MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI TRUNG
TÂM DU LỊCH THANH NIÊN VIỆT NAM
Có thể nói du lịch Việt Nam là một nghành còn rất non trẻ, song những năm qua đã có những bước
vững chắc đã tạo được đà cho sự phát triển của nghành một cách hoàn hảo và đồng bộ.Du lịch đã là một
hiện tượng phổ biến trên thế giới và là nhu cầu cần thiết cho mọi người sau những tháng ngày làm việc căng
thẳng,ồn ào, ô nhiễm môi trường đòi hỏi phải được giải trí,nghỉ ngơi thay đổi không khí và mở mang thêm
sự hiểu biết.Điều đáng quan tâm là những thành quả đạt được không phải nằm trong bối cảnh thuận lợi mà
hết sức khó khăn và gian khổ. Nhưng năm gần đây du lịch của Việt Nam gặp những khó khăn do sự phát
triển của các nước bạn nhằm thu các lượng khách du lịch. Để tháo gỡ những khó khăn trên trung tâm đã
triển khai hàngloạt các biện pháp nhằm thu hút được sự chú ý của khách. Trong những năm qua cùng với
định hướng đúng đắn ban đầu.trung tâm đã xây dựng một cơ sở vật chất kỹ thuật tốt luôn luôn phục vụ tốt
các nhu cầu của khách,như phương tiện đi lại gồm những loại xe ô tô tốt , phục vụ ăn uống, và chỗ ngủ chu
đáo cho khách,có một đội ngũ nhân viên phục vụ nhiệt tình.Đặc biệt đối với công tác kế toán trung tâm đang
dần bước hiện đại hoá bằng mạng lưới vi tính và các chương trình dành cho kế toán.
Bên cạnh những ưu điểm trên trong quá trình quản lý và sản xuất,Trung
Tâm còn bộc lộ những tồn tại thuộc về yếu tố chủ quan.Thông qua sự phân tích
tình hình tài chính của Trung Tâm qua hai năm2002-2003 ta thấy.
Tuy có sự tăng lên rất lớn về quy mô kinh doanh song tình hình tài chính
của trung tâm lại có su hướng giảm sút. Điều đó được thể hiên qua tổng nguồn
vốn của trung tâm năm 2003 so với năm 2002 tăng lên 56.28% nhưng khả
năng tự chủ tài chính lại giảm xuống.Khả năng tự chủ tài chính của trung tâm
kém và nếu cứ tiếp tục giảm trong những năm tiếp theo thì Trung Tâm sẽ gặp
rất nhiều khó khăn về vấn đề tài chính,hay có nghĩa nguồn vốn CSH đang có su
hướng giảm xuống điều này không tốt bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến quá
trình kinh doanh của trung tâm.
Qua phân tích chung tình hình tài chính sử dụng tài sản của Trung Tâm
cho thấy tổng tài sản của trung tâm rất mạnh tăng 56.28% nhưng xét về mặt
kết cấu thì ta thấy tỷ trọng TSLĐ của Trung Tâm năm 2003 chiếm 91.61% năm
2002chiếm 89.6% giảm (-2.01%) cho thấy là chưa tốt bởi vì Trung Tâm là đơn
vị hoạt động kinh doanh là chủ yếu nhưng TSLĐ lại chiếm tỷ trọng lớn trong
tổng tài sản.
Mặc dù có sự tăng lên rất mạnh về TSLĐ năm 2003 so với năm 2002
tăng lên 52.85% cho thấy sự lớn mạnh về về quy mô kinh doanh thì kết quả
hoạt động kinh doanh lại cho thấy là kém hiệu quả,tuy doanh thu thuần tăng
90.8% nhưng lợi nhuận thuần của Trung Tâm hai năm đều âm. Điều đó nói lên
hiệu quả sử dụng TSLĐ của trung tâm còn những khả năng tiềm tàng trung
tâm vẫn chưa khai thác hết.
Nợ phải thu tăng cao,tăng 130% đáng báo động cho các nhà quản lý,tiền
vốn của trung tâm đang trong tình trạng bị chiếm dụng,trong đó phải thu của
khách hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất (năm 2002chiếm 49.33%năm 2003 chiếm
51.26%). Vì thế trung tâm phải có biện pháp thu hồi.
Hàng tồn kho của trung tâm năm 2003 tăng so với năm 2002 tương ứng
tỷ lệ tăng 23.32% cùng với tốc độ chu chuyển của hàng tồn kho tăng lên,điều
đó chứng minh việc sử dụng vốn lưu động của trung tâm đã được khai thác
tốt, cần duy trì và phát huy tốt hơn .
Nói tóm lại tồn tại lớn nhất trong lĩnh vực tài chính là vốn lưu động
trong khâu dự trữ quá lớn điều đó không phù hợp loại hình kinh doanh của
trung tâm .
Vốn cố định của trung tâm cũng bất hợp lý do các thiết bị quản lý chiếm
tỷ trọng lớn so với mức độ hoạt động khác .
Những tồn tại trên đòi hỏi trung tâm phải giải quyết nhanh chóng để
đảm bảo cho quá trình tài chính cũng như các hoạt động khác trong kinh
doanh dịch vụ của trung tâm ngày càng phát triển và không ngừng tăng lên .
Trên đây là những nhận xét ban đầu về tình hình tài chính của trung tâm
du lịc thanh niên Việt Nam . Với kiến thức còn hạn chế và qua thời gian ngắn
thực tập tại trung tâm em xin mạnh dạn đề xuất một số giải pháp góp phần
làm nâng cao khả năng tài chính của trung tâm như sau:
Thứ nhất: Do vòng quay của vốn lưu động thấp lên trung tâm luôn
thiếu vốn và luôn phải tìm các giải pháp cân đối về vốn bằng cách vay ngắn
hạn ngân hàng.
Để khắc phục tình trang trên trung tâm luôn chú trọng hơn trong việc
tìm kiếm nguồn vốn bên trong doanh nghiệp.Một mặt xin cấp thêm vốn từ
NSNN, mặt khác tự bổ xung vốn từ lợi nhuận hàng năm.
Hơn nữa, trung tâm có thể tập trung huy động vốn kinh doanh thông
qua hình thức cổ phần hoá doanh nghiệp. Hiện nay ở Việt Nam đã từng bước
hình thành thị trường vốn,đó cũng là một cơ hội cho thị trường tìm kiếm
nguồn vốn từ bên ngoài . Để thực hiên trung tâm nên đẩy nhanh tốc độ cổ
phần hoá toàn trung tâm ,đa dạng hoá quản lý để thu hút nguồn vốn nhãn rỗi
trong trung tâm, trong nhân dân và nâng cao hơn nữa về tài chính và hiệu quả
sử dụng vốn.
Thứ hai: Kết cấu giữa TSCĐvà TSLĐ còn chưa hợp lý TSLĐ vẫn còn
chiếm tỷ trọng lớn hơn cả trong tổng tài sản của trung tâm, mặc dù đang có
xu hướng giảm xong cần có tốc độ mạnh hơn nữa. Bên cạnh đó trung tâm cũng
cần phải quan tâm đến việc xây dựng kế hoạch dự toán vốn đầu tư cho đúng
đắn và hợp lý tránh tình trạng đầu tư quá mức, hoặc không đồng bộ gây lãng
phí vốn .Mặc khác trung tâm cũng cần quan tâm tới nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn lưu động ,nó có ý nghĩa quan trọng đối với việc nâng cao hiệu quả và
tiết kiệm vốn trong kinh doanh như :
Tăng cường quản lý vốn lưu động, tìm mọi biện pháp để rút ngắn thời
gian ở mỗi khâu vốn lưu động đi qua.
Xác định lượng hàng hoá có thể tiêu thụ được trong ngắn hạn và dài hạn
, để xây dựng kế hoạch dự trữ cho hợp lý đảm bảo cho quá trình kinh doanh
diễn ra liên tục, tránh được lãng phí do dự trữ quá mức gây ứ đọng vốn hay
thiếu không đủ đáp ứng nhu cầu của khách hàng .
Tích cực tìm kiếm nguồn nguyên liệu sao cho vừa hợp lý ,vừa đáp ứng
được yêu cầu của chất lượng sẩn phẩm.
Quy hoạch sắp xếp kho cho hợp lý cũng rất quan trọng,nó giúp tiết kiệm
được diện tích kho và dễ ràng cho cả người và xe trong quá trình vận chuyển.
đồng thời chấp hành tốt chế độ kiểm nhận hàng hoá tồn kho,kịp thời phát hiện
hàng hoá chậm luân chuyển để có giải pháp khắc phục.
Bên cạnh TSLĐ, TSCĐ của trung tâm hiện nay còn rất nhiều vấn đề cần
phải xem xét.Phần lớn TSCĐ của trung tâm hiện nằm trong tàI sản, thiết bị
phục vụ quản lý. Trung tâm nên giảm thiểu TSCĐ trong quản lý để tăng cường
hệ thống TSCĐ phục vụ cho kinh doanh,chú trọng mở rộng sản xuất theo cả
chiều rộng và chiều sâu.
Tiến hành kiểm tra và phân loại TSCĐ thường xuyên là việc làm hết sức
cần thiết.Đối với những máy móc thiết bị thực sự cần dùng thì nên cố gắng tận
dụng triệt để,phát huy hết công suất của máy.
Thứ ba: Đẩy mạnh việc bán hàng thông qua giới thiệu,tiếp thị mở rộng
tiêu thụ sản phẩm,tăng doanh thu,từ đó nâng cao lợi nhuận hay góp phần
nâng cao khả năng tài chính của đơn vị.Có thể tăng cường bằng cách:
- Khuyến khích các đầu mối đẩy mạnh việc bán hàng thông qua chính
sách thưởng phạt vật chất.
- Chú trọng hơn việc nghiên cứu sản phẩm mới,nâng cao chất lượng sản
phẩm đã có của trung tâm .đa dạng hoá mặt hàng kinh doanh để thu hút bạn
hàng trong và ngoài nước.
- Bên cạnh việc tiếp thị các sản phẩm của mình ra nước ngoài trung tâm
cần nghiên cứu các phương án gia công chế biến phụcvụ trong nước cho nước
ngoài .
Thứ tư: Trong công tác sản trung tâm cần tìm ra mọi biện pháp để hợp
lý hoá trong quản lý chi phí nhằm hạ giá thành sản phẩm, tăng doanh số bán
ra để tăng lợi nhuận,giúp nâng cao khả năng tài chính của trung tâm
Sẽ tăng được số lượng sản phẩm nếu trung tâm quản lý tốt công tác
quản lý sử dụng nguyên vật liệu chính. Thực tế cho thấy vẫn còn nhiều tồn tại
như giá cả đầu vào NVL còn nhiều biến động,số lượng cũng không ổn định. Do
vậy chỉ cần có sự thay đổi nhỏ sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp tới giá cả sản phẩm
và doanh số bán ra.
Thứ năm: Trung tâm hàng năm cần mở lớp nâng cao trình độ chuyên
môn nghiệp vụ,nâng cao tay nghề cho cán bộ đầu bếp giỏi vừa tạo ra những
món ăn đặc sản mang tính đặc trưng riêng của trung tâm,đảm bảo chất lượng.
Đồng thời tiết kiệm được chi phí với mục đích hạ giá thành sản phẩm.
Thứ sáu: Luôn nắm bắt kịp thời các chính sách,đường nối kinh tế của
Đảng và Nhà Nước sẽ giúp cho trung tâm nắm được cơ hội kinh doanh một
cách kịp thời. Từ đó tăng cường xây dựng kế hoạch tập trung, tích tụ vốn để
tình hình tàI chính của trung tâm được tốt hơn.
KẾT LUẬN
Do có ý nghĩ và vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động sản suất kinh
doanh,Tài chính doanh nghiệp đã thực sự trở thành mối quan tâm không chỉ
của nhà quản lý tài chính doanh nghiệp mà còn là mối quan tâm của nhiều
chủ thể kinh doanh khác có liên quan như nhà đầu tư,chủ ngân hàng, đối thủ
cạnh tranh .Đầu tiên muốn kiểm tra về “sức khoẻ”của bất kỳ doanh nghiệp
nào,đó cũng là việc xem xét đánh giá về tình hình tài chính và những khả năng
tiềm tàng của nó. Làm thế nào để ngày càng nâng cao khả năng tài chính của
doanh nghiệp? Đó là câu hỏi thường trực của các nhà quản lý tài chính và vấn
đề đặt ra là đi tìm hướng giải quyết. Một trong những công cụ hữu hiệu trong
quản lý tài chính doanh nghiệp đó là phân tích tình hình tài chính.
Đây là vấn đề tổng quát, phức tạp, đòi hỏi phải có kinh nghiệm thực
tế .Mặc dù hết sức cố gắng, song do khả năng và trình độ có hạn cùng với thời
gian tìm hiểu thực tế còn ít ỏi nên kết quả nghiên cứu của em có thể chưa đáp
ứng được hết yêu cầu đặt ra của thực tế vấn đề. Do vậy, không thể tránh khỏi
được những thiếu sót rất mong được sự chỉ đạo, góp ý bổ sung của các thầy cô
giáo,bạn bè và những người có cùng mối quan tâm về đề tài nghiên cứu của
mình.
Cho phép em được bày tỏ lời cám ơn sâu sắc tới các thầy -cô giáo đã
truyền đạt kiến thức cho em trong suốt quá trình học tập tại trường Đại Học
Thương Mại đặc biệt là cô -Th.S.Lương Thị Trâm người đã hướng dẫn em
trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài.
Em xin trân thành cám ơn các cô phòng Tài chính –Kế Toán của Trung Tâm Du Lịch Thanh Niên
Việt Nam đã tạo điều kiện và cung cấp số liệu cho em những thông tin có liên quan tới tình hình tài chính của
trung tâm để em hoàn thành chuyên đề này.