Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính Công ty Mỹ thuật và Vật phẩm văn hoá Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.48 KB, 14 trang )

Một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính Công ty Mỹ thuật và Vật phẩm
văn hoá Hà Nội
I. Những cơ hội và thách thức của ngành văn hoá và của Công ty Mỹ
thuật và Vật phẩm văn hoá Hà Nội trong tiến trình phát triển:
Công ty Mỹ thuật và Vật phẩm văn hoá Hà Nội là một doanh nghiệp của ngành
văn hoá Thủ đô có chức năng chính là sản xuất băng đĩa nhạc; băng đĩa hình,
tổ chức triển lãm, trưng bày và bán các tác phẩm mỹ thuật của các hoạ sỹ cùng
với các mặt hàng vật phẩm văn hoá khác. Đây là những mặt hàng không chỉ có
tác dụng giải trí mà nó còn thể hiện tư tưởng văn hoá của Đảng và Nhà nước,
truyền bá lối sống có văn hoá, phong tục tập quán tốt đẹp từ bao đời nay của
nước Việt Nam. Vì vậy, Công ty rất được sự quan tâm, động viên và giúp đỡ
nhiều mặt của các cấp lãnh đạo Nhà nước, đặc biệt là Sở văn hóa Thông tin Hà
Nội. Những sản phẩm do Công ty sản xuất và kinh doanh vẫn là nhu cầu không
thể thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân.
Mức sống của người dân đặc biệt là nhân dân Thủ đô ngày càng cao, hoạt
động của các phương tiện nghe nhìn ngày càng phổ cập và trở thành nhu cầu
rất lớn trong đời sống nhân dân, nhu cầu thưởng thức âm nhạc cũng tăng theo
đòi hỏi Công ty phải biên tập những chương trình với nội dung ngày càng
phong phú đa dạng và có chất lượng nghệ thuật cao. Mặt khác những sản
phẩm văn hoá độc hại đang thâm nhập sâu vào đời sống tinh thần của một bộ
phận không nhỏ người dân đặc biệt là thanh thiếu niên. Vì vậy nhiệm vụ trước
mắt của ngành văn hoá nói chung và Công ty nói riêng là “xây” để chống lại
những tư tưởng văn hoá độc hại.
Trên thị trường, sự phát triển phong phú về số lượng, chủng loại, nội dung
các chương trình băng hình, băng nhạc vừa mang lại những thông tin thẩm
mỹ mới mẻ cho quần chúng vừa gây không ít những khó khăn cho công tác
quản lý Nhà nước và ảnh hưởng xấu đến tâm lý tình cảm đạo đức xã hội.
Trong tình hình đó, Sở văn hoá Thông tin Hà Nội đã đề ra một số biện pháp đó
là “Ngành sẽ tăng cường đầu tư chiều sâu, tạo ra nhiều sản phẩm văn hóa có
giá trị lành mạnh như các loại băng nhạc, băng hình ca ngợi quê hương, tình
yêu đất nước, đưa tình cảm người dân về với cội nguồn dân tộc, phù hợp tâm


lý và hoàn cảnh xã hội Việt Nam, góp phần thay thế các văn hoá phẩm xấu
đang lưu hành trên địa bàn thành phố”.
Bên cạnh những cơ hội thuận lợi trên, trong quá trình hoạt động sản xuất kinh
doanh, Công ty cũng phải đối mặt với không ít khó khăn thách thức, đặc biệt là
tình hình cạnh tranh trên thị trường băng đĩa nhạc. Chưa kể đến các hãng sản
xuất băng đĩa nhạc; băng đĩa hình có tiếng trong Thành phố Hồ Chí Minh, chỉ
riêng các tỉnh phía Bắc, đặc biệt tại Thủ đô Hà Nội đã có rất nhiều doanh
nghiệp cả của nhà nước cả của tư nhân hoạt động trong lĩnh vực này như:
Công ty Vật phẩm văn hoá VINEMATIM của Bộ Văn hoá Thông tin, Trung tâm
Hoa Sữa, các Công ty TNHH tư nhân khác…Đó còn chưa kể đến hàng nghìn
điểm in sao lậu băng đĩa nhạc, hàng hoá Trung Quốc buôn lậu tràn lan trên thị
trường với giá rất rẻ gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng. Mặt khác, nguyên
vật liệu cho sản xuất băng Co, vỏ đĩa, Công ty phải nhập các linh kiện (chủ yếu
là nhựa GPPS) của Hàn Quốc, Triều Tiên, Trung Quốc mà tỷ giá USD trong
những năm qua cũng diễn biến thất thường, thuế nhập cũng cao…ảnh hưởng
lớn đến kết quả kinh doanh của Công ty.
Như vậy, chỉ với những khái quát trên thôi đã đủ cho thấy Công ty đang đứng
trước những khó khăn lớn đến thế nào. Muốn tồn tại và phát triển được, Công
ty không còn cách nào khác là phải tìm cho mình được chỗ đứng vững chắc
trên thị trường, không ngừng nâng cao uy tín với khách hàng. Để làm được
điều này, trong thời gian tới Công ty cần có những giải pháp phù hợp nhằm
phát huy những điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu về tài chính.
II. Một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính Công ty Mỹ thuật và
Vật phẩm văn hoá Hà Nội:
1. Giữ vững thị trường hiện tại, tìm kiếm thị trường tiềm năng và đẩy
mạnh tiêu thụ sản phẩm:
Quá trình tiêu thụ sản phẩm là yếu tố cuối cùng có tính chất quyết định đến
doanh thu tiêu thụ và lợi nhuận của doanh nghiệp. Vì vậy, việc củng cố và giữ
uy tín đối với thị trường hiện tại và mở rộng khai thác thị trường tiềm năng là
một việc làm cần thiết và có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động sản xuất

kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và của Công ty Mỹ thuật và Vật
phẩm văn hoá Hà Nội nói riêng. Qua việc phân tích tình hình tài chính của
Công ty ở trên ta thấy tình hình tiêu thụ của Công ty là tương đối chậm, lượng
hàng hoá tồn kho (chủ yếu là thành phẩm tồn kho) còn nhiều. Mặt khác, sản
phẩm của Công ty lại bị cạnh tranh bởi hàng nhập lậu giá rẻ, do đó việc tiêu
thụ sản phẩm mới và thành phẩm tồn kho đòi hỏi những nỗ lực rất lớn, góp
phần tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty cũng như củng cố mạng
lưới khách hàng hiện tại và tìm kiếm khách hàng tương lai. Do đó để đẩy mạnh
tiêu thụ sản phẩm, Công ty cần:
Thứ nhất, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Hiện nay, sản phẩm của
Công ty mới chỉ được tiêu thụ ở các tỉnh thành phố phía Bắc, mà chủ yếu tại
Thủ đô Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, Thanh Hóa. Thị trường rộng lớn phía
Nam chưa xâm nhập được do địa lý cách trở, chi phí vận chuyển lớn, hơn nữa
Miền Nam có những Công ty lớn (như Công ty Vật phẩm văn hoá Thành phố Hồ
Chí Minh chuyên dàn dựng , sản xuất băng đĩa nhạc; băng đĩa hình) đã áp
dụng dây chuyền công nghệ hiện đại từ lâu, chất lượng cao, giá cả phải chăng,
nội dung phong phú đa dạng. Vì vậy, để có thể tiếp cận được với thị trường này
Công ty cần mở rộng một số cửa hàng giới thiệu sản phẩm ở các tỉnh và thành
phố khác. Có thể trước mắt sane phẩm này chỉ bán hoà vốn để dễ cạnh tranh,
khi mọi người đã quen và biết đến chất lượng sản phẩm của mình thì Công ty
có thể nâng giá lên. Đối với thị trường phía Bắc, Công ty cần giữ mối quan hệ
với các khách hàng truyền thống như các cửa hàng đại lý, các cơ sở bán buôn ở
các tỉnh phía Bắc, đồng thời cử người đi các tỉnh để nắm bắt nhu cầu thị
trường để có kế hoạch định hướng cho sản xuất, đồng thời ký hợp đồng trực
tiếp bán buôn với các công ty tư nhân tránh tình trạng họ phải mua qua các
trung gian với giá cao hơn. Xa hơn nữa, trong tương lai Công ty cần phải vươn
tới thị trường nước ngoài, đặc biệt ở những nơi mà kiều bào ta đang sinh
sống. Điều này hết sức quan trọng trong xu thế hội nhập và hướng ra xuất
khẩu như hiện nay.
Thứ hai, nâng cao chất lượng sản phẩm. Sản phẩm của Công ty mang tính

chất đặc thù của ngành văn hóa. Ngoài yếu tố vật chất trong quy trình sản xuất
như: ép nhựa hoá chất làm vỏ băng, cắt băng, in băng…phải đảm bảo thông số
kỹ thuật, chất lượng về độ bền, kiểu dáng…chất lượng sản phẩm của Công ty
chủ yếu nằm ở giá trị tinh thần, đó chính là nội dung chương trình của băng
đĩa. Cần phải biết rằng trào lưu âm nhạc mới đang rất sôi động và thay đổi
từng ngày, từng giờ, sản phẩm của Công ty có thể được ưa chuộng, là “cơn sột”
của ngày hôm nay nhưng rất có thể sẽ bị lãng quên, chối bỏ trong ngày mai. Vì
vậy trong công tác xây dựng, biên tập chương trình cần có sự nghiên cứu sâu
sắc tỉ mỉ để không ngừng nâng cao chất lượng, nội dung, xây dựng những
chương trình có nét độc đáo, hấp dẫn người mua. Nội dung chương trình phải
phong phú, mới mẻ, hợp thị hiếu thưởng thức cho mọi người, mang tính văn
hoá cao nhằm mục đích tạo vẻ đẹp tâm hồn và giáo dục lối sống âm nhạc lành
mạnh. Ngoài ra, Công ty nên chú trọng đến việc trình bày bìa, vỏ hộp gây ấn
tượng và kích thích người mua. Tất cả những điều trên đều nhằm bảo vệ nhãn
hiệu uy tín của sản phẩm trong điều kiện ngày càng có nhiều sản phẩm giống
nhau, thật giả lẫn lộn. Để thực hiện tốt vấn đề này, Công ty nên có những hội
thảo làm chương trình mới, họp hội nghị khách hàng.
Thứ ba, ổn định và phát triển thị trường đầu vào. Nguyên vật liệu chính để
sản xuất là hạt nhựa hoá chất, bành chủ yếu được nhập ngoại cho nên Công ty
phải hoàn toàn phụ thuộc vào các nhà cung cấp và thị trường nước ngoài, đặc
biệt về mặt giá cả (ví dụ, năm 1998 hạt nhựa giá 5 triệu đồng/ tấn thì đến năm
1999 Công ty có lúc phải nhập 17 triệu đồng/ tấn). Đây là điều hết sức khó
khăn trong việc định giá thành sản phẩm của Công ty. Vì vậy, để nâng cao chất
lượng khâu cung ứng cà hạ giá thành sản phẩm, Công ty cần chú trọng tới một
số vấn đề:
- Mở rộng quan hệ bạn hàng, lựa chọn người cung ứng có đủ khả năng
đáp ứng những đòi hỏi về chất lượng nguyên vật liệu.
- Tìm kiếm thị trường nguyên vật liệu rẻ, ổn định.
Thứ tư, đẩy mạnh các biện pháp hỗ trợ và xúc tiến bán hàng. Quảng cáo là
công cụ đắc lực giúp doanh nghiệp giới thiệu và bán sản phẩm đến tay người

tiêu dùng. Tuy nhiên, với nguồn vốn hạn hẹp Công ty không nhất thiết phải
thực hiện những chương trình quảng cáo lớn trên tivi hay liên tục xuất hiện
trên các trang báo lớn. Công ty có thể sử dụng những phương pháp quảng cáo
phù hợp với khả năng chi phí của mình như quảng cáo bằng tờ rơi, cử nhân
viên đi tiếp thị, chào hàng hay tổ chức các buổi chiếu ca nhạc miễn phí ở nơi
công cộng với các chương trình có nội dung đặc sắc trong chương trình băng
đĩa nhạc của mình. Công ty cũng cần quan tâm đến trình độ bán hàng của các
mậu dịch viên, họ không chỉ làm nhiệm vụ bán hàng mà họ chính là những
người quảng cáo, giới thiệu sản phẩm một cách có hiệu quả với chi phí rẻ nhất
cho sản phẩm của Công ty khi trực tiếp giao tiếp với khách hàng. Thái độ,
phong cách bán hàng của mậu dịch viên thường gây ấn tượng rất mạnh đối
với khách hàng. Ngoài ra, cách bày trí, tính thẩm mỹ của cửa hàng giới thiệu
sản phẩm cũng rất quan trọng. Công ty cần sắp xếp các quầy bán từng loại sản
phẩm một cách khoa học để khách hàng dễ dàng lựa chọn và xem xét chúng.
2. Khai thác huy động vốn tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh:
Hiện tượng thiếu vốn đầu tư là khó khăn chung hiện nay của các doanh nghiệp
trong nước để mở rộng năng lực sản xuất. Điều đó càng khó khăn hơn đối với
Công ty Mỹ thuật và Vật phẩm văn hoá Hà Nội do đặc thù của Công ty là sản
xuất các sản phẩm văn hóa phục vụ mục đích chính trị tư tưởng là chính. Qua
phân tích tình hình tài chính ở trên ta thấy rằng nguồn vốn của Công ty để tài
trợ cho các mục đích sử dụng khác nhau còn rất hạn chế, rất nhiều tài sản của

×