Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

QUAN ĐIỂM VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.2 KB, 18 trang )

QUAN ĐIỂM VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN
BỘ MÁY QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI VIỆT NAM
I. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM HOÀN THIỆN BỘ MÁY
1. Một số quan điểm hoàn thiện bộ máy Quản lý đất đai
+ Tinh giảm bộ máy và nâng cao chất lượng công việc.
Hoàn thiện bộ theo hướng tinh giảm bộ máy gọn nhẹ nhưng hiệu quả
cao. Bởi vì một bộ máy cồng kềnh vừa không hiệu quả, lại tốn kém cho ngân
sách trong việc trả lương cho cán bộ trong bộ máy đó. Mặt khác, bộ máy cồng
kềnh sẽ làm cho công việc thực hiện chậm trễ do phải qua nhiều khâu, dẫn đến
tình trạng gây lãng phí về mặt thời gian cho công việc. Mà lãng phí thời gian là
lãng phí tiền của, bởi vì nhiều dự án do phải chờ đợi quá lâu trong khi thiết bị
bỏ không, lương nhân công vẫn phải trả. Do đó, cần phải tinh giảm bộ máy để
các công việc được giải quyết một cách nhanh chóng, kéo theo hiệu quả công
việc sẽ đạt được hiệu quả cao. Ngày xưa, những người cầm quân thường nói
rằng: “quân cốt tinh chứ không cốt đông”, ta thấy rằng trong quân đội cũng
như trong quản lý những cán bộ trong bộ máy có năng lực và chuyên môn cao
thì công việc sẽ được giải quyết nhanh chóng, một người có thể làm được số
lượng công việc nhiều hơn những người có năng lực và chuyên môn kém. Do
đó, bộ máy gọn nhẹ nhưng cán bộ có chuyên môn cao thì hiệu quả công việc sẽ
cao.
+ Phân cấp quản lý rõ ràng
Trong một bộ máy quản lý thì việc phân cấp quản lý cho từng cấp một
cách cụ thể và rõ ràng thì thì hiệu qủa công việc sẽ cao do không có tình trạng
chồng chéo trong công việc, hay có những công việc không cơ quan nào làm
hoặc có những công việc thì nhiều cơ quan cùng tham gia quản lý dẫn đến tình
trạng người bị quản lý không biết thực hiện như thế nào là đúng cả. Phân cấp
và phân công rõ ràng thì khi công việc tiến hành tốt có thể khen thưởng đúng
người đúng việc và khi có sai trái sẽ dễ xử lý. Do đó, hoàn thiện bộ máy phải
phân cấp cho rõ ràng thì hiệu quả đạt được mới cao.
+ Thống nhất trong bộ máy từ Trung ương đến cơ sở.
Một bộ máy hoàn thiện và hoạt động có hiệu quả thì hệ thống tổ chức


của bộ máy phải thống nhất từ Trung ương đến cơ sở. Khi hệ thống tổ chức
của bộ máy thống nhất thì hoạt động của bộ máy mới nhịp nhàng, ăn khớp với
nhau. Do đó, khi hoàn thiện bộ máy Quản lý đất đai của Việt Nam chúng ta cần
phải chú ý tổ chức bộ máy từ Trung ương đến các cấp cơ sở phải thống nhất
với nhau trong tổ chức bộ máy cũng như cơ cấu trong bộ máy của từng địa
phương, tuy nhiên không loại trừ một số địa phương có đặc thù riêng mà có
thêm một số phòng ban phù hợp với đặc thù của địa phương mình.
2. Yêu cầu hoàn thiện
Đất đai nằm trong nhóm tài nguyên hạn chế của Việt Nam nhưng lại là
điều kiện không thể thiếu được trong mọi quá trình phát triển, vì vậyviệc quản
lý và sử dụng hợp lý và có hiệu quả tài nguyên quốc gia này không chỉ sẽ quyết
định tương lai của nền kinh tế đất nước mà còn là sự đảm bảo cho mục tiêu ổn
định chính trị, xã hội và phát triển kinh tế.
- Yêu cầu của việc đổi mới tổ chức quản lý đất đai là:
* Đổi mới tổ chức quản lý đất đai nằm trong đổi mới hệ thống hành
chính Nhà nước. Đổi mới Bộ máy quản lý đất đai phải phù hợp với đổi mới
hành chính của đất nước.
* Phải đồng bộ, toàn diện, thống nhất đảm bảo cho việc sử dụng đất đạt
hiệu quả cao nhất và tránh phiền hà cho dân, tạo thuận lợi cho các nhu cầu
phát triển.
* Đảm bảo cho thị trường bất động sản vận hành lành mạnh và thông
suốt.
+ Về chính trị:
Hoàn thiện bộ máy quản lý đất đai là một việc làm vô cùng cần thiết
nhằm tổ chức được bộ máy quản lý đất đai thống nhất từ Trung ương đến địa
phương và hoạt động có hiệu quả. Bổ sung và đổi mới một số bộ phận để đưa
ra được một bộ máy mới phù hợp với những yêu cầu đất nước từng thời kỳ
này và trong thời gian tới đó là đưa ra được những chính sách về dụng đất,
bảo vệ đất, quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất phù hợp với định hướng phát
triển đất nước của đường lối mà Đảng cộng sản Việt Nam đề ra, nhằm ổn định

tình hình chính trị, xã hội và phát triển kinh tế của đất nước.
+ Về kinh tế:
Hoàn thiện bộ máy là nhằm có những đổi mới trong bộ máy để nâng cao
hiệu quả hoạt động của bộ máy và đưa ra được những cơ sở khoa học cho việc
quy hoạch, kế hoạch quản lý và sử dụng đất một cách có hiệu quả phục vụ cho
công tác phát triển kinh tế đất nước. Mặt khác là giảm bớt các đầu mối quản lý
để đưa về một đầu mối duy nhất, nhằm tránh lãng phí cho thời gian đi lại của
người sử dụng đất và tăng thu ngân sách cho nhà nước. Tập trung quản lý
thống nhất nhà và đất về cùng một cơ quan, là một việc làm cần thiết nhằm
tăng khả năng quản lý nhà - đất có hiệu quả. Tạo điều kiện cho các dự án về
phát triển nhà và đầu tư của các tổ chức trong và ngoài nước được thực hiện
nhanh chóng tạo ra nguồn lực cho phát triển kinh tế đất nước trong giai đoạn
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
+ Về tổ chức:
Hoàn thiện bộ máy quản lý đất đai nhưng tổ chức phải phù hợp với tổ
chức bộ máy của Nhà nước Việt Nam tức là phải tổ chức bộ máy có 4 cấp. Tổ
chức bộ máy gọn nhẹ nhưng hoạt động có hiệu quả cao, các bộ phận chức năng
và chuyên môn hoạt động đúng lĩnh vực và chuyên môn phát huy cao độ khả
năng của mình để giải quyết các vấn đề liên quan đến đất đai một cách nhanh
nhất.
+ Về môi trường - xã hội:
Hoàn thiện bộ máy làm sao để thực hiện được đầy đủ các nội dung quản
lý Nhà nước và đặc biệt là phải chú ý bảo vệ môi trường trong khu vực đất
công nghiệp và các khu lân cận, nhất là các khu vực mới phát triển khu công
nghiệp và khu đô thị mới.
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN BỘ MÁY QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Ở VIỆT NAM
1. Đặc điểm quản lý đất đai trong thời kỳ mới
Đến hết năm 2000 cơ bản toàn bộ đất đai nước ta đã được giao cho các
tổ chức và cá nhân sử dụng vào các mục đích khác nhau, đồng thời các chủ sử
dụng sẽ thực thi các quyền của mình trên đất. Ước tính nước ta có khoảng 100

triệu thửa đất và 15 triệu chủ sử dụng đất. Như vậy các hoạt động về đất đai
sẽ hết sức sôi động, nhiệm vụ quản lý Nhà nước sẽ rất nặng nề và khó khăn.
Điều này đòi hỏi phải có một hệ thống pháp luật đất đai thống nhất, hoàn
chỉnh với mức độ chi tiết cao.
Công tác đo đạc phân định ranh giới thửa đất, lập bản đồ địa chính, điều
tra pháp lý thửa đất và lập hồ sơ thửa đất phải được tiến hành trên cả nước
cho mọi đối tượng sử dụng đất, phải đảm bảo độ chính xác cao về kỹ thuật và
cơ sở pháp lý.
Công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cần đảm bảo
tất cả mội đối tượng sử dụng đất đều có đầy đủ hồ sơ pháp lý và được cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất đầy đủ.
Để hỗ trợ các mục tiêu: công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; phát
triển kinh tế hàng hoá, đặc biệt là kinh tế hàng hoá nông nghiệp; bảo vệ môi
trường, tài nguyên thiên nhiên,... đòi hỏi công tác quy hoạch và kế hoạch hoá
sử dụng đất đai phải được tiến hành thường xuyên và chi tiết từ dưới lên trên,
có luận cứ và phương pháp khoa học.
Công tác tổ chức giao đất và kiểm tra, thanh tra việc sử dụng đất đai
theo đúng quy hoạch và mục tiêu phát triển của Nhà nước cũng có ý nghĩa hết
sức quan trọng.
Nhà nước ta chủ trương phát triển kinh tế thị trường, trong đó có thị
trường bất động sản. Thị trường bất động sản bao gồm đất đai, nhà và các
công trình xây dựng trên đất, và những tài sản khác gắn với việc sử dụng đất,
thị trường này cũng được hiểu là thị trường chuyển nhượng quyền sử dụng
đất làm cho đất đai luôn luôn biến động, được huy động vào các quá trình sản
xuất có hiệu quả cao hơn. Đây là xu hướng hết sức mới mẻ sẽ phát triển nhanh
chóng trong những năm tới. Điều đó đòi hỏi:
+ Xây dựng các chính sách về quản lý thị trường bất động sản;
+ Tổ chức quản lý bất động sản (nhà và đất) ở các cấp hành chính;
+ Thị trường bất động sản có nhiều mối quan hệ dân sự, quan hệ về kinh
tế và rất linh hoạt, do đó cần có những tổ chức dịch vụ - tư vấn - kinh doanh

bất động sản.
Thời kỳ mới đề ra nhưỡng yêu cầu cao về quản lý đất đai: tính pháp lý
cao, độ chính xác và độ tin cậy cao, thông tin đầy đủ, tỷ mỷ và nhanh, trình độ
chuyên sâu của cán bộ quản lý,....Từ đó đặt ra các yêu cầu:
+ Hiện đại hoá, tự động hoá hoạt động của ngành Địa chính;
+ Tổ chức hệ thống thông tin đất đai nối mạng trong cả nước;
+ Đào tạo căn bản nghiệp vụ Địa chính cho cán bộ Địa chính các cấp.
2. Giải pháp hoàn thiện bộ máy quản lý đất đai ở Việt Nam
a/ Nhóm giải pháp mang tính thể chế (vĩ mô)
- Tổ chức quản lý đất đai với tổ chức Nhà nước là một chỉnh thể - thực
thể có mối quan hệ hữu cơ - tương sinh - tương tác. Chúng chỉ có thể phát huy
hiệu lực - hiệu quả quản lý một khi nó được thiết lập một cách hợp lý phù hợp
với nhau trong cùng một hệ thống và phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế
xã hội, nếu không thì sẽ có tác dụng trái lại, do vậy Nhà nước phải có phương
án để từng bước hoàn thiện - thích ứng theo hướng “phát triển nền kinh tế
hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước
theo định hướng xã hội chủ nghĩa” (Hiến pháp năm 1992).
Từ xu thế đó Nhà nước phải điều tiết các quan hệ đất đai dựa trên giá trị
kinh tế của nó là chủ yếu và chủ yếu là thông qua biện pháp dân sự và biện
pháp kinh tế. Vì vậy mô hình quản lý đất đai cũng phải được xắp xếp một cách
thích ứng với cơ chế đổi mới nói trên.
Mặt khác, cũng do xu thế phát triển của nền kinh tế thị trường ở nước ta
mà đồng thời với việc giao đất..., trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh và dân cư
sẽ dần dần phát triển phương thức chuyển nhượng quyền sử dụng. Do đó khối
lượng công việc làm thủ tục để quản lý các biến động, các chuyển dịch về chủ
thể sử dụng sẽ tăng lên. Như vậy là tự thân trong tổ chức quản lý đất đai cũng
phát sinh yêu cầu phải sắp xếp - kiện toàn để thích ứng với xu thế này.
- Để hoàn thiện được bộ máy quản lý đất đai thì trước hết phải hoàn thiện
hệ thống chính sách đất đai, bởi vì:
+ Hệ thống pháp luật đất đai hiện nay còn thiên về xử lý những quan hệ

ban đầu có tính chất hành chính, chưa tiếp cận kịp thời với những biến động
có tính chất thị trường.
+ Tình hình kinh tế - xã hội đang có nhiều biến động có tính đột phá theo
hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, dẫn đến những biến động về
quan hệ đất đai, về cơ cấu sử dụng đất và cơ chế quản lý đất đai.
- Cùng với hoàn thiện hệ thống chính sách, cần phải đẩy mạnh công tác
quy hoạch sử dụng đất, bởi vì:
+ Trong bối cảnh kinh tế hiện đại đang phát triển với nhịp độ cao thì
phương án quy hoạch sử dụng đất của mỗi quốc gia đêù phản ánh rõ ràng
chiến lược về tương lai quốc gia đó. Từ rất sớm, Hiến pháp của Việt Nam đã
“luật hoá” được ý tưởng này: “Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy
hoạch và pháp luật, bảo đảm sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả”.
Quy hoạch sử dụng đất phải được xem là một giải pháp tổng thể định
hướng cho quá trình phát triển và quyết định tương lai của nền kinh tế. Thông
qua đó, Nhà nước can thiệp vào các quan hệ đất đai, khắc phục những nhược
điểm do lịch sử để lại hay giải quyết những vấn đề mà quá trình phát triển
đang đặt ra. Lấy quy hoạch làm cơ sở cho hoạt động quản lý còn phát huy
được dân chủ trong quản lý một khi quy hoạch sử dụng đất được công bố công
khai từ quá trình xây dựng đến suốt quá trình thực hiện, điều chỉnh và hoàn
thiện - xã hội càng phát triển thì yêu cầu tiến độ và chất lượng của quy hoạch
sử dụng đất ngày càng nhanh và càng cao.
Tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất là cốt lõi của hoạt động quản
lý Nhà nước về đất đai và thuộc trách nhiệm của các ngành và các cấp có liên
quan trong đó chú ý những vấn đề sau đây:
+ Khi các cấp thẩm quyền thông qua thì quy hoạch sử dụng đất được
thực tiễn hoá bằng những dự án điều chỉnh, chỉnh trang hoặc phát triển đất
đai với chủ đầu tư cụ thể (cá nhân hoặc tổ chức).
+ Khi cần thay đổi hoặc điều chỉnh quy hoạch thì cần phải thực hiện
đúng các trình tự thẩm định, phê duyệt như khi lập quy hoạch.
+ Để bộ máy quản lý đất đai hoạt động có hiệu quả, đáp ứng được

những yều cầu hiện nay của công tác quản lý Nhà nước về đất đai thì Chính
phủ cần phải chủ động quản lý thị trường bất động sản có tổ chức rõ ràng. Vì
tuy đây là yêu cầu có tính “tình thế” nhưng lại xuất phát từ một nhiệm vụ có
tính chiến lược để bước vào cơ chế thị trường. Trong nền kinh tế thị trường thì
việc thu hút vốn của nước ngoài để phát triển kinh tế đất nước đối với một
nước đang phát triển như Việt Nam là một việc làm vô cùng cần thiết. Bởi vì
muốn thu hút được vốn đầu tư của nước ngoài thì cần phải phát triển thị
trường chứng khoán, nhưng việc hình thành và phát triển chậm của thị
trường bất động sản là nguyên nhân của việc cản trở việc khai thác nguồn lực
trong nước phục vụ cho phát triển.
- Việc quản lý sử dụng đất đai liên quan đến rất nhiều lĩnh vực trong
quản lý khác như nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ lợi, khai khoáng, xây dựng,
môi trường...Vì vậy việc định vị tổ chức quản lý đất đai trong hệ thống tổ chức
bộ máy quản lý Nhà nước và trong nền kinh tế xã hội thường có rất nhiều quan
điểm khác nhau. Vấn đề ở đây là phải lựa chọn, định vị nó, đặt nó ở đâu để tạo
cho tổ chức này hoàn chỉnh - thông suốt, có tính hệ thống hành chính Nhà nước
từ Trung ương đến cơ sở để đủ sức quản lý về các mặt pháp chế, kinh tế kỹ
thuật, phù hợp với thuộc tính vốn có của đất đai - một tài nguyên quý giá nhất
của mỗi quốc gia nói riêng và của loài người nói chung, chính sách đối với nó
là một quốc sách. Vì vậy không nên đặt tổ chức quản lý đất đai trong một
ngành sử dụng đất nào đó như trước đây chúng ta đã từng làm và trên thực tế
đã phát sinh nhiều vấn đề không thuận cho công tác quản lý.
Đất nước ta cũng đang trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá.
Vì vậy việc xây dựng mô hình tổ chức quản lý đất đai phải từng bước phù hợp
với quá trình hiện đại hoá hệ thống thông tin quản lý đất đai toàn quốc, thành
lập hệ thống đồng bộ tài liệu đo đạc - bản đồ theo một hệ thống chuẩn - thống
nhất, đáp ứng mọi nhu cầu chính trị - kinh tế - xã hội - an ninh quốc phòng của
đất nước, thành lập hệ thống thông tin đất đai.
- Hiện nay công tác giải quyết các khiếu kiện tiến hành rất chậm đơn thư
khiếu nại, tố cáo vẫn còn lòng vòng gây mất thời gian và tiền của của người sử

dụng đất, vì thế mà Chính phủ cần phải giao cho Tổng cục Địa chính thêm một
số chức năng và quyền hạn nữa ddể có thể giải quyết nhanh chóng các vụ việc.
Có như thế thì Tổng cục Địa chính mới thực sự là cơ quan chuyên môn thuộc
Chính phủ chức không phải là một cơ quan giúp việc như hiện nay.
- Nhà và các công trình trên đất đều gắn liền với đất vì thế mà cần phải
sớm thống nhất cơ quan quản lý đất và cơ quan quản lý nhà thành một cơ
quan.
b/ Nhóm giải pháp vi mô (của ngành Địa chính)

×