Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

tiểu luận tổ chức ngành báo cáo tình hình cạnh tranh ngành sản xuất và chế biến các sản phẩm từ sữa ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (366.17 KB, 32 trang )

MỤC

LỤC


A. LỜI MỞ ĐẦU
Sữa là thực phẩm quan trọng và thiết yếu đối với mọi người dân. Chi tiêu cho
sữa chiếm hơn 10% trong tổng chi tiêu cho thực phẩm tại Việt Nam. GDP bình quân
đầu người tăng trưởng ổn định là yếu tố quan trọng thúc đẩy tiêu thụ sữa.
Tuy nhiên, sản xuất sữa trong nước tại Việt Nam không thể bắt kịp với nhu cầu
gia tăng trong nước. Từ năm 2001 – 2014, sản xuất sữa trong nước tăng trưởng
26,6%/năm, đạt 456.400 tấn năm 2013, chỉ đủ đáp ứng 28% nhu cầu trong nước và
đạt 549.500 tấn vào năm 2014. Hai mảng chính dẫn dắt sự tăng trưởng của toàn
ngành sữa trong nước và cũng là 2 mặt hàng quan trọng nhất là sữa nước và sữa bột.
Riêng tổng giá trị trường của 2 mảng này đã chiếm gần 3/4 giá trị thị trường, trong
đó, giá trị sữa bột chiếm 45% và sữa nước 30%. Năm 2015 cũng ghi nhận mức sản
lượng sản xuất sữa các loại này cao nhất từ trước đến nay.
Thị phần sữa bột phần lớn do các doanh nghiệp nước ngoài như Abbott,
Friesland Campina Vietnam và Mead Johnson nắm giữ do người tiêu dùng Việt Nam
vẫn sẵn sàng trả giá cao cho thương hiệu sữa ngoại. Trong khi đó, đối với mặt hàng
sữa nước, ngồi Vinamilk chiếm trên 50% thị phần, cịn có sự góp mặt của nhiều
doanh nghiệp khác như TH Milk, Nutifood, IDP, Hanoi Milk…
Tính chung giai đoạn 2010-2015, sản lượng sản xuất sữa tươi tăng trung bình
16%/năm, từ mức 520,6 triệu lít năm 2010 lên 1.093 triệu lít năm 2015; Sữa bột có
lượng sản xuất đã trở lại đà tăng sau năm 2014 bị giảm, đạt 97,3 nghìn tấn, tăng
19,5% so với năm 2013, sản lượng sản xuất sữa bột tăng trung bình 10,5%/năm, từ
mức 58,9 ngàn tấn năm 2010 lên mức 97,1 ngàn tấn năm 2015. Theo Tổng Cục
Thống kê, năm 2015 ngành sữa Việt Nam đã ghi nhận mức sản lượng sản xuất sữa
các loại cao nhất từ trước đến nay. Trong đó, chủ yếu tập trung vào những tên tuổi
như: Vinamilk, Công ty CP Thực phẩm Sữa TH, Công ty CP Thực phẩm Dinh
dưỡng Đồng Tâm 3A (Nutifood), Công ty CP Sữa quốc tế IDP, Công ty TNHH Dinh




dưỡng 3A, Công ty CP Sữa Hà Nội… Năm 2016, sản lượng và mức tiêu thụ các sản
phẩm sữa tiếp tục khởi sắc.
Doanh thu ngành sữa tại các thành phố không tăng trưởng hoặc liên tục tăng
trưởng âm, trong khi đó tiêu thụ sữa tại nơng thơn liên tục tăng trưởng ở mức hai
chữ số. Tuy nhiên trong quý 1/2018, tổng mức chi tiêu cho sản phẩm sữa toàn thị
trường chỉ đạt mức thấp dưới 5%. Đặc biệt là khu vực thành phố tăng trưởng âm
trong quý do nhu cầu về sữa bột trẻ em vẫn chưa có dầu hiệu hồi phục.
Sản lượng ngành sữa của Việt Nam được dự báo sẽ tăng khoảng 10% trong
năm 2017 và 2018. Tuy nhiên, sản xuất sữa nguyên liệu mới chỉ đáp ứng được 3940% nhu cầu ngành sữa trong nước, còn lại phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu. Doanh
số tiêu thụ sữa Việt Nam tăng trưởng mạnh từ 42,000 tỷ đồng năm 2010, và có mức
tăng trưởng kép hàng năm là 11.7% trong giai đoạn 2010-2017. Doanh số tiêu thụ
sữa bột năm 2017 tăng 14.4% so với năm 2016. Theo VDA, doanh số tiêu thụ sữa
bột sẽ tiếp tục tăng trưởng khá trong giai đoạn 2017-2020. Thị trường sữa nước Việt
Nam có tốc độ tăng trưởng kép hàng năm đạt 22.4% trong giai đoạn 2010 – 2017.
Tính đến 3 tháng đầu năm 2018, doanh số tiêu thụ sữa nước tăng 10.8% so với cùng
kỳ năm 2017. Doanh số tiêu thụ sữa chua 3 tháng đầu năm 2018 tăng 10.7% so với
cùng kỳ năm trước.
Việt Nam vốn khơng có ngành chăn ni trâu bị sữa truyền thống nên khơng
có các giống trâu bị sữa chun dụng đặc thù nào. Chăn ni bị sữa xuất hiện ở
Việt Nam từ những năm đầu của thế kỷ XX. Trải qua những năm tháng khó khăn
của đất nước, ngành chăn ni bị sữa đã đóng góp đáng kể trong việc đảm bảo nhu
cầu lương thực thực phẩm cho sự phát triển của đất nước. Tuy nhiên ngành chăn
ni bị sữa mới chỉ thực sự trở thành ngành sản xuất hàng hóa từ những năm 1990
trở lại đây. Từ năm 1986 Việt Nam bắt đầu phong trào Đổi mới và chỉ sau 3 năm từ
một nước thiếu lương thực Việt Nam đã có lương thực xuất khẩu. Kinh tế phát triển
đã tạo ra nhu cầu dùng sữa ngày càng tăng. Do vậy, đàn bò sữa ở TP HCM, các tỉnh



phụ cận như Bình Dương, Đồng Nai, Long An, ngoại thành Hà Nội và các tỉnh phụ
cận cũng tăng nhanh về số lượng. Từ năm 1986 đến 1999 đàn bò sữa tăng trưởng
trung bình 11%/năm. Phong trào chăn ni bị sữa tư nhân đã hình thành.
Bài nghiên cứu về ngành sản xuất và chế biến các sản phẩm từ sữa của Việt
Nam nhằm phác họa bức tranh tổng quan về ngành sữa ở Việt Nam. Cụ thể, bài
nghiên cứu của nhóm sẽ áp dụng khung phân tích SCP để chỉ rõ hành vi cấu kết độc
quyền nhóm của các Doanh nghiệp và kết quả từ việc độc quyền nhóm mang lại dựa
trên 3 khía cạnh: giá, chất lượng sản phẩm và sự đa dạng hóa, từ đó xác định được
mức độ cạnh tranh trên thị trường. Nhóm cũng xin đề xuất một số giải pháp để bình
ổn giá các sản phẩm sữa để giúp người tiêu dùng có thể tiếp cận được những sản
phẩm chất lượng với giá cả phù hợp.


B. NỘI DUNG
I. KHUNG PHÂN TÍCH SCP VÀ ỨNG DỤNG
Khái quát về khung phân tích SCP
Khung phân tích SCP hay cịn được gọi là mơ hình cấu trúc, hành vi và hiệu
suất (SCP) được sử dụng như một khuôn khổ phân tích, làm rõ các mối quan hệ giữa
cấu trúc thị trường, các hành vi của các tác nhân trong thị trường và hiệu suất. Nó
được phát triển vào năm 1959 bởi Joe S. Bain Jr., người đã mô tả nó trong cuốn sách
" Industrial Organization ". Các mơ hình SCP được coi là một cơ sở quan trọng của
lý thuyết tổ chức cơng nghiệp, và nó cũng là một điểm khởi đầu khi phân tích thị
trường và các ngành cơng nghiệp, khơng chỉ về kinh tế, mà cịn trong lĩnh vực quản
trị kinh doanh.
Theo lý luận đó, hiệu suất cơng nghiệp (trong đó có thể được coi là những lợi
ích tiềm năng cho người tiêu dùng và xã hội như một toàn thể) được xác định bởi
hành vi của các công ty trong ranh giới của ngành công nghiệp này, đến lượt nó phụ
thuộc vào cấu trúc của các trên thị trường

Elements of the Paradigm



Cấu trúc: tập hợp các yếu tố tương đối ổn định theo thời gian và ảnh hưởng
đến hành vi của người bán hoặc người mua. Bởi thực tế thị trường không tuân theo
các quy luật, điều kiện của thị trường cạnh tranh hồn hảo, nên về cơ bản nó phụ
thuộc ở mức độ: cung cấp tập trung, nhu cầu tập trung, sự khác biệt của sản phẩm và
các rào cản lối vào của thị trường. Ngoài ra, cấu trúc của thị trường luôn luôn được
xác định bởi bản chất của các sản phẩm và cơng nghệ có sẵn.
Hành vi: cách thức mà trong đó người mua và người bán hành xử, giữa chính
mình, và đối với các tác nhân khác. Các công ty lựa chọn hành vi chiến lược riêng
của họ, đầu tư vào nghiên cứu, phát triển, quảng cáo cấp, ...
Hiệu suất: được đo bằng cách so sánh các kết quả của các công ty cùng ngành
về hiệu quả, và tỷ lệ khác nhau được sử dụng để đánh giá mức độ lợi nhuận khác
nhau. Các biến được xem xét ở đây là số lượng, chất lượng sản phẩm, phân bổ
nguồn lực, hiệu quả sản xuất, … Các biến số này được sử dụng để đo mức độ hiệu
quả là lợi nhuận hoặc mức độ chênh lệch giữa giá và chi phí biên.
Một cách tổng quát về khung phân tích SCP của Mason và Bain đó là cấu trúc
thị trường sẽ quyết định hành vi của doanh nghiệp, các hành vi lại là yếu tố quyết
định đến hiệu quả của việc ra lựa chọn.
1. Áp dụng mơ hình SCP vào phân tích ngành sữa ở Việt Nam và sự biến
động về giá sữa trên thị trường
Ngành sữa ở Việt Nam hiện có sự tham gia của rất nhiều các hãng trong và
ngoài nước như Vinamilk, Friesland Campina Việt Nam, TH True Milk, Mead
Johnson, Abbot, Nestle….với mức độ chênh lệch tương đối nhiều về thị phần cũng
như sự đa dạng về sản phẩm. Dựa trên khung lý thuyết SCP, nhóm sẽ đi vào phân
tích cấu trúc thị trường của ngành và thu thập dữ liệu để tính mức độ tập trung thị
trường, xác định xem kiểu thị trường của ngành sữa ở Việt Nam là gì. Sau đó sẽ tiếp
cận mơi trường ngành dưới góc độ các hành vi của doanh nghiệp để nhận định được



đặc điểm như kiểu cạnh tranh trong ngành, có sự cấu kết hay khơng, chính sách về
giá và đánh giá các hành vi ấy có phù hợp với kiểu cạnh tranh đã xác định ở trước
hay không. Cuối cùng, đưa ra các số liệu về giá cả và chất lượng sản phẩm và khái
quát về sự phát triển của ngành trong những năm qua để thấy được hiệu quả của mơi
trường cạnh tranh đó như thế nào. Từ đó đưa ra các nhận định, đánh giá về thị
trường cũng như một số các chính sách khuyến nghị để phát triển ngành, tạo môi
trường lành mạnh trong cạnh tranh và quan trọng nhất là bình ổn về giá sữa trên thị
trường.
II. CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG NGÀNH SỮA Ở VIỆT NAM
1. Tổng quan về ngành
Sản xuất và chế biến các sản phẩm từ sữa là một trong những ngành có tốc độ
tăng trưởng rất nhanh ở Việt Nam. Bắt đầu xuất hiện từ những năm 1990 tại Việt
Nam, nhu cầu các sản phẩm về sữa tăng mạnh, kéo theo sự gia tăng các nhà sản
xuất, chế biến và giá trị của toàn bộ ngành hàng. Nếu như những năm 1990 chỉ có 1,
2 doanh nghiệp sản xuất sữa thì tới nay đã có tới hơn 70 doanh nghiệp sản xuất và
chế biến các sản phẩm từ sữa ở Việt Nam. Dưới góc độ về tiêu dùng trong nước,
Việt Nam nằm trong nhóm các quốc gia có nhu cầu về sữa lớn nhất trên thế giới với
các tiền đề kinh tế xã hội ổn định, tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm tăng từ 6-8%,
tốc độ tăng dân số bình quân khoảng 1%/năm.
Việc tiêu dùng các sản phẩm từ sữa tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn là
Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh với 10% dân số tiêu dùng tới 90% các sản phẩm
từ sữa (số liệu năm 2017, Somers). Lượng cầu các sản phẩm về sữa tăng nhanh tới
1333,4 triệu lít năm 2017 đối với sữa tươi và 127,4 nghìn tấn đối với sữa bột. Năm
2018, sản lượng tiêu thụ tại Việt Nam đạt mức 26 lít/ người/ năm. Ước tính sản
lượng tiêu thụ sữa của Việt Nam sẽ đạt trên 2,5 triệu lít vào năm 2020.


Sữa là mặt hàng còn nhiều cơ hội tăng trưởng trong ngành hàng tiêu dùng
nhanh, do thu nhập của người dân ngày một tăng, kèm theo đó là nhu cầu tiêu dùng
sữa tăng cả ở thành thị lẫn nông thôn.

Từ 2018, các thương hiệu sữa của Việt Nam sẽ bị cạnh tranh gay gắt về giá với
các đối thủ ngoại ngay trên chính sân nhà. Khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực, thuế
nhập khẩu sản phẩm sữa từ New Zealand, Singapore, Nhật Bản sẽ cắt giảm xuống
còn 0% khiến các dòng sản phẩm này tăng khả năng cạnh tranh về giá.
Một vấn đề lớn khác là người tiêu dùng đang ngày càng quan tâm hơn tới sức
khỏe bản thân, gia tăng nhận thức về các sản phẩm dinh dưỡng. Điều này dẫn tới
nhu cầu sử dụng các sản phẩm sữa chua, sữa nước cao cấp (organic, sữa A2) và các
loại sữa thay thế từ thực vật (sữa óc chó, sữa đậu nành, sữa macca) ngày càng gia
tăng. Ngược lại, nhu cầu tiêu thụ sữa hoàn nguyên lại giảm.


Trong nhiều năm qua, ngành sữa Việt
Nam luôn đạt tốc độ tăng trưởng tốt. Theo
báo cáo của Công ty Cổ phần Nghiên cứu
Ngành và Tư vấn Việt Nam (VIRAC), trong
giai đoạn 2010-2016, doanh thu tiêu thụ sữa
Việt Nam mức tăng trưởng kép hàng năm là
11.7%.
Chỉ tính riêng 3 tháng đầu năm 2017,
doanh số tiêu thụ sữa đạt khoảng 18.7 nghìn
tỷ đồng, tăng 13.9% so với cùng kỳ năm
2016. Bởi vậy, đây được coi là giai đoạn
hoàng kim của ngành sữa Việt Nam, tạo cơ
hội cho những ngành phụ trợ liên quan bao gồm cả ngành đóng gói, bao bì.
Tổng doanh thu toàn ngành năm 2017 ước đạt 102,000 tỷ đồng, mức cao kỷ
lục trong ngành. Trong đó, riêng Vinamilk, doanh nghiệp lớn nhất ngành sữa đạt
51,000 tỷ đồng, tăng 19.7% so với năm 2016, đóng góp gần 50% tổng doanh thu
toàn ngành trong năm.
2.


Cấu trúc sản phẩm trong ngành
Hiện nay trên thị trường có hơn 200 sản phẩm có nguồn gốc từ sữa, được phân
thành những nhóm chính sau:
- Chế biến sữa tươi dạng lỏng, sữa đã tiệt trùng, sữa diệt khuẩn, đồng hố đã
xử lý đun nóng;
- Chế biến các đồ uống giải khát từ sữa;
- Sản xuất kem từ sữa tươi, sữa đã tiệt trùng,diệt khuẩn, đồng hoá;


- Sản xuất sữa làm khơ hoặc sữa đặc có đường hoặc không đường;
- Sản xuất sữa hoặc kem dạng rắn;
- Sản xuất bơ;
- Sản xuất pho mát hoặc sữa đông;
- Sản xuất sữa chua lỏng;
- Sản xuất casein hoặc lactose;
- Sản xuất kem và các sản phẩm đá ăn được khác như kem trái cây
Theo số liệu của CTCP Nghiên cứu Ngành và Tư vấn Việt Nam (VIRAC), thị
trường sữa nước Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kép hàng năm đạt 22.4% trong giai
đoạn 2010 – 2017, tăng từ 10.7 nghìn tỷ đồng trong năm 2010 lên hơn 44.2 nghìn tỷ
đồng vào năm 2017. Tính đến 6 tháng đầu năm 2018, doanh thu tiêu thụ sữa nước
đạt 24.6 nghìn tỷ đồng, tăng 11.3% so với cùng kỳ năm 2017.

Nguồn: Vinamilk, EMI, StoxPlus


Theo thống kê trong năm 2017, ngành sữa Việt Nam có thị phần cao nhất ở
ngành sữa bột chiếm 43%, sữa bột chủ yếu là sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh và
trẻ nhỏ. Tiếp theo là sữa nước chiếm 32% và sữa chua, sữa đặc và sữa đậu nành
chiếm thị phần còn lại là 25%.
3. Cấu trúc thị trường ngành sữa


Hiện nay có hơn 70 doanh nghiệp sản xuất và chế biến các sản phẩm từ sữa tại
Việt Nam, trong đó năm 2017, phần lớn thị phần nằm trong tay của các “ông lớn”
Vinamilk, Friesland Campina (với các nhãn hiệu như Dutch Lady hay Friso…) và
TH True Milk với tổng thị phần chiếm tới 82%, phần còn lại chủ yếu nằm trong tay
các doanh nghiệp vừa và nhỏ khác như Neslte, Hanoi Milk, Mead Johnson, Abbot,
Mộc Châu…..
Bảng 3.1 - Một số doanh nghiệp lớn trên thị trường sữa Việt Nam
Tên công

Các thương hiệu trên thị trường

Vinamilk

Sữa tươi Vinamilk, sữa bột Dielac, sữa đặc Ông Thọ,

ty

Vfresh, sữa đậu Goldsoy, phơ mai Con Bị Cười….
Friesland
Campina
Nestle
Vietnam
Hanoi
Milk

Dutch

Lady,


Friso,

Yomost,

Fristi,

Longevity,

Completa…
Các thương hiệu sữa bột Neslte, sữa tươi Nestle, sữa bột
ăn dặm Nestle, Milo, Nutren...
Sữa tươi Hanoimilk, sữa chua Izzy, sữa chua lỏng Yoha


Mead

Enfa Grow, Enfa Lac, Enfa Mama, Enfamil

Johnson
Fonterra

Sữa Anlene, Similac, Anmum…

Nguồn: Vinamilk, EMI, StoxPlus

Trong các ngành sữa Việt Nam, Vinamilk chiếm thị phần cao nhất, lên đến
58%, tiếp theo là Fresland Campania với 21% và TH True Milk chiếm 13% thị phần,
còn lại thị phần là của các hãng khác.
Năm 2018, có thể nhận thấy độ phổ biến của hai sản phẩm Milo và Ovaltine
thuộc 2 nhãn hiệu sữa có tiếng trên thị trường Việt Nam, khi hai hãng này đưa ra

chiến dịch truyền thơng có tính chất trái ngược nhau. Vào tháng 6, Nestle đã đưa ra
chiến dịch quảng cáo cho Milo “Nhà vô địch làm từ Milo” nhằm cổ vũ tinh thần thể
thao lành mạnh. Và chỉ 3 tháng sau FrieslandCampina cho ra mắt thông điệp “Chẳng


cần vơ địch, chỉ cần con thích” mang tính đả kích với hình ảnh của Milo. Điều thú vị
đó là 2 doanh nghiệp lớn này còn treo pano quảng cáo đối diện nhau trên 1 con phố
tấp nập tại quận 3 thành phố Hồ Chí Minh khiến người xem vơ cùng thích thú về sự
đối lập của nó. Nhưng câu chuyện khơng dừng lại ở đó, khi người dùng mạng xã hội
tiếp tục xôn xao về việc FrieslandCampina truyền thông đánh vào tâm lý phụ huynh
khi đưa ra loạt hình ảnh so sánh con em mình khi chật vật giành chức vơ địch và khi
vui chơi với điều mình thích. Ngay sau đó, Nestle Việt Nam đã tố đại diện của
Ovaltine về hành vi cạnh tranh không lành mạnh, vi phạm bản quyền tác giả.
Chỉ vài ngày sau đó, Milo lại khiến cho dân tình băn khoăn khi gỡ bỏ tấm pano
“Nhà vơ địch” xuống và thay vào đó bằng thơng điệp “Mẹ biết con thích Milo”, dấy
lên một câu hỏi liệu Nestle có đang vận dụng lại chiến lược của FrieslandCampina.
Nhìn nhận về chiến dịch quảng cáo “khơng đội trời chung” này, có thể nhận
thấy cả Milo và Ovaltine đang có được sự quan tâm rất lớn của dư luận trên thị
trường. Chiến dịch của hãng dù nhằm vào đối phương nhưng đã gây được tiếng
vang lớn. Cũng qua đó, dường như hai hãng sữa lớn này đang có những bước đi
mạnh dạn để “hâm nóng” lại thị trường sữa trong những năm vừa qua khi thị trường
sữa đang bão hịa nhanh chóng.
4. Các rào cản gia nhập ngành

4.1. Rào cản về kỹ thuật
+ Công đoạn quản trị chất lượng nguyên liệu đầu vào và đầu ra là hết sức quan trọng
vì nó ảnh hưởng đến chất lượng người tiêu dùng
+

Trong khi sản xuất, việc pha chế các sản phẩm từ sữa cũng phức tạp vì các tỉ lệ

vitamin, chất dinh dưỡng được pha trộn theo hàm lượng.

+

Khi sữa thành phần đã xong, các doanh nghiệp sữa phải sử dụng vỏ hộp đạt tiêu
chuẩn để dễ dàng vận chuyển và bảo quản.


4.2. Rào cản về vốn
Một dây chuyền sản xuất sữa có giá trị trung bình khoảng vài chục tỷ, đó là
một khoản đầu tư khơng nhỏ, chưa tính đến các chi phí xây dựng nhà máy, chi phí
nhân cơng, chi phí nguyên liệu. Khi các doanh nghiệp lớn trên thị trường đã thâu
tóm gần như tồn bộ các trang trại ni bị sữa thì việc một doanh nghiệp mới tham
gia vào thị trường sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu
đủ lớn và ổn định. Nếu chấp nhận nhập khẩu nguyên liệu, giá thành đội lên khiến
doanh nghiệp cần có nguồn vốn đủ lớn để hoặc là xây dựng trang trại riêng cho
mình, hoặc nhập khẩu từ nước ngồi. Chưa kể đến các chi phí bán hàng, tiếp thị
quảng cáo sản phẩm….
4.3. Tính kinh tế theo quy mơ
Các doanh nghiệp sữa lớn đạt được tính kinh tế theo quy mô do tự chủ hơn về
nguồn nguyên liệu đầu vào, hạn chế nhập khẩu nguyên liệu, đồng thời với mức chi
phí cố định ban đầu bỏ ra thì càng những đơn vị sữa về sau, chi phí càng hạ và
doanh nghiệp đạt được tính kinh tế theo quy mơ, khiến giá thành sản phẩm của họ
có tính cạnh tranh trên thị trường tương đương các sản phẩm khác, mặc dù trong giá
đã bao gồm cả các chi phí liên quan đến các hoạt động quảng cáo, đầu tư trang thiết
bị máy móc cơng nghệ.
4.4. Rào cản liên quan đến các kênh phân phối
Muốn hàng hóa đến tay người tiêu dùng buộc phải thông qua các kênh phân
phối. Hiện tại các kênh phân phối lớn và chủ yếu là các siêu thị lớn như Big C, Coop
Mart, VinMart…, các cửa hàng tiện ích, các đại lý lớn và nhỏ, các cửa hàng bán lẻ

bình dân. Hầu hết các kênh phân phối lớn đều có sự liên kết và phong tỏa của các
doanh nghiệp sữa lớn như Vinamilk, TH Truemilk, Nestle, Dutch Lady…và hiếm có
các sản phẩm của các công ty nhỏ như các sản phẩm sữa Izzy, Ba Vì, Mộc Châu…
Ngồi lý do về sự thỏa thuận chặt chẽ trong phân phối các sản phẩm sữa giữa nhà
phân phối với các cơng ty sữa lớn thì một cản trở khiến các doanh nghiệp nhỏ hơn
chỉ có thể phân phối thơng qua các kênh nhỏ lẻ, đó là muốn tiến vào kệ hàng của các


siêu thị, đại lý lớn buộc doanh nghiệp phải chấp nhận lép vế, chịu bán hạ giá sản
phẩm của mình hoặc chịu trách nhiệm về doanh số bán hàng….khiến lợi nhuận bị
giảm đáng kể.
4.5. Rào cản về thói quen của người tiêu dùng
Người tiêu dùng không sẵn sàng chuyển đổi thói quen sử dụng sản phẩm của
mình đối với các mặt hàng mới tham gia vào thị trường, chưa có uy tín và sự kiểm
định về chất lượng. Sự trung thành đối với các sản phẩm trước đó đã tồn tại trên thị
trường là một trong những rào cản lớn nhất khiến doanh nghiệp e ngại trong giai
đoạn đầu thâm nhập vào thị trường bán hàng.
4.6. Các rào cản khác
Một số các rào cản khác như rào cản về chi phí chuyển đổi, các rào cản khi
muốn rút lui khỏi ngành….là một trong những rào cản lớn đối với doanh nghiệp
tham gia thị trường sữa.
5. Liên kết dọc trong ngành sữa

Việc biến mình trở thành nhà cung cấp chính cũng như liên kết chặt chẽ với
các nhà phân phối giúp các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí của mình, tăng lợi nhuận,
không bị phụ thuộc vào các nhà cung cấp, đặc biệt là các nhà xuất khẩu nguyên liệu
từ nước ngồi để có nguồn ngun liệu ổn định phục vụ sản xuất. Đây cũng được
coi là một trong những biện pháp làm gia tăng rào cản gia nhập ngành hiệu quả của
các doanh nghiệp lớn trên thị trường. Liên kết dọc trong ngành sữa bao gồm 2 hoạt
động chính:

+

Xây dựng các trang trại ni bị sữa làm ngun liệu đầu vào
TH Truemilk trong những năm trở lại đây trở thành một trong những ông lớn
trong thị trường sữa khi nắm tới 8% thị phần sữa chỉ trong một thời gian ngắn. Đóng
góp khơng nhỏ cho thành cơng này là sự hình thành của trang trại ni bị tại Nghệ
An mà tập đoàn TH đã đầu tư với tổng số vốn lên tới 1,2 tỷ USD. Tổng diện tích
trang trại bị này lên tới 37.000 ha với 45.000 con bò sữa với hơn 22.000 con cho


sữa, cho năng suất sữa bình qn 40 lít/ con/ ngày được ni trong trang trại tập
trung và khép kín.
Vinamilk cũng là ơng lớn trong chăn ni bị với trang trại ni bị hiện đại
nhất khu vực Đơng Nam Á đã được Global G.A.P (Global Good Agricultural
Practices) chứng nhận. Hiện Vinamilk có tới 10 trang trại ni bị sữa ở Việt Nam,
trong đó có 7 trang trại đạt tiêu chuẩn GAP với các giống bò nhập khẩu từ Australia,
New Zealand và Mỹ. Tổng đàn bò hiện nay của Vinamilk là khoảng 120.000 con,
mục tiêu nâng lên tới 180.000 con vào năm 2020 với sản lượng cung cấp khoảng
1200 tấn/ngày. Mỗi trang trại của Vinamilk được đầu tư lên tới cả trăm tỷ đồng với
nguồn thức ăn và môi trường sống lành mạnh và đạt tiêu chuẩn quốc tế.
+

Liên kết với các nhà phân phối hoặc tự trở thành nhà phân phối của mình
TH True Milk đã đầu tư rất lớn để hình thành chuỗi cửa hàng TH True Mart
trên khắp các thành phố lớn. Bắt đầu hình thành cửa hàng đầu tiên từ tháng 5/2011,
hơn 1 năm sau đó TH True Milk đã nâng tổng số cửa hàng lên tới 100 cửa hàng. Đối
với Vinamilk, chiến lược của công ty là phân phối chủ yếu thông qua các kênh đại lý
và liên kết với các chuỗi siêu thị lớn trên cả nước. Tuy nhiên, công ty sẽ phải đối
mặt với nhiều rủi ro hơn khi tiến hành phân phối theo cách này và phải chia sẻ lợi
nhuận một phần cho doanh nghiệp phân phối, đổi lại sản phẩm sẽ đến tay người tiêu

dùng dễ dàng hơn và nhanh chóng hơn. Đặc biệt với các đại lý của Vinamilk, khi
muốn tiến hành làm đại lý cần cam kết không buôn bán bất cứ mặt hàng sữa nào
khác ngoài sản phẩm của Vinamilk.

III. HÀNH VI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG NGÀNH
1 Hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D).
R&D – Research and Development là hoạt động nghiên cứu và phát triển
trong các doanh nghiệp sản xuất – dịch vụ, có nhiệm vụ nghiên cứu – phát triển sản


phẩm mới, công nghệ mới… nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của thị trường và chiến
lược phát triển của doanh nghiệp.
Hiện nay, hoạt động “nghiên cứu và phát triển” rất được các doanh nghiệp chú
trọng. Do đó mà hầu hết các cơng ty, tập đồn lớn đều có bộ phận hoặc phòng R&D.
Nhiệm vụ của bộ phận R&D trong doanh nghiệp bao gồm những hoạt động sau:
• Product R&D (nghiên cứu - phát triển sản phẩm): Mục đích của hoạt động
nghiên cứu – phát triển sản phẩm trong doanh nghiệp là nhằm tạo ra những sản
phẩm mới về: thiết kế, cơng dụng, chất liệu, tính năng… hay cải tiến, nâng cao chất
lượng những sản phẩm hiện có.
Ví dụ như sản phẩm sữa hạt TH true NUT hay sản phẩm thức uống lên men từ
mầm lúa mạch của Tập đoàn TH, hay dịng sữa organic của Vinamilk.
• Technology R&D ( nghiên cứu - phát triển công nghệ): Việc nghiên cứu, phát
triển cơng nghệ trong các doanh nghiệp nhằm mục đích tạo ra những công nghệ mới
để cải tiến những sản phẩm cũ, ứng dụng vào những sản phẩm mới có chất lượng và
giá thành tốt hơn. Nhiệm vụ này còn bao gồm cả việc “tình báo cơng nghệ” – nghiên
cứu bí quyết cơng nghệ của các đối thủ để học theo hoặc dựa vào đó phát triển cơng
nghệ mới cho doanh nghiệp mình.
Tiêu biểu như cơng tiệt trùng mới và hiện đại nhất cho phép các sản phẩm sữa
được phân phối tới những nơi xa xơi một cách an tồn với chi phí thấp vì khơng địi



hỏi điều kiện bảo quản lạnh.
Packaging R&D (nghiên cứu - phát triển bao bì): Với những doanh nghiệp
chuyên sản xuất những sản phẩm tiêu dùng nhanh như: mỳ ăn liền, sữa, thức uống
đóng chai… thì nhiệm vụ nghiên cứu – phát triển bao bì rất được chú trọng. Bộ phận
R&D sẽ đảm nhiệm việc sáng tạo nên những chất liệu, kiểu dáng bao bì mới hay
đưa ra phương thức đóng gói bao bì tối ưu nhất.
Hoạt động Packaging R&D đóng góp rất lớn vào việc tăng lượng sản phẩm
tiêu thụ. Nhiều khi chỉ cần thay đổi chất liệu, kiểu dáng bao bì trong khi vẫn giữ
nguyên định lượng sản phẩm bên trong thì sản lượng tiêu thụ đã tăng gấp nhiều lần.
Thực tế như các nhà máy sản xuất của Vinamilk cần có nguồn cung cấp bao bì
chất lượng cao và dồi dào, để cho ra hàng chục triệu hộp sữa mỗi ngày. Do đó,
Vinamilk đã hợp tác với hai nhà cung cấp bao bì hàng đầu thế giới là cơng ty Tetra


Pak của Thụy Điển và Combibloc của Đức để cung cấp những bao bì chất lượng
hàng đầu.
• Process R&D (nghiên cứu - phát triển quy trình): Nhiệm vụ này được xem là
hoạt động nghiên cứu – phát triển “phần mềm” với mục đích cải tiến, phát triển quy
trình vận hành (cho máy móc), quy trình sản xuất (cho sản phẩm), quy trình phục vụ
(cho ngành dịch vụ)… Việc cải tiến được một quy trình thành cơng sẽ góp phần đem
lại năng suất - hiệu quả cao hơn cho doanh nghiệp. Với những đơn vị cung cấp dịch
vụ thì hoạt động Process R&D càng có vai trị quan trọng hơn vì nó quyết định đến
sự thành – bại của loại hình dịch vụ đó.
Ta có thể nhìn vào ví dụ điểm hình đó là Vinamilk, hiện có hệ thống 10 trang
trại trải dài khắp Việt Nam đạt tiêu chuẩn Global GAP với tồn bộ bị giống nhập
khẩu từ Úc, Mỹ và New Zealand. Mỗi năm có khoảng 8 tỷ sản phẩm của Vinamilk
được sản xuất bởi 13 nhà máy trải dài khắp Việt Nam, trong đó có hai siêu nhà máy
sữa bột và sữa nước tại Bình Dương được trang bị công nghệ tiên tiến nhất thế giới
với hệ thống thiết bị khép kín và tự động hóa hồn tồn từ khâu chế biến đến thành

phẩm và đóng gói, bảo đảm tuyệt đối an tồn vệ sinh thực phẩm.
Vinamilk cịn đầu tư xây dựng nhà máy sữa Angkor tại Campuchia, Vinamilk
nắm 22,8% cổ phần tại nhà máy sữa Miraka (New Zealand), sở hữu 100% cổ phần
nhà máy Driftwood (Mỹ) và đầu tư cơng ty con tại Ba Lan. Tồn bộ q trình sản
xuất của nhà máy đều đạt chuẩn GMP và các tiêu chuẩn quốc tế khắt khe như tiêu
chuẩn ISO 9001, ISO 17025, ISO 14000, tiêu chuẩn 22000 và tiêu chuẩn FSSC
22000.
Hoạt động R&D là hoạt động cần được đầu tư lớn về nguồn lực, cả về tài chính
lẫn nhân lực và khơng phải cơng ty nào cũng có khả năng vào chú trọng vào hoạt
động này. Chỉ có những cơng ty có tiềm lực lớn như Vinamilk và Friesland Campina
Việt Nam, hoặc các cơng ty nước ngồi như Abbot, Mead Johnson hay Nestle mới
chú trọng nhiều vào hoạt động R&D để tạo nên sự khác biệt về sản phẩm, khiến sản
phẩm khơng cịn là sản phẩm thay thế hồn hảo trên thị trường.
2

Các chiến lược quảng cáo và marketing của các doanh nghiệp sữa.


Phân tích marketing thường là nội dung đầu tiên của việc phân tích và đánh giá
khả năng bên trong của doanh nghiệp. Việc phân tích này thường tập trung vào một
số vấn đề như chủng loại sản phẩm, sản phẩm và chất lượng sản phẩm, thị phần, giá
sản phẩm, niềm tin của khách hàng đối với sản phẩm, chất lượng và chi phí phân
phối hàng hóa. Marketing theo quan điểm hiện đại bắt đầu từ việc nghiên cứu thị
trường xác định nhu cầu từ đó đến khi tiêu thụ hàng hóa là cả một q trình. Do đó
nghiên cứu marketing của doanh nghiệp thường phải cung cấp các thông tin về thị
trường, thị phần, doanh thu và chi phí, tính hấp dẫn của ngành hàng, quy mô và mức
tăng trưởng của thị trườg. Trong đó việc phân tích marketing của doanh nghiệp cần
xác định được các điểm yếu và điểm mạnh của hệ thống marketing được so sánh với
đối thủ cạnh tranh. Các chiến lược marketing mà doanh nghiệp đang theo đuổi.
Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (VINAMILK) đã lớn mạnh và trở thành doanh

nghiệp hàng đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa, hiện chiếm lĩnh 75% thị phần
sữa tại Việt Nam. Ngoài việc phân phối mạnh trong nước với mạng lưới 183 nhà
phân phối và gần 94.000 điểm bán hàng phủ đều 64/64 tỉnh thành, sản phẩm
Vinamilk còn được xuất khẩu sang nhiều nước Mỹ, Pháp, Canada, Ba Lan, Đức,
khu vực Trung Đông, Đông Nam Á… Vinamilk vẫn đứng vững và dẫn đầu thị
trường sữa Việt Nam bí quyết nằm ở chiến lược marketing 4P bài bản dưới đây:
Sản Phẩm (Product), Giá (Price), Hệ thống

phân phối (Place), Quảng bá

(Promotion), Con người (People).
Các doanh nghiệp sữa trên thị trường không ngừng đẩy mạnh hoạt động truyền
thông, quảng cáo các sản phẩm của mình trên các phương tiện thơng tin đại chúng,
phổ biến và có hiệu quả nhất thơng qua kênh truyền hình với các TVC quảng cáo
hay quảng cáo trực tuyến thông qua Internet. Hoạt động này là một kênh tiếp thụ vô
cùng hiệu quả nhưng cũng cực kì tốn kém. Vinamilk trong 9 tháng đầu năm 2015 đã
bỏ ra hơn 4,5 tỉ đồng mỗi tháng cho hoạt động bán hàng, trong đó có tới 1235 tỷ
đồng cho hoạt động quảng cáo. Bù lại, kết quả kinh doanh của công ty trong giai
đoạn này tăng đến 15,8%, trong đó lợi nhuận tăng tới 35,4%. Khơng chỉ vậy, hoạt
động này giúp Vinamilk định hình hình ảnh của mình trong tâm lý khách hàng, với


các quảng cáo con bò nhảy múa vui nhộn kèm với giai điệu dễ thương của mình, đến
nỗi người tiêu dùng nhắc tới sữa là nghĩ ngay tới Vinamilk.
Tuy nhiên càng về sau hiệu quả chi phí quảng cáo mang lại ngày càng thấp.
Điều đó thể hiện ở tỷ trọng chi phí quảng cáo/doanh thu thuần của Vinamilk có xu
hướng tăng rõ rệt trong 4 năm trở lại đây. Từ mức 1,85% năm 2011 đã tăng lên mức
4,15% cho 9 tháng đầu năm 2012. Có nghĩa là, để đạt 1 đồng doanh thu, Vinamilk
ngày càng phải bỏ ra nhiều chi phí quảng cáo cho sản phẩm của mình. Hay đối với
Friesland Campina Việt Nam, trong 4 tháng đầu năm 2012, chi phí bán hàng đã tăng

41% (trong đó chi phí quảng cáo tăng thêm 78%) trong khi chi phí nguyên liệu chỉ
tăng gần 8%. Cuối cùng sự gia tăng trong chi phí quảng cáo đã đẩy giá sữa cao lên
hơn so với trước, giá sữa Dutch Lady của Friesland Campina đã tăng lên 5,5%.
Cuộc chiến cạnh tranh về giá cũng như quảng cáo vì thế cũng trở nên ngày càng gay
gắt hơn, cuối cùng người tiêu dùng là người thiệt nhiều nhất, các doanh nghiệp nhỏ
lẻ càng có ít cơ hội chen chân vào thị trường khi chi phí giành cho các hoạt động
đẩy mạnh thương hiệu tới khách hàng là quá lớn.

3

Chiến lược định giá của doanh nghiệp.
Để có những quyết định đúng đắn về giá đòi hỏi những người làm giá phải
hiểu biết sâu sắc về các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến cấu thành và động thái của
giá bao gồm: các nhân tố bên trong và các nhân tố bên ngoài.
Các nhân tố bên trong như: các mục tiêu của marketing, giá cả và các biến số
khác của marketing – mix, chi phí sản xuất và các nhân tố khác như: những đặc
trưng của sản phẩm, hệ số co giãn của cung, thẩm quyền quyết định giá được xác lập
tại cơng ty,…
Bên cạnh đó là các yêu tố bên ngoài: đặc điểm của thị trường và cầu thị trường,
năng lực cạnh tranh, và các yếu tố như mơi trường, kinh tế, thái độ phản ứng của
chính phủ Các yếu tố thuộc môi trường kinh tế như lạm phát, tăng trưởng hay suy
thoái, lãisuất, thất nghiệp,… đều ảnh hưởng đến các quyết định giá vì chúng ảnh
hưởng trựctiếp đến sức mua, chi phí sản xuất một sản phẩm và sự cảm nhận của


khách về giátrị và giá cả của sản phẩm đó. Phạm vi hàng hóa do nhà nước định giá
trực tiếp thường rất nhỏ, nhưng phạm vi hàng hóa có sự điều tiết từng phần về giá
của nhà nước lại rất lớn. Cách thức điều tiết giá của nhà nước chủ yếu thông
qua việc ban hành các luật lệ về giá.
Ở đây, ta phân tích chiến lược của một doanh nghiệp tiêu biểu, đó là Vinamilk.

Để xây dựng một chiến lược giá phù hợp, doanh nghiệp cần:
• Chiến lược giá phải phù hợp với mục tiêu chiến lược của cơng ty
• Phân tích khách hàng đối thủ cạnh tranh, tình hình kinh tế phải được thực
hiệnnghiêm túc và khách quan nhất.
• Cập nhật biến động thị trường, sức cạnh tranh để có chiến lược giá phù hợp. Liêntục
đo lường biến động doanh số, sức mua, mức độ chi trả, thỏa mãn của khách hàng
sau mỗi đợt điều chính giá để có chiến lược phù hợp.
• Xét về cơ sở định giá dựa vào đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp sẽ có những
phântích về sản phẩm, mục tiêu marketing ngắn hạn hay dài hạn của họ và đối thủ
cạnh tranh.
• Chiến lược giá cịn có thể xuất phát từ yếu tố kinh tế: lạm phát, xu hướng tiêudùng,
chính sách quản lý là những cơ sở quan trọng để định giá sản phẩm.
• Vinanmilk cần có một cơ quan độc lập kiểm tra chất lượng sữa và cơng bố
chấtlượng đó đến người tiêu dùng. Nếu có cơ quan như vậy, người tiêu dùng sẽ biết
sữa nào tốt để mua.Khi chất lượng sữa được cơng khai thì mặt bằng giá sẽ bình ổn
được.Điều chỉnh giá cho từng kênh phân phối.
• Đối với từng kênh bán lẻ: Vinamilk có hệ thống giá riêng biệt phù hợp với đặc
tínhkinh doanh của từng kênh nhằm đáp ứng mua hàng của người tiêu dùng được


thỏa mãn nhất.
Đối với nhà phân phối: nhà phân phối được chỉ định phân phối sản phẩm của Cơng
ty theo chính sách giá nhất định ra thị trường và thu lợi nhuận từ hoa hồng

4
a

sản phẩm.
Các chính sách của chính phủ
Chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ


nơng sản, xây dựng cánh đồng
• Kể từ ngày 10 tháng 12 năm 2013, chính sách này của chính phủ đã đi vào hiệu lực
khuyến khích tiêu thụ nơng sản hàng hóa thơng qua hợp đồng, nhằm mục tiêu


khuyến khích đầu tư trong nước và phát triển chăn ni trong ngành nơng nghiệp.
Một số nội dung chính của chính sách trên đó là:
• Được miễn tiền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất khi được nhà nước giao đất hoặc cho
thuê để thực hiện xây dựng cơ sở sấy, chế biến, kho chứa phục vụ cho dự án cánh
đồng lớn.
• Ưu tiên tham gia thực hiện các hợp đồng xuất khẩu nơng sản hoặc chương trình tạm
trữ nơng sản của Chính phủ.
• Hỗ trợ tối đa 30% trong năm đầu và 20% năm thứ 2 chi phí thực tế về thuốc bảo vệ
thực vật, công lao động, thuê máy để thực hiện dịch vụ bảo vệ thực vật chung cho


các thành viên.
Hỗ trợ một lần tối đa 50% kinh phí tổ chức tập huấn cho cán bộ hợp tác xã, liên hiệp
hợp tác xã về quản lý, hợp đồng kinh tế, kỹ thuật sản xuất; bao gồm chi phí về ăn, ở,



mua tài liệu, học phí theo mức quy định của cơ sở đào tạo.
Hỗ trợ tối đa 100% kinh phí tổ chức tập huấn và hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân
sản xuất nông sản theo hợp đồng; bao gồm chi phí về tài liệu, ăn, ở, đi lại, thuê hội

trường, thù lao giảng viên, tham quan.
b Chính sách áp đặt giá trần đối với giá sữa trên thị trường
• Từ ngày 1/6/2014, chính sách áp đặt giá trần đối với một số sản phẩm sữa trên thị

trường. Theo đó, đối với các sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi áp đặt mức
giá tương đương như mặt hàng bình ổn giá. Mức giá bán bn tối đa của 25 mặt
hàng sữa thuộc dịng sản phẩm Dielac, Frisolac, Fisogold, Nan, Lactogen, Enfagrow,
Enfamil, Similac được công bố dao động từ 72.000 đồng đến 692.000 đồng. Căn cứ
vào mức giá này, doanh nghiệp thực hiện theo quy định phương pháp định giá chung
đối với hàng hóa, dịch vụ để xác định giá tối đa, gửi cơ quan có thẩm quyền quản lý


giá.
Giá trần bán lẻ được xác định bằng giá bán bn tối đa cộng chi phí khác có liên
quan theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền quản lý giá. Mức giá này sẽ khơng



được vượt quá 15% so với giá trần bán buôn.
Mặc dù là một trong những chính sách kiểm sốt mức độ độc quyền trong thị trường
sữa trong việc áp đặt giá, tuy nhiên chính sách chưa đạt được hiệu quả như mong
muốn khi giá sữa vẫn âm thầm tăng sau đó. Mặt khác, chính sách được coi là có tầm
nhìn ngắn hạn khi Việt Nam tham gia vào các hiệp định quốc tế như FTA, TPP…sẽ


vướng phải những tranh cãi về cạnh tranh không lành mạnh, thiếu tính cơ chế thị
trường.
IV. TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG SỮA VÀ SỰ BIẾN ĐỘNG GIÁ NHỮNG
NĂM GẦN ĐÂY
1. Tình hình thị trường sữa Việt Nam
Trên thị trường sữa của Việt Nam có khơng ít các nhãn hàng nổi tiếng đến từ
nhiều nơi, nhưng cũng khơng khó tìm các sản phẩm của nội địa. Để có thể cạnh
tranh với sản phẩm ngoại, các tập đồn sữa nội địa đã khơng ngừng nâng cao công
nghệ sản xuất và chất lượng sản phầm.

a) Chất lượng sản phẩm
Thứ nhất, nguyên liệu đầu vào – một yếu tố quan trọng quyết định trực tiếp
đến chất lượng sữa. Trước tiên, phải quan tâm hàng đầu đến việc chăn ni bị sữa.
Bị của các trang trại và các hộ nông dân được nuôi dưỡng đúng kĩ thuật; được đảm
bảo khẩu phần ăn uống đầy đủ giàu dinh dưỡng theo phương pháp TMR ( total
mixing ration); nuôi trong chuồng trại thoáng mát, sạch sẽ và áp dụng đúng kỹ thuật
khai thác sữa hiệu quả. Một trong những trang trại bò sữa hiện đại đã được khánh
thành ở Nghệ An. Ở đó, bị sữa được ngủ giường nệm, có hệ thống làm mát, có sân
để vận động và tắm nắng. Mỗi con được gắn hai con chíp điện tử để có thể phát hiện
thời kỳ động dục, lúc ốm đau hoặc tự động ngắt van khi vắt sữa nhưng chất lượng
khơng đạt chuẩn vi sinh…Tồn bộ dây chuyền vắt sữa tự động của Thụy Điển giúp
sữa bò chảy thẳng vào hệ thống làm lạnh nhanh chóng từ 37 độ C xuống còn 4 độ C,
đảm bảo sữa được bảo quản tốt nhất trước khi đưa đến nhà máy chế biến. Khơng chỉ
vậy, để bị khơng bị ảnh hưởng, nhân viên trang trại phải thân thiện, nhẹ nhàng,
không được lớn tiếng hay khi vắt sữa không được dùng điện thoại.
Thứ hai, quy trình sản xuất đạt chuẩn. Nhà máy Sữa Bột Việt Nam là nhà máy
sản xuất sữa bột được trang bị thiết bị hiện đại với quy trình sản xuất đạt chuẩn chất
lượng. Nhà máy hoạt động với quy trình hồn tồn khép kín, tự động hóa 100% từ
khâu chế biến, đóng lon, đóng thùng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người
tiêu dùng. Bên cạnh đó, nhà máy có trang bị hệ thống truy vết bằng mã vạch từ khâu


nguyên liệu đầu vào đến thành phẩm đầu ra để dễ dàng truy vết khi có bất kì khiếu
nại nào liên quan đến sản phẩm.

Kiểm tra
ngun
liệu

Phân phối

trộn theo
cơng thức

Tiệt trùng
UHT

Sấy

Đóng hộp,
vận chuyển

Sau khi trải qua quá trình kiểm tra nghiêm ngặt với những tiêu chuẩn khắt khe,

nguyên liệu với chất lượng đạt chuẩn sẽ được nhập kho. Sau đó được đưa vào hệ
thống phối trộn theo công thức trong điều kiện môi trường chân không để hạn chế
những biến đổi bất lợi cho chất lượng sản phẩm. Dịch sữa sau hòa trộn được kiểm
tra chất lượng dịch sữa và được chuyển qua các cơng đoạn: thanh trùng, đồng hóa và
xử lý nhiệt bằng hệ thống tiệt trùng UHT do tập đoàn hàng đầu về dây chuyền sản
xuất sữa bột GEA của Đức thiết kế để đảm bảo loại trừ hoàn toàn các vi sinh vật gây
hại. Dịch sữa từ UHT tiếp tục được chuyển đến tháp sấy. Tại đây, dịch sữa sẽ được
sấy với thời gian sấy ngắn để vẫn giữ nguyên được giá trị dinh dưỡng. Sau đó, sản
phẩm được đóng gói và vận chuyển đến nơi tiêu thụ. Với quy trình khép kín, thiết bị
hiện đại, các doanh nghiệp sữa Việt Nam đang được người tiêu dùng tin tưởng.
2. Tình hình, diễn biến về giá sữa trong những năm gần đây
Giai đoạn trước năm 2015, tình hình sữa trong nước gặp nhiều khó khăn do
điều kiện sản xuất cịn kém, giá cao hơn sữa ngoại nên khó cạnh tranh. Giá sữa liên
tục tăng do nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào tăng giá bán và họ chỉ đồng ý cung
cấp nguyên liệu trong ngắn hạn.



Sữa bột
n hãng
Loại sữa
Vinamilk
Optimum
mama vani
Vinamilk
Vinamilk
Optimum
Gold

Abbott
Nutrition

Giá (đ)
145000 –
307000

114000
-284000

Abbott
Grow

130000 645000

Similac

149000 740000


Grow Plus

75000 258000

Nuti IQ
Nestle Nan

Twin
Cows

Giá (đ)
30000 – 1
lít

28000 – 4
Tiệt trùng
hộp
tách béo
(180ml)
30000 – 4
Sữa tươi hộp
(180ml)
Sữa tươi
31000
tiệt trùng
TH
true
Sữa tươi
Milk
thanh

36000
trùng
30000 –
Grow
38000 (1
Plus
lốc)
Nutifood
Nuvita
260000 –
180 ml
1 thùng

174000 Vinamilk
315000

Dielac

Nutifood

Sữa tươi
Tên hãng
Loại sữa

65000 310000
175000 478000
155000 32000

Lactogen
Gold

Nido
600000
Kinder
Từ năm 2015 trở lại đây, tình hình sữa có nhiều khởi sắc vì áp dụng cơng nghệ

Nestle

tiên tiến sản xuất, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều thách thức. Với sữa bột, giá nguyên
liệu đầu vào đã giảm, thêm vào đó doanh nghiệp thực hiện bình ổn giá theo nghị
quyết của Chính phủ và tiết giảm chi phí, dẫn đến giảm giá thành các mặt hàng sữa
dành cho trẻ em dưới 6 tuổi, với mức giảm từ 5.95% - 24% so với trước khi bình ổn
giá. Hiện nay đã có 910 sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi được các cơ quan
quản lý giá công bố giá tối đa, giá đăng ký và giá kê khai của doanh nghiệp. Về phía
sữa tươi, thị trường sữa Việt Nam khá tập trung với 90% thị phần nằm trong tay tám
công ty dẫn đầu gồm Vinamilk, Nestle Việt Nam, Nutifood Bình Dương,
Frieslandcampina, Đường Quảng Ngãi, TH Milk, Sữa Mộc Châu và IDP, theo báo


×