Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Chiến tranh Lê - Mạc 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.17 KB, 4 trang )

Chiến tranh Lê-Mạc
Chiến tranh Lê-Mạc (1533-1677) là cuộc nội chiến giữa nhà Mạc và
nhà Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam.
Chiến tranh chia làm hai thời kỳ lớn:
• Thời kỳ 1533-1592: tương đương với thời Nam-Bắc triều khi nhà
Mạc làm chủ vùng Bắc Bộ Việt Nam, nhà Lê làm chủ khu vực từ
Thanh Hóa trở vào
• Thời kỳ 1593 - 1677: khi tàn dư họ Mạc rút chạy lên Cao Bằng cát
cứ.
Hoàn cảnh
Nhà Hậu Lê sau thời thịnh trị cuối thế kỷ 15 đã bắt đầu suy yếu từ thời Lê
Uy Mục và Lê Tương Dực. Bên ngoài, các cuộc khởi nghĩa chống đối của
nhân dân làm triều đình nghiêng ngả, điển hình là khởi nghĩa của Trần
Cảo. Các tướng trong triều cũng chia bè phái đánh lẫn nhau. Một số
tướng lĩnh lập ra vua khác để ly khai triều đình, hình thành các thế lực cát
cứ như Trịnh Duy Đại, Trịnh Tuy.
Một võ tướng nhà Lê là Mạc Đăng Dung đứng ra trấn áp các cuộc nổi dậy
bên ngoài, nắm lấy quyền hành triều Lê. Vua Lê Chiêu Tông chạy trốn
khỏi sự khống chế của Đăng Dung, kêu gọi các lực lượng quân phiệt khác
"cần vương" nhưng cuối cùng đều bị Đăng Dung đánh bại. Vị vua cuối
cùng của nhà Lê Sơ là Lê Cung Hoàng - con bài chính trị được Đăng
Dung dựng lên để chống Lê Chiêu Tông - bị phế truất năm 1527. Mạc
Đăng Dung chính thức giành ngôi nhà Lê, lập ra nhà Mạc.
Sau khi nhà Mạc lên nắm quyền, đã có một số hoạt động chống đối chính
quyền như cầu viện nhà Minh nhưng đều không thành hoặc nổi dậy của
hoàng thân Lê Ý nhưng thất bại nhanh chóng. Chỉ đến khi nhà Hậu Lê tái
lập thì chiến tranh quy mô mới thực sự bắt đầu.
Năm 1529, một võ tướng cũ của nhà Lê là Nguyễn Kim không thần phục
nhà Mạc, bỏ chạy vào miền núi Thanh Hoá và sang Ai Lao (Lào), tập hợp
lực lượng chống nhà Mạc. Năm 1533, Nguyễn Kim tìm một người tên là
Lê Duy Ninh là con của vua Lê Chiêu Tông đưa lên ngôi trên đất Sầm


Châu (Ai Lao), tức là vua Lê Trang Tông.
Chiến tranh Lê-Mạc chính thức bùng nổ.
Nhà Hậu Lê về nước
Từ trước khi lập Trang Tông, Nguyễn Kim đã từng tự mình mang quân về
mưu đánh chiếm Thanh Hóa. Đầu năm 1531, Nguyễn Kim từ Ai Lao
mang quan về đánh Thanh Hoá. Mạc Thái Tông sai Tây quận công
Nguyễn Kính vào đánh. Hai bên giao tranh, Nguyễn Kính bị thua hai trận.
Nhưng tới tháng 9, trời đổ mưa nhiều làm nước sông dâng cao, Nguyễn
Kính thừa cơ dùng thuỷ quân tiến đánh, quân Nguyễn Kim rối loạn phải
rút về Ai Lao
[3]
.
Sau khi lập Trang Tông, Nguyễn Kim sai người nhân danh Trang Tông
liên kết với vua Ai Lao là Xạ Đẩu
[4]
, nhờ họ giúp binh khí, lương thực để
mưu việc đánh lấy lại nước, mặt khác tiếp tục sai người sang cầu viện nhà
Minh
[5]
.
Từ khi Lê Trang Tông lên ngôi, nhiều sĩ phu, tướng lĩnh bắt đầu tập hợp
bên Nguyễn Kim để chống nhà Mạc, trong đó có một số tướng sĩ nhà Mạc
cũng sang hàng Lê.
Năm 1539, Nguyễn Kim chiếm được huyện Lôi Dương ở Thanh Hóa;
sang năm sau tiến quân vào Nghệ An, có nhiều người hàng phục. Nhà
Hậu Lê bắt đầu xác lập chỗ đứng trở lại trên lãnh thổ Đại Việt.
Thay đổi nhân sự hai bên
Ngoài Trịnh Duy Liêu được Nguyễn Kim sai vượt biển sang Trung Quốc
xin cầu viện nhà Minh đánh nhà Mạc, chúa Bầu Vũ Văn Uyên ở Tuyên
Quang cũng sai người sang tố cáo việc nhà Mạc cướp ngôi. Minh Thế

Tông giao quân cho Mao Bá Ôn và Cừu Loan tiến áp sát biên giới. Trong
lúc đó thì Mạc Thái Tông qua đời, thượng hoàng Mạc Đăng Dung lập
cháu là Mạc Hiến Tông lên ngôi. Để tránh đổ máu, Mạc Đăng Dung chấp
nhận đầu hàng nhà Minh để tập trung đối phó với nhà Lê phía nam.
Ngày 3 tháng 11 âm lịch năm 1540, Mạc Đăng Dung tự trói mình đến
dâng biểu xin hàng quân Minh. Nhà Minh chấp nhận và rút quân, nhưng
Đại Việt bị hạ từ An Nam quốc xuống An Nam Đô thống sứ ty. Năm sau
(1541), Mạc Đăng Dung qua đời.
Nhân lúc nhà Mạc gặp khó khăn, Lê Trang Tông thân hành tiến quân ra từ
thành Tây Đô. Tướng Mạc là Trung Hậu hầu Dương Chấp Nhất ra hàng.
Trang Tông sai người triệu Nguyễn Kim ở Ai Lao về, gia thăng Kim làm
Thái tể, tiết chế tướng sĩ các dinh và chia đường tiến đánh vùng Tây Nam.
Năm 1545, Dương Chấp Nhất dâng dưa độc cho Nguyễn Kim, Kim ăn
vào bị trúng độc chết. Chấp Nhất bỏ trốn về nhà Mạc. Con rể Nguyễn
Kim là Trịnh Kiểm lên thay cầm quyền chỉ huy quân đội. Từ đó binh
quyền Nam triều do họ Trịnh đảm đương.
Ở phía Tây Bắc, vùng Hưng Hoá và Tuyên Quang, anh em Vũ Văn Mật,
Vũ Văn Uyên (Chúa Bầu) là thủ lĩnh trong vùng cát cứ không thần phục
nhà Mạc. Nhà Mạc vài lần mang quân đánh nhưng không diệt được họ
Vũ, sau lại phải đối phó với nhiều biến cố khác nên buộc phải để họ Vũ
cát cứ. Họ Vũ sai người liên lạc theo về nhà Lê trung hưng.
Năm 1546, Mạc Hiến Tông chết, con là Phúc Nguyên còn nhỏ lên thay,
tức là Mạc Tuyên Tông, chú là Khiêm Vương Mạc Kính Điển làm phụ
chính. Bắc triều xảy ra biến loạn. Tướng Phạm Tử Nghi muốn lập con
Mạc Thái Tổ là Hoằng Vương Mạc Chính Trung đã trưởng thành nhưng
không được nên cùng Chính Trung khởi binh nổi loạn. Phạm Tử Nghi
nhiều lần muốn đánh chiếm Đông Kinh không thành, bèn đem Chính
Trung ra chiếm cứ Yên Quảng (Quảng Ninh), cướp phá Hải Dương và
đánh phá sang Trung Quốc khiến nhà Minh không kiềm chế nổi
[5]

. Đến
năm 1551
[6]
, Mạc Kính Điển dẹp được Phạm Tử Nghi. Tử Nghi bị giết,
Chính Trung bỏ chạy và cũng bị giết. Có thuyết nói Tử Nghi chết về tay
người Minh
[7]
.
Năm 1548, Lê Trang Tông mất, con là Trung Tông lên thay. Năm 1551,
tại Bắc triều, thái tể Lê Bá Ly quyền thế quá lớn, có phần hống hách, hai
sủng thần là Phạm Quỳnh, Phạm Dao cậy thế vua Mạc vây đánh Bá Ly.
Bá Ly cùng thông gia là Nguyễn Thiến mang gia quyến gồm các tướng
Nguyễn Quyện, Nguyễn Khải Khang, Lê Khắc Thận cùng 14.000 quân
chạy vào Thanh Hóa theo hàng Nam triều.
Sau khi mất Phạm Tử Nghi cùng hai nhà Lê Bá Ly và Nguyễn Thiến, nhà
Mạc bị tổn thất nghiêm trọng về nhân sự. Mạc Tuyên Tông trông cậy hết
vào Khiêm vương Mạc Kính Điển.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×