Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

chuyên đề tiếp cận thiếu máu ở trẻ em

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 22 trang )

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................ 1
1.

Định nghĩa và cơ chế bệnh sinh thiếu máu............................................... 3

1.1. Định nghĩa .............................................................................................. 3
1.2. Cơ chế bệnh sinh..................................................................................... 3
2.

Dịch tễ .................................................................................................... 3

3.

Phân loại ................................................................................................. 4

3.1. Theo mức độ ........................................................................................... 4
3.2. Theo nguyên nhân................................................................................... 5
3.3. Phân loại thiếu máu theo đặc điểm hồng cầu ........................................... 7
4.

Chẩn đoán............................................................................................... 9

4.1. Chẩn đoán xác định................................................................................. 9
4.2. Tiếp cận chẩn đoán nguyên nhân........................................................... 10
5.

Điều trị ................................................................................................. 13

5.1. Thiếu máu do thiếu sắt .......................................................................... 13
5.2. Thiếu máu tan máu ............................................................................... 15


5.3. Nguyên nhân khác ................................................................................ 17
KẾT LUẬN .................................................................................................. 18
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ
Bảng 1: Phân độ thiếu máu ở trẻ em dưới 6 tuổi .............................................. 5
Bảng 2: Phân loại thiếu máu dựa vào MCV và RDW ...................................... 9
Bảng 3: Chẩn đoán thiếu máu dựa vào Hemoglobin theo lứa tuổi .................. 10
Bảng 4: Tiếp cận chẩn đoán thiếu máu dựa vào lâm sàng .............................. 11

Sơ đồ tiếp cận chẩn đoán thiếu máu dựa vào kích thước hồng cầu ................. 12
Sơ đồ tiếp cận chẩn đoán thiếu máu kích thước hồng cầu bình thường ........... 13


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thiếu máu là tình trạng giảm nồng độ Hemoglobin dưới giới hạn bình
thường của người khỏe mạnh ở cùng độ tuổi, giới tính, chủng tộc trong cùng
điều kiện môi trường sống [13].
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc
(UNICEF) nhấn mạnh: Thiếu máu là vấn đề sức khỏe cộng đồng để lại hậu
quả to lớn đối với sức khỏe con người. Ước tính cho thấy, thiếu máu một
trong những tình trạng phổ biến nhất ở trẻ dưới 5 tuổi [14].
Báo cáo của WHO (2015), toàn cầu có 273,2 triệu trẻ em thiếu máu
chiếm 42,6%. Khu vực Đông Nam Á có 58,3% trẻ em thiếu máu với 96,7
triệu trẻ. Việt Nam nằm trong nhóm các nước có tỷ lệ thiếu máu trẻ dưới 5
tuổi từ 20 đến 39,9% [13]. Theo kết quả nghiên cứu tại khoa khám bệnh Bệnh
viện Nhi Trung ương năm 2013 có khoảng 33% trẻ bị thiếu máu, trong đó 27%
trẻ bị thiếu máu ở mức độ trung bình và nặng [7].

Có nhiều nguyên nhân gây thiếu máu. Trong đó thiếu sắt là nguyên nhân
chủ yếu gây thiếu máu ở trẻ em. Trên thế giới ước tính 500 triệu – 1 tỷ người bị
thiếu máu thiếu sắt ở mọi lứa tuổi song ở trẻ em tỷ lệ bị bệnh cao hơn [9].
Thiếu máu có thể gây ra nhiếu biến chứng, như: vấn đề về tim (nhịp tim
nhanh, loạn nhịp, suy tim), sức khỏe tâm thần, thần kinh,…thậm chí có thể tử
vong nếu không được điều trị.
Chẩn đoán xác định thiếu máu không khó khăn, chủ yếu dựa vào lâm sàng
và nồng độ Hemoglobin trong máu giảm là xác định được. Trước một trẻ bị
thiếu máu, vấn đề chính là chẩn đoán nguyên nhân thiếu máu.
Thiếu máu chỉ là triệu chứng có thể gặp trong nhiều bệnh cảnh. Nguyên
tắc điều trị chính là giải quyết nguyên nhân gây bệnh. Điều trị thiếu máu tùy
thuộc vào từng nguyên nhân. Nếu giải quyết được nguyên nhân thì thiếu máu sẽ
thuyên giảm.
Tuy nhiên, vấn đề chẩn đoán nguyên nhân không phải lúc nào cũng dễ


2
dàng. Vì vậy, chúng tôi thực hiện chuyên đề: "Cập nhật chẩn đoán và xử trí
thiếu máu ở trẻ em" với hai mục tiêu:
1. Tiếp cận thiếu máu ở trẻ em.
2. Cập nhật chẩn đoán và xử trí thiếu máu ở trẻ em.


3

NỘI DUNG

1.

Định nghĩa và cơ chế bệnh sinh thiếu máu


1.1. Định nghĩa
Thiếu máu là sự mất cân bằng sinh lý giữa lượng máu mất đi và tạo ra
của cơ thể. Hay nói cách khác thiếu máu chính là do sự mất cân bằng giữa quá
trình tiêu hủy quá mức và quá trình tái tạo không đủ.
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế năm 2015: Thiếu máu là tình trạng giảm
nồng độ hemoglobin trong máu của người bệnh so với người cùng giới, cùng
lứa tuổi và cùng điều kiện sống. Người thiếu máu là người có các chỉ số
hemoglobin thấp dưới - 2SD so với quần thể cùng tuổi và giới [2].
1.2. Cơ chế bệnh sinh
Hồng cầu được sinh ra từ tuỷ xương, đời sống của hồng cầu ở máu vi kéo
dài 120 ngày. Trong điều kiện sinh lý, tốc độ sinh hồng cầu ở tủy xương và sự
chết theo chương trình cân bằng nhau.
Hai cơ chế gây thiếu máu là [2]:
 Cơ chế tại tủy: Tốc độ sinh hồng cầu ở tủy xương giảm do giảm quá trình
sinh hồng cầu non hoặc giảm quá trình tổng hợp hemoglobin.
 Cơ chế ngoài tủy: Tăng mất hồng cầu ở ngoại vi do mất máu hoặc tan máu.
2.

Dịch tễ
Thiếu máu là bệnh khá phổ biến ở trẻ em, đặc biệt là ở các nước đang

phát triển [6], [13].
Báo cáo của WHO (2015), toàn cầu có 273,2 triệu trẻ em thiếu máu
chiếm 42,6%. Khu vực Đông Nam Á có 58,3% trẻ em thiếu máu với 96,7
triệu trẻ. Việt Nam nằm trong nhóm các nước có tỷ lệ thiếu máu trẻ dưới 5
tuổi từ 20 đến 39,9% [13].
Trẻ em và phụ nữ có thai là những đối tượng hay bị thiếu máu nhất,
có khoảng 222 triệu trẻ em dưới 5 tuổi trẻ em trên thế giới bị thiếu máu. Tỉ lệ



4
thiếu máu ở trẻ dưới 5 tuổi ở các nước đang phát triển khoảng 51%, ở các
nước phát triển là 12% [14].
Ở Việt Nam, thiếu máu rất phổ biến ở trẻ em. Theo điều tra toàn quốc
năm 2014 – 2015 của Viện dinh dưỡng, tình hình thiếu máu như sau [1]:
Trẻ dưới 5 tuổi chiếm 27,8%, trong đó:
 Trẻ dưới 12 tháng: 45%.
 Trẻ 12 – 23 tháng: 42,7%.
 Trẻ 24 – 35 tháng: 23%.
 Trẻ 36 – 47 tháng: 18,8%.
 Trẻ 48 – 59 tháng: 14,3%.
Tỷ lệ thiếu máu khác nhau theo từng địa phương, theo số liệu thống kê
của Viện dinh dưỡng năm 2014 – 2015 cho thấy [1]:
 Thành thị: 48,5%
 Nông thôn: 28,4%.
 Miền núi: 31,2%.
Có nhiều nguyên nhân gây thiếu máu ở trẻ em. Tại cộng đồng, thiếu máu
chủ yếu do dinh dưỡng (đa số là thiếu máu do thiếu sắt), do ký sinh trùng, do
bệnh di truyền...[3]
3.

Phân loại
Việc phân loại thiếu máu có vai trò quan trọng giúp chẩn đoán nguyên

nhân và điều trị thiếu máu.
Có nhiều cách phân loại thiếu máu, song phân loại theo nguyên nhân
gây thiếu máu, theo mức độ và theo đặc điểm hồng cầu là thích hợp, và sử
dụng phổ biến.
3.1. Theo mức độ

Dựa vào nồng độ Hemoglobin, WHO chia thiếu máu ở trẻ em dưới 6
tuổi gồm 3 mức độ [12]:


5
Bảng 1: Phân độ thiếu máu ở trẻ em dưới 6 tuổi [12]
Mức độ thiếu máu

Nồng độ huyết sắc tố (g/l)

Nhẹ

100 ≤ Hb < 110

Vừa

70 ≤ Hb < 100

Nặng

Hb < 70

3.2. Theo nguyên nhân
Đây là cách phân loại thích hợp, cần thiết đối với người thầy thuốc lâm
sàng. Dựa vào cơ chế bệnh sinh thiếu máu để phân loại [1], [8].
3.2.1. Thiếu máu do giảm sinh hồng cầu (nguyên nhân trung ương)
* Thiếu máu do thiếu yếu tố tạo máu
 Thiếu máu do thiết sắt (nguyên nhân phổ biến nhất trong nhóm thiếu
máu dinh dưỡng) [3], [7], [9].
 Thiếu máu do thiếu acid folic và vitamin B12.

 Thiếu máu do thiếu protein hoặc một số yếu tố vi lượng khác như
đồng, kẽm,…
* Thiếu máu do sử dụng sắt kém: thiếu máu do nhiễm trùng mạn tính, do
thuốc (INH)…
* Thiếu máu do giảm sản và bất sản tủy (suy tủy xương)
 Suy tủy bẩm sinh: suy tủy đơn dòng hồng (hội chứng Diamond –
Blackfan…), suy tủy toàn bộ (hội chứng Fanconi…).
 Suy tủy mắc phải
 Thâm nhiễm tủy: Do các bệnh ác tính, như: bệnh bạch cầu, di căn ung
thư khác vào tủy.
* Thiếu máu do nguyên nhân khác: nhiễm khuẩn, suy thận mãn tính, thiểu
năng giáp, bệnh tổ chức liên kết,...
3.2.2. Thiếu máu do tan máu (nguyên nhân ngoại biên)
* Tan máu do nguyên nhân tại hồng cầu (đa số thiếu máu tan máu mạn


6

tính bẩm sinh, di truyền)
 Do bất thường ở màng hồng cầu: bệnh hồng cầu nhỏ hình cầu, bệnh
hồng cầu hình thoi,…
 Do bệnh về hemoglobin
 Bệnh thalassemia: là nhóm thiếu máu tan máu bẩm sinh di truyền, do
tổng hợp được ít hoặc không tổng hợp được các mạch polipeptid trong globin
của hemoglobin [10].
Thường gặp bệnh Alpha ˗ thalassemia và Beta ˗ thalassemia.
 Bệnh Hemoglobin bất thường: Là nhóm bệnh do thay đổi trình tự sắp
xếp của các acid amin trong các mạch polipeptid trong globin của
hemoglobin.
Các bệnh phổ biến trên thế giới: HbD, HbE, HbC, HbS.

 Do thiếu hụt enzym hồng cầu: Hay gặp thiếu các men trong quá trình
giáng hóa đường như: Gluco ˗ 6 ˗ phosphat dehydrogenase (G6PD),
Pyruvatkinase, Glutathion reductase…
* Tan máu do nguyên nhân ngoài hồng cầu(mắc phải, đa số thiếu máu tan
máu cấp)
 Do miễn dịch
 Ở trẻ sơ sinh: do bất đồng nhóm máu mẹ ˗ con (bất đồng nhóm máu
ABO, hoặc bất đồng yếu tố Rh).
 Bệnh thiếu máu tan máu tự miễn.
 Do nhiễm trùng: sốt rét, nhiễm trùng huyết.
 Do nhiễm độc: nọc rắn, nấm độc, do thuốc như: Phenylhydrazin, Nitrit,
thuốc sốt rét, hóa chất,..
 Do nguyên nhân khác: cường lách, tan máu triệu chứng trong bệnh máu
ác tính, Hodgkin, ung thư.


7

3.2.3. Thiếu máu do chảy máu (nguyên nhân ngoại biên)
 Do chảy máu cấp: chấn thương, vỡ giãn tĩnh mạch thực quản, xuất huyết
tiêu hóa, xuất huyết nội sọ do vỡ phình mạch,..
 Do chảy máu từ từ mãn tính: giun móc, loét dạ dày - tá tràng, trĩ, sa
trực tràng…
 Do rối loạn quá trình cầm máu ˗ đông máu: giảm tiểu cầu, bệnh
Hemophilia, giảm Prothrombin,…
Muốn chẩn đoán được nguyên nhân thiếu máu cần nắm được phân loại
thiếu máu và cần dựa vào đặc điểm thiếu máu, các triệu chứng lâm sàng kèm
theo và làm các xét nghiệm cần thiết.
3.3. Phân loại thiếu máu theo đặc điểm hồng cầu
Dựa vào các chỉ số hồng cầu:

 Dựa vào kích thước (MCV) để phân biệt hồng cầu to, nhỏ hay bình
thường (MCV bình thường 80- 100fl).
 Dựa vào huyết sắc tố trung bình hồng cầu (MCH) và nồng độ huyết sắc tố
trung bình hồng cầu (MCHC) để phân biệt hồng cầu bình sắc hay nhược sắc
 Dựa vào chỉ số hồng cầu lưới để định hướng nguyên nhân thiếu máu tại
tủy xương hay ở ngoại vi (giá trị bình thường là 0,5% - 2%). Lưu ý chỉ số
hồng cầu lưới khác với tỷ lệ hồng cầu lưới.
Chỉ số hồng cầu lưới = Tỷ lệ hồng cầu lưới x hematocrit bệnh nhân/
hematocrit bình thường.
 Dựa vào dải phân bố kích thước hồng cầu (RDW) xác định độ đồng đều
và kích thước của hồng cầu (RDW bình thường ở trẻ em là 11,5 đến 15%).
Chia ra 3 loại thiếu máu [1], [8]:
3.3.1. Thiếu máu đẳng sắc hồng cầu kích thước bình thường
(MCV: 80 - 100 ƒl, MCH: 28 – 32pg, MCHC: 300 - 340g/l)
 Thiếu máu giảm sinh và bất sản tủy.


8
 Thiếu máu do tủy bị thâm nhiễm
Ví dụ trong bệnh: lơxêmi, di căn ung thư .
 Một số tan máu: thiếu hụt enzym hồng cầu, miễn dịch.
 Cường lách.
3.3.2. Thiếu máu nhược sắc hồng cầu nhỏ
(MCV < 80ƒl, MCH < 28 pg, MCHC < 300g/l)
 Có sắt huyết thanh giảm, như:
 Thiếu máu do thiếu sắt.
 Thiếu máu do chảy máu mãn tính.
 Thiếu máu do viêm nhiễm mãn tính.
 Có sắt huyết thanh tăng, như:
 Thiếu máu tan máu Thalassemia.

 Bệnh huyết sắc tố bất thường.
 Thiếu máu do không sử dụng được sắt.
3.3.3. Thiếu máu đẳng sắc hồng cầu to
(MCV > 100ƒl, MCH: 28 – 32pg, MCHC ≥ 300g/l)
 Thiếu máu do thiếu acid folic và vitamin B12.
 Thiếu máu do rối loạn đồng hóa acid folic và vitamin B12
 Thiếu máu do thiểu năng giáp trạng, bệnh gan.
 Acid orotic niệu di truyền.
 Thiếu máu giảm sản, hội chứng Diamon - Blackfan
 Thiếu máu loạn sinh hồng cầu.
* Phân loại thiếu máu theo kích thước hồng cầu ngoài căn cứ vào thể tích
hồng cầu trung bình (MCV), còn dựa vào dải phân bố kích thước hồng cầu
(RDW). Với trẻ em, chỉ số RDW thay đổi từ 11,5 – 15% [5].
Các máy đếm điện tử sẽ cho kết quả chỉ số này. Chỉ số này được tính
theo công thức sau:


9

RDW=

x 100%

Trong đó: SD: là độ lệch chuẩn ; MCV: Thể tích hồng cầu trung bình (fL).
Một phân loại mới về phân loại thiếu máu dựa vào MCV và RDW được
trình bày dưới đây như sau:
Bảng 2: Phân loại thiếu máu dựa vào MCV và RDW [5]
MCV
Nhỏ


RDW
Bình
thường

Bình thường

Nhỏ

Alpha hoặc Beta
Thalassemia dị

Suy tủy

hợp tử
Bệnh mạn tính
Bệnh gan
Nhiễm độc tủy do hóa trị
liệu

Tăng

Thiếu sắt

Leucemia kinh thể tủy

Bệnh HbH

Xuất huyết

S - β Thalassemia Bệnh hồng cầu di truyền

Thiếu nhiều yếu tố tạo
máu

Thiếu folat
Thiếu vitamin
B12
Tan máu miễn
dịch
Ngưng kết tố
lạnh

Bệnh HbSS, SC
Xơ hóa tủy
4.

Chẩn đoán

4.1. Chẩn đoán xác định
Dựa vào biểu hiện lâm sàng và xét nghiệm nồng độ huyết sắc tố [2], [12].
4.1.1. Lâm sàng
Biểu hiện lâm sàng của thiếu máu là biểu hiện của thiếu oxy ở mô và tổ


10
chức. Triệu chứng xuất hiện tùy thuộc mức độ thiếu máu và đáp ứng của cơ
thể [2].
Triệu chứng cơ năng: Mệt mỏi, chán ăn, chậm tăng cân, hoa mắt, chóng
mặt, giảm tập trung chú ý, cảm giác khó thở nhất là khi gắng sức, hồi hộp
đánh trống ngực…
Triệu chứng thực thể: Da xanh, niêm mạc nhợt, móng tay khô, dễ gãy,

tóc rụng và khô.
4.1.2. Xét nghiệm
Chẩn đoán xác định dựa vào nồng độ huyết sắc tố giảm dưới - 2SD so
với quần thể cùng tuổi và giới [2], [12].
Theo Tổ chức Y tế thế giới, thiếu máu khi lượng Hemoglobin giảm so với
chỉ số bình thường theo lứa tuổi.
Bảng 3: Chẩn đoán thiếu máu dựa vào Hemoglobin theo lứa tuổi [12]
Lứa tuổi

Hemoglobin (g/l)

Sơ sinh

< 135

2 – 5 tháng

< 95

6 tháng – < 5 tuổi

< 110

5 – 11 tuổi

< 115

12 - < 15 tuổi

< 120


4.2. Tiếp cận chẩn đoán nguyên nhân
Chẩn đoán thiếu máu không khó, chỉ cần dựa vào triệu chứng lâm sàng
và xét nghiệm định lượng Hemoglobin trong máu là xác định được. Trước
một trẻ bị thiếu máu, vấn đề chính là chẩn đoán nguyên nhân thiếu máu. Vấn
đề này không dễ, song có thể tiếp cận chẩn đoán theo các bước sau [4], [5]:
* Khai thác bệnh sử chi tiết và khám thực thể kỹ lưỡng để biết tính chất
thiếu máu và các triệu chứng kèm theo thiếu máu sẽ cho hướng chẩn đoán
nguyên nhân thiếu máu [5].


11
Bảng 4: Tiếp cận chẩn đoán thiếu máu dựa vào lâm sàng [5]
Hướng chẩn đoán

Biểu hiện lâm sàng
Thiếu máu ở trẻ sơ sinh, kèm theo:
 Chảy máu rốn kéo dài, phân đen, có biểu
hiện triệu chứng thần kinh.
 Vàng da sẫm màu, li bì, co cứng.

 Thiếu máu do chảy máu,
giảm prothrombin.
 Tan máu do bất đồng
nhóm máu mẹ con.

Thiếu máu ở trẻ nhỏ, thiếu sữa mẹ, sinh non,

Thiếu máu thiếu sắt, thiếu


thấp cân lúc sinh, thiếu dinh dưỡng, sinh đôi

yếu tố tạo máu.

Thiếu máu ở trẻ lớn, từ từ, đau bụng, ỉa
phân đen
Thiếu máu, vàng da, lách to, nước tiểu sẫm
màu

Thiếu máu giun móc

Thiếu máu tan máu

Thiếu máu, sốt rét từng cơn, lách to

Sốt rét

Thiếu máu nặng, xuất huyết, nhiễm trùng

Suy tủy

Thiếu máu, tình trạng nhiễm khuẩn, sốt kéo dài Nhiễm khuẩn mạn tính
Thiếu máu nặng, xuất huyết, hạch to, đau
xương
Thiếu máu nặng, đái ít, cao huyết áp

Leucemia cấp
Thiếu máu do bệnh thận

* Xét nghiệm ngoại biên để đánh giá:

 Mức độ thiếu máu: dựa vào lượng Hb
 Giảm hồng cầu đơn thuần, hay có kèm giảm cả bạch cầu, tiểu cầu, phối
hợp. Nếu có bất thường ở hai đến ba loại tế bào máu, chứng tỏ bệnh ở tủy
xương. Nguyên nhân miễn dịch, hay bệnh ở lách
 Xem hình thái hồng cầu, lưu ý MCV, MCHC, RDW, để biết bản chất
thiếu máu.
 Tỉ lệ hồng cầu lưới: tăng khi có tan máu hay xuất huyết, giảm trong giảm


12
sinh hồng cầu ở trong tủy.
* Xét nghiệm huyết - tủy đồ (nếu cần), như khi có bất thường ở bạch cầu,
tiểu cầu, hồng cầu lưới kèm theo, để chẩn đoán thiếu máu suy tủy, lơxêmi,
bệnh có thâm nhiễm tủy; cũng như thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ do
thiếu acid folic hay vitamin B12.
* Xét nghiệm bổ sung khác tùy theo chẩn đoán nguyên nhân thiếu máu.

Sơ đồ tiếp cận chẩn đoán thiếu máu dựa vào kích thước hồng cầu [5]


13

Sơ đồ tiếp cận chẩn đoán thiếu máu kích thước hồng cầu bình thường [5]
5.

Điều trị
Tùy từng nguyên nhân, mà có những phương pháp điều trị khác nhau.

Khi điều trị được nguyên nhân, thì triệu chứng thiếu máu sẽ giảm dần.
5.1. Thiếu máu do thiếu sắt

 Bổ sung sắt
 Uống chế phẩm muối sắt hóa trị II vì dễ hấp thu hơn như sắt sulfate (chứa
20% sắt nguyên tố) hoặc phức hợp sắt (III) Hydroxide Polymaltose [1], [2].
Liều lượng 4 - 6mg Fe/kg/ ngày.


14
Chia 2 – 3 lần, uống giữa 2 bữa ăn, thời gian điều trị 8 - 12 tuần lễ.
 Khi bệnh nhân có rối loạn tiêu hóa nặng, có hội chứng kém hấp thu,
không thể uống được, thì dùng tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch [1].
 Tiêm bắp trong trường hợp không thể uống được, không hấp thu được
 Tiêm tĩnh mạch: Sắt natri gluconate hoặc phức hợp sắt (III) hydroxide
sucrose an toàn và hiệu quả hơn sắt dextran [2], [9]
Liều từ 1 - 4 mg/kg/tuần.
* Lưu ý:
 Chỉ dùng đường tiêm khi uống không hấp thu được. vì tiêm bắp rất đau,
tiêm tĩnh mạch có thể gây choáng.
 Tổng liều sắt nên chia nhỏ, tiêm cách ngày hay cách tuần.
* Theo dõi kết quả điều trị giúp chẩn đoán hồi cứu. Nếu đúng là thiếu máu
thiếu sắt thì sau sử dụng chế phẩm sắt: Sau 5 - 10 ngày: Hồng cầu lưới tăng,
Hemoglobin tăng 2,5 - 4,0g/ l/ ngày. Trên 10 ngày: Hemoglobin tăng 1,0 1,5g/ l/ ngày [2]. Các triệu chứng rối loạn thần kinh mất nhanh sau 3 – 4 ngày
điều trị [1].
 Điều trị nguyên nhân
 Điều chỉnh chế độ ăn cho phù hợp với lứa tuổi, tăng cường các thức ăn
có nhiều sắt như rau xanh, nước quả, thịt,…
 Điều trị các nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa và chảy máu mạn tính.
 Điều trị hỗ trợ
 Truyền máu, chỉ định khi [1]:
 Hb  5g/DL, hoặc:
 Cần nâng nhanh lượng Hb trong các trường hợp: cần phẫu thuật hoặc

bệnh nhân có nhiễm khuẩn nặng.
 Suy tim do thiếu máu nặng
 Thêm vitamin C 50 - 100mg/ngày để tăng hấp thu sắt.


15

5.2. Thiếu máu tan máu
5.2.1. Xử trí ban đầu khi chưa rõ nguyên nhân
 Loại bỏ nguyên nhân nghi gây tan máu: Ngừng thuốc nghi gây tan máu,
loại bỏ chất độc, điều trị sốt rét,…[2]
 Truyền máu khi thiếu máu nặng, tốt nhất là truyền khối hồng cầu.
5.2.2. Điều trị theo nguyên nhân
Tùy theo từng nguyên nhân gây bệnh mà điều trị
* Thiếu máu tan máu do bất đồng nhóm máu mẹ con ở trẻ sơ sinh [1]
Cần điều trị sớm để hạ nhanh bilirubin tự do, tránh tai biến vàng da nhân
não, cụ thể:
 Chiếu đèn liên tục.
 Truyền Glucose 10%: 50 – 100 ml/kg/24 giờ.
 Truyền Plasma tươi hoặc Alvesin 20 ml/kg/24 giờ.
 Thay máu: số lượng máu thay 150 – 200 ml/kg.
 Nếu bất đồng ABO mẹ - con, nên chọn hồng cầu giống hồng cầu mẹ, pha
với huyết thanh nhóm A hoặc B giống nhóm máu con.
 Nếu bất đồng hệ Rh mẹ - con: chọn máu Rh âm tính giống máu mẹ và
cùng nhóm ABO giống máu con.
* Thiếu máu tan máu tự miễn [8]
 Dùng thuốc ức chế miễn dịch:
 Corticoid: khi có cơn tan máu cấp cho Methyl prednisolon 5 – 10
mg/kg/24 giờ, truyền tĩnh mạch, trong 3 – 5 ngày. Sau đó dùng tiếp
prednisolon uống 2 mg/kg/24 giờ cho đến khi triệu chứng tan máu ngừng thì

giảm liều và ngưng thuốc (thường trong 2 – 4 tuần).
 Trường hợp dùng corticoid không kết quả có thể cho: Azzathioprimm,
cyclosporin,…
 Điều trị hỗ trợ:


16
 Truyền máu: hạn chế truyền máu, trừ trường hợp thiếu máu nặng Hd
dưới 5 g/dl hoặc có biến chứng tan máu cấp.
 Truyền dịch: Glucose 10%, Natriclorua 0,9% thoe ti lệ 3/1 hay Ringer
lactat 50 – 100 ml/kg/ngày.
 Cắt lách khi có chỉ định.
* Thiếu máu tan máu bẩm sinh hồng cầu nhỏ hình cầu [1]
 Truyền khối hồng cầu khi thiếu máu nặng.
 Thay máu khi Bilirubin tự do tăng cao ở trẻ sơ sinh.
 Acid folic: 1mg/ngày.
 Cắt lách: là phương pháp điều trị tốt hiện nay.
* Bệnh thalassemia [10, [11]
Hiện nay chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu, chủ yếu là điều trị triệu
chứng, chống thiếu máu, chống nhiễm sắt và phẫu thuật cắt lách khi có chỉ định.
 Truyền máu: phải bắt đầu ngay khi có chẩn đoán, khi Hb dưới 7 g/dl.
Truyền duy trì Hb từ 105 – 110 g/dl. Truyền khối hồng cầu 15 ml/kg, 3 – 4
tuần/lần.
 Thải sắt:
 Chỉ định: khi ferritin máu > 1000ng/ml, hay sau truyền máu 10-20 lần.
 Hiện nay có 2 dạng thuốc thải sắt, loại tiêm và uống.
Loại tiêm: chế phẩm Desferal ống 500mg. Liều lượng: 30 – 50
mg/kg/lần. Dùng đường truyền dưới da trong 8 giờ có kết quả hơn so với tiêm
bắp. Truyền 3 – 5 lần/tuần. Phải theo dõi ferritin huyết thanh 3 – 6 tháng/lần.
Loại uống: chế phẩm Kelfer viên nang 0,25 và 0,5 g. Liều lượng: 25 – 75

mg/kg/ngày, uống chia 2 – 3 lần.
 Điều trị hỗ trợ:
 Acid folic: 5mg/kg trong cơn tan máu.
 Vitamin E: viên 400 UI, liều dùng ngày 1 viên.


17
 Vitamin C: chỉ dùng trong trường hợp được thải sắt theo đúng phác đồ
và bắt đầu cho sau 2 tuần thải sắt. Liều dùng 150 – 250 mg/ngày.
 Cắt lách khi có chỉ định.
 Điều trị khác: ghép tủy xương, gen liệu pháp (đang được nghiên cứu).
5.3. Nguyên nhân khác
* Suy tủy xương [2]
 Điều trị đặc hiệu
 Phương pháp ghép tế bào gốc.
 Phương pháp ức chế miễn dịch bằng ATG và CSA.
 Phương pháp ức chế miễn dịch bằng Cyclophosphamid liều cao, có thể
phối hợp với CSA.
 Điều trị hỗ trợ: chống thiếu máu, phòng chảy máu và nhiễm khuẩn.
* Xuất huyết giảm tiểu cầu [2]
 Dùng thuốc ức chế miễn dịch: corticoid, IVIg,…
 Cắt lách
 Điều trị hỗ trợ: truyền tiểu cầu, truyền máu nếu thiếu máu nặng.


18

KẾT LUẬN
Thiếu máu là triệu chứng có thể gặp trong nhiều bệnh lý Nhi khoa.
Đó tình trạng giảm nồng độ hemoglobin trong máu của người bệnh so với

người cùng giới, cùng lứa tuổi và cùng điều kiện sống.
Có nhiều nguyên nhân gây thiếu máu, như: thiếu máu dinh dưỡng, do tan
máu, do chảy máu,... Trong đó thiếu sắt là nguyên nhân chủ yếu gây thiếu máu
ở trẻ em.
Chẩn đoán xác định thiếu máu dựa vào triệu chứng lâm sàng và nồng độ
Hemoglobin giảm dưới - 2SD so với quần thể cùng tuổi và giới.
Trước một trẻ bị thiếu máu, vấn đề chính là chẩn đoán nguyên nhân thiếu
máu, nhưng vấn đề này không phải lúc nào cũng dễ dàng.
Điều trị thiếu máu tùy thuộc vào từng nguyên nhân. Nếu giải quyết được
nguyên nhân thì thiếu máu sẽ thuyên giảm. Ngoài ra, còn có một số biện pháp
điều hỗ trợ như: truyền máu, vitamin,…


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1.

Bộ môn Nhi (2018), “Hội chứng thiếu máu”, Bài giảng Nhi khoa, Tập 2,
Trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên, tr. 81 - 85.

2.

Bộ Y tế (2015), “Tiếp cận chẩn đoán thiếu máu”, “ Thiếu máu thiếu sắt”,
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em, Nhà
xuất bản Y học Hà Nội, tr.534 – 538, 539 – 542.

3.

Đinh Kim Điệp, Phạm Trung Kiên (2009), “Thiếu máu thiếu sắt ở bệnh
nhân dưới 5 tuổi tại khoa nhi bệnh viện đa khoa Trung Ương Thái

Nguyên”, Tạp chí Y học thực hành số 3(210), tr. 28 – 31.

4.

Nguyễn Công Khanh, Bùi Văn Viên (2015), “Hội chứng thiếu máu,
“Thiếu máu thiếu sắt”, Bài giảng Nhi khoa tập II, Nhà xuất bản Y học
Hà Nội, tr. 88 – 93, 93 – 97.

5.

Nguyễn Công Khanh, Nguyễn Hoàng Nam (2017), “Thiếu máu”, Tiếp cận
chẩn đoán và điều trị Nhi khoa, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr. 192 – 200.

6.

Nguyễn Ngọc Minh (2007), “Đại cương về thiếu máu”, Bài giảng huyết
học truyền máu sau đại học, Nhà xuất bản y học, tr. 165 - 190.

7.

Nguyễn Thị Kim Phụng (2013), “Mô tả thực trạng thiếu máu dinh dưỡng
ở trẻ dưới 5 tuổi tại khoa Khám bệnh, Bệnh viện Nhi Trung
ương năm 2013”, Tạp chí Y học thực hành, 15(312), tr. 35 – 37.

8.

Phạm Quang Vinh (2012), “Thiếu máu: phân loại và điều trị thiếu máu”,
Bệnh học nội khoa, Nhà xuất bản y học, tr. 197 – 203.
Tiếng Anh


9.

WHO (2001), “Iron deficiency anaemia assessment, prevention, and
control”, A guide for programe manager Genava, World Health
Organization, 2001.

10. Androulla Eleftheriou and Michael A ngastiniotis (2011). Beta
Thalassemia, Alpha -Thalassaemia and sickle cell disorders. Hemoglobin


Disorders Hemoglobinopathies,pp.4 - 40.
11. Thalassemia International Federation (2008), “Guideline for the clinical
management of The Thalassemia”, Revised 2nd edition, pp.21 - 63.
12. WHO (2011), Haemoglobin concentrations for the diagnosis of anaemia
and assessment of severity, System, Vitamin and Mineral Nutrition
Information, World Health Organization, Geneva, pp. 01 - 05.
13. WHO (2015), The global prevalence of anaemia in 2011, Geneva:
World Health Organization.
14. WHO/UNICEF (2004), Towards an integrated approach for effective
anaemia control World Health Organization, Access date 18/10/2018, URL
/>naemiastatement.pdf?ua=1.



×