Tải bản đầy đủ (.pdf) (178 trang)

Luận án Tiến sĩ Địa lý Nghiên cứu phân vùng chức năng phục vụ tổ chức không gian quản lý tài nguyên và môi trường tại tỉnh Phú Thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.9 MB, 178 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
-----------------------------

NGÔ QUANG DỰ

NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG CHỨC NĂNG
PHỤC VỤ TỔ CHỨC KHÔNG GIAN QUẢN LÝ
TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TẠI TỈNH PHÚ THỌ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÝ

HÀ NỘI - 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
-----------------------------

NGÔ QUANG DỰ

NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG CHỨC NĂNG
PHỤC VỤ TỔ CHỨC KHÔNG GIAN QUẢN LÝ


TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TẠI TỈNH PHÚ THỌ
Chuyên ngành: Địa lý Tài nguyên và Môi trường
Mã số: 9440220

LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÝ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. Nguyễn An Thịnh
2. TS. Nguyễn Diệu Trinh

HÀ NỘI - 2020


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi với sự hướng
dẫn khoa học của PGS.TS. Nguyễn An Thịnh và TS. Nguyễn Diệu Trinh. Các số
liệu, kết quả trong Luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.

Tác giả luận án

Ngô Quang Dự


ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án, NCS đã nhận được sự chỉ bảo, hướng dẫn khoa học
tận tình của PGS.TS. Nguyễn An Thịnh và TS. Nguyễn Diệu Trinh trong suốt

thời gian nghiên cứu và viết Luận án. NCS xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và trân
trọng cảm ơn sự giúp đỡ của quý thầy cô.
Trong quá trình thực hiện luận án, NCS đã nhận được sự động viên, giúp đỡ
của lãnh đạo Học viện Khoa học và Công nghệ, lãnh đạo Viện Địa lý cùng các thầy
cô giáo và cán bộ trong Viện Địa lý, các cán bộ ở Học viện Khoa học và Công
nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; các nhà khoa học Khoa Địa
lý thuộc Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội; Trung tâm
Nhiệt đới Việt - Nga; Trường Đại học Sư phạm Hà Nội; Trường Đại học Kinh tế,
Đại học Quốc gia Hà Nội cùng các bạn bè và đồng nghiệp. NCS xin chân thành cảm
ơn sự giúp đỡ quý báu đó.
Nhân dịp này, NCS cũng xin chân thành cảm ơn tới các Sở, Ban ngành thuộc
UBND tỉnh Phú Thọ (Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường,… và UBND các huyện, UBND các xã) cùng
các đồng nghiệp ở Trường Đại học Giao thông Vận tải đã thường xuyên động viên
và giúp đỡ trong quá trình thực hiện luận án.
Nhân dịp này, NCS muốn bày tỏ lòng tri ân và kính trọng đến những người
thân trong gia đình đã luôn ủng hộ, động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận án.


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................vii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ................................................................. viii
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................... 2

3. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 2
4. Luận điểm bảo vệ ................................................................................................ 3
5. Điểm mới của đề tài ............................................................................................ 3
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ............................................................................ 3
7. Cơ sở dữ liệu thực hiện đề tài ............................................................................. 4
8. Cấu trúc của luận án............................................................................................ 5
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN, CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG
CHỨC NĂNG PHỤC VỤ TỔ CHỨC KHÔNG GIAN QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN
VÀ MÔI TRƯỜNG LÃNH THỔ CẤP TỈNH............................................................ 6
1.1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ..................................... 6
1.1.1. Ngoài nước ............................................................................................... 6
1.1.2. Tại Việt Nam ............................................................................................ 9
1.1.3. Các công trình liên quan đến tỉnh Phú Thọ ............................................ 12
1.2. LÝ LUẬN VỀ PHÂN VÙNG CHỨC NĂNG PHỤC VỤ TỔ CHỨC
KHÔNG GIAN QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG ....................... 16
1.2.1. Các khái niệm liên quan ......................................................................... 16
1.2.2. Quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường .......................................... 17
1.2.3. Phân vùng chức năng phục vụ tổ chức không gian quản lý tài nguyên và
môi trường ........................................................................................................ 18
1.3. QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG PHÁP VÀ CÁC BƯỚC NGHIÊN CỨU ............ 22
1.3.1. Quan điểm nghiên cứu............................................................................ 22
1.3.2. Phương pháp và kỹ thuật sử dụng .......................................................... 22
1.3.3. Các bước nghiên cứu .............................................................................. 28
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ VÀ PHÂN VÙNG CHỨC


iv
NĂNG LÃNH THỔ TỈNH PHÚ THỌ ..................................................................... 30
2.1. CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN........................................................ 30
2.1.1. Vị trí địa lý.............................................................................................. 30

2.1.2. Địa chất - địa mạo .................................................................................. 30
2.1.3. Khí hậu ................................................................................................... 36
2.1.4. Thủy văn ................................................................................................. 40
2.1.5. Thổ nhưỡng ............................................................................................ 41
2.2. ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ KINH TẾ - XÃ HỘI ................................................... 44
2.2.1. Tình hình kinh tế chung.......................................................................... 44
2.2.2. Văn hóa, xã hội và nhân văn .................................................................. 45
2.2.3. Sử dụng đất ............................................................................................. 46
2.2.4. Tai biến thiên nhiên và Biến đổi khí hậu ............................................... 47
2.3. HỆ SINH THÁI, TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG ...... 49
2.3.1. Hệ sinh thái ............................................................................................. 49
2.3.2. Tài nguyên thiên nhiên ........................................................................... 55
2.3.3. Chất lượng môi trường ........................................................................... 57
2.4. PHÂN VÙNG CHỨC NĂNG ....................................................................... 59
2.4.1. Các tiêu chí và chỉ tiêu phân vùng chức năng ........................................ 59
2.4.2. Phân vùng chức năng tài nguyên bộ phận .............................................. 60
2.4.3. Phân vùng chức năng lãnh thổ tỉnh Phú Thọ ......................................... 66
2.4.4. Đánh giá chức năng của các tiểu vùng ................................................... 72
Tiểu kết chương 2...................................................................................................... 75
CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG KHÔNG GIAN QUẢN LÝ

TỔNG HỢP TÀI

NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH PHÚ THỌ.................................................... 76
3.1. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI
TRƯỜNG TẠI ĐỊA PHƯƠNG ............................................................................ 76
3.1.1. Thực trạng quản lý tài nguyên ................................................................ 76
3.1.2. Thực trạng quản lý môi trường............................................................... 82
3.2. DỰ TÍNH BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2025 ....................... 84
3.2.1. Thành lập, hiệu chỉnh và kiểm nghiệm mô hình .................................... 84

3.2.2. Kết quả dự tính biến đổi sử dụng đất đến năm 2025 .............................. 86
3.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG, QUẢN LÝ SỬ DỤNG TÀI
NGUYÊN ĐẤT THEO KHUNG ÁP LỰC - THỰC TRẠNG - ĐÁP ỨNG (PSR)


v
............................................................................................................................... 86
3.3.1. Xây dựng bộ chỉ số và kiểm định độ tin cậy của các thang đo .............. 86
3.3.2. Đánh giá sử dụng, quản lý sử dụng tài nguyên đất ................................ 91
3.4. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN ĐẤT TRÊN CƠ SỞ
MÔ HÌNH HÓA PHƯƠNG TRÌNH CẤU TRÚC (SEM) ................................. 101
3.4.1. Lựa chọn các biến và kiểm định độ tin cậy của thang đo .................... 101
3.4.2. Kết quả đánh giá bằng mô hình SEM .................................................. 104
3.4.3. Kết quả xây dựng mô hình cấu trúc ..................................................... 107
3.5. ĐỊNH HƯỚNG TỔ CHỨC KHÔNG GIAN QUẢN LÝ TỔNG HỢP TÀI
NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG .......................................................................... 109
3.5.1. Xác định cơ sở đề xuất định hướng ...................................................... 109
3.5.2. Định hướng tổ chức không gian ........................................................... 116
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................. 138
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ....................................................... 140
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 141
PHỤ LỤC ................................................................................................................ 148


vi
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu
BĐKH

Diễn giải

:

Biến đổi khí hậu

CCN

:

Cụm công nghiệp

CHXHCNVN :
ĐDSH
:

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Đa dạng sinh học

FAO

:

GHCP

:

(Food and Agriculture Organization of the United Nations)
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc
Giới hạn cho phép

GIS


:

Geographic Information System-Hệ thống thông tin địa lý

HST

:

Hệ sinh thái

KCN
KDC

:
:

Khu công nghiệp
Khu dân cư

KDL
KĐT
KTXH
PSR

:
:
:
:


Khu du lịch
Khu đô thị
Kinh tế xã hội
(Pressure - State - Response)
Áp lực - Thực trạng - Đáp ứng

PVCN
PTBV
QCVN

:
:
:

Phân vùng chức năng
Phát triển bền vững
Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia

QH
SDĐ
SEM

:
:
:

TB
TNMT

:

:

Quy hoạch
Sử dụng đất
(Structural Equation Modeling)
Mô hình hóa phương trình cấu trúc
Trung bình
Tài nguyên và môi trường

TP
TV
TX
VLXD
UBND

:
:
:
:
:

Thành phố
Tiểu vùng
Thị xã
Vật liệu xây dựng
Uỷ ban nhân dân


vii
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1. Cơ sở dữ liệu phục vụ nghiên cứu ................................................................. 4
Bảng 1.1. Các chỉ số đánh giá tính hợp lý của mô hình SEM .................................. 26
Bảng 2.1. Nhiệt độ trung bình tháng và năm ở tỉnh Phú Thọ (C) ........................... 36
Bảng 2.2. Tổng lượng mưa trung bình tháng và năm (mm) ..................................... 36
Bảng 2.3. Độ ẩm không khí trung bình tháng và năm (%) ....................................... 37
Bảng 2.4. Hiện trạng sử dụng đất phân theo cấp huyện thống kê đến 31/12/2017 ... 47
Bảng 2.5. Biến đổi nhiệt độ (0C) trung bình theo kịch bản RCP4.5 ......................... 48
Bảng 2.6. Mức thay đổi (%) lượng mưa trung bình theo kịch bản RCP4.5 ............. 48
Bảng 2.7. Diện tích các HST tỉnh Phú Thọ (ha) ....................................................... 49
Bảng 2.8. Trữ lượng nước dưới đất tỉnh Phú Thọ ..................................................... 56
Bảng 2.7. Đặc trưng các tiểu vùng chức năng tỉnh Phú Thọ .................................... 68
Bảng 2.10. Kết quả đánh giá giá trị đa chức năng của các tiểu vùng chức năng theo
hệ thống phân loại của Niemann ............................................................................... 72
Bảng 2.11. Xác định các chức năng chính của các tiểu vùng ................................... 75
Bảng 3.1. Cơ cấu các loại đất lâm nghiệp tỉnh Phú Thọ ........................................... 80
Bảng 3.2. Bảng giá trị tài nguyên rừng (triệu đồng/ha) ............................................ 81
Bảng 3.3. Khung giá đất rừng sản xuất (Đơn vị tính: Nghìn đồng/m2) .................... 81
Bảng 3.4. Ma trận biến động SDĐ giai đoạn 2005- 2025 (ha) ................................. 85
Bảng 3.5. Biến động diện tích SDĐ (ha) trong các HST tỉnh Phú Thọ giai đoạn
2005 - 2015 và dự tính biến động đến 2025 ............................................................. 86
Bảng 3.6. Bộ chỉ số đánh giá thực trạng sử dụng tài nguyên đất tại tỉnh Phú Thọ ... 87
Bảng 3.7. Hệ số CA và hệ số tương quan biến tổng cho các biến trong mô hình PSR
................................................................................................................................... 89
Bảng 3.8. Giá trị thống kê mô tả về các biến quan sát trong mô hình PSR .............. 91
Bảng 3.9. Bảng so sánh tình hình sử dụng, quản lý sử dụng tài nguyên đất giữa hai
vùng chức năng ....................................................................................................... 100
Bảng 3.10. Kiểm định độ tin cậy của các biến lựa chọn ......................................... 102
Bảng 3.10. Phân tích SWOT cho các vấn đề nổi cộm trong các TV chức năng .... 110
Bảng 3.11. Xu thế và tác động nảy sinh trong các vùng và tiểu vùng chức năng tỉnh
Phú Thọ ................................................................................................................... 113

Bảng 3.12. Định hướng phát triển không gian ưu tiên tại các TV chức năng ........ 136


viii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1. Sơ đồ logic về các bước nghiên cứu của đề tài ......................................... 29
Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Phú Thọ ............................................................... 32
Hình 2.2. Bản đồ địa chất tỉnh Phú Thọ .................................................................... 33
Hình 2.3. Bản đồ địa mạo tỉnh Phú Thọ .................................................................... 34
Hình 2.4. Bản đồ phân tầng độ cao tỉnh Phú Thọ ..................................................... 35
Hình 2.5. Bản đồ sinh khí hậu tỉnh Phú Thọ ............................................................. 39
Hình 2.6. Bản đồ thổ nhưỡng tỉnh Phú Thọ .............................................................. 43
Hình 2.7. Bản đồ các hệ sinh thái tỉnh Phú Thọ........................................................ 54
Hình 2.8. Bản đồ phân vùng chức năng lãnh thổ tỉnh Phú Thọ ................................ 67
Hình 3.1. Quy trình dự báo biến động SDĐ tại tỉnh Phú Thọ áp dụng chuỗi Markov
và mạng tự động (CA) ............................................................................................... 85
Hình 3.2. Mô hình CFA sau khi hiệu chỉnh ............................................................ 105
Hình 3.3. Kết quả mô hình hóa nhân tố khẳng định (CFA) .................................... 106
Hình 3.4. Mô hình đánh giá hiệu quả quản lý tài nguyên đất cho tỉnh Phú Thọ .... 107
Hình 3.5. Mô hình đánh giá hiệu quả quản lý tài nguyên đất vùng đồi-đồng bằng tả
ngạn sông Hồng....................................................................................................... 108
Hình 3.6. Mô hình đánh giá hiệu quả quản lý tài nguyên đất cho vùng đồi núi hữu
ngạn sông Hồng....................................................................................................... 109
Hình 3.7. Bản đồ định hướng sử dụng các tiểu vùng chức năng tỉnh Phú Thọ ...... 137
CÁC HÌNH PHẦN PHỤ LỤC
Hình 1. Bản đồ phân vùng địa chất tỉnh Phú Thọ
Hình 2. Bản đồ phân vùng địa hình-địa mạo tỉnh Phú Thọ

PL3
PL3


Hình 3. Bản đồ phân vùng khoáng sản tỉnh Phú Thọ
Hình 4. Bản đồ PV mạng lưới sông suối và nguồn cấp nước tỉnh Phú Thọ
Hình 5. Bản đồ phân vùng thổ nhưỡng tỉnh Phú Thọ
Hình 6. Bản đồ phân vùng các hệ sinh thái tỉnh Phú Thọ
Hình 7. Bản đồ phân vùng trượt lở-lũ quét tỉnh Phú Thọ
Hình 8. Bản đồ phân vùng hoạt động công nghiệp tỉnh Phú Thọ
Hình 9. Bản đồ PVCN kinh tế của các tiểu vùng
Hình 10. Bản đồ PVCN sinh thái của các tiểu vùng

PL3
PL3
PL3
PL3
PL3
PL3
PL3
PL3

Hình 11. Bản đồ PVCN xã hội của các tiểu vùng

PL3


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phân vùng chức năng, quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường là những
hướng tiếp cận tổng hợp nhằm giải quyết những thách thức nảy sinh trong quá trình
phát triển, duy trì chức năng, dịch vụ thiết yếu của các hệ sinh thái tự nhiên, đảm

bảo tính bền vững của các hệ thống tự nhiên và kinh tế xã hội [0, 2]. Tại Việt Nam,
phân vùng chức năng (PVCN) đã được luật hóa trong các quy định liên quan đến
quy hoạch, quản lý TNMT: “Thực hiện PVCN dựa trên đặc tính sinh thái, tiềm
năng tài nguyên và thích ứng với biến đổi khí hậu làm căn cứ để lập quy hoạch phát
triển” (Nghị quyết 24-NQ/TW) [3]; “Xây dựng phương án quy hoạch SDĐ cấp tỉnh
và huyện yêu cầu phải xác định các khu chức năng trước khi thực hiện phân bổ các
loại đất” (Luật Đất đai 2013 và Thông tư số 29/2014/TT-BTNMT) [4, 5]; “Phân
vùng môi trường và lập bản đồ phân vùng môi trường phục vụ công tác quy hoạch
bảo vệ môi trường” (Luật Bảo vệ Môi trường 2014) [6]. PVCN phục vụ tổ chức
không gian quản lý tổng hợp TNMT trong quy hoạch ngành và lãnh thổ vùng, địa
phương là một vấn đề khoa học và thực tiễn có tính thời sự hiện nay.
Tỉnh Phú Thọ thuộc vùng trung du miền núi phía Bắc, có các nguồn lực tự
nhiên và nhân văn thuận lợi cho phát triển tổng hợp các ngành KTXH [7]. Tỉnh có
tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 10%/năm, cơ cấu kinh tế cân đối (nông nghiệp
27,6%, công nghiệp 38,1%, dịch vụ 34,36%) [8]. Bên cạnh đó, nhiều thách thức nảy
sinh trong sử dụng, quản lý tài nguyên, môi trường và phát triển KTXH. Từ năm
2011 đến nay, tai biến thiên nhiên bao gồm rét đậm, rét hại, bão, áp thấp nhiệt đới,
lũ quét, hạn hán, lốc xoáy, mưa đá, trượt lở đất, ngập úng,… gây thiệt hại về tài sản
và con người [36]. Ô nhiễm môi trường không khí, nước, đất và chất thải rắn xảy ra
tại một số khu, cụm công nghiệp. Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị chưa đồng bộ
làm phát sinh nhiều vấn đề về môi trường. Nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh gây ô
nhiễm môi trường nằm trong khu dân cư của phường, thị trấn, thị tứ chưa được di dời
ra khu, cụm công nghiệp sản xuất tập trung. Ô nhiễm môi trường nước đô thị ngày
càng tăng và phức tạp [62, 63]. Những thách thức này cần phải được giải quyết có
căn cứ khoa học nhằm đảm bảo cho phát triển bền vững của nền kinh tế tỉnh Phú Thọ
trong giai đoạn trước mắt và lâu dài.


2
Thực tế nêu trên cho thấy xây dựng PVCN làm cơ sở khoa học cho tổ chức

lãnh thổ quản lý tổng hợp TNMT là một yêu cầu cấp thiết đối với tỉnh Phú Thọ. Do
đó, đề tài luận án tiến sĩ “Phân vùng chức năng phục vụ tổ chức không gian quản
lý tài nguyên và môi trường tại tỉnh Phú Thọ” đã được lựa chọn nghiên cứu và
hoàn thành.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
a) Mục tiêu
Xác lập luận cứ khoa học trong PVCN và tổ chức không gian quản lý TNMT
phục vụ phát triển bền vững tại tỉnh Phú Thọ.
b) Nhiệm vụ
Để đạt được mục tiêu đặt ra, các nhiệm vụ sau được đặt ra:
- Tổng quan các công trình nghiên cứu và xác lập cơ sở lý luận PVCN, tổ
chức không gian quản lý TNMT cho lãnh thổ cấp tỉnh.
- Phân tích các điều kiện địa lý; đánh giá hiện trạng, diễn biến TNMT, thiên
tai và biến đổi khí hậu tại tỉnh Phú Thọ.
- PVCN và xác định chức năng của các tiểu vùng tỉnh Phú Thọ.
- Ứng dụng mô hình định lượng trong phân tích, đánh giá thực trạng sử dụng,
quản lý sử dụng TNMT tại tỉnh Phú Thọ.
- Đề xuất định hướng tổ chức không gian quản lý TNMT tại tỉnh Phú Thọ và
các giải pháp khả thi.
3. Phạm vi nghiên cứu
a) Phạm vi không gian
Nghiên cứu được tiến hành trong ranh giới hành chính tỉnh Phú Thọ gồm 13
đơn vị hành chính cấp huyện (thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ và các huyện:
Đoan Hùng, Hạ Hoà, Thanh Ba, Cẩm Khê, Phù Ninh, Lâm Thao, Tam Nông, Thanh
Thuỷ, Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập) với tổng diện tích tự nhiên 3.534,6 km2, tổng
dân số 1.463.726 người [8].
b) Phạm vi thời gian
- Hiện trạng và diễn biến các điều kiện địa lý tự nhiên, kinh tế xã hội, TNMT
được phân tích trong giai đoạn 2010-2018.
- Mô phỏng dự tính biến đổi tài nguyên đất đến 2025.



3
- Tổ chức không gian quản lý TNMT tại tỉnh Phú Thọ và định hướng các giải
pháp khả thi được đề xuất đến năm 2025 và tầm nhìn đến 2030.
c) Phạm vi khoa học
- PVCN dựa trên bộ tiêu chí tổng hợp về các điều kiện địa lý, quy hoạch,
TNMT.
- Giới hạn mô phỏng và phân tích định lượng thực trạng sử dụng, quản lý sử
dụng TNMT đối với tài nguyên đất và tài nguyên rừng. Đây là hai dạng tài nguyên
quan trọng hiện đang nảy sinh nhiều vấn đề nổi cộm trong thực tiễn sử dụng, quản
lý sử dụng tại địa phương.
- Định hướng tổ chức không gian quản lý TNMT dựa trên cơ sở PVCN và
các giải pháp tổng thể phát triển kinh tế, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và
bảo vệ môi trường.
4. Luận điểm bảo vệ
- Luận điểm 1: Hệ thống các đơn vị PVCN lãnh thổ tỉnh Phú Thọ gồm 2
vùng và 10 tiểu vùng, phản ánh sự phân hóa không gian các hoạt động sử dụng,
quản lý sử dụng TNMT; đồng thời tạo nên bộ khung tổ chức không gian quản lý
TNMT định hướng PTBV cho lãnh thổ cấp tỉnh.
- Luận điểm 2: Phương án tổ chức lãnh thổ theo định hướng PVCN lãnh thổ
tỉnh Phú Thọ là sự kết hợp giữa thực trạng phát triển, chức năng sinh thái và quy
hoạch, đảm bảo sự hài hòa giữa phát triển kinh tế với sử dụng hợp lý tài nguyên
thiên nhiên và bảo vệ môi trường tại lãnh thổ này.
5. Điểm mới của đề tài
- Điểm mới 1: PVCN theo tiếp cận địa lý tổng hợp với các phương án phân
vùng tài nguyên bộ phận. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu địa lý
tương ứng trong từng bước thực hiện được xây dựng và áp dụng cho lãnh thổ tỉnh
Phú Thọ.
- Điểm mới 2: Kết hợp các phương pháp phân tích địa lý, mô hình dự báo và

kỹ thuật định lượng trong phân tích, đánh giá, dự tính TNMT phục vụ định hướng
tổ chức không gian quản lý tổng hợp TNMT tại lãnh thổ tỉnh Phú Thọ.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học: Các kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm
phong phú hệ thống tri thức khoa học về PVCN và quản lý tổng hợp TNMT, đồng


4
thời cung cấp cơ sở khoa học về xây dựng bộ công cụ quy hoạch phục vụ công tác
quản lý TNMT cấp tỉnh.
- Ý nghĩa thực tiễn: Các kết quả nghiên cứu cung cấp cơ sở khoa học cho
các nhà hoạch định chính sách tham khảo ra quyết định về quản lý TNMT và định
hướng phát triển bền vững tại tỉnh Phú Thọ. Đồng thời kết quả nghiên cứu của luận
án còn là học liệu tham khảo hữu ích cho nghiên cứu và giảng dạy các học phần địa
lý TNMT, địa lý địa phương ở các trường đại học và cao đẳng.
7. Cơ sở dữ liệu thực hiện đề tài
Để thực hiện đề tài, cơ sở dữ liệu được sử dụng bao gồm các tài liệu, số liệu,
bản đồ được thu thập từ trung ương và địa phương và kết quả khảo sát, điều tra
phỏng vấn ngoài thực địa.
Bảng 1. Cơ sở dữ liệu phục vụ nghiên cứu
STT
Tên dữ liệu
I. Dữ liệu bản đồ (tỷ lệ 1:100.000)

Nguồn
Nhà xuất bản Bản đồ
và TNMT (2010)
Cục Địa chất Việt Nam

1


Bản đồ hành chính

2
3

Bản đồ địa chất và báo cáo thuyết minh
Bản đồ địa hình
Bản đồ thổ nhưỡng và báo cáo thuyết
minh
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2015
và báo cáo thuyết minh

Cục Đo đạc và bản đồ nhà nước
Viện Quy hoạch và Thiết kế
Nông nghiệp (2005)
Sở TNMT tỉnh Phú Thọ

Bản đồ hiện trạng rừng các năm 2005,
2010 và 2015

Viện Điều tra Quy hoạch rừng,
Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ
NN&PTNT

4
5

6


II. Dữ liệu phi không gian
Các văn bản luật và dưới luật của Chính
1
phủ, tỉnh Phú Thọ về lĩnh vực TNMT
Các chiến lược phát triển, quy hoạch tổng
thể phát triển KTXH quốc gia, vùng,
2
ngành, lĩnh vực thuộc tỉnh Phú Thọ.
Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ từ năm
3
2010 và năm 2018.
Các luận án tiến sĩ đã nghiên cứu ở Phú
4
Thọ và ở các khu vực khác có liên quan
đến luận án.

Cổng thông tin điện tử
chính phủ (chinhphu.vn) và
UBND tỉnh Phú Thọ
(phutho.gov.vn)
Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ

Thư viện quốc gia


5
STT

Tên dữ liệu
Các công trình công bố về lĩnh vực tài

5
nguyên và môi trường tỉnh Phú Thọ.
III. Dữ liệu khảo cứu thực địa
Khảo sát tài nguyên và môi trường ngoài
1
thực địa
Phiếu điều tra và cơ sở dữ liệu về sử
2
dụng, quản lý sử dụng tài nguyên đất
(Bảng hỏi PSR).
Phiếu điều tra và cơ sở dữ liệu về hiệu
3
quả quản lý TNMT (Bảng hỏi SEM).

Nguồn
Sách, báo khoa học
Kết quả điều tra, khảo sát thực
địa.
Kết quả điều tra cán bộ quản lý
(60 phiếu).
Kết quả điều tra cư dân địa
phương (560 phiếu).

8. Cấu trúc của luận án
Nội dung luận án được trình bày trong 149 trang đánh máy A4. Ngoài phần
mở đầu, kết luận và kiến nghị, luận án gồm 3 chương, 16 hình vẽ (trong đó có 9 bản
đồ), 26 bảng và 3 phụ lục (trong đó có 11 bản đồ).
- Chương 1. Tổng quan, cơ sở lý luận nghiên cứu phân vùng chức năng phục
vụ tổ chức không gian quản lý tài nguyên và môi trường lãnh thổ cấp tỉnh.
- Chương 2. Phân tích các điều kiện địa lý và phân vùng chức năng tỉnh Phú

Thọ.
- Chương 3. Định hướng không gian quản lý tổng hợp tài nguyên và môi
trường tại tỉnh Phú Thọ.


6
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN, CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG
CHỨC NĂNG PHỤC VỤ TỔ CHỨC KHÔNG GIAN QUẢN LÝ TÀI
NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG LÃNH THỔ CẤP TỈNH
1.1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
1.1.1. Ngoài nước
1.1.1.1. Nghiên cứu phân vùng chức năng
Các công trình nghiên cứu PVCN sử dụng các tiếp cận và phương pháp khoa
học khác nhau cho các vùng lãnh thổ. Có thể tổng hợp theo hai nhóm công trình:
a) Các công trình nghiên cứu phân vùng lãnh thổ theo các chức năng tổng
hợp nhằm mục tiêu quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường
Các nghiên cứu của nhiều tác giả cho thấy phân vùng là một cách hiệu quả
để quản lý TNMT theo không gian phục vụ PTBV [20-23]. Phân vùng nhằm mục
tiêu thúc đẩy các nguồn lực KTXH nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên, là cơ sở
cho quá trình hoàn thành mục tiêu. Các nguyên nhân gây biến đổi không gian lãnh
thổ cần được quan tâm trong công tác phân vùng, bao gồm: quy hoạch, phát triển,
mở rộng đô thị, xói mòn đất và mất đất nông nghiệp [11]. Các kết quả phân vùng
mà nội dung chủ đạo là việc hợp nhất lãnh thổ theo một hay một nhóm dấu hiệu
tương đối đồng nhất được thừa nhận ở một mức độ nhất định [20].
Phân vùng lãnh thổ được xây dựng để giải quyết các mục tiêu thực tiễn: giải
quyết vấn đề quy hoạch không gian phục vụ PTBV, đề xuất chính sách, giải pháp
quy hoạch đặc thù đối với vùng nông thôn [21]; nâng cao hiệu quả sử dụng tài
nguyên thúc đẩy phát triển KTXH dựa trên tích hợp các khung phân vùng cho quy
hoạch nông nghiệp, phân vùng địa lý và phân vùng kinh tế sinh thái [25]. Phân vùng
được sử dụng như một công cụ quản lý hành chính nhằm tối ưu hóa việc tổ chức sử

dụng không gian lãnh thổ và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, Wang và nnk. (2014)
nghiên cứu thiết lập quy trình quản lý môi trường và kiểm soát phát triển liên quan
đến sử dụng đất, các bước thực hiện bao gồm: (i) thu thập và phân tích dữ liệu
TNMT; (ii) đánh giá chức năng môi trường; (iii) phân khu chức năng môi trường;
và (iv) đề xuất các mục tiêu môi trường, các biện pháp quản lý và kiểm soát [25].
Tại một số quốc gia, PVCN được luật hóa trong các quy định pháp lý về
TNMT để làm căn cứ triển khai trong thực tiễn. Tại Trung Quốc, phân vùng chức


7
năng được thực hiện theo 2 cấp: cấp quốc gia và cấp tỉnh. Bốn loại vùng được phân
chia: vùng tối ưu phát triển; vùng ưu tiên phát triển; vùng hạn chế phát triển (vùng
chức năng sinh thái và vùng sản xuất nông nghiệp); vùng cấm phát triển. Tại Hoa
Kỳ, lãnh thổ quốc gia này được phân chia theo 4 cấp, từ cấp tổng quát nhất (cấp I)
với 10 vùng sinh thái, đến cấp chi tiết nhất (cấp IV) với 967 vùng sinh thái làm cơ
sở quản lý TNMT. Tại Úc, tiếp cận PVCN hệ sinh thái được thực hiện tại khu vực
vịnh Moreton. 19 bản đồ phân vùng các HST tương ứng với 19 chức năng được xây
dựng dựa trên mô tả về các chức năng HST, đã cung cấp các giá trị, thông tin cho
quy hoạch và quản lý các khu vực cung cấp chức năng HST, hỗ trợ đắc lực cho quá
trình ra quyết định [26].
b) Các công trình nghiên cứu phân vùng chức năng lãnh thổ phục vụ
quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường
PVCN được ứng dụng trong một lĩnh vực quản lý TNMT chuyên đề hoặc
quản lý tổng hợp TNMT. Hsiaofei và nnk. (2006) nghiên cứu PVCN phục vụ quản
lý các HST rừng quy mô nhỏ tại Đài Loan, Trung Quốc. Phương pháp luận sinh thái
cảnh quan được vận dụng để xây dựng quy trình PVCN. Các chức năng của HST
rừng được xem xét trong PVCN, bao gồm chức năng sản xuất sinh học, dịch vụ môi
trường và hỗ trợ văn hóa trong HST rừng. Kết quả nghiên cứu cho thấy PVCN cung
cấp cơ sở khoa học phục vụ ra quyết định sản xuất lâm nghiệp, nghiên cứu, thử
nghiệm, giải trí và bảo tồn cấu trúc, chức năng và giá trị của các hệ sinh thái rừng

[0]. Wang và nnk. (2014) thực hiện nghiên cứu PVCN biển (MFZ) cho vùng Thanh
Đảo, Trung Quốc. Phương pháp hệ thống động lực được sử dụng để đánh giá hiệu
quả sử dụng của các khu chức năng biển. Kết quả nghiên cứu cung cấp cơ sở khoa
học cho thực hành chính sách phân vùng dựa trên HST quy mô lớn để quản lý phát
triển và sử dụng môi trường biển [2]. Li và nnk. (2015) kết hợp mô hình quá trình
phân tích thứ bậc (AHP) với GIS để thực hiện PVCN phục vụ quản lý tài nguyên
nước ngầm tại tỉnh Thiên Tân, Trung Quốc. Các tiêu chí phân vùng bao gồm: phân
bố, chủng loại, điều kiện địa chất thủy văn, tình trạng khai thác nước ngầm, khả
năng cung cấp tài nguyên, bảo vệ môi trường và các hệ sinh thái, sự ổn định môi
trường địa chất. Kết quả nghiên cứu cho thấy PVCN cung cấp cơ sở khoa học cho
sự phát triển và sử dụng hợp lý, quản lý khoa học và bảo vệ hiệu quả nguồn nước
ngầm [22]. Mamat và nnk. (2017) thực hiện PVCN phục vụ quản lý các di sản văn


8
hóa tại vùng Turpan, Trung Quốc. Phương pháp phân tích độ nhạy sinh thái được sử
dụng để phân vùng di sản. Các chỉ tiêu phục vụ phân vùng bao gồm: địa hình, môi
trường sinh thái, hoạt động của con người và tài nguyên cảnh quan. Kết quả nghiên
cứu cung cấp cơ sở khoa học cho PVCN các di sản văn hóa trong khu vực phục vụ
công tác quản lý và bảo tồn; đồng thời có thể áp dụng cho các khu vực khác có điều
kiện tương tự [23].
Quản lý các khu vực được bảo vệ, tiếp cận khu vực hóa được tiến hành dựa
trên thông tin về cấu trúc và chức năng cảnh quan, nhằm làm sáng tỏ một số vấn đề:
(i) Mối quan hệ giữa cấu trúc cảnh quan với sự phân bố vật chất và chuyển hóa
năng lượng, tạo nên sự phân hóa theo không gian các dịch vụ hệ sinh thái [25]; (ii)
Xác định ranh giới cụ thể nhằm định hướng sử dụng cho từng vùng lãnh thổ dựa
trên phân tích liên hợp các bản đồ thành phần; (iii) Lập quy hoạch môi trường cấp
quốc gia và các cấp lãnh thổ nhỏ hơn làm cơ sở cho các bước dự đoán, đề xuất biện
pháp ứng phó trong định hướng quy hoạch sử dụng đất bền vững [26].
Tại Trung Quốc, phân vùng theo định hướng chức năng chính (MFOZ) được

phát triển nhằm tối ưu hóa không gian phát triển vùng. Dựa trên căn cứ khoa học
địa lý kinh tế, mô hình cân bằng không gian và bộ chỉ số tổng hợp được phát triển
phục vụ công tác phân vùng. Việc thực hiện và điều phối MFOZ từ góc độ sắp xếp
thể chế của quản trị không gian bao gồm luật pháp, quy hoạch và chính sách của
chính phủ là cơ sở khoa học cho quá trình ra quyết định quản lý lãnh thổ [24].
1.1.1.2. Nghiên cứu quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường
Hướng nghiên cứu quản lý tổng hợp TNMT ra đời xuất phát từ thực tế nhiều
biện pháp quản lý TNMT truyền thống thất bại trong giải quyết triệt để tác động của
con người tới môi trường [9, 10, 11]. Quản lý tổng hợp TNMT được phát triển dựa
trên tiếp cận mang tính toàn diện để giải quyết các vấn đề nổi cộm về TNMT ở các
khu vực khác nhau trên thế giới. Tại Hoa Kỳ, các tổ chức nhà nước và cơ quan vùng
thực hiện tiếp cận tổng hợp trong quản lý lưu vực, quản lý lâm nghiệp và quy hoạch
phát triển vùng [13]. Năm 1965, lần đầu tiên Hoa Kỳ thông qua luật về quy hoạch
tài nguyên nước, trong đó đề cập tới tiếp cận thống nhất và tổng hợp đối với phát
triển, quy hoạch tài nguyên nước [14]. Các mô hình sinh thái được phát triển nhằm
xem xét, phân loại tầm quan trọng của các lưu vực theo các tiêu chí sinh thái [15].
Các chính sách mới trong quản lý TNMT tại Hoa Kỳ được thông qua nhằm thúc


9
đẩy các phương pháp tiếp cận có sự tham gia và tương tác nhiều hơn [12]. Trong
lĩnh vực quản lý hành chính và phân tích chính sách môi trường, các chính sách chất
lượng môi trường được phát triển trên cơ sở tương tác qua lại và hướng tới giải
quyết vấn đề [16]. Vai trò của liên kết sử dụng và quản lý TNMT được xem xét.
Các tổ chức cấp bang và liên bang triển khai tiếp cận tổng hợp xây dựng các quyết
định mang tính tương tác hơn [17]. Tại Canada, chính quyền địa phương thực thi
chính sách quản lý tổng hợp lưu vực [18]. Tại Úc, chính quyền các bang New South
Wales, Victoria, Queenland và Tây Úc đã có những chính sách và quy định về quản
lý tổng hợp theo các lưu vực sông [19].
Từ thực tiễn nghiên cứu và triển khai đã chỉ ra rằng quản lý tổng hợp TNMT

là tiếp cận khoa học phù hợp cho phép giải quyết hiệu quả vấn đề sử dụng tài
nguyên thiên nhiên không hợp lý gây suy thoái môi trường và tác động tiêu cực đến
nền kinh tế hiện nay. Quản lý tổng hợp TNMT hướng tới một quá trình xây dựng và
triển khai các hành động có trách nhiệm về môi trường, tài nguyên thiên nhiên và
con người gắn liền với ranh giới của HST, đồng thời cân nhắc các yếu tố chính
sách và phát triển để đạt được mục tiêu kinh tế xã hội cụ thể.
1.1.2. Tại Việt Nam
Ở Việt Nam, phương pháp luận PVCN chưa được đề cập một cách cụ thể.
Trong thực tiễn quản lý nhà nước, công tác PVCN đã được thể hiện trong các văn
bản pháp quy và đã được tiến hành trong các nghiên cứu liên quan đến phân vùng
môi trường, PVCN môi trường phục vụ lập quy hoạch môi trường hay quy hoạch
bảo vệ môi trường.
1.1.2.1. Hướng phân vùng lãnh thổ theo các chức năng tổng hợp nhằm mục tiêu
quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường
Theo hướng này, PVCN đã được đề cập hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp trong
các văn bản pháp quy tại Việt Nam. Quy hoạch bảo vệ môi trường là việc phân
vùng môi trường để bảo tồn, phát triển và thiết lập hệ thống hạ tầng kỹ thuật bảo vệ
môi trường gắn với hệ thống giải pháp bảo vệ môi trường liên quan chặt chẽ với
quy hoạch tổng thể phát triển KTXH bảo đảm phát triển bền vững, trong đó, phân
vùng môi trường một nội dung cơ bản của quy hoạch bảo vệ môi trường cấp quốc
gia (quy định trong Luật BVMT 2014) [6]. Quy hoạch sử dụng biển là định hướng
và tổ chức không gian cho việc sử dụng các vùng biển Việt Nam với nội dung phân


10
vùng khai thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ; khu vực biển (quy định trong Luật
TNMT biển, hải đảo 2015) [28]. Quy hoạch là việc sắp xếp, phân bố không gian các
hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh gắn với phát triển kết cấu hạ tầng,
sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trên lãnh thổ xác định để sử dụng hiệu quả
các nguồn lực của đất nước phục vụ mục tiêu phát triển bền vững cho thời kỳ xác

định. Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia bao gồm nội dung: Phân vùng môi
trường; bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học,… (quy định trong Luật Quy hoạch
2017) [27]. Một số khía cạnh khác của PVCN cũng được quy định trong các bộ luật
Khoáng sản, luật Tài nguyên nước, luật Đất đai, luật Lâm nghiệp, luật Đa dạng sinh
học,…
PVCN phục vụ mục tiêu BVMT và PTBV cấp vùng được thực hiện trong
các đề tài, công trình khoa học: đề tài “Nghiên cứu xây dựng quy hoạch môi trường
phục vụ phát triển KTXH vùng Đồng bằng sông Hồng” và “Nghiên cứu xây dựng
quy hoạch môi trường vùng kinh tế trọng điểm miền Trung” thuộc chương trình
“Bảo vệ môi trường và phòng tránh thiên tai” (Chương trình KC-08) [30]; “Nghiên
cứu vấn đề quy hoạch môi trường vùng lãnh thổ, lấy Hạ Long - Quảng Ninh làm ví
dụ” [31]. Trong đề tài “Nghiên cứu xây dựng quy hoạch môi trường phục vụ phát
triển KTXH vùng Đồng bằng sông Hồng”, đồng bằng sông Hồng được phân chia
thành 3 phụ vùng và 10 tiểu vùng, bao gồm: Vùng núi đồi, với các tiểu vùng: Núi có
lớp phủ rừng; Núi đá; Gò đồi; Vùng đồng bằng, với các tiểu vùng: Đồng ruộng;
Thủy vực; Đô thị và khu công nghiệp; Vùng cửa sông ven biển với các tiểu vùng:
Rừng ngập mặn; Đồng ruộng; Bãi bồi (có lớp phủ và chưa có lớp phủ thực vật); Đô
thị và khu công nghiệp.
Phương pháp luận PVCN môi trường phục vụ công tác quản lý TNMT và
quy hoạch môi trường cấp tỉnh được áp dụng trong nghiên cứu của một số đề tài: đề
tài “Nghiên cứu, xây dựng phương pháp luận PVCN môi trường phục vụ công tác
xây dựng quy hoạch, kế hoạch theo định hướng PTBV, thử nghiệm tại địa bàn tỉnh
Bình Định” [29]. PVCN môi trường tiến hành nghiên cứu trong các quy hoạch
BVMT. Quy hoạch môi trường và định hướng phát triển KTXH tỉnh Hải Dương đã
phân chia lãnh thổ tỉnh thành 4 vùng chức năng: Vùng I - môi trường khu vực công
nghiệp với 4 tiểu vùng; Vùng II - môi trường đô thị với 7 tiểu vùng; Vùng III - môi
trường nông nghiệp và nông thôn với 5 tiểu vùng; Vùng IV - môi trường lâm nghiệp


11

và khu du lịch với 4 tiểu vùng. Quy hoạch môi trường và định hướng phát triển kinh
tế tỉnh Hà Tây (cũ) đã xác lập 7 vùng chức năng môi trường: (I) Vùng bảo tồn kết
hợp du lịch sinh thái (vùng núi Ba Vì), phân thành 5 tiểu vùng; (II) Vùng sản xuất
ven sông Hồng, phân thành 3 tiểu vùng; (III) Vùng phát triển ven thành phố Hà Nội,
phân thành 4 tiểu vùng; (IV) Vùng sản xuất ven sông Đáy; (V) Vùng đa sử dụng
giáp tỉnh Hưng Yên, phân bố cho các hoạt động sản xuất phát triển; (VI) Vùng sản
xuất giáp tỉnh Hà Nam, chia thành 2 tiểu vùng; (VII) Vùng cao núi đá vôi giáp tỉnh
Hòa Bình và khu du tích chùa Hương, chia thành 6 tiểu vùng. Quy hoạch bảo vệ
môi trường tỉnh Tuyên Quang đã phân chia tỉnh thành 2 vùng chức năng: Vùng I là
vùng có chức năng bảo vệ môi trường đất, nước, không khí; Vùng II là vùng có thể
gây ô nhiễm cao do quá trình phát triển KTXH.
PVCN phục vụ quản lý tổng hợp đới bờ lần đầu tiên được thực hiện tại thành
phố Đà Nẵng (2004) phục vụ cho kế hoạch hành động quản lý tổng hợp vùng bờ.
Lãnh thổ được phân chia thành 11 vùng: vùng bảo tồn, vùng phục hồi (san hô),
vùng nguồn cấp nước (hồ xanh), vùng phục hồi (cỏ biển), vùng sử dụng với cường
độ thấp, vùng phát triển du lịch, vùng hoạt động công nghiệp và cảng biển, vùng
công nghiệp, vùng đánh bắt cá (ven bờ), vùng đánh bắt cá (xa bờ) và vùng sử dụng
đa mục tiêu.
1.1.2.2. Hướng phân vùng chức năng lãnh thổ dựa trên nghiên cứu địa lý phục
vụ mục tiêu quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường
PVCN lãnh thổ cho mục tiêu quản lý tài nguyên và BVMT được đề cập
trong các báo cáo đánh giá môi trường chiến lược dựa trên phân vùng tổng hợp tự
nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường hay dựa trên phân vùng cảnh quan cho cấp lãnh
thổ vùng và cấp ngành, lĩnh vực đối với các ngành, lĩnh vực kinh tế, xã hội của các
địa phương cấp tỉnh. Lãnh thổ cấp vùng được quan tâm bao gồm 6 vùng KTXH
(Trung du miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Hồng, Duyên hải Trung Bộ, Tây
Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long) và 04 vùng kinh tế trọng điểm
(KTTĐ) (Vùng KTTĐ phía Bắc, Vùng KTTĐ miền Trung, Vùng KTTĐ phía Nam
và Vùng KTTĐ Đồng bằng sông Cửu Long.



12
1.1.3. Các công trình liên quan đến tỉnh Phú Thọ
1.1.3.1. Các công trình phân vùng lãnh thổ phục vụ công tác quản lý tài nguyên
và môi trường
Quy hoạch phát triển KTXH tỉnh Phú Thọ đã xác định phát triển theo 2
vùng lãnh thổ gồm: (i) Vùng tả ngạn sông Hồng (Hạ Hòa, Thanh Ba, Đoan Hùng,
Việt Trì - Lâm Thao - Phù Ninh - thị xã Phú Thọ): định hướng phát triển đa dạng
các sản phẩm nông nghiệp; phát triển dịch vụ, thương mại và du lịch lễ hội về cội
nguồn và phát triển các sản phẩm công nghiệp trọng điểm ở các khu, cụm công
nghiệp. Trong đó, tiểu vùng kinh tế động lực Việt Trì - Lâm Thao - Phù Ninh - thị
xã Phú Thọ tiếp tục thể hiện vai trò chủ đạo thúc đẩy sự tăng trưởng nhanh, thu hút
các dự án đầu tư xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, trung tâm thương mại,
du lịch, dịch vụ và nhà ở chất lượng cao, các khu vui chơi giải trí, để đóng góp lớn
hơn vào tăng trưởng kinh tế, có tác dụng lôi kéo và hỗ trợ các vùng khác phát triển;
(ii) Vùng hữu ngạn sông Hồng (Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, Cẩm Khê, Tam
Nông, Thanh Thủy): định hướng phát huy lợi thế của vùng để tập trung khai thác
tiềm năng, thế mạnh về đất và rừng để phát triển các khu công nghiệp, dịch vụ có
quy mô lớn và vùng trồng cây nguyên liệu, cây lấy gỗ; chăn nuôi gia súc, gia cầm
theo mô hình kinh tế trang trại. Phát triển công nghiệp khai thác, chế biến khoáng
sản, các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng, khôi phục và phát triển các làng nghề, tiểu
thủ công nghiệp (mây, tre, trúc, gỗ). Tập trung thu hút vốn đầu tư phát triển các cơ
sở công nghiệp, dịch vụ, du lịch, để khai thác quỹ đất, điểm kết nối đường xuyên Á,
đường Hồ Chí Minh với các điểm du lịch sinh thái hấp dẫn trong hệ thống các
tuyến, điểm du lịch của tỉnh [7].
Trong quy hoạch phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản tỉnh Phú Thọ đến
năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã xác định các vùng phát triển theo các lĩnh
vực [33]:
- Hình thành các vùng sản xuất lúa chất lượng cao tập trung với diện tích 6,5
nghìn ha tại các huyện: Lâm Thao, Hạ Hòa, Thanh Ba, Cẩm Khê, Tam Nông,

Thanh Thủy, Thanh Sơn, Yên Lập và thị xã Phú Thọ.
- Bố trí phát triển tập trung tại các vùng đất chuyên màu, đất bãi ven sông và
vùng trồng luân canh sau đất lúa tại các huyện: Đoan Hùng, Thanh Ba, Phù Ninh,
Yên Lập, Cẩm Khê, Thanh Thủy, Thanh Sơn, Tân Sơn.


13
- Vùng nguyên liệu chế biến chè đen tập trung tại 9 huyện vùng trọng điểm:
Tân Sơn, Thanh Sơn, Yên Lập, Cẩm Khê, Đoan Hùng, Hạ Hòa, Phù Ninh, Thanh
Ba, Thanh Thủy; Vùng nguyên liệu chế biến chè xanh: chủ yếu tại các huyện Tân
Sơn, Thanh Sơn, Yên Lập, Đoan Hùng, Hạ Hòa, Phù Ninh, Thanh Ba; phát triển
chè xanh tại đặc sản tại các xã vùng núi cao huyện Tân Sơn, Thanh Sơn; Diện tích
chè chuyên canh tập trung 2.000 ha tại các huyện: Đoan Hùng, Hạ Hòa, Thanh Ba,
Yên Lập, Thanh Sơn và Tân Sơn.
- Vùng sản xuất cây ăn quả có múi (bưởi Đoan Hùng và bưởi Diễn) tập
trung tại 18 xã thượng huyện Đoan Hùng (bưởi Đoan Hùng) và các huyện: Phù
Ninh, Yên Lập, Thanh Thủy, Thanh Ba, Thanh Sơn, Tam Nông, 10 xã phía Nam
huyện Đoan Hùng (bưởi Diễn).
- Vùng sản xuất rau tập trung chuyên canh tại 9 huyện, thành thị: Thành phố
Việt Trì, Thị xã Phú Thọ, các huyện Cẩm Khê, Thanh Ba, Tam Nông, Lâm Thao,
Thanh Thủy, Phù Ninh, Hạ Hòa
- Vùng đầu tư trang trại chăn nuôi lợn tập trung qui mô lớn tại 130 xã thuộc
10 huyện Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, Cẩm Khê, Đoan Hùng, Thanh Ba, Hạ
Hòa, Tam Nông, Thanh Thủy, Phù Ninh.
- Vùng đầu tư trang trại chăn nuôi gà thịt, gà trứng tập trung tại 126 xã thuộc
10 huyện có thế mạnh về đất đồi, rừng, vườn gồm: Tân Sơn, Thanh Sơn, Yên Lập,
Cẩm khê, Thanh Ba, Hạ Hòa, Đoan Hùng, Thanh Thủy, Tam Nông, Phù Ninh.
- Vùng chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt tập trung và sản xuất, cung ứng giống
bò cái nền lai Zebu trên địa bàn 80 xã thuộc 10 huyện: Tân Sơn, Thanh Sơn, Yên
Lập, Cẩm khê, Thanh Ba, Hạ Hòa, Đoan Hùng, Tam Nông, Thanh Thủy, Phù Ninh.

Vùng chăn nuôi trâu tập trung tại 20 xã thuộc 04 huyện: Tân Sơn, Thanh Sơn, Yên
Lập, Cẩm Khê.
1.1.3.2. Các kết quả nghiên cứu điều tra cơ bản về tài nguyên và môi trường tỉnh
Phú Thọ
Kết quả nghiên cứu điều tra cơ bản về TNMT đã được trình bày trong một
số công trình. Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm
(2011 - 2015) tỉnh Phú Thọ đã được thực hiện năm 2012, năm 2016 đã điều chỉnh,
rà soát cập nhật cho đến giai đoạn 2020, nghiên cứu này đã đánh giá thực trạng tài
nguyên đất trong giai đoạn 2011-2015 và đề xuất việc sử dụng cho giai đoạn 2016-


14
2020 và những năm tiếp theo [34, 35]. Đề tài “Nghiên cứu ứng dụng dữ liệu ảnh vệ
tinh VNREDSat-1 trong công tác giám sát và quản lý tài nguyên thiên nhiên, môi
trường khu vực trung du Bắc Bộ, ứng dụng phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn
tỉnh Phú Thọ” do Sở TNMT tỉnh Phú Thọ thực hiện giai đoạn 2014-2016 đã thành
lập được hệ thống các bản đồ chuyên đề gồm: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm
2014; Bản đồ đất lúa năm 2014; Bản đồ lớp phủ rừng năm 2014; Bản đồ hiện trạng
nước mặt năm 2014; Bản đồ phân vùng nguy cơ xói gò đồi; Bản đồ sạt lở bờ sông
và thay đổi dòng chảy; một số bản đồ biến động thực nghiệm; Tài liệu phân tích và
thiết kế hệ thống WebGIS quản lý TNMT tỉnh Phú Thọ (WebGIS Phú Thọ). Năm
2011, Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Thọ phê duyệt “Kế hoạch hành động ứng phó với
BĐKH của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2012-2015, tầm nhìn 2020” do Trung tâm Tư
vấn khí tượng thủy văn và môi trường, Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi
trường là đơn vị tư vấn. Kế hoạch đã chỉ rõ diễn biến của BĐKH trên địa bàn tỉnh
hiện tại và tầm nhìn tương lai, phân tích hiện trạng KTXH để đề xuất các dự án và
biện pháp thích ứng giảm thiểu tác động của BĐKH [36].
Trong công trình “Biến đổi khí hậu tác động khả năng ứng phó và một số
vấn đề về chính sách liên quan đến các đồng bào các dân tộc thiểu số vùng núi phía
Bắc’’, khu vực nghiên cứu được lựa chọn gồm 15 tỉnh: Hòa Bình, Sơn La, Phú Thọ,

Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Hà Giang,
Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang và Quảng Ninh. Kết quả nghiên cứu cho
thấy BĐKH ở miền núi phía Bắc ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp với biểu hiện
chế độ thủy văn ngày càng thất thường; ngược lại, sức ép dân số đã dẫn đến những
dòng người di cư lên miền núi phía Bắc vẫn không ngừng tiếp diễn, khiến cho
không gian văn hóa xã hội miền núi phía Bắc bị thu hẹp đáng kể [39].
Công trình “Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ, tổ chức sản xuất ngô đông
trên nền đất dốc tụ, lầy thụt huyện miền núi Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ” đã rà soát,
khảo sát các vùng với nền đất dốc tụ, lầy thụt trên địa bàn tỉnh và tạo mô hình thực
nghiệm sản xuất ngô đông trên các nền đất này, qua đó xây dựng quy trình sản xuất,
trồng trọt ngô đông và đề xuất mở rộng sản xuất trên diện rộng [40].
Một số luận án tiến sĩ thực hiện nghiên cứu lãnh thổ tỉnh Phú Thọ: Phan
Huy Thông (2001) nghiên cứu xác định cây trồng thích hợp trên các loại đất chính
huyện Phong Châu, tỉnh Phú Thọ. Kết quả nghiên cứu đã xác định hệ thống cây


15
trồng thích hợp góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp của địa phương theo hướng
sản xuất hang hóa có hiệu quả cao, bền vững dựa trên các đặc điểm tự nhiên,
KTXH, hiện trạng cây trồng [41]. Phạm Văn Nhật (2003) nghiên cứu quá trình đô
thị hóa và ảnh hưởng tới môi trường nước và không khí ở thành phố Việt Trì. Quan
hệ giữa đô thị hóa và môi trường nước và không khí được phân tích. Kết quả nghiên
cứu là cơ sở khoa học phục vụ đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường cho thành
phố Việt Trì [42]. Đặng Quang Phán (2011) nghiên cứu đánh giá tiềm năng, thực
trạng sử dụng đất đồi huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ và đề xuất giải pháp phát
triển nông lâm bền vững: Phương pháp phân loại đất theo FAO-UNESCO được áp
dụng để đánh giá tiềm năng tài nguyên đất. Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học
phục vụ đề xuất các giải pháp xác lập các loại hình sử dụng đất thích hợp, bền vững
nhằm phát triển sản xuất nông lâm nghiệp cho vùng đất đồi huyện Tam Nông [43].
Trần Quốc Vinh (2012) ứng dụng viễn thám và hệ thông tin địa lý (GIS) để đánh

giá xói mòn đất huyện Tam Nông. Kết quả nghiên cứu đã xác định các hệ số xói
mòn đất, mức độ xói mòn đất theo mô hình phương trình mất đất phổ dụng biến đổi.
Các biện pháp bảo vệ đất chống xói mòn có hiệu quả cao ở huyện Tam Nông được
đề xuất [44]. Đặng Thị Huệ (2013) nghiên cứu đánh giá cảnh quan phục vụ phát
triển nông, lâm nghiệp và du lịch tỉnh Phú Thọ. Các kết quả nghiên cứu bao gồm:
(i) làm rõ đặc điểm phân hóa đa dạng, phong phú của cảnh quan tỉnh Phú Thọ; (ii)
xây dựng được hệ thống phân loại và thành lập bản đồ cảnh quan tỉ lệ 1:100.000
cho toàn tỉnh Phú Thọ; (iii) đánh giá cảnh quan cho phát triển nông, lâm nghiệp và
du lịch tỉnh Phú Thọ; (iv) xây dựng hệ thống các bản đồ đánh giá thích nghi và bản
đồ quy hoạch tổng hợp toàn lãnh thổ; (v) đề xuất các không gian ưu tiên phát triển
từng ngành nông, lâm nghiệp và du lịch theo các đơn vị loại cảnh quan, phù hợp với
chức năng cảnh quan lãnh thổ [45]. Nguyễn Thị Thịnh (2015) nghiên cứu các hình
thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở tỉnh Phú Thọ. Đề tài xây dựng cơ sở lý luận và
thực tiễn về tổ chức lãnh thổ kinh tế. Các yếu tố ảnh hưởng và thực trạng thực hiện
một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở tỉnh Phú Thọ được đánh giá bao
gồm: các nhóm nhân tố vị trí địa lý, nhân tố KTXH, nhân tố tự nhiên, từ đó làm rõ
được những thuận lợi và khó khăn của tỉnh trong phát triển và phân bố các hình
thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp [46]. Nguyễn Thị Yến (2016) nghiên cứu tính đa
dạng thực vật trong các hệ sinh thái rừng ở vườn quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ


×