Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

8 lầm tưởng về da và ánh nắng mặt trời

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (369.35 KB, 6 trang )

8 lầm tưởng về da và ánh nắng mặt trời

Có phải là nếu đã có làn da rám nắng rùi thì mình có thể thoải mái ra ngoài trời
nắng và "bye bye" nguy cơ ung thư da?

Lầm tưởng 1: Bạn sẽ cảm thấy khoẻ hơn sau khi tắm nắng, như vậy không có lý gì
để nói ánh sáng mặt trời không tốt như mọi người nói?

Sự thật: Tại một số nơi có nhiều ánh sáng mặt trời nhất như Texas, phía Nam châu Phi và
Australia, người dân có tỉ lệ mắc ung thư da cao nhất.


Lầm tưởng 2: Chỉ những người nào da trắng, mắt màu xanh mới có nguy cơ mắc
bệnh về da?

Sự thật: Một nghiên cứu mới dựa trên ảnh hưởng của tia UV cho biết thực tế ánh nắng
cũng có liên quan đến những người có làn da sậm màu. Mặc dù người có tóc màu đỏ, mắt
xanh có nguy cơ cao hơn, nhưng cũng không ngoại trừ tỉ lệ mắc ung thư da ngày càng
tăng lên giữa người da đen và da nâu.

Lầm tưởng 3: Da của mình được bảo vệ an toàn qua nhiều thời gian rồi nên mình sẽ
không gặp rủi ro nào để phát triển ung thư da!

Sự thật: Ánh sáng gây tổn hại cho da tuy lúc đầu chưa có biểu hiện gì sau sẽ tích luỹ
nhiều lên và sau khoảng 15 năm đầu tiên của cuộc đời thì bắt đầu có biểu hiện ảnh hưởng
ra bên ngoài.


Lầm tưởng 4: Tớ đã có một làn da rám nắng đẹp, do đó nó sẽ không dễ bị tổn
thương da như người khác?


Sự thật: Những chỗ rám nắng, tàn nhang đang ở dạng lành tính nếu bị phơi nắng nhiều
vẫn có thể chuyển thành ác tính.

Lầm tưởng 5: Một chút ánh nắng mặt trời sẽ rất tốt cho các em bé?

Sự thật: Da của trẻ nhỏ càng dễ dàng bị tổn thương chỉ trong vòng 7 phút nếu trẻ tiếp xúc
với ánh nắng mặt trời từ thời điểm 11h sáng đến 3h chiều.


Lầm tưởng 6: Bạn nghĩ giường tắm nắng và đèn tắm nắng an toàn?

Sự thật: Chúng vẫn phát ra tia UV-A nên không hề an toàn cho bạn. Tia UV-A có thể
xuyên vào tận sâu những lớp da và gây tổn thương da trước khi da có biểu hiện chuyển
sang màu đỏ. Tia UV-A còn làm cho da khô, nhăn và tăng khả năng mắc ung thư da.

Lầm tưởng 7: Thương tổn do ung thư da sẽ gây chảy máu, da xuất hiện màu đỏ và
gây đau đớn?

Sự thật: Hầu hết các tổn thương do ung thư không gây chảy máu, da bị đóng vẩy hoặc
đau. Những thay đổi ở vùng bị tổn thương thường không thể hiện rõ rệt và rất khó nhận
thấy nếu không quan sát kỹ lưỡng.


Bạn hãy đến gặp bác sĩ da liễu nếu da có dấu hiệu sau:

- Thay đổi màu sắc: từ màu sáng chuyển sang tối hoặc trắng chuyển sang màu hồng nhạt.

- Thay đổi hình dạng và kích thước

- Phát triển không bình thường, sưng phồng có gợn


- Da bị bong tróc sau đó lành lại rồi tiếp tục bong da đúng chỗ vết thương vừa lành.

- Hình dạng vết loét ở giữa và không khỏi được.

- Xuất hiện bất ngờ những vết thương và tái phát nhiều lần.

Lầm tưởng 8: Không cần phải vội vàng đến gặp bác sĩ khi bản thân tự phát hiện ra
được những vết thương đáng ngờ

Thực tế: Càng phát hiện sớm và điều trị đúng cách là cần thiết và an toàn cho cuộc sống
của bạn.


Có 3 loại ung thư da cơ bản:

* Ung thư tế bào biểu bì cơ bản: Loại ung thư này là kiểu phổ biến nhất của ung thư da.
Nó thường không lây lan đến các cơ quan hoặc bộ phận khác của cơ thể. Cơ hội phục hồi
sau khi được chẩn đoán sớm đến 95%.

* Ung thư tế bào biểu bì hình vẩy: Loại ung thư này cũng dễ dàng điều trị nếu được phát
hiện ở giai đoạn đầu của bệnh. Nếu không được chẩn đoán sớm, nó thường có xu hướng
lây lan sang hệ bạch huyết và các mô tế bào khác đòi hỏi phải loại bỏ những tuyến bạch
huyết.

×