 - 2020; Chương trình chống thất thoát, thất thu nước sạch, Chương trình
xử lý chất thải rắn đến năm 2020; Chương trình quy hoạch xây dựng nông thôn mới;
Chương trình phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020; Đề án điều chỉnh định
hướng phát triển Kiến trúc Việt Nam đến năm 2025; Đề án đổi mới cơ chế quản lý đầu tư

xây dựng công trình; Đề án phát triển các đô thị Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu;
Quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng đến năm
2030; Quy hoạch tổng thể hệ thống xử lý chất thải rắn y tế nguy hại đến 2025... trong đó
nổi bật là Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 tầm nhìn đến 2030 được
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2127/QĐ-TTg ngày 30/11/2011 - lần
đầu tiên ngành Xây dựng có được Chiến lược phát triển nhà

ở với nhiều quan điểm và cách tiếp cận mới, tạo ra tầm nhìn dài hạn với nhiều nội
dung định hướng cụ thể cho các nhóm đối tượng khác nhau trong xã hội đó là: "Giải
quyết vấn đề nhà ở là trách nhiệm của Nhà nước, của xã hội và của người dân”; “Các
chỉ tiêu phát triển nhà ở, trong đó có chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội cho từng nhóm
đối tượng phải được xác định cụ thể trong nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương hàng năm và từng giai đoạn để tổ chức triển khai; đồng thời là cơ sở để cơ
quan có thẩm quyền giám sát, đánh giá kết quả thực hiện”. Đây cũng là hiện thực hóa
quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, với mục tiêu
xây dựng xã hội vì con người.
Bộ Xây dựng đã tập trung rà soát, xây dựng, điều chỉnh các chiến lược, định
hướng phát triển phù hợp với từng lĩnh vực; tập trung rà soát, nghiên cứu hoàn thiện,
đổi mới hệ thống pháp luật ngành Xây dựng; tăng cường kiểm soát, nâng cao chất
lượng phát triển đô thị; nâng cao chất lượng, hiệu quả đầu tư xây dựng; tháo gỡ khó
khăn, thúc đẩy thị trường BĐS phát triển lành mạnh; đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội
và các chương trình phát triển nhà ở quốc gia, góp phần thực hiện tốt chính sách xã
hội và an sinh xã hội; đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học công nghệ, rà soát, bổ
sung tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật, phát triển VLXD theo quy
hoạch; thực hiện tái cơ cấu và cổ phần hóa DNNN trực thuộc.

13


2.2. Rào cản gia nhập

2.2.1. Rào cản gia nhập ngành xây dựng
Rào cản về công nghệ, kỹ thuật: Nhờ sự phát triển của khoa học kỹ thuật làm
cho công nghệ nói chung và công nghệ xây dựng nói riêng không ngừng phát triển,
bao gồm: những khoa học công nghệ mới, dây chuyền thi công hiện đại, sự phát triển
không ngừng của thông tin... Đây sẽ là các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh
nghiệp xây dựng, đôi khi còn quyết định sự sống còn của một doanh nghiệp. Nó đòi
hỏi các doanh nghiệp xây dựng phải luôn chú ý đầu tư, áp dụng công nghệ mới để
nâng cao chất lượng công trình, từ đó tạo ra thế lực cho doanh nghiệp trên thị trường.
Đây cũng là yếu tố quyết định đến khả năng trúng thầu của doanh nghiệp.
Hằng năm, nước ta nhập về khoảng 15.000 máy xây dựng trong đó 95% là máy
cũ với kim ngạch nhập khẩu trung bình 300 - 400 triệu USD. Với lợi thế là giá chỉ
bằng 25% máy mới, đồng thời phù hợp với điều kiện xây dựng ở Việt Nam, nên các
dòng máy xây dựng cũ được khá nhiều các nhà thầu vừa và nhỏ ưu tiên sử dụng. Tuy
nhiên, việc sử dụng máy cũ cũng có những nhược điểm, như thủ tục rườm rà, thường
xảy ra hỏng hóc và hiệu suất làm việc không bằng thiết bị mới. Ngoài ra, Nhà nước
đưa ra những quy định kiểm soát chặt chẽ hơn về chất lượng của máy cũ nhập khẩu,
cũng có thể sẽ gây ra tác động không nhỏ tới thị trường này.
Rào cản về vốn: Sản phẩm thi công xây lắp đòi hỏi phải có một lượng vốn khá
lớn để bù đắp do giá thành của một công trình thông thường bao gồm 60-70% chi phí
vật liệu, 10-20% chi phí nhân công và 10-20% chi phí máy xây dựng, trong đó thép
chiếm 60-70% và xi măng chiếm 10-15% trong cơ cấu vật liệu xây dựng, nhưng chủ
đầu tư chỉ có thể đáp ứng trước một phần tiền vốn để xây dựng, điều này dẫn đến các
doanh nghiệp phải tự ứng vốn để xây dựng từng phần sau đó bàn giao từng phần rồi
xin tiếp tạm ứng từ chủ đầu tư. Do đó các doanh nghiệp xây dựng luôn phải đi vay
vốn từ các tổ chức tín dụng, điều này cũng chứng tỏ doanh nghiệp luôn phải có những
mối quan hệ với các tổ chức tài chính. Sự trục trặc về tài chính thường đưa đến những
thiệt hại về tiền vốn cho doanh nghiệp xây dựng.

14



Rào cản pháp lý: Hệ thống pháp luật tác động đến các doanh nghiệp ngày càng
gia tăng. Mọi cá nhân cũng như doanh nghiệp đều phải hoạt động dưới sự chi phối của
hệ thống pháp luật và chịu ảnh hưởng bởi hệ thống chính trị:
Luật chống độc quyền, quyền sở hữu trí tuệ, bằng phát minh sáng chế, … sẽ
tạo ra cơ hội cạnh tranh lành mạnh giữa các công ty trong ngành. Có các chính sách
bảo đảm lợi ích người dân, tăng vị thế của người tiêu dùng lên, buộc công ty phải có
trách nhiệm hơn về sản phẩm về chất lượng, an toàn…
Nhà nước cho nhiều chính sách ưu tiên tập trung đầu tư xây dựng cho nước nhà
như các dự án xây dựng hệ thống cơ sở vật chất giao thông, các gói chính sách nhà ở
cho người thu nhập thấp… tạo nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp.
Chính sách thuế mới của chính phủ cũng ảnh hưởng nhiều đến các doanh nghiệp
theo các mặt tích cực: doanh nghiệp trong kỳ tính thuế có các hoạt động chuyển nhượng
bất động sản, dự án đầu tư, quyền tham gia dự án đầu tư ... thì được bù trừ số lỗ (nếu có)
với lãi của hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc áp dụng chế độ ưu đãi thuế thu nhập
doanh nghiệp cho các dự án đầu tư mới sẽ không phân biệt dự án có thành lập doanh
nghiệp mới hay không thành lập doanh nghiệp mới. Thuế suất ưu đãi 10% trong vòng 15
năm đối với các doanh nghiệp có các dự án đầu tư tại vùng kinh tế khó khăn hay các
doanh nghiệp áp dụng các biện pháp khoa học công nghệ mới…

Rào cản liên quan
Rào cản sản phẩm thay thế: Xét trong ngành xây dựng nói chung, rào cản về
các sản phẩm thay thế là khá thấp. Riêng đối với nhóm xây dựng dân dụng, sản phẩm
đầu ra là nhà ở của người dân. Đối với nhu cầu nhà ở của khách hàng thì sản phẩm
thay thế cho nhau chính là sản phẩm do các công ty khác tạo ra có mẫu thiết kế, chất
lượng, giá cả khác nhau, tạo ra nhiều sự lựa chọn cho khách hàng.
Về thực trạng nguồn nhân lực nước ta hiện nay, ngành xây dựng còn chưa đáp ứng
được yêu cầu cả về số lượng và chất lượng, tỷ lệ công nhân trực tiếp sản xuất qua đào tạo
kỹ năng nghề còn rất thấp, tác phong công nghiệp chưa được cải thiện,...dẫn đến năng
suất lao động không cao, chất lượng sản phẩm còn nhiều sai sót dẫn đến giảm sức cạnh

tranh trên thị trường quốc tế cũng như ngay tại thị trường trong nước. Tại Việt

15


Nam hiện nay có rất nhiều trường Đại học đang thực hiện các chương trình đào tạo cử
nhân có liên quan đến kỹ thuật xây dựng như trường Đại học Xây dựng, trường Đại học
Thủy Lợi... Chương trình đào tạo của các trường Đại học trên đều dựa trên nền tảng phân
các chuyên ngành nhỏ từ đầu chương trình đào tạo dễ dẫn đến việc sinh viên học chuyên
ngành nào chỉ biết chuyên ngành đấy mà không nhìn thấy được tổng quan của toàn ngành
đào tạo và dễ lúng túng trước các nhu cầu về nhân lực liên chuyên ngành.

2.2.2. Đánh giá rào cản gia nhập ngành xây dựng và cơ hội của các doanh
nghiệp mới
Ngành xây dựng Việt Nam có thể đánh giá chung là có rào cản gia nhập lớn. Sự
trục trặc về tài chính luôn là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp muốn tham gia
vào thị trường ngành xây dựng. Song, đây là một ngành vẫn còn rất nhiều cơ hội khai thác
của các nhà đầu tư lớn. Tại TP HCM, nhiều công trình hạ tầng trọng điểm như dự án
đường song hành cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây, đường Vành đai 2; dự án
cầu đường Bình Tiên, khép kín đường Vành đai 2, đoạn từ An Lạc đến Nguyễn Văn Linh,
nâng cấp mở rộng đường Nguyễn Hữu Thọ, 4 cầu thép trên đường Lê Văn Lương, tuyến
trục Bắc – Nam...được triển khai giải quyết ùn tắc giao thông. Một số dự án lớn tại các
tỉnh khác như sân bay Long Thành, đường sắt cao tốc, Metro Hà Nội, Nhà máy nước thải
Yên Xá… cũng được lên kế hoạch triển khai. Các dự án của doanh nghiệp tư nhân như
Nhà máy Thép Hòa Phát Dung Quất (Quảng Ngãi), Nhà máy sản xuất Ô tô Vinfast (Hải
Phòng)… cũng được cho là yếu tố có thể hỗ trợ thị trường, thúc đẩy các doanh nghiệp
mới phát triển, tạo cơ hội có thêm doanh nghiệp gia nhập thị trường.

16



CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ VÀ NHẬN XÉT CÁC CHỈ SỐ CỦA THỊ
TRƯỜNG NGÀNH XÂY DỰNG Ở VIỆT NAM NĂM 2011
3.1. Tính toán các chỉ số


Sử dụng bộ dữ liệu năm 2011 được cung cấp, do nhóm tác giả tự tổng hợp.



Dùng công cụ Filter lọc dữ liệu tại cột ngành kinh doanh với các mã thuộc
ngành xây dựng ở Việt Nam.



Hoàn chỉnh xử lý số liệu và tính toán.

3.2. Mức độ tập trung ngành
Mức độ tập trung ngành Xây dựng ở Việt Nam cho ta biết mức độ và tỷ lệ cạnh
tranh của các doanh nghiệp trong ngành ra sao, mức độ này cao hay thấp, doanh
nghiệp độc quyền hay cạnh tranh hoàn hảo. Nói cách khác, việc tính toán mức độ tập
trung chính là đi phân tích thị phần của các doanh nghiệp trong ngành đó.
Hai chỉ số CRm và HHI hiện tại là những chỉ số phổ biến trong việc phân tích
mức độ tập trung thị trường và tỷ lệ cạnh tranh cao thấp. Mỗi chỉ số có một phương
pháp tính khác nhau với điểm mạnh và điểm yếu riêng nhưng đều dựa trên cơ sở thị
phần của các doanh nghiệp và nhằm đánh giá mức độ tích tụ, mức độ tập trung và
thực trạng cạnh tranh trên thị trường một ngành nhất định.
Bảng 3.1. Giá trị tỷ số cho các mã ngành trong ngành Xây dựng
Nhóm




ngành

ngành

Xây dựng

42101

Xây dựng

42102

Xây dựng

42200

Tên mã ngành
Xây

dựng công trình

đường sắt
Xây

dựng công trình

đường bộ
Xây


dựng công trình

công ích

17

Số doanh

CRm

HHI

5,35%

0,0711

52

11,00%

0,0043

18138

12,32%

0,009

2539


nghiệp


Nhóm



ngành

ngành

Xây dựng

42900

Xây dựng

43110

Xây dựng

43120

Tên mã ngành

Số doanh

CRm


HHI

13,87%

0,01

3852

Phá dỡ

37,74%

0,0514

98

Chuẩn bị mặt bằng,

14,78%

0,0086

2007

12,12%

0,007

1816


32,87%

0,0431

321

22,57%

0,0428

231

16,70%

0,0242

630

15,18%

0,0109

1017

21,13%

0,0188

826


4,75%

0,0014

18138

Xây dựng công trình kỹ
thuật dân dụng khác

nghiệp

Hoạt động lắp đặt hệ
Xây dựng

43210

thống điện cho công trình
nhà và công trình kỹ thuật
dân dụng

Xây dựng

43221

Xây dựng

43222

Xây dựng


43290

Xây dựng

43300

Xây dựng

43900

Xây dựng

Lắp đặt hệ thống cấp,
thoát nước,
Lắp đặt hệ thống sưởi và
điều hoà không khí
Lắp đặt hệ thống xây
dựng khác,
Hoàn thiện công trình
xây dựng,
Hoạt động xây

dựng

chuyên dụng khác
Toàn ngành xây dựng

Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp

18



3.2.1. Tỷ lệ tập trung (Concentration ratio)
Tỷ lệ tập trung 4 công ty được xác định từ tỷ lệ sản lượng của 4 công ty có thị
phần lớn nhất trong ngành
CR4=S1+S2+S3+S4
Xét bảng thị phần của 4 doanh nghiệp lớn nhất so với toàn ngành ta có:
Bảng 3.2. Thị phần của 4 doanh nghiệp lớn nhất so với toàn ngành
Mã cơ sở
961
191

186

8555

Doanh thu thuần

Tên cơ sở

ngành SXKD chính

Tập đoàn sông Đà
Tổng Công Ty Cổ Phần XNK
Và Xây Dựng Việt Nam
Tổng Công Ty Xây Dựng
Công Trình Giao Thông 1
Công Ty Cổ Phần Xây dựng
Và Lắp Máy Trung Nam
Còn lại


Thị phần

5343363

1,94%

3121387

1,13%

2751274

1,00%

1869140

0,68%

262245597

95,25%

Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng
hợp
Từ bảng tính toán Excel, ta có CR 4 = 4,75%, đây là một con số rất thấp, cho
thấy mức độ tập trung yếu, tỷ lệ cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành là cực
kì cao, do vậy, các doanh nghiệp không có khả năng nắm quyền, điều khiển và chiếm
lĩnh thị trường ngành.


19


Biểu đồ 3.1: Thị phần của 4 doanh nghiệp lớn so với toàn ngành
Tập đoàn sông Đà

Tổng Công Ty Cổ Phần
XNK Và Xây Dựng Việt
Nam
Tổng Công Ty Xây Dựng
Công Trình Giao Thông 1
Công Ty Cổ Phần Xây
dựng Và Lắp Máy Trung
Nam
Còn lại

Do số liệu toàn ngành lớn, tuy nhiên, 4 công ty đứng đầu chỉ đóng góp tới
4,75% doanh thu cho ngành Xây dựng, bởi một số lượng không nhỏ các doanh nghiệp
nhỏ, lẻ, tư nhân chưa nổi bật, hoạt động không hiệu quả, doanh thu mang về không đủ
chi trả tiền nợ công, nợ tư. Điều này cần được Nhà nước quan tâm nhiều hơn trong
vấn đề điều chỉnh luật pháp, quy định và nới lỏng lãi suất cho vay để phát triển hơn
nữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ, góp phần tạo thêm nền tảng cơ sở vật chất, kiến
trúc thượng tầng cho đất nước.
3.2.2. Chỉ số HHI (Hirschman-Herfindahl Index)
Việc tính toán HHI sẽ giúp ta dễ dàng tính toán cũng như rà soát cẩn trọng các
điểm trên đồ thị đường cong tập trung thị trường. Thêm vào đó có thể phản ánh nhạy
bén khi một doanh nghiệp gia nhập hay rút lui khỏi thị trường được tính tới.
Từ bảng tính toán có được chỉ số HHI = 0,001438 < 0,01, cho thấy đây là thị
trường mang tính cạnh tranh cao, việc gia nhập hay rời khỏi thị trường là rất dễ dàng,
tuy nhiên, các doanh nghiệp nhỏ. Sức mạnh thị trường tập trung vào một số doanh

nghiệp nắm thị phần lớn trong ngành như Tập đoàn sông Đà, Tổng công ty XNK và
Xây dựng Việt Nam... thì nguy cơ lạm dụng sức mạnh thị trường bắt tay thao túng thị
trường là hoàn toàn xảy ra. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đôi khi có thể phải tuân theo
20


mức giá mà các doanh nghiệp lớn thao túng thị trường đề ra, điều này sẽ gây khó khăn
trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Chính vì vậy, điều này cần có sự quản lý
sát sao của Đảng và Nhà nước trong quản lý thị phần, quyền hành của các doanh
nghiệp trong toàn ngành.
3.3. Mức độ hoạt động hiệu quả trong ngành
Để xác định ngành đang hoạt động hiệu quả hay kém hiệu quả, người ta thường
phân tích dựa trên Chỉ số vòng quay tổng tài sản, bao gồm Tỷ suất lợi nhuận trên
doanh thu (ROS) và Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA).
Bảng 3.3. Chi tiêu khả năng sinh lợi
Mã ngành

42101

42102

42200

42900

Tên mã ngành
Xây dựng công trình đường
sắt
Xây dựng công trình đường
bộ

Xây dựng công trình công
ích
Xây dựng công trình kỹ
thuật dân dụng khác

Số doanh

ROA

ROS

1,31%

3,01%

52

1,02%

1,84%

18138

1,51%

2,59%

2539

0,54%


1,02%

3852

nghiệp

43110

Phá dỡ

- 0,62%

- 1,39%

98

43120

Chuẩn bị mặt bằng,

2,89%

6,96%

2007

2,21%

2,52%


1816

Hoạt động lắp đặt hệ thống
43210

điện cho công trình nhà và
công trình kỹ thuật dân
dụng
21


Mã ngành

43221

43222

43290

43300

43900

Tên mã ngành
Lắp đặt hệ thống cấp, thoát
nước,
Lắp đặt hệ thống sưởi và
điều hoà không khí
Lắp đặt hệ thống xây dựng

khác,
Hoàn thiện công trình xây
dựng,
Hoạt

động xây

dựng

chuyên dụng khác
Xây dựng

Số doanh

ROA

ROS

1,19%

1,84%

321

4,08%

3,33%

231


1,69%

1,93%

630

- 0,43%

- 0,58%

1017

1,44%

1,77%

826

1,22%

2,12%

18138

nghiệp

Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng
hợp
Với số liệu được biểu thị trong bảng ta có thể thấy cả 2 chỉ tiêu ROA, ROS của
các nhóm ngành luôn trong trạng thái dương, điều này thể hiện hoạt động kinh doanh

của toàn ngành xây dựng nói chung luôn có lãi. Tuy nhiên, với mỗi loại chỉ số có
những sự chênh lệch với nhau nhất định.
Chỉ số tỷ suất sinh lợi của tài sản (ROA) đo lường hiệu quả sử dụng tài sản của
doanh nghiệp để tạo ra lợi nhuận. Vào năm quan sát, chỉ số ROA của nhóm ngành Phá
dỡ công trình đạt mức khá thấp, ở ngưỡng < 0: - 0,62% . Con số này có nghĩa là cứ 1
đồng vốn đưa vào phục vụ việc Phá dỡ công trình xây dựng sẽ lỗ khoảng 0,62 đồng
vốn bỏ ra. Ngược lại, với ngành Lắp đặt hệ thống sưởi và điều hoà không khí, chỉ số
này lại đạt đến mức 4,08%, bỏ ra 1 đồng vốn thu về 4,08 đồng lợi nhuận, cao hơn rất
nhiều so với các nhóm ngành khác trong toàn bộ tổng thể.

22


Chỉ số tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) cho biết lợi nhuận chiếm bao
nhiêu phần trăm trong doanh thu. Đối với chỉ số này, kết quả của các nhóm ngành đều
ở mức khá cao và gần bằng nhau, cụ thể: Chuẩn bị mặt bằng, xây dựng công trình
đường sắt hay Lắp đặt điều hòa không khí… đều ở mức tương đương nhau: 6,96%,
3,01%, 3,33%. Điều này thể hiện rằng, các nhóm ngành này kiểm soát chi phí tốt,
thực hiện giảm thiểu chi phí tối đa, tạo ra doanh thu khổng lồ cho toàn ngành.
Vốn dĩ chỉ số ROS của các nhóm ngành trong Xây dựng đều khá cao, cho thấy
Xây dựng có thể mang lại nguồn doanh thu lớn cho nền kinh tế, các nhóm ngành có
sự sắp xếp điều chỉnh, quản lý sản xuất, tổ chức có hiệu quả, mang lại khả năng sinh
lời cao cho toàn ngành. Do vậy ta cần tập trung vào thúc đẩy một số nhóm ngành tăng
trưởng chính có ROS cao như: Xây dựng công trình đường sắt, Lắp hệ thống sưởi,
điều hòa … hay chuẩn bị mặt bằng.
Ngược lại với điều này , chỉ số ROA đang khá thấp nếu so về mức độ bình
quân toàn ngành, trung bình dao động từ 0 – 1,2%, một số nhóm âm cho thấy làm ăn
không có lãi, không đủ bù vốn ban đầu, vòng quay tài sản thấp. Điều này có thể do sự
thiếu nhân công trong thời điểm quan sát, các vấn đề xã hội, tiền lương thấp (cho một
số các nhóm ngành) hoặc vấn đề trong quản lý tổ chức chưa có hiệu quả.


23


CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT KHUYẾN NGHỊ
4.1. Khuyến nghị về chính sách và thể chế
Trên cơ sở phân tích tiềm năng, và cơ hội của ngành, sau đây là một số kiến
nghị đưa ra:
Trong điều kiện trên thị trường xây dựng thế giới đầy cơ hội cũng nhiều thách
thức, để có thể cạnh tranh với các nhà thầu ngoại trong các dự án lớn mang tầm cỡ
quốc tế, Chính phủ Việt Nam cần coi xây dựng là một ngành kinh tế mũi nhọn để tập
trung các nguồn lực, nâng cao khả năng cạnh tranh.
Lập cơ quan chuyên trách ở trong nước kết nối với các cơ quan đại diện của Việt
Nam ở nước ngoài để nghiên cứu sâu về thị trường xây dựng ở những nước có tiềm năng
và cung cấp thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng trong nước nhanh chóng tiếp cận thị
trường này và xúc tiến chương trình hội nhập quốc tế một cách hiệu quả.

Cho phép các hiệp hội ngành nghề nói chung và hiệp hội Nhà thầu Xây dựng
Việt Nam nói riêng chia sẻ một phần nhiệm vụ quản lý chuyên ngành như: đánh giá,
xác nhận năng lực nhà thầu phục vụ cho việc xếp hạng, cấp chứng chỉ hành nghề, trao
tặng các giải thưởng,… để công tác này đi vào thực chất, có hiệu quả, phù hợp với cơ
chế thị trường và thông lệ quốc tế; đồng thời, nâng cao và phát huy vai trò của các
hiệp hội ngành nghề.
Khi đàm phán các hiệp định quốc tế trong tương lai, cần quan tâm đưa vào yêu
cầu cho phép doanh nghiệp xây dựng Việt Nam được hành nghề bình đẳng như những
nhà thầu nước ngoài khác và tốt nhất là bình đẳng với doanh nghiệp xây dựng ở nước
sở tại, được miễn giảm thuế nhập khẩu lao động, vật tư và phương tiện thi công.
Tổ chức những chương trình đào tạo và cấp chứng chỉ nghề nghiệp có giá trị
quốc tế cho đối tượng sẵn sàng đi lao động nước ngoài bao gồm cả công nhân, kỹ sư
và chuyên gia trong ngành Xây dựng.

Tạo điều kiện cho doanh nghiệp xây dựng ra nước ngoài được thuận lợi về các mặt
thủ tục hành chính, bảo lãnh, chuyển tiền, vay tiền… Áp dụng chính sách tránh đánh thuế
hai lần để thực hiện ưu đãi này nếu nước sở tại đã có Hiệp định với Việt Nam.

24


×