Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận ở tổng công ty thép việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.89 KB, 18 trang )

một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận ở tổng công ty thép việt nam
Trong những năm qua, lợi nhuận của Tổng công ty từng bước được
nâng cao. Thành tựu đó là kết quả của việc Tổng công ty đã áp dụng những
biện pháp phù hợp trong từng giai đoạn phát triển. Để tăng lợi nhuận cần
thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ khác nhau, có sự cố gắng nỗ lực chủ quan
của Tổng công ty cũng như sự đổi mới chỉ đạo quản lý của cơ quan quản lý cấp
trên và cơ quan quản lý Nhà nước. Dưới đây xin đề xuất một số giải pháp chủ
yếu nhằm nâng cao lợi nhuận
3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM
Tổng công ty Thép Việt Nam đã xây dựng kế hoạch phát triển dài hạn nhằm
từng bước đáp ứng nhu cầu sản phẩm thép cán của nền kinh tế quốc dân.
Phương hướng chủ yếu là đầu tư chiều sâu, sắp xếp và cải tạo các cơ sở sản
xuất thép hiện có; đầu tư các nhà máy sản xuất các mặt hàng mà thị trường có
nhu cầu song hiện nay chưa sản xuất được như thép tấm, thép lá, thép cán
nguội, tôn mạ thiếc.. Đầu tư mới các công trình để giải quyết đồng bộ việc cung
cấp phôi thép và quặng sắt cũng như các công trình hạ tầng cơ sở. Về mục tiêu
sản lượng được dự kiến như sau:
Bảng 14: Mục tiêu sản lượng thép cán
KẾ HOẠCH SẢN XUẤT SẢN LƯƠNG (TRIỆU TẤN)
Kế hoạch năm 2001 1,4
Dự kiến năm 2005 3,0
Dự kiến năm 2010 4,5

Tốc độ tăng trưởng của Tổng công ty Thép Việt Nam dự kiến như sau:
 Thời kỳ 2001 - 2006 tăng bình quân 10%/năm.
 Thời kỳ 2006 - 2010 tăng bình quân khoảng 10%/năm.
Để thực hiện các mục tiêu trên, dự kiến các bước triển khai như sau:
Kế hoạch tài chính năm 2001:
- Tổng doanh thu: 6.345(Tỷ đồng)
- Nộp Ngân sách Nhà nước: 242.(Tỷ đồng).
- Lợi nhuận: 65 (Tỷ đồng)


Kế hoạch đầu tư phát triển 2002 - 2005:
 Đầu tư chiều sâu, sắp xếp và cải tạo các cơ sở sản xuất thép hiện có ở Công
ty gang thép Thái Nguyên và Công ty thép Miền Nam.
 Phôi thép là nguyên liệu để sản xuất thép cán mà Tổng công ty phải nhập
khẩu một lượng đáng kể do vậy để giảm giá thành cần huy động các nguồn
vốn để đầu tư các dự án sản xuất phôi thép và cán thép như nhà máy sản
xuất thép cán nguội công suất 20-25 vạn tấn/năm với vốn đầu tư khoảng
100 triệu USD; nhà máy sản xuất phôi thép ở phía Bắc có công suất 50 vạn
tấn/năm với vốn đầu tư khoảng 100 triệu USD; nhà máy sản xuất phôi thép
ở phía Nam có công suất 50 vạn tấn/năm với vốn đầu tư khoảng 100 triệu
USD; tiếp tục lập báo cáo khả thi khai thác mỏ nguyên liệu và trợ dung mà
trọng tâm là mỏ Quý Xa và Thạch Khê; nhà máy thép cán tấm nóng có công
suất khoảng 1 triệu tấn/năm vốn đầu tư khoảng 200 triệu USD; tiến tới xây
dựng nhà máy thép đặc biệt phục vụ cơ khí và quốc phòng.
 Cùng các đối tác nước ngoài xây dựng một số liên doanh như cảng Thị Vải,
nhà máy sản xuất quặng hoàn nguyên dùng khí thiên nhiên
Kế hoạch 2006-2010
 Tiếp tục đầu tư mở rộng hoàn chỉnh các cơ sở đã được đầu tư ở kế hoạch 5
năm 2000- 2005 của Công ty gang thép Thái Nguyên và Công ty thép Miền
Nam.
 Xây dựng các dự án đầu tư mới như nhà máy sản xuất thép hợp kim, khu
liên hợp luyện kim khép kín hoàn chỉnh.
Về vốn đầu tư và tạo vốn:
Với các nội dung phát triển nêu trên, nhu cầu về vốn đầu tư rất lớn. Dự kiến
nhu cầu như sau:
Trong Kế hoạch 2001- 2005 cần 1021 triệu USD
Kế hoạch 2006 - 2010 cần 940 triệu USD
Giải pháp tạo vốn của Tổng công ty là phát huy vốn tích luỹ từ kinh doanh,
vay vốn tự đầu tư là chính, coi trọng các dự án liên doanh với nước ngoài khi
Việt Nam chưa có điều kiện đầu tư. Vì vậy kinh doanh để có được lợi nhuận

cao tạo điều kiện tích lũy vốn cũng là một yêu cầu cấp bách của phát triển sản
xuất.
3.2- MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO LỢI NHUẬN Ở TỔNG CÔNG
TY THÉP VIỆT NAM
3.2.1- Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận trong hoạt động sản
xuất
3.2.1.1- Bám sát nhu cầu thị trường
Các doanh nghiệp sản xuất cần thường xuyên bám sát thị trường, nắm chắc
nhu cầu thị trường để cân đối sản lượng và đẩy mạnh tiêu thụ. Xây dựng cơ
chế bán hàng hợp lý trong đó có chính sách ưu tiên cho các đơn vị lưu thông để
phối hợp tiêu thụ. Đặc biệt trong tình trạng cung lớn hơn cầu, các đơn vị sản
xuất phải cùng Tổng công ty bàn bạc, thỏa thuận với các liên doanh để thực
hiện điều tiết sản lượng và giá bán tránh cạnh tranh cục bộ làm giảm hiệu
quả kinh doanh.
3.2.1.2- Giảm chi phí sản xuất trực tiếp
a. Giảm chi phí nguyên vật liệu kim loại: (như thép phế, fero..) điện cực cho một
đơn vị sản phẩm. Cụ thể là:
 Chú trọng công tác thu mua phế liệu để tăng sản lượng phôi thép sản xuất
trong nước, đồng thời chủ động nhập phôi còn thiếu để đảm bảo nhu cầu.
Ngoài phần phôi nhập khẩu trực tiếp, nhu cầu còn lại do Tổng công ty cung
ứng hoặc các đơn vị lưu thông nhập khẩu để đáp ứng, không mua lại nguồn
phôi nhập khẩu của các đơn vị ngoài ngành. Đối với các loại vật tư nguyên
nhiên liệu chủ yếu ( phôi thép, thép phế, than, điện cực, gạch chịu lửa, dầu
FO..) các đơn vị cần xây dựng cơ chế mua chặt chẽ nhằm theo dõi sự biến
động về giá để lựa chọn nhà cung cấp và thời điểm mua hàng hợp lý nhằm
phấn đấu hạ thấp giá thành sản phẩm. Thực hiện không nhập khẩu các
nguyên nhiên vật liệu trong nước đã sản xuất được, ưu tiên sử dụng các sản
phẩm do Tổng công ty sản xuất.
 Đảm bảo định mức dự trữ vật tư hợp lý để chủ động phục vụ sản xuất.
 Thực hiện sơ chế nguyên liệu trước khi đưa vào luyện để giảm tiêu hao

nguyên liệu: nâng cao chất lượng của gang, gạch chịu lửa, áp dụng các biện
pháp cơ giới trong bảo dưỡng lò, đặc biệt tăng cường sử dụng phun ô - xy
để cường hóa quá trình nấu chảy thép, rút ngắn thời gian mẻ nấu.
 Giảm chi phí điện năng, dầu FO cho một đơn vị sản phẩm thép. Giảm được
chi phí điện năng sẽ giảm đáng kể giá thành. Chỉ tiêu về hao phí của các
nước tiên tiến là 300-400 KWh /tấn phôi thép còn của Tổng công ty hiện
nay là 600-800 KWh /tấn phôi thép. Muốn vậy cần tổ chức tốt việc điều
hành sản xuất áp dụng các sáng kiến và kỹ thuật công nghệ mới.
 Bổ sung các thiết bị cân đo đong đếm và giám sát chặt chẽ việc cung ứng
vật tư cho sản xuất. Thực hiện chế độ thanh toán vật tư một cách nghiêm
ngặt
b. áp dụng công nghệ tiên tiến vào trong sản xuất
2
Hiện nay, thiết bị ở các cơ sở sản xuất của Tổng công ty phần lớn đều quá
cũ và lạc hậu. Hệ số đổi mới thiết bị thấp 7%/năm so với 20%/năm của định
mức trung bình trên thế giới. Công suất sử dụng thực tế so với công suất lắp
đặt chỉ đạt 30% Ví dụ như ở Công ty gang thép Thái Nguyên phần lớn thiết bị
đều của Trung Quốc thuộc trình độ những năm đầu thập kỷ 60. Do vậy thời
gian luyện thép ở lò điện rất lớn. Lượng thép phôi của Tổng công ty chủ yếu
sản xuất ở lò điện. Thời gian nấu luyện của công nghệ luyện thép Tổng công ty
nhiều hơn so với chỉ tiêu của các nước khác là 30%. Tổng công ty cần:
 Kiên quyết dẹp bỏ hoặc chuyển hướng sản xuất các cơ sở kém hiệu quả
không đủ sức cạnh tranh hoặc có nguy cơ lạc hậu. Nghiên cứu phương án
giảm sản xuất tiến tới ngừng sản xuất ở những lò điện công suất nhỏ dưới 10
tấn không hiệu quả.
 Tổng công ty Thép Việt Nam cần phải đầu tư chiều sâu và đầu tư mở rộng
các cơ sở sản xuất hiện có nhằm phát huy năng lực sản xuất, hạ giá thành,
tiết kiệm chi phí, nâng cao lợi nhuận. Chẳng hạn như Công ty gang thép
Thái Nguyên cần tiến hành phục hồi lò cao số 2, lò cốc, máy thiêu kết, cải
tạo lò điện 30 tấn và các công trình phụ trợ để sử dụng trên 60% gang lỏng

trong phối liệu luyện thép.
 Huy động vốn xây dựng các nhà máy sản xuất quặng hoàn nguyên sử dụng
khí thiên nhiên trong nước. Giá thành sản xuất các loại nguyên liệu này rẻ
hơn nhập ngoại, tạo điều kiện giảm giá thành, nâng cao chất lượng thép,
giảm ngoại tệ nhập phôi ngoại. Ngoài ra ngành thép tiếp tục đầu tư để
nghiên cứu sử dụng nguyên liệu sẵn có như sử dụng quặng sắt có hàm
lượng kẽm và măng gan cao để sản xuất gang thép, sử dụng than an-tra-
xit , các chất trợ dung cho luyện kim, sản xuất các loại phe - rô chất lượng
cao như phe -rô măng gan, phe-rô si-líc..
 Thực hiện đấu thầu rộng rãi, chọn thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến. Ưu
tiên đấu thầu mua các thiết bị trong nước sản xuất được, đạt tiêu chuẩn,
chất lượng. Có thể đề nghị Nhà nước cho phép sử dụng một số thiết bị đã
qua sử dụng của các nước G7 được chế tạo sau năm 1985 còn tốt, trình độ
cao.
 Đối với các cơ sở mới đi vào hoạt động và dây chuyền công nghệ mới được
đầu tư nâng cấp cần nhanh chóng ổn định công nghệ làm chủ thiết bị khai
thác có hiệu quả. Đặc biệt nhà máy Công ty kim khí và vật tư tổng hợp Miền
Trung cần làm tốt hơn công tác tổ chức sản xuất. Tập trung hiện đại những
lò điện có công suất tương đối lớn. Phấn đấu sản xuất thép có giá thành
cạnh tranh.
 Các nhà máy mới xây dựng phải đạt trình độ quốc tế về năng suất, chất
lượng các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật để độc chiếm thị trường trong nước, có
khả năng xuất khẩu, có khả năng mở rộng hợp tác sản xuất thép với các
nước ASEAN.
c. Nâng cao năng suất lao động
Năng suất lao động của Tổng công ty bình quân thấp hơn so với chỉ tiêu này
của các nước tiên tiến từ 30 - 80% tuỳ theo từng công đoạn sản xuất. Lao động
đang dư thừa, chi phí tiền lương cao. Như vậy tiềm năng để tăng năng suất lao
động giảm giá thành còn nhiều. Nguyên nhân chủ yếu làm cho năng suất lao
động thấp là thiết bị và công nghệ lạc hậu, lao động thủ công nhiều. Để tăng

năng suất lao động cần:

×