Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Thực trạng về hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty than Mạo Khê

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.31 KB, 6 trang )

Thực trạng về hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty than Mạo Khê
1. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
Mục tiêu bao trùm, lâu dài của mọi Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh là tối đa
hoá lợi nhuận. Để thực hiện mục tiêu này, doanh nghiệp phải sản xuất sản phẩm cung cấp
cho thị trường. Để sản xuất thì phải sử dụng các nguồn lực sản xuất xã hội nhất định, trong
khi các nguồn lực ngày càng giảm. Do vậy doanh nghiệp càng tiết kiệm sử dụng các nguồn
lực này bao nhiêu sẽ càng có cơ hội thu được lợi nhuận bấy nhiêu. Hiệu quả kinh doanh là
phạm trù phản ánh tính tương đối việc sử dụng tiết kiệm các nguồn lực sản xuất xã hội, nên
là điều kiện để thực hiện mục tiêu bao trùm, lâu dài của doanh nghiệp. Hiệu quả kinh doanh
càng cao càng phản ánh việc sử dụng tiết kiệm các nguồn lực sản xuất.
Đối với Công ty than Mạo Khê, tài nguyên than ngày càng giảm và không tái sinh,
chất lượng than lại không cao. Mặt khác, trong nền kinh tế thị trường Công ty phải chấp
nhận và đứng vững trong cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Muốn vậy Công ty phải luôn
tạo và duy trì lợi thế cạnh tranh: chất lượng và sự khác biệt hoá; giả cả và tốc độ cung ứng.
Để duy trì được lợi thế cạnh tranh, nhất là về giá cả, Công ty phải sử dụng tiết kiệm các
nguồn lực sản xuất hơn so với các Công ty khác. Chỉ trên cơ sở sản xuất kinh doanh với hiệu
quả cao, Công ty mới có khả năng đạt được điều này.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh không những là thước đo chất lượng phản ánh trình
độ tổ chức của Công ty mà còn là cơ sở để phát triển và mở rộng thị trường, thúc đẩy việc
ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ mới, tiết kiệm sức lao động, góp phần đưa Công ty
phát triển theo chiều sâu, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động và
nhân dân khu vực Mạo Khê.
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Công ty
2.1. Lực lượng lao động
Ngày nay khoa học kỹ thuật công nghệ đã trở thành lực lượng lao động trực tiếp. áp
dụng kỹ thuật tiên tiến là điều kiện tiên quyết để tăng hiệu quả sản xuất của các doanh
nghiệp nói chung và Công ty than Mạo Khê nói riêng. Máy móc dù tối tân đến đâu cũng do
con người chế tạo ra, nếu không có lao động sáng tạo của con người sẽ không thể có các
máy móc thiết bị đó. Mặt khác máy móc thiết bị dù có hiện đại đến đâu cũng phải phù hợp
với trình độ tổ chức, trình độ kỹ thuật, trình độ sử dụng máy móc thiết bị của người lao
động. Thực tế cho thấy nhiều doanh nghiệp nói chung nhập tràn lan máy móc thiết bị hiện


đại của nước ngoài nhưng do trình độ sử dụng yếu kém nên vừa không đem lại năng suất
cao lại vừa tốn kém tiền của cho hoạt động sửa chữa, dẫn đến hiệu quả kinh doanh thấp.
Lực lượng lao động tác động trực tiếp tới năng suất lao động, đến trình độ sử dụng các
nguồn lực khác như máy móc thiết bị, nguyên vật liệu.... nên có tác động trực tiếp đến hiệu
quả kinh doanh. Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật đã thúc đẩy sự
phát triển của nền kinh tế tri thức. Do đó đòi hỏi lực lượng lao động phải là lực lượng rất
tinh nhuệ, có trình độ khoa học kỹ thuật cao. Điều này càng khẳng định vai trò ngày càng
quan trọng của lực lượng lao động đối với việc nâng cao hiệu quả kinh doanh.
2.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật
Công cụ lao động là phương tiện mà con người sử dụng để tác động vào đối tượng
lao động. Quá trình phát triển sản xuất luôn gắn liền với quá trình phát triển của công cụ
lao động. Sự phát triển của công cụ lao động gắn bó chặt chẽ với quá trình tăng năng suất
lao động, tăng sản lượng, chất lượng sản phẩm và hạ giá thành. Do đó cơ sở vật chất kỹ
thuật là nhân tố hết sức quan trọng tạo ra tiềm năng tăng năng suất, chất lượng, lợi thế
cạnh tranh và tăng hiệu quả kinh doanh. Chất lượng hoạt động của các doanh nghiệp nói
chung chịu tác động mạnh mẽ của trình độ kỹ thuật, cơ cấu, tính đồng bộ của máy móc thiết
bị, chất lượng công tác bảo dưỡng, sửa chữa máy móc thiết bị...
Ngày nay công nghệ kỹ thuật phát triển nhanh chóng, chu kỳ công nghệ ngày càng
ngắn hơn và ngày càng hiện đại hơn, đóng vai trò ngày càng to lớn, mang tính chất quyết
định đối với việc nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp
phải tìm ra giải pháp đầu tư đúng đắn, chuyển giao công nghệ phù hợp với trình độ công
nghệ tiên tiến của thế giới, bồi dưỡng và đào tạo lực lượng lao động làm chủ được công
nghệ kỹ thuật hiện đại để tiến tới ứng dụng công nghệ kỹ thuật hiện đại, sáng tạo công nghệ
mới... làm cơ sở cho việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp mình.
2.3. Công tác quản trị doanh nghiệp
Nhân tố quản trị ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp nói chung. Công tác quản trị doanh nghiệp chú trọng đến việc xác
định cho doanh nghiệp một hướng đi đúng đắn trong môi trường kinh doanh ngày càng
biến động. Chất lượng của chiến lược kinh doanh là nhân tố đầu tiên và quan trọng nhất
quyết định đến sự thành công, hiệu quả kinh doanh cao hay thấp, kinh doanh phi hiệu quả

của một doanh nghiệp. Định hướng đúng là cơ sở để đảm bảo hiệu quả lâu dài của doanh
nghiệp.
Trong quá trình kinh doanh, quản trị doanh nghiệp khai thác và thực hiện phân bổ
các nguồn lực sản xuất. Chất lượng của hoạt động này cũng là nhân tố quan trọng ảnh
hưởng đến hiệu quả kinh doanh của mỗi thời kỳ của như về lâu dài của doanh nghiệp.
2.4. Hệ thống trao đổi và xử lý thông tin
Trong môi trường kinh doanh thường xuyên biến động, sự cạnh tranh ngày càng
mạnh mẽ hiện nay, các doanh nghiệp rất cần nhiều thông tin chính xác về cung cầu thị
trường hàng hoá, về công nghệ kỹ thuật, về người mua, về các đối thủ cạnh tranh… Ngoài ra
doanh nghiệp cũng cần đến các thông tin về kinh nghiệm thành công hay thất bại của các
doanh nghiệp khác, cần các thông tin về các chính sách kinh tế của các cơ quan quản lý vĩ
mô… Những thông tin chính xác được cung cấp kịp thời sẽ là cơ sở vững chắc để doanh
nghiệp xác định được phương hướng kinh doanh, xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn
cũng như hoạch định các chương trình ngắn hạn. Tổ chức khoa học hệ thống thông tin nội
bộ vừa đáp ứng được nhu cầu thông tin kinh doanh lại vừa đảm bảo giảm thiểu chi phí kinh
doanh cho quá trình thu thập, xử lý, lưu trữ và sử dụng thông tin, dẫn đến hiệu quả sản xuất
kinh doanh được nâng cao.
2.5. Nhân tố tính toán kinh tế (chi phí kinh doanh)
Hiệu quả kinh doanh được xác định bởi tỉ số giữa kết quả đạt được và hao phí các
nguồn lực để đạt được kết quả đó. Hiện nay người ta hay sử dụng chi phí tinh toán, bao gồm
chi phí tài chính và chi phí kinh doanh. Tính chi phí tài chính phục vụ cho các đối tượng bên
ngoài quá trình kinh doanh nên phải dựa trên các nguyên tắc thống nhất. Còn chi phí kinh
doanh phục vụ cho bộ máy quản trị ra quyết định kinh doanh, tiếp cận dần đến chi phí thực
phải bỏ ra phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, do đó nó xác định được lợi nhuận thực tế
mà doanh nghiệp đạt được. Do đó chi phí kinh doanh là một trong những nhân tố quan
trọng ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của mọi doanh nghiệp.
2.6. Môi trường pháp lý và môi trường kinh tế
Mọi quy định của pháp luật đều tác động trực tiếp đến kết quả và hiệu quả kinh doanh
của mọi doanh nghiệp. Môi trường pháp lý lành mạnh tạo ra “sân chơi” cho các doanh nghiệp
cùng tiến hành thuận lợi các hoạt động kinh doanh, vừa cạnh tranh lại vừa hợp tác với nhau;

cùng làm tăng lợi ích của các thành viên khác trong xã hội.
Môi trường kinh tế là nhân tố bên ngoài tác động rất lớn đến hiệu quả kinh doanh
của từng doanh nghiệp, trong đó có Công ty than Mạo Khê. Đó là các chính sách đầu tư;
chính sách phát triển kinh tế; chính sách cơ cấu… của các cơ quan quản lý vĩ mô. Các chính
sách này tạo ra sự ưu tiên hay kìm hãm sự phát triển của từng ngành, từng lĩnh vực, từng
vùng kinh tế cụ thể do đó tác động trực tiếp đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của các
doanh nghiệp thuộc các ngành, vùng kinh tế nhất định.
2.7. Các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng
Các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng như hệ thống đường giao thông, hệ thống thông tin
liên lạc, điện, nước… cũng như sự phát triển của giáo dục đào tạo… đều là những nhân tố
tác động mạnh mẽ đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp hoạt động
kinh doanh trong khu vực có hệ thống đường giao thông thuận lợi, có điều kiện về điện
nước, dân cư đông đúc và có trình độ dân trí cao sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát
triển sản xuất, tăng tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu, giảm chi phí kinh doanh… và
do đó tăng hiệu quả kinh doanh. Mặt khác trình độ dân trí tác động rất lớn đến chất lượng
của lực lượng lao động xã hội nên tác động trực tiếp đến nguồn nhân lực cho doanh nghiệp.
Chất lượng đội ngũ lao động lại là nhân tố bên trong có ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp.
3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty
3.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh tổng hợp
3.1.1. Chỉ tiêu doanh lợi
a, Doanh lợi toàn bộ vốn kinh doanh
100(%) ×

=
VKD
VVR
VKD
V
TL

D
Trong đó: 
R
: Lãi ròng thời kỳ tính toán, đồng
TL
VV
: Lãi trả vốn vay thời kỳ tính toán, đồng
V
VKD
: Tổng vốn kinh doanh thời kỳ tính toán, đồng
b, Doanh lợi doanh thu tiêu thụ sản phẩm
Chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng doanh thu tiêu thụ sản phẩm thì sẽ có bao nhiêu đồng
lợi nhuận.
100(%) ×
Π
=
TR
D
R
TR
Trong đó: TR: Doanh thu bán hàng thời kỳ tính toán, đồng

R
: Lãi ròng thời kỳ tính toán, đồng
3.1.2. Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh theo chi phí
Chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng chi phí bỏ ra kinh doanh thì sẽ có được bao nhiêu đồng
doanh thu.
100(%) ×=
KD
CPKD

TC
TR
H
Trong đó: TR: Doanh thu bán hàng thời kỳ tính toán, đồng
TC: Chi phí kinh doanh thời kỳ tính toán, đồng
3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh bộ phận
3.2.1. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
a, Vòng quay toàn bộ vốn kinh doanh
VKD
VKD
V
TR
SV =
Trong đó: TR: Doanh thu bán hàng thời kỳ tính toán, đồng
VVKD: Tổng vốn kinh doanh thời kỳ tính toán, đồng
b, Hiệu suất sử dụng TSCĐ
Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng giá trị TSCĐ sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận
hay khả năng sinh lời của TSCĐ trong sản xuất kinh doanh.
G
R
TSCD
TSCD
H
Π
=
Trong đó: 
R
: Lãi ròng thời kỳ tính toán, đồng
TSCĐG: Tổng giá trị TSCĐ trong kỳ tính toán, đồng
c, Hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng vốn lưu động sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận
hay khả năng sinh lời của vốn lưu động trong sản xuất kinh doanh.
LD
R
VLD
V
H
Π
=
Trong đó: 
R
: Lãi ròng thời kỳ tính toán, đồng
VLĐ: Tổng vốn lưu động trong kỳ tính toán, đồng

×