BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
HỒ THỊ THU HIỀN
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH
SINH THÁI TỈNH ĐẮK LẮK
Chuyên ngành: ĐỊA LÝ HỌC
Mã số: 60 31 95
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS. ĐỖ THỊ MINH ĐỨC
HUẾ, NĂM 2012
1
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu
của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu ghi
trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả
cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong
bất kỳ một công trình nào khác.
Họ tên tác giả
Hồ Thị Thu Hiền
2
Lời Cảm Ơn
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Cô
giáo – Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Thị Minh Đức,
người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tôi
trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài.
Xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô giáo
trong khoa Địa lý, Phòng Đào tạo Sau Đại
học trường Đại học sư phạm Huế, quý cán bộ
Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Đắk Lắk,
Phòng Văn hóa Thông Tin huyện Krông Ana,
Phòng Nghiên cứu Ủy ban nhân dân huyện
Krông Ana … đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi
hoàn thành tốt đề tài.
Huế, tháng 9 năm 2013
Tác giả
Hồ Thị Thu Hiền
3
MỤC LỤC
Trang phụ bìa i
Lời cam đoan ii
Lời cảm ơn iii
Mục lục 1
Danh mục các chữ viết tắt 7
Danh mục bảng, biểu, hình ảnh 8
1.1.1. Khái niệm về du lịch sinh thái 17
1.1.2. Phân biệt du lịch sinh thái với một số loại hình du lịch tương tự 19
1.1.3. Đặc điểm của du lịch sinh thái 20
1.1.4. Yêu cầu của du lịch sinh thái 25
1.1.5. Nguyên tắc của du lịch sinh thái 27
1.2.1. Nhận thức của xã hội 28
1.2.2. Tài nguyên du lịch 30
1.2.3. Dân cư và lao động trong lĩnh vực du lịch sinh thái 31
1.2.4. Môi trường luật pháp và cơ chế chính sách 32
1.2.5. Hoạt động xúc tiến quảng bá 33
1.2.6. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch 34
1.3.1. Góp phần bảo vệ tài nguyên môi trường và phát triển du lịch bền vững 35
1.3.2. Góp phần xoá đói giảm nghèo và cải thiện phúc lợi cho nhân dân địa phương
36
1.3.3. Góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông
thôn theo hướng tiến bộ 37
1.3.4. Góp phần bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc 39
1.4.1. Tiền Giang 39
1.4.2. Quảng Bình 41
2.1.1 Vị trí địa lý 43
2.1.2 Địa hình 43
2.1.3 Khí hậu 44
2.1.4 Thủy văn 44
2.1.5. Động thực vật 45
2.2.1 Tăng trưởng kinh tế 46
2.2.2 Dân số và nguồn nhân lực 47
2.2.3 Hoạt động văn hóa xã hội 48
2.3.1. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch sinh thái tỉnh Đắk Lắk 48
4
2.3.2. Lao động trong du lịch sinh thái tỉnh Đắk Lắk 52
2.3.3. Hoạt động quảng bá du lịch 54
2.3.4. Công tác quản lý du lịch 54
2.4.1 Các giá trị văn hóa từ di sản thế giới không gian văn hóa cồng chiêng Tây
Nguyên 55
2.4.3 Voi- loài vật biểu tượng cho Đắk Lăk 57
2.4.4 Hệ thống thác, hồ 59
2.4.5 Hệ sinh thái rừng 63
3.1. SỐ LƯỢNG KHÁCH DU LỊCH SINH THÁI TRONG TỔNG SỐ KHÁCH DU LỊCH
71
3.1.1. Về lượt khách du lịch 71
3.1.2. Về cơ cấu nguồn khách 74
3.1.3. Về thời gian lưu trú của khách du lịch 74
3.2. DOANH THU TỪ DU LỊCH SINH THÁI 75
3.3. CÁC CÔNG TY HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI 78
3.3.1. Doanh nghiệp lữ hành quốc tế: 78
3.3.2. Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa: 78
3.4. CÁC TUYẾN DU LỊCH SINH THÁI CHÍNH 80
3.4.1. Tuyến du lịch theo quốc lộ 14 80
3.4.2. Tuyến du lịch theo quốc lộ 26 80
3.4.3. Tuyến du lịch theo quốc lộ 27 80
3.4.4. Tuyến du lịch theo Trường Sơn Đông 80
3.4.5. Tuyến du lịch theo quốc lộ 29 mới 81
3.5. ĐẦU TƯ CHO DU LỊCH SINH THÁI 82
Với những điều kiện thuận lợi về tiềm năng khai thác DLST, trong các năm qua các
thành phần kinh tế đã tham gia đầu tư khai thác phát triển DLST tập trung nhiều nhất
là ở TP. Buôn Ma Thuột, Buôn Đôn Đã dần khẳng định được DLST Đắk Lắk có một
vị trí tương đối quan trọng đối với Tây Nguyên và cả nước 82
Lượng khách tăng nhanh là một trong những lý do chính đưa đến sự ra đời của
nhiều doanh nghiệp và hộ cá nhân kinh doanh hoạt động trên lĩnh vực du lịch như: lữ
hành, cơ sở lưu trú, ăn uống, vận chuyển khách du lịch,…với qui mô, năng lực hoạt
động khác nhau. Chính vì vậy, công tác đầu tư cho DLST được đẩy mạnh theo
hướng Nhà nước và nhân dân cùng làm 82
- Khu DLST - văn hoá Buôn Đôn, huyện Buôn Đôn, có chủ đầu tư là công ty cổ phần
thương mại dịch vụ Đắk Lắk với quy mô dự án là 1.515ha, tổng vốn đầu tư 51 tỉ đồng
từ năm 2002 đến năm 2010, trong đó 47% là vốn ngân sách đầu tư cho hạ tầng du
lịch, 53% vốn của các đơn vị kinh doanh du lịch 82
- Khu du lịch hồ Lăk, huyện Lăk, do công ty du lịch Đắk Lắk làm chủ đầu tư có qui mô
dự án 47ha, tổng vốn đầu tư 50 tỉ đồng trừ hệ thống cáp treo. Hình thức đầu tư là
5
21% vốn ngân sách nhà nước đầu tư cho hạ tầng du lịch và 79% vốn của các đơn vị
kinh doanh du lịch trong thời gian 2002 – 2010 82
- Khu du lịch hồ Ea Kao do công ty cà phê Trung Nguyên làm chủ đầu tư có vốn đầu
tư lên đến 120 tỉ đồng, quy mô dự án 120 ha, chưa kể mặt hồ. Nguồn vốn được huy
động từ các thành phần kinh tế là 95 tỉ (chiếm 79,2%), còn lại là ngân sách 82
Trong giai đoạn 2000 - 2010 hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật được đầu tư nâng cấp
vừa phục vụ phát triển kinh tế xã hội, vừa phát triển du lịch được quan tâm với 16
dự án đầu tư, trong đó có 10 dự án đã hoàn thành và 6 dự án chuyển tiếp sang giai
đoạn 2010 - 2015. Các dự án này đã nhận được sự hỗ trợ của trung ương, tổng mức
vốn đầu tư được duyệt là 179.043 triệu đồng, trong đó ngân sách trung ương hỗ trợ
là 84.686 triệu đồng chiếm tỷ lệ 47,3%. Trong giai đoạn 2012 đến năm 2020, tỉnh Đắk
Lắk ưu tiên đầu tư cho các dự án DLST trọng điểm trong tỉnh như sau: 82
STT 84
Tên dự án (DA ) 84
Tổng vốn 84
1 84
DA khu DLST văn hóa Buôn Đôn 84
5,00 84
2 84
DA khu du lịch hồ Lăk 84
10,00 84
3 84
DA khu DLST vườn quốc gia Chư Yang Sin 84
10,00 84
4 84
DA điểm du lịch thác Thủy Tiên 84
1,00 84
5 84
DA điểm du lịch thác K rông kmar_làng nghề buôn Ja 84
5,00 84
6 84
DA mô hình du lịch cộng đồng sinh thái cà phê tại buôn Ako D hông 84
1,00 84
7 84
DA khu du lịch hồ Eakao 84
6,00 84
8 84
DA khu DLST buon Ko Tam 84
6,00 84
6
9 84
DA hồ Bông joong 84
5,00 84
10 84
DA khu du lịch cụm thác Dray Sáp thượng và Dray Nur 84
5,00 84
11 84
DA khu DLST tại khu bảo tồn tự nhiên Ea Sô 84
5,00 84
12 84
DA du lịch đèo Hà Lan 84
50,00 84
13 84
DA du lịch thác Dray Knao giai đoạn 2 84
5,00 84
14 84
DA trồng rừng kết hợp DLST ở trang trại cà phê M’Đrăk 84
3,43 84
15 84
DA điểm DLST đèo phượng hoàng 84
3,00 84
16 84
DA khu DLST hồ Yang Reh 84
5,00 84
17 84
DA khu DLST hồ Ea Bông 84
1,00 84
18 84
DA khu DLST, văn hóa buôn Tring 84
2,00 84
19 84
DA khu DLST nghĩ dưỡng hồ Ea Chu Cáp 84
1,00 84
20 84
DA điểm du lịch thác bảy tầng 84
5,00 84
7
21 84
DA điểm du lịch hồ sen 84
1,00 84
Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Đắk Lắk 85
3.6. NHẬN XÉT CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH ĐẮK LẮK 85
3.7. PHÂN TÍCH DU LỊCH SINH THÁI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK THEO MÔ
HÌNH SWOT 86
3.7.1. Điểm mạnh 86
3.7.2. Điểm yếu 87
3.7.3. Thời cơ 87
3.7.4. Thách thức 88
Chương 4. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH
THÁI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK 89
4.1. CƠ SỞ ĐỂ ĐƯA RA GIẢI PHÁP 89
4.1.1. Đánh giá chung về thực trạng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Đắk Lắk 89
4.1.2. Định hướng phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk 91
4.2. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI
Ở ĐẮK LẮK 94
4.2.1. Củng cố các khu du lịch sinh thái đã có và tăng cường thu hút đầu tư cho
DLST 94
4.2.2. Tăng cường công tác xúc tiến quảng bá du lịch sinh thái Đắk Lắk 95
4.2.3. Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển du lịch sinh thái 96
4.2.4. Phát triển DLST kết hợp với đa dạng hóa sản phẩm du lịch 96
4.2.5. Bảo vệ tài nguyên – môi trường và đảm bảo phát triển du lịch sinh thái bền
vững 97
4.2.6. Vốn 99
4.2.7. Tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức về du lịch sinh thái 100
C. PHẦN KẾT LUẬN 102
8
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ
DLST
Du lịch sinh thái
KH – KT
Khoa học – kỹ thuật
KT – XH
Kinh tế - xã hội
NXB Nhà xuất bản
QL
Quốc lộ
SP Sản phẩm
SX Sản xuất
TW
Trung Ương
UBND Ủy ban nhân dân
9
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, HÌNH ẢNH
I. DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
Trang
Bảng 2.1. Hiện trạng cơ sở lưu trú của Đắk Lắk 49
Bảng 2.2. Hiện trạng lao động du lịch Đắk Lắk 53
Bảng 3.1. Danh mục các dự án DLST ưu tiên đầu tư 81
Bảng 3.2. Hiện trạng khách du lịch nội địa đến Đắk Lắk 83
Bảng 3.3. Thời gian lưu trú của khách du lịch đến Đắk Lắk 85
Bảng 3.4. Hiện trạng doanh thu du lịch Đắk Lắk 87
II. DANH MỤC BẢN ĐỒ
Trang
Bản đồ 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Đắk Lắk 46
Bản đồ 2.2. Bản đồ du lịch tỉnh Đắk Lắk 57
Bản đồ 3.5 Các tuyến du lịch sinh thái chính
III. DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 2.1. Cơ cấu kinh tế tỉnh Đắk Lắk năm 2006 – 2012 47
Biểu đồ 3.1. Biểu đồ lượt du khách quốc tế đến Đắk Lắk 82
Biểu đồ 3.2. Biểu đồ tăng trưởng doanh thu của du lịch Đắk Lắk 86
10
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Du lịch Việt Nam đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, ngành công nghiệp
xanh. Đặc biệt khi đời sống của con người ngày một nâng cao, người ta không còn
phải lo đến việc ăn no mặc đủ nữa mà đã hướng đến việc ăn ngon mặc đẹp. Đồng
thời nhu cầu hưởng thụ của họ ngày một cao hơn, dẫn đến việc đi du lịch có xu
hướng phát triển mạnh mẽ và ngày càng thu hút sự quan tâm của nhiều người. Sự
bùng nổ các khu đô thị trong những thập niên gần đây đã làm cho con người ngày
càng xa rời với thiên nhiên. Con người thường xuyên sống và làm việc trong môi
trường công nghiệp với cường độ và áp lực cao, vì vậy họ dễ mắc những chứng
bệnh như căng thẳng thần kinh, khủng hoảng tinh thần Ống khói nhà máy ngày
một lan rộng, không khí ngày càng ô nhiễm đã thôi thúc mọi người đua nhau tìm về
với thiên nhiên, nhu cầu đi du lịch đến những nơi có không gian yên tĩnh, bầu
không khí trong lành, mát mẻ và cảnh quan thiên nhiên còn hoang sơ, mộc mạc để
nghỉ ngơi, thư giãn, tái tạo sức khỏe của con người ngày càng tăng . Đây chính là cơ
hội cho DLST phát triển.
Đắk Lắk là một tỉnh Tây Nguyên có ngành du lịch đang có những bước khởi
sắc. Với đặc điểm địa lý của một vùng đất cao nguyên, quy tụ rất nhiều các dân tộc
và tài nguyên DLST đa dạng, Đắk Lắk được nhiều du khách trong và ngoài nước
biết đến như một điểm DLST hấp dẫn. Với những tiềm năng sẵn có của tỉnh Đắk
Lắk, việc chú trọng đầu tư để phát triển kinh tế du lịch đặc biệt là phát triển DLST
không chỉ mang lại những hiệu quả thiết thực cho nền kinh tế của tỉnh mà còn phù
hợp với xu thế phát triển của xã hội. Việc nghiên cứu, tiềm năng, thực trạng nhằm
tìm ra những giải pháp để phát triển DLST là cần thiết, không chỉ với lý luận mà
còn có giá trị thực tiễn cao. Do vậy tác giả chọn đề tài “Nghiên cứu tiềm năng
phát triển du lịch sinh thái tỉnh Đắk Lắk” làm đề tài nghiên cứu luận văn tốt
nghiệp của mình.
II. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Nghiên cứu, đánh giá tiềm năng, thực trạng góp phần làm rõ một số vấn đề cơ
bản về DLST cuả tỉnh, đưa ra những phương hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm
đẩy mạnh phát triển DLST ở Đắk Lắk tương xứng với tiềm năng sẵn có của tỉnh.
11
III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Thu thập và hệ thống các thông tin về du lịch Đắk Lắk.
- Khảo sát, đánh giá tài nguyên du lịch và thực trạng phát triển DLST tỉnh
Đắk Lắk trên quan điểm phát triển bền vững.
- Đề ra giải pháp phát triển DLSTtỉnh Đắk Lắk theo hướng bền vững.
IV. GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu: tiềm năng, thực trạng và định hướng phát triển
DLST tỉnh Đắk Lắk.
2. Lãnh thổ nghiên cứu: Địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
3. Thời gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu vấn đề DLST trên địa bàn tỉnh
Đắk Lắk trong thời gian từ năm 2006 đến năm 2012.
V. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU
1. Trên thế giới
Các nhà Địa lý học bắt đầu quan tâm đến lĩnh vực du lịch từ những năm 30
(Mc Murray 1930; Jones 1935; Selke 1936) và đặc biệt là sau chiến tranh thế giới
thứ II. Nhiều nhà Địa lý học người Mỹ, Anh, Canađa đã tiến hành các nghiên cứu
về du lịch ở góc độ địa lý như Gilbert (1949), Wolfe (1951), Coppock (1977). Về
sau, khi du lịch ngày càng phát triển và những nghiên cứu của các nhà địa lý học về
du lịch cũng đã tăng lên rất nhiều, bởi khó có thể tìm thấy một khía cạnh của du lịch
mà không dính dáng đến địa lý và rất ít các ngành của địa lý mà không có ít nhiều
đóng góp cho việc nghiên cứu hiện tượng du lịch.
Du lịch đang là hiện tượng toàn cầu. Lợi nhuận khổng lồ thu được từ du lịch đã
khiến cho nhiều tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá mức, môi trường bị ô nhiễm,
và nền kinh tế - xã hội của các lãnh thổ đón khách bị ảnh hưởng một cách tiêu cực. Một
chiến lược du lịch tôn trọng môi trường và quan tâm đến khả năng đáp ứng các nhu cầu
trong tương lai đang được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Hoạt động DLST được
quan tâm nghiên cứu từ những năm cuối của thập kỷ 1980, đã có nhiều tổ chức như:
IUWTO ( tổ chức du lịch thế giới), IUCN (tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới), WW
(quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên) đã giải quyết các vấn đề về lý luận DLST. Các tổ chức
trên đã khẳng định tầm quan trọng của DLST trong vấn đề giáo dục môi trường, bảo
tồn hệ sinh thái, ủng hộ cộng đồng địa phương Đây là những tài liệu hết sức quý giá
làm cơ sỏ để tiếp tục nghiên cứu các lĩnh vực của DLST.
12
Về du lịch bền vững, từ những năm 1990, nhiều nghiên cứu về phát triển du
lịch bền vững đã được tiến hành. Một số loại hình du lịch mới ra đời, nhấn mạnh
khía cạnh môi trường như DLST, du lịch gắn với thiên nhiên, du lịch thay thế hay
du lịch khám phá nhằm tuyên truyền, nâng cao ý thức của cộng đồng về hoạt động
du lịch có trách nhiệm, đảm bảo sự phát triển bền vững.
Năm 1992, trong Hội nghị thượng đỉnh về Trái đất đã diễn ra Hội nghị về
môi trường và phát triển của Liên hợp quốc, 182 Chính phủ đã thông qua chương
trình Nghị sự 21 nhằm đảm bảo một tương lai bền vững cho nhân loại bước vào thế
kỷ XXI. Chương trình Nghị sự đã nêu lên các vấn đề liên quan đến môi trường và
phát triển, đề ra chiến lược hướng tới các hoạt động mang tính bền vững hơn
2. Ở Việt Nam
Hoạt động DLST vẫn còn khá mới mẻ, các công trình nghiên cứu chủ yếu
tập trung vào vấn đề lý luận, trong thời gian qua đã có nhiều công trình khoa học cả
trong nước và quốc tế nghiên cứu về du lịch và phát triển du lịch như:
- Phạm Quang Anh “phân tích cấu trúc sinh thái, cảnh quan ứng dụng định
hướng tổ chức du lịch xanh ở Việt Nam” nêu rõ sự nhất quán giữa phát triển du lịch
với việc bảo vệ tài nguyên và môi trường.
- Hiệp hội DLST: “ du lịch sinh thái hướng cho các nhà lập kế hoạch và quản
lý” đưa ra một số hoạt động cụ thể của DLST, khuyến khích những tác động có lợi
làm giảm sự gây hại của ngành du lịch.
- Đề tài của Phạm Trung Lương (chủ biên) “Du lịch sinh thái những vấn đề
lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam” nêu rõ những cơ sở lý luận về DLST,
tiềm năng và hiện trạng phát triển DLST, đưa ra những định hướng và giải pháp
phát triển DLST ở Việt Nam
- Tuyển tập báo cáo của Viện nghiên cứu phát triển du lịch: “hội thảo về
DLST với phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam” đã dưa ra một số vấn đề về cơ sở
khoa học phát triển DLST ở Việt Nam, phát triển DLST theo quan điểm phát triển
bền vững, phát triển DLST trên cơ sở tài nguyên môi trường tự nhiên, DLST nhân
văn và giáo dục.
- GS.TSKH Lê Huy bá “Du lịch sinh thái”.(nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật )
- Phan Trung Lương, “Cơ sở khoa học phát triển du lịch sinh thái Việt Nam”
Báo cáo đề tài khoa học cấp ngành, Hà Nội, 1998
13
- Và một số công trình khoa học, bài viết khác.
3. Nhìn chung các công trình nghiên cứu và các bài viết trên chỉ đề cập đến
vấn đề du lịch dưới các góc độ và phạm vi rộng hẹp khác nhau. Chưa có công trình
nào đi sâu nghiên cứu có hệ thống và toàn diện về phát triển DLST ở Đắk Lắk. Đề
tài “Nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Đắk Lắk” không
trùng lặp với bất cứ luận văn hoặc đề tài khoa học nào đã công bố.
VI. QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU
1. Quan điểm tổng hợp
Hệ thống lãnh thổ du lịch là một hệ thống mở, gồm các thành phần tự nhiên,
kinh tế, xã hội, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và chịu sự chi phối của nhiều quy
luật cơ bản. Nghiên cứu du lịch không thể tách rời hệ thống kinh tế - xã hội của địa
phương và cả nước.
Quan điểm hệ thống giúp chúng ta có cái nhìn tổng thể, khái quát của toàn
bộ hệ thống du lịch trong khi vẫn bao quát được hoạt động của mỗi phân hệ trong
hệ thống đó. Du lịch Đắk Lắk cần được nghiên cứu trong mối quan hệ tương hỗ:
kinh tế - xã hội - môi trường không chỉ riêng Đắk Lắk mà của cả nước. Quan điểm
này được áp dụng trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
2. Quan điểm hệ thống
Bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng có nhiều bộ phận hợp thành và bản thân
sự vật, hiện tượng đó cũng là một bộ phận của tổng thể lớn hơn.
Vì vậy khi nghiên cứu phát triển DLST tỉnh Đắk Lắk phải đặt trong tổng thể
phát triển du lịch chung của tỉnh Đắk Lắk và cả nước. Qua đó giúp quá trình nghiên
cứu có tính hệ thống, chặt chẽ, không tách rời trong tổng thể chung.
3. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh
Mọi sự vật, hiện tượng đều có quá trình phát sinh, vận động và biến đổi. Quá
trình ấy có thể bắt đầu từ trong quá khứ, hiện tại vẫn tiếp diễn và kéo dài đến tương
lai. Đứng trên quan điểm lịch sử, phân tích nguồn gốc phát sinh, đánh giá đúng đắn
hiện tại sẽ là cơ sở để đưa ra các dự báo xác thực về xu hướng phát triển trong thời
gian sắp tới. Quan điểm này được vận dụng trong khi phân tích các giai đoạn chủ
yếu của quá trình phát triển hệ thống du lịch và dự báo xu hướng phát triển của hệ
thống lãnh thổ.
14
4. Quan điểm lãnh thổ
Lãnh thổ du lịch được tổ chức như là một hệ thống liên kết không gian của
các đối tượng du lịch trên cơ sở các nguồn tài nguyên và dịch vụ cho du lịch. Việc
nghiên cứu DLST của tỉnh Đắk Lắk không thể tách rời với hiện trạng và xu hướng
du lịch của Việt Nam. Quá trình phát triển DLST của tỉnh Đắk Lắk là một phần
trong quá trình phát triển DLST của Tây Nguyên và của cả nước.
5. Quan điểm sinh thái
Phát triển du lịch phải gắn liền với bảo vệ môi trường sinh thái. Quan điểm
sinh thái cho thấy sự cần thiết phải bảo vệ tính toàn vẹn của hệ sinh thái, đánh giá
tác động của du lịch đến môi trường và khả năng chịu đựng của môi trường trước sự
phát triển của kinh tế nói chung, du lịch nói riêng.
6. Quan điểm du lịch bền vững
Mục tiêu của DLST là bảo vệ tài nguyên và môi trường, tăng cường bảo tồn
và chia sẻ lợi ích cho cộng đồng, đảm bảo sự phát triển kinh tế một cách bền vững.
Kết hợp hài hoà nhu cầu của hiện tại và tương lai trên cả hai góc độ sản xuất và tiêu
dùng du lịch nhằm đạt đến sự cân bằng giữa các yếu tố kinh tế, xã hội và môi
trường. Luận văn quán triệt quan điểm này trong suốt quá trình đánh giá tiềm năng,
phân tích hiện trạng và đề xuất giải pháp.
VII. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Phương pháp thu thập, thống kê tài liệu
Thu thập tất cả các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu, từ các nguồn tài
liệu đó tiến hành xử lý, thống kê phục vụ cho việc nghiên cứu.
2. Phương pháp khảo sát, thực địa
Phương pháp này được sử dụng rất phổ biến trong nghiên cứu các vấn đề Địa
Lý. Dựa trên cơ sở khảo sát thực địa, tìm hiểu đối tượng, tiếp cận vấn đề nghiên cứu
một cách cụ thể, rõ ràng để góp phần khách quan hơn cho việc nghiên cứu đề tài.
3. Phương pháp phân tích, tổng hợp
Dựa vào những tài liệu thu thập được, những số liệu từ thực địa và quan sát
thực địa, tiến hành phân tích, so sánh, tổng hợp nhằm rút ra bản chất của vấn đề
đang nghiên cứu.
15
4. Phương pháp bản đồ
Phương pháp bản đồ là phương pháp không thể thiếu trong nghiên cứu Địa
Lý. Từ bản đồ có thể rút ra những thông tin cần thiết phục vụ cho quá trình nghiên
cứu. Từ các thông tin, số liệu thu thập đã qua xử lý, tính toán để xây dựng bản đồ
đáp ứng yêu cầu đặt ra của đề tài.
VIII. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, nội dung của luận văn được bố cục
thành 4 chương:
Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ DU LỊCH SINH THÁI
Chương 2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DU LỊCH SINH THÁI
TỈNH ĐẮK LẮK
Chương 3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK
Chương 4. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN
DU LỊCH SINH THÁI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK
16
B. PHẦN NỘI DUNG
Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ DU LỊCH SINH THÁI
1.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA DU LỊCH SINH THÁI
1.1.1. Khái niệm về du lịch sinh thái
Ngày nay, DLST đã và đang trên đà trở mình và đã trở nên phổ biến đối với
những người yêu thiên nhiên, nó xuất phát từ các trăn trở về môi trường, kinh tế và
xã hội – một trong những cách thức để trả nợ cho môi trường tự nhiên và làm tăng
giá trị của các khu BTTN còn lại.
DLST (ecotourism) là một khái niệm tương đối mới và đã nhanh chóng thu
hút được sự quan tâm của nhiều người hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Đây là một khái niệm rộng, được hiểu theo những cách khác nhau từ những góc độ
tiếp cận khác nhau. Đối với một số người, DLST chỉ đơn giản là sự ghép nối ý
nghĩa của hai khái niệm “du lịch” và “sinh thái” vốn đã quen thuộc từ lâu. Tuy
nhiên, đứng ở góc nhìn rộng hơn, tổng quát hơn thì một số ngời quan niệm rằng
DLST là một loại hình du lịch thiên nhiên. Như vậy, với cách tiếp cận này, mọi hoạt
động của du lịch có liên quan đến thiên nhiên như tắm biển, nghỉ núi đều được
hiểu là DLST.
DLST có liên quan đến các loại hình du lịch như:
- Du lịch thiên nhiên (Natural tourism)
- Du lịch dựa vào thiên nhiên (Natural-based tourism)
- Du lịch môi trường (Environmental tourism)
- Du lịch đặc thù (Particular tourism)
- Du lịch xanh (Green tourism)
- Du lịch bản xứ (Indigenous tourism)
- Du lịch có trách nhiệm (Responsible tourism)
- Du lịch nhạy cảm (Sensitized tourism)
- Du lịch nhà tranh (Cottage tourism)
- Du lịch bền vững (Sustainable tourism).
DLST bắt nguồn từ du lịch thiên nhiên. Có người quan niệm, DLST là loại
hình du lịch có lợi cho sinh thái, ít có những tác động tiêu cực đến sự tồn tại và phát
triển của hệ sinh thái, nơi diễn ra các hoạt động du lịch. Cũng có ý kiến cho rằng
17
DLST đồng nghĩa với du lịch đạo lý, du lịch có trách nhiệm, du lịch xanh, du lịch
có lợi cho môi trường hay có tính bền vững.
Ở Việt Nam, trong lần hội thảo về “Xây dựng chiến lược phát triển DLST ở
Việt Nam” từ 7/9/1999 đến 9/9/1999 đã đưa ra định nghĩa về DLST là: “DLST là
loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi
trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích
cực của cộng đồng địa phương”. Ngoài những khái niệm và định nghĩa trên còn có
một số định nghĩa mở rộng hơn về nội dung của DLST:
“DLST là một loại hình du lịch lấy các hệ sinh thái đặc thù, tự nhiên làm đối
tượng để phục vụ cho những khách du lịch yêu thiên nhiên, du ngoạn, thưởng thức
những cảnh quan hay nghiên cứu về các hệ sinh thái. Đó cũng là hình thức kết hợp
chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế du lịch với giới thiệu về những cảnh đẹp
của quốc gia cũng như giáo dục tuyên truyền và bảo vệ, phát triển môi trường và tài
nguyên thiên nhiên một cách bền vững” (Lê Huy Bá – 2000)
“DLST là sự tạo nên và thỏa mãn sự khao khát thiên nhiên, là sự khai thác
các tiềm năng du lịch cho bảo tồn và phát triển và là sự ngăn ngừa các tác động tiêu
cực lên sinh thái, văn hóa và thẩm mỹ”. “DLST là du lịch vào những khu tự nhiên
hầu như không bị ô nhiễm hoặc ít bị xáo trộn với mục tiêu đặc biệt: nghiên cứu,
thưởng ngoạn, trân trọng khung cảnh và muông thú hoang dã và các biểu thị văn
hóa được khám phá trong các khu vực này”. (Cebllos – Lascurain, H, 1987)
“DLST là du lịch có mục đích với các khu tự nhiên, hiểu biết về lịch sử văn
hóa và lịch sử tự nhiên của môi trường, không làm biến đổi tình trạng của hệ sinh
thái, Du lịch Sinh thái đồng thời ta có cơ hội để phát triển kinh tế, bảo vệ nguồn tài
nguyên thiên nhiên và lợi ích tài chính cho cộng đồng địa phương”. (Hiệp hội
DLST Hoa kỳ, 1998)
“DLST là một hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên và định hướng về môi
trường tự nhiên và nhân văn, được quản lí một cách bền vững và có lợi cho sinh
thái” (Hiệp hội DLST Australia)
“DLST là một loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa gắn
với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nổ lực bảo tồn và phát triển bền vững với
sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương” (Định nghĩa về DLST ở Việt Nam)
18
Cho đến nay, khái niệm DLST vẫn còn được hiểu dưới nhiều góc độ khác
nhau, với những tên gọi khác nhau. Mặc dù, những tranh luận vẫn còn đang diễn
tiến nhằm tìm ra một định nghĩa chung nhất về DLST, nhưng đa số ý kiến của các
chuyên gia hàng đầu về DLST đều cho rằng DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên
nhiên, hỗ trợ cho các hoạt động bảo tồn và được nuôi dưỡng, quản lý theo hướng
bền vững về mặt sinh thái. Du khách sẽ được hướng dẫn tham quan với những diễn
giải cần thiết về môi trường để nâng cao hiểu biết, cảm nhận được giá trị thiên
nhiên và văn hóa mà không gây ra những tác động không thể chấp nhận đối với các
hệ sinh thái và văn hóa bản địa. DLST nói theo một định nghĩa nào chăng nữa thì
nó phải hội đủ các yếu tố cần: (1) sự quan tâm tới thiên nhiên và môi trường; (2)
trách nhiệm với xã hội và cộng đồng. Cứu thiên nhiên bằng cách du lịch hóa vào
trong điều kiện thiên nhiên đó không còn là cách thức mới mẻ đối với các doanh
nghiệp lữ hành. Tuy nhiên, để cứu nó đúng nghĩa đang là vấn đề làm đau đầu nhiều
nhà điều hành và quản lý du lịch. DLST chú trọng vào tài nguyên và nhân công địa
phương, đây là một sự thu hút hấp dẫn đối với các nước đang phát triển. DLST tạo
nên những khao khát và sự thỏa mãn về thiên nhiên, kích thích lòng yêu mến thiên
nhiên và từ đó mới thôi thúc được ý thức bảo tồn và phát triển nhằm ngăn ngừa các
tác động tiêu cực lên tự nhiên, văn hóa và thẩm mỹ.
1.1.2. Phân biệt du lịch sinh thái với một số loại hình du lịch tương tự
1.1.2.1. Phân biệt DLST với DL tự nhiên (nature tourism):
Du lịch tự nhiên, theo tổ chức du lịch thế giới (WTO) là loại hình du lịch với
động cơ chính của khách du lịch là quan sát và cảm thụ tự nhiên.
Khái niệm du lịch tự nhiên cho thấy nó mang một ý nghĩa rất rộng bao trùm
cả DLST và các loại hình du lịch khác. Theo đó, bất cứ hoạt động du lịch nào liên
quan đến thiên nhiên đều được coi là du lịch tự nhiên. Kèm theo đó không có yêu
cầu mang tính trách nhiệm đối với cộng đồng dân cư địa phương hoặc ràng buộc
nào khác đối với tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động du lịch. DLST đòi hỏi tính
trách nhiệm cao đối với môi trường và cộng đồng cư dân địa phương.
1.1.2.2. Phân biệt DLST với du lịch mạo hiểm (adventure tourism):
Theo tổ chức du lịch Quebec, Canada: du lịch mạo hiểm là hoạt động thể chất
ngoài trời hoặc các hoạt động kết hợp diễn ra tại một khu vực tự nhiên nhất định (khu
vực hoang dã, tách biệt hoặc đặc thù…). Những hoạt động này thường có tính mạo
19
hiểm và mức độ rủi ro tuỳ thuộc vào điều kiện môi trường (sự cách ly, các tính chất
địa lý…) bản chất của các hoạt động và các phương tiện vận tải được sử dụng.
Khái niệm này cho thấy đây là loại hình du lịch đến với thiên nhiên. Điểm chú
ý là loại hình du lịch này không chú ý đến việc tìm hiểu về hệ sinh thái mà khai thác
tài nguyên thiên nhiên để phục vụ mục đích mạo hiểm, chinh phục thiên nhiên, thậm
chí sẵn sàng sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại để hỗ trợ. Loại hình du lịch
mạo hiểm nhằm chứng tỏ khả năng chinh phục tự nhiên của con người, nó hoàn toàn
khác với DLST vì DLST đi tìm sự hoà hợp, cùng chung sống hài hoà giữa con người
với thiên nhiên (các hệ sinh thái có các loài động thực vật cùng cư ngụ trong đó).
1.1.2.3. Phân biệt DLST với các loại hình du lịch có chọn lựa (alternative
tourism):
Du lịch có chọn lựa là loại hình du lịch mới, được đưa ra nhằm thúc đẩy sự
trao đổi thông qua du lịch giữa các thành viên của các cộng đồng khác nhau. Nó tìm
kiếm sự hiểu biết, gắn kết và bình đẳng giữa các thành viên tham gia trong đó.
Đây là một tập hợp các loại hình du lịch được đưa ra để phân biệt du lịch đại trà
(Du lịch truyền thống). Du lịch đại trà đã dần bộc lộ các tác hại tiêu cực của nó tới văn
hoá, xã hội và môi trường ở nơi đến du lịch. Các loại hình du lịch lựa chọn ra đời một
mặt nhằm thoả mãn đúng hơn các mong muốn của người tiêu dùng du lịch trong bối
cảnh toàn cầu hoá. Với ý nghĩa này DLST thực chất là một trong những loại hình du
lịch lựa chọn.
1.1.3. Đặc điểm của du lịch sinh thái
Mặc dù chưa có một khái niệm thống nhất về DLST. Nhưng trong nội hàm
của các khái niệm đều hàm chứa bốn đặc điểm cơ bản và sự khác biệt của DLST
với các loại hình du lịch khác. DLST không đơn giản chỉ là đưa ra một loại sản
phẩm mới của ngành du lịch mà hơn thế nữa nó là động lực của sự phát triển, là một
nhân tố để phát triển bền vững. DLST có những đặc điểm chủ yếu sau đây:
1.1.3.1. Thứ nhất, DLST được thực hiện tại những nơi hoang sơ hoặc tương đối
hoang sơ và có môi trường tự nhiên đa dạng phong phú
Bởi vì khách DLST khi thực hiện một chuyến đi họ mong muốn trở về với
những nơi có môi trường trong lành và chưa bị tác động nhiều bởi ở đó họ được hoà
mình với thiên nhiên để được khám phá, được nghiên cứu tự nhiên và văn hoá bản
20
địa và được thưởng thức bầu không khí trong lành, thoát khỏi cuộc sống đầy áp lực
của công việc và ô nhiễm môi trường.
Những nơi có môi trường tự nhiên là những nơi có bề dày về sự hình thành
và phát triển của các hệ động thực vật và con người. Một vài ha rừng thậm chí hàng
ngàn ha rừng tự trồng cho dù có mang ý nghĩa tích cực như “phủ xanh đất trống đồi
trọc” cũng không thể nói có thể làm DLST được. Để có thể làm được DLST phải là
nơi có tài nguyên tự nhiên dồi dào mà cụ thể là các hệ sinh thái được làm giàu bởi
rất nhiều các loài động thực vật khác nhau. Những yếu tố từ cây cối, nguồn nước,
bầu khí quyển, đất đai cũng được tính đến. Điểm chú ý ở đây là môi trường tự nhiên
được đề cập phải là những nơi còn tương đối nguyên sơ, chưa bị hoặc ít bị can thiệp
bởi bàn tay con người. Những tài nguyên đó được hiện hữu dưới hình thức là các
vườn quốc gia, các khu dự trữ, khu bảo tồn thiên nhiên hay các khu vực văn hóa
lịch sử có gắn với không gian và tài nguyên thiên nhiên phong phú.
Rất nhiều thứ được con người làm ra trong thời đại khoa học - công nghệ phát
triển. Thậm chí con người có thể làm ra những rôbốt có khả năng như người thật với
mục đích phục vụ cho cuộc sống của họ. Nhưng hai chữ “sinh thái” trong DLST đề ra
một nguyên tắc bất dịch: “hãy để thiên nhiên như nó vốn đã thế”, đó là quyết định
thông minh nhất trong thỏa thuận cùng tồn tại giữa con người và thế giới tự nhiên.
DLST không cho phép con người can thiệp vào các hệ sinh thái tự nhiên, cho
dù đó là những can thiệp mang lại lợi ích kinh tế-xã hội cho con người và cho dù
con người chấp nhận đền bù bằng vật chất cho những thiệt hại mà họ định gây ra
đối với tự nhiên.
Như vậy, DLST thường được thực hiện ở các khu bảo tồn tự nhiên, các vườn
quốc gia, ở những nơi có mật độ dân số thấp và tài nguyên thiên nhiên phong phú, ở
những khu vực có giá trị cao về môi trường tự nhiên.
1.1.3.2. Thứ hai, Du lịch sinh thái hỗ trợ tích cực cho công tác bảo tồn các đặc
tính tự nhiên, văn hóa, xã hội tại điểm thăm quan
Các nhà kinh doanh DLST ngoài việc phải quan tâm nuôi dưỡng, quản lý
chặt chẽ nguồn tài nguyên để nó tồn tại và hấp dẫn du khách, họ phải đóng góp tài
chính cho chính quyền sở tại, những cơ quan quản lý các tài nguyên từ những khoản
lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh du lịch của mình. Những nguồn tài
chính này làm tăng thêm ngân sách cho các khu vực nơi tổ chức hoạt động DLST
21
để bù đắp cho các khoản chi phí như: quản lý, trồng thêm cây xanh, tôn tạo, trùng
tu… Bên cạnh đó, những tiêu chí và đòi hỏi cao hơn của DLST đối với công tác bảo
vệ môi trường, giữ gìn các hệ sinh thái khiến các nhà kinh doanh DLST phải chuẩn
bị kỹ lưỡng và đưa ra những yêu cầu cao hơn đối với những hướng dẫn viên và với
các khách du lịch mà mình phục vụ.
Du khách của loại hình DLST thường là những người yêu mến, thân thiện
với thiên nhiên, họ muốn đi du lịch là để được tìm hiểu và nghiên cứu những nơi họ
đến. Họ xác định nhu cầu du lịch của mình là tìm hiểu và thưởng ngoạn các hệ sinh
thái vì thế họ luôn cố gắng hạn chế việc xâm hại và phá huỷ những tài nguyên quý
hiếm cả về mặt hữu hình lẫn vô hình của môi trường. Ý thức đúng đắn khi đi du lịch
giúp du khách cân nhắc và suy nghĩ trước mỗi hành động có khả năng tác động tới
môi trường xung quanh. Do đó trong và sau mỗi chuyến đi họ thường có những
tổng hợp đánh giá của riêng mình. Những hoạt động nghiên cứu, khám phá, tổng
hợp của họ ít nhiều cũng có những đóng góp và giúp ích cho công tác bảo tồn các
đặc tính tự nhiên, văn hoá, xã hội nơi họ đến tham quan.
Những du khách, nhất là du khách nước ngoài khi đến tham quan vườn quốc gia
Cúc Phương họ có thể nghiên cứu về loài bướm, về voọc quần đùi trắng, về các loại
thực vật điển hình của vườn như: chò chỉ. Kim giao… hay du khách khi đi tham quan
các bản làng dân tộc (như bản Lác, Mai Châu - Hoà Bình; chợ Tình Sapa…) việc họ
đến tham quan những nơi này thực sự làm sống lại các làn điệu hát múa dân gian
truyền thống của dân tộc Mường, hay làm sống lại các ngành nghề truyền thống như
dệt thổ cẩm, nấu rượu cần…bản thân họ cũng tham gia vào việc sưu tầm tư liệu, nghiên
cứu thậm chí xuất bản những cuốn sách có giá trị về các nền văn hoá đặc trưng nơi họ
đến thăm, đưa ra những sáng kiến bảo tồn và phát huy những nền văn hóa đó.
Các tổ chức, cá nhân sau khi tham gia vào các tour DLST họ được tận mắt
chứng kiến cảnh quan môi trường, tài nguyên thiên nhiên nơi họ đến thăm và đặc
biệt được giáo dục, được hiểu biết thêm về môi trường và tầm quan trọng của hệ
sinh thái họ có thể đóng góp các nguồn lực tài chính, hỗ trợ về mặt kiến thức khoa
học, kinh nghiệm quản lý cho các rừng quốc gia, các khu dự trữ thiên nhiên phục vụ
cho DLST.
Cư dân địa phương có thu nhập từ việc tham gia vào hoạt động DLST từ đó sẽ
hạn chế việc khai thác tài nguyên mang tính tiêu cực như: săn bắn động vật quý hiếm,
22
chặt cây đốn củi, phá rừng làm rẫy… gây ảnh hưởng xấu tới các loài động, thực vật
có giá trị về thẩm mỹ và kinh tế cũng như môi trường sống xung quanh họ.
Tất cả những điều trên nói lên rằng DLST có khả năng hỗ trợ tích cực cho
công tác bảo tồn các đặc tính tự nhiên, văn hoá, xã hội tại điểm tham quan.
1.1.3.3. Thứ ba, Các hoạt động mang tính giáo dục, giảng giải nâng cao nhận thức
về hệ sinh thái và môi trường sống là nội dung quan trọng của Du lịch sinh thái
DLST là một phương tiện tốt để truyền đạt thông tin vì nó có khả năng đưa con
người tiếp cận trực tiếp và thấy rõ vai trò của thiên nhiên đối với đời sống con người.
Một trong những đặc điểm nổi trội và khác với các hình thức du lịch khác là
DLST đẩy mạnh các hoạt động mang tính giáo dục về các hệ sinh thái và môi trường
sống. Các hoạt động giáo dục này bao gồm việc giảng giải về lịch sử, nguồn gốc hình
thành, tập quán sinh hoạt, mối quan hệ tương tác qua lại giữa các loài động thực vật
và vai trò của chúng trong thiên nhiên. DLST hướng dẫn cách thức để những người
làm du lịch và khách du lịch tiến hành hoạt động du lịch đúng cách với thái độ trân
trọng, giữ gìn và bảo vệ môi trường sống. Các hoạt động giáo dục, chỉ dẫn cách thức
du lịch đúng đắn mà DLST thực hiện có thể bằng nhiều cách khác nhau: phương
pháp hướng dẫn, thuyết minh trực tiếp từ hướng dẫn viên tới khách du lịch, các tờ
giới thiệu thông tin về du lịch, các mô hình, mô phỏng, các phương tiện nghe nhìn
1.1.3.4. Thứ tư, Dựa vào việc khai thác tiềm năng tự nhiên và nhân văn du lịch
sinh thái mang lại lợi ích cho cộng đồng dân cư bản địa
Khi du lịch phát triển và mở rộng, nhiều địa phương đã thoát khỏi cảnh đói
nghèo, người dân được tiếp cận với các dịch vụ giáo dục, y tế, cơ sở hạ tầng như:
Điện thắp sáng, đường giao thông, hệ thống cấp thoát nước và thông tin liên lạc
Nhưng những lợi ích được DLST mang lại mà những người trong cuộc gồm cả cá
nhân và tổ chức trước đó hầu như không có được.
Nếu như du lịch đại trà tập trung vào phát triển, mở rộng quy mô kinh doanh
của họ mà không quan tâm đúng mức đến vai trò và sự có mặt của người dân bản
địa trong việc triển khai các dự án và các chương trình du lịch tại những nơi có tài
nguyên thiên nhiên như rừng quốc gia, các khu dự trữ thiên nhiên thì DLST đã khơi
dậy và đánh thức những tiềm năng sẵn có này để mang lại thu nhập đáng kể cho cư
dân địa phương bằng các hoạt động dịch vụ du lịch như: phục vụ lưu trú, ăn uống
bán hàng lưu niệm và các dịch vụ bổ trợ khác.
23
Khi du lịch đại trà phát triển các khách sạn, nhà nghỉ mọc lên ngày càng nhiều
với mục đích mang về nhiều lợi nhuận, những vật liệu xây dựng có mục đích chính
đảm bảo độ bền vững, kinh tế mà không chú trọng đến việc thân thiện với môi trường
và đảm bảo cho phát triển bền vững thì ngược lại DLST luôn quan tâm đến việc tôn
tạo cảnh quan thiên nhiên và bảo vệ môi trường sinh thái để phát triển bền vững
chính những hoạt động này đảm bảo cho hệ thống rừng cây, hệ động thực vật được
bảo đảm, làm giảm thiểu sự tác động của thiên nhiên đến đời sống của người dân bản
địa như hạn chế được xói mòn, lũ quét và những thiên tai địch hoạ khác.
Những người làm DLST đã nhận ra vấn đề, thấy được chính những người dân
bản địa, họ sinh ra và tồn tại cùng với các hệ sinh thái và môi trường thiên nhiên xung
quanh từ bao đời lại có được kiến thức truyền thống văn hoá quý giá của cha ông họ
để lại về thiên nhiên và môi trường xung quanh, họ có văn hóa, phong tục tập quán
riêng của dân tộc mình. Nếu chỉ quan tâm đến thiên nhiên, bảo vệ và tôn tạo các giá
trị tài nguyên để phát triển du lịch mà không quan tâm đến lợi ích của người dân bản
địa thì sẽ không có được nền chính trị ổn định và kinh tế công bằng mà điều này lại
chính là những nhân tố và động lực quan trọng thúc đẩy phát triển DL.
Một biện pháp mà DLST góp phần mang lại các lợi ích kinh tế, phát huy các
giá trị văn hóa và xã hội của những người dân bản địa là: sử dụng những người dân
bản địa làm các hướng dẫn viên du lịch tại những khu DLST. Khuyến khích người
dân gìn giữ và phát triển những nghề truyền thống của mình như dệt thổ cẩm, thêu
ren, làm hàng thủ công mỹ nghệ, trồng các loại cây đặc sản của địa phương… để
khách du lịch được chiêm ngưỡng, học hỏi và mua sắm các sản phẩm nơi họ đến
tham quan. Các lễ hội, phong tục tập quán cần được gìn giữ và phát huy vì đó là
những nét đặc trưng riêng của vùng sinh thái du lịch, là điểm nhấn để thu hút khách
tham quan. DLST giúp người dân bản địa chủ động làm kinh tế cùng với việc gìn giữ
bản sắc văn hóa của mình bằng việc cung ứng dịch vụ lưu trú trong hành trình của
khách du lịch. Rất nhiều điểm DLST người ta tổ chức cho khách lưu trú ngay trong
nhà dân, du khách được ăn cùng mâm, ở cùng nhà với người dân địa phương, thậm
chí còn tham gia vào một số công đoạn sản xuất hàng hoá truyền thống của địa
phương, được thưởng thức các món ăn, tìm hiểu phong tục, tập quán lối sống cũng
như sinh hoạt của cư dân; tiêu chí của DLST là khai thác tối đa nguyên liệu sẵn có tại
địa phương để tạo ra dịch vụ và hàng hóa phục vụ khách du lịch chính những nguyên
24
liệu địa phương cùng với các sản phẩm đặc thù là những nguyên nhân làm hấp dẫn du
khách. Theo đó DLST đã mang lại nhiều lợi ích cho người dân địa phương.
1.1.4. Yêu cầu của du lịch sinh thái
Yêu cầu đầu tiên để có thể tổ chức được DLST là sự tồn tại của các hệ sinh
thái tự nhiên điển hình với tính đa dạng sinh thái cao. Sinh thái tự nhiên được hiểu
là sự cộng sinh của các điều kiện địa lý, khí hậu và động thực vật, bao gồm: sinh
thái tự nhiên (natural ecology), sinh thái động vật (animal ecology), sinh thái thực
vật (plant ecology), sinh thái nông nghiệp (agri-cultural ecology), sinh thái khí hậu
(ecoclimate) và sinh thái nhân văn (human ecology). Đa dạng sinh thái là một bộ
phận và là một dạng thứ cấp của đa dạng sinh học, ngoài thứ cấp của đa dạng di
truyền và đa dạng loài. Đa dạng sinh thái thể hiện ở sự khác nhau của các kiểu
cộng sinh tạo nên các cơ thể sống, mối liên hệ giữa chúng với nhau và với các yếu
tố vô sinh có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp lên sự sống như: đất, nước, địa hình,
khí hậu đó là các hệ sinh thái (eco-systems) và các nơi trú ngụ, sinh sống của một
hoặc nhiều loài sinh vật (habitats) (Theo công ước đa dạng sinh học được thông qua tại
Hội nghị thượng đỉnh Rio de Jannero về môi trường).
Như vậy có thể nói DLST là một loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên (natural
- based tourism) (gọi tắt là du lịch thiên nhiên), chỉ có thể tồn tại và phát triển ở
những nơi có các hệ sinh thái điển hình với tính đa dạng sinh thái cao nói riêng và
tính đa dạng sinh học cao nói chung. Điều này giải thích tại sao hoạt động DLST
thường chỉ phát triển ở các khu bảo tồn thiên nhiên (natural reserve), đặc biệt ở các
vườn quốc gia (national park), nơi còn tồn tại những khu rừng với tính đa dạng sinh
học cao và cuộc sống hoang dã. Tuy nhiên điều này không phủ nhận sự tồn tại của
một số loại hình DLST phát triển ở những vùng nông thôn (rural tourism ) hoặc các
trang trại (farm tourism) điển hình.
Yêu cầu thứ hai có liên quan đến những nguyên tắc cơ bản của DLST ở 2 điểm:
- Để đảm bảo tính giáo dục, nâng cao được sự hiểu biết cho khách DLST,
người hướng dẫn ngoài kiến thức ngoại ngữ tốt còn phải là người am hiểu các đặc
điểm sinh thái tự nhiên và văn hoá cộng đồng địa phương. Điều này rất quan trọng
và có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của hoạt động DLST, khác với những loại
hình du lịch tự nhiên khác khi du khách có thể tự mình tìm hiểu hoặc yêu cầu không
cao về sự hiểu biết này ở người hướng dẫn viên trong nhiều trường hợp, cần thiết
25