Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Đánh giá tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái tỉnh đắk nông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.05 MB, 121 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

ĐINH THỊ TUYẾT
ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI
TỈNH ĐẮK NÔNG.

Chuyên ngành: ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN
Mã số:8440217
LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. LÊ VĂN ÂN

Huế, tháng 07 năm 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và chƣa đƣợc ai
công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Các số liệu đƣợc sử dụng
trong luận văn là hoàn toàn trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.

Tác giả luận văn

Đinh Thị Tuyết


Lời cảm ơn!
Để hoàn thành đề tài luận văn thạc sĩ, bên cạnh sự nỗ lực cố gắng của
bản thân còn có sự hƣớng dẫn nhiệt tình của quý Thầy Cô, cũng nhƣ sự động
viên ủng hộ của gia đình và bạn bè trong suốt thời gian học tập nghiên cứu và


thực hiện luận văn thạc sĩ.
Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến Thầy giáo TS. Lê Văn Ân
ngƣời đã hết lòng hƣớng dẫn tỉ mỉ, chu đáo mọi thao tác cho tôi hoàn thành
nhiệm vụ nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn đến toàn thể quý thầy, cô
Khoa Địa lí - Trƣờng Đại học Sƣ phạm Huế đã trang bị hệ thống kiến thức
liên quan, đóng góp nhiều ý kiến, cung cấp các thiết bị, tƣ liệu cần thiết có
thể để tôi hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn BGH trƣờng Đại học sƣ phạm Huế, các
phòng ban hữu quan đã tạo điều kiện tốt nhất trong việc thực hiện các thủ
tục, trang thiết bị, tƣ liệu trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận
văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Sở văn hóa – thể thao - du lịch
tỉnh Đắk Nông, Sở kế hoạch và đầu tƣ tỉnh Đắk Nông, Cục thống kê tỉnh
Đắk Nôngđã hỗ trợ, tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên
cứu và thực hiện luận văn.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến gia đình, các anh chị và các
bạn đồng nghiệp đã hỗ trợ cho tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập,
nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh.
Thừa Thiên Huế, tháng 7 năm 2019
Học viên thực hiện
Đinh Thị Tuyết


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................................... 7
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................................ 7
DANH MỤC CÁC BẢN ĐỒ .................................................................................................... 7
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................................ 8
1.TÍNH CẤP THIẾT .............................................................................................................. 8
2. MỤC TIÊU ........................................................................................................................ 8

3. NHIỆM VỤ ........................................................................................................................ 8
4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ........................................................................ 9
4.1. Ý nghĩa khoa học ...................................................................................................... 9
4.2. Ý nghĩa thực tiễn ....................................................................................................... 9
5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI ......................................................................... 9
5.1. Giới hạn đối tƣợng đánh giá ..................................................................................... 9
5.2.Nội dung nguyên cứu ................................................................................................. 9
5.3.Giới hạn không gian................................................................................................... 9
6. PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................... 9
6.1.Phƣơng pháp luận .................................................................................................... 10
6.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................................ 12
7. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI .............................................................................................. 13
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN PHỤC VỤ
PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI.................................................................................. 14
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu tiêu biểu liên quan vấn đề nghiên cứu ............... 14
1.1.1.Trên thế giới ............................................................................................................. 14
1.1.2. Việt Nam ................................................................................................................. 15
1.1.3. Tỉnh Đắk Nông ........................................................................................................ 17
1.2. Một số khái niệm liên quan vấn đề nghiên cứu ............................................................. 17
1.2.1. Du lịch ..................................................................................................................... 17
1.2.2. Du lịch sinh thái....................................................................................................... 18
1.2.3. Tài nguyên thiên nhiên ............................................................................................ 23
1.2.4. Tài nguyên Du lịch sinh thái ................................................................................... 23
1.3. Đánh giá tài nguyên phục vụ du lịch sinh thái ............................................................... 25

4


1.3.1. Khái niệm ................................................................................................................ 25
1.3.2. Cách thức đánh giá .................................................................................................. 25

1.3.3. Mục đích đánh giá ................................................................................................... 27
1.3.4. Nội dung đánh giá ................................................................................................... 27
1.3.5. Đối tƣợng đánh giá .................................................................................................. 28
1.3.6. Phƣơng pháp đánh giá ............................................................................................. 28
1.4. Tác động của các tài nguyên thiên nhiên đối với du lịch sinh thái ................................ 36
1.4.1. Địa chất .................................................................................................................... 36
1.4.2. Địa hình ................................................................................................................... 36
1.4.3. Khí hậu .................................................................................................................... 37
1.4.4. Thủy văn .................................................................................................................. 38
1.4.5. Sinh vật .................................................................................................................... 38
1.4.6. Tài nguyên biển ....................................................................................................... 38
1.5. Các loại hình du lịch sinh thái: ....................................................................................... 39
CHƢƠNG 2. ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÁI Ở
TỈNH ĐẮK NÔNG. ................................................................................................................ 40
2.1. Khái quát tiềm năng phát triển Du lịch tỉnh Đắk Nông ................................................. 40
2.1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên tác động đến Du lịch ........ 40
2.1.2. Điều kiện KT-XH và tài nguyên nhân văn .............................................................. 44
2.2. Tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái ............................................................. 48
2.2.1. Nhóm tài nguyên du lịch tự nhiên ........................................................................... 48
2.2.2. Nhóm tài nguyên du lịch nhân văn phối trí trong tài nguyên tự nhiên .................... 58
2.3. Tình hình phát triển du lịch sinh thái trong những năm qua tại tỉnh Đắk Nông. ........... 60
2.3.1. Lƣợt khách ............................................................................................................... 60
2.3.2. Doanh thu ................................................................................................................ 63
2.3.3. Các điểm DLST tiêu biểu ........................................................................................ 63
2.3.4. Đánh giá chung về tình hình khai thác tài nguyên phục vụ phát triển du lich sinh
thái tỉnh Đắk Nông ............................................................................................................ 65
2.4. Đánh giá tài nguyên phục vụ phát triển du lich sinh thái tỉnh Đắk Nông ...................... 65
2.4.1. Chọn đối tƣợng đánh giá ......................................................................................... 65
2.4.2. Đánh giá................................................................................................................... 66
2.4.3. Kết quả đánh giá. ..................................................................................................... 66


5


CHƢƠNG 3. ĐỊNH HƢỚNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI VÀ
CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH
THÁI TỈNH ĐẮK NÔNG. ..................................................................................................... 84
3.1. Định hƣớng tổ chức ........................................................................................................ 84
3.1.1. Cơ sở khoa học của việc định hƣớng ...................................................................... 84
3.1.2. Định hƣớng tổ chức tuyến, điểm du lịch, cụm du lịch ............................................ 89
3.2. Các giải pháp .................................................................................................................. 92
3.2.1. Phát triển sản phẩm du lịch ..................................................................................... 92
3.2.2. Quy hoạch, đầu tƣ cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất phục vụ du lịch............................ 93
3.2.3. Thu hút vốn đầu tƣ phát triển .................................................................................. 93
3.2.4. Tổ chức quản lý ....................................................................................................... 93
3.2.5. Hoàn thiện cơ chế chính sách .................................................................................. 94
3.2.6. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ...................................................................... 95
3.2.7. Bảo vệ tôn tạo tài nguyên du lịch ............................................................................ 97
3.2.8. Tuyên truyền, quảng bá ........................................................................................... 97
3.2.9. Liên kết các tỉnh, quốc gia ....................................................................................... 98
3.2.10. Phát triển du lịch cộng đồng .................................................................................. 98
PHẦN KẾT LUẬN ................................................................................................................. 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................... 101
PHỤ LỤC............................................................................................................................... 105
PHỤ LỤC 1: MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ CÁC TÀI NGUYÊN TỰ NHIÊN PHỤC VỤ PHÁT
TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TỈNH ĐẮK NÔNG .............................................................. 105
PHỤ LỤC 2: CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CÁC TÀI NGUYÊN TỰ NHIÊN ĐỐI VỚI HOẠT
ĐỘNG DU LỊCH .................................................................................................................... 111
PHỤ LỤC 3: CÁC LOẠI HÌNH DU LỊCH BỀN VỮNG ...................................................... 114
PHỤ LỤC 4: PHIẾU ĐIỀU TRA DU KHÁCH ..................................................................... 117


6


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Nội dung đầy đủ

Chữ viết tắt

1

DL

Du lịch

2

DLST

Du lịch sinh thái

3

TNTN

Tài nguyên thiên nhiên

4


TN

Tài nguyên

5

KT- XH

Kinh tế xã hội
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Thang điểm đánh giá tổng hợp các yếu tố
Bảng 1.2. Sự phân hóa các mức độ đánh giá tổng hợp theo tích số
Bảng 1.3. Sự phân hóa các mức đánh giá tổng hợp theo tích số
Bảng 2.1. Khách du lịch quốc tế đến tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2014- 2018
Bảng 2.2. Khách du lịch nội địa của tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2014 – 2018
Bảng 2.3. Doanh thu du lịch tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2014 – 2018
Bảng 2.4. Các điểm tài nguyên đƣợc lựa chọn để đánh giá
Bảng 2.5. Bảng đáng giá các điểm tài nguyên đƣợc lựa chọn theo chỉ tiêu cấp 1
Bảng 2.6. Bảng đáng giá các điểm tài nguyên đƣợc lựa chọn theo chỉ tiêu cấp 2
Bảng 2.7. Bảng kết quả đánh giá tổng hợp
Bảng 2.8. Phân loại điểm du lịch theo điểm và tỷ lệ phần trăm
DANH MỤC CÁC BẢN ĐỒ
Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Đắk Nông
Hình 2.2. Bản đồ tiềm năng tài nguyên du lịch sinh thái tỉnh Đắk Nông
Hình 3.1. Bản đồ cụm, tuyến du lịch sinh thái tỉnh Đắk Nông

7



PHẦN MỞ ĐẦU
1.TÍNH CẤP THIẾT
- Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội hiện nay, chất lƣợng cuộc sống con
ngƣời ngày càng cao, một trong những nhu cầu không thể thiếu của đời sống tinh thần
đó chính là du lịch. Do vậy ngành du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế
mang lại hiệu quả kinh tế to lớn cho mỗi quốc gia. Mặt khác du lịch, nhất là du lịch
sinh thái còn góp phần trong việc bảo tồn văn hóa, bảo vệ môi trƣờng tự nhiên, tăng
cƣờng mối quan hệ, tạo ra sự thân thiện giữa các quốc gia. Phát triển DL đúng hƣớng
có hiệu quả đang đƣợc các quốc gia trên thế giới quan tâm.
Việt Nam là quốc gia có 4000 năm lịch sử, với 54 dân tộc sinh sống, thiên nhiên
hùng vĩ đa dạng, nên Việt Nam có giá trị tiềm năng du lịch to lớn. Với ƣu thế giá trị
tiềm năng du lịch, năm 2018 chính phủ đã xác định “ Ngành du lịch là ngành kinh tế
mũi nhọn”. Trong thế mạnh du lịch chung của cả nƣớc, cũng nhƣ các địa phƣơng thuộc
đại ngàn Trƣờng Sơn hùng vĩ, thuộc Tây Nguyên kỳ thú, đa sắc màu dân tộc và giàu
truyền thống xây dựng và bảo vệ tổ quốc, Đắk Nông chứa trong mình một kho tàng DL
nhất là DLST có giá trị vô cùng to lớn để ngành du lịch phát triển. Nghiên cứu các điều
kiện và tài nguyên tiềm năng, nhằm khai thác có hiệu quả trên cơ sở đó làm cho ngành
xứng đáng là ngành kinh tế mũi nhọn đang là vấn đề đặt ra cấp bách cho mọi địa
phƣơng cũng nhƣ trên bình diện cả nƣớc.
Trƣớc thực tế này, tôi chọn vấn đề “ Đánh giá tài nguyên phục vụ phát triển du
lịch sinh thái tỉnh Đắk Nông” làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sĩ của mình.
2. MỤC TIÊU
- Nhằm xác lập cơ sở khoa học cho việc định hƣớng tổ chức không gian hoạt động
DLST ở tỉnh Đắk Nông có hiệu quả.
3. NHIỆM VỤ
Để đạt đƣợc các mục tiêu trên, đề tài tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau:
+ Xây dựng cơ sở khoa học liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

8



+ Điều tra thống kê các điều kiện tài nguyên tự nhiên tại Đắk Nông. Tiến hành đánh
giá giá trị của mỗi tài nguyên đối với sự phát triển du lịch sinh thái.
+ Đề xuất các giải pháp khai thác có hiệu quả tài nguyên du lịch tự nhiên phục vụ phát
triển du lịch sinh thái tại tỉnh Đắk Nông có hiệu quả bền vững.
4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
4.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài làm phong phú thêm cơ sở lý luận đối với vấn đề
nghiên cứu, đồng thời khẳng định tính khả thi của việc đánh giá tự nhiên phục vụ mục
đích phát triển du lịch đƣợc các nhà khoa học trong và ngoài nƣớc xây dựng đề xuất.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu có thể làm cơ sở khoa học cho việc hoạch định phát triển du
lịch nói chung, du lịch sinh thái nói riêng ở địa bàn nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu có
thể làm tài liệu tham khảo cho các công trình nghiên cứu cùng hƣớng ở các địa phƣơng
khác có điều kiện địa lý tƣơng đồng.
5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
5.1. Giới hạn đối tƣợng đánh giá
Đề tài tập trung đánh giá các tài nguyên tự nhiên, còn các tài nguyên nhân văn
phối trí trong các tài nguyên tự nhiên đƣợc đề tài xem xét trong việc đánh giá mức độ
hấp dẫn của tài nguyên đối với tổ chức không gian hoạt động DLST có hiệu quả.
5.2.Nội dung nguyên cứu
Việc đánh giá các tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái đƣợc tiến hành
theo các chỉ tiêu và những phƣơng pháp cho điểm do các nhà khao học đề xuất, khảo
nghiệm và ứng dụng nghiên cứu cả trong và ngoài nƣớc.
5.3.Giới hạn không gian
Toàn bộ lãnh thổ tỉnh Đắk Nông theo ranh giới hành chính, theo quyết định thành
lập tỉnh do thủ tƣớng chính phủ kí ngày1 tháng 1 năm 2004, theo Nghị quyết số
23/2003/QH11 ban hành ngày 26 tháng 11 năm 2003.
6. PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


9


6.1.Phƣơng pháp luận
6.1.1. Quan điểm hệ thống
Theo học thuyết cảnh quan, mỗi một bộ phận không gian là một hệ thống tự nhiên
thuộc một cấp phân vị tồn tại trong tổng thể nhiều hệ thống đƣợc phân hóa từ một hệ
thống lớp vỏ cảnh quan hoàn chỉnh. Mỗi một hệ thống đƣợc cấu thành bởi các cấu trúc
thành phần. Các hệ thống tự nhiên và các cấu trúc cấu thành mỗi hệ thống có mỗi quan
hệ hữu cơ biện chứng thông qua các dòng vật chất và năng lƣợng. Việc khai thác tự
nhiên học thuyết cảnh quan khẳng định, mọi hoạt động sống và sản xuất thực chất con
ngƣời đã tác động vào các mối quan hệ giữa hai địa hệ: địa hệ tự nhiên và địa hệ kĩ
thuật.Vì vậy mọi nghiên cứu đánh giá tự nhiên cho mục đích ứng dụng phải đứng trên
quan điểm hệ thống. Xuất phát từ cơ sở lý luận này, quá trình đánh giá tài nguyên phục
vụ cho phát triển DL, chúng tôi đứng trên quan điểm hệ thống nhằm phát hiện các mối
quan hệ của mỗi hệ thống (nội quan hệ), quan hệ giữa các hệ thống tự nhiên (ngoại
quan hệ) và mối quan hệ giữa hai địa hệ. Trên cơ sở đó đề xuất sử dụng, quy hoạch
hoạt động du lịch theo hƣớng đạt hiệu quả bền vững.
6.1.2. Quan điểm tổng hợp
Mỗi hệ thống tự nhiên đƣợc cấu thành bởi sự hiện diện bình đẳng của tất cả cấu
trúc thành phần. Các thành phần tự nhiên cấu thành hệ thống tác động đến bất kì hoạt
động sống và sản xuất mà cụ thể là hoạt động du lịch sinh thái vừa tác động theo
phƣơng thức riêng vừa tác động trong mối quan hệ với các thành phần khác (tác động
trong tổng thể các yếu tố).Mỗi một thành phần tự nhiên tính chất mang tính đơn trị
nhƣng mặt khác đối với hoạt động sống và sản xuất của con ngƣời lại mang tính đa trị.
Giá trị của mỗi thành phần tự nhiên chỉ mang tính tƣơng đối với từng hoạt động và
thậm trí cho một bộ phận của mỗi hoạt động.Vì vậy khi nghiên cứu đánh giá tài nguyên
tỉnh Đắk Nông phục vụ quy hoạch phát triển du lịch sinh thái phải đứng trên quan điểm
tổng hợp, xem xét tác động của tất cả các thành phần đối với các hình thức, phƣơng

diện hoạt động du lịch sinh thái. Trên cơ sở đó đƣa ra định hƣớng hoạt động du lịch tối
ƣu nhất.

10


6.1.3. Quan điểm lịch sử
Lớp vỏ cảnh quan là một hệ thống động lực tự điều chỉnh. Mọi thành phần cấu
thành hệ thống cảnh quan luôn vận động không ngừng theo thời gian. Sự vận động biến
đổi của một thành phần thậm chí một bộ phận của một thành phần thay đổi đến một
mức độ nhất định sẽ kéo theo sự thay đổi của các thành phần khác và tự điều chỉnh,
quy định lẫn nhau và hình thành nên một hệ thống mới. Xuất phát từ đặc tính của đối
tƣợng khi nghiên cứu vấn đề phải đứng trên quan điểm lịch sử. Vận dụng quan điểm
này khi nghiên cứu vấn đề phải phát hiện ra đƣợc sự vận động của hệ thống (tốc độ,
hƣớng vận động) từ đó định hƣớng du lịch theo quy luật vận động của hệ thống. Đồng
thời, thông qua vận động của mối cấu trúc thành phần, toàn bộ hệ thống quá trình phát
triển du lịch sinh thái phải xác định sự can thiệp vào hệ thống bằng cách nào nhằm làm
thay đổi quá trình vận động của hệ thống theo hƣớng có lợi bảo đảm cho ngành phát
triển bền vững theo thời gian.
6.1.4.Quan điểm lãnh thổ
Đồng nhất tƣơng đối là thuộc tính cơ bản của mọi sự vật. Các nhà khoa học cảnh
quan đã xác định, đặc trƣng cơ bản của lớp vỏ cảnh quan là sự sai biệt sâu sắc theo
không gian. Mọi đánh giá tự nhiên cho mục đích ứng dụng phải phát hiện đƣợc sự phân
hóa theo lãnh thổ để tổ chức sản xuất phù hợp đạt hiệu quả. Vì vậy khi đánh giá điều
kiện tự nhiên phục vụ phát triển cho hoạt động du lịch sinh thái vận dụng quan điểm
này nhằm phát hiện sự sai biệt về vai trò, phƣơng diện tác động và tác động đến khâu
nào từ đó khai thác hết vai trò tiềm năng của từng yếu tố, từng không gian nhằm đạt
hiệu quả cao trong tổ chức hoạt động du lịch sinh thái.
6.1.5.Quan điểm phát triển bền vững
Phát triển bền vững vừa là mục tiêu vừa là yêu cầu trong sự phát triển của nền

kinh tế xã hội. Một trong các thuộc tính cơ bản của du lịch sinh thái là phải bảo vệ môi
trƣờng và tài nguyên thiên nhiên. Môi trƣờng và tài nguyên thiên nhiên đối với DLST
là mối quan hệ sống còn cùng phát triển. Vì vậy khi định hƣớng du lịch, đề xuất giải

11


pháp, vấn đề đƣợc quan tâm hàng đầu chính là việc bảo vệ môi trƣờng và tài nguyên
thiên nhiên.
6.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu chúng tôi thực hiện các phƣơng
pháp sau:
6.2.1.Phƣơng pháp thu thập xử lý số liệu
- Dựa vào đối tƣợng mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu chúng tôi định hƣớng nguồn
tƣ liệu (cơ quan xuất bản, lƣu trữ tƣ liệu liên quan) tiến hành thu thập sao chép các tƣ
liệu cần thiết liên quan vấn đề nghiên cứu, phân tích kết luận khoa học, hệ thống hóa
và thƣ mục hóa các tài liệu thu thập.
- Nguồn tài liệu thu thập bao gồm: Các công trình nghiên cứu, các báo cáo của
địa phƣơng, các số liệu quan trắc điều tra, các sách báo tạp chí, hệ thống các bản đồ
liên quan vấn đề nghiên cứu nhằm xây dựng cơ sở lý luận và làm cơ sở cho các kết
luận khoa học.
6.2.2.Phƣơng pháp thực địa
Thông qua các đợt thực địa nhằm thu thập thêm các tƣ liệu, kiểm tra các mâu
thuẫn, những vấn đề còn nghi vấn của số liệu thu thập, chụp ảnh minh họa trên cơ sở
các kết quả thực địa nhằm làm phong phú thêm cơ sở dữ liệu cho kết luận khoa học về
vấn đề nghiên cứu.
Quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã thực hiện 2 đợt thực địa.
Đợt 1: thông qua các tƣ liệu thu thập từ sở ban ngành hữu quan tiến hành khảo sát
sơ bộ. Thông qua khảo cứu sơ bộ để xác định lộ trình thực địa và tài nguyên du lịch
cần nghiên cứu đánh giá.

Đợt 2: Thực hiện lộ trình thực địa và các địa điểm nghiên cứu. Thông qua lộ trình
thực địa, tiến hành đánh giá sơ bộ các giá trị tiềm năng của các điểm tài nguyên đƣa
vào đánh giá, xác định kết nối tuyến của các điểm du lịch sinh thái hợp lý (Khả năng
khai thác du lịch của mỗi điểm, lộ trình lƣu chuyển kết nối ….)
6.2.3. Phƣơng pháp bản đồ

12


-Khoa học Địa Lý là khoa học về sự phối trí không gian của sự vật và hiện
tƣợng Địa Lý. Phƣơng pháp bản đồ vừa là phƣơng pháp mang tính đặc thù vừa là yêu
cầu bắt buộc của bất kì một công trình nghiên cứu địa lý. Trong nghiên cứu Địa Lý bản
đồ vừa là công đoạn đầu tiên (thông qua bản đồ để thu thập tƣ liệu về vấn đề nghiên
cứu) vừa là công đoạn kết thúc ( kết quả nghiên cứu đƣợc thể hiện bằng bản đồ). Quá
trình thực hiện chúng tôi tiến hành 2 thao tác:
- Khai thác tƣ liệu: sử dụng các bản đồ: Bản đồ hành chính, các thành phần tự
nhiên ( Rừng, sinh vật, thủy văn, địa hình, địa chất) giao thông vận tải; hiện trạng phát
triển du lịch … nhằm thu thập các thông tƣ cần thiết liên quan tới vấn đề nghiên cứu
trên cơ sở mục tiêu nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra.
- Xây dựng các bản đồ thể hiện kết quả: Các tài nguyên đƣa vào đánh giá; bản
đồ quy hoạch hoạt động du lịch.
6.2.4. Phƣơng pháp lấy ý kiến chuyên gia
Phƣơng pháp này đƣợc vận dụng trong quá trình nghiên cứu nhằm lấy ý kiến
tham vấn của các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách, các nhà hoạt động
chuyên ngành. Trên cơ sở các ý kiến thu thập nhằm đƣa ra các kết luận có tính chính
xác cao về mặt khoa học.
6.2.5. Phƣơng pháp đánh giá:
Chọn chỉ tiêu, phân cấp chỉ tiêu, đánh giá các tài nguyên đƣợc lựa chọn. phƣơng
pháp này đƣợc cụ thể hóa ở phần đánh giá.
7. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung đề tài bao gồm ba chƣơng.
Chƣơng 1. Cơ sở khoa học của việc đánh giá tài nguyên phục vụ phát triển du
lịch sinh thái.
Chƣơng 2. Đánh giá tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái tỉnh ở Đắk
Nông.
Chƣơng 3. Định hƣớng tổ chức hoạt động du lịch sinh thái và các giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch sinh thái tại tỉnh Đắk Nông.

13


PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN PHỤC
VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI.
1.1.Tổng quan các công trình nghiên cứu tiêu biểu liên quan vấn đề nghiên cứu
Xuất phát từ những lợi ích to lớn của DLST đối với sự phát triển kinh tế xã hội
của mỗi quốc gia, sự tác động mạnh mẽ của DLST đối với vấn đề bảo vệ môi trƣờng,
trên thế giới và ở Việt Nam các công trình nghiên cứu về quản lí, khai thác và triển
khai các hoạt động DLST có số lƣợng lớn,của các nhà khoa học ở các lĩnh vực khác
nhau, trong đó đáng kể nhất là các nhà khoa học Địa lí. Trong khả năng hạn chế về tìm
hiểu và sƣu tầm, tôi xin đơn cử một số công trình nghiên cứu của trong và ngoài nƣớc
tiêu biểu liên quan đến vấn đề đƣợc chọn làm đề tài nghiên cứu.
1.1.1. Trên thế giới
Nhà Địa lý BoNa (1918) đƣợc coi là ngƣời có ý niệm đầu tiên về Du lịch sinh
thái (DLST) và sau này đƣợc các nhà khoa học khai thác bổ sung và hoàn thiện thành
khái niệm DLST. Nơi đặt nền móng đầu tiên nghiên cứu về DLST là nƣớc Đức. Từ
những năm 1930, ở Đức đã có những công trình nghiên cứu về lĩnh vực DLST, nhƣng
công trình nghiên cứu có tính chuyên khảo về DLST là công trình Posen (1939), ở
công trình này trên cơ sở lý luận chia DLST thành 5 loại hình ở một địa phƣơng cụ thể
- Riesangedirque: Suối nƣớc nóng, khí hậu mùa hè, thể thao mùa đông, đi bộ leo núi du

lịch quá cảnh. Đồng thời đƣa ra các tài nguyên thiên nhiên (TNTN) và tổ chức lãnh thổ
du lịch. Năm 1995 Christales, bằng các công trình khảo sát về DLST, ông phân loại các
nhân tố ảnh hƣởng đến DLST ở địa phƣơng nơi ông sinh sống: Khí hậu, thắng cảnh,
giải bờ biển, suối nƣớc nóng,… nƣớc có nhiều công trình nghiên cứu lý luận hoàn
thiện nhất về DLST là Liên Xô cũ với những công trình ra đời vào cuối thế kỷ 17 có:
V.XPreobdanlay, I.L Vedenhinh (1971) đã đề cập đến các khái niệm về hệ thống nghỉ
ngơi theo lãnh thổ; công trình “đánh giá các thể tổng hợp tự nhiên phục vụ giải trí” của
tên riêng Mukhina (1973); công trình “nghiên cứu sức chứa và sự ổn định của các địa

14


điểm Du lịch sinh thái” của Kadaxkai (1972) và Sepfer (1973); “tổ chức Du lịch sinh
thái” của L.I Diozochi (1985).
Từ những công trình nghiên cứu mang tính lý luận, trên thế giới cũng có nhiều
công trình nghiên cứu mạng tính hoàn thiện về lý luận, vận dụng lý luận vào việc
nghiên cứu phát triển DLST cụ thể ở các địa phƣơng nhƣ: Daves (Mỹ), Hrobinson
(Anh), Vonfo (Canada),…
1.1.2. Việt Nam
Do sự ra đời muộn của ngành du lịch nói chung và DLST nói riêng, việc nghiên
cứu du lịch, DLST cũng mới đƣợc quan tâm trong thời gian gần đây. Mặc dù ra đời
muộn nhƣng các công trình nghiên cứu về du lịch, DLST hiện nay ở Việt Nam đã có số
lƣợng đáng kể và nghiên cứu đầy đủ phƣơng diện.
Về các công trình nghiên cứu du lịch nói chung: tiêu biểu có các tác giả nhƣ Vũ
Tuấn Cảnh, Vũ Kim Loan, Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ, Nguyễn Trung Lƣơng. Các
tác giả này trên cơ sở phân tích hoàn thiện về du lịch, đã tiến hành xây dựng hệ thống
các chỉ tiêu, xây dựng hệ thống phân vị,từ đó, tiến hành phân vùng du lịch Việt Nam.
Ngoài những công trình nghiên cứu này, ở Việt Nam còn có hàng loạt các công trình
nghiên cứu khoa học, luận án Tiến sĩ, Thạc sĩ. Trên cơ sở lý luận, phân vùng du lịch
chung, tiến hành nghiên cứu du lịch tại một số địa phƣơng, một địa điểm du lịch nhƣ

“cơ sở của việc đánh giá điểm, tuyến du lịch”, luận án Tiến sĩ của Nguyễn Thế Chính
(1995); “cơ sở khoa học của việc xây dựng tuyến, điểm du lịch” của Hồ Dũng, luận án
Tiến sĩ Địa lý (1996); “cơ sở khoa học của việc tổ chức không gian du lịch ven thành
phố Huế”, luận án Tiến sĩ của Nguyễn Tƣởng (1999).
Ngoài ra còn có nhiều Hội thảo quốc tế, khu vực, trong nƣớc và các địa phƣơng
bàn về tổ chức hoạt động du lịch Việt Nam theo hƣớng bền vững.
Nghiên cứu về DLST đáng kể nhất là công trình nghiên cứu của Nguyễn Trung
Lƣơng “DLST những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển của Việt Nam”. Công trình
này đã đề cập đến những vấn đề chung nhất về DLST, phân tích tài nguyên DLST, các

15


loại hình DLST cần khai thác đồng thời định hƣớng tổ chức không gian DLST trên
toàn quốc.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu, hội thảo liên quan đến DLST ở Việt Nam
đều đi theo hƣớng:
- Hƣớng khai thác tài nguyên: Có các công trình nghiên cứu nhƣ Philip Dearden
“Bảo tồn đa dạng sinh học và Du lịch sinh thái ở Việt Nam”; Hội thảo về “Phát triển
cộng đồng dân tộc thiểu số” – Hà Nội (1998); Đặng Huy Huỳnh (Vai trò đa dạng sinh
học trong phát triển Du lịch sinh thái ở Việt Nam); Hội nghị quốc tế về “Phát triển Du
lịch sinh thái bền vững ở Việt Nam” – Huế (1997); Lê Văn Lanh “Du lịch sinh thái
trong bảo tồn thiên nhiên Việt Nam”; Hội thảo “Xây dựng chiến lƣợc quốc gia phát
triển Du lịch sinh thái ở Việt Nam” – Hà Nội (1998); Lê Văn Lanh, D.TaMesMacNeil
“Du lịch Việt Nam – Triển vọng cho sự tồn tại và tham gia của các địa phƣơng”; Hội
thảo quốc gia “Tổ chức, quản lý rừng đặc dụng” – Hà Nội (1997); “Tổ chức các hoạt
động Du lịch sinh thái trong khu bảo tồn thiên nhiên”, Tuyển tập báo cáo các hội thảo
“Du lịch sinh thái và phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam” của Viện nghiên cứu và
Phát triển Du lịch Việt Nam.
Hƣớng nghiên cứu các điều kiện phát triển DLST: Chủ yếu là đánh giá các điều

kiện phát triển DLST, “Đánh giá điều kiện khí hậu cho hoạt động Du lịch sinh thái ở
Quảng Bình” (2007) Luận văn Thạc sĩ Địa lí tự nhiên. Đại học Sƣ phạm Huế của
Trƣơng Thị Thanh Hƣơng; “Đánh giá điều kiện khí hậu cho tổ chức hoạt động Du lịch
sinh thái tại tỉnh Quảng Trị” Luận văn Thạc sĩ Địa lí – Đại học Khoa học Huế của
Nguyễn Văn Dũng (2009).
“Nghiên cứu các tiềm năng du lịch miệt vƣờn tỉnh Tiền Giang” Luận văn Thạc sĩ
Địa lí của Phạm Văn Hoàng, Đại học Sƣ phạm Huế (2012); “Nghiên cứu tài nguyên
DL phục vụ phát triển du lịch sinh thái tỉnh Bình Thuận” Luận văn Tiến sĩ của La Nữ
Ánh Vân, Đại học Sƣ phạm thành phố Hồ Chí Minh (2012); “Nghiên cứu du lịch nông
thôn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế” Luận văn Thạc sĩ Địa lí Đại học Sƣ phạm
Huế (2011) của Nguyễn Văn Giới.

16


1.1.3.Tỉnh Đắk Nông
Cho tới nay, tại Đắk Nông mới chỉ có các thông tin về DL mang tính văn bản
nhƣ: Báo cáo thƣờng niên và phƣơng hƣớng hoạt động du lịch của tỉnh theo thời đoạn.
Một số bản đồ biểu thị về các điểm du lịch đang khai thác và có thể khai thác. Còn
nghiên cứu về DL đặc biệt đánh giá giá trị tiềm năng của tài nguyên đối với DL nói
chung và DLST nói riêng trên cơ sở đó đề xuất quy hoạch không gian hoạt động DL
hoàn toàn chƣa có một công trình nào tiến hành nghiên cứu, vì vậy vấn đề đƣợc chọn
và nghiên cứu luận văn thạc sĩ này là hoàn toàn mới.
1.2.Một số khái niệm liên quan vấn đề nghiên cứu
1.2.1. Du lịch
Đƣợc bắt nguồn từ tiếng Hi Lạp, du lịch có nghĩa là đi một vòng. Thuật ngữ này
đã đƣợc La Tinh hóa thành Tornus và sau đó thành Tourisme (tiếng Pháp), Tourism
(tiếng Anh), … Theo Robert Lanquan, từ Tourist lần đầu tiên xuất hiện trong tiếng Anh
vào khoảng năm 1800. [16]
Thuật ngữ Du lịch, ở Việt Nam đƣợc hiểu theo tiếng Hán - Nôm, du có nghĩa là

đi, còn lịch có nghĩa là lịch lãm. Đi chơi mang tính lịch lãm.
Trƣớc sự phát triển của ngành DL và những đóng góp to lớn của nó, vào năm
1963 Hội nghị liên hiệp quốc tế về DL họp ở Roma (Ý) đã thống nhất đƣa ra khái niệm
“du lịch là tổng thể các mối quan hệ, hiện tƣợng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ
các cuộc hành trình và lƣu trú của các cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thƣờng
xuyên của họ hay nƣớc họ,với mục đích hòa bình. Nơi họ đến lƣu trú không phải là
làm việc của họ.”
Dựa trên khái niệm này, vào năm 1985 L.I Priro Gro nghiên cứu và hoàn thiện
“DL là một dạng hoạt động của dân cƣ trong thời gian rỗi liên quan đến sự di chuyển
và lƣu trú tạm thời bên ngoài nơi cƣ trú thƣờng xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát
triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức – văn hóa hoặc thể thao thông
qua việc tiêu thụ những giá trị về TNTN, kinh tế và văn hóa” [ 34 trang 15]. Thuật ngữ
này chuyển tải 3 nội dung cơ bản: 1) Cách thức sử dụng thời gian rỗi bên ngoài nơi cƣ

17


trú thƣờng xuyên, 2) Dạng chuyển cƣ đặc biệt, 3) Ngành kinh tế thuộc lĩnh vực phi sản
xuất nhằm phục vụ nhu cầu văn hóa xã hội của nhân dân. Khái niệm của L.I Piro đƣa
ra khái niệm du lịch sau này đƣợc Mathiesou và Wall khái quát hóa “Du lịch là sự di
chuyển tạm thời của ngƣời dân đến những nơi ngoài khu vực cƣ trú và làm việc thƣờng
xuyên của họ, các hoạt động đƣợc thực hiện trong thời gian lƣu trú tại đó và các tiện
nghi đƣợc sinh ra nhằm thỏa mãn những nhu cầu của họ”.
Ủy ban Liên hợp quốc kết hợp với tổ chức Du lịch thế giới (1993) đƣa ra khái
niệm “Du lịch là hoạt động của con ngƣời du hành đến và lƣu trú tại nơi khác với nơi
ở, môi trƣờng thƣờng xuyên của họ với thời gian không quá 1 năm và nhiều hơn 24 giờ
nhằm mục đích nghỉ ngơi, kinh doanh và mục đích khác”.
Ở Việt Nam, khái niệm DL cũng đƣợc đề cập tới ở nhiều văn bản khác nhau.
Theo từ điển Bách Khoa toàn thƣ của Việt Nam, DL đƣợc hiểu theo nhiều nghĩa, cụ thể
khái niệm DL mang tính pháp lệnh đƣợc Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội Cộng Hòa Xã

Hội Chủ Nghĩa Việt Nam khóa X thông qua ngày 08.02.1999): “Du lịch là hoạt động
của con ngƣời ngoài nơi cƣu trú thƣờng xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham
quan, giải trí, nghỉ dƣỡng trong khoảng thời gian nhất định” [1].
Nhƣ vậy, có nhiều khái niệm DL khác nhau nhƣng về cơ bản đều hàm chứa nội
dung cơ bản sau:
- Sự di chuyển đặc biệt khỏi nơi cƣ trú thƣờng xuyên.
- Thực hiện nhiều hoạt động khác nhau thông qua việc sử dụng các TNTN, văn
hóa, thể thao …nhằm nâng cao đời sống tinh thần, sức khỏe và sự hiểu biết.
- Thời gian có hạn định.
1.2.2. Du lịch sinh thái
1.2.2.1.Khái niệm:
DLST (Ecoturism) là một loại hình du lịch tƣơng đối mới trên thế giới và mới
xuất hiện gần đây ở nƣớc ta. DLST đƣợc hiểu là sự kết hợp ý nghĩa của hai từ ghép (du
lịch) và (sinh thái) hay đƣợc gọi là du lịch thiên nhiên. Tuy nhiên, quan niệm DLST đã
xuất hiện từ đầu những năm 1980. Theo Ashpon thì mọi hoạt động liên quan đến thiên

18


nhiên nhƣ tắm biển, nghỉ núi,… đều đƣợc hiểu là DLST. Ngƣời đƣa ra khái niệm có
tính hoàn chỉnh đầu tiên là Hector – Ceballos – Lascurain vào năm 1987: “Du lịch sinh
thái là du lịch đến những khu vực tự nhiên còn ít bị thay đổi, với những mục đích đặc
biệt: Nghiên cứu, tham quan với ý thức trân trọng thế giới hoang giã và những giá trị
văn hóa đƣợc khám phá” [33, trang 8].
Từ những ý niệm, khái niệm ban đầu về DLST này, sau đó nhiều nhà khoa học
khác trên thế giới đề cập tới và hoàn thiện dần. Nếu xét theo thời gian các định nghĩa
về DLST có thể liệt kê nhƣ sau: [33, trang 9 - 11].
“Du lịch sinh thái là du lịch đến các khu vực còn tƣơng đối hoang sơ với mục
đích tìm hiểu về lịch sử môi trƣờng tự nhiên và văn hóa mà không làm thay đổi sự toàn
vẹn của các hệ sinh thái. Đồng thời tạo ra những cơ hội về kinh tế để ủng hộ cho việc

bảo tồn tự nhiên và mang lại lợi ích về tài chính cho ngƣời dân địa phƣơng” (Wood,
1991).
“Du lịch sinh thái đƣợc phân biệt với các loại hình thiên nhiên khác về mức độ
giáo dục cao đối với môi trƣờng và sinh thái, thông qua những hƣớng dẫn viên có
nghiệp vụ lành nghề. Du lịch sinh thái tạo ra những mối quan hệ giữa con ngƣời và
thiên nhiên hoang dã cùng với ý thức đƣợc giáo dục để biến bản thân những ngƣời
khách du lịch thành những ngƣời đi đầu trong công tác bảo vệ môi trƣờng. Phát triển
Du lịch sinh thái sẽ làm giảm thiểu tác động của khách du lịch đến văn hóa và môi
trƣờng, đảm bảo cho địa phƣơng đƣợc hƣởng nguồn lợi tài chính do du lịch mạng lại
và chú trọng đến những đóng góp tài chính cho việc bảo tồn thiên nhiên” (Allen,1993).
“Du lịch sinh thái là du lịch dựa vào thiên nhiên, có liên quan đến sự giáo dục và
diễn giải về môi trƣờng thiên nhiên, đƣợc quản lý bền vững về mặt sinh thái” (Định
nghĩa của Ôxtraylia).
“Du lịch sinh thái là việc đi lại có trách nhiệm tới các khu vực thiên nhiên mà bảo
tồn đƣợc môi trƣờng và cải thiện đƣợc phúc lợi cho ngƣời dân địa phƣơng” (Hiệp hội
Du lịch sinh thái quốc tế).

19


Nhƣ vậy qua các định nghĩa trên cho thấy, từ định nghĩa đầu tiên đƣợc đƣa ra vào
năm 1987 cho đến nay, nội dung định nghĩa về DLST đã có sự thay đổi: DLST mới
đầu đƣợc coi là loại hình du lịch đến một vùng tự nhiên, thƣởng thức một cách thụ
động và ít tác động đến môi trƣờng tự nhiên. Ngƣợc lại, các khái niệm gần đây lại cho
rằng DLST là loại hình du lịch không những thƣởng thức mà còn có trách nhiệm với
môi trƣờng, đồng thời giáo dục ý thức đối với tự nhiên, qua đó đóng góp cho hoạt động
bảo tồn và đem lại lợi ích cho cộng đồng địa phƣơng.
Mặc dù khái niệm về DLST có những khác nhau về nhận định nhƣng đều có
những điểm chung [3], [16], [27]:
- DLST bao gồm tất cả các hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên mà ở đó mục

đích chính của khách du lịch là tham quan tìm hiểu hiều về du lịch tự nhiên cũng nhƣ
những giá trị văn hóa truyền thống ở các vùng tự nhiên đó.
- DLST phải bao gồm các hoạt động giáo dục và diễn giải về môi trƣờng.
- Thông thƣờng có thể tổ chức, điều hành hoặc quảng cáo các tour DLST cho các
nhóm du khách có số lƣợng hạn chế.
- DLST hạn chế thấp nhất các tác động đến môi trƣờng tự nhiên văn hóa – xã hội.
- DLST có sự hỗ trợ cho các hoạt động bảo tồn tự nhiên bằng cách:
+ Tạo ra những lợi ích về kinh tế cho những địa phƣơng, các tổ chức và các chủ
thể quản lý, với mục đích bảo tồn các khu tự nhiên đó.
+ Tạo ra cơ hội về việc làm và tăng thu nhập cho cộng đồng địa phƣơng.
+ Tăng cƣờng nhận thức của du khách và ngƣời dân địa phƣơng về sự cần thiết
phải bảo tồn các giá trị tự nhiên và văn hóa.
Ở Việt Nam DLST là lĩnh vực mới đƣợc nghiên cứu giữa thập kỷ 90 của thế kỷ
XX. Xong đã thu hút đƣợc sự quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu về du lịch và
môi trƣờng. Do trình độ nhận thức khác nhau ở mỗi góc nhìn khác nhau nên khái niệm
về DLST cũng còn nhiều điểm chƣa thống nhất.
Quan niệm về DLST đã có ở Việt Nam đáng chú ý nhất là quan niệm đƣợc thống
nhất bởi các chuyên gia hoạt động ở ngành du lịch và các nhà khoa học từ hội thảo

20


quốc gia về “Xây dựng chiến lƣợc phát triển Du lịch sinh thái ở Việt Nam ” từ ngày
07.09.1999. Theo Hội thảo này “Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên
nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trƣờng, có đóng góp cho nỗ lực, bảo
tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích của cộng đồng địa phƣơng”.
Định nghĩa này bao hàm đầy đủ nội dung của DLST, thống nhất về cơ bản với
các khái niệm của các nhà khoa học trên thế giới.
1.2.2.2. Những yêu cầu cơ bản để phát triển Du lịch sinh thái.
- Phải có sự độc đáo về tự nhiên và văn hóa mang tích bản địa sâu sắc: DLST là

du lịch khai thác từ tự nhiên và văn hóa bản địa nên muốn phát triển DLST trƣớc tiên
phải có nguồn lực tiềm năng cho phát triển DLST nhƣ: Hệ sinh thái tự nhiên điển hình,
đa dạng sinh học, tập quán sản xuất, giá trị phi vật thể bản địa,…
- DLST còn đòi hỏi đội ngũ công tác nhất là hƣớng dẫn viên du lịch phải có trình
độ ngoại ngữ tốt và am hiểu thực tế cao: Từ đặc điểm DLST cho thấy, DLST gắn với
giá trị của tự nhiên và văn hóa bản địa. Tài nguyên DLST chỉ có ý nghĩa lớn khi ngƣời
làm công tác hƣớng dẫn khai thác đƣợc hết những giá trị hàm chứa trong các tài
nguyên. Sự khai thác các giá trị tài nguyên DLST vừa thỏa mãn nhu cầu du lịch cộng
đồng, đồng thời nâng cao nhận thức về tự nhiên qua đó thay đổi đƣợc hành vi và thái
độ với tự nhiên. Đó chính là đạt đƣợc mục đích của DLST. Tránh các tác hại đến mức
độ thấp nhất đối với tài nguyên và môi trƣờng: Sự sống còn với DLST phải gắn liền
với sự tồn tại của môi trƣờng và tài nguyên du lịch, nhất là tự nhiên. Phát triển DLST
phải làm sao tránh đƣợc thiệt hại ít nhất đến môi trƣờng và tài nguyên môi trƣờng. Vì
thế, Tổ chức DLST phải tuân thủ chặt chẽ các quy định về “sức chứa”. “Sức chứa”
đƣợc hiểu từ 4 khía cạnh: Vật lý, sinh học, tâm lý học và xã hội. Tất cả những khía
cạnh này đều có liên quan đến một lƣợng khách,đến một địa điểm, tại cùng một thời
điểm. Việc làm này đồng nghĩa với việc khai thác toàn diện giá trị tài nguyên của
DLST của địa phƣơng.

21


1.2.2.3. Đặc trưng Du lịch sinh thái
DLST là một dạng của hoạt động du lịch nên DLST cũng mang những đặc trƣng
cơ bản của hoạt động du lịch nói chung nhƣ: tính đa ngành, tính đa thành phần, tính đa
mục tiêu, tính liên vùng, tính mùa vụ, tính chi phí và tính xã hội hóa. Tuy nhiên, đây là
một loại hình du lịch gắn với thiên nhiên và văn hóa bản địa nên DLST còn mang đặc
trƣng riêng, đặc thù đó là:
- Phụ thuộc sâu sắc vào tính hấp dẫn của tự nhiên, văn hóa bản địa. DLST đƣợc
khai thác từ sự hấp dẫn cả về tự nhiên và những nét văn hóa đặc sắc, độc đáo của từng

vùng, từng địa phƣơng. Sự sống còn, hƣng thịnh hay suy thoái của DLST đều gắn liền
với tình hình phát triển và các đặc trƣng trên của tự nhiên, xã hội nơi khai thác và phát
triển DLST.
- DLST mang tính giáo dục cao về môi trƣờng: DLST hƣớng con ngƣời tiếp cận
gần hơn với những vùng tự nhiên và các khu bảo tồn, nơi có giá trị cao về đa dạng sinh
thái và nhạy cảm về mặt môi trƣờng. DLST đƣợc coi là chiếc chìa khóa nhằm cân bằng
giữa mục tiêu phát triển du lịch với việc bảo vệ mội trƣờng.
- DLST gắn với việc bảo vệ tài nguyên tự nhiên và duy trì tính đa dạng sinh học.
Hoạt động DLST có tác động giáo dục con ngƣời bảo vệ tài nguyên tự nhiên cũng nhƣ
thúc đẩy các hoạt động bảo tồn, bảo đảm yêu cầu phát triển bền vững. DLST mang tính
xã hội sâu sắc: DLST là loại hình khai thác tài nguyên tự nhiên và giá trị văn hóa bản
địa nên DLST muốn tồn tại phải bảo tồn các giá trị vật chất tạo ra từ tự nhiên và văn
hóa. Sự bảo tồn các giá trị này chỉ có thể thực hiện đƣợc khi có sự góp sức của tất cả
mọi ngƣời, đặc biệt là cộng đồng địa phƣơng gắn liền với các “tài sản” đó. Chính vì
vậy, cộng đồng địa phƣơng là những ngƣời sở hữu trực tiếp các nguồn tài nguyên tự
nhiên và giá trị văn hóa địa phƣơng mình. Các giá trị văn hóa, tự nhiên muốn đƣợc bảo
tồn và cải thiện đƣợc quyết định bởi cộng đồng ngƣời sáng tạo ra giá trị văn hóa và mối
quan hệ tƣơng tác trực tiếp với tự nhiên nơi sinh sống.
- DLST triệt để khai thác giá trị tài nguyên để thỏa mãn nhu cầu du lịch khác với
du lịch chung, DLST thƣờng có nhu cầu hiểu biết hơn hẳn về giá trị của tài nguyên du

22


lịch. Vì thế các dịch vụ du lịch trong DLST tập trung nhiều vào việc đáp ứng nhu cầu
nhận thức và kinh nghiệm hơn là các dịch vụ cho nhu cầu tiện nghi.
1.2.3.Tài nguyên thiên nhiên
Theo D.L. Armand: “Tài nguyên thiên nhiên là các nhân tố đƣợc sử dụng vào
phát triển kinh tế làm phƣơng tiên tồn tại của xã hội loài ngƣời…”
Theo từ điển Bách khoa Việt Nam: “Tài nguyên thiên nhiên là toàn bộ giá trị vật

chất cho trong tự nhiên mà một trình độ nhất định của sự phát triển lực lƣợng sản xuất
chúng đƣợc sử dụng hoặc có thể sử dụng làm phƣơng tiện sản xuất và đối tƣợng tiêu
dùng”. (nguồn Từ điển Bách khoa Việt Nam, tập 4, Hà Nội, 2005).
Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các ngành kinh tế và những tiến
bộ khoa học kỹ thuật đã làm phong phú, đa dạng thêm mối quan hệ nhiều chiều của hệ
thống “tự nhiên – xã hội”. Vì thế, khái niệm tài nguyên thiên nhiên ngày càng đƣợc mở
rộng cùng với sựphát triển của lực lƣợng sản xuất và sự phát triển của xã hội.
1.2.4.Tài nguyên Du lịch sinh thái
1.2.4.1. Khái niệm
Theo quan niệm của Phạm Trung Lƣơng [16] “Tài nguyên DLST là một bộ phận
quan trọng của tài nguyên du lịch bao gồm các giá trị tự nhiên thể hiện trong một hệ
sinh thái cụ thể và các giá trị văn hóa bản địa tồn tại và phát triển không tách rời khỏi
hệ sinh thái đó. Tuy nhiên, không phải mọi giá trị tự nhiên và văn hóa bản địa đều đƣợc
coi là tài nguyên DLST mà chỉ có các thành phần và các hệ tổng hợp tự nhiên, giá trị
văn hóa bản địa gắn với hệ sinh thái đƣợc khai thác, sử dụng để tạo ra sản phẩn DLST
phục vụ cho mục đích phát triển du lịch nói chung và DLST nói riêng mới đƣợc xem
xét là tài nguyên DLST.”
Xét về mặt sử dụng, tài nguyên DLST cũng bao gồm: tài nguyên đang đƣợc khai
thác và tài nguyên chƣa đƣợc khai thác.Mức độ khai thác tài nguyên DLST phụ thuộc
vào: Khả năng nghiên cứu phát hiện và đánh giá các tiềm năng tài nguyên vốn có và
còn tiềm ẩn; yêu cầu phát triển các sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao và
đa dạng của khách du lịch.

23


1.2.4.2. Đặc điểm tài nguyên du lịch
Tài nguyên DLST ngoài những đặc điểm tài nguyên đối với sự phát triển kinh tế
xã hội nói chung, nó còn mang những đặc điểm đặc thù, cụ thể;
- Tài nguyên DLST rất đa dạng và phong phú: Do tài nguyên DLST bao gồm cả

hai bộ phận cấu thành (Tự nhiên và nhân văn) nên tài nguyên DLST thƣờng đa dạng về
tính chất, đa dạng về những khả năng khai thác đối với phát triển du lịch.
- Tài nguyên DLST có tính nhạy cảm cao: Tài nguyên DLST nhất là tài nguyên
du lịch tự nhiên rất dễ nhạy cảm đối với tác động của ngoại cảnh. Vì vậy quá trình khai
thác cần phải có sự cẩn trọng mới có thể duy trì đƣợc giá trị của nó đối với phát
triểnkinh tế xã hội nói chung cũng nhƣ DLST nói riêng.
- Tài nguyên DLST có tính độc đáo: Do xuất phát từ tính đặc thù tự nhiên, văn
hóa truyền thống nên tài nguyên DLST có tính độc đáo khác biệt so với các khu vực,
địa phƣơng khác. Chính tính độc đáo này của tài nguyên đã tạo nên tính hấp dẫn lớn
đối với du khách và đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển DL.
- Tài nguyên DLST thƣờng có khả năng tái tạo và sử dụng lâu dài hầu hết các tài
nguyên du lịch trong đó có tài nguyên DLST đƣợc xếp và loại tài nguyên có khả năng
tái tạo, sử dụng lâu dài chủ yếu là các tài nguyên tự nhiên nhất là tài nguyên sinh vật.
Tuy nhiên, việc tái tạo và mức độ lâu bền phụ thuộc sâu sắc vào mức độ hành vi của
con ngƣời với tài nguyên.
1.2.4.3. Các loại tài nguyên Du lịch sinh thái chủ yếu
Tài nguyên DLST rất đa dạng và phong phú, tuy nhiên chỉ có một số loại tài
nguyên đƣợc nghiên cứu, khai thác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách DLST bao gồm
các loại sau:
- Các hệ sinh thái tự nhiên bảo tồn, đặc biệt là nơi có tính đa dạng sinh học cao
với nhiều loại sinh vật đặc hữu, quý hiếm nhƣ: Vƣờn quốc gia, khu bảo tồn,…
- Các hệ sinh thái nông nghiệp: Vƣờn cây ăn trái, trang trại, làng hoa cây cảnh,
vƣờn rau,…

24


- Các giá trị văn hóa bản địa hình thành và phát triển gắn liền với sự tồn tại của hệ
sinh thái tự nhiên, các phƣơng thức canh tác, lễ hội, sinh hoạt truyền thống … gắn liền
với truyền thống cộng đồng.

1.3.Đánh giá tài nguyên phục vụ du lịch sinh thái
1.3.1. Khái niệm
1.3.1.1. Đánh giá
Khái niệm đánh giá theo từ điển tiếng Nga (1958). Đánh giá là xem xét đối tƣợng
nào đó dƣới hình thức so sánh đối chiếu những tiêu chuẩn hay yêu cầu nhất định.
1.3.1.2. Đánh giá tài nguyên thiên nhiên đối với phát triển kinh tế xã hội
Đánh giá tài nguyên tự nhiên là sự phản ánh giá trị của tự nhiên đối với một yêu
cầu kinh tế xã hội cụ thể. Đánh giá tài nguyên tự nhiên là sự thể hiện thái độ của chủ
thể đối với khách thể về phƣơng diện giá trị sử dụng, khả năng và kết quả sử dụng của
khách thể. Trong đó chủ thể là các yêu cầu kinh tế xã hội nhƣ các công trình kỹ thuật,
các ngành kinh tế, con ngƣời và xã hội, còn khách thể là môi trƣờng tự nhiên, tài
nguyên thiên nhiên. Bản chất của việc đánh giá tài nguyên tự nhiên là so sánh, đối
chiếu các tính chất của môi trƣờng tự nhiên và các nhân tố hợp phần của chúng đối với
đòi hỏi, những yêu cầu khác nhau của đời sống và các hoạt động kinh tế xã hội của con
ngƣời.
1.3.1.3. Đánh giá tài nguyên đối với phát triển du lich sinh thái
Là sự phản ánh các tiềm năng của tài nguyên đối với phƣơng diện phát triển
DLST: Loại du lịch, quy mô, tổ chức không gian, thời gian hoạt động …
1.3.2. Cách thức đánh giá
Để đánh giá điều kiện tự nhiên – tài nguyên thiên nhiên đối với kinh tế xã hội
thƣờng đƣợc tiến hành theo 2 hƣớng: Đánh giá theo mức độ chuẩn xác, đánh giá theo
mức độ toàn diện của tự nhiên.
- Đánh giá theo mức độ chuẩn xác đƣợc tiến hành theo 2 cách:
* Đánh giá định tính:

25


×